jeudi 7 septembre 2017

Tang Dynasty dancing at Xi'an China 2017

Phố xá Xi An








  

 
  con nhộng



















Đi xem Tang Dynasty dancing , dimsam banquet (mấy chục loại)


 dumbling banquet

 2  MC (điều hợp viên) 
































  





Show hay quá



*****************************************

Highlights of the Tang Dynasty Show


The Tang Dynasty Show is an excellent performance that fully displays the essence of music and dance art of the Tang Dynasty (618–907), and it is praised to be the premier pseudo-classic show in China.
The artistic conception of customs from the Tang Dynasty is fully expressed in the show, and it's really enjoyable to appreciate the splendid performance that has endured for over 1,000 years.

Highlights of the Tang Dynasty Show

The Tang Dynasty Show is comprised of eight sections: Hooray to the Emperor, White Linen Dance, Da Nuo, Rainbow and Feather Garment Dance, the King of Qin Breaking Through the Battle Line Dance, Spring Outing, Orioles Twittering in Spring, and the Feet-Stomping Song.
In addition, the Palace Banquet is an excellent opportunity for guests to taste delicious palace dishes and wine while appreciating the wonderful music and graceful dancing.

Hooray to the Emperor

"Hooray to the Emperor" (万岁乐) depicts the splendid scenes of the Emperor holding court with high-ranking officials paying him visits, accompanied by resounding bells and drums, and tens of thousands of people hooraying simultaneously. It vigorously recreates the prosperous and powerful Tang Empire, depicting the government functioning well and the people living in harmony.

White Linen Dance

Tang Dynasty Show, the White Lien DanceThe White Linen Dance
Created by the people of the Jin Dynasty (256–316), the White Linen Dance (白紵舞) was even more popular during the Tang Dynasty, and all the dancers wear white linen skirts with long sleeves, hence its name.
The long sleeves wave in the air when the dancers move lightly to soft music, which is just like white clouds chasing after the moon, creating a very elegant atmosphere.

Da Nuo

Da Nuo (大傩) is a popular form of sacrifice dance, featuring simple movements and pious facial expressions, and it was used by people to pray for good luck and drive away evil spirits and diseases during the Tang Dynasty.
Da Nuo was created by an emperor, according to legends, and all of the dancers wore animal masks, holding spears and a shield in their hands on New Year's Eve, so as to drive away evil spirits.

Rainbow and Feather Garment Dance

tang dynasty showThe Rainbow and Feather Garment Dance
According to historical records, the Rainbow and Feather Garment Dance (霓裳羽衣舞) was created by Emperor Xuanzong (658–762) of the Tang Dynasty following a dream.
Emperor Xuanzong dreamed about wandering in the Moon Palace, where he saw many pretty girls dressed in cloud-like clothes, dancing to soft music. After the dream, he composed a piece of music and ordered his favorite concubine, Yang Yuhuan, to arrange the "deathless dance".

The King of Qin Breaking Through the Battle Line Dance

As the most representative military dance of the Tang Dynasty, the King of Qin Breaking Through the Battle Line Dance (秦王破阵舞) fully displays the military prestige and strategies of the Emperor Taizong (598–649) in an artistic way, and it features imposing scenes with flexible movements.

Spring Outing

Spring Outing (游春图) — played with a Pipa (a string instrument with a fretted fingerboard), a Ruan (a string instrument), and a Guzheng (a half-tube instrument with movable bridges and 21 strings) — depicts the scene of high officials and refined scholars going for an outing in the early spring, and it praises the return of spring to the earth and of all things taking on a new appearance.

Orioles Twittering in Spring

"Orioles Twittering in Spring" (春莺啭) is the only piece of music played solely by panpipes (a primitive wind instrument consisting of several parallel pipes bound together) in China, featuring a lively and crisp melody, and symbolizing the prosperity of the Tang Empire.

Feet-Stomping Song

With stomping feet acting as the rhythm, the Feet-Stomping Song (踏歌) features a kaleidoscope of gorgeous tempos, in which the performers sing and dance hand in hand. It recreates the scene of the reunified nations joining in jubilation during the golden times of the Tang Dynasty.

Palace Banquet

shangri la hotel xianThe hotpot in the Palace Banquet.
As the only large pseudo-Tang theater restaurant in China, the Tang Dynasty Show Restaurant can hold 650 guests at a time.
The palace dishes feature a combination of authentic Tang royal dishes and Cantonese dishes, and it's really enjoyable to experience the royal life of ancient China while fully appreciating the music and dance performances in the restaurant.

Background Information

Known as Changxi in ancient times, Xi'an served as the ancient capital for 13 dynasties during the course of history, including the Tang Dynasty.
The Tang Dynasty was the most prosperous dynasty with its music and dance symbolizing the splendor and the glory of the Chinese civilization.
China's classic music orchestra provides a musical accompaniment for the Tang Dynasty Show, to which the performers dance to the rhythms of drums, bells, Guqin (a seven-stringed instrument, in some ways similar to the zither), and Se (a 25-stringed instrument, similar to the zither).


mercredi 6 septembre 2017

30 ảnh Phong cảnh VN thật đẹp



30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Quê ngoại" - Thành Vương
Quê tôi là một vùng chiêm trũng. Khi mùa gặt xong, bà con thu gom rơm rạ xây thành từng ụ. Đấy là một cách dự trữ thức ăn cho trâu bò khi lũ lụt về và mùa đông đến mà không phải đốt gây ô nhiễm môi trường.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Đình Gò Táo" - Nguyễn Dũng
Bức ảnh chụp một ngôi đình cổ ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Mùa thu thác Bản Giốc" - Võ Hoàng Vũ
Bức ảnh được chụp tại tầng trên cùng của thác, khi những vạt nắng chiều vàng óng nhuộm lên những mảng cây trên thác. Đó là thời khắc tuyệt vời nhất của mùa thu, khoảnh khắc tuyệt vời và may mắn đối với tôi. Tôi muốn thể hiện sự mềm mại của dòng thác, dịu êm của sắc thu nhưng vẫn lấy hết ngọn núi để thể hiện sự vững chãi và chắc chắn, âm dương hòa hợp
 
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao" - Huỳnh Thu
Bức ảnh chụp mặt trước Nhà thờ Đức Bà, TP HCM.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Sài Gòn bừng sáng" - Y Ho Nhu
Bức ảnh được chụp từ tầng 40 của một tòa nhà đang xây dựng, sử dụng len fisheye kết hợp với độ cao tạo ra hiệu ứng hình cầu. Chủ thể bức ảnh này là ánh đèn bừng sáng từ Đại lộ Đông Tây - một con đường đẹp uốn lượn dọc theo bến Chương Dương - đây cũng là một trong những điểm nhấn của TP HCM. 
 
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Vòng vo Sài Gòn" - Dương Hoàng Đăng
Bức ảnh được chụp vào một buổi chiều nhá nhem tối tại sân thượng của chung cư Cao Đạt (Q5, TP HCM). Ở góc chụp từ trên cao xuống, tôi đã cố gắng zoom ống kính để đặc tả hình ảnh đại lộ Võ Văn Kiệt lên đèn đang ôm lấy kênh Tàu Hủ uốn lượn hình chữ S.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Suối Yến mùa thu" - Hoàng Thị Thu Đông
Suối Yến nằm trong khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong một chuyến tham quan Suối Yến cùng những người bạn vào trung tuần tháng 9, tôi cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên ẩn trong không gian thanh bình tĩnh lặng. Cảnh sắc Hương Sơn bốn mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ vẫn là vào mùa thu, mùa không lễ hội. Cả chiều dài dòng suối được phủ một sắc hồng tím của những bông hoa súng, còn hai bên bờ là những rặng cây tràm lơ thơ lá.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 

"Cái cây ở hồ thủy điện Sông Hinh" - Huỳnh Lê Viễn Duy
Hồ thủy điện Sông Hinh nằm ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cách TP Tuy Hòa khoảng 50 km về hướng Tây. Nơi đây có nhiều bãi cỏ xanh mướt, nhiều cảnh đẹp lãng mạn, một nơi lý tưởng để picnic, cắm trại qua đêm. Ngoài ra nơi đây có rất nhiều góc hình đẹp dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh.
Trong hình là một cái cây đã chết khô, vào mùa mưa nước hồ lên cao, cây nằm giữa biển nước, tạo dáng rất đẹp. Tôi cùng một người bạn lên vị trí này với mục đích chụp dải ngân hà vào ban đêm nhưng không thể bỏ qua khoảnh khắc hoàng hôn đẹp mê hồn nơi đây.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Mùa no ấm" - Đinh Công Thủy
Bức ảnh được chụp tại thôn Khuổi My, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, trong chuyến đi thực tế của tác giả ngày 25/9/2014.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Thác Bản Giốc" - Nguyễn Văn Sơn
Bức ảnh được chụp trong một chuyến đi Cao Bằng Trước khi đến thác Bản Giốc, tôi đã được xem ảnh và nghe một số người bạn kể về thắng cảnh này. Khi đến nơi, tôi thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây.
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 

"Yên bình" - Nguyễn Anh Phương
Bức ảnh được thực hiện ngày 22/2/2014. Thời tiết đẹp, trời đứng gió, không thể bỏ lỡ cơ hội, tôi liên tục ghi lại khoảnh khắc cho riêng mình với nhiều góc độ khác nhau. Tôi cảm nhận từng khoảnh khắc đang dần chuyển mình thay đổi. Thật tĩnh lặng, thật bình yên, thật thoải mái. 
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Sắc màu" - Cao Quang Trung
Bức ảnh được chụp trong chuyến đi dã ngoại kết hợp khảo sát du lịch cùng một số đồng nghiệp ở tuyến Ba Bể - Thác Bà - Suối Giàng - Mù Cang Chải. Bức ảnh chụp ở Chế Cu Nha - một trong ba nơi ruộng bậc thang đẹp nhất Mù Cang Chải.

30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Hương lúa mới ngày mùa" - Trần Trung Hậu
Đây là một khu ruộng bậc thang nằm gần một bản nhỏ trên vùng cao Bát Xát - Lào Cai. Các thửa ruộng tầng tầng lớp lớp như quấn vào nhau, ôm lấy bản làng. Khi mùa lúa chín, cả khu ruộng vàng rực bừng sáng dưới nắng chiều, giữa mầu xanh bát ngát của núi rừng tạo nên sự tương phản mạnh về màu sắc, ánh sáng.

30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Phố núi lên đèn" - Vũ Ngọc Hoàng
Bức ảnh được chụp mùng 8 Tết Nhâm Thìn. Khi trời vừa nhá nhem, nền trời vẫn còn sáng, thị trấn đã bật đèn, đúng lúc đó mây về và tôi bấm máy được kiểu ảnh này.

30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Vươn tới tầm cao" - Nguyễn Thanh Vân
Gần hết thời gian nộp ảnh dự thi, tôi nhận thấy chưa có cảnh biểu trưng TP HCM - đô thị hiện đại, ngày một tiến nhanh trên đường hội nhập. Tôi nghĩ ra còn góc nơi trung tâm tài chính của thành phố tôi chưa chụp, thế là rủ người bạn cùng lên cao ốc MC để chụp.

 
30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress 
"Bình minh Mỹ Khê" - Hoàng Nam Dương
Bức ảnh được tác giả chụp trong một chuyến đi du lịch với gia đình tại Đà Nẵng. Tôi đã cố gắng dậy thật sớm để đón được những khoảnh khắc đầu tiên của một ngày mới trên bãi biển Mỹ Khê. Tôi cảm nhận được một vẻ đẹp rất lộng lẫy nhưng cũng rất đỗi bình yên.

30 ảnh Phong cảnh vào chung kết Cuộc thi Ảnh VnExpress


T.Anh chuyển

Úp Mặt Vào Tường

Úp Mặt Vào Tường



Từ một động tác khí công cổ, "úp mặt vào tường" đã trở thành động tác "bình dân". Những tác dụng kỳ diệu, biến người bệnh thành người khỏe chính là sức hấp dẫn khó cưỡng nhất.

Link- Cả thế giới đang sôi sục vì bài tập tốn 20 giây này, dù bạn là nam hay nữ cũng nên tập thử

Link- Nam giới bổ thận, dưỡng tinh, nữ giới hết mọi bệnh tật nhờ làm động tác đơn giản này

Link- Làm động tác này khi đi tiểu, khỏi phải uống thuốc mà vẫn bổ thận tráng dương

Có một động tác thể dục mà mới đầu, người ta tưởng rằng chỉ dành riêng cho những võ sư có kỹ năng siêu phàm mới "dám" tập. Bởi nguồn gốc của nó có lịch sử hàng nghìn năm và phổ biến trong giới luyện công phu Trung Hoa.

Tuy nhiên, động tác này sau đó đã được khuyến khích tập luyện ở mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến nhất là ở Đài Loan, Trung Quốc, Hàn, Nhật và một số nước châu Âu.

Tiếp đến là nở rộ trong các phòng tập Gym, rồi thì trở thành động tác tập luyện phổ biến từ trong nhà ra ngoài phố.

Đây Động tác đặc biệt đó chính là Face the wall squat Technique (面壁蹲墙功), được miêu tả là động tác úp mặt vào tường, ngồi xuống đứng lên, có nơi còn gọi là động tác ngồi xổm, gọi tắt là "úp mặt vào tường".




Người dân Châu Âu cũng "nghiện" úp mặt vào tường.

1. Tác dụng "thần kỳ" của bài úp mặt vào tường

- Tốt cho hệ xương khớp

Khi đứng lên ngồi xuống một cách liên tục và đều đặn, kết hợp với việc hít vào thở ra đúng nhịp và thư giãn tốt, tác động đầu tiên chính là khiến cho hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.

Không chỉ tác động mạnh đến vùng khớp gối, mà còn thay đổi cơ bản sức khỏe của vùng xương chậu.

Theo nghiên cứu cho thấy, bài tập có thể làm kéo dài cột sống, điều chỉnh cột sống, thoát vị đĩa đệm và cải thiện chức năng xương.

Những người bị khom lưng, gù và trật khớp cũng có thể có những tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát đáng kể.

Theo thử nghiệm, nếu một người đứng trong trạng thái bình thường, chiều dài cột sống khoảng 50 cm, nhưng khi thực hiện động tác vươn người, cột sống sẽ kéo dài thêm khoảng 3cm.

Nhưng nếu tập động tác úp mặt vào tường, thì cột sống có thể kéo dài lên tới 10cm. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất.


- Tốt cho thận, bàng quang và bệnh phụ khoa


Nhiều người bị các bệnh về thận, bàng quang, phụ khoa thì càng nên theo đuổi bài tập này.

Theo y học hiện đại cho rằng, sống lưng không thẳng là nguồn căn của nhiều loại bệnh. Những vùng khác nhau trên đốt sống lưng có bệnh, sẽ đồng thời tác động đến những bộ phận khác, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng gấp đôi.

Ví dụ, đau ở đốt sống thắt lưng đầu tiên có thể dẫn đến loét dạ dày và tá tràng, dãn dạ dày. Đau ở đốt thắt lưng thứ hai có thể dẫn đến giảm năng lượng, đái dầm, viêm đường ruột, táo bón.

Đau ở đốt thắt lưng thứ ba có thể gây tiêu chảy, viêm thận, bệnh gút. Đau ở đốt sống lưng thứ tư có thể gây ra đau thần kinh tọa, nhức đầu, đẻ khó.

Đau lệch vùng đốt thắt lưng thứ năm có thể gây ra viêm bàng quang, tiêu chảy, trĩ, nội mạc tử cung…

Động tác úp mặt vào tường còn được tập luyện ngay trong Trung tâm thương mại (Nguồn: Youtube)

Tóm lại, do lưng là phần đặc biệt quan trọng trên cơ thể, nếu lưng khỏe mạnh, linh hoạt, khí huyết lưu thông tốt thì không chỉ làm tăng khả năng hoạt động tốt cho thận, mà còn khiến cho nguyên khí đầy đủ.

Nam giới có thể bổ thận tráng dương,
kéo dài thời gian "yêu", thậm chí có thể cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Nữ giới có thể điều chỉnh chứng kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không hết.
Người tập sẽ điều chỉnh được sự cân bằng âm dương, làm cho làn da hồng hào, sáng bóng, có thể phòng tránh đột quỵ, bán thân bất toại.
Mặt khác, người xưa nói rằng "muốn có lực thì nhờ chân, muốn đứng vững thì nhờ lưng", ưu điểm nổi bật của động tác này chính là giúp bạn đứng khỏe và đi vững.

2. Hướng dẫn cách tập "úp mặt vào tường"
Link- Hướng dẫn tập động tác ÚP MẶT VÀO TƯỜNG tốt cho xương khớp và tì tạng

Là một động tác có nguồn gốc khí công cổ nên mới đầu yêu cầu người tập phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Sở dĩ gọi là "úp mặt vào tường" bởi vì bạn luôn cần một điểm tựa để tập đúng tư thế.

Muốn thực hiện động tác,
bạn chỉ cần đứng úp mặt vào tường, hai chân khép lại gần nhau, tư thế thả lỏng thoải mái. Sau đó từ từ ngồi xuống, ở tư thế ngồi xổm, rồi từ từ đứng lên, lúc mới tập có thể chống tay vào đầu gối.

Tùy vào lứa tuổi, sức khỏe và thời gian tập luyện, mọi người sẽ tự lựa chọn mức độ cho mình.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả "hơn cả mong đợi", ít nhất bạn cũng cần phải tập thường xuyên, mỗi lần tập khoảng 20-50 cái.
Sau 7 ngày tập liên tục thì mới bắt đầu cảm nhận được tác dụng, cũng là giai đoạn bắt đầu hết cảm thấy "đau mỏi" do làm quen với bài tập.

Những người tập để chữa bệnh cần tập đúng bài bản, đúng tư thế, nhịp thở đều, kéo dài khoảng 30 phút


LTK sưu tầm
.

lundi 4 septembre 2017

Ðức Giám Mục Jean Cassaigne



Tiếng khóc trong rừng

Bên cạnh Làng Cùi Di-Linh, tỉnh Lâm Ðồng, có ngôi mộ của Ðức Giám Mục Jean Cassaigne (Gioan Sanh,) vị sáng lập giáo xứ và làng cùi tại Di-Linh. Trên bia mộ Ðức Giám Mục De Cassaigne, có khắc hai dòng chữ sau đây:

“Tôi xin những người nào, mà khi còn sống,
tôi không giúp đỡ được gì, hãy tha lỗi cho tôi”


“Tôi xin những người nào,
mà khi còn sống, tôi đã nêu gương xấu,
hãy tha lỗi cho tôi”



Ngay sau khi Ðức Cha Jean Cassaigne tấn phong Cha Simon Hòa Hiền (cựu Giám Mục Ðịa Phận Ðàlạt) năm 1955, thay vì về lại Pháp là nơi Ðức Cha Cassainge đã lớn lên, Ngài đã trở lại để vui sống với anh em bệnh nhân trại cùi, một làng nhỏ chính tay Ngài tạo dựng mấy mươi năm về trước. Tại làng nhỏ bé này, Ngài vừa làm Cha sở, Thầy giảng, Giám đốc, Y tá, chăm nom chu đáo cho tất cả bệnh nhân mọi tôn giáo, trẻ già, với sự cộng tác nhiệt thành của các sơ dòng Bác Ái Vinh Sơn. Ngài quyết tâm sống chết với con cái cùi hủi của Ngàị
Trong cuốn “Lạc Quan Trên Miền Thượng” [1] do Linh Mục Giuse Phùng Thanh Quang viết vội vào năm 1972 về cuộc đời hy sinh cho người cùi của Ðức Cha Cassaigne, lúc Ðức Cha Cassaigne đang đau quằn quại thê thảm với những cơn đau khủng khiếp cuối đời. Một đời hy sinh thật cao quý của Ðức Cha Cassaigne mà có lẽ nay còn rất ít người có biết và nhớ đến.




Cha Cassaigne được thụ Phong chức Linh Mục năm 1925 tại chủng viện Rue du Bac của Paris. Qua Sài Gòn ngay sau đó và nhận nhiệm sở thí điểm truyền giáo vùng ma thiêng nước độc Di Linh (DJIRING) năm 1927. Ngài đã yêu thương những người “Mọi cùi” đến độ đã sống giữa người cùi, tắm rửa, săn sóc cho những người cùi, đã thương yêu họ cho đến khi họ chết. Cha Cassaigne đã kể một câu chuyện có lần Ngài giúp những người cùi thức ăn gồm có gạo, muối, và thịt naị Có một bà cùi hàng tuần đến lấy phần ăn, nhưng tuần đó không thấy đến. Cha Cassaigne đến lều tranh tìm bà thì thấy bà ta sắp chết với mủ nhớt nhầy nhụa, mùi hôi thối không chịu được xông ra từ mảnh thân héo tàn đáng thương xót nàỵ Cha vội lo dạy bà những điều về Thiên Chúa và hỏi bà ta có muốn Cha rửa sạch những tội lỗi để bà được lên Trời sau khi chết không? Người cùi đáng thương đồng ý được rửa tội và nói với Cha Cassaigne rằng:

“Cau dờng! Ăn rơp kăh dơ mê dỡ ăn gũh rê hơ trồ”
” Ông lớn ơi! Tui sẽ nhớ đến ông khi tôi ở trên Trời”

Cái chết tội nghiệp nhưng tốt lành của bà Thượng cùi đã làm khích động thật sâu xa tâm hồn Tông Ðồ của vị Linh Mục Thừa Saị Câu nói “Tôi sẽ nhớ Cha khi được ở trên Trời” là viên đá đầu tiên được đặt xuống để khởi đầu công cuộc thành lập làng cùi tại Di Linh.

Trong khoảng thời gian đó, ở miền Trung cũng như ở miền Nam nước Việt cũng có những trại cùi với số người bệnh tương đối ít. Trong khi ở vùng đất xa xôi có đến hàng trăm người cùi, lại không có chỗ cho họ ở. Theo lời Linh Mục Phùng Thanh Quang kể lại.
Một ngày cuối Thu năm 1928, trong chuyến đi thăm một làng Thượng xa, đang băng qua rừng vắng thì bỗng có tiếng chân nhiều người dồn dập từ trong vùng tối âm u, nhiều giọng la ú ớ kêu Ngài dừng lại. Những bóng dáng quái dị xuất hiện như một đoàn ma đói. Thân hình xác xơ, kẻ mất tay, người sức mũi, miệng chảy nước lòng thòng và tất cả hầu như què quặt. Họ mặc dù có người khập khiểng, có người vừa bò vừa lết, và đói, cố đuổi theo Cha bao vây lấy Ngài và tất cả đồng gào lên thảm thiết:

“Ơ cau dơng! Ơ cau dơng! Dăn nđàc sơngit bol hi!”
Ới ông lớn! Ới ông lớn! Xin thương xót chúng tôi!

Rồi tất cả sụp lạy Ngài và khóc rống. Cha Cassaingne vừa sợ hãi, vừa mủi lòng. Thì ra đây là nhóm người cùi bị xóm làng kinh tởm đuổi đi, họ tụ tập từng nhóm ngoài rừng xa, sống lây lất qua ngày để chờ chết. Có lẽ họ đã nghe lời đồn đãi về ông lớn làm thuốc và hay thương giúp người cùi này. Họ chờ Cha trên khúc đường vắng để nhờ Cha giúp đỡ. Vài ngày sau, đó, việc lập làng cùi Di Linh được xúc tiến ngay [3] Trong bài thuyết trình của Cha Cassaigne tại Sài Gòn năm 1943 về bệnh cùi khủng khiếp như thế nào, Ngài viết:
“Ở xứ Thượng cũng như hầu hết các xứ vùng nhiệt đới, nơi mà sự ăn ở sạch sẽ và phương pháp vệ sinh ít được lưu ý, thì con số người mắc bệnh cùi khá cao. Khi mà có thể còn làm việc được thì người mắc bệnh cùi vẫn còn được sống chung với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm gì được nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, mủ máu vấy đầy khiến những người chung quanh nhờm gớm kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết sao mặc kệ! Rồi yếu liệt cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi không còn sức làm gì nữa để kiếm ăn vì tay chân cụt mất rồi! Họ sẽ chết dần chết mòn một cách thảm khốc, sẽ gục ngã ở một xó kẹt nào đó rồi chết đi vì đói lạnh, mà chẵng có ai hay biết…”
Trước khi mắc bệnh, mỗi lần thuyết trình đến đây, cha Cassaigne không sao cầm được nước mắt, phần thì thấy thương những người xấu số, phần thì chắc Ngài cảm thấy lo âu sợ sệt như linh cảm thấy trước định mệnh sẽ đến, Ngài run sợ như chính mình đang mắc chứng bệnh nan y nàỵ
Các việc làm nhân đức của Cha Jean Cassaigne đã đưa Ngài từ một căn lều tranh để phục vụ người hủi tới tận tai Tòa Thánh La Mã. Ngài được bổ nhiệm chức Giám Mục và Ngài phải tuân lệnh Toà Thánh về làm việc tại Ðiạ Phận Sài Gòn.

Trong hơn 14 năm giữ chức vụ này Ðức Giám Mục Cassaigne đã đôn đốc thực hiện công cuộc bác ái, cứu trợ vật chất, ủy lạo tinh thần cho những người gặp cảnh bất trắc nghèo khó, di cư tị nạn, không phân biệt địa phương hay tôn giáọ Vì nhớ đám dân cùi, Ngài xin từ nhiệm chức Giám Mục Sài Gòn để trở về băng bó vết thương tinh thần và vật chất cho những đứa con cùi hủi của Ngài tại làng cùi Di Linh.


Vì sống một đời sống quá khắc khổ trong rừng nên Ðức Cha đã mang nhiều bịnh nặng. Từ năm 1929, Ngài đã mắc bịnh sốt rét rừng. Năm 1943, bịnh cùi đã đến với Ngài vì sống gần gũi với người bịnh; từ năm 1957, bịnh lao xương làm không thuốc chữa Ngài đau đớn, và năm 1964, bịnh lao phổi trở lại hành ha thân Ngàị Ðức Cha đau đớn tột cùng với những cực hình thể xác, nhưng luôn luôn vững lòng chấp nhận để xin Chúa thương mà giảm bớt cái đau của những người hủi tại Việt Nam. Những ai may mắn sống gần Ðức Cha thường được nghe Người nói:

– “Ðời tôi chỉ có ba ước nguyện: được chịu đựng, chịu đau, và chịu chết ở đây, giữa những người Thượng của tôi”
(Je ne demande que trios choses: tenir, souffrir, et mourir ici, au milieu de mes Montagnards).

Chúa đã nhận lời cầu xin của Ðức Cha, đã cho Ngài mang lấy bốn chứng bệnh nan y. Ðã giúp sức cho Ngài chịu đựng quá lâu dài. Những ngày cuối cùng tuy đau đớn, nhưng Người vẫn đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt Nam, cho các người cùi. Người nói:
“Suốt 47 năm dài, Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này, và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây, Cha không tiếc một điều gì về sự dâng hiến toàn diện ấy”.
Theo lời từ biệt của ông Nguyễn Thạch Vân, đọc trong lễ an táng Ðức Cha Cassaigne tại Di Linh ngày 11 tháng 5, năm 1973 kể lại, Cha Cassaigne còn nói:
“Việt Nam chính là quê hương của Cha, bởi vì Chúa muốn như vậy”.

Khi nói đến câu: “Nước Việt Nam là quê hương của tôi”. Ðức Cha chấp tay như để cầu nguyện, và Ngài khóc! Ðây là giòng lệ Thánh cầu nguyện của một Tông đồ Truyền giáo, đã tận hiến đời mình cho lớp người khốn khổ, bất hạnh nhất trên cõi đời này.
Năm 1972, Ðức Cha đã được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương trên giường bệnh và đã qua đời tại Di-Linh ngày 31-10-1073


T.Anh sưu tầm

Hạt vừng – vị thuốc “trường sinh”




Vừng là thức ăn thường dùng, quen thuộc. Trong các cuốn sách Đông y các thời đại thì vừng được gọi là vị thuốc kéo dài tuổi thọ.Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong vừng có chứa rất nhiều các chất chống lão hóa như vitamin E…; có các chất mà cơ thể cần như protein, chất béo, đường, khoáng chất, có các chất phòng chống bệnh xơ cứng động mạch như axit béo không bão hòa, vitamin PP, vitamin B1, những thứ này đều là cơ sở cho việc kéo dài tuổi thọ. 

Vừng có tác dụng bổ não dưỡng sinh:

Do vừng có chứa nhiều chất chống lão hóa, bổ não, tăng cường trí lực, lại chứa nhiều axit béo không bão hòa có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, bởi vậy nó có tác dụng bổ não dưỡng sinh rất tốt.




Các bài thuốc người trung niên và người già có thể dùng để bổ não chống lão hóa. Nếu thanh thiếu niên do học hành căng thẳng, não lực mệt mỏi, hay đau đầu, giảm trí nhớ có thể dùng:
Đem vừng sao thơm, khi sao cho vào ít muối, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g.
Lấy 30g vừng, 60g gạo tẻ, cho nước ninh thành cháo, ăn một lần một ngày.
Lấy quả dâu khô và vừng với lượng bằng nhau nghiền từng thứ thành bột, trộn đều, mỗi lần lấy một thìa trộn với một thìa mật ong, pha với nước sôi uống.

Vừng với tác dụng trị táo bón

Vừng có chứa chất dầu có tác dụng nhuận tràng dễ đại tiện, lại bổ nên phù hợp với những người đại tiện táo hoặc khô do âm tân khí huyết hư tổn. Các bài thuốc dùng vừng để nhuận táo dễ đại tiện:

Bài 1: Dùng 90g vừng đen, 20g hạnh nhân ngọt, 90g gạo tẻ, ba vị này đổ nước vào ngâm cho nở ra rồi đem nghiền nát, đun chín, cho ít đường, chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Bài 2: Lấy 30g vừng đen, 60g hạnh đào, cả hai thứ đem giã nát, mỗi ngày lấy một thìa, pha vào nước sôi, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống vào sáng sớm.

Bài 3: Đem sao vừng đen, lá dâu (hai thứ lượng bằng nhau), rồi nghiền thành bột, mỗi lần ăn 3 thìa, ngày 2-3 lần.

Dùng vừng trị chứng thiếu sữa

Vừng có tác dụng thông sữa, trị chứng thiếu sữa. Vừng vị tính bình hòa, tác dụng bổ gan thận, bổ dưỡng tinh huyết, nên có tác dụng bổ dưỡng cho sản phụ bị tinh huyết hư tổn, thiếu sữa.
Bài thuốc kinh nghiệm là lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g tằm khô nghiền bột, cho ít đường đỏ vào trộn đều, hãm nước sôi, đậy kín khoảng 10 phút thì uống một lần cho hết, ngày uống một lần vào lúc đói.

DTS sưu tầm

Lòng tốt


Lòng tốt là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy .



Lòng tốt có thể làm được nhiều điều kỳ diệu, như mặt trời toả sáng trong những ngày lạnh giá, như mặt trăng chiếu sáng những đêm mịt mù, như làn gió xua tan sự oi bức.

1. Lòng tốt chính là những hành động tử tế .

Bạn có biết một hành động tử tế dẫn tới một hành động tử tế khác. Một hành động tử tế đơn giản như tưới nước cho cây, cây sẽ lớn lên, đâm hoa kết trái, trái cho hạt, hạt được gieo xuống và có nhiều cây khác lại được mọc lên. Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó.

Chuyện kể rằng có một người phụ nữ mù bắt taxi tới một tòa nhà. Đồng hồ taxi chi số tiền là 100 ngàn đồng khi đến nơi. Người tài xế taxi dẫn người phụ nữ vào chỗ an toàn rồi nói rằng: “Tôi không nhận tiền cước taxi của cô, bởi vì so với cô, việc kiếm tiền của tôi chắc dễ dàng hơn”.



Ảnh dẫn qua: motthegioi. vn

Cũng vào lúc đó, một người đàn ông có dáng vẻ của một ông chủ đi ra, ông lên chính chiếc xe taxi đó. Trên đường đi, hai người đàn ông vui vẻ chuyện trò cùng nhau. Khi tới nơi, đồng hồ báo cũng chi số tiền là 100 ngàn đồng. Người đàn ông này đã lấy ra số tiền 200 ngàn và nói với người lái taxi rằng: “Tiền này bao gồm cả số tiền của người phụ nữ lúc nãy. Tôi cũng không phải là vĩ đại gì, nhưng chắc việc kiếm tiền của tôi cũng dễ dàng hơn cậu, hy vọng cậu có thể tiếp tục làm việc tốt!”.

Đúng như Mark Twain đã từng nói: “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”.

2. Lòng tốt nhiều khi không biểu đạt qua tiền bạc, lòng tốt chính sự sẻ chia chân thành.
Lòng tốt đến từ cái nhìn biểu cảm, từ sự sẻ chia, từ sự tiếp xúc ân cần. Nó là mọi thứ làm người khác ấm lòng, ở mọi nơi mọi lúc. Không phải chỉ khi có tiền, người ta mới có thể làm người tốt, mới có thể mang đến niềm vui cho người khác.

Hai cậu bé tình cờ gặp nhau. Một cậu mồ côi luôn ước ao được bay như chim tới những vùng đất khác. Một cậu bị liệt ngồi trên xe lăn được bố đưa đi dạo, cậu ao ước có thể đi và chạy như các bạn nhỏ khác. Cậu bé muốn bay như chim hỏi cậu bé bị liệt xem liệu có cách nào có thể mọc thêm cánh để bay lượn trên bầu trời. Cậu bé bị liệt đáp rằng mình không biết, giờ cậu chỉ mong muốn có thể đi và chạy thôi. Cậu bé mồ côi nhìn bạn đầy thương cảm và ước mình có thể giúp được người bạn kia.



Ảnh dẫn qua: kienthuc.net

Và thế là cậu bé mồ côi đã nghĩ ra một trò chơi, cậu bảo bạn trèo lên lưng, bắt đầu đứng lên và chạy. Những bước chân ban đầu còn chuệnh choạng, càng về sau lại càng nhanh hơn. Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ, cậu dần không cảm thấy gánh nặng trên lưng mà như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy băng băng, cho tới lúc cả hai cảm nhận gió đang tạt mạnh vào mặt. Quá phấn khích, cậu bé tật nguyền giang rộng một tay, khua loạn trong gió và hét to: “Con đang bay, bố ơi. Con đang bay!”.

Vậy là cậu bé mồ côi đã giúp được người khác thực hiện được chính ước mơ của cậu.

Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp.

3. Lòng tốt đến từ sự biết nghĩ cho người khác


Jacqueline Kiplimo đã giúp một vận động viên khuyết tật uống nước trong lúc sắp về đích đầu tiên ở một giải marathon tại Đài Loan. Ảnh dẫn qua: Locos Por Correr

Lòng tốt luôn hiện diện quanh ta, bởi quanh ta còn có rất nhiều người biết nghĩ cho người khác. Lòng tốt là sự cho đi mà không cầu đáp lại.

Khi một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo, con sẽ làm gì?”. Cậu bé suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.

Người mẹ nghe vậy cảm thấy hơi buồn và thất vọng, cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm thế?”. Và cô đã thật sự xúc động khi cậu bé ngây thơ đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”.

Đừng vội nghi ngờ người khác. Hãy nhớ rằng làm người tốt và làm điều tốt, đó là tất cả những gì chúng ta nên làm. Hãy để lòng tốt hiện diện trên gương mặt, trong đôi mắt và trong nụ cười của bạn.
Nhật Hạ
(Từ ĐKN)
Minh Phượng sưu tầm