lundi 1 janvier 2018

Hồng Kông 11-2017

 tàu đang vào cảng Hồng Kông





rạng đông

Vườn cây kiểng trên sân thượng, dân chúng đến đi bộ và jogging, sát cảng chố tàu cập bến




Spa japonais Izumi


tha hồ ngắm thành phố





Kỷ niệm Hồng Kông 20 năm sát nhập vào TQ  (1997-2017)


 Chờ tour guide 






Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.

Tuyên bố chung Trung-AnhLuật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. 


Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòngngoại giao của lãnh thổ này, còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế (theo Wikipédia).





tham quan Hồng Kông bằng Big Bus















gặp vài người Québecois trên xe Bus
trời nắng nóng



 




 


The Peak Tram is a funicular railway in Hong Kong, which carries both tourists and residents to the upper levels (400m) of Hong Kong Island . Running from Garden Road Admiralty to Victoria Peak via the Mid-Levels, it provides the most direct route and offers good views over the harbour and skyscrapers of Hong Kong (wikipedia).



du khách đông đảo, chờ mệt nghỉ












ngồi tầng dưới mát hơn có máy lạnh

ngồi tầng trên dễ chụp hình nhưng hơi bị nắng nóng



Vùng Cause way Bay














xe 2 tầng rất thông dụng







 






















 


 










 

 

cảnh sát đang xét giấy tờ














đi vào ifc mall tham quan

đi shopping ở ifo mall rồi đi ăn trưa luôn nhe!
















đông khách quá chắc quán ngon, mình vào ăn nhe, phải lấy số và ghi số người




 đợi khoảng 20 phút mới được vào ăn và không có chỗ ngồi cho group chỉ có chỗ cho 2 người

ngon, sạch sẽ, service khá nhanh khi có chỗ, nhiều món dumpling, há cảo ngon đăc biệt




A Tuấn coi chừng cá mập



















đến đây đi tàu sang Kowloon











đi ferry khoảng 15 phút để đến Kowloon

đến bến Kowloon

phụ nữ Hồng Kông xinh xắn


















vào ăn tối rồi đi tham quan Hồng Kông by night
  
điểm hẹn lên Big Bus 




 


buổi tối mát dễ chịu






































chợ đêm đông đảo














































Hình ảnh ATuấn, VLành, KĐoan

*******************************

Hồng Kông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
香港 (tiếng Trung)[1]
Hong Kong (tiếng Anh)
Flag of Hong Kong.svgHong Kong coa.png
Khu kỳKhu huy
Vị trí của Hồng Kông
Hành chính
Chính phủKhu hành chính đặc biệt
Đặc khu trưởngLâm Trịnh Nguyệt Nga

21°17′B 114°08′Đ
Địa lý
Diện tích1.105,6 km² (hạng 169)
Diện tích nước4,6 %
Múi giờHK (UTC+8)
Ngày thành lậpNgày 1 tháng 7 năm 1997
26 tháng 1 năm 1841Anh chiếm đảo Hồng Kông
29 tháng 8 năm 1842Điều ước Nam Kinh
18 tháng 10 năm 1860Điều ước Bắc Kinh
1 tháng 7 năm 1898Hiệp định Mở rộng ranh giới Hồng Kông
25 tháng 12 năm 1941 - 15 tháng 8 năm 1945Nhật Bản chiếm đóng
1 tháng 7 năm 1997Trung Quốc thu hồi chủ quyền
Dân cư
Ngôn ngữ chính thứctiếng Trung Quốctiếng Anh
Dân số ước lượng (2016)7.374.900[2] người (hạng 101)
Mật độ6.644 người/km² (hạng 4)
Kinh tế
GDP (PPP) (2016)Tổng số: 429,652 tỷ USD[3](hạng 44)
Bình quân đầu người: 58.322 USD[3] (hạng 11)
GDP (danh nghĩa) (2016)Tổng số: 320,668 tỷ USD[3](hạng 33)
Bình quân đầu người: 43.528 USD[3] (hạng 16)
HDI0,910[4]
Hệ số Gini(2017)53,9[5]
Đơn vị tiền tệĐô la (HKD)
Thông tin khác
Tên miền Internet.hk.香港
Lái xe bêntrái
1 01 từ Ma Cao
Hồng Kông
Hong Kong in Chinese 2.svg
tên tiếng Trung
Tiếng Trung香港
Việt bính tiếng Quảng ĐôngHoeng1gong2
Yale tiếng Quảng ĐôngHēunggóng
Bính âm Hán ngữXiānggǎng
Nghĩa đenCảng thơm
Đặc khu hành chính Hồng Kông
Phồn thể香港特別行政區 (hay 香港特區)
Giản thể香港特别行政区 (hay 香港特区)
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtHương Cảng đặc biệt hành chính khu
Hồng Kông (tiếng Trung香港Hán-ViệtHương Cảng), là một Đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc.. Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa(đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam.
Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độChính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này, còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luậtlực lượng cảnh sátchế độ tiền tệchính sách hải quanchính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử Hồng Kông

Thời kỳ tiền thuộc địa[sửa | sửa mã nguồn]


Cờ của Hồng Kông thuộc địa, một Phù hiệu Xanh với huy hiệu của thuộc địa
Các nghiên cứu khảo cổ học đã xác nhận về sự hiện diện của loài người tại khu vực Xích Liệp Giác từ 35.000 đến 39.000 năm trước đây, và tại bán đảo Tây Cống từ 6.000 năm trước đây.[6][7][8] Hoàng Địa Động và Xí Lĩnh Hạ Hải là hai địa điểm mà loài người cư trú sớm nhất trong Thời đại đồ đá cũ. Người ta tin rằng Xí Lĩnh Hạ Hải từng là một điểm dân cư thung lũng sông và Hoàng Địa Động từng là một nơi chế tạo đồ đá. Các hiện vật thời đại đồ đá mới được khai quật cho thấy sự khác biệt văn hóa với văn hóa Long Sơn ở miền bắc Trung Quốc và cho thấy sự định cư của người Xá (輋族) trước khi người Bách Việt di cư đến.[9][10] Đã phát hiện ra tám bãi đá khắc trên các đảo xung quanh, chúng có niên đại từ thời nhà Thương tại Trung Quốc.[11]
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đã chinh phục các bộ lạc Bách Việt tại khu vực Lưỡng Quảng và lần đầu tiên sáp nhập các lãnh thổ này vào đế quốc Trung Hoa. Hồng Kông khi đó thuộc về Nam Hải quận và ở gần thủ phủ Phiên Ngung.[12][13][14] Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 204 TCN, khu vực được hợp nhất vào vương quốc Nam Việt do tướng Triệu Đà lập ra.[15] Khi Hán Vũ Đế tiến hành chinh phục Nam Việt vào năm 111 TCN, khu vực được quy thuộc vào Giao Chỉ bộ của nhà Hán. Bằng chứng khảo cổ cho thấy dân số đã tăng lên và lĩnh vực sản xuất muối ban đầu đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Cổ mộ Lý Trịnh Ốc tại bán đảo Cửu Long được cho là xây dựng từ thời nhà Hán.[16]
Trong thời kỳ nhà Đường, khu vực Quảng Đông đã phát triển mạnh mẽ rồi trở thành một trung tâm thương mại khu vực. Năm 736, Đường Huyền Tông đã cho thiết lập một đồn quân sự tại Đồn Môn để phòng thủ khu vực ven biển trong vùng.[17] Trường làng đầu tiên, Lực Doanh thư viện, đã được thành lập vào khoảng năm 1075 tại Tân Giới dưới thời Bắc Tống.[18] Khi bị người Mông Cổ xâm lược vào năm 1276, triều đình Nam Tống đã chuyển đến Phúc Kiến, sau đó đến đảo Lạn Đầu và rồi lại đến Tống Vương Đài (nay là Cửu Long Thành), tuy nhiên Tống Đế Bính nhỏ tuổi đã phải nhảy xuống biển tự vẫn cùng các quan của mình sau khi bị đánh bại trong trận Nhai Môn. Hầu Vương, một viên quan của Tống đế Bính nay vẫn được thờ tại Hồng Kông.[19]
Theo các tài liệu, người khách châu Âu đầu tiên đến khu vực Hồng Kông là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha mang tên Jorge Álvares, vào năm 1513.[20][21]Sau khi thiết lập nên các điểm định cư trong khu vực, các thương gia Bồ Đào Nha bắt đầu mua bán ở miền Nam Trung Quốc. Cùng thời gian đó, họ đã tiến hành xâm chiếm và xây dựng công sự quân sự tại Đồn Môn. Các xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Bồ Đào Nha đã khiến người Bồ Đào Nha bị trục xuất. Vào giữa thế kỷ 16, lệnh Hải cấm nghiêm cấm các hoạt động hàng hải và ngăn chặn việc tiếp xúc với người ngoại quốc; luật này cũng hạn chế hoạt động trên biển của địa phương.[19] Năm 1661–69, lãnh thổ bị ảnh hưởng từ Thiên giới lệnhdo Khang Hy Đế ban hành, lệnh này yêu cầu thực hiện việc di tản tại các vùng ven biển của Quảng Đông. Sử sách đã ghi lại rằng có 16.000 người từ Tân An huyện đã bị buộc phải di dời vào trong nội địa, và 1.648 trong số những người dời đi đã quay trở lại khi quy định tản cư bị bãi bỏ vào năm 1669.[22] Lãnh thổ mà nay là Hồng Kông phần lớn trở thành đất hoang do lệnh cấm.[23] Năm 1685, Khang Hy Đế cho mở cửa việc giao dịch hạn chế với người ngoại quốc, bắt đầu từ đất Quảng Châu. Ông cũng áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt đối với mậu dịch như yêu cầu các thương nhân ngoại quốc sinh sống tại các khu vực bị hạn chế, chỉ được ở lại trong thời gian mua bán, cấm buôn bán súng, và chỉ được dùng bạc trong thanh toán.[24] Công ty Đông Ấn Anh đã thực hiện chuyến đi biển đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 1699, và việc mua bán với các thương nhân người Anh đã phát triển nhanh chóng ngay sau đó. Năm 1711, công ty thiết lập trạm thông thương đầu tiên của họ tại Quảng Châu. Năm 1773, người Anh đã đạt mốc 1.000 rương thuốc phiện tại Quảng Châu và Trung Quốc đã đạt mốc tiêu thụ 2.000 rương mỗi năm trong năm 1799.[24]

Thời kỳ thực dân Anh[sửa | sửa mã nguồn]


Nhà bưu điện trung tâm Hồng Kông năm 1911
Năm 1839, do triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và nước Anh đã nổ ra Chiến tranh Nha phiếnĐảo Hồng Kông bị quân Anh chiếm vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho nước Anh theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善), song thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức cấp cao của cả hai chính phủ.[25] Phải cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842, hòn đảo mới chính thức bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng Victoria City vào năm sau.[26]
Dưới sự cai trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán, chủ yếu là ngư dân, vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại Hồng Kông (bao gồm Cửu Long) vào năm 1870.[27]
Năm 1860, sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châubị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Bắc Kinh.
Năm 1894, đại dịch dịch hạch chết chóc đã lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra 50.000–100.000 ca tử vong.[28]
Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, nước Anh thu được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi "Tân Giới".[29] Từ đó, lãnh thổ Hồng Kông không thay đổi.[30][31]
Trong nửa đầu thế kỷ 20, Hồng Kông là một cảng tự do, có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt) của Đế quốc Anh. Người Anh đã đưa đến Hồng Kông một hệ thống giáo dục dựa trên mô hình của họ, trong khi đó, những cư dân người Hán bản địa ít tiếp xúc với cộng đồng người Âu "đại ban" giàu sang định cư gần đỉnh Victoria.[29]

Nhật Bản xâm lược[sửa | sửa mã nguồn]


Hồng Kông năm 1945
Ngày 8 tháng 12 năm 1941Đế quốc Nhật Bản đã xâm lược Hồng Kông như một phần của chiến dịch quân sự trong Chiến tranh thế giới lần thứ haiTrận Hồng Kông kết thúc với việc các lực lượng bảo hộ Anh và Canada giao nộp quyền kiểm soát thuộc địa này cho Nhật Bản ngày 25 tháng 12. Trong thời kì Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn thiếu lương thực do sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm phát do áp đặt tỷ giá của quân đội Nhật. Năm 1945, khi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục kiểm soát thuộc địa này sau thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến, dân số Hồng Kông còn khoảng 600 nghìn so với 1,6 triệu người trước khi Nhật xâm chiếm.[32]

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh[sửa | sửa mã nguồn]


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Hồng Kông phát triển nhanh chóng, Trung Hoàn năm 1955
Dân số Hồng Kông phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh, khi một làn sóng dân nhập cư từ đại lục đến để tị nạn khỏi cuộc Nội chiến Trung Quốc đang diễn ra. Với việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người nhập cư tìm đến Hồng Kông vì sợ sự ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[29] Nhiều công ty ở Thượng Hải và Quảng Châu cũng chuyển hoạt động đến Hồng Kông.[29] Thuộc địa này đã trở thành nơi liên lạc duy nhất giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây khi chính quyền mới ở Trung Quốc tăng cường cô lập đất nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài. Thương mại với đại lục bị gián đoạn trong thời kì Chiến tranh Triều Tiên khi Liên Hiệp Quốc đã ra lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc.
Ngành dệt và chế tạo đã phát triển với sự trợ giúp của sự tăng trưởng dân số và giá nhân công thấp. Khi Hồng Kông được công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế của Hồng Kông đã được thúc đẩy nhờ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mức sống tăng ổn định cùng với sự tăng trưởng công nghiệp.[33] Việc xây dựng thôn Thạch Giáp Vĩ năm 1953 đánh dấu sự bắt đầu của chương trình public housing estate (khu chung cư công cộng). Hồng Kông bị phá hoại bởi những hỗn loạn trong các cuộc bạo loạn năm 1967. Những người cánh tả thân cộng sản, lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng Văn hóa ở đại lục, đã biến một cuộc tranh chấp lao động thành một cuộc nổi dậy bạo động chống lại chính quyền thuộc địa kéo dài cho đến cuối năm.
Được thành lập năm 1974, Ủy ban Độc lập chống Tham nhũng đã làm giảm mạnh mẽ nạn tham nhũng của chính quyền. Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khởi xướng một công cuộc cải cách kinh tế năm 1978, Hồng Kông đã trở thành một nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu cho đại lục.[34] Một Đặc khu Kinh tế đã được thành lập năm sau ở Thâm Quyến, một thành phố nằm ở ngay phía Bắc của biên giới giữa đại lục và Hồng Kông. Nền kinh tế của Hồng Kông đã dần thay thế từ ngành dệt may và chế tạo bằng dịch vụ, khi các lĩnh vực tài chính và ngân hàng đã trở nên chiếm ưu thế ngày càng tăng. Sau cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, chính quyền Hồng Kông đã trải qua 25 năm xử lý vấn đề hồi hương người tị nạn Việt Nam.
Khi thời hạn cho thuê Tân Giới chuẩn bị kết thúc trong hai thập kỉ, chính phủ hai nước Trung Quốc và nước Anh đã thảo luận vấn đề chủ quyền Hồng Kông vào thập niên 1980. Năm 1983, nước Anh tái xác định Hồng Kông từ một thuộc địa vương lĩnh thành một lãnh thổ phụ thuộc, chính phủ nước Anh và nước Anh đã sẵn sàng thảo luận về vấn đề chủ quyền Hồng Kông do thời hạn thuê Tân Giới sắp hết. Năm 1984, hai nước đã ký Tuyên bố chung Trung-Anh, đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.[29] Tuyên bố này quy định rằng Hồng Kông sẽ được quản lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và một mức độ tự trị cao trong 50 năm sau khi chuyển giao. Do thiếu tin tưởng vào thỏa thuận này, nhiều cư dân của Hồng Kông đã chọn di cư khỏi Hồng Kông, đặc biệt sau Sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Luật Cơ bản của Hồng Kông, có vai trò như một văn bản hiến pháp sau cuộc bàn giao chủ quyền, đã được phê chuẩn năm 1990. Với sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, Thống đốc Chris Patten đã đưa ra các cải cách về quá trình tự bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Sau năm 1997[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", nơi thành phố này sẽ hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" cho 50 năm sau.[35] Đổng Kiến Hoa đã nhậm chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đầu tiên. Khoảng 10% người dân Hồng Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Trung Quốc.[36]
Nền kinh tế của Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Dịch cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện ở Hồng Kông vào năm đó. Việc thực hiện Airport Core Programme dẫn đến việc khai trương Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới năm 1998, sau 6 năm xây dựng. Dự án này là một phần của Chiến lược Phát triển Cảng và Sân bay đầy tham vọng được dự thảo trong thập niên 1980.
Năm 2003, một nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa và đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, mà trước đó đã nêu lên các lo ngại về sự vi phạm các quyền và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị chính quyền Hồng Kông huỷ bỏ. Năm 2005, Đổng Kiến Hoa đệ đơn từ chức Trưởng Đặc khuTăng Âm QuyềnTrưởng Ty Hành chính, đã được chọn làm Trưởng Đặc khu để hoàn thành nốt nhiệm kì của Đổng Kiến Hoa. Năm 2012, Lương Chấn Anh kế nhiệm chức Trưởng Đặc khu. Cuộc thăm dò hàng năm của Đại học Hồng Kông vào cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy hơn 70% những người được hỏi ý kiến nói rằng họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc và người đứng đầu cuộc thăm dò đã bị ông Hách Thiết Xuyên, đặc sứ cao cấp của Trung Quốc, công khai đả kích. Báo chí trích lời ông Hách nói rằng Hồng Kông không phải là một thực thể chính trị độc lập.[37]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]


Bản đồ tổng thể Hồng Kông
Bài chi tiết: Địa lý Hồng Kông
Hồng Kông chủ yếu bao gồm Đảo Hồng KôngĐại Nhĩ SơnBán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông Thâm Quyến. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm một tập hợp 262 hòn đảo ở biển Đông, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Tên gọi "Hồng Kông" (xuất phát từ "Hương Cảng", tiếng Quảng Đông đọc là Hướng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và hương một thời được buôn bán.[38] Vùng nước hẹp tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Dù Hồng Kông đã đô thị hóa cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường cây xanh.[39] Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ không phát triển do các khu vực này phần lớn là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 km² của lãnh thổ[40], chỉ ít hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên.[41] Phần lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ biển phía Bắc của đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới.
Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnhsông và bãi biển. Dù lãnh thổ này có mật độ cây xây cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn tăng lên khi bầu không khí của Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của đồng bằng Châu Giang.[42]
Hồng Kông cách Ma Cao 60 km về phía Đông, về phía đối diện của Đồng bằng châu thổ Châu Giang và giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông về phía Bắc. Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Đại Mạo Sơn, với độ cao 958 m trên mực nước biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khí hậu Hồng Kông
Khí hậu Hồng Kông thuộc kiểu cận nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Vào mùa đông khí hậu lạnh hơn và khô từ tháng 12 đến đầu tháng 3 dương lịch và nóng, ẩm và mưa vào mùa xuân đến mùa hè. Vào mùa thu trời nắng và khô. Hồng Kông thường có khí xoáy tụ nhiệt đới vào mùa hè và mùa thu. Hệ sinh thái của Hồng Kông chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu này. Khí hậu của Hồng Kông theo mùa là do các hướng gió thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Về mặt địa chất, Hồng Kông đã ổn định hàng triệu năm nay, dù các vụ lở đất vẫn thường xảy ra, đặc biệt là sau các cơn mưa dông lớn. Hệ động thực vật ở Hồng Kông thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu, mực nước biển và ảnh hưởng của con người. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được[43] ở Hồng Kông là 38°C (98,0°F) còn nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là -4 °C (25,0 °F). Nhiệt độ trung bình[44] trong tháng lạnh nhất là tháng một là 16,1 °C (61,0 °F) còn nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất là tháng 7 là 28,7 °C (83.7 °F).
Lãnh thổ tọa lạc về phía Nam của hạ chí tuyến tương đương với vĩ độ của Hawaii. Về mùa Đông, các cơn gió mạnh và lạnh thổi từ phía Bắc làm thành phố trở nên lạnh; về mùa hè, hướng gió thay đổi mang theo không khí ẩm và ấm từ phía Tây Nam. Khí hậu lúc này phù hợp với rừng mưa nhiệt đới.
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Hồng Kông
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)26.928.330.133.435.535.635.736.135.234.331.828.736,1
Trung bình cao °C (°F)18.618.921.425.028.430.231.431.130.127.824.120.225,6
Trung bình ngày, °C (°F)16.316.819.122.625.927.928.828.627.725.521.817.923,3
Trung bình thấp, °C (°F)14.515.017.220.824.126.226.826.625.823.719.815.921,4
Thấp kỉ lục, °C (°F)0.02.44.89.915.419.221.721.618.413.56.54.30,0
Giáng thủy mm (inch)24.7
(0.972)
54.4
(2.142)
82.2
(3.236)
174.7
(6.878)
304.7
(11.996)
456.1
(17.957)
376.5
(14.823)
432.2
(17.016)
327.6
(12.898)
100.9
(3.972)
37.6
(1.48)
26.8
(1.055)
2.398,5
(94,429)
độ ẩm74808283838281817873716978
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm)5.379.0710.9012.0014.6719.0717.6016.9314.677.435.474.47137,63
Số giờ nắng trung bình hàng tháng143.094.290.8101.7140.4146.1212.0188.9172.3193.9180.1172.21.835,6
Tỷ lệ khả chiếu42292427343651474754545142
Nguồn: Đài thiên văn Hong Kong[45][46]

Chính trị và chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]


Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông
Bài chi tiết: Chính trị Hồng Kông
Theo Luật Cơ bản và văn bản hiến pháp của Hồng Kông, chính quyền địa phương Hồng Kông nắm giữ chủ quyền lãnh thổ ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Chỉ có Trưởng Đặc khu, người đứng đầu lãnh thổ và là người đứng đầu chính quyền là được bầu chọn bởi Ủy ban Bầu cử Trưởng Đặc khu bao gồm 800 thành viên. Tất cả các viên chức khác của chính quyền, bao gồm các thành viên của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều hoặc là được Trưởng Đặc khu bổ nhiệm (trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri bầu ra. Trên lý thuyết, việc quy định này đảm bảo Hồng Kông được quản lý hầu như độc lập khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và có thể gìn giữ được hạ tầng cơ sở kinh tếpháp luậtvăn hóa độc nhất của mình.
Các luật của Hồng Kông chỉ có hiệu lực khi được Trưởng Đặc khu Hành chính phê chuẩn và sự đồng thuận đa số của 60 đại biểu của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hay LegCo. Bất chấp đặc điểm thường được cho là không dân chủ của chính quyền Hồng Kông, một nửa số ghế của LegCo' được bầu cử thông qua phổ thông đầu phiếu với nửa kia được chọn thông qua công năng giới biệt (tiếng Anh: functional constituencies) bao gồm các nghiệp đoàn và các nhóm lợi ích đặc biệt. Luật Cơ bản đảm bảo rằng tất cả các ghế cuối cùng sẽ được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu.
Tăng Âm Quyền giữ chức Trưởng Đặc khu sau khi ông được bầu cử ngày 16 tháng 6 năm 2005 bởi một hội đồng bầu cử được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh.[47] Trước cuộc chuyển giao năm 1997, Tằng đã giữ chức Trưởng Ty Hành chính dưới thời người Anh quản lý. Ông đã nhậm chức ngày 24 tháng 6 và theo kế hoạch sẽ kết thúc phần còn lại của nhiệm kì cuối của Đổng Kiến Hoa kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2007 phù hợp với Phụ lục I và Điều 46 ban hành bởi Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Nhân dân Trung Hoa.
Việc Hội đồng Bầu cử 852 thành viên bầu chọn một Trưởng Đặc khu mới diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 2005. Ngày 16 tháng 6 năm 2005, Tăng Âm Quyền được tuyên bố là người giành chiến thắng vì ông là ứng cử viên duy nhất đảm bảo nhận được 100 phiếu của Hội đồng Bầu cử. Đổng Kiến Hoa, Trưởng Đặc khu đầu tiên nhậm chức ngày 1 tháng 7 năm 1997 sau một cuộc bầu cử Bởi một Hội đồng Bầu cử 400 thành viên. Đối với nhiệm kì thứ hai kéo dài 5 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2002, Đổng là ứng cử viên duy nhất được giới thiệu do đó là người đắc cử.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã lập nên một Hội đồng Lập pháp Lâm thời (PLC) năm 1996 ngay trước ngày chuyển giao, khi Hội đồng này đã chuyển đến Hồng Kông và họp sau cuộc chuyển giao. Hội đồng này đã xem xét lại một số luật được Hội đồng Lập pháp thông qua bằng phổ thông đầu phiếu từ năm 1995. PLC đã thông qua một số luật mới như Sắc lệnh Trật tự công cộng,[48]yêu cầu sự cho phép của cảnh sát khi tổ chức một cuộc biểu tình có số người tham gia vượt quá 30 người. Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp được tổ chức vào ngày 24 tháng 5 năm 1998, ngày 10 tháng 9 năm 2000 và tiếp theo là ngày 12 tháng 9 năm 2004, với cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 2008. Theo Luật Cơ bản, "hiến pháp-mini" của Hồng kông, nhiệm kì thứ ba hiện tại của Hội đồng Lập pháp có 25 ghế được bầu cử theo đơn vị bầu cử địa phương (geographical constituencies) và 30 ghế từ công năng giới biệt. Các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 1998, 2000 và 2004 đã diễn ra tự do, mở và tranh luận rộng rãi dù có một số bất mãn của một số nhà chính trị chủ yếu là 'ủng hộ dân chủ', những người tranh luận rằng các cuộc bầu cử công năng giới biệt năm 1998 và 2000 là không dân chủ vì họ cho răng khu vực cử tri cho những ghế này là quá hẹp.
Ngành dân chính của Hồng Kông vẫn duy trì chất lượng và tính trung lập như truyền thống trong thời thuộc địa, hoạt động mà không có chỉ đạo rõ rệt từ Bắc Kinh. Nhiều hoạt động của chính quyền và hành chính thực hiện ở khu vực trung tâm của Đảo Hồng Kông gần địa điểm lịch sử của Thành phố Victoria, khu vực của những khu định cư Anh đầu tiên.

Hệ thống pháp luật và tư pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Pháp luật Hồng Kông
Trái với hệ thống luật dân sự của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông tiếp tục theo truyền thống thông luật được chính quyền thuộc địa Anh thiết lập. Điều 84 của Luật Cơ bản Hồng Kông cho phép các tòa án Hồng Kông được tham chiếu đến các quyết định tiền lệ án được đưa ra bởi các tòa có quyền hạn pháp lý thông luật khác. Điều 82 và 92 cho phép các thẩm phán từ các từ các khu vực xét xử thông luật khác được tham gia vào quá trình xét xử trong Tòa chung thẩm của Hồng Kông và nhóm họp như các thẩm phán Hồng Kông.
Về mặt cơ cấu, hệ thống tòa án Hồng Kông bao gồm Tòa chung thẩm và Ủy ban Tòa án Hội đồng Cơ mậtTòa án Tối cao, được cấu thành từ Tòa Thượng thẩmTòa Sơ thẩm và Tòa án Quận, bao gồm Tòa án Gia đình. Các cơ quan xét xử khác bao gồm: Tòa án Đất đaiTòa Trị anTòa Thanh thiếu niênTòa Khiếu nại NhỏTòa Những vụ chết bất thườngTòa Lao độngTòa Các điều khoản Khiêu dâm chịu trách nhiệm phân loại văn hóa phẩm khiêu dâm không phải video được lưu hành ở Hồng Kông. Thẩm phán của Tòa Chung thẩm được Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông bổ nhiệm. Luật Cơ bản Hồng Kông thì được hiểu theo cách giải thích của Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) và quyền hạn này đã từng được viện dẫn 3 lần: Vấn đề quyền cư trú tại Hồng Kông(right of abode issue), một sự diễn giải liên quan đến các thủ tục bầu cử sau năm 2008, và một lần giải thích liên quan đến độ dài nhiệm kỳ của Trưởng Đặc khu hành chính.
Như ở Anhluật gia ở Hồng Kông được phân ra thành luật sư hoặc cố vấn pháp lý, và người ta có thể chọn hành nghề dưới danh nghĩa một trong hai chức danh này nhưng không được cả hai (nhưng có thể chuyển từ chức danh này sang chức danh kia). Phần lớn luật gia là cố vấn pháp lý và được cấp giấy phép hành nghề và được điều chỉnh bởi Hội Pháp luật Hồng Kông. Các luật sư, mặt khác được cấp giấy phép và được điều chỉnh bởi Hội Luật sư Hồng Kông. Chỉ có các luật sư mới được có mặt để bào chữa tại Tòa Chung tẩm và Tòa án Tối cao. Cũng giống như hệ thống thông luật được duy trì, như thông lệ các phòng xử án nước Anh, các thẩm phán và luật sư phải đội tóc giả và áo choàng trong quá trình xét xử.
Theo Điều 63 của Luật Cơ bản Hồng KôngCục Tư pháp kiểm soát việc truy tố hình sự và không chịu bất kỳ sự can thiệp nào. Đây là thể chế pháp lý lớn nhất Hồng Kông và có trách nhiệm liên quan đến pháp chế, quản lý xét xử, truy tố, đại diện dân sự, soạn thảo và cải cách pháp lý và nghề pháp lý. Ngoài việc khởi tố các vụ án hình sự tại Hồng Kông, các quan chức của Cục Tư pháp cũng có mặt tại tòa với tư cách đại diện cho chính quyền trong tất cả vụ kiện dân sự kiện chính quyền. Là một cơ quan bảo vệ quyền lợi công chúng, cơ quan này có thể áp dụng và ấn định đại diện pháp lý thay mặt cho quyền lợi công chúng để tham gia vào việc xét xử các vụ án liên quan đến lợi ích công chúng về vật chất.[49]

Các đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]


18 quận của Đặc khu hành chính Hồng Kông
Hồng Kông có 18 quận:
Ranh giới hành chính giữa Victoria Citybán đảo Cửu Long, và Tân Cửu Long đã từng được nêu ra trong luật, nhưng hiện không còn giá trị pháp lý và hành chính nữa.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Kinh tế Hồng Kông
Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trườngthuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu tính về GDP bình quân đầu người và tổng sản phẩm nội địa, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Trung Quốc. Tính đến năm 2016, GDP của Hồng Kông đạt 316.070 USD, đứng thứ 34 thế giới và đứng thứ 11 châu Á.
Trong khi tiếp tục duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh trước đây, chính quyền Hồng Kông nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực lượng thị trường và khu vực tư nhân. Kể từ năm 1980, nhìn chung, chính quyền đã đóng một vai trò thụ động theo chính sách không can thiệp tích cực. Hồng Kông thường xuyên được xem, đặc biệt bởi nhà kinh tế Milton Friedman, là một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh về mặt thực tiễn. Hồng Kông được xếp hạng nhất thế giới về tự do kinh tế trong 13 năm liên tục, kể từ khi có chỉ số này vào năm 1995. Thành phố này cũng nằm ở vị trí thứ nhất trong Báo cáo Tự do Kinh tế của Thế giới.[50][51]
Hồng Kông có ít đất bằng phẳng và ít tài nguyên thiên nhiên, do đó phải nhập khẩu hầu hết thực phẩm và nguyên liệu. Hồng Kông là vùng lãnh thổ thương mại lớn thứ 11 thế giới,[52] với tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu vượt quá GDP của mình. Năm 2006, có 114 nước có lãnh sự quán ở Hồng Kông, hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới. Phần lớn xuất khẩu của Hồng Kông là tái xuất khẩu, là những sản phẩm sản xuất bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông, đặc biệt ở Trung Hoa đại lục và được phân phối thông qua Hồng Kông. Thậm chí ngay cả trước khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông đã thiết lập các quan hệ thương mại và đầu tư sâu rộng với Trung Hoa đại lục. Vị thế tự trị của nó đã giúp Hồng Kông có thể phục vụ như một điểm cửa ngõ cho đầu tư và các nguồn lực chảy vào Trung Hoa đại lục. Hồng Kông cũng là một điểm nối cho các chuyến bay từ Trung Hoa Dân Quốc từ trên đảo Đài Loan vào đại lục.

giấy bạc Hong Kong

đồng xu Hong Kong
Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được neo chặt vào Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mĩ. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn thứ 6 thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. Năm 2006, giá trị các cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực hiện ở Hồng Kông xếp thứ 2 thế giới chỉ sau thị trường chứng khoán Luân Đôn.[53]
Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỉ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 90%. Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 8,9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ còn chiếm 9% nền kinh tế. Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2,7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với SingaporeHàn Quốc, và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.
Năm 1998, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế này đã sụt giảm 5,3%. Sau đó, nền kinh tế phục hồi với tốc độ tăng trưởng tới 10% năm 2000 dù giảm phát vẫn dai dẳng. Năm 2003, kinh tế Hong Kong đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch SARS, làm cho tốc độ tăng trưởng chỉ còn 2,3%. Sự hồi sinh của nhu cầu nội địa và bên ngoài đã dẫn đến một sự hồi sinh mạnh mẽ trong năm sau đó do sự chi phí giảm đã tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Hồng Kông. Giai đoạn giảm phát kéo dài 68 tháng đã chấm dứt vào giữa năm 2004 với chỉ số lạm phát theo giá hàng tiêu dùng xoay quanh mức zero.[54] Từ 2003, chương trình Du lịch cá nhân đã cho phép những du khách từ một số thành phố Trung Quốc đại lục thăm Hồng Kông mà không cần đi theo đoàn. Kết quả là, ngành du lịch Hồng Kôngđã thu lợi từ sự gia tăng du khách đại lục, đặc biệt là sự mở cửa của Khu giải trí Hong Kong Disneyland năm 2005. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với sự tin tưởng trở lại của người tiêu dùng và sự gia tăng thương mại.
Hồng Kông đặt ra mức thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp thấp. Lo lắng trước việc thuế thu được quá ít và việc chi tiêu của chính quyền phụ thuộc quá nặng nề vào nguồn thuế từ các giao dịch bất động sản, chính quyền đã xem xét đưa ra một chính sách về Thuế dịch vụ và hàng hóa. Phản ứng ban đầu của người dân là hoàn toàn không hưởng ứng, vì họ lo rằng việc đánh thuế sẽ đặt gánh nặng quá mức lên người nghèo, và sẽ ảnh hưởng tới sự thu hút của Hồng Kông trong lĩnh vực du lịch. Vào tháng 1 năm 2007, chính quyền đã rút lại đề xuất này.
Năm 2006, GDP của Hồng Kông xếp thứ 40 thế giới với giá trị 253,1 tỷ USDGDP bình quân đầu người xếp hạng 14 với mức 36.500 USD, cao hơn mức này của CanadaNhật BảnThụy Sĩ, và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và vẫn cao hơn nhiều mức của Trung Quốc.[55]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]


Một bức tượng trên Đại lộ các ngôi sao, một nơi tôn vinh điện ảnh Hồng Kông
Bài chi tiết: Văn hóa Hồng Kông
Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hoặc bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh McDonald's. Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc một thập kỉ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương Đông.
Hồng Kông có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí — Lan Quế PhườngTiêm Sa ChủyLoan Tể... Những nơi này thường được người địa phương, du khách nước ngoài viếng thăm. Vào một ngày trời quang, Đỉnh Victoria cho khách tham quan một tầm nhìn ngoạn mục về thành phố này. Thành phố này có một khu đi dạo dọc theo bến nước Tsim Sha Tsui, nơi các đôi uyên ương ưa thích. Các hoạt động mua sắm thường diễn ra về đêm với ví dụ cụ thể là ở Chợ đêm phố Temple nơi người ta cũng có thể xem Kinh kịch miễn phí.
Ẩm thực của thành phố cũng phong phú đa dạng. Ngoài ẩm thực phong phú đa dạng của các vùng miền Trung Quốc ra, đặc biệt là các món hải sản, Hồng Kông cũng có các nhà hàng Nhật Bảnchâu ÂuHàn Quốc và các nước khác. Các món ăn địa phương phục vụ ở các phòng trà và quầy bán đồ ăn cũng phổ biến. Dân Hồng Kông nghiêm túc trong việc ăn uống và nhiều đầu bếp từ khắp nơi đến đây để biểu diễn tài nghệ cho thực khách.
Trong khi Hồng Kông là một trung tâm thương mại toàn cầu, có lẽ sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng nhất của thành phố này là ngành giải trí, đặc biệt là thể loại võ thuật, nhiều minh tinh quốc tế xuất thân từ Hồng Kông như: Lý Tiểu LongThành LongLý Liên KiệtLương Triều VỹTrương Mạn Ngọc. Những nhà làm phim Hồng Kông cũng làm nên sự nghiệp ở Hollywood như Ngô Vũ SâmVương Gia VệTừ Văn Quang và các biên đạo võ thuật đã thiết kế các cảnh giao chiến trong các phim Matrix trilogyKill Bill và Ngọa hổ tàng long. Nhiều phim sản xuất tại Hồng Kông cũng nhận được sự công nhận quốc tế như Tâm trạng khi yêuTrùng Khánh Sâm LâmVô gian đạoĐội bóng Thiếu Lâm và Hồng phiên khu. Nhà làm phim nổi tiếng Quentin Tarantino từng cho rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điện ảnh hành động Hồng Kông. Hồng Kông cũng là trung tâm chính của thế giới về thể loại nhạc cantopop.[56] Trong lúc lãnh thổ này là nơi có nhiều ngôi sao, văn hóa karaoke cũng là một phần hoạt động về đêm của Hồng Kông.
Chính quyền Hồng Kông cũng ủng hộ các cơ quan văn hóa như Bảo tàng Di sản Hồng KôngBảo tàng Nghệ thuật Hồng KôngHọc viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông và Giàn nhạc giao hưởng Hồng Kông. Ngoài ra, Cục dịch vụ Văn hóa và Giải trí của chính quyền cũng bao cấp và tài trợ cho việc đưa các diễn viên quốc tế đến biểu diễn tại Hồng Kông.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]


Tượng Thiên Đàn Đại Phật tại Lạn Đầu, Hồng Kông, Chiều cao 34M, Trọng lượng 250 tấn. bức tượng phật ngoài trời lớn nhất thế giới. Được hoàn thành năm 1993.
Bài chi tiết: Tôn giáo ở Hồng Kông
Hồng Kông được hưởng mức độ tự do tôn giáo cao, một quyền được gìn giữ thiêng liêng và được bảo vệ thông qua bản hiến pháp của mình là Luật Cơ bản. Đa số dân chúng Hồng Kông, khoảng 6 triêu người, theo Phật giáo kiểu dân gian giống như ở Trung Hoa đại lục. Tổng số dân Hồng Kông ít hơn 7 triệu người, tức là khoảng gần 90% dân chúng theo Phật giáo (xem Phật giáo theo quốc gia). Một cộng đồng Kitô giáo có quy mô đáng kể hiện diện ở đây với khoảng 500.000 dân, chiếm 7% tổng dân số; cộng đồng này gần như chia đều giữa Công giáo và Tin Lành. Cũng có khoảng 200.000 tín đồ theo Phật giáo và Đạo giáo chính thống. Ngoài các tôn giáo lớn ra, còn có một số tín đồ theo các tôn giáo khác nữa, bao gồm 23.000 tín đồ Mormon, 3.000 Do Thái giáo và một số tín đồ Hồi giáoẤn Độ giáoSikh giáo và Bahá'í. Ngoài các chức năng tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo đã thiết lập trường học và cung cấp các tiện ích phúc lợi xã hội.
Tính ngưỡng tôn giáo của Hồng Kông có liên hệ với vai trò lúc ban sơ của khu vực này là một làng chài. Thiên Hậu (hay Mụ Tổ), thần bảo hộ những người đi biển, đã được tôn thờ với nhiều đền thờ khắp Hồng Kông trong 300 năm qua. Hồng Thánh, một vị thần bảo hộ những người đi biển khác, cũng được tôn thờ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, các cư dân Hồng Kông, đặc biệt là những người thuộc thế hế hệ già tuổi hơn, thường viếng các đền chùa Đạo giáo và Phật giáo để cầu xin thần linh ban phước lành, sức khỏe hoặc cầu phát tài. Người ta dâng lễ trái cây hoặc thực phẩm và đốt nhang để cầu khấn.
Với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc, đã có một số lo ngại đáng kể về quyền tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Cho đến nay, nỗi lo ngại này đã tỏ ra không có căn cứ. Dù Bắc Kinh đã cấm giáo phái Pháp Luân Công năm 1999, những môn đồ của giáo phái này vẫn được tự do hành đạo môn phái này ở Hồng Kông. Tương tự, Giáo hội Công giáo được tự do bổ nhiệm các Giám mục, linh mục của mình ở Hồng Kông, không giống như ở Trung Hoa đại lục nơi thể chế "Công giáo" được công nhận là Hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa - nơi mà các Giám mục và linh mục được Bắc Kinh bổ nhiệm (dù cũng có một bộ phận bất hợp pháp và không chính thức của Công giáo vẫn giữ liên lạc với Tòa Thánh Vatican). Một vấn đề lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh là việc Bắc Kinh cứ khăng khăng yêu cầu Vatican chấm dứt quan hệ với Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Hồng Kông là nơi duy nhất ở Trung Quốc có những người truyền giáo của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Giáo hội Mormon).

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]


Tháp Bank of China lúc hoàng hôn.
Bài chi tiết: Kiến trúc Hồng Kông
Do đất đai chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung tâm. Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu Trung tâm và khu Causeway Bay sắp hàng dọc theo Bến cảng Victoria là một trong những địa điểm thu hút du khách của Hồng Kông và được liệt vào các đường chân trời đẹp nhất thế giới. Bốn trong số 15 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Hồng Kông. Ở Cửu Long, nơi đã từng là một khu định cư vô chính phủ có tên gọi là Cửu Long Trại Thành (Kowloon Walled City), các quy định hạn chế chiều cao các kết cấu đã có hiệu lực cho đến năm 1998 với việc đóng cửa Sân bay Kai Tak gần đó. Với việc dỡ bỏ hạn chế chiều cao, nhiều nhà chọc trời mới ở Kowloon đang được xây dựng, bao gồm tòa nhà International Commerce Centre khi hoàn thành vào năm 2010 sẽ là tòa nhà cao thứ 4 thế giới.
Một trong những tòa nhà nổi bật ở Hồng Kông là tòa tháp Trung Ngân (Bank of China Tower) do I. M. Pei thiết kế, tòa nhà hoàn thành năm 1990 và hiện là tòa nhà chọc trời cao thứ ba Hồng Kông. Tòa nhà này đã thu hút tranh cãi nãy lửa khi bắt đầu dự án vì các cạnh sắc nhọn của nó bị người ta cho là đẩy năng lượng phong thủy âm vào trung tâm Hồng Kông. Trước tòa nhà này, một cấu trúc khác là Tòa nhà Trụ sở của HSBC, hoàn thành năm 1985. Nó được xây trên địa điểm của tòa nhà chọc trời đầu tiên của Hồng Kông được hoàn thành năm 1935 và đã trở thành chủ đề của một đấu tranh bảo tồn di sản khốc liệt cuối thập niên 1970. Cả hai tòa nhà của ngân hàng được in trên nhiều tờ giấy bạc Hồng Kông.
Tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông là International Finance Centre 2. Một trong những dự án xây dựng lớn nhất ở Hồng Kông và của thế giới là Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới ở Xích Liệp Giác gần Lạn Đầu, một dự án lấn biển khổng lồ được kết nối với trung tâm Hồng Kông bằng Lantau Link nổi bật bằng ba cây cầu lớn mới là: Thanh Mã, cây cầu treo lớn thứ 6 thế giới; Cấp Thủy Môn, cây cầu dây văng (cable-stayed bridge) dài nhất thế giới dành cho cả giao thông đường bộ và đường sắt; và Đinh Cửu, cây cầu dây văng bốn nhịp đầu tiên của thế giới.
Đặc biệt đáng chú ý về cảnh chân trời và phố xá Hồng Kông là sự có mặt khắp nơi của các bất động sản nhà ở công, bắt đầu như là một chương trình tái định cư cho những người chiếm đất thập niên 1950 và ngày nay đã cung cấp nhà ở cho gần một nửa dân số. Các khu bất động sản này đã được nâng cấp từ các khu căn hộ không có thang máy 7 tầng với nhà vệ sinh công cộng và các tiện nghi tối thiểu, phân phối 24 m2 cho mỗi người lớn, nếu cho trẻ con thì được 12 m2/người thành các tòa nhà cao tầng chất lượng cao. Chương trình cho thuê công cộng này đã được bổ sung vào Kế hoạch Sở hữu Nhà do chính phủ trợ cấp.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]


Star Ferry huyền thoại trên tuyến đường 9 phút giữa các cảng.
Bài chi tiết: Giao thông Hồng Kông
Hồng Kông có một mạng lưới giao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả mạng lưới giao thông công cộng lẫn tư nhân. Hệ thống thống thanh toán bằng thẻ thông minh Octopus card có thể được sử dụng để trả cước phí đi lại cho hầu như tất cả các tuyến đường sắt, xe buýt và phà ở Hồng Kông. Thẻ Octopus sử dụng công nghệ RFID (Nhận dạng bằng tần số radio) cho phép người sử dụng có thể quét thẻ mà không cần lấy nó ra khỏi ví hoặc túi xách. Tất cả những bãi đậu xe có đồng hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ Octopus và việc thanh toán bằng thẻ Octupus có thể thực hiện ở nhiều bãi đỗ xe.
Địa hình Hồng Kông chủ yếu là đồi và dốc và một số phương pháp giao thông không thông thường đã được sáng chế để dễ dàng di chuyển lên xuống trên các sườn dốc. Ví dụ, tàu điện Peak Tram nối giữa khu Trung tâm và Đỉnh Victoria từ năm 1888 bằng cách men theo sườn núi. Ở Trung Tây khu, có một hệ thống thang cuốn lớn và các vỉa hè di động, bao gồm hệ thống thang cuốn có mái che ngoài trời dài nhất thế giới, đó là Thang cuốn Mid-levels.
Hồng Kông có nhiều phương thức vận tải đường sắt công cộng. Hai hệ thống tàu điện ngầm cho thành phố là MTR (Mass Transit Railway) và KCR có chức năng kết nối giữa Hồng Kông và Trung Hoa đại lục (KCR cũng vận hành một hệ thống đường sắt nhẹ ở Tây Bắc Tân Giới). Hệ thống MTR do công ty MTR Corporation Limitedvận hành còn Kowloon-Canton Railway Corporation thì vận hành KCR. Hệ thống xe điện hoạt động ở các khu vực phía Bắc Hồng Kông và là hệ thống xe điện duy nhất trên thế giới chỉ chạy loại xe buýt hai tầng.
Năm công ty riêng rẽ (KMBCitybusNWFBLong Win và NLB) cung cấp dịch vụ xe buýt công cộng nhượng quyền ở Hồng Kông. Xe buýt hai tầng được du nhập vào Hồng Kông năm 1949. Hiện loại xe hai tầng này được sử dụng riêng biệt ở Hồng Kông, SingaporeDublin và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tuy nhiên, xe buýt hai tầng vẫn được sử dụng cho các tuyến có nhu cầu thấp hoặc các tuyến đường có năng lực vận tải thấp. Xe buýt một tầng được sử dụng chủ yếu ở Đảo Lạn Đầu và phục vụ đêm. Phần lớn các tuyến xe buýt nhượng quyền bình thường ở Hồng Kông hoạt động đến tận 1h đêm. Xe buýt nhẹ công cộng chạy suốt chiều dài và chiều rộng của Hồng Kông, qua những khu vực nơi các tuyến xe buýt tiêu chuẩn không thể đến hoặc không thể chạy thường xuyên, nhanh chóng hoặc trực tiếp. Xe taxicũng được sử dụng rộng rãi khắp Hồng Kông. 99% xe taxi của Hồng Kông chạy bằng khí hỏa lỏng, phần còn lại chạy bằng dầu diesel.
Phần lớn dịch vụ vận tải bằng phà do các công ty vận tải phà có giấy phép, phục vụ các đảo ngoài khơi, các khu phố mới trong Bến cảng VictoriaMacau và các thành phố ở Trung Hoa đại lục. Loại phà xưa nhất, Star Ferry huyền thoại hoạt động trong bốn tuyến giữa bán đảo Cửu Long và Đảo Hồng Kông và đã cung cấp dịch vụ vận chuyển có hiệu quả về chi phí trong suốt một thế kỷ. Star Ferry phổ thông đối với những du khách ưu thích ngắm nhìn toàn cảnh bến cảng và đường chân trời, nhiều người dân Hồng Kông xem Star Ferry à một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của thành phố. Ngoài ra, các phà 78 "kai-to" được cấp phép phục vụ cho các khu định cư ven biển xa xôi.
Hồng Kông có một sân bay quốc tế còn hoạt động có tên gọi Sân bay Quốc tế Hồng Kông tọa lạc tại đảo Xích Liệp Giác. Năm 1998, sân bay này đã thay thế sân bay quốc tế trước đây của Hồng Kông là Sân bay Khải Đức nằm ở Cửu Long, một sân bay đã được đóng cửa vào thời điểm thay thế. Sau một thời gian chậm trễ trong các hệ thống vận chuyển hàng hóa trong những tháng đầu, sân bay này hiện đang đóng vai trò là trung tâm vận chuyển cho khu vực Đông Nam Á và là trung tâm hoạt động chính của các hãng hàng không Cathay Pacific AirwaysDragonairAir Hong KongOasis Hong Kong AirlinesHong Kong Airlines và Hong Kong Express. Ngoài ra, Skytrax đã bầu chọn Sân bay quốc tế Hồng Kông là sân bay tốt nhất thế giới và hãng hàng không Cathay Pacific Airways đã được bầu chọn là hãng hàng không tốt nhất thế giới từ năm 2001 đến năm 2005. Sân bay Quốc tế Hồng Kông đã phục vụ hơn 36 triệu hành khách trong năm 2004 và 40 triệu khách trong năm 2005.
Các phương tiện đi vào sân bay có 'Airport Express', 'CityFlyers' và 'Airbuses'. Các dịch vụ vận tải này kết nối sân bay với phần còn lại của Hồng Kông. Thời gian khách đi bằng Airport Express đến Trung tâm thành phố ở Đảo Hồng Kông chỉ mất 23 phút. Việc mở cửa gần đây của Nhà ga Sunny Bay của MTR cho phép người ta đến Khu Giải trí Disneyland Hồng Kông dễ dàng hơn.
Trong khi lưu thông ở Trung Hoa đại lục lái xe bên phải, Hồng Kông vẫn duy trì luật lệ giao thông riêng của mình với việc lưu thông lái xe bên trái. Có khoảng 517.000 xe cơ giới được đăng ký ở Hồng Kông, 64% số đó là xe hơi tư nhân. Là một đô thị xa hoa ở châu Á, Hồng Kông nổi tiếng thế giới là nơi có số lượng xe hơi Rolls-Royce đầu người cao nhất thế giới.[57]
Lưu ý rằng mã đường quốc lộ Hồng Kông sử dụng một hệ thống báo hiệu như Anh quốc trong khi hệ thống báo hiệu của Trung Quốc thì khác hẳn.
Giao thông Hồng Kông có điểm đặc biệt là đi bên trái như ở Anh QuốcThái LanNhật Bản,... mà không đi bên phải như tất cả các tỉnh, thành phố khác ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cơ cấu dân số[sửa | sửa mã nguồn]


Phía nam Phố Tây Dương Thái, phố đông đúc nhất ở Vượng Giác
Bài chi tiết: Nhân khẩu Hồng Kông
Dân số Hồng Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt được khoảng 7,31 triệu vào năm 2015.[58][59] Khoảng 95% dân Hồng Kông gốc Trung Hoa, đa số người sống tại Hồng Kông là Quảng Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều ChâuTiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông, 89,5% dân chúng nói tiếng này so với 1,38% nói tiếng Quan thoại, 4.02% nói các phương ngữ Trung Quốc khác.[58] Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi bởi hơn 13 dân số.[60] Các bảng hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Hoa thường rất phổ biến khắp lãnh thổ này. Kể từ năm 1997, các nhóm dân nhập cư mới từ Trung Hoa Đại Lục đã đến đây. Việc sử dụng tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc cũng đang tăng lên. Việc hội nhập vào nền kinh tế Đại lục đã dẫn đến nhu cầu gia tăng số người nói tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Phần còn lại 5% dân số bao gồm các dân tộc không phải là người Hoa là một nhóm dân cư có thể thấy rất rõ dù số lượng nhỏ. Một cộng đồng Người Nam Á bao gồm người Ấn ĐộNepal. Dân tị nạn người Việt đã trở thành các cư dân thường trú của Hồng Kông. Khoảng 140.000 Người Philippines làm việc ở Hồng Kông với những công việc như những người giúp việc nhà. Một số công nhân cũng đến từ Indonesia. Có một số người châu Âu, người Mỹ, người Úcngười Canadangười Nhật, và người Hàn Quốc làm việc trong các lĩnh vực tài chính và thương mại.
Nếu được xem là một xứ phụ thuộc, Hồng Kông là một trong quốc gia/lãnh thổ phụ thuộc có mật độ dân dày đặc nhất, với mật độ chung hơn 6200 người trên km². Hồng Kông có tỷ lệ sinh 0,95 trẻ trên một người phụ nữ,[61] một trong những nơi thấp nhất thế giới và thấp xa so với tỷ lệ 2,1 trẻ em trên một phụ nữ cần để duy trì mức dân số hiện hữu. Tuy nhiên, dân số của Hồng Kông tiếp tục tăng do làn sóng dân di cư từ Trung Hoa Đại Lục khoảng 45.000 người mỗi năm. Tuổi thọ trung bình của dân Hồng Kông là 81,6 năm năm 2006, cao thứ 5 thế giới.
Dân số Hồng Kông tập trung cao độ vào một khu vực trung tâm bao gồm Cửu Long và phía Bắc đảo Hồng Kông. Phần còn lại, dân cư thưa thớt với hàng triệu dân rải rác không đều khắp Tân Giới, phía Nam Đảo Hồng Kông và đảo Đại Nhĩ Sơn. Một số lượng đang tăng công dân đang sống ở Thâm Quyến và đi lại bằng xe hàng ngày từ Trung Hoa đại lục.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]


Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông

Đại học Bách khoa Hồng Kông
Bài chi tiết: Giáo dục Hồng Kông
Là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ này, đã có truyền thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong những năm gần đây. Xếp thứ hai sau HKU về thời gian thành lập là Đại học Trung Hoa Hồng Kông (CUHK) theo mô hình Mỹ với một hệ thống viện đặc trưng của Anh. Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông(HKUST) được thành lập theo mô hình giáo dục bậc đại học của Mỹ. Có 9 trường đại học công lập ở Hồng Kông và một số các cơ sở giáo dục bậc đại học tư thục. Đại học Lĩnh Nam ở Đồn Môn là một ví dụ tốt, đây là trường đại học duy nhất ở Hồng Kông có đào tạo kiểu giáo dục cơ bản (liberal arts education). Các trường công của Hồng Kông do Phòng Giáo dục và Nhân lực của Đặc khu Hành chính Hồng Kông quản lý.[62] Hệ thống giáo dục của Hồng Kông có đặc điểm: 3 năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp (senior secondary education) không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông (Hong Kong Certificate of Education Examination) và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination). Một hệ thống giáo dục trung học cao cấp cải cách kiểu "3+3+4", trong đó có ba năm trung học thông thường, ba năm trung học cao cấp và bốn năm cao đẳng, đại học sẽ được áp dụng từ năm 2009 trở đi. Ngoài ra cũng có các cơ sở giáo dục bậc đại học đào tạo và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ đại học đại cương (associate degree), cũng như các bằng cấp bậc đại học khác. Phần lớn các trường phổ thông toàn diện ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng sau: trường công (ít), trường được trợ cấp và trường tư. Các trường được trợ cấp cho đến nay là loại phổ biến nhất, trong đó có các trường được chính quyền hỗ trợ và phụ cấp ("aids-and-grant"). Các trường tư thường được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo (chủ yếu là Cơ Đốc giáo nhưng cũng có một số thuộc về các tổ chức Phật giáoĐạo giáoHồi giáo) với kỳ thi đầu vào dựa vào kết quả học tập hơn là khả năng tài chính. Ngoài hệ thống này là các trường dưới dạng Direct Subsidy Scheme (chương trình trực tiếp tài trợ) và các trường quốc tế tư thục.

Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng Kông chưa bao giờ có lực lượng quân đội riêng bởi vì lãnh thổ này chưa bao giờ là một nhà nước có chủ quyền, ngoại trừ lực lượng bổ trợ tình nguyện như Quân đoàn Hồng Kông Hoàng gia (quân tình nguyện). Các vấn đề quốc phòng đã bị phụ thuộc vào nhà nước kiểm soát Hồng Kông. Trước khi Anh trao trả chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc bảo vệ quốc phòng được quân đội Anh đảm nhận và quân đội Anh đã đóng quân ở những doanh trại khắp Hồng Kông, bao gồm cả Quân đội Hải ngoại Anh ở Hồng Kông. Nguồn tài chính cho các đội quân này do Chính quyền Hồng Kông hỗ trợ.
Chính quyền Nhân dân Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiếp quản chủ quyền đối với Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1997 và đã đóng một đội quân đồn trú Quân Giải phóng Nhân dân để quản lý các công việc quốc phòng của Hồng Kông. Dù đội quân đồn trú này ít có giá trị quân sự trên thực tế, việc đóng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Hồng Kông là một biểu tượng của việc nắm giữ chủ quyền của chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Hồng Kông.
Theo Luật Cơ bản của Hồng Kông, các lực lượng quân sự đóng ở Hồng Kông sẽ không được can thiệp vào các công việc dân sự của địa phương; Chính quyền Hồng Kông sẽ phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự công cộng. Quân đồn trú tại Hồng Kông, bao gồm các binh chủng lục quânhải quân, và không quân, dưới sự chỉ huy của Hội đồng Quân sự Trung ương Trung Quốc. Sau đó, quân đồn trú đã mở cửa các doanh trại trên Đảo Stonecutters và Stanley cho công chúng để tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa quân đội và dân chúng.

Xếp hạng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng quốc tế Hồng Kông
NgàyTiêu chíTổ chức đăng caiXếp hạngGhi chú
2001–05Các sân bay tốt nhất thế giớiSkytrax1/155 quốc giaXếp hạng nhất trên 155 nước
2002–04Xếp hạng các cảng container trên thế giớiXếp hạng cảng thế giới AAPA2/10 cảngXếp hạng nhì trên 50 cảng lớn nhất thế giới
2002Xếp hạng IQĐại học Ulster1/185 quốc giaXếp hạng nhất trên 185 quốc gia
2005Chỉ số Sự sẵn sàng hệ thống (NRI)Diễn đàn Kinh tế Thế giới11/115 quốc giaXếp hạng 11 trên 115 quốc gia
2005Chỉ số chất lượng sống toàn thế giớiThe Economist18/111 quốc giaXếp hạng 18 trên 111 nước
2006Nghiên cứu thứ 6 hàng năm chính phủ điện tử (Đại học Brown)Chính phủ điện tử toàn cầu20/198 nướcXếp hạng 20 trên 198 nước
2006Chỉ số tự do báo chí hàng năm toàn thế giới năm 2006Phóng viên không biên giới59/168 quốc giaXếp hạng 59 trên 168 quốc gia
2006số nhận thức tham nhũngTransparency International15/163 quốc giaXếp hạng 15 trên 163 nước
2006Niên giám tính cạnh tranh thế giới 2006IMD International2/61 nền kinh tếXếp hạng nhì trên 61 nền kinh tế (quốc gia và vùng lãnh thổ)
2006World City's Skyline/SkyscrapersEmporis Data Committee (EDC)1/100 thành phố lớnXếp hạng nhất trên tất cả các thành phố lớn của thế giới. This listing ranks cities by the visual impact of their skylines.
2006Báo cáo tính cạnh tranh toàn cầu - Xếp hạng chỉ số tính cạnh tranh phát triểnWorld Economic Forum11/125 quốc giaXếp hạng 11 trên 125 nước
2006Chỉ số tính cạnh tranh kinh doanh - BCIWorld Economic Forum10/121 quốc giaXếp hạng 10 trên 121 nước
2006Chỉ số phát triển con người - HDIUnited Nations22/177 quốc giaXếp hạng 22 trên 177 nước
2006Access Index (p.19)FedEx: The Power of Access - 2006 Access Index1/75 quốc giaXếp hạng nhất trên 75 nước
2006Tính cạnh tranh tiềm tàngTrung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER)1/50 quốc giaXếp hạng nhất trên 50 quốc gia
2007Các sân bay tốt nhất thế giớiSkytrax1/170 sân bayXếp hạng nhất trong số 170 sân bay
2007Chỉ số tính cạnh tranh du lịchDiễn đàn Kinh tế Thế giới6/124 quốc giaXếp hạng 6 trên 124 quốc gia
2007Chỉ số tự do kinh tếHeritage Foundation/The Wall Street Journal20061/157 quốc giaXếp hạng nhất trên 157 quốc gia trong 13 năm ở dãy.
2007Thành phố đắt đỏ nhất thế giớiECA International:[1]1/92 quốc giaXếp hạng nhất trên 92 địa điểm.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)


dimanche 31 décembre 2017

Những chiếc bánh kem đẹp như tranh truyền thần


Những chiếc bánh kem đẹp như tranh truyền thần

 
– Vừa đẹp lộng lẫy lại vừa thơm ngon, ngọt ngào, những chiếc bánh này chắc chắn sẽ làm hài lòng thực khách khó tính nhất.

Image
 
Image
Đây là những tác phẩm đoạt giải của nhóm thợ làm bánh 8x Trung Quốc trong cuộc thi làm bánh quốc tế được tổ chức tại Anh vừa qua.
 
Image
Ngoài cốt bánh là bông lan kem thông thường, phần trang trí trên mặt bánh được làm từ fondant – hỗn hợp đường được nhồi dẻo, mịn, có thể pha màu, chuyên dùng để tạo hình trên bánh kem.

Image
Thợ làm bánh đã sử dụng đôi bàn tay khéo léo để biến những khối fondant vô hồn thành những nhân vật mang đậm bản sắc Trung Hoa, chẳng hạn như Tôn Ngộ Không, Võ Tắc Thiên và tiên nữ trong các tiểu thuyết tiên hiệp.

Image
Châu Nghị là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm thợ làm bánh 8x. Anh chàng đã mang tới cuộc thi 5 tác phẩm, trong đó 3 cái đoạt giải nhất, 2 cái đoạt giải ba.
 
Đặc biệt, chiếc bánh mô phỏng hình tượng nữ vương “Võ Tắc Thiên” cực kỳ tinh xảo, cầu kỳ còn được bình chọn là tác phẩm quốc tế xuất sắc nhất. Đây cũng là chiếc bánh được giám khảo và du khách yêu thích và chụp ảnh cùng nhiều nhất.

Image
Từng chi tiết nhỏ như cuộn văn thư, cây đèn dầu, lư hương, trâm cài và y phục đều được chăm chút sao cho giống thật nhất. Chắc hẳn tác giả đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để tạo nên tuyệt tác nghệ thuật này.

Image
Ngoài tác phẩm “Võ Tắc Thiên”, nhóm của Chu Nghị còn có một tác phẩm khác đẹp đến mức khiến ban giám khảo quyết tâm phá lệ để trao thưởng. Đó là tác phẩm “Tiên nữ thưởng rượu quên sầu” với tạo hình nàng tiên nữ vô cùng thanh thoát, xinh đẹp đang ngả mình trên phiến đá thưởng rượu.

Image
Các tiểu cảnh xung quanh được trang trí hài hòa, thơ mộng, khiến vẻ đẹp thoát tục của nàng tiên càng thêm bội phần quyến rũ.

Image
Nếu chỉ nhìn khuôn mặt của nhân vật, chắc chắn không ít người sẽ nhầm tưởng đây là một nàng búp bê cao cấp trị giá hàng nghìn USD.

Image
Chiếc bánh này chỉ có một điểm trừ duy nhất là lớp đế fondant quá dày, vi phạm quy tắc “dễ cắt bánh” của cuộc thi. Nhưng nhờ vẻ ngoài đẹp “thoát tục”, chiếc bánh này đã được ban giám khảo chuyển sang hạng mục thi khác và xuất sắc đoạt giải.
Image
Trước thành công vang dội của mình, tác giả Chu Nghị khiêm tốn cho biết những tác phẩm này chưa hoàn hảo hẳn, chưa phát huy toàn bộ khả năng của anh.

Image
Chu Nghị tham gia cuộc thi với mong muốn thể hiện văn hóa Trung Quốc, đồng thời thu hút thêm nhiều bạn trẻ cùng tham gia.

Cùng ngắm một số tác phẩm khác mang phong cách phương tây của Chu Nghị:

Không thể tin nổi đây lại là một chiếc bánh

Bánh kem búp bê đẹp xuất sắc

Bánh kem tiên nữ

Hương Nguyễn (Theo Sina)


Kim Liên sưu tầm

NGĂN NGỪA BỆNH ALZHEIMER

 Sáu bước đơn giản để giữ (đầu) óc minh mẫn...Thân gửi đến quý bạn để giúp trí nhớ. Hy vọng sẽ giúp được trong đời sống để chúng ta vẫn nhớ đến nhau, và.... " Xin Còn Gọi Tên Nhau " 

                Michael Roizen (left) and Mehmet Oz *
*http://kingfeatures.com/features/columns-a-z/the-you-doctors/

Khám phá mới nhất để ngăn ngừa bệnh Alzheimer là vitamine D3, mỗi ngày uống 2000 IU, uống liên tục tới lúc chết. Cách ăn uống của Mehmet Oz và BS Michael Roizen rất tốt, (bên dưới) nhưng vitamine D3 vẫn là chính. Cơ thể thiếu Vitamin D sẽ gây những bệnh....Phòng bệnh Alzheimer ngay bây giờ. Bài viết về cách ăn uống của hai bác sĩ Mehmet Oz và BS Michael Roizen
                                             
Nguyễn Minh Tâm dịch theo S.F Examiner

Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements), hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn. Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải. Nhưng, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.

Chúng tôi sẽ phân tích cho độc giả biết rõ: trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp lại của nhiều yếu tố khác nhau yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn hay bị hở, gọi chung là vascular dementia.
Trong cả hai trường hợp, óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này bằng cách giữ cho mạch máu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng. Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm.

1. Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc...Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: đi bộ (mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước đi), làm vườn,...

2. Ăn nhiều rau và hoa quả: Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc. Trong một cuộc nghiên cứu, nhóm người thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất “flovonoids” thường có não bộ hoạt động tốt hơn, và sự suy sụp cuả não bộ tránh được tới 10 năm.. Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76% bệnh lú lẫn. 

3. Hay ăn thực đơn của dân Điạ Trung Hải: rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt. Ăn thực đơn của dân Điạ Trung Hải sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48% . Người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%.

4. Đừng uống rượu mạnh quá độ... Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu. Đàn bà chỉ nên uống rượu mỗi ngày một ly. Đàn ông đuợc uống hai ly.

5. Duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp: Các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn. Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp - lý tưởng là 115/75 - bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu. Bệnh tiểu đường là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, chảy máu trong não, gây ra bệnh lú lẫn.

6. Tránh đừng để bụng phệ: Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu. Vì thế chúng ta nên duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông. 

Phan Ngọc sưu tầm