Minh Phượng chuyểnLịch sử huyền bí và sự thật ít ai biết về Niagara, thác nước nối hai bờ Mỹ – CanadaSự hùng vĩ và vẻ đẹp mê hoặc của thác Niagara chưa bao giờ làm thất vọng những người yêu mến nó. Nhưng dù có tận mắt chứng kiến thác nước, không ai có thể hình dung về cuộc đời huyền bí, đầy “thăng trầm” của “con thú hoang chưa bao giờ được thuần hóa” Niagara này.“Những hạt sương sa phủ khắp con tàu, ngấm vào từng tế bào da khiến tôi có cảm giác tê lạnh. Thuyền càng vào sâu chân thác, tiếng ồ, òa của du khách vang lên thích thú xen lẫn sợ hãi, kinh ngạc. Cả tỷ tấn nước như muốn đổ ụp, nuốt chửng lấy chúng tôi trong biển nước”. Đó sẽ là cảm giác của bất kỳ ai nếu đến Niagara ở Mỹ hoặc Canada..Ngũ Đại Hồ và sự hình thành của Niagara.Ở trung tâm Bắc Mỹ, các dòng nước hội tụ. Chúng được gọi là Ngũ Đại Hồ là có lý do. Đây là lưu vực nước ngọt lớn nhất trên thế giới. 1/5 lượng nước ngọt trên thế giới chảy từ hồ này sang hồ kia rồi tràn vào một eo biển hẹp duy nhất. Đôi bờ thu hẹp dần, dòng nước chảy xiết hơn.
Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) ở Bắc Mỹ.Khối nước trải rộng hơn 6.500km2 bị dồn vào một dòng chảy hẹp đổ xuống vách núi. Đây là một trong những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất. Cứ mỗi giây lại có 1.500m3 nước đổ xuống từ vách núi tạo thành thác Niagara.
Đây là lưu vực chứa 1/5 lượng nước ngọt trên thế giới.Chúng ta nghĩ về nó như nghĩ về Gibraltar hay đỉnh Everest, một thứ trường tồn và ổn định mãi mãi. Nhưng thực tế, cuộc đời của thác Niagara rất ngắn và dữ dội. Nó là một cái vạc năng lượng hừng hực thiêu cháy chính mình.Vậy câu chuyện về thác nước này như thế nào? Và nó còn tồn tại được bao lâu nữa? Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã rất nhiều bí mật về thác Niagara.Lịch sử bắt đầu của Niagara.Niagara thực tế là hai thác nước, một ở Mỹ và một ở Canada, tạo nên cảnh tượng kép. Thác ở Canada được khéo léo đặt tên là Móng Ngựa và thu hút khoảng 11 triệu người mỗi năm. Dù già hay trẻ, khách tham quan đều thừa nhận rằng đây là một trải nghiệm để đời. Nhưng không có gì ở kỳ quan thiên nhiên này là tự nhiên cả..
Bản đồ thác Niagara.Niagara là gì? Thời gian đã biến thác nước này thành một kỳ quan công cộng. Trong 10.000 năm, thác nước thuộc về người Mỹ bản địa. Đầu tiên là người Paleo India, cư dân của dân tộc Iroquois vĩ đại. 3 thế kỷ trước họ mới chia sẻ bí mật của mình.Năm 1963, cha Luis Henoquois là người đầu tiên nhắc tới thác nước với thế giới bên ngoài. Người châu Âu không thể hình dung Niagara qua những thác nước khác trên thế giới. Trong những thế kỷ tiếp theo, người dân vùng biên giới, những người chinh phục và cả du khách theo chân các nhà thám hiểm đến đây, họ vô cùng lãng mạn và hy vọng sẽ tìm được khu vườn Eden thời hiện đại.Thác Niagara trở thành nơi đầu tiên có cầu treo đường sắt, vườn quốc gia đầu tiên của Mỹ và là một trong những điểm thu hút khách du lịch thực sự ở Bắc Mỹ.Thác nước là đối tượng để chinh phục, đối với ngành du lịch và đối với cả khoa học. Niagara là một nguồn phát điện và 1 thế kỷ trước, các doanh nhân đã bắt đầu khai thác nó. Tại đây, Thomas Edison đã cố gắng tạo ra một loại năng lượng kỳ lạ có tên là Điện. Và cũng tại đây, Nikola Tesla đã vượt qua Edison với phát minh Dòng điện xoay chiều.
Tại Niagara, Thomas Edison đã phát minh ra năng lượng Điện.
Ông dự đoán thác nước này có thể cung cấp đủ điện năng cho toàn bộ ngành công nghiệp Mỹ. Các nhà máy mọc lên như nấm hai bên bờ sông. Thương mại giống như du lịch đang tái định hình dòng thác. Nhưng Niagara chứa đầy thách thức.Năm 1938, cầu Trăng Mật, vốn từng là một chiến tích trong giới kỹ sư, giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào dòng nước. Băng đã bám lấy trụ cầu, từng centimet một, băng lạnh đã đánh sập cây cầu.Trong 75 ngày, khung cầu méo mó nằm dài dưới sông cho tới khi bị dòng nước cuốn trôi. Năm 1954, mỏm đá hùng vĩ ở công viên Protect Point đã từng là một nơi ngắm cảnh tuyệt đẹp với trọng lượng 185.000 tấn, đã bị sụt lở ở đây.2 năm sau, Niagara đòi lại vùng bờ sông bằng cách cuốn trôi nhà máy thủy điện lớn nhất Mỹ lúc bấy giờ. Một số vụ tàn phá như thế này đã được cảnh báo trước. Dù có cố gắng chinh phục như thế nào, Niagara vẫn là một con thú hoang hay thay đổi.Một thế kỷ trước, chúng ta quyết tâm thuần hóa thác nước này. Giờ đây chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải hiểu nó trước đã.Kettingler là một nhà địa mạo học. Trong suốt 20 năm, anh chỉ nghiên cứu một đề tài duy nhất: “Thác Niagara là một người bạn cũ mà bạn có thể tìm đến bất cứ lúc nào. Một người bạn ở không xa lắm. Tôi có cảm giác rất dễ chịu khi có một quá trình địa chất, một kỳ quan thiên nhiên cứ ở đó mà chờ ta khám phá.”Sức mạnh của nước đã tạo ra hẻm núi Niagara. Qua năm tháng, bản thân thác nước cũng di chuyển dọc theo hành lang này từng chút một khi nó ăn vào thượng nguồn. Niagara đã cách vị trí nơi sinh ra nó 11m về hướng hạ lưu. Từ đây, theo thời gian, nó lùi lại như một con dao cắt vào vỏ trái đất.
Hẻm núi Niagara.
Đối với các nhà khoa học, hẻm núi này là một manh mối. Khi tạo ra hẻm núi này, Niagara đã phơi bày ra một lớp cắt ngang của lịch sử cổ đại.Niagara – Những bí mật thiên cổ được tiết lộTrong thực tế, Niagara đã dịch chuyển đi 11km chỉ trong 12.500 năm. Đó là độ dịch chuyển khá cao. Niagara có lẽ là thác nước có độ dịch chuyển nhanh nhất trên thế giới.Thời kỳ hoạt động mạnh nhất, Niagara có thể dịch chuyển đến 1,5m/năm. Làm thế nào nó có thể dịch chuyển nhanh như vậy mà không tự phá hủy chính mình?Bên dưới dòng nước xiết có một khối đá cứng rất lớn chống xói mòn bảo vệ độ cao cho thác. Miệng thác nhô ra khi những phiến đá diệp thạch mềm hơn bị tróc đi. Nhưng theo thời gian, đá bị thẩm thấu gây ra đứt gãy, cắt miệng thác thành những tảng đá lớn. Hệ quả của quá trình này nằm ngay dưới chân thác Mỹ, làm chứng cho quá trình cuồn cuộn của dòng thác.Niagara đã tiết lộ những bí mật của trái đất. 440 triệu năm trước, những xáo trộn khí hậu đã gây biến đổi trên lớp địa tầng và sự tuyệt chủng hàng loạt. 420 triệu năm trước, khu vực này nằm ở phía Nam đường xích đạo. Đó là một đường quét bị hóa thạch sau một trận thủy triều nhiệt đới, một góc nhìn khác về quá khứ do Niagara tạo thành.Sức ăn mòn của thác nước đã trở thành một mối lợi cho các nhà địa chất học. Thế nhưng trong khi tiết lộ về lịch sử trái đất, nó đã xóa mờ dấu vết về lịch sử của chính nó.Câu chuyện cuộc đời về thác Niagara thế nào? Các nhà địa chất học tâm linh dựa vào Kinh Thánh để giải thích lịch sử tự nhiên. Họ tin rằng thế giới được hình thành như ngày nay là do những trận đại hồng thủy và lụt lội.Thác Niagara ngày nay có rất nhiều thác nhỏ. Mỗi bước đi trong hành trình, nó lại thay đổi hình dạng và kích thước trở nên rực rỡ hơn.Tưởng tượng rằng chúng ta có thể trải nghiệm Niagara của 1.000, 5.000 thậm chí hơn chục nghìn năm trước. Có một cách để làm được điều đó nhờ vào những dấu vết mà thác để lại cho chúng ta.Khi di chuyển, nó đã tạo ra rất nhiều lỗ, hay còn gọi là hố giảm sức dọc theo lòng thác. Hố giảm sức càng sâu thì thác càng lớn và thời gian thác Niagara ở đó càng lâu. Cho đến nay, người ta đo được hố giảm sức trong thác Móng Ngựa sâu 21m..Theo những lần nước sông lên xuống, một câu chuyện hùng tráng được hé mở. Các dòng sông băng trên trái đất ngày nay đã từng che phủ toàn bộ Bắc Mỹ. 14.000 năm trước, khi loài voi răng mấu còn dạo chơi trên lục địa, những tảng băng mới bắt đầu suy yếu và lùi dần về phương Bắc.Băng tan tạo thành những bể nước khổng lồ, nguồn gốc của Ngũ hồ ngày nay. Băng tan cuốn đi những vùng đất lớn, nhưng một vách đá cứng vẫn trụ lại nước. Vách Niagara dài 1.500km vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Trên vách còn có một dòng chảy tuôn ra từ Ngũ đại hồ.Niagara cũng đã bắt nguồn từ một dòng nước như thế. 12.000 năm trước, thác Niagara chỉ lấy nước từ 3 trong số 5 hồ. Hàng nghìn năm qua, mực nước thay đổi cùng với những dịch chuyển tinh tế trong lớp vỏ trái đất đã chuyển hướng nước hồ. Niagara thu hẹp rồi lớn rộng theo dòng chảy thất thường.4.000 năm trước, thác bắt đầu giải phóng năng lượng. Nó tuôn trào từ một hẻm núi cổ xưa dữ dằn cuốn đi những mảnh vụn lỏng lẻo. Có thể chỉ mất vài ngày, ngọn thác đã vươn ra cả nghìn mét. Kể từ đó, vùng hồ ổn định hơn. Nhưng Niagara lại trở nên dữ dội hơn bao giờ hết.Cách đây 700 năm, thác nước vẫn chưa tách đôi. Hãy thử nghĩ đến vẻ hùng vĩ của nó khi tất cả chỉ là một vách nước duy nhất rộng đến 360m.Câu chuyện của Niagara được kể bởi những hẻm dốc viết trên các mặt đá và lòng sông. Thế nhưng trên một khúc sông dài, câu chuyện đột nhiên im ắng.Thác nước là một thực thể khó nắm bắt. Những dòng thác thách thức tính kiên nhẫn và đập tan hy vọng của cả những người quyết tâm nhất.8.000 năm trước khi thác di chuyển qua thung lũng, nó chỉ mang theo nước của 1 trong 5 hồ lớn. Lưu lượng chỉ bằng 10% lưu lượng hiện nay. Bằng chứng cho thấy điều đó chính là những gợn sóng cổ trong lòng sông.Bị tước đi sức mạnh, dòng nước không thể cuốn đi những mảnh vụn trong lòng sông, thác chỉ còn là một tấm rèm nước thưa bị dồn nén và gần như không thay đổi gì trong suốt nửa cuộc đời. Đó là lần đầu tiên thác Niagara vĩ đại chông chênh, nhưng đó không phải lần duy nhất thác chỉ sử dụng một phần lưu lượng nước.Thực tế là qua nhiều thế hệ, không ai thực sự nhìn thấy Niagara như một thực thể toàn vẹn. Người ta chỉ nhìn thấy một nửa ngọn thác. Câu hỏi đặt ra là: “Có bao giờ chúng ta sẽ chẳng thấy thác nữa không?”Trong khoảng 2.000 năm, thác Mỹ sẽ mất đi đầu tiên khi mực nước giảm dần và dừng lại hẳn. Thác Móng Ngựa sẽ ăn dần về phía sau và có thể sau 15.000 năm nữa sẽ di chuyển 6km ngược dòng đến một lòng sông mềm mại hơn và tàn lụi.“Tôi nghĩ rằng mỗi người làm việc ở đây đều tìm thấy niềm vui khi hoàn thành công việc. Chúng tôi giống như quản gia của ngọn thác. Nhưng cuối cùng nó vẫn phụ thuộc vào tự nhiên và chúng ta không thể can dự được.”Thiên Thủy
mardi 13 février 2018
Lịch sử huyền bí và sự thật ít ai biết về Niagara
lundi 5 février 2018
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018 Đàn chó Phú Quốc đầy vẻ dũng mãnh, gia đình nhà chó hạnh phúc; hàng loạt tiểu cảnh, đại cảnh bằng hoa sặc sỡ... sẽ làm nên đường hoa Tết Mậu Tuất 2018.
Khai mạc tối 13/2/2018 (28 tháng Chạp), đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất có chủ đề Khát vọng vươn xa dài 720 m với ba phân đoạn chính: Mùa xuân thành phố, Hội nhập và phát triển, Vươn tới tương lai.
Mỗi linh vật cao 2 m, trên thân là các họa tiết lấy cảm hứng từ những loại tem Việt Nam.
Ở góc khác là những cây nấm hoa, bộ ấm trà khổng lồ và những viên đường, bánh mứt cách điệu lạ mắt trong ngày Tết.
Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay là nơi khoe vẻ sặc sỡ của hàng trăm loài như cúc Calimero, cúc Nhật, cúc lá nho, Mãn Đình Hồng, Phong Lữ Thảo, lan Dendro, lan mãn, lan Mokara, lan Ngọc Điểm Đai Châu, mai hoa đăng, chuỗi ngọc, bâng khuâng, thu hải đường, cẩm tú cầu hồng, đỗ quyên, lồng đèn, thủy trúc, sen đá bèo, móng rồng ngấn trắng, xương rồng Echinocactus, xương rồng Notocactus…
Tại đây còn có những chiếc chuông gió thiết kế từ thanh tre trổ hoa văn có độ dài ngắn khác nhau, sắp xếp xen kẽ trên nền hoa. Khi có gió nhẹ chúng va đập vào nhau tạo nên âm thanh nhẹ nhàng, lúc trầm lúc bổng.
Mở cửa ngay tối 13/2, đường hoa phục vụ người dân và du khách đến tham quan trong 7 ngày. Đến 22h ngày 19/2/2018 (Mùng 4 Tết) đường hoa sẽ đóng cửa, trả lại mặt đường lúc 10h ngày 20/2/2018 (Mùng 5 Tết).
Hữu Công
(Ảnh: Ban tổ chức)
T.Anh chuyển
dimanche 4 février 2018
TỰ LÀM GIÒ LỤA BẰNG MÁY XAY SINH TỐ
TỰ LÀM GIÒ LỤA BẰNG MÁY XAY SINH TỐ DỄ LẮM CÁC MẸ ƠI, 60 PHÚT LÀ XONG MÀ CHẤT LƯỢNG HẢO HẠNG, NGON TUYỆT ĐỈNH, CHẲNG SỢ CHÚT HÀN THE NÀO
POSTED BY: MÁI ẤM GIA ĐÌNH FEBRUARY 1, 2018
Các mẹ ơi, sắp đến Tết rồi đó, nhanh thật đấy. Em còn nhớ, vừa mới năm ngoái mấy mẹ con hí hửng cùng bó giò với nhau, mấy cái liền, vừa để cúng Tết vừa đem biếu ông bà với các bác xong, mà ngoảnh đi, ngoảnh lại, đã lại sắp Tết rồi.
Vì giò lụa nhà tự làm, nên đảm bảo, ăn chẳng sợ hàn the, nên khi em đem biếu mọi người cũng thích lắm. Con gái em á, mỗi lần ăn là cầm gặm cả khoanh ấy. Giò mua ngoài chợ thì nào dám cho con ăn như vậy.
Lúc đầu em tưởng cách làm khó lắm, nên cũng toàn đi mua thôi. Nhưng hôm sang nhà bác chơi, thấy 2 bác đang hì hụi gói giò, mới lân la vào học. Đơn giản ngoài dự kiến, mà không phải xay thịt ngoài chợ đâu ạ, mua về,tự làm hết từ a-z, mà nhà ai chắc cũng đều có máy xay sinh tố đúng không ạ, thế thì làm theo cách này chỉ 30 phút là xong nha. Để em chia sẻ nhé, các mẹ cùng tham khảo nhé:
Đầu tiên các mẹ chuẩn bị nguyên liệu
– 500gr thịt lợn (Tốt nhất là mua phần thịt gần chân, chọn bắp thịt vì thịt vùng này đủ dẻo, đủ mềm để làm món giò lụa ngon hoặc phần nạc mông cũng được nhé)
– 30gr bột năng
– 10g bột nở
– 100gr mỡ lợn (nếu dùng thịt mông thì không cần nhé)
– Lá dong hoặc lá chuối rửa sạch, để ráo nước
– Dây lạt mỏng, dài, chắc
– Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)
– 1kg đá bào hoặc đá viên nhỏ.
Cách làm như sau ạ:
– Thịt lợn rửa sạch, phần nạc và phần mỡ lợn đều cắt thành các miếng nhỏ để tí xay chung với nhau cho bớt khô và làm ngậy, thơm thịt hơn.
– Sau đó, uớp thịt nạc, mỡ, bột năng, bột nở và 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng. Để hỗn hợp trong ngăn đá tủ lạnh khoàng 15-20phút.
– Xay thịt lần 1: Bỏ hỗn hợp thịt ướp từ tủ lạnh ra và xay nhuyễn lần 1.
– Sau khi xay lần 1, các chị được hỗn hợp đặc dẻo. Các mẹ tiếp tục xay lần hai bằng cách như sau: Cho vài viên đá con vào xay 10 giây. Cứ sau mỗi 10 giây lại cho vài viên đá vào xay cùng. Đến khi nào thấy hỗn hợp dẻo, màu trắng hồng là đạt yêu cầu.
Các mẹ chú ý cách bó giò nha:
– Đầu tiên, trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.
– Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).
– Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc, sau đó cuộn tròn và bó lại.
Cách hấp giò:
Các mẹ cho giò vào nồi hấp (cách thủy) hấp trong vòng 30 phút là chín, sau đó lấy ra để nguội. Trong quá trình hấp giò, nếu sợ giò chưa chín thì dùng tăm thử. Nếu cắm tăm vào mà mềm, rút ra còn nước, chảy nước là chưa chín. Nếu cắm vào thấy thụt một cái, tăm rút lên khô, nắn giò thấy chắc tay là giò đã chín nhé.
Chúc các mẹ trổ tài thành công nha!
samedi 3 février 2018
Bài giảng cảm động của Đức Thánh Cha 28/1/2018: Nhà nào có Đức Mẹ, ma quỷ không vào
VietCatholic Network
29/Jan/2018
Lúc 9 sáng Chúa Nhật 28 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Rước Ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma vừa được phục chế từ viện bảo tàng Vatican về lại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Stanisław Ryłko, nguyên là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, hiện là Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả; và kinh sĩ đoàn của đền thờ.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã phân tích một kinh nguyện mà có lẽ người Công Giáo Việt Nam nào cũng biết, đó là kinh Trông Cậy.
Đức Thánh Cha nói:
Là dân Chúa trên đường lữ hành, chúng ta hiện diện nơi đây trong ngôi đền thờ của Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ làm cho đền thờ này trở thành một mái gia đình cho những người con cái như chúng ta. Cùng với các thế hệ người dân Rôma, chúng ta coi ngôi nhà từ mẫu này là mái nhà của chúng ta, là nơi chúng ta tìm thấy sự tươi mát, an ủi, bảo vệ, và nương náu. Người Kitô hữu, ngay từ đầu, đã hiểu rằng trong những lúc khó khăn và thử thách, chúng ta phải dựa vào Mẹ, như được chỉ ra bởi kinh nguyện cùng Đức Mẹ cổ xưa nhất: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng. Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”
Chúng ta đang tìm kiếm nơi nương náu. Các Tổ Phụ trong đức tin đã dạy rằng trong những thời khắc hỗn loạn, chúng ta phải chạy đến dưới áo Mẹ Thiên Chúa. Khi những người bị bách hại và những ai trong cơn quẫn bách tìm nương náu nơi người phụ nữ cao trọng này: chiếc áo choàng bất khả xâm phạm của Mẹ sẽ được tung ra như một dấu chỉ tiếp nhận, và mang đến sự bảo vệ. Chúng ta thấy được điều này nơi Đức Mẹ, là người phụ nữ cao trọng nhất của nhân loại. Áo choàng của Mẹ luôn rộng mở để chào đón chúng ta và tập hợp chúng ta. Kitô hữu Đông phương nhắc nhở chúng ta về điều này, với nhiều ngày lễ tán dương sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, là Đấng được mô tả qua một hình ảnh rất đẹp trong đó Đức Mẹ với áo choàng của mình che chở cho đàn con cái Mẹ và cho cả thế giới. Ngay cả các tu sĩ thời xa xưa cũng đã khuyên chúng ta rằng, trong những lúc gian truân, hãy nấp dưới áo Mẹ Thiên Chúa và cầu khẩn cùng Mẹ - “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” – chỉ cần lặp đi lặp lại lời nguyện này: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” chỉ cần như thế chúng ta sẽ được chở che và giúp đỡ.
Sự khôn ngoan này, đến từ phương Đông xa xôi, cũng giúp chúng ta: Mẹ bảo vệ đức tin, giữ gìn các mối quan hệ, cứu giúp chúng ta trong những lúc phong ba bão táp và gìn giữ chúng ta khỏi mọi tà ác. Nhà nào có Đức Mẹ, ma quỷ không vào. Nơi nào có Đức Mẹ xáo trộn không chiếm được thế thượng phong, nỗi sợ hãi không thắng thế. Ai trong chúng ta không cần đến điều này, ai trong chúng ta chẳng có lúc âu lo xao xuyến? Phong ba giông bão trong ta thường xuyên biết chừng nào, biết bao những đợt sóng của các vấn nạn chồng chất lên nhau trong khi những cơn gió lo lắng không ngừng thổi tới! Đức Maria là chiếc tàu chắc chắn giữa cơn đại hồng thủy. Các ý tưởng hay công nghệ sẽ không đem lại cho chúng ta bình an và hy vọng, nhưng chính là khuôn mặt của Mẹ, với đôi tay dịu dàng vuốt ve cuộc sống, với lớp áo chở che chúng ta. Chúng ta hãy học cách tìm nương náu, chạy đến cùng Mẹ mỗi ngày.
Lời kinh được tiếp tục với lời thỉnh cầu: “Xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện”. Khi chúng ta cầu xin Mẹ, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Có một tước hiệu của Đức Mẹ rất hay trong tiếng Hy Lạp, đó là “Grigorusa”, nghĩa là “Mẹ vội vã cầu bầu”. Tính từ “vội vã” là tính từ được thánh Luca sử dụng trong Tin Mừng để nói Đức Maria đã lên đường đi thăm bà Elizabeth như thế nào: nhanh chóng, tức khắc! Mẹ nhanh chóng cầu bầu, không chút chậm trễ, như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, khi Mẹ lập tức nói với Chúa Giêsu về nhu cầu cụ thể của những người đó: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3), không còn gì nữa! Đây là điều xảy ra mỗi lần chúng ta cầu xin Mẹ: khi hy vọng của chúng ta úa tàn, nụ cười héo hắt trên môi, sức mạnh cạn kiệt, lương tâm xao xuyến mịt mù, những khi hết còn trông cậy, Mẹ tức khắc can thiệp. Chúng ta càng thiết tha kêu cầu, Mẹ càng can thiệp nhiều hơn. Mẹ chú ý tới những truân chuyên của chúng ta. Những hỗn loạn trong cuộc sống chúng ta gần gũi với trái tim nhạy cảm của Mẹ. Và Mẹ không bao giờ khinh thường lời cầu nguyện của chúng ta; Mẹ không để ai bị thất vọng. Mẹ là một người mẹ, Mẹ không bao giờ xấu hổ vì chúng ta, Mẹ chỉ chờ đợi để có thể giúp con mình.
Câu chuyện sau có thể giúp chúng ta hiểu điều này. Bên cạnh giường bệnh, một người mẹ chăm chú nhìn con trai, đau đớn sau một tai nạn. Người mẹ luôn luôn túc trực ở đó, cả ngày lẫn đêm. Một lần kia bà mẹ phàn nàn với linh mục, bà nói: “Chúa đã chẳng cho những người mẹ chúng tôi làm được một điều!”. “Điều gì?” vị linh mục hỏi lại. Người đàn bà trả lời “Thưa cha, đó là gánh lấy nỗi đau của lũ trẻ”. Đó là trái tim của người mẹ: bà không xấu hổ vì những vết thương, vì những yếu điểm của con mình, nhưng người mẹ luôn muốn chia sẻ cùng với con. Và Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta biết làm thế nào gánh lấy những vết thương của chúng ta, an ủi, theo dõi, và chữa lành.
Lời kinh tiếp tục kêu cầu “Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ”. Chính Chúa biết rằng chúng ta cần nơi trú ẩn và sự bảo vệ giữa chập chùng những hiểm nguy. Vì thế, vào khoảnh khắc tột cùng, trên thập tự giá, Người nói với người môn đệ yêu dấu, và với tất cả các môn đệ: “Này là Mẹ con!” (Ga 19:27). Mẹ không phải là một lựa chọn, một điều tùy chọn, nhưng là giao ước của Chúa Kitô với chúng ta. Và chúng ta cần Mẹ như một người lữ hành cần được giải khát, như một em bé cần được cưu mang trong vòng tay mẹ. Thật là chí nguy cho đức tin khi chúng ta sống mà không có Mẹ, không được bảo vệ, khi chúng ta để mình bị cuốn hút bởi cuộc sống như những chiếc lá cuốn theo chiều gió. Chúa biết và khuyến khích chúng ta chào đón Mẹ. Đó không phải là thứ vẽ vời thêm về mặt tinh thần, nhưng là một nhu cầu của cuộc sống. Tình yêu không phải là những vần thơ, nhưng là biết làm thế nào để sống. Bởi vì không có Mẹ chúng ta không thể là những đứa con. Và chúng ta trước hết, là những đứa con, những đứa con được yêu, những người có Chúa là Cha và Mẹ Maria là Mẹ mình.
Công đồng Vatican II dạy rằng Đức Maria là “dấu chỉ hy vọng chắc chắn và sự an ủi cho dân lữ hành của Thiên Chúa” (Tông hiến Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, VIII, V). Đó là một dấu chỉ, một dấu chỉ Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta.
Nếu chúng ta không theo dấu chỉ đó, chúng ta lạc lối. Bởi vì có một biển báo về đời sống tinh thần, mà chúng ta phải theo. Nó chỉ cho chúng ta, những người “vẫn còn lang thang giữa chập chùng những hiểm nguy và gian nan”, thấy Mẹ, là Đấng đã đạt đến mục tiêu. Còn ai hay hơn Mẹ để đi cùng chúng ta trên cuộc hành trình? Chúng ta còn đang chờ đợi điều gì? Như môn đệ dưới cây thập tự chào đón Mẹ, “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19:27), chúng ta cũng vậy, từ ngôi nhà từ mẫu này chúng ta hãy rước Đức Maria về nhà chúng ta, trong trái tim chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể là người dửng dưng hay tách biệt với Mẹ, nếu không chúng ta sẽ mất đi căn tính là con cái và bản sắc của mình như một dân tộc, và chúng ta sống một thứ Kitô Giáo bao gồm các ý tưởng, các chương trình, mà không có lòng tin, không có sự dịu dàng, không có con tim. Nhưng khi không có con tim thì không có tình yêu và đức tin trở thành một câu chuyện thần tiên về những thời xa xưa. Trái lại, Mẹ bảo vệ và chuẩn bị cho con cái mình. Mẹ yêu con cái mình, bảo vệ chúng, và thế giới của chúng. Hãy tiếp rước Mẹ hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, để Mẹ hiện diện thường xuyên trong gia đình của chúng ta, trong thiên đường an toàn của chúng ta. Hãy ủy thác cho Mẹ mỗi ngày. Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ trong mọi lúc âu lo. Và đừng quên quay lại để cảm ơn Mẹ.
Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ, chúng ta hãy nhìn Mẹ một cách dịu dàng và kính chào Mẹ như các Kitô hữu ở Êphêsô đã từng kính chào Mẹ. Tất cả cùng nhau chúng ta hãy kêu cầu ba lần: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma vừa được phục chế và hôm nay là ngày ra mắt công chúng. Bức tranh vẽ trên gỗ theo kiểu Byzantine này thường được đặt bên trong Đền Thờ Đức Bà Cả.
Đức Phanxicô đã rời Vatican vào ngay sáng hôm sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng và cầu nguyện trước bức ảnh này, trong đó vẽ Đức Maria, mặc một chiếc áo choàng màu xanh, bồng Chúa Hài Nhi Giêsu, đang cầm trên tay Ngài một quyển sách trang sức bằng vàng. Trước và sau mỗi chuyến tông du nước ngoài, Đức Thánh Cha Phanxicô đều đến nhà thờ này để cầu nguyện trước bức ảnh và để lại một bó hoa hồng.
Người đứng đầu viện bảo tàng Vatican, là bà Barbara Jatta, cho biết cuộc phục chế đã khám phá ra những sắc màu “tinh tế” trong khuôn mặt của Đức Maria và Chúa Giêsu, và sự sáng chói của áo choàng vàng của Chúa Hài Nhi và của áo choàng màu xanh của Đức Maria.
Việc phục chế cũng giúp các học giả xác định niên đại của bức ảnh. Theo truyền thống, bức ảnh được tin là được tìm thấy ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ 5 và được chính Thánh Luca vẽ. Trong một bài viết trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican hôm thứ Năm 25 tháng Giêng, bà Jatta nói rằng niên đại thật sự có thể là trong khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.
Ngoài việc làm sạch hình ảnh và sửa chữa các vấn đề có trong các lần phục hồi trước đó, các nhà phục chế đã thực hiện một khung mới nhẹ nhàng hơn và có tay cầm để bức ảnh có thể được vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn cho các cử hành khác nhau ở các đền thờ ở Rôma nơi bức ảnh được mang đến trưng bày.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ châu Latinh có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng, và với tư cách là một giám mục và một Hồng Y, ngài thường đến Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi Dân Rôma mỗi khi ngài về Rôma. Một bức ảnh Đức Mẹ khác mà ngài cũng mến mộ là bức “Mary Undoer of Knots” - Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt, mà ngài nhìn thấy đầu tiên trong một nhà thờ vùng Bavarian khi ngài theo học ở Đức vào những năm 1980.
NGUỒN
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Stanisław Ryłko, nguyên là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, hiện là Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả; và kinh sĩ đoàn của đền thờ.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã phân tích một kinh nguyện mà có lẽ người Công Giáo Việt Nam nào cũng biết, đó là kinh Trông Cậy.
Đức Thánh Cha nói:
Là dân Chúa trên đường lữ hành, chúng ta hiện diện nơi đây trong ngôi đền thờ của Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ làm cho đền thờ này trở thành một mái gia đình cho những người con cái như chúng ta. Cùng với các thế hệ người dân Rôma, chúng ta coi ngôi nhà từ mẫu này là mái nhà của chúng ta, là nơi chúng ta tìm thấy sự tươi mát, an ủi, bảo vệ, và nương náu. Người Kitô hữu, ngay từ đầu, đã hiểu rằng trong những lúc khó khăn và thử thách, chúng ta phải dựa vào Mẹ, như được chỉ ra bởi kinh nguyện cùng Đức Mẹ cổ xưa nhất: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng. Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”
Chúng ta đang tìm kiếm nơi nương náu. Các Tổ Phụ trong đức tin đã dạy rằng trong những thời khắc hỗn loạn, chúng ta phải chạy đến dưới áo Mẹ Thiên Chúa. Khi những người bị bách hại và những ai trong cơn quẫn bách tìm nương náu nơi người phụ nữ cao trọng này: chiếc áo choàng bất khả xâm phạm của Mẹ sẽ được tung ra như một dấu chỉ tiếp nhận, và mang đến sự bảo vệ. Chúng ta thấy được điều này nơi Đức Mẹ, là người phụ nữ cao trọng nhất của nhân loại. Áo choàng của Mẹ luôn rộng mở để chào đón chúng ta và tập hợp chúng ta. Kitô hữu Đông phương nhắc nhở chúng ta về điều này, với nhiều ngày lễ tán dương sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, là Đấng được mô tả qua một hình ảnh rất đẹp trong đó Đức Mẹ với áo choàng của mình che chở cho đàn con cái Mẹ và cho cả thế giới. Ngay cả các tu sĩ thời xa xưa cũng đã khuyên chúng ta rằng, trong những lúc gian truân, hãy nấp dưới áo Mẹ Thiên Chúa và cầu khẩn cùng Mẹ - “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” – chỉ cần lặp đi lặp lại lời nguyện này: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” chỉ cần như thế chúng ta sẽ được chở che và giúp đỡ.
Sự khôn ngoan này, đến từ phương Đông xa xôi, cũng giúp chúng ta: Mẹ bảo vệ đức tin, giữ gìn các mối quan hệ, cứu giúp chúng ta trong những lúc phong ba bão táp và gìn giữ chúng ta khỏi mọi tà ác. Nhà nào có Đức Mẹ, ma quỷ không vào. Nơi nào có Đức Mẹ xáo trộn không chiếm được thế thượng phong, nỗi sợ hãi không thắng thế. Ai trong chúng ta không cần đến điều này, ai trong chúng ta chẳng có lúc âu lo xao xuyến? Phong ba giông bão trong ta thường xuyên biết chừng nào, biết bao những đợt sóng của các vấn nạn chồng chất lên nhau trong khi những cơn gió lo lắng không ngừng thổi tới! Đức Maria là chiếc tàu chắc chắn giữa cơn đại hồng thủy. Các ý tưởng hay công nghệ sẽ không đem lại cho chúng ta bình an và hy vọng, nhưng chính là khuôn mặt của Mẹ, với đôi tay dịu dàng vuốt ve cuộc sống, với lớp áo chở che chúng ta. Chúng ta hãy học cách tìm nương náu, chạy đến cùng Mẹ mỗi ngày.
Lời kinh được tiếp tục với lời thỉnh cầu: “Xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện”. Khi chúng ta cầu xin Mẹ, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Có một tước hiệu của Đức Mẹ rất hay trong tiếng Hy Lạp, đó là “Grigorusa”, nghĩa là “Mẹ vội vã cầu bầu”. Tính từ “vội vã” là tính từ được thánh Luca sử dụng trong Tin Mừng để nói Đức Maria đã lên đường đi thăm bà Elizabeth như thế nào: nhanh chóng, tức khắc! Mẹ nhanh chóng cầu bầu, không chút chậm trễ, như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, khi Mẹ lập tức nói với Chúa Giêsu về nhu cầu cụ thể của những người đó: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3), không còn gì nữa! Đây là điều xảy ra mỗi lần chúng ta cầu xin Mẹ: khi hy vọng của chúng ta úa tàn, nụ cười héo hắt trên môi, sức mạnh cạn kiệt, lương tâm xao xuyến mịt mù, những khi hết còn trông cậy, Mẹ tức khắc can thiệp. Chúng ta càng thiết tha kêu cầu, Mẹ càng can thiệp nhiều hơn. Mẹ chú ý tới những truân chuyên của chúng ta. Những hỗn loạn trong cuộc sống chúng ta gần gũi với trái tim nhạy cảm của Mẹ. Và Mẹ không bao giờ khinh thường lời cầu nguyện của chúng ta; Mẹ không để ai bị thất vọng. Mẹ là một người mẹ, Mẹ không bao giờ xấu hổ vì chúng ta, Mẹ chỉ chờ đợi để có thể giúp con mình.
Câu chuyện sau có thể giúp chúng ta hiểu điều này. Bên cạnh giường bệnh, một người mẹ chăm chú nhìn con trai, đau đớn sau một tai nạn. Người mẹ luôn luôn túc trực ở đó, cả ngày lẫn đêm. Một lần kia bà mẹ phàn nàn với linh mục, bà nói: “Chúa đã chẳng cho những người mẹ chúng tôi làm được một điều!”. “Điều gì?” vị linh mục hỏi lại. Người đàn bà trả lời “Thưa cha, đó là gánh lấy nỗi đau của lũ trẻ”. Đó là trái tim của người mẹ: bà không xấu hổ vì những vết thương, vì những yếu điểm của con mình, nhưng người mẹ luôn muốn chia sẻ cùng với con. Và Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta biết làm thế nào gánh lấy những vết thương của chúng ta, an ủi, theo dõi, và chữa lành.
Lời kinh tiếp tục kêu cầu “Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ”. Chính Chúa biết rằng chúng ta cần nơi trú ẩn và sự bảo vệ giữa chập chùng những hiểm nguy. Vì thế, vào khoảnh khắc tột cùng, trên thập tự giá, Người nói với người môn đệ yêu dấu, và với tất cả các môn đệ: “Này là Mẹ con!” (Ga 19:27). Mẹ không phải là một lựa chọn, một điều tùy chọn, nhưng là giao ước của Chúa Kitô với chúng ta. Và chúng ta cần Mẹ như một người lữ hành cần được giải khát, như một em bé cần được cưu mang trong vòng tay mẹ. Thật là chí nguy cho đức tin khi chúng ta sống mà không có Mẹ, không được bảo vệ, khi chúng ta để mình bị cuốn hút bởi cuộc sống như những chiếc lá cuốn theo chiều gió. Chúa biết và khuyến khích chúng ta chào đón Mẹ. Đó không phải là thứ vẽ vời thêm về mặt tinh thần, nhưng là một nhu cầu của cuộc sống. Tình yêu không phải là những vần thơ, nhưng là biết làm thế nào để sống. Bởi vì không có Mẹ chúng ta không thể là những đứa con. Và chúng ta trước hết, là những đứa con, những đứa con được yêu, những người có Chúa là Cha và Mẹ Maria là Mẹ mình.
Công đồng Vatican II dạy rằng Đức Maria là “dấu chỉ hy vọng chắc chắn và sự an ủi cho dân lữ hành của Thiên Chúa” (Tông hiến Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, VIII, V). Đó là một dấu chỉ, một dấu chỉ Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta.
Nếu chúng ta không theo dấu chỉ đó, chúng ta lạc lối. Bởi vì có một biển báo về đời sống tinh thần, mà chúng ta phải theo. Nó chỉ cho chúng ta, những người “vẫn còn lang thang giữa chập chùng những hiểm nguy và gian nan”, thấy Mẹ, là Đấng đã đạt đến mục tiêu. Còn ai hay hơn Mẹ để đi cùng chúng ta trên cuộc hành trình? Chúng ta còn đang chờ đợi điều gì? Như môn đệ dưới cây thập tự chào đón Mẹ, “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19:27), chúng ta cũng vậy, từ ngôi nhà từ mẫu này chúng ta hãy rước Đức Maria về nhà chúng ta, trong trái tim chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể là người dửng dưng hay tách biệt với Mẹ, nếu không chúng ta sẽ mất đi căn tính là con cái và bản sắc của mình như một dân tộc, và chúng ta sống một thứ Kitô Giáo bao gồm các ý tưởng, các chương trình, mà không có lòng tin, không có sự dịu dàng, không có con tim. Nhưng khi không có con tim thì không có tình yêu và đức tin trở thành một câu chuyện thần tiên về những thời xa xưa. Trái lại, Mẹ bảo vệ và chuẩn bị cho con cái mình. Mẹ yêu con cái mình, bảo vệ chúng, và thế giới của chúng. Hãy tiếp rước Mẹ hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, để Mẹ hiện diện thường xuyên trong gia đình của chúng ta, trong thiên đường an toàn của chúng ta. Hãy ủy thác cho Mẹ mỗi ngày. Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ trong mọi lúc âu lo. Và đừng quên quay lại để cảm ơn Mẹ.
Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ, chúng ta hãy nhìn Mẹ một cách dịu dàng và kính chào Mẹ như các Kitô hữu ở Êphêsô đã từng kính chào Mẹ. Tất cả cùng nhau chúng ta hãy kêu cầu ba lần: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma vừa được phục chế và hôm nay là ngày ra mắt công chúng. Bức tranh vẽ trên gỗ theo kiểu Byzantine này thường được đặt bên trong Đền Thờ Đức Bà Cả.
Đức Phanxicô đã rời Vatican vào ngay sáng hôm sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng và cầu nguyện trước bức ảnh này, trong đó vẽ Đức Maria, mặc một chiếc áo choàng màu xanh, bồng Chúa Hài Nhi Giêsu, đang cầm trên tay Ngài một quyển sách trang sức bằng vàng. Trước và sau mỗi chuyến tông du nước ngoài, Đức Thánh Cha Phanxicô đều đến nhà thờ này để cầu nguyện trước bức ảnh và để lại một bó hoa hồng.
Người đứng đầu viện bảo tàng Vatican, là bà Barbara Jatta, cho biết cuộc phục chế đã khám phá ra những sắc màu “tinh tế” trong khuôn mặt của Đức Maria và Chúa Giêsu, và sự sáng chói của áo choàng vàng của Chúa Hài Nhi và của áo choàng màu xanh của Đức Maria.
Việc phục chế cũng giúp các học giả xác định niên đại của bức ảnh. Theo truyền thống, bức ảnh được tin là được tìm thấy ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ 5 và được chính Thánh Luca vẽ. Trong một bài viết trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican hôm thứ Năm 25 tháng Giêng, bà Jatta nói rằng niên đại thật sự có thể là trong khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.
Ngoài việc làm sạch hình ảnh và sửa chữa các vấn đề có trong các lần phục hồi trước đó, các nhà phục chế đã thực hiện một khung mới nhẹ nhàng hơn và có tay cầm để bức ảnh có thể được vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn cho các cử hành khác nhau ở các đền thờ ở Rôma nơi bức ảnh được mang đến trưng bày.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ châu Latinh có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng, và với tư cách là một giám mục và một Hồng Y, ngài thường đến Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi Dân Rôma mỗi khi ngài về Rôma. Một bức ảnh Đức Mẹ khác mà ngài cũng mến mộ là bức “Mary Undoer of Knots” - Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt, mà ngài nhìn thấy đầu tiên trong một nhà thờ vùng Bavarian khi ngài theo học ở Đức vào những năm 1980.
NGUỒN
Tha thứ không phải là ban ơn cho người khác mà là tạo phúc cho chính mình
Tha thứ không phải là ban ơn cho người khácmà là tạo phúc cho chính mìnhCuộc sống phức tạp với những va chạm, mâu thuẫn khiến ta khó tránh khỏi những lúc không hài lòng với nhau, gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, người xưa vẫn dạy rằng “lùi một bước biển rộng trời trong”. Vậy sức mạnh nào có thể cho ta dũng khí để “lùi một bước” trong những va chạm như thế?Vào một ngày cuối tuần, hai mẹ con tôi quyết định ra ngoài ăn tối để chào mừng sự kiện con gái tôi tốt nghiệp về nước. Trong một quán ăn nhỏ nhưng vô cùng ấm cúng và thanh lịch giữa Thượng Hải phồn hoa, mỹ lệ, một cô gái trẻ phụ trách mang đồ ăn tới cho chúng tôi.Cô gái trẻ tập trung bê đĩa thức ăn, cẩn thận len qua lối đi chật hẹp trong quán. Nhưng khi vừa đến chỗ chúng tôi, đĩa cá hấp không may bị nghiêng và nước sốt cá đổ cả lên chiếc cặp da của tôi đặt trên ghế. Vừa tiếc chiếc cặp da đắt tiền, vừa bực mình vì cách làm việc vụng về và không chuyên nghiệp, tôi ngay lập tức nhăn mặt khó chịu và nổi giận, chuẩn bị la mắng cô bé ấy.Thế nhưng khi tôi chưa kịp hành động gì thì con gái tôi đã nhanh chóng đứng dậy, ngay lập tức nở một nụ cười dịu dàng và tươi tắn nhìn cô gái. Vỗ vai cô phục vụ bàn, con bé nói để cô gái bình tĩnh trở lại và không quá lo lắng: “Chuyện nhỏ thôi, không sao đâu. Chị làm việc tiếp đi”.Những đường nét trên khuôn mặt cô gái chuyển từ hoảng hốt, lo lắng sang ngỡ ngàng và lúng túng, cô bé nhẹ nhàng và lịch sự nói với chúng tôi: “Tôi thực sự xin lỗi. Tôi sẽ đi lấy khăn để lau”.Nhưng con gái tôi lập tức đáp lại: “Không có vấn đề gì đâu. Chúng tôi mang về nhà lau sạch là được. Chị cứ tiếp tục công việc của mình đi, không cần phải đặt nặng tâm vào chuyện này đâu”.Mọi cử chỉ, ngôn hành của con gái khiến tôi không thể lý giải được. Tôi cảm thấy mình như một quả khí cầu chứa đầy sự khó chịu, tức giận, oán trách, một quả khí cầu được bơm căng tới mức muốn phát nổ nhưng lại không thể nổ được. Tôi ngồi ăn tối trong hậm hực, kìm nén và tất cả những món ngon lành và đắt đỏ trên bàn bỗng trở nên đắng ngắt trong miệng tôi.Rời khỏi quán ăn, con gái đề nghị chúng tôi đi bộ trở về nhà. Con gái một tay cần chiếc túi đã dính bẩn của tôi, một tay nắm tay tôi. Đã từ lâu tôi không cho mình những giây phút thanh thản để nhìn ngắm, để hòa mình vào nét cổ kính yêu kiều của Thượng Hải. Đã từ lâu tôi quẩn quanh trong những bức tường nơi làm việc, trong tính toán sổ sách và những lo toan cho cuộc sống của tôi, cho sự sung túc của cả gia đình. Những nụ cười của tôi cũng héo tàn dần, những cái nhăn mặt, nhíu mày ngày càng nhiều hơn.Chúng tôi bước đi trên con phố dài rộng và không quá tấp nập. Con gái bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc sống ba năm là du học sinh tại Anh của nó. Từ nhỏ, con gái được cả nhà cưng chiều và bao bọc, chưa từng phải làm một công việc gì, cũng không bao giờ chịu đựng thua thiệt so với bạn bè trang lứa. Tuy vậy, nó lại luôn là một cô bé ngoan ngoãn và rất tự lập, luôn có những mục tiêu phấn đấu cho riêng mình, không muốn dựa dẫm vào tình thương của cha mẹ để hưởng thụ.Ba năm du học tại London, con gái chỉ về nhà một lần duy nhất, vì con bé dành toàn bộ thời gian trong các kỳ nghỉ đi làm thêm, đi du lịch và khám phá. Lần trở về này, tôi hoàn toàn bất ngờ với vẻ hoạt bát nhanh nhẹn và trưởng thành của con. Nhưng có lẽ những điều con gái chia sẻ vào đêm hôm ấy đã thay đổi tất cả những quan niệm và tính cách bấy lâu nay của tôi, là điều tôi hoàn toàn không thể ngờ tới nhất.Bước từng bước thong dong, con gái vừa nhìn những bông hoa hồ điệp đang trở màu vàng óng bên đường, vừa bắt đầu kể chuyện:“Những ngày đầu trải nghiệm cuộc sống ở nước Anh thật sự là một thử thách lớn đối với con mẹ ạ. Con làm thêm tại một nhà hàng sang trọng, nơi luôn có những yêu cầu rất cao và quy định chặt chẽ dành cho nhân viên. Mỗi ngày, con đều phải rửa rất nhiều ly rượu, ly uống nước. Đó không phải loại như ở nhà mình, loại ly ấy rất mỏng và cao, chỉ cần lơ đãng một chút là có thể khiến chúng thành một đống thủy tinh vụn.Thái độ nghiêm túc và tinh thần tập trung cao độ luôn luôn là yêu cầu và cũng là điều kiện hàng đầu.. Có một lần, con vừa thả lỏng người một chút liền va vào một chiếc ly. Sau đó liên tục những tiếng xoảng, xoảng và cuối cùng, một hàng dài ly xếp trên bàn biến thành một đống vụn thủy tinh trên mặt đất.Mẹ biết không, thời khắc đó con vô cùng hoảng loạn, sợ hãi và nghĩ mình sẽ chẳng còn cơ hội nào nữa. Nhưng người quản lý ca trực hôm ấy đã ngay lập tức chạy tới chỗ con, cô ấy lo lắng rằng con có thể bị mảnh vụn nào đó làm cho chảy máu. Cô ấy không những không trách móc, không quát mắng mà ngược lại còn nhờ những người khác tới giúp con dọn sạch đống thủy tinh ấy.Lúc đó con đã bật khóc, nỗi hoảng sợ của con nhanh chóng chuyển sang sự cảm ân sâu sắc. Hành động ngày hôm đó của các đồng nghiệp đã giúp con có thêm can đảm để đối mặt với sai lầm của mình, một sự việc tồi tệ đã biến thành cơ hội để con nhận ra ý nghĩa to lớn của việc chân thành giúp đỡ và bao dung với sai lầm, với những thiếu sót của người khác.Một lần khác, con không may đánh đổ cà phê lên chiếc váy trắng của một vị khách. Cô ấy đang ngồi đợi đối tác của mình, và không gì bất tiện hơn việc váy áo dính bẩn trong hoàn cảnh ấy. Nhưng cô ấy đã an ủi con bằng những lời rành rọt, dịu dàng: “Không vấn đề gì, cà phê mà, không khó giặt”. Và cũng giống như những gì ngày hôm nay con đã làm, cô ấy không một chút khó chịu, không một chút phàn nàn, chỉ lặng lẽ vào nhà vệ sinh và gột sạch chiếc váy.Mẹ à, bởi vì người khác đã bao dung với lỗi lầm của con, cho con cơ hội sửa chữa nên con mới có thể trở thành một người tốt đẹp hơn, trưởng thành hơn, sâu sắc hơn như bây giờ. Vậy nên mẹ hay coi những người khác như con gái của mẹ, hãy tha thứ cho những sai lầm của họ mẹ nhé”.Có người vẫn cho rằng tha thứ quả là việc khó khăn trong đời, nhất là khi bản thân đã phải chịu tổn hại, chịu thiệt thòi. Chính vì vậy, bản thân những người không thể tha thứ luôn mang theo rất nhiều oán giận, buồn đau dù sự việc thực sự làm họ tổn thương đã lui vào quá khứ.Chúng ta cũng luôn có suy nghĩ rằng tha thứ là thái độ, là cách hành xử ta dành cho người khác, nhưng thực chất tha thứ là hành động ta làm cho chính mình, là cách ta đối đãi với bản thân mình.Tha thứ không đồng nghĩa với việc chúng ta nói lời tha thứ nhưng trong tâm vẫn cất giữ rất nhiều trách móc, oán giận, ôm giữ sự không hài lòng, khó chịu mãi không thôi. Sự tha thứ thực sự xuất phát từ tấm lòng chúng ta, xuất phát từ sự thông cảm và biết suy nghĩ cho người khác, suy nghĩ vì người khác.Có thể tha thứ cho những sai lầm của người khác khi chúng ta đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của họ, suy nghĩ theo những quan điểm sống, chuẩn tắc sống của họ. Ngược lại, không thể tha thứ là một biểu hiện của sự ích kỷ, hẹp hòi, chỉ thuận theo cảm xúc và suy đoán của bản thân mà không cho mình cơ hội hiểu người, lắng nghe người khác.Tha thứ không phải là nhu nhược, bỏ cuộc, chấp nhận đầu hàng hay buông xuôi. Tha thứ là khi có dũng khí đặt mình vào vị trí người khác để bao dung họ, là lùi một bước để nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo và từ những khía cạnh khác nhau.Hơn nữa, khi ta có thể thật tâm tha thứ cho người khác, có thể vứt bỏ mọi khúc mắc trong tâm và đối diện với tất cả bằng tâm thái an hòa, thuần tịnh, cũng là ta đang chăm sóc và yêu thương chính mình, là tự cởi trói sợi dây vô hình đang thắt chặt trái tim và tâm hồn mình.Dùng đức hạnh để xoa dịu tức giận, dùng từ bi để cảm hóa kẻ thù, đó mới là hành vi cao thượng nhất trên thế gian này.Rốt cuộc thì ánh sáng của tâm thuần thiện, của tấm lòng bao dung chính là vũ khí hiệu quả nhất để hóa giải mọi oán hận trên cuộc đời, là phương thuốc hữu hiệu để chữa lành mọi vết thương, là cây cầu ngắn nhất đưa những trái tim đến với trái tim.
P.Anh chuyển
vendredi 2 février 2018
Travel Coast-to-Coast by Train and See America’s Greatest Sites For Just Over $200
Travel Coast-to-Coast by Train and See America’s Greatest Sites For Just Over $200
Itai Buenahora, Staff Writer
December 13, 2017
When it comes to travel, it can be one of the more rewarding and liberating experiences. It’s a time of learning and self-growth, absorbing the wondrous depths that planet Earth has to offer, beyond our everyday surroundings. Finding the time to set yourself free from life’s responsibilities can be tricky, however, if you are granted the opportunity and time, it can be one of the more special decisions you will come to make. Now, you can travel America for just over $200 in this coast-to-coast experience by train, and get to witness some of the greatest sites that America has to offer.
Shutterstock
If you’re worried about the tedious task of beginning to plan, travel blogger Derek Low has taken the initiative to work out the details of a cost-friendly transcontinental U.S. train adventure, that will cost you just over $200.
Running from San Francisco to New York, a 3,397-mile journey awaits you that passes through 11 states. Better yet, traveling by train covers your accommodations, with your own personal cabin, and food available to you. You can kick back, and absorb the scenic trip, crossing off famous landmarks and views that are renowned worldwide.
Itai Buenahora, Staff Writer
December 13, 2017
When it comes to travel, it can be one of the more rewarding and liberating experiences. It’s a time of learning and self-growth, absorbing the wondrous depths that planet Earth has to offer, beyond our everyday surroundings. Finding the time to set yourself free from life’s responsibilities can be tricky, however, if you are granted the opportunity and time, it can be one of the more special decisions you will come to make. Now, you can travel America for just over $200 in this coast-to-coast experience by train, and get to witness some of the greatest sites that America has to offer.
Shutterstock
If you’re worried about the tedious task of beginning to plan, travel blogger Derek Low has taken the initiative to work out the details of a cost-friendly transcontinental U.S. train adventure, that will cost you just over $200.
Running from San Francisco to New York, a 3,397-mile journey awaits you that passes through 11 states. Better yet, traveling by train covers your accommodations, with your own personal cabin, and food available to you. You can kick back, and absorb the scenic trip, crossing off famous landmarks and views that are renowned worldwide.
By avoiding breaking the bank, this trip will take you through most of the continental United States, in the trip of a lifetime that would otherwise cost you not only more money but more time. As for how you can get started on this phenomenal deal, Low lays out the details.
Shutterstock
Starting from San Francisco to Chicago, it will only cost you $130 if purchased through California Zephyr tickets. You can extend your trip by transferring to the Lake Shore Limited train for only an additional $83, bringing your total to only a shocking $213.
If you’re interested in heading to one of the most popular and visited cities in the world, the Lake Shore Limited transfer will sweep you through the Midwest and Pennsylvania, with a grand stop in the heart of Manhattan, through Penn Station. Along your way to the Big Apple, you’ll witness views of Lake Michigan, and pass through the Finger Lakes region in upstate New York, giving you a glimpse of 11 wonderful lakes.
At your own leisure, you can also take detours and stop along the way for some great sights in Cleveland and Boston. The option of upgrading is also available to you, with a Business Class access that will give you access to extra goodies, complimentary non-alcoholic beverages, access to lounges, and your own dedicated car seating.
Furthermore, if you still aren’t yet intrigued by this opportunity and are dreading the planning aspect, Low will even entirely book your trip for you for the low cost of $49, saving you the time and the headache. Whether you’ve traveled before, or never at all, this is an opportunity that encapsulates the wonders of America and will leave you with stories for a lifetime. From glorious skylines to marvelous bodies of water, this is a fantastic life experience that awaits you.
Shutterstock
Shutterstock
Starting from San Francisco to Chicago, it will only cost you $130 if purchased through California Zephyr tickets. You can extend your trip by transferring to the Lake Shore Limited train for only an additional $83, bringing your total to only a shocking $213.
If you’re interested in heading to one of the most popular and visited cities in the world, the Lake Shore Limited transfer will sweep you through the Midwest and Pennsylvania, with a grand stop in the heart of Manhattan, through Penn Station. Along your way to the Big Apple, you’ll witness views of Lake Michigan, and pass through the Finger Lakes region in upstate New York, giving you a glimpse of 11 wonderful lakes.
At your own leisure, you can also take detours and stop along the way for some great sights in Cleveland and Boston. The option of upgrading is also available to you, with a Business Class access that will give you access to extra goodies, complimentary non-alcoholic beverages, access to lounges, and your own dedicated car seating.
Furthermore, if you still aren’t yet intrigued by this opportunity and are dreading the planning aspect, Low will even entirely book your trip for you for the low cost of $49, saving you the time and the headache. Whether you’ve traveled before, or never at all, this is an opportunity that encapsulates the wonders of America and will leave you with stories for a lifetime. From glorious skylines to marvelous bodies of water, this is a fantastic life experience that awaits you.
Shutterstock
Như Mai sưu tầm
Inscription à :
Articles (Atom)