Chúa Nhật XVII thường niên - Năm A |
SỰ KHÔN NGOAN ĐÍCH THỰC |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP.
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay thúc dục chúng ta hãy tìm kiếm sự khôn ngoan. Vua Salomon trong bài đọc 1 đã không xin Chúa điều gì khác ngoài sự khôn ngoan. Lời cầu xin ấy làm đẹp lòng Chúa nên Salomon đã được như ý và Chúa cho ông trở thành người khôn ngoan nhất trên đời.
Dụ ngôn kho tàng và viên ngọc qúi trong bài Tin mừng cũng nhắc cho chúng ta phải đi tìm kiếm sự khôn ngoan. Hai người tìm được kho tàng và viên ngọc qúi tỏ ra khôn ngoan, sẵn sàng bán hết của cải để mua cho được hai thứ đó. Người Kitô hữu đã được biết Chúa Giêsu, là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa, đã lãnh nhận được đức tin thì phải dứt bỏ tất cả để chiếm hữu cho được của qúi giá ấy, mặc dầu phải hy sinh .
Đức tin là một kho tàng vô giá, nó đem đến cho chúng ta sự sống vĩnh cửu và sự sống bất tận của Thiên Chúa. Chính nhờ Đức tin chúng ta chiếm hữu được Thiên Chúa là nguồn mọi sự thiện hảo. “Đức tin cho ta biết liên hệ giữa đời này và đời sau, giữa người ta và Thiên Chúa. Với Đức tin ta được đón nhận ánh sáng siêu nhiên để nhận biết ở trong ta những khả thể mà đến nay ta không biết. Đức tin đổi mới cái nhìn của ta về Thiên Chúa, về vũ trụ và về chính chúng ta. Nó làm cho ta có cái nhìn siêu việt của Thiên Chúa” (Lm Thân văn Tường trong tập “Đối diện với Chúa”).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : 1V 33,5.7-12.
Bài đọc 1 cho chúng ta biết Salomôn là ông vua sáng chói nhất trong Cựu ước và của riêng dân Israel. Vị vua này lúc 20 tuổi lên kế vị cha là vua Đavít vào năm 960 trước công nguyên. Salomôn đến Gabaon và cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, Thiên Chúa hiện ra và bảo :”Ngươi muốn xin gì thì hãy xin và Ta sẽ ban cho”. Salomon không xin sống lâu, được giầu có, tiêu diệt quân thù mà lại xin được ơn khôn ngoan để biết suy xét và lãnh đạo dân chúng. Thiên Chúa khen ông và ban cho sự khôn ngoan, đến nỗi sau này trong lịch sử, ông được mang tên là “Ông Vua Khôn Ngoan”. Sự khôn ngoan biến thành từ ngữ “Khôn ngoan như vua Salomôn”.
Nhưng bất hạnh thay, lúc về già, vua Salomôn thay tính đổi nết, đã trở nên dại dột, đã làm những điều ngang trái và đây là cả một sự tai hại lớn cho Israel.
+ Bài đọc 2 : Rm 8,28-30.
Trong thư gửi cho tín hữu Roma, thánh Phaolô đã đề cập đến ơn “Tiền định”. Theo đó, tiền định đây chỉ có nghĩa là ngay từ trước khi tạo thành thế giới, Thiên Chúa đã định cho loài người nên con cái của Người, theo hình ảnh của Con của Người, Đấng đã trở nên người Anh Cả của một đàn em đông đúc.
Đối với những người được Thiên Chúa thương yêu thì :
- Người giúp họ được sự lành,
- Người kêu gọi họ nên thánh,
- Người kêu gọi họ và sẽ cho họ được vinh quang.
+ Bài Tin mừng : Mt 13,44-52.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra ba dụ ngôn để khuyến khích thính giả hy sinh tất cả, không do dự, để sở hữu được Nước Trời.
Hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc qúi dạy chúng ta rằng Nước Trời là một thứ qúi giá nhất, đối tượng của mọi nỗ lực tìm kiếm của ta, đáng cho mọi người bán đi tất cả để mua lấy.
Dụ ngôn mẻ lưới kéo nhiều cá từ biển lên cũng cùng một ý nghĩa với dụ ngôn lúa và cỏ lùng của tuần trước. Dụ ngôn nhắc cho chúng ta : trong Nước Trời có người tốt kẻ xấu sống lẫn lộn. Thiên Chúa chỉ phân xử trong ngày tận thế để lựa lọc : kẻ tốt sẽ được thuởng, còn kẻ xấu sẽ bị phạt trong lửa đời dời.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy tìm kiếm sự khôn ngoan.
Người ta thường nói :”Khôn sống mống chết” hay “Khôn sống bống chết” nghĩa là khôn ngoan thì sống, dại dột đần độn thì chết. Tục ngữ “khôn sống mống chết” dùng nói về việc ở đời, nếu biết cách lo liệu, tính toán làm ăn, cư xử thì mọi việc đều đạt được đời sống khá giả. Ngược lại, sẽ lâm vào cảnh thất bại, khổ sở.
Trong đời sống thiêng liêng, người Kitô hữu cũng phải biết khôn ngoan lo cho tương lai của mình . Đời sống mai hậu hoàn toàn tùy thuộc ở nơi mình : được hạnh phúc vĩnh cửu hay trầm luân đời đời. Nước Trời là đối tượng của mọi sinh hoạt nơi trần thế, nhiều khi phải từ bỏ tất cả để chiếm hữu được Nước Trời, vì Nước Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh (regnu coelorum vim patitur). Theo Kinh thánh thì “Đầu mối sự Khôn ngoan là lòng kính sợ Chúa”.
I. Ý NGHĨA BA DỤ NGÔN..
Dụ ngôn Nước Trời giốâng như kho báu chôn trong ruộng có vẻ hơi lạ đối với một số người, nhưng lại hoàn toàn tự nhiên đối với dân chúng ở Palestine. Trong thời Chúa Giêsu và cả ngày nay nó cũng vẽ ra bức tranh mà dân ở Đông phương đều biết cả.
Người thường dân hay cất giấu tài sản qúi giá nhất dưới đất, xem đó là nơi an toàn. Trong dụ ngôn về các nén bạc, người đầy tớ không trung tín chôn giấu nén bạc mình dưới đất để khỏi mất (Mt 25,25) đều nói lên thói quen đó. Ở Việt nam chúng ta thỉnh thoảng cũng có người tình cờ đào được chum vàng hay những vật qúi giá chôn dưới đất từ lâu mà nay đã mất chủ.
Truyện : Kho tàng ở Sidon.
Thompson trong quyển “Xứ thánh và Kinh thánh” xuất bản đầu tiên năm 1876 kể lại một trường hợp chính ông đã chứng kiến một kho tàng ở Sidon. Trong thành phố đó có một đại lộ nổi tiếng có trồng cây, một số công nhân đang đào xới trong một khu vườn trên đại lộ đã khám phá ra nhiều hũ bằng đồng chứa đầy những đồng tiền vàng. Họ có ý giữ kín chuyện khám phá này, nhưng vì họ đông và vì quá mừng nên chuyện lộ ra và chính quyền địa phương sung công kho tàng ấy. Đó là kho tàng của Alexandre đại đế và phụ hoàng Philippe. Thompson cho rằng khi Alexandre bất ngờ qua đời ở Babylon và tin này đến Sidon thì một số viên chức chính quyền đã chôn giấu số tiền này với ý định chiếm đoạt chúng trong cuộc khủng hoảng sau cái chết của Alexandre.
Cả ba dụ ngôn này có ý nói rằng Chúa muốn dạy chúng ta phải là người khôn ngoan chân chính, là người biết đi tìm Nước Chúa, biết lo phần rỗi linh hồn mình, lo việc Chúa trước đã. Nói thế không phải là không lo đến đời sống vật chất, đời sống gia đình. Chúng ta phải lo việc Chúa trước đã “Mọi sự khác Chúa sẽ ban cho sau”.
II. NÓI VỀ SỰ KHÔN NGOAN.
Nếu nói về chuyện” khôn dại dại khôn” thì chúng ta hãy nói đến chuyện vua Salômon. Vua Salomon xem ra “dại” nhưng thực ra lại quá “khôn”. Chúa đã bảo :”Ngươi muốn gì cứ xin, Ta sẽ ban cho ngươi”. Ông dại quá, không xin giầu có, không xin sống lâu, không xin một thế lực hùng mạnh... mà lại xin khôn ngoan. Tuy nhiên, thực ra ông quá khôn, bởi vì Khôn ngoan là nền tảng và nguồn gốc của mọi thứ khác : nhờ khôn ngoan nên sau đó ông giầu có, triều đình ông vững bền, đất nước ông giầu mạnh... và nhất là ông được Thiên Chúa che chở bảo vệ.
Thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm, sau khi đã chán ngán với đường danh vọng, và bị ảnh hưởng triết lý “vô vi” của Lão Tử đã về ở ẩn. Ông đã nói lên cái “triết lý dại khôn” của ông trong một bài thơ :
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người tìm chốn lao xao.
(Nguyễn bỉnh Khiêm)
Ở đời, có những người khôn mà không ngoan, có người ngoan mà không khôn. Có những người khôn vặt, khôn láu cá, khôn lỏi, cái khôn mà Thánh Kinh gọi là sự Khôn ngoan của con cái tối tăm. Nghĩa là chỉ biết khôn ngoan trong việc trần thế vật chất, tội lỗi, mà không có một chút khôn ngoan trong sự sáng, biết phân biệt lành dữ, biết lo phần rỗi. Chúa phán :”Được mọi sự thế gian, nghĩa là khôn ngoan nơi trần thế mà mất linh hồn thì nào được ích gì “? Vì thế người ta mới nói :
Khôn thế gian làm quan địa ngục,
Dại thế gian làm quan thiên đàng.
Muốn có sự khôn ngoan, con người phải dùng đến lý trí và lương tâm trong sáng mới đạt được, nghĩa là đừng để cho vật dục lôi kéo, trấn áp, làm cho tâm trí trở nên mê muội. Có những người học thức cao, bằng cấp đầy mình mà hành động hết sức thiếu khôn ngoan. Trường hợp của vua Salomon cũng nói lên điều đó. Salomon là vị vua khôn ngoan nhất trần gian, sáng tác được những câu châm ngôn tuyệt vời, không ai sánh bằng, nhưng khi về già đã đổi tính đổi nết, kết hôn với những người đàn bà ngoại đạo, đưa các thần ngoại vào trong triều đình, khiến nhà vua mất khôn ngoan sáng suốt, làm những việc ngu xuẩn khác với thời trước.
Truyện : Ngọc bích họ Hòa.
Nước Sở có người họ Hòa, được một hòn ngọc ở trong núi, đem dâng vua Lệ Vương. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói :”Đá, không phải ngọc”. Vua cho người họ Hoà là nói dối, sai chặt chân trái.
Đến khi vua Vũ Vương nối ngôi, người họ Hòa lại đem ngọc ấy dâng. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói :”Đá, không phải ngọc”. Vua lại cho họ Hòa là nói dối, sai chặt nốt chân phải.
Đến khi vua Văn Vương lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở-sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hoà thưa:”Tôi khóc không phải là thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối”. Vua bèn sai người xem lại cho rõ kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là “Ngọc bích họ Hòa”.
(Nguyễn văn Ngọc, Cổ học tinh hoa, tập 1, tr 144)
III. CÁCH HÀNH XỬ CỦA TA.
1. Phải can đảm chọn lựa.
Trong cuộc đời có nhiều sự chọn lựa. Quyền chọn lựa là do mỗi người và mỗi người phải nhận lấy hậu quả của sự chọn lựa ấy. Không một chọn lựa nào có thể hoàn toàn bảo đảm cho tương lai, nên con người luôn bị day dứt về sự lựa chọn : bởi vì có người lựa chọn trong sự khôn ngoan sáng suốt, có người lựa chọn trong sự u tối mờ mịt. Nhưng riêng trong việc lựa chọn Nước Trời luôn là một sự lựa chọn khôn ngoan, một chọn lựa đúng hướng. Muốn lựa chọn Nước Trời, chúng ta phải có thái độ can đảm, dám hy sinh tất cả, dám gạt bỏ mọi trở ngại trong việc tìm kiếm, dám nhận lấy cái nhãn hiệu là “người dại, người khờ”
Hai người trong bài Tin mừng hôm nay rất khôn ngoan : người thứ nhất khám phá một kho tàng giấu trong một thửa ruộng. Anh vội về nhà bán hết tài sản rồi trở lại mua thửa ruộng đó. Người thứ hai thấy được một viên ngọc qúy, cũng về nhà bán hết tài sản để trở lại mua viên ngọc qúy đó. Ai trong chúng ta khám phá một kho tàng hay một viên ngọc qúy mà không làm như hai người ấy ! Đương nhiên chúng ta sẽ làm như họ thôi. Chúng ta dám bỏ tất cả vì chúng ta biết mình sẽ được lại cái còn qúi giá hơn nhiều.
Truyện : cách bắt khỉ.
Muốn bắt khỉ, người ta cho quả táo vào cái ống to, miệng nhỏ, chỉ để vừa tay con khỉ thò vào, đầu kia gắn vào gốc cây, rồi người ta ngồi rình chờ. Khỉ đến thấy quả táo ngon thì thò tay vào lấy luôn nhưng không rút tay ra được vì vướng miệng ống. Muốn rút tay ra được thì phải buông quả táo ra. Nhưng con khỉ không biết buông quả táo ra mà cứ nắm chặt lấy nó mà la hét. Người ta đến bắt dễ dàng.
Con khỉ thật dại dột, không biết buông quả táo ra để có thể rút bàn ta ra khỏi ống mà cứ khư khư giữ lấy quả táo thì không bao giờ có thể rút tay ra được. Con khỉ không biết bỏ cái nhỏ mà chọn lấy cái lớn, không biết bỏ quả táo đi mà giữ lấy bản thân.
Chúng ta đôi lúc cũng hành động như vậy. Chúng ta muốn thờ Thiên Chúa vừa muốn thờ thần Mammon, trong khi đó Chúa đã nhắc nhở :”Không ai có thể làm tôi hai chủ”. Bao lâu chúng ta còn hành động theo kiểu “bắt cá hai tay” thì không bao giờ thành công, phải chọn một trong hai. Muốn vào Nước Trời thì phải hy sinh, phải từ bỏ những gì làm cản trở :”Không phải cứ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo ý Cha trên trời”. bởi vì Nươc Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh, sức mạnh tinh thần (regnum coelorum vim patitur). Chúng ta dám bỏ tất cả để được một kho tàng, để chiếm được một viên ngọc qúi. Tại sao chúng ta không dám bỏ tất cả để chiếm hữu được Nước Trời.
2. Chuẩn bị cho Giờ của Chúa.
Hình ảnh chiếc lưới vét hết mọi loại cá thường được dùng chỉ ngày tận thế, ngày cuối cùng của lịch sử (x.Lc 21,34). Điều khác biệt với dụ ngôn trên đây là vào ngày đó, tất cả mọi người, dù muốn hay không đều phải ra trình diện truớc toà phán xét. Ngày ấy sẽ là cuộc thanh lọc người dữ người lành. Sự lành sự dữ không thể được xếp đồng hạng với nhau. . Sẽ có thời điểm phân tách để thưởng phạt công minh. Như vậy người khôn ngoan là người sống hôm nay mà đang chuẩn bị cho tương lai ngày mai. Họ sống trên trần gian nhưng không thuộc về trần gian, vì họ luôn hướng về Quê Hương vĩnh cửu. Tuy vậy, hạnh phúc đời đời không làm chúng ta quên đi bổn phận đối với anh em, đối với cuộc sống hiện tại. Vì hạnh phúc vĩnh cửu chính là kết quả của những gì chúng ta đã thực thi trong cuộc đời này.
Truyện : Cần phần rỗi linh hồn
Attila xâm chiếm nước Italia với các binh đoàn hùng hậu của ông. Khi đã chiếm đóng làm chủ khắp mọi nơi thuộc đế quốc Roma, ngày kia quân lính đến báo cáo với ông ta rằng :”Ở vùng ông ta đang trú đóng có một vị ẩn tu rừng” Attila, ông vua hiếu chiến, hung dữ, rất kiêu căng này luôn muốn mọi người run sợ sụp lạy trước mặt mình nên ông ta nảy ra ý định thử đến gặp vị ẩn sĩ xem sao.
Tưởng rằng vị tu hành sẽ sợ hãi khi đối diện với nhà chinh phục khét tiếng này, không ngờ, người của Thiên Chúa chẳng những không run khiếp, trái lại còn tỏ ra ung dung tự tại khiến Attila vừa nể phục vừa cảm mến. Sau khi trò truyện với một người khôn ngoan, có tài đáp ứng mau lẹ, Attila bèn hứng chí nói :”Ta sẽ cho ngươi tất cả những gì ngươi có thể ước muốn trong vương quốc ta”. Lúc đó, vị ẩn sĩ vừa ngửa tay chìa về phía Attila vừa nói :”Thưa Ngài, trong toàn vương quốc của Ngài, tôi chỉ ước muốn một điều duy nhất : Phần rỗi của linh hồn Ngài thôi”.
(Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, năm A, tr 98)
Phần rỗi linh hồn là một điều quan trọng và khẩn thiết nhất trong cuộc đời. Đức tin đưa chúng ta đến phần rỗi đời đời. Như người lái buôn tìm được ngọc quí, ông ta về bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. Người Kitô hữu được Thiên Chúa tặng ban cho Đức tin là một hồng ân quí giá, chúng ta hãy về bán tất cả để giữ cho được cái kho tàng ân sủng ấy, có nghĩa là chúng ta phải dứt khóat từ bỏ những sở hữu phàm trần như : những đam mê thấp hèn, lòng tham danh vọng, tiền tài vật chất quá lẽ, tính ích kỷ kiêu căng, sự thờ ơ trước những đau khổ của người khác…
Suy gẫm các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa ra ba dụ ngôn này là muốn mỗi người chúng ta phải nhận thức cho bằng được bài học quan trọng này : đang lúc còn sống ở trần gian, ai cũng phải ghi tâm khắc cốt rằng không có gì cao qúi và quan trọng cho bằng NƯỚC TRỜI. Nước Trời là kho báu tuyệt vời mà mọi người đáng mong ước. Xác tín như thế, người ta mới dám hy sinh từ bỏ mọi sự khác, hy sinh cả bản thân mình để chiếm được hạnh phúc thiên đàng.
|
samedi 29 juillet 2017
SỰ KHÔN NGOAN ĐÍCH THỰC
Nơi có những cây tùng xanh biếc
Nơi có những cây tùng xanh biếc
Trần Thùy Mai
Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm. Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng.
- Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội.
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép.
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe.
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng. Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ:
- Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia...
Chie mỉm cười. Ông hoàng Việt Nam này rất lười tắm gội. Người Nhật vốn rất sạch sẽ. Bao giờ cũng thế, Chie rất cương quyết với ông.
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật.
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ:
- Để ta yên!
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn đã không tin nàng. Ông không cho nàng sắp xếp thư từ giấy tờ trên bàn ông, dù chúng thường rất lộn xộn. Mỗi lần đau ốm, ông cố giấu không cho nàng săn sóc.
Chie là người do quân đội Nhật cử đến. Ông nghi kỵ nàng nhưng không thể từ khước nàng. Ông khư khư không cho nàng chạm tới đống thư từ, nhưng lại quá cần nàng thu dọn giường nằm bề bộn, pha cho ấm trà buổi sáng, khâu lại áo xống, cả ánh mắt cương quyết của nàng mỗi lần bắt ông đi tắm...
Nhưng hôm nay nhìn vẻ mặt ông, Chie lẳng lặng không nài ép gì nữa. Nàng quay ra một lúc rồi trở vào với khay trà. Nàng đã quen, những lúc căng thẳng thế này chỉ có một ấm trà Tàu mới có thể làm ông dịu lại.
Bước qua ngạch cửa, nàng khựng lại. Kỳ ngoại hầu Cường Để, hoàng đích tôn đời thứ năm của vua Gia Long đang bưng mặt khóc.
Ando Chie vội vã đặt khay xuống án thư, chạy đến đỡ lấy mái tóc chớm bạc đang rũ rượi gục về phía trước. Tấm thân gầy mỏng của người đàn ông như muốn sụp xuống trong tay nàng.
- Điện hạ... hoàng tử...
Chie cứ nghĩ ông sẽ đẩy nàng ra. Nhưng lần này Cường Để chỉ ngẩng lên, mắt nhìn sững vào khoảng không trước mặt. Nàng nhẹ nhàng chặm những giọt nước ứa ra quanh đôi mắt thất thần. " Có chuyện gì...?".
Cường Để không kiềm chế được, khóc nấc lên: " Bác Phan mất rồi!".
Tại Tokyo một buổi chiều tháng tư, Cường Để nhận được thư báo. Phan Bội Châu, người đã tìm đến ông khi ông mới hai mươi mốt tuổi, đã tôn ông làm minh chủ của phong trào Đông du chống Pháp. Người đã đón ông sang Nhật để tính chuyện phục quốc lâu dài. Việc Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải đã là một đòn quá mạnh đối với ông. Từ ngày ấy, ông không thôi cảm thấy lạc lõng, hoang mang; cảm giác thối chí thỉnh thoảng lại ám ảnh ông, ông phải hết sức chống lại.
Bây giờ Phan Bội Châu đã mất. Hơn ba mươi năm lưu vong trên đất Nhật, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền từ sức mạnh tinh thần của con người này. Vậy mà giờ đây người ấy không còn nữa. Số phận đã bỏ rơi ông giữa một thế giới mênh mông xa lạ, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Không phải là chuyện có thể chia sẻ với Ando Chie, nhưng biết nói cùng ai ở nơi lữ thứ này. Phong trào Đông du đã tan rã, Trần Đông Phong đã tự vẫn, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Siêu đã trốn đi, chỉ còn mình ông trơ trọi giữa trời cùng đất tuyệt.
Chie cố gắng an ủi ông, dù không biết người chết là ai. Nàng dìu ông vào giường, đắp chăn, buông màn cho ông.
" Để mặc ta" - Cường Để nói, xua tay, quay mặt vào góc tối.
Chie gật đầu, nàng ém màn vào dưới nệm, bước lùi mấy bước.
"Chie, đừng đi!".
Ông ta bíu lấy tay nàng. Chie cảm thấy tất cả nỗi cô đơn, hoảng loạn của người đàn ông. Nàng cúi xuống, lồng tay vào chăn, ôm lấy ông vỗ về, bất giác nàng cũng rơi nước mắt.
" Thiếp thương điện hạ lắm". Chie nói, những tiếng rất giản dị, nàng biết rõ Cường Để không giỏi tiếng Nhật, và nàng cũng không biết lời an ủi nào hơn. Nhưng linh cảm dạy cho nàng biết phải làm gì: nàng ghé nằm bên ông và ấp ủ ông bằng thân thể ấm áp của mình.
***
Đêm ấy trời mưa, khi trời sáng Chie cuốn màn, mở hé cửa sổ, nàng nhìn thấy những cành anh đào sũng nước. Nàng đặt chậu nước nóng cạnh giường, nhúng chiếc khăn bông trắng muốt rồi vắt thật ráo. Người đàn ông của nàng đã tỉnh giấc. Nàng cúi xuống, mỉm cười dịu dàng, lau mặt cho ông.
Kỳ ngoại hầu nắm lấy tay nàng, vẻ mặt ông lộ vẻ biết ơn. Chốc lát, ông quên người đàn bà này là người của quân đội Nhật. Ba mươi năm lưu lạc trên đất nước này, ông đã nhiều lần được chở che. Ông Innukai và Kashiwabara đã bảo bọc ông, thuyền trưởng tàu Yayomaru đã hết lòng che chở ông thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp. Đó là chuyện hai mươi, ba mươi năm trước. Lúc đó ông còn trẻ, chí khí còn hăng hái; gần mười năm nay, từ khi Innukai bị ám sát rồi, ông quá chật vật với cuộc sống, cô đơn, mệt mỏi. Phải nhận sự bảo trợ của lục quân Nhật là bất đắc dĩ, ông không thể không dựa vào người Nhật, nhưng ông biết Nhật và Pháp có thể bắt tay với nhau bất kỳ lúc nào. Ando Chie có phải là tai mắt của quân Nhật không? Ai biết đâu được. Dù sao lúc này bên ông chỉ còn có nàng thôi. Giờ phút này nàng đang dịu dàng lau mặt ông. Cảm giác được chăm sóc làm ông bùi ngùi ứa lệ.
Chie chuyển dần chiếc khăn nóng xuống cổ và ngực ông, nàng nhẹ nhàng mở khuy áo để lau vai và lưng. Bỗng Cường Để buột miệng:
- Về Việt Nam! Ước gì ta được về Việt Nam!
Chie khựng lại một giây, rồi nàng hiểu, nhẹ vỗ vào lưng ông như dỗ dành:
- Rồi ngài sẽ về, nhất định có ngày ngài sẽ về mà.
Ông hoàng lưu vong cảm thấy ấm lòng, ông siết chặt tay nàng như muốn cảm ơn. Trong lúc đó Chie lại thấy lòng âm thầm một nỗi buồn. Ông sẽ đi, sẽ xa nàng, chắc chắn sẽ có ngày ấy...
Cuối tháng, đại tá Wanatabe gặp Ando Chie ở Bộ Tư lệnh lục quân. Như thường lệ, Chie nói với ông về tất cả những sinh hoạt của Cường Để. Wanatabe hỏi:
- Cô có thấy ông ta tiếp khách khứa từ xa tới không?
- Không ạ.
- Ông ta có nhận thư từ, tin tức gì từ Việt Nam?
- Không ạ.
Chie trả lời, chắc chắn đến nỗi Wanatabe không hỏi thêm gì nữa. Ông ta nhìn Chie từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại quan hệ giữa nàng và người ngoại quốc lưu vong ấy. Chie đỏ mặt, nàng hiểu cái nhìn của đại tá. Chắc chắn là ông ta rất khuyến khích việc nàng lên giường với người đàn ông kia, điều đó rất có lợi cho công việc. Chỉ có điều, ông ta không biết hôm qua nàng đã ủ ấm cho Cường Để, không phải với tư cách một nhân viên của lục quân Nhật, mà với tất cả tấm lòng của một người đàn bà.
Năm năm sau.
Chiến tranh khốc liệt trên khắp đất nước hoa anh đào. Những trận bom Mỹ dội xuống. Những ngôi nhà bằng gỗ và giấy cháy phừng phừng trong các góc phố Tokyo.
Đang mùa lá đỏ nhưng chẳng còn ai nghĩ đến lễ hội mùa thu... Chỉ còn những đoàn người tản cư dắt díu nhau chạy. Ando Chie gói quần áo vào hai chiếc tay nải. Vội vàng, nhưng nàng không quên những chiếc áo lụa năm thân, áo dài the, khăn xếp, và cả bộ bình trà Tàu nhỏ xíu.
- Ông ơi!
Chie gọi. Hoàng thân giật mình, quay ra. Hôm nay ông mặc Âu phục chỉnh tề. Trong cảnh chộn rộn của Tokyo, vẻ chỉnh tề của ông trông thật lạc lõng.
"Mình đi thôi, ông ạ. Mọi người đều tản cư về quê, chiều nay là chuyến chót".
Hoàng thân hốt hoảng:
- Nhưng ta còn phải chờ máy bay... Biết đâu ngày mai máy bay sẽ tới.
Chie nhìn ông, xót xa. Cuối tháng bảy, nội các Suzuki Kantaro đã tổ chức bữa tiệc linh đình đưa ông về nước. Sau ba mươi hai năm xa quê, cái tin được về nước làm ông bàng hoàng. Trong bữa tiệc linh đình tại khách sạn Đế Quốc, ông hân hoan từ giã hết các chính khách đã ủng hộ ông... Mãi đến lúc sắp ra sân bay Haneda, cầm gói thức ăn đi đường từ tay Chie, ông mới nhìn thấy vẻ buồn trong mắt nàng. "Đừng buồn Chie, ta về nước rồi sẽ tính chuyện đón nàng sang".
Chie mỉm cười. Ở Việt Nam, ông còn có người vợ cả và hai con nay đã lớn. Người vợ mà ông đã xa cách từ năm hai lăm tuổi. Ông sắp về với người đàn bà ấy. Nàng cảm thấy buồn, nhưng nàng mừng cho ông.
Ngày hôm ấy ông đi, rồi đến tối mịt lại quay về. Ông kể, trên sân bay, nhân viên Bộ Tham mưu lục quân Nhật và ký giả báo chí tề tựu để tiễn chân ông...
Nhưng máy bay từ Sài Gòn không đến đón. Ông quay về, ngã vật trên giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên cao... Chie tháo giày cho ông, lau mặt cho ông. Nàng nhỏ nhẹ bảo ông: "Ông ạ, đừng buồn, chắc máy bay bị trở ngại gì đó thôi, mai lại đến ấy mà!".
Từ đó hôm nào nàng cũng quấn sushi cho ông đem theo... Hôm nào ông cũng ra phi trường Haneda, hôm nào ông cũng trở về. Hơn năm hôm sau, nhân viên lục quân lẫn ký giả không còn ai đến nữa, chỉ còn ông ngày ngày một mình ngồi đợi. Lủi thủi tới, rồi lủi thủi về.
Và hôm nay, ngày cuối tháng bảy, bom B29 của Mỹ đã trút xuống Tokyo, ông vẫn còn nghĩ đến chuyện đến phi trường chờ đợi. Chie bảo ông:
- Mình phải đi thôi ông ạ! Phải chạy về quê, nếu không là chết.
- Đúng rồi, nàng cứ đi, ta ở lại, biết đâu...
Chie nắm lấy tay ông. Bàn tay ông gầy quá. Với mọi người, ông là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ... Còn với nàng, đây là một người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc... Lúc này, nàng nhất định phải cứng rắn với ông, như những lúc bắt ông phải đi tắm vậy; nàng khoác tay nải lên vai ông và đẩy ông đi. Cường Để gượng lại, phản đối, nhưng khi bị đẩy đến cửa, dòng người tay xách nách mang chạy loạn đập vào mắt ông, và ông hiểu ngay điều gì đang xảy ra.
Đêm đó trên chiếc xe bò lắc lư trong dòng xe qua vùng ngoại ô, ông nhìn thấy Tokyo bốc cháy, lửa rực đỏ dưới những lằn máy bay Mỹ vút ngang. Căn nhà mà lục quân Nhật cấp cho ông đã cháy rụi.
Tháng tám, bom nguyên tử dội xuống Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản đầu hàng. Không còn ai đủ sức nghĩ đến vị hoàng tử lưu vong. Chỉ có một người đàn bà thầm lặng mỗi ngày làm thuê cho một xưởng than ở vùng quê để nuôi một người chồng lớn tuổi. Ando Chie lúc này không còn là nhân viên của lục quân Nhật nữa. Buổi sáng, nàng thức dậy nấu nước nóng cho chồng rồi tất tả đi; nàng vẫn thế, dù làm ở xưởng than nhưng lúc nào về nhà cũng rất sạch sẽ, còn chồng nàng vẫn vậy, rất lười tắm và suốt ngày ngồi chép những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu.
Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh, Chie chỉ cười. Ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không?
***
Năm năm sau. Cơ hội về nước lại đến. Ando Chie lại chuẩn bị hành lý cho Cường Để lên đường.
Nước Nhật đã trở lại thanh bình. Trước ngày Cường Để về nước, bạn bè làm tiệc tiễn đưa. Ký giả Báo Asahi cũng đến dự. Cụng ly mừng, nhà báo ngỏ ý muốn đưa tin chuyến trở về của vị hoàng thân sau gần bốn mươi năm biệt xứ.
Chuyến đi lần này bằng đường biển, từ cảng Kobe đáp tàu Hải Minh đến Bangkok rồi theo đường bộ qua Campuchia về Tây Ninh. Vì sao phải về nước qua cửa khẩu Tây Ninh? Vì Việt Nam đang thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, Pháp vẫn còn đóng quân ở Nam kỳ. Nhưng Tây Ninh nằm trong lãnh địa của Giáo chủ Phạm Công Tắc. Với sự bảo trợ của Phạm Công Tắc, ông có thể lên bờ an toàn.
Ký giả Asahi dặn dò:
- Khi ngài tới nơi rồi, xin điện ngay cho tôi biết.
Cường Để ngẫm nghĩ:
- Trong nước hiện đang chiến tranh, tin tức khó gửi. Có lẽ cứ tính theo hải trình, đến trung tuần tháng bảy thì bỉ nhân đã đến quê nhà, quý ông có thể đưa tin được rồi.
Ando Chie đưa ông đến bến cảng. Mùa thu, khí trời se lạnh. Tiếng quạ kêu vang sau những tàn cây lá đỏ. Ông đi rồi, Chie trở lại căn hộ hai phòng ở phố Ogikubo. Con đường bỗng dài hơn bao giờ hết. Ông hứa sẽ có ngày đón nàng sang Việt Nam. Lúc đó nàng chỉ bảo: " Bao lâu cũng được". Đến bây giờ, một mình trên con đường về nhà, nàng mới thấm thía cả khoảng trống chơ vơ trước mặt, rằng có thể nàng sẽ mãi mãi một mình trên đoạn đường còn lại...
Nàng tiếp tục khâu những con búp bê vải - những con búp bê đã nuôi sống nàng và ông từ lúc về lại Tokyo.
Đến tối, chủ nhà, bà Hashimoto gõ cửa hỏi thăm nàng. Bà đem vào cho nàng một gói bánh dẻo.
"Trông em xanh quá. Tôi pha cho em một chén trà nóng nhé?".
Chie uống chén trà từ tay bà chủ nhà tốt bụng. Trà nóng làm nàng hồi tỉnh. Nhìn hộp bánh dẻo xinh xắn, nàng nhớ đến chồng. Ông ấy vẫn thích loại bánh này. Nhưng dùng trong khi uống trà Tàu - ông vẫn không quen với trà Nhật.
Bây giờ ông ấy đi đến đâu rồi nhỉ? Bà Hashimoto vuốt tóc nàng, dẫn nàng sang phòng làm việc của chồng bà, giáo sư Hashimoto Masukichi. Trên vách, giữa những tủ sách đồ sộ là tấm bản đồ châu Á. Bà chỉ cho Chie xem chỗ nào là Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Chie chăm chú nhìn. Chồng nàng đang ở trên vùng biển xanh xanh kia, ngoài khơi cái khối màu hồng rất lớn mà bà Hashimoto bảo là nước Trung Hoa.
" Em đừng buồn, rồi ông ấy sẽ đạt chí nguyện, sẽ trở lại đón em sang, em phải gắng giữ sức khỏe nhé!" - Bà Hashimoto an ủi.
Chie mỉm cười, nàng cúi đầu thật thấp tỏ lòng cảm ơn bà chủ. Chiều hôm ấy nàng đến chùa Senso, bên chiếc đỉnh lớn nghi ngút khói nhang giữa sân chùa, nàng vớt nhẹ khói hương ủ vào nơi lồng ngực. Lần trong tay áo, nàng lấy ra số tiền nhỏ, đủ cúng dường để xin một lời nguyện cầu.
Vị sư già hỏi nàng cầu nguyện gì để ghi vào tấm thẻ gỗ trắng ngà. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ. Nàng muốn cầu nguyện những gì, chồng nàng sẽ có quyền uy, sẽ thành lãnh tụ, sẽ giàu sang, sẽ đón nàng về cùng hưởng cuộc sống cao sang? Cầu cho chồng nàng sẽ không quên nàng? Sẽ... Thực lòng nàng muốn gì?
Chie ngập ngừng một lát rồi se sẽ đọc cho vị sư già chép vào thớ gỗ:
- Tôi là Ando Chie... Cầu cho chồng tôi là Cường Để vượt sóng gió về đến quê nhà bình yên, sum họp với gia đình.
Vị sư già ngẩng nhìn nàng. Ông đã viết giúp cho thiện nam tín nữ hàng ngàn lời nguyện. Ông nhìn Ando Chie một lát như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi lại thôi, cúi xuống cắm cúi viết.
Khi trở về nhà, nàng thấy giáo sư Hashimoto đang chờ trước cổng. "Ando, có tin mừng cho cô đây". Ông đưa nàng tờ nhật báo Asahi. "Hoàng tử Việt Nam đã về đến quê nhà sau 32 năm ly hương". Chie mừng rơi nước mắt. Chiều hôm đó nàng làm món mì Nhật và sushi cá hồi, mời ông bà Hashimoto để tỏ lòng biết ơn.
Ông bà về rồi, còn lại một mình Chie trong căn hộ vắng lặng. Một đoạn đời đã chấm dứt, đoạn đời mới bắt đầu, một chặng đường dài hun hút mà nàng sẽ phải đi một mình.
Nàng giở tờ báo Asahi, đọc lại bài viết, rồi lật dần ra những trang sau: những mục tìm nhà, tìm việc.
Cuối tháng bảy, bỗng bà Hashimoto đập cửa căn hộ của Ando Chie, hốt hoảng:
- Ando, người ta vừa điện đến cho ông nhà tôi. Cô phải ra ngay cảng Yokohama!
Chie cuống quýt, hai chân run cầm cập, lưỡi líu lại. Nhưng người phụ nữ Nhật dường như được trời phú cho một nghị lực phi thường, nàng kiềm chế thật nhanh cơn hoảng hốt, cầm lấy chiếc ô, chạy ra cửa.
Bà Hashimoto tốt bụng đã kịp thuê giúp nàng một chiếc xe ngựa.
Trên cảng Yokohama về chiều, có một ông già ngồi trên chiếc ghế dài, ngẩn ngơ nhìn quanh với đôi mắt vô hồn, mặc kệ bao nhiêu người qua lại. Chie chạy lại gần. Sao mới có một tháng mà chồng nàng đổi thay đến thế, y phục nhàu nát, khuôn mặt gầy tọp rám nắng, mái tóc bạc xỉn đi và bê bết bụi.
- Ông ơi...
Chie cầm lấy tay chồng. Bàn tay ông gầy trơ xương, nhưng vẫn là bàn tay của ông, ông đang ở đây, bên nàng. " Ông ơi, sao ông lại về được?". Chie hỏi, nhưng người đàn ông ngẩn ngơ nhìn mông lung, vẻ mặt sững sờ tuyệt vọng, dường như không còn nhận ra gì chung quanh nữa. Ông chỉ không ngớt lẩm bẩm: "Không về được! Không về được nữa! Không về nữa!".
Với Chie, về là về Nhật Bản, với ông, về là về Việt Nam.
Hơn một tháng Chie ra sức chăm sóc, Cường Để mới dần dần hồi tỉnh lại. Ông kể với nàng: tàu Hải Minh bị trục trặc bánh lái nên đã ghé Thượng Hải một tuần. Trong khi đó, Báo Asahi đã đưa tin, và mật vụ Pháp biết được rằng chuyến tàu phải cập cảng Bangkok, đã điện cho Bộ Ngoại giao Thái. Vì quan hệ giao thương với Pháp, Chính phủ Thái đã không cho Cường Để nhập cảnh Thái Lan, buộc lòng phải theo tàu quay về Nhật Bản.
Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông đã hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên. Đôi khi, căm hận số phận, ông ném bất cứ cái gì vớ được vào vách. Chie phải cất bộ đồ trà ông đem theo từ Việt Nam thật kỹ, mỗi sáng pha trà xong nàng đứng chờ ông uống xong, đem cất ấm chén rồi mới dám dời mắt.
Cuối mùa thu có hai người khách ở Việt Nam sang ghé thăm. Họ là hai chính khách đang có thế lực, hứa sẽ tìm cách đưa Cường Để về nước.
Khách về rồi, Chie dọn tách chén trên bàn, định bưng đi. Chợt ông níu tay nàng:
- Nàng ơi, nàng có tin ta còn về nước được không?
Chie đặt khay xuống, quay lại cầm cả hai bàn tay ông, vỗ về:
- Thiếp tin.
- Ta cũng tin vậy. Nghe nói chẳng bao lâu nữa người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương...
Chie lau những giọt mồ hôi đang ứa ra trên trán người đàn ông. Dạo này ông yếu quá, chỉ một cơn xúc động cũng đủ làm mồ hôi toát ra dầm dề.
Mấy hôm sau ông bồn chồn đến mất ngủ, lúc nào khỏe lại lật giở những thư từ, sách vở đã cất giữ từ bốn mươi năm trước, cả bức Thư huyết lệ của người Việt Nam mà ông viết khi mới ngoài ba mươi tuổi.
Ba mươi năm đã qua, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ ông nữa rồi. Nhưng những bức thư cũ này sẽ mãi mãi là kỷ niệm rực rỡ nhất của đời ông.
- Nàng cất kỹ những giấy tờ này cho ta. Khi ta về nước, đồng bào nhất định sẽ hỏi đến.
Chie đặt chén thuốc xuống bàn rồi đỡ lấy những tờ giấy cũ vàng tên tay ông.
Bây giờ ông đã tin nàng thật sự, ông giao cho nàng những tờ giấy này, đối với ông nó còn quý hơn cả bạc vàng.
- Uống thuốc đi mình - Chie nhắc. Cường Để gật đầu, không đợi Chie nài ép dỗ dành như mọi lần, ông bưng chén thuốc đắng ngắt uống cạn.
Gương mặt đang rạng rỡ của ông bỗng nhăn nhúm lại, một cơn đau đang âm ỉ dưới sườn non chợt nhói lên.
Chie đỡ cái bát, tay kia vỗ nhẹ lên lưng chồng như muốn xoa dịu phần nào cái buốt nhói trong cơ thể ông. Tuần trước, bác sĩ Bệnh viện Nihon Ika Daigaku đã nói cho nàng biết, Cường Để đã mắc bệnh ung thư gan, ông chỉ còn sống nhiều lắm là ba tháng nữa.
Chie giữ kín tin dữ không cho ai hay. Nàng biết đây là lúc nàng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Cường Để cố uống thuốc cho mau khỏi bệnh. Ông xem đi xem lại bức thư của mấy người Việt vừa ghé thăm tháng tám năm ngoái, bức thư hứa sẽ tìm cách vận động cho ông hồi hương. Mỗi lần đọc thư ông thấy khỏe hẳn lên như vừa uống một thang thuốc bổ.
Nhưng đến đầu tháng tư, sau nhiều cơn đau hành hạ, Cường Để cũng nhận ra rằng mệnh của mình đã hết.
Ông cố mở đôi mắt mệt mỏi, gắng nhìn thật kỹ những gì chung quanh: khung cửa sổ nhỏ, những chiếc áo Việt may bằng lụa Nhật treo trên vách, chiếc chậu đồng dưới chân giường, những vật dụng thường ngày của cuộc sống lưu vong tạm bợ, giờ phút này ông nhìn chúng với ánh mắt bịn rịn vô cùng.
Mắt ông dừng lại nơi khuôn mặt Chie đang nhìn xuống, vẻ thầm lặng và nhẫn nhục đầy yêu thương. Ông quờ quạng nắm lấy tay nàng: Mình ơi, mình có phải là Phật Bà Quan Âm của tôi không?
Đó là lần đầu tiên ông nói lời tri ân với nàng sau bao nhiêu năm chung sống. Nhưng nàng không hiểu gì cả, vì ông không biết là mình không dùng tiếng Nhật. Như một bản năng, mấy hôm nay ông chỉ nói toàn tiếng Việt.
Chie vẫn cúi nhìn, vẫn vẻ mặt âu yếm xót xa, nàng áp sát mình xuống thân thể còm cõi của ông, tay nắm lấy cả hai tay ông như muốn bảo: Đừng sợ, có thiếp đây, dù đi đến đâu ngài cũng không cô độc.
Cường Để dần thiếp đi.
Lúc ấy là năm giờ 5 phút sáng mồng 6 tháng 4 năm 1951. Một mình Ando Chie úp mặt khóc lặng lẽ trên thi thể ông.
Ngoài cửa sổ, hoa anh đào đang nở. Hôm ấy là ngày đầu của lễ hội hoa anh đào trên đất Nhật.
Cửa mở ra, hai người đàn ông theo Ando Chie bước vào căn hộ. Đập vào mắt họ là những tấm hình của Kỳ ngoại hầu Cường Để trên vách. Vị hoàng thân trẻ măng hai mươi lăm tuổi ngày mới đến Nhật. Hội chủ Hội Đông du Phục Quốc, sinh viên trường Đại học Waseda, hình chụp với Thủ tướng Innukai, hình chụp với ký giả Asahi trong bữa tiệc long trọng tại khách sạn Đế Quốc... Tất cả là những trang đời đẹp nhất của Cường Để. Còn hình ảnh buồn thảm những ngày chờ đợi trên sân bay Haneda, những ngày chạy loạn nghèo túng cơ cực, ngày về tang thương trên cảng Yokohama... Những hình ảnh ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức Chie mà thôi.
Hai tay bưng bình tro, Ando Chie trao di cốt Cường Để cho hai con của ông. Nàng cúi mặt thầm nghĩ: Thế là ngài sắp về nhà, giấc mơ cả đời của ngài giờ đây mới thành tựu. Ngài lên đường bình an, lần này thiếp không phải gói sushi cho ngài mang đi nữa rồi.
Người con trai cả của Cường Để đỡ lấy bình tro di cốt của cha. Mặt ông đầy nước mắt. Ông ngạc nhiên thấy người đàn bà Nhật này vẫn bình thản, nét mặt trang nghiêm dịu dàng chỉ hơi phảng phất buồn. Nhưng người con trai thứ hai đứng cách đó vài bước thấy rất rõ đôi bàn tay của Chie sau khi trao xong bình tro. Đôi bàn tay ấy bấu chặt vào nhau, những móng tay quắp vào da thịt, rồi chúng run rẩy bấu víu lấy đôi tay áo kimono, và đến lượt thớ vải giằng co như sắp bị xé rách ra.
Khi hai người đàn ông đi rồi, Chie khép cửa, quỳ xuống sàn. Nàng lấy trong ống tay áo ra một mẩu xương và một nhúm tro nhỏ. Chie đã giữ lại cho mình một phần thân thể của chồng.
Nàng biết mình không làm trái với ý nguyện ông. Dù chẳng hiểu ông nói gì khi sắp mất nhưng nhìn vào mắt ông nàng biết, ông rất muốn ở lại với nàng. Hình như vào giờ phút ấy ông nhận ra mình sắp đi vào một cõi xa thăm thẳm, ở nơi ấy ông sẽ gọi cả trần gian này là quê nhà. Và ở quê nhà đó, một trong những gì giản dị và thân thương nhất chính là Chie...
Ando Chie mất bốn mươi năm sau, trước khi mất bà để lại di chúc muốn được chôn cùng với nắm tro tàn của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc và tiếng quạ kêu man mác buồn trong những buổi sáng mùa xuân.
Trần Thùy Mai
Trần Thùy Mai
Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm. Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng.
- Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội.
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép.
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe.
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng. Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ:
- Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia...
Chie mỉm cười. Ông hoàng Việt Nam này rất lười tắm gội. Người Nhật vốn rất sạch sẽ. Bao giờ cũng thế, Chie rất cương quyết với ông.
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật.
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ:
- Để ta yên!
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn đã không tin nàng. Ông không cho nàng sắp xếp thư từ giấy tờ trên bàn ông, dù chúng thường rất lộn xộn. Mỗi lần đau ốm, ông cố giấu không cho nàng săn sóc.
Chie là người do quân đội Nhật cử đến. Ông nghi kỵ nàng nhưng không thể từ khước nàng. Ông khư khư không cho nàng chạm tới đống thư từ, nhưng lại quá cần nàng thu dọn giường nằm bề bộn, pha cho ấm trà buổi sáng, khâu lại áo xống, cả ánh mắt cương quyết của nàng mỗi lần bắt ông đi tắm...
Nhưng hôm nay nhìn vẻ mặt ông, Chie lẳng lặng không nài ép gì nữa. Nàng quay ra một lúc rồi trở vào với khay trà. Nàng đã quen, những lúc căng thẳng thế này chỉ có một ấm trà Tàu mới có thể làm ông dịu lại.
Bước qua ngạch cửa, nàng khựng lại. Kỳ ngoại hầu Cường Để, hoàng đích tôn đời thứ năm của vua Gia Long đang bưng mặt khóc.
Ando Chie vội vã đặt khay xuống án thư, chạy đến đỡ lấy mái tóc chớm bạc đang rũ rượi gục về phía trước. Tấm thân gầy mỏng của người đàn ông như muốn sụp xuống trong tay nàng.
- Điện hạ... hoàng tử...
Chie cứ nghĩ ông sẽ đẩy nàng ra. Nhưng lần này Cường Để chỉ ngẩng lên, mắt nhìn sững vào khoảng không trước mặt. Nàng nhẹ nhàng chặm những giọt nước ứa ra quanh đôi mắt thất thần. " Có chuyện gì...?".
Cường Để không kiềm chế được, khóc nấc lên: " Bác Phan mất rồi!".
Tại Tokyo một buổi chiều tháng tư, Cường Để nhận được thư báo. Phan Bội Châu, người đã tìm đến ông khi ông mới hai mươi mốt tuổi, đã tôn ông làm minh chủ của phong trào Đông du chống Pháp. Người đã đón ông sang Nhật để tính chuyện phục quốc lâu dài. Việc Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải đã là một đòn quá mạnh đối với ông. Từ ngày ấy, ông không thôi cảm thấy lạc lõng, hoang mang; cảm giác thối chí thỉnh thoảng lại ám ảnh ông, ông phải hết sức chống lại.
Bây giờ Phan Bội Châu đã mất. Hơn ba mươi năm lưu vong trên đất Nhật, bao nhiêu ý chí, nghị lực của ông dường như được truyền từ sức mạnh tinh thần của con người này. Vậy mà giờ đây người ấy không còn nữa. Số phận đã bỏ rơi ông giữa một thế giới mênh mông xa lạ, trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Không phải là chuyện có thể chia sẻ với Ando Chie, nhưng biết nói cùng ai ở nơi lữ thứ này. Phong trào Đông du đã tan rã, Trần Đông Phong đã tự vẫn, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Siêu đã trốn đi, chỉ còn mình ông trơ trọi giữa trời cùng đất tuyệt.
Chie cố gắng an ủi ông, dù không biết người chết là ai. Nàng dìu ông vào giường, đắp chăn, buông màn cho ông.
" Để mặc ta" - Cường Để nói, xua tay, quay mặt vào góc tối.
Chie gật đầu, nàng ém màn vào dưới nệm, bước lùi mấy bước.
"Chie, đừng đi!".
Ông ta bíu lấy tay nàng. Chie cảm thấy tất cả nỗi cô đơn, hoảng loạn của người đàn ông. Nàng cúi xuống, lồng tay vào chăn, ôm lấy ông vỗ về, bất giác nàng cũng rơi nước mắt.
" Thiếp thương điện hạ lắm". Chie nói, những tiếng rất giản dị, nàng biết rõ Cường Để không giỏi tiếng Nhật, và nàng cũng không biết lời an ủi nào hơn. Nhưng linh cảm dạy cho nàng biết phải làm gì: nàng ghé nằm bên ông và ấp ủ ông bằng thân thể ấm áp của mình.
***
Đêm ấy trời mưa, khi trời sáng Chie cuốn màn, mở hé cửa sổ, nàng nhìn thấy những cành anh đào sũng nước. Nàng đặt chậu nước nóng cạnh giường, nhúng chiếc khăn bông trắng muốt rồi vắt thật ráo. Người đàn ông của nàng đã tỉnh giấc. Nàng cúi xuống, mỉm cười dịu dàng, lau mặt cho ông.
Kỳ ngoại hầu nắm lấy tay nàng, vẻ mặt ông lộ vẻ biết ơn. Chốc lát, ông quên người đàn bà này là người của quân đội Nhật. Ba mươi năm lưu lạc trên đất nước này, ông đã nhiều lần được chở che. Ông Innukai và Kashiwabara đã bảo bọc ông, thuyền trưởng tàu Yayomaru đã hết lòng che chở ông thoát khỏi sự truy lùng của mật thám Pháp. Đó là chuyện hai mươi, ba mươi năm trước. Lúc đó ông còn trẻ, chí khí còn hăng hái; gần mười năm nay, từ khi Innukai bị ám sát rồi, ông quá chật vật với cuộc sống, cô đơn, mệt mỏi. Phải nhận sự bảo trợ của lục quân Nhật là bất đắc dĩ, ông không thể không dựa vào người Nhật, nhưng ông biết Nhật và Pháp có thể bắt tay với nhau bất kỳ lúc nào. Ando Chie có phải là tai mắt của quân Nhật không? Ai biết đâu được. Dù sao lúc này bên ông chỉ còn có nàng thôi. Giờ phút này nàng đang dịu dàng lau mặt ông. Cảm giác được chăm sóc làm ông bùi ngùi ứa lệ.
Chie chuyển dần chiếc khăn nóng xuống cổ và ngực ông, nàng nhẹ nhàng mở khuy áo để lau vai và lưng. Bỗng Cường Để buột miệng:
- Về Việt Nam! Ước gì ta được về Việt Nam!
Chie khựng lại một giây, rồi nàng hiểu, nhẹ vỗ vào lưng ông như dỗ dành:
- Rồi ngài sẽ về, nhất định có ngày ngài sẽ về mà.
Ông hoàng lưu vong cảm thấy ấm lòng, ông siết chặt tay nàng như muốn cảm ơn. Trong lúc đó Chie lại thấy lòng âm thầm một nỗi buồn. Ông sẽ đi, sẽ xa nàng, chắc chắn sẽ có ngày ấy...
Cuối tháng, đại tá Wanatabe gặp Ando Chie ở Bộ Tư lệnh lục quân. Như thường lệ, Chie nói với ông về tất cả những sinh hoạt của Cường Để. Wanatabe hỏi:
- Cô có thấy ông ta tiếp khách khứa từ xa tới không?
- Không ạ.
- Ông ta có nhận thư từ, tin tức gì từ Việt Nam?
- Không ạ.
Chie trả lời, chắc chắn đến nỗi Wanatabe không hỏi thêm gì nữa. Ông ta nhìn Chie từ đầu đến chân như muốn đánh giá lại quan hệ giữa nàng và người ngoại quốc lưu vong ấy. Chie đỏ mặt, nàng hiểu cái nhìn của đại tá. Chắc chắn là ông ta rất khuyến khích việc nàng lên giường với người đàn ông kia, điều đó rất có lợi cho công việc. Chỉ có điều, ông ta không biết hôm qua nàng đã ủ ấm cho Cường Để, không phải với tư cách một nhân viên của lục quân Nhật, mà với tất cả tấm lòng của một người đàn bà.
Năm năm sau.
Chiến tranh khốc liệt trên khắp đất nước hoa anh đào. Những trận bom Mỹ dội xuống. Những ngôi nhà bằng gỗ và giấy cháy phừng phừng trong các góc phố Tokyo.
Đang mùa lá đỏ nhưng chẳng còn ai nghĩ đến lễ hội mùa thu... Chỉ còn những đoàn người tản cư dắt díu nhau chạy. Ando Chie gói quần áo vào hai chiếc tay nải. Vội vàng, nhưng nàng không quên những chiếc áo lụa năm thân, áo dài the, khăn xếp, và cả bộ bình trà Tàu nhỏ xíu.
- Ông ơi!
Chie gọi. Hoàng thân giật mình, quay ra. Hôm nay ông mặc Âu phục chỉnh tề. Trong cảnh chộn rộn của Tokyo, vẻ chỉnh tề của ông trông thật lạc lõng.
"Mình đi thôi, ông ạ. Mọi người đều tản cư về quê, chiều nay là chuyến chót".
Hoàng thân hốt hoảng:
- Nhưng ta còn phải chờ máy bay... Biết đâu ngày mai máy bay sẽ tới.
Chie nhìn ông, xót xa. Cuối tháng bảy, nội các Suzuki Kantaro đã tổ chức bữa tiệc linh đình đưa ông về nước. Sau ba mươi hai năm xa quê, cái tin được về nước làm ông bàng hoàng. Trong bữa tiệc linh đình tại khách sạn Đế Quốc, ông hân hoan từ giã hết các chính khách đã ủng hộ ông... Mãi đến lúc sắp ra sân bay Haneda, cầm gói thức ăn đi đường từ tay Chie, ông mới nhìn thấy vẻ buồn trong mắt nàng. "Đừng buồn Chie, ta về nước rồi sẽ tính chuyện đón nàng sang".
Chie mỉm cười. Ở Việt Nam, ông còn có người vợ cả và hai con nay đã lớn. Người vợ mà ông đã xa cách từ năm hai lăm tuổi. Ông sắp về với người đàn bà ấy. Nàng cảm thấy buồn, nhưng nàng mừng cho ông.
Ngày hôm ấy ông đi, rồi đến tối mịt lại quay về. Ông kể, trên sân bay, nhân viên Bộ Tham mưu lục quân Nhật và ký giả báo chí tề tựu để tiễn chân ông...
Nhưng máy bay từ Sài Gòn không đến đón. Ông quay về, ngã vật trên giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên cao... Chie tháo giày cho ông, lau mặt cho ông. Nàng nhỏ nhẹ bảo ông: "Ông ạ, đừng buồn, chắc máy bay bị trở ngại gì đó thôi, mai lại đến ấy mà!".
Từ đó hôm nào nàng cũng quấn sushi cho ông đem theo... Hôm nào ông cũng ra phi trường Haneda, hôm nào ông cũng trở về. Hơn năm hôm sau, nhân viên lục quân lẫn ký giả không còn ai đến nữa, chỉ còn ông ngày ngày một mình ngồi đợi. Lủi thủi tới, rồi lủi thủi về.
Và hôm nay, ngày cuối tháng bảy, bom B29 của Mỹ đã trút xuống Tokyo, ông vẫn còn nghĩ đến chuyện đến phi trường chờ đợi. Chie bảo ông:
- Mình phải đi thôi ông ạ! Phải chạy về quê, nếu không là chết.
- Đúng rồi, nàng cứ đi, ta ở lại, biết đâu...
Chie nắm lấy tay ông. Bàn tay ông gầy quá. Với mọi người, ông là một hoàng thân, được các cơ quan tiếp đón, các ký giả săn tin, được các nghị sĩ bảo trợ... Còn với nàng, đây là một người đàn ông tha hương, lạc lõng, túng thiếu, cô độc... Lúc này, nàng nhất định phải cứng rắn với ông, như những lúc bắt ông phải đi tắm vậy; nàng khoác tay nải lên vai ông và đẩy ông đi. Cường Để gượng lại, phản đối, nhưng khi bị đẩy đến cửa, dòng người tay xách nách mang chạy loạn đập vào mắt ông, và ông hiểu ngay điều gì đang xảy ra.
Đêm đó trên chiếc xe bò lắc lư trong dòng xe qua vùng ngoại ô, ông nhìn thấy Tokyo bốc cháy, lửa rực đỏ dưới những lằn máy bay Mỹ vút ngang. Căn nhà mà lục quân Nhật cấp cho ông đã cháy rụi.
Tháng tám, bom nguyên tử dội xuống Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản đầu hàng. Không còn ai đủ sức nghĩ đến vị hoàng tử lưu vong. Chỉ có một người đàn bà thầm lặng mỗi ngày làm thuê cho một xưởng than ở vùng quê để nuôi một người chồng lớn tuổi. Ando Chie lúc này không còn là nhân viên của lục quân Nhật nữa. Buổi sáng, nàng thức dậy nấu nước nóng cho chồng rồi tất tả đi; nàng vẫn thế, dù làm ở xưởng than nhưng lúc nào về nhà cũng rất sạch sẽ, còn chồng nàng vẫn vậy, rất lười tắm và suốt ngày ngồi chép những trang sách chữ Hán đã cũ nhàu.
Nhiều người hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mưu sinh, Chie chỉ cười. Ông ấy là một ông hoàng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ông chẳng làm được gì cho nàng cả, nhưng nàng yêu thương ông với tất cả sự trìu mến xót xa. Trong lúc ông thì đau đáu chỉ muốn về quê hương - nghĩa là rời xa nàng. Nhưng nếu ông không có giấc mơ hồi hương, liệu ông có còn là người đàn ông mà nàng thương yêu không?
***
Năm năm sau. Cơ hội về nước lại đến. Ando Chie lại chuẩn bị hành lý cho Cường Để lên đường.
Nước Nhật đã trở lại thanh bình. Trước ngày Cường Để về nước, bạn bè làm tiệc tiễn đưa. Ký giả Báo Asahi cũng đến dự. Cụng ly mừng, nhà báo ngỏ ý muốn đưa tin chuyến trở về của vị hoàng thân sau gần bốn mươi năm biệt xứ.
Chuyến đi lần này bằng đường biển, từ cảng Kobe đáp tàu Hải Minh đến Bangkok rồi theo đường bộ qua Campuchia về Tây Ninh. Vì sao phải về nước qua cửa khẩu Tây Ninh? Vì Việt Nam đang thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, Pháp vẫn còn đóng quân ở Nam kỳ. Nhưng Tây Ninh nằm trong lãnh địa của Giáo chủ Phạm Công Tắc. Với sự bảo trợ của Phạm Công Tắc, ông có thể lên bờ an toàn.
Ký giả Asahi dặn dò:
- Khi ngài tới nơi rồi, xin điện ngay cho tôi biết.
Cường Để ngẫm nghĩ:
- Trong nước hiện đang chiến tranh, tin tức khó gửi. Có lẽ cứ tính theo hải trình, đến trung tuần tháng bảy thì bỉ nhân đã đến quê nhà, quý ông có thể đưa tin được rồi.
Ando Chie đưa ông đến bến cảng. Mùa thu, khí trời se lạnh. Tiếng quạ kêu vang sau những tàn cây lá đỏ. Ông đi rồi, Chie trở lại căn hộ hai phòng ở phố Ogikubo. Con đường bỗng dài hơn bao giờ hết. Ông hứa sẽ có ngày đón nàng sang Việt Nam. Lúc đó nàng chỉ bảo: " Bao lâu cũng được". Đến bây giờ, một mình trên con đường về nhà, nàng mới thấm thía cả khoảng trống chơ vơ trước mặt, rằng có thể nàng sẽ mãi mãi một mình trên đoạn đường còn lại...
Nàng tiếp tục khâu những con búp bê vải - những con búp bê đã nuôi sống nàng và ông từ lúc về lại Tokyo.
Đến tối, chủ nhà, bà Hashimoto gõ cửa hỏi thăm nàng. Bà đem vào cho nàng một gói bánh dẻo.
"Trông em xanh quá. Tôi pha cho em một chén trà nóng nhé?".
Chie uống chén trà từ tay bà chủ nhà tốt bụng. Trà nóng làm nàng hồi tỉnh. Nhìn hộp bánh dẻo xinh xắn, nàng nhớ đến chồng. Ông ấy vẫn thích loại bánh này. Nhưng dùng trong khi uống trà Tàu - ông vẫn không quen với trà Nhật.
Bây giờ ông ấy đi đến đâu rồi nhỉ? Bà Hashimoto vuốt tóc nàng, dẫn nàng sang phòng làm việc của chồng bà, giáo sư Hashimoto Masukichi. Trên vách, giữa những tủ sách đồ sộ là tấm bản đồ châu Á. Bà chỉ cho Chie xem chỗ nào là Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Chie chăm chú nhìn. Chồng nàng đang ở trên vùng biển xanh xanh kia, ngoài khơi cái khối màu hồng rất lớn mà bà Hashimoto bảo là nước Trung Hoa.
" Em đừng buồn, rồi ông ấy sẽ đạt chí nguyện, sẽ trở lại đón em sang, em phải gắng giữ sức khỏe nhé!" - Bà Hashimoto an ủi.
Chie mỉm cười, nàng cúi đầu thật thấp tỏ lòng cảm ơn bà chủ. Chiều hôm ấy nàng đến chùa Senso, bên chiếc đỉnh lớn nghi ngút khói nhang giữa sân chùa, nàng vớt nhẹ khói hương ủ vào nơi lồng ngực. Lần trong tay áo, nàng lấy ra số tiền nhỏ, đủ cúng dường để xin một lời nguyện cầu.
Vị sư già hỏi nàng cầu nguyện gì để ghi vào tấm thẻ gỗ trắng ngà. Nàng cúi đầu ngẫm nghĩ. Nàng muốn cầu nguyện những gì, chồng nàng sẽ có quyền uy, sẽ thành lãnh tụ, sẽ giàu sang, sẽ đón nàng về cùng hưởng cuộc sống cao sang? Cầu cho chồng nàng sẽ không quên nàng? Sẽ... Thực lòng nàng muốn gì?
Chie ngập ngừng một lát rồi se sẽ đọc cho vị sư già chép vào thớ gỗ:
- Tôi là Ando Chie... Cầu cho chồng tôi là Cường Để vượt sóng gió về đến quê nhà bình yên, sum họp với gia đình.
Vị sư già ngẩng nhìn nàng. Ông đã viết giúp cho thiện nam tín nữ hàng ngàn lời nguyện. Ông nhìn Ando Chie một lát như muốn hỏi điều gì, nhưng rồi lại thôi, cúi xuống cắm cúi viết.
Khi trở về nhà, nàng thấy giáo sư Hashimoto đang chờ trước cổng. "Ando, có tin mừng cho cô đây". Ông đưa nàng tờ nhật báo Asahi. "Hoàng tử Việt Nam đã về đến quê nhà sau 32 năm ly hương". Chie mừng rơi nước mắt. Chiều hôm đó nàng làm món mì Nhật và sushi cá hồi, mời ông bà Hashimoto để tỏ lòng biết ơn.
Ông bà về rồi, còn lại một mình Chie trong căn hộ vắng lặng. Một đoạn đời đã chấm dứt, đoạn đời mới bắt đầu, một chặng đường dài hun hút mà nàng sẽ phải đi một mình.
Nàng giở tờ báo Asahi, đọc lại bài viết, rồi lật dần ra những trang sau: những mục tìm nhà, tìm việc.
Cuối tháng bảy, bỗng bà Hashimoto đập cửa căn hộ của Ando Chie, hốt hoảng:
- Ando, người ta vừa điện đến cho ông nhà tôi. Cô phải ra ngay cảng Yokohama!
Chie cuống quýt, hai chân run cầm cập, lưỡi líu lại. Nhưng người phụ nữ Nhật dường như được trời phú cho một nghị lực phi thường, nàng kiềm chế thật nhanh cơn hoảng hốt, cầm lấy chiếc ô, chạy ra cửa.
Bà Hashimoto tốt bụng đã kịp thuê giúp nàng một chiếc xe ngựa.
Trên cảng Yokohama về chiều, có một ông già ngồi trên chiếc ghế dài, ngẩn ngơ nhìn quanh với đôi mắt vô hồn, mặc kệ bao nhiêu người qua lại. Chie chạy lại gần. Sao mới có một tháng mà chồng nàng đổi thay đến thế, y phục nhàu nát, khuôn mặt gầy tọp rám nắng, mái tóc bạc xỉn đi và bê bết bụi.
- Ông ơi...
Chie cầm lấy tay chồng. Bàn tay ông gầy trơ xương, nhưng vẫn là bàn tay của ông, ông đang ở đây, bên nàng. " Ông ơi, sao ông lại về được?". Chie hỏi, nhưng người đàn ông ngẩn ngơ nhìn mông lung, vẻ mặt sững sờ tuyệt vọng, dường như không còn nhận ra gì chung quanh nữa. Ông chỉ không ngớt lẩm bẩm: "Không về được! Không về được nữa! Không về nữa!".
Với Chie, về là về Nhật Bản, với ông, về là về Việt Nam.
Hơn một tháng Chie ra sức chăm sóc, Cường Để mới dần dần hồi tỉnh lại. Ông kể với nàng: tàu Hải Minh bị trục trặc bánh lái nên đã ghé Thượng Hải một tuần. Trong khi đó, Báo Asahi đã đưa tin, và mật vụ Pháp biết được rằng chuyến tàu phải cập cảng Bangkok, đã điện cho Bộ Ngoại giao Thái. Vì quan hệ giao thương với Pháp, Chính phủ Thái đã không cho Cường Để nhập cảnh Thái Lan, buộc lòng phải theo tàu quay về Nhật Bản.
Cường Để không bao giờ còn trở lại như trước kia nữa. Tuyệt vọng, suy sụp, ông đã hoàn toàn là một ông già trái tính trái nết, đau ốm triền miên. Đôi khi, căm hận số phận, ông ném bất cứ cái gì vớ được vào vách. Chie phải cất bộ đồ trà ông đem theo từ Việt Nam thật kỹ, mỗi sáng pha trà xong nàng đứng chờ ông uống xong, đem cất ấm chén rồi mới dám dời mắt.
Cuối mùa thu có hai người khách ở Việt Nam sang ghé thăm. Họ là hai chính khách đang có thế lực, hứa sẽ tìm cách đưa Cường Để về nước.
Khách về rồi, Chie dọn tách chén trên bàn, định bưng đi. Chợt ông níu tay nàng:
- Nàng ơi, nàng có tin ta còn về nước được không?
Chie đặt khay xuống, quay lại cầm cả hai bàn tay ông, vỗ về:
- Thiếp tin.
- Ta cũng tin vậy. Nghe nói chẳng bao lâu nữa người Pháp sẽ rút khỏi Đông Dương...
Chie lau những giọt mồ hôi đang ứa ra trên trán người đàn ông. Dạo này ông yếu quá, chỉ một cơn xúc động cũng đủ làm mồ hôi toát ra dầm dề.
Mấy hôm sau ông bồn chồn đến mất ngủ, lúc nào khỏe lại lật giở những thư từ, sách vở đã cất giữ từ bốn mươi năm trước, cả bức Thư huyết lệ của người Việt Nam mà ông viết khi mới ngoài ba mươi tuổi.
Ba mươi năm đã qua, sứ mệnh cứu nước không còn nằm trong tay thế hệ ông nữa rồi. Nhưng những bức thư cũ này sẽ mãi mãi là kỷ niệm rực rỡ nhất của đời ông.
- Nàng cất kỹ những giấy tờ này cho ta. Khi ta về nước, đồng bào nhất định sẽ hỏi đến.
Chie đặt chén thuốc xuống bàn rồi đỡ lấy những tờ giấy cũ vàng tên tay ông.
Bây giờ ông đã tin nàng thật sự, ông giao cho nàng những tờ giấy này, đối với ông nó còn quý hơn cả bạc vàng.
- Uống thuốc đi mình - Chie nhắc. Cường Để gật đầu, không đợi Chie nài ép dỗ dành như mọi lần, ông bưng chén thuốc đắng ngắt uống cạn.
Gương mặt đang rạng rỡ của ông bỗng nhăn nhúm lại, một cơn đau đang âm ỉ dưới sườn non chợt nhói lên.
Chie đỡ cái bát, tay kia vỗ nhẹ lên lưng chồng như muốn xoa dịu phần nào cái buốt nhói trong cơ thể ông. Tuần trước, bác sĩ Bệnh viện Nihon Ika Daigaku đã nói cho nàng biết, Cường Để đã mắc bệnh ung thư gan, ông chỉ còn sống nhiều lắm là ba tháng nữa.
Chie giữ kín tin dữ không cho ai hay. Nàng biết đây là lúc nàng phải mạnh hơn bao giờ hết.
Cường Để cố uống thuốc cho mau khỏi bệnh. Ông xem đi xem lại bức thư của mấy người Việt vừa ghé thăm tháng tám năm ngoái, bức thư hứa sẽ tìm cách vận động cho ông hồi hương. Mỗi lần đọc thư ông thấy khỏe hẳn lên như vừa uống một thang thuốc bổ.
Nhưng đến đầu tháng tư, sau nhiều cơn đau hành hạ, Cường Để cũng nhận ra rằng mệnh của mình đã hết.
Ông cố mở đôi mắt mệt mỏi, gắng nhìn thật kỹ những gì chung quanh: khung cửa sổ nhỏ, những chiếc áo Việt may bằng lụa Nhật treo trên vách, chiếc chậu đồng dưới chân giường, những vật dụng thường ngày của cuộc sống lưu vong tạm bợ, giờ phút này ông nhìn chúng với ánh mắt bịn rịn vô cùng.
Mắt ông dừng lại nơi khuôn mặt Chie đang nhìn xuống, vẻ thầm lặng và nhẫn nhục đầy yêu thương. Ông quờ quạng nắm lấy tay nàng: Mình ơi, mình có phải là Phật Bà Quan Âm của tôi không?
Đó là lần đầu tiên ông nói lời tri ân với nàng sau bao nhiêu năm chung sống. Nhưng nàng không hiểu gì cả, vì ông không biết là mình không dùng tiếng Nhật. Như một bản năng, mấy hôm nay ông chỉ nói toàn tiếng Việt.
Chie vẫn cúi nhìn, vẫn vẻ mặt âu yếm xót xa, nàng áp sát mình xuống thân thể còm cõi của ông, tay nắm lấy cả hai tay ông như muốn bảo: Đừng sợ, có thiếp đây, dù đi đến đâu ngài cũng không cô độc.
Cường Để dần thiếp đi.
Lúc ấy là năm giờ 5 phút sáng mồng 6 tháng 4 năm 1951. Một mình Ando Chie úp mặt khóc lặng lẽ trên thi thể ông.
Ngoài cửa sổ, hoa anh đào đang nở. Hôm ấy là ngày đầu của lễ hội hoa anh đào trên đất Nhật.
****
Cửa mở ra, hai người đàn ông theo Ando Chie bước vào căn hộ. Đập vào mắt họ là những tấm hình của Kỳ ngoại hầu Cường Để trên vách. Vị hoàng thân trẻ măng hai mươi lăm tuổi ngày mới đến Nhật. Hội chủ Hội Đông du Phục Quốc, sinh viên trường Đại học Waseda, hình chụp với Thủ tướng Innukai, hình chụp với ký giả Asahi trong bữa tiệc long trọng tại khách sạn Đế Quốc... Tất cả là những trang đời đẹp nhất của Cường Để. Còn hình ảnh buồn thảm những ngày chờ đợi trên sân bay Haneda, những ngày chạy loạn nghèo túng cơ cực, ngày về tang thương trên cảng Yokohama... Những hình ảnh ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức Chie mà thôi.
Hai tay bưng bình tro, Ando Chie trao di cốt Cường Để cho hai con của ông. Nàng cúi mặt thầm nghĩ: Thế là ngài sắp về nhà, giấc mơ cả đời của ngài giờ đây mới thành tựu. Ngài lên đường bình an, lần này thiếp không phải gói sushi cho ngài mang đi nữa rồi.
Người con trai cả của Cường Để đỡ lấy bình tro di cốt của cha. Mặt ông đầy nước mắt. Ông ngạc nhiên thấy người đàn bà Nhật này vẫn bình thản, nét mặt trang nghiêm dịu dàng chỉ hơi phảng phất buồn. Nhưng người con trai thứ hai đứng cách đó vài bước thấy rất rõ đôi bàn tay của Chie sau khi trao xong bình tro. Đôi bàn tay ấy bấu chặt vào nhau, những móng tay quắp vào da thịt, rồi chúng run rẩy bấu víu lấy đôi tay áo kimono, và đến lượt thớ vải giằng co như sắp bị xé rách ra.
Khi hai người đàn ông đi rồi, Chie khép cửa, quỳ xuống sàn. Nàng lấy trong ống tay áo ra một mẩu xương và một nhúm tro nhỏ. Chie đã giữ lại cho mình một phần thân thể của chồng.
Nàng biết mình không làm trái với ý nguyện ông. Dù chẳng hiểu ông nói gì khi sắp mất nhưng nhìn vào mắt ông nàng biết, ông rất muốn ở lại với nàng. Hình như vào giờ phút ấy ông nhận ra mình sắp đi vào một cõi xa thăm thẳm, ở nơi ấy ông sẽ gọi cả trần gian này là quê nhà. Và ở quê nhà đó, một trong những gì giản dị và thân thương nhất chính là Chie...
Ando Chie mất bốn mươi năm sau, trước khi mất bà để lại di chúc muốn được chôn cùng với nắm tro tàn của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nhưng cho đến nay lọ hài cốt của bà vẫn còn trong phòng mộ tập thể của nghĩa trang Zoshigaya, nơi có những cây tùng xanh biếc và tiếng quạ kêu man mác buồn trong những buổi sáng mùa xuân.
Trần Thùy Mai
Hồng Công chuyển
jeudi 27 juillet 2017
MỘT VIỆC NHỎ THÔI
MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm và xây dựng những tòa lâu đài trên cát . Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ , dõi nhìn các con chơi đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán , hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ .... sững sờ . Bà cụ ấy là người dân ở đây , từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển , vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng , sốt cao , đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván .Từ dạo ấy , thương cháu đến ngẩn ngơ , bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển , tìm nhặt những mảnh chai , mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe ( ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà , để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi )Nghe xong câu chuyện , người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành , nhưng bà cụ đả đi rất xa rồi . Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.Đừng tưởng cứ nghèo là hènCứ sang là trọng, cứ tiền là xongĐời người lúc thịnh, lúc suy,Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừngBên nhau chua ngọt đã từngGừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhauỞ đời nhân nghĩa làm đầuThủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bềnĐừng tưởng cứ đợi, là chờCứ âm là nhạc, cứ thơ là vầnKhi vui đừng tưởng chỉ cườiLúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than !!!AI ƠI NHỚ LẤY ĐỪNG QUÊN
( sưu tầm )
L.Chi chuyển
mercredi 26 juillet 2017
Lò đào tạo nữ Tiếp viên Hàng Không.
Có lẽ sau khi đặt chân vào lớp đào tạo nữ Tiếp viên Hàng không tương lai ở Hàng Châu, TC, đưới đây, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Phía sau những nụ cười như hoa như ngọc của các cô gái trẻ ấy, là bao điều khác biệt mà người ta chẳng bao giờ ngờ tới.
Đúng như tên gọi, lớp đào tạo nữ Tiếp viên Hàng không của trường Chức nghiệp Nhân dân thành phố Hàng
Châu, tỉnh Chiết Giang, TC, chuyên đào tạo ra những nữ Tiếp viên Hàng không tương lai. Hệ đào tạo ở ngôi trường này kéo dài suốt 4 năm trời.
Học viên ở đây đa số là những cô gái chỉ mới 16 tuổi, và đều có ngoại hình ưa nhìn Chiều cao trung bình của lớp học là 1,67m, người thấp bé nhất lớp cũng cao tới 1,65m. Ngay từ lúc mới đặt chân vào lớp học đặc biệt này, nhiều người đã không khỏi ngỡ ngàng vì những gương mặt tươi tắn, rạng ngời như nụ hồng trong nắng mai, với nụ cười cực kỳ chuẩn mực.
Khi được hỏi: "Bạn có biết cười hay không?", nhiều người cảm thấy hết sức khó hiểu, bởi ai sinh ra mà chẳng biết khóc, biết cười cơ chứ!
Ấy thế nhưng, khoan hãy trả lời vội vàng. Bạn thử đứng trước gương cười theo những bước bài bản dưới đây đi! Để xem tới lúc đó, bạn có còn giữ nguyên suy nghĩ ban đầu hay không na ?
Theo bài học của những cô gái trẻ ở đây, một nụ cười tiêu chuẩn là phải khiến cho người đứng cách bạn 3m vẫn có thể biết rằng: Bạn đang mỉm cười với họ. Khi cười, gương mặt bạn phải thật hòa nhã, khóe miệng hơi nhếch lên, để lộ ra 8 chiếc răng cửa.
Không những vậy, bạn còn phải nhìn thẳng vào mắt đối phương với ý cười tự nhiên phát ra từ tận đáy lòng, không được híp mắt lại, lông mày hơi nhếch lên, mà tuyệt đối không được để nhăn trán hay sống mũi...
Thực hiện được hết ngần ấy yêu cầu quả thực là chuyện vô cùng khó khăn phải không? Chính vì vậy, những học viên trẻ của lớp đào tạo Tiếp viên Hàng không tương lai phải ra sức khổ luyện hàng ngày, hàng giờ, để vượt qua bài kiểm tra nụ cười cực kỳ nghiêm ngặt của Giáo viên.
Một học viên năm thứ 3 tên Vạn Ngọc Bình tiết lộ: Cô sợ nhất là phải luyện tập giữ nguyên tư thế đúng chuẩn vào khoảng thời gian 7h30'-8h sáng hàng ngày, trước khi chính thức vào giờ học. Ngọc Bình cùng các bạn học sẽ tự thực hành, rồi kiểm tra cho nhau từng động tác nhỏ nhất, từ dáng đứng, dáng ngồi, dáng cúi người, cho đến nụ cười, hay cách giơ tay chào hỏi nữa...
Để có được phong thái hoàn hảo nhất, tất cả các học viên đều phải trải qua hàng loạt bài học cơ bản, như: ngậm đũa để giữ miệng luôn mỉm cười, giữ thăng bằng quyển sách đặt trên đầu, dùng đầu gối giữ chặt tờ giấy mỏng tanh, áp người vào tường để luôn giữ thẳng lưng... Mỗi bài tập như vậy thường kéo dài ít nhất hơn 10 phút.
Nghe thì tưởng chừng đơn giản, nhưng lúc bắt tay vào thực hiện lại khó khăn vô cùng. Nhiều cô gái cho biết: Họ đã phải cười đến mức mặt mũi cứng đờ, như đi mượn của người khác, còn mồm miệng thì tê cứng giống như vừa bị rút gân vậy !
Ngoài những giờ học bắt buộc trên lớp, các cô gái còn được Giáo viên nhắc nhở sát sao phải đứng trước gương luyện cười liên tục cả trong những ngày cuối tuần, hay kỳ nghỉ dài ngày, để tránh quên mất kỹ thuật này !
Vạn Ngọc Bình chia sẻ, tuy phải trải qua quãng thời gian dài hơn 3 năm luyện tập hết sức vất vả, nhưng thành quả mà cô nhận được quả thực rất xứng đáng !!!
Cô gái trẻ phát hiện ra bản thân mình đã gặp được rất nhiều may mắn nhờ có nụ cười tươi tắn, thậm chí có một số rắc rối có thể dễ dàng giải quyết bằng cách mỉm cười. Ngọc Bình nhớ lại, có lần cô phải phục vụ một vị khách hàng hết sức bực dọc vì đã chờ đợi quá lâu, mà đang chờ cơ hội để trút cơn giận. Tuy nhiên, khi cô mỉm cười bê đồ ăn tới, và nhẹ nhàng xin lỗi, vị khách hàng bỗng nhiên quên hết cơn giận dữ, rồi tỏ ra vô cùng hiền hòa và lịch lãm.
Ngọc Bình cảm thấy 3 năm khổ luyện để có được nụ cười tươi như hiện nay của cô không hề uổng phí chút nào cả. Cô vui vẻ đưa ra kết luận: "Khi bạn mỉm cười, chẳng ai nỡ tức giận với bạn cả. Đây chính là sức mạnh của nụ cười !."
Một cô gái khác cùng lớp với Ngọc Bình cũng thu hút sự chú ý rất lớn của những người xung quanh là Chung Phi Phàm. Nhìn dáng vẻ hoạt bát, và giao tiếp của cô nữ sinh này, chẳng ai có thể ngờ được cách đây 3 năm, cô là một người sống nội tâm, và rất ít giao du với bạn bè.
Hồng Công sưu tầm
mardi 25 juillet 2017
TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ VŨ ĐỨC NGHIÊM
TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ VŨ ĐỨC NGHIÊM
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm (Khoá 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định) vừa an nghỉ trong nước Chúa sáng nay 24 tháng 7 năm 2017, nhẹ nhàng trong giấc ngủ bên cạnh vợ và các con tại San Jose,
hưởng thọ 87 tuổi..
Xin thành thật chia buồn cùng Thiên Nga và tang quyến. KĐ mới biết tin Ns Vũ Đức Nghiêm vừa qua đời. Nguyện xin anh linh nhạc sĩ đươc hưởng phước thiên đàng.
KĐ và gia đình
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
DI CHÚC CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
" Các con thân mến! Hiện nay, các con đang sống trong thời đại đầy gian nguy và thử thách. Các con hãy cố gắng kiên tâm vững tin vào Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đã hiện ra với cha, truyền phán cha thông báo lại cho các con những sứ điệp này: “Các con hãy cầu khẩn Thiên Chúa các con, giải trừ nguy nan trong thế giới sắp sụp đổ này ".
Các con thân mến, khi cha ra đi cũng chính là lúc những biến cố thảm họa sẽ đổ xuống thế giới này: Chiến tranh ngày càng lan rộng, động đất khắp nơi, các Cuộc Đại Nạn lớn lao sẽ xảy ra, tại các nước lớn như Nhật bản, Trung Quốc, Philippin. Các con là những người cha tin yêu nhất, là những người con thuộc dòng dõi Ðavít [1], các con hãy kêu xin cùng Thiên Chúa, bằng cách các con đọc kinh cầu nguyện, với những lời kinh tha thiết sau đây:
Xướng: Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con!
Ðáp: Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này.
Xướng: Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy.
Ðáp: Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con.
Xướng: Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con.
Ðáp: Vì Chúa là Ðấng đã bảo vệ chúng con.
Kết : Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia, sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Sau những lời nguyện trên, các con hãy đọc:
- Một Kinh Chúa Thánh Thần - Một kinh Tin kính - Một Kinh ăn năn tội
- Và lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và muôn dân muôn nước”.
Khi các con phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một ơn tiểu xá, cứ 100 người thì được một ơn đại xá. Và khi các con rời thế gian này, sẽ được các Thiên Thần đưa về Trời, hưởng hạnh phúc muôn đời. Cha ban phép lành và chúc phúc cho những ai phổ biến bản kinh này".
(Trích dịch “Di chúc của ÐT C-GP II”, theo bản tiếng Anh của cha Lorenso thuộc Bộ Giáo Lý Ðức tin, Roma.)
M.Tâm chuyển
lundi 24 juillet 2017
Dầu ô liu: Cả thế giới ăn mừng nào: Tìm thấy hoạt chất khiến tế bào ung thư “tự sát” trong 30 phút
Theo kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Rutgers và Hunter (Mỹ) thì các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một hoạt chất trong dầu ô liu có thể khiến các tế bào ung thư “tự sát” trong 30 phút.
Theo kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Rutgers và Hunter (Mỹ) công bố trên Tạp chí Phân tử & Tế bào ung thư, hoạt chất oleocanthal trong dầu ô liu có thể tiêu diệt được tế bào ung thư có tên lysosome.
Cần phải hiểu oleocanthal có trong dầu olive extra-virgin thu được sau lần ép đầu tiên. Đây là loại dầu oliu tốt nhất được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh giữ được nguyên mùi vị, không có chất bảo quản hay thêm bất cứ phụ gia nào.
Cụ thể, sau khi áp dụng xử lý oleocanthal lên các tế bào ung thư, các nhà khoa học thấy rằng các tế bào ung thư chết rất nhanh trong chưa đến 30 phút. Trong khi đó, chết tế bào theo chương trình cần khoảng 16-24 giờ.
Bộ 3 nhà nghiên cứu ung thư Paul Breslin của Đại học Rutgers và David Foster và Onica Legendre của Trường Đại học Hunter đã phát hiện ra rằng các tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi chính enzyme trong nó.
Chất oleocanthal đã phá vỡ các túi bào lysosome bên trong tế bào ung thư, nơi chứa các chất thải của tế bào. Về cơ bản, các nhà khoa học cho rằng các tế bào tự sát.
Ngoài ra, hợp chất này không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh, chúng chỉ tạm thời dừng chu kỳ sống của chúng, hay nói cách khác là “đưa chúng vào trạng thái ngủ”. Sau một ngày, các tế bào khỏe mạnh sẽ tiếp tục chu kỳ sống của mình.
“Sau một ngày, các tế bào khỏe mạnh phục hồi được chu kỳ. Tuy các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn và nhiều lysosomes hoạt động tích cực hơn nhưng thực tế cho thấy các tế bào này bị tổn thương và yếu đi so với các tế bào khỏe mạnh.
Và chúng tôi vẫn chưa lý giải được điều này”, giáo sư Breslin nhận định.
Được biết, các thử nghiệm trên mới chỉ được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, do đó, bước tiếp theo cần chứng minh được tác dụng của hoạt chất oleocanthal có trong dầu ô liu khi áp dụng trên cơ thể sống.
“Chúng tôi cần phải hiểu tại sao các tế bào ung thư lại trở nên nhạy cảm với chất oleocanthal hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác”, David Foster, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết.
Theo báo cáo Ung thư công bố vào năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong năm 2012 có hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới và hơn 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này.
Vì vậy, phát hiên này được xem là một hy vọng mới trong việc tìm ra phương pháp chữa căn bệnh ung thư thành công.
Tác dụng phòng ngừa ung thư của dầu ô liu
Trong khi thử nghiệm hoạt chất trong dầu ô liu “tiêu diệt” tế bào ung thư trong vòng 30 phút vẫn đang còn nằm trong phạm vi phòng thí nghiệm thì tác dụng phòng ngừa ung thư của dầu ô liu lại được chứng minh bằng thực tiễn.
Các nhà khoa học của Trường Đại học Harvard (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu với 26.000 người tham gia trong 8 năm.
Họ phát hiện ra những người ăn nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ôliu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư lên đến 9%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn của người Địa Trung Hải có thể giảm nguy cơ bị ung thư, bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp và bệnh Alzheimer.
Mà thành phần quan trọng nhất trong các bữa ăn hàng ngày của người bản địa là dầu ô liu. Đây cũng được xem là yếu tố làm tăng sức khỏe và tuổi thọ của con người nơi đây.
Các món ăn của người dân vùng Địa Trung Hải đều chứa dầu ô liu.
Còn các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Navarra (Tây Ban Nha) đã tiến hành cuộc khảo sát với 4.282 phụ nữ nước này.
Sau gần 5 năm theo dõi, họ rút ra kết luận những người thường xuyên dùng dầu ô liu nguyên chất trong bữa ăn thì giảm 62% nguy cơ mắc ung thư vú.
Dầu ô liu có chứa axit oleic, vốn tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư gây đột biến gen và chất squalene giúp chống ôxy hóa.
Tác dụng khác của dầu ô liu
– Tốt cho tim: Dầu ô liu tự nhiên chứa 70 % axit béo không bão hòa đơn, từ đó giúp làm giảm sự tích tụ cholesterol trong máu và làm giảm vấn đề liên quan tới tim mạch.
– Tốt cho tiêu hóa: Dầu ô liu được sử dụng như một loại bài thuốc thải độc cho cơ thể, cải thiện đường tiêu hóa. Bạn có thể uống 1-2 thìa dầu ô liu trước bữa sáng để tránh tình trạng táo bón.
– Chống viêm và kháng khuẩn: Các phenol có trong dầu ô liu có đặc tính kháng viêm.
– Tốt cho xương khớp: Dầu ôliu nhờ chứa vitamin D và canxi giúp tăng cường chức năng đổi mới trong xương, thúc đẩy hệ xương phát triển, duy trì mật độ cho xương, giảm nguy cơ loãng xương.
– Giảm nguy cơ mắc đái đường: Dầu ô liu có tác dụng giảm nguy cơ mắc đái đường. Các chất dinh dưỡng giúp cải thiện sự đề kháng insulin và thúc đẩy điều hòa đường máu.
– Tốt cho gan và túi mật: Nếu sử dụng dầu ô liu hàng ngày, bạn sẽ giảm nguy cơ bị gan nhiễm mỡ và các rối loạn chức năng gan khác.
– Giảm cân: Dầu ô liu là một trong những nguồn thực phẩm tốt cho những người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
– Ngăn ngừa thiếu máu: Quả ô liu giàu chất sắt, đây là một thành phần quan trọng giúp sản sinh ra hemoglobin, hoạt chất đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể.
– Làm đẹp: Dầu ô liu giúp cải thiện làn da, dưỡng tóc, dưỡng tay, chân…
Theo Webtretho
L.T.K chuyển
Inscription à :
Articles (Atom)