jeudi 8 mars 2018

Công dụng của NẤM MÈO ĐEN BS Hồng Chiêu Quang

NẤM MÈO ĐEN


Bài của BS. Hồng Chiêu Quang. Giảng Sư Đại Học
Y Khoa Thượng Hải (rất nổi tiếng)

Nấm mèo đen được thí nghiệm khoa học chứng minh có tác dụng giảm độ kết dính của máu.

Bệnh nhân to béo nên ăn nhiều nấm mèo đen, để giảm độ đậm đặc của máu, để nồng độ màu loãng hơn, sẽ tránh được khối máu kết tụ dẫn tới tai biến mạch máu não. Cũng hạn chế phần nào căn bệnh nhồi máu cơ tim.

Hiện nay có nhiều người bị chứng Azheimer’s Disease, tức bệnh ngây dại của người lớn tuổi, thật ra giữa bệnh này với bệnh liệt nửa người khác nhau ra sao?
Nguyên nhân gây liệt nửa người là một mạch máu đột nhiên bị tắc nghẽn, vỡ ra và gây nên tai biến mạch máu não. Còn bệnh ngây dại là mao mạch nhỏ bị tắt nghẽn dần, cuối cùng làm hỏng cả não, mất hết trí nhớ, nguyên nhân gây bệnh đều do nồng độ máu quá đặc mà ra!
Nấm mèo đen rất có công hiệu cho căn bệnh máu đặc. Ngày ăn chừng 5-10g, một cân nấm mèo đen có thể ăn khoảng 50-100 ngày. Ngày ăn 1 lần với số lượng ít, nấu canh hay làm đồ ăn cũng được cả, đó là một sự phát hiện hết sức ngẫu nhiên của bác sĩ ở Mỹ.
ông Bác sĩ nghiên cứu phát hiện: hóa ra nấm mèo đen có tác dụng giảm nồng độ máu. Sau khi ông bác sĩ đăng bài báo cáo nghiên cứu, các nơi như Đài Loan, Hồng Kong đều áp dụng, cuối cùng trung tâm tim phổi Bắc Kinh cũng bước vào nghiên cứu nấm mèo đen.

NẤM MÈO


-Tên gọi khác: Nấm tai mèo, Nấm Mộc Nhĩ, Vân Nhĩ
-Tên tiếng Anh: Jew's ear, jelly ear.
-Tên khoa học: Auricularia auricula-judae (Fr.) J.Schröt.
-Tên đồng nghĩa: Auricularia auriculaHirneola auricula-judae
-Các loài tương cận: Auricularia polytrichaA. delicata, A. tenuis, A. emini, A. mesenterica, A. Ornata , A. Cornea, A. Fuscosuccinea.

Phân loại thực vật
Giới(regnum):
Nấm (Fungi).
Ngành(divisio):
Nấm đảm (Basidiomycota).
Lớp (class):
Nấm tản (Agaricomycetes).
Bộ (ordo):
Mộc nhĩ (Auriculariales).
Họ (familia):
Mộc nhĩ (Auricularaceae).
Chi (genus):
Mộc nhĩ (Auricularia).
Loài(species):
Nấm mèo (Auricularia auricula).

Phân bố
Loài nấm mèo phát triển trên thân gổ mục ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nhiều nhất là ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Ở Úc nấm mèo mọc trên gổ bạch đàn mục rửa.
Mô tả
Nấm mèo phát tán và sinh sản bằng bào tử. Khi bào tử bám vào giá thể như gổ mục, có đủ dộ ẩm bào tử nẩy mầm. Khuẩn ty là sợi nấm ăn luồn trong các khối gổ, khi hệ sợi nấm phát triển mạnh, đủ nguồn dinh dưỡng thì hình thành tai nấm.
Tai nấm có dạng một vành tai, thường không cuống, mềm mại khi còn tươi và cứng dòn khi phơi khô. Mặt trên mũ có lông dày, mỏng hoặc không lông. Màu sắc biến đổi từ trắng, cam, nâu, tím và đen. Nấm mèo mọc được trên các giá thể như gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ. Tai nấm mèo phát triển qua bốn giai đoạn và được gọi tên theo hình dạng quả thể. Tai nấm có nhiều nếp cong và các gờ giống như tai mèo với nhiều tỉnh mạch nên được gọi là nấm tai mèo hay mộc nhĩ.
Khi tai nấm già, một số chuyển sang giai đoạn sinh sản, mặt dưới tai nấm có các lớp bào tử màu trắng kem hoặc vàng nhạt. Bào tử hình quả lê, dài 16-18 micromet và ngang 6-8 micromet.

Thành phần hóa học
Theo nguồn Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Hoa Kỳ (USDA), thành phần hóa học trong 100 gam nấm mèo khô như sau: 370 kcal, 10,6 g protein , 0,2 g chất béo , 65 g carbohydrate , 5,8 g tro , canci 375 mg, sắt 185 mg, phospho 201 mg và 0,03 % mg carotene . Nấm tươi chứa độ ẩm 90%.

Công dụng
a-Nấm mèo được dùng làm thực phẩm
b-Nấm mèo đuộc dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, nấm mèo có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Loại nấm làm thuốc tốt nhất là nấm mèo đen.
Ở Indonesia cho rằng các món ăn từ nấm mèo có tác dụng bổ máu.
Tây y cho rằng ăn nấm mèo còn có tác dụng làm giảm cholesterol cấp nói chung, và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol xấu.
Nấm mèo đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản nên là thức ăn thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành.
-Huyết áp cao: Mộc nhĩ 30g (mọc trên cây dâu) ngâm rửa sạch rồi hấp với đường ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng nhiều lần (theo www.suckhoedoisong.vn).
Các công trình nghiên cứu khoa học cho biết, trong 100g nấm mèo có chứa 10,6g protid, 0,2g lipid, 65,5g gluxid xơ, chất thô 5g, Ca 35,7mg, Fe 185mg, caroten 0,03mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,55mg, vitamin PP 2,6mg.
Tuy nhiên, nếu sử dụng nấm mèo không đúng cách sẽ làm nấm mất ngon, thậm chí còn gây tác hại. Vì vậy khi chế biến, người tiêu dùng cần chú ý mấy điểm sau:
- Tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh. Khi đó, mỗi 1kg nấm mèo khô có thể nở ra được từ 3 đến 3,5kg. Hơn nữa, như vậy sẽ giữ được độ giòn vốn có của nó. Còn ngâm bằng nước nóng, mỗi ki-lô-gam nấm mèo khô chỉ nở được từ 2 đến 2,5kg, mà lại làm cho nấm mèo mềm nhũn, quánh lại, rất dễ hỏng khi bảo quản.
- Tuyệt đối không ăn nấm mèo tươi. Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất cảm quang loại Porplyrin. Loại chất này rất mẫn cảm với tia sáng. Vì vậy, nếu ăn vào dễ gây ra các chứng bệnh như: Chứng viêm da ở những vùng cơ thể hở ra ngoài, rất dễ gây ngứa, sưng phù đau đớn. Thậm chí có thể gây viêm da hoại tử, cá biệt có người còn bị sưng phù ở cổ họng dẫn đến hô hấp khó khăn.
Do đó từ xưa đến nay, dân gian thường phơi khô nấm mèo vừa dễ bảo quản, vừa làm cho chất cảm quang Porplyrin tự mất đi, không còn độc tính.
Nấm mèo sau khi đã được phơi khô
Ngoài ra, y học hiện đại, cũng đã chứng minh nấm mèo giúp phòng ngừa bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu não ở người bị cao huyết áp.

Nguyễn Diệu sưu tầm  


mardi 6 mars 2018

Le Petit Prince

Le Petit Prince est l’œuvre la plus connue d’Antoine de Saint Exupéry. Ce conte a été publié en 1943 à New York, un conte poétique, symbolique et philosophique apparu comme un conte pour enfants avec des aquarelles et un langage simple et dépouillé. C’est un livre pour enfants écrit pour les adultes, il peut être lu à différents niveaux et par des lecteurs de tous âges.




https://litterature.savoir.fr/le-petit-prince-resume/

Le résumé du conte le petit prince:

Un aviateur, le narrateur du conte, se bloque avec son avion au milieu du désert du Sahara à la suite d’une panne de moteur. Alors qu’il tente de réparer son avion, un petit garçon apparaît et lui demande de dessiner un mouton : « S’il vous plaît… dessine-moi un mouton ! ».
Jour après jour, le narrateur découvre l’histoire du Petit Prince. Il lui raconte qu’il vient d’une autre planète : “l’astéroïde B 612», une planète très petite à peine plus grande qu’une maison où il a laissé derrière lui trois volcans et une rose, une fleur unique dont il est amoureux. Le petit prince confie à l’aviateur avoir peur que le mouton qu’il lui a dessiné fasse du mal à sa rose.
Le petit prince lui raconte aussi qu’il a visité d’autres planètes avant d’arriver sur la Terre. D’une planète à une autre, il a rencontré des gens bizarres: un roi qui prétend régner sur tout avec le pouvoir absolu, un vaniteux qui se voit comme l’homme le plus beau et le plus intelligent alors qu’il est seul sur son minuscule planète, un homme d’affaires propriétaire d’étoiles qui passe son temps à les compter, un ivrogne qui boit pour oublier qu’il boit, l’allumeur de réverbères qui effectue un travail absurde et ininterrompu et un vieux monsieur géographe qui écrit, dans des livres énormes les informations portées à lui par les explorateurs.
Sur la Terre, le Petit Prince a rencontré un renard, il lui a appris qu’il est important de se faire des amis qu’on doit les apprivoiser et les considérer comme des êtres uniques.
Chaque jour l’aviateur apprend de nouvelles choses sur le petit prince, sur ses sentiments, ses peurs, ses doutes, son départ, son voyage et sur sa planète.
Huit jours après l’atterrissage dans le désert, l’heure de la séparation des deux amis est venue. Afin de retourner sur sa planète, le petit prince a recours au serpent qui résout toutes les énigmes. Le petit prince repart vers sa planète en laissant le narrateur tout seul. Enfin, l’aviateur réussi à réparer son avion et quitte lui aussi le désert en espérant revoir le petit prince un jour.
Vidéo : Le petit prince résumé

dimanche 4 mars 2018

Tìm lại vết tích 'đảo Sài Gòn' ở Singapore

Tìm lại vết tích 'đảo Sài Gòn' ở Singapore

04/03/2018 11:23 GMT+7

TTO - Ở Singapore có một địa danh tên Đảo Sài Gòn. Tuổi Trẻ Online đã thử tiếp cận các nguồn tư liệu để tìm hiểu về điểm đặc biệt này...

Tìm lại vết tích đảo Sài Gòn ở Singapore - Ảnh 1.
Cầu đảo Sài Gòn xây dựng năm 1997 bắc qua nhánh sông Singapore, bên phải là vùng đất từng là Đảo Sài Gòn - Ảnh: LÊ NAM
Biết tôi thích cà phê, ông bạn người Singapore đã hẹn đến một quán cà phê trên đường Martin nằm ở quận 9 thuộc khu trung tâm Singapore, kèm theo lời nhắn "sẽ có ngạc nhiên dành cho ông".
Cà phê ở đây ngon hơn hẳn so với các tiệm franchise nổi tiếng có hàng loạt ở Singapore. Và điều làm tôi ngạc nhiên đó là quán cà phê này nằm trên phần đất từng là một hòn đảo tự nhiên ở giữa sông Singapore có gắn liên quan đến thành phố nơi tôi và cả gia đình sinh sống: Đảo Sài Gòn.
Cây cầu mà tôi vừa đi bộ qua, theo ông bạn tôi giới thiệu mang tên "cầu Đảo Sài Gòn" (Palau Saigon bridge).
Hòn đảo đã mất
Tài liệu ở cơ quan lưu trữ quốc gia của Singapore mà sau này khi tôi tìm hiểu thêm đều thấy ghi nơi này thuộc vùng đất của Đảo Sài Gòn, tiếng Anh là Palau Saigon island (palau tiếng Bahasa có nghĩa là đảo), tiếng Hoa là 浮罗西贡 (fú luó xī gòng) và tiếng Indonesia gọi là Pulo Saigon.
Khi quay về tôi chọn cách đi bộ một đoạn để tận hưởng rõ hơn cảm giác có chút hương vị quê nhà: bước trên cây cầu mang tên Đảo Sài Gòn (Palau Saigon bridge) dài hơn 40 mét có năm làn xe và lối đi dành cho khách bộ hành làm bằng đá hoa cương. 
Cầu nối liền đường Saiboo và Havelock, nó vẫn được giữ lại tên ban đầu dù đã được đập đi và xây dựng mới vào năm 1997, nhằm giảm thời gian di chuyển giữa đường Orchard nổi tiếng đông đúc vì có nhiều trung tâm mua sắm lớn, sang trọng bậc nhất Singapore và đường Havelock.
Nơi từng là Đảo Sài Gòn giờ dày đặc các căn hộ cao cấp (condominium) đẹp đẽ sang trọng được nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Singapore lựa chọn vì gần trung tâm. Đường phố nhỏ, cây xanh che phủ gần như toàn bộ. 
Giờ làm việc thì vắng vẻ nhẹ nhàng, giờ tan tầm thì xe cộ đi lại đông đúc, hàng quán nhộp nhịp, nhạc xập xình thoát ra từ mấy cái loa bắc ngay bên ngoài vỉa hè. 
Phương tiện công cộng ở Singapore khá nhiều và gần như có thể tiếp cận ở mọi nơi nhưng lại không có tuyến xe buýt nào chạy qua cây cầu đảo Sài Gòn để vào bên trong khu dân hiện hữu.
Tôi hỏi han thêm nhiều người, chẳng thấy ai biết rằng nơi này từng là một hòn đảo có hoạt động kinh doanh, thương mại nhộn nhịp trong thời kỳ thuộc địa Anh. 
Tài liệu của cơ quan lưu trữ quốc gia của Singapore cho biết "cầu Đảo Sài Gòn" vào năm 1890 từng được gọi là "cầu đồ tể" vì gần chân cầy có một lò mổ súc vật khá lớn, thời đó còn có một đường sắt chạy ngang qua khu vực này.
Tìm lại vết tích đảo Sài Gòn ở Singapore - Ảnh 2.
Tấm bảng gắn ở cầu ghi "đảo Sài Gòn" xây dựng năm 1997 bắc qua nhánh sông Singapore - Ảnh: LÊ NAM
Một thời hoành tráng
Nghe tôi hỏi "Tại sao nó lại được gọi là đảo Sài Gòn? Tên gọi đó có từ khi nào?", ông Alan John - cựu phó tổng biên tập nhật báo Straits Times lớn nhất Singapore, nói với tôi rằng cũng có vài người bạn của ông cũng từng rất hào hứng tìm câu hỏi tương tự.
Nhưng dường như đây là một bí mật lớn vì rất nhiều người dân Singapore biết đây là "đảo Sài Gòn" nhưng chẳng ai để ý và thực tế cũng không có nhiều thông tin liên quan đến việc vì sao hòn đảo này được đặt tên "Sài Gòn".
Tôi truy tìm thêm trong cuốn danh bạ tên đường ở Singapore (in vào năm 1970) cũng chỉ thấy có tên đường Đảo Sài Gòn (Palau Saigon road) đã từng ở khu vực này. 
Tài liệu cũ hơn cho thấy tên Palau Saigon đã từng xuất hiện trên bản đồ in năm 1839 thể hiện cho một hòn đảo toàn đầm lầy cây đước. 
Đến năm 1878 nó được ghi trên bản đồ là Kampong Saigon (làng Sài Gòn theo tiếng Malaysia). 
Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở vùng đất này cho thấy khoảng năm 1888, người Anh tiến hành các dự án mở rộng và khơi luồng sông Singapore để có thể dễ dàng tiếp cận các nhà kho hiện hữu thời điểm đó trên đảo Sài Gòn. 
Họ tiến hành xây dựng và tiến hành các  hoạt động thương mại sôi động trên đảo, xây dựng các lò giết mổ gia súc, chế biến gia cầm và cả dự án đốt rác trên hòn đảo này. Đảo Sài Gòn biến mất và sát nhập vào bờ trong khoảng thời gian năm 1972 khi nhánh sông Singapore phía Tây bị cạn. 
Đến năm 1988 nhà kho cuối cùng trên đảo Sài Gòn bị phá vì quá cũ và xập xệ. Năm 1991, nhánh sông Singapore phía Đông cũng cạn và hòn đảo nối liền vào đất liền ở đoạn đường Magazine. Cũng từ năm này tên Palau Saigon biến mất trên bản đồ hiện của Singapore.
Một số tài liệu khác cũng chỉ ghi nhận tên "Đảo Sài Gòn" mà không có một lý giải vì sao có tên "Sài Gòn". 
Trong hai trang 84-85 cuốn sách mang tên Toponymics a study of Singapore street names (tạm hiểu là Thuộc địa danh học: một nghiên cứu về tên đường ở Singapore) do Tiến sĩ Victor R Savage thuộc trường Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU) viết ông cũng chỉ đề cập đến tên của hòn đảo và cây cầu này chứ cũng không có giải thích nào vì sao nó là được đặt tên đó dù trong cuốn sách ông đã giải thích cặn kẽ xuất xứ các tên đường ở Singapore.
Trong cuốn sách Singapore & the silk road of the sea 1800-2002 (tạm dịch Singapore và con đường tơ lụa trên biển 1800-2002) do John N. Miksic viết, ở trang 420 cho biết đảo Sài Gòn đã từng được chọn là một trong ba địa điểm khảo cổ nhằm tìm hiểu cuộc sống người Singapore thời thuộc địa. 
Trong hai tháng 2 và 3-2016, nghệ sĩ Debbie Ding đã tổ chức một triển lãm về những hiện vật khảo cổ học trên hòn đảo này tại thư viện khảo cổ học trong khuôn viên trường Đại học quốc gia Singapore (NUS).
Vào thế kỷ 19 nơi này từng được biết đến do gắn liền với các nhà kho, địa điểm cho các hoạt động buôn lậu và kể cả hỏa táng. 
Tác giả John N. Miksic cũng cho biết "đảo Sài Gòn", từng là hòn đảo khá nhộn nhịp với các hoạt động thương mại, công nghiệp ở trên sông Singapore ngày xưa và bị xóa sổ do chính phủ tiến hành xây dựng giao lộ: đường cao tốc trung tâm, đường Merchant và Clemenceau.
Theo Ủy ban di sản Singapore (National Heritage Board) đã từng có hai cây cầu cùng mang tên Đảo Sài Gòn - Palau Saigon được xây từ năm 1891 và cùng bị phá hủy năm 1986 vì cũ kỹ và cản trở sự phát triển của khu đường cao tốc trung tâm. 
Một trong hai cây cầu bị gỡ bỏ trong quá trình nắn dòng sông Singapore vào những năm cuối thế kỷ 20 để phục vụ xây dựng và phát triển của quốc đảo này. Cây cầu hiện nay được xây và đưa vào sử dụng từ tháng 6-1997 gần vị trí cây cầu cũ.
Những tài liệu cũ ở Việt Nam từng cho rằng tên "Sài Gòn" đã xuất hiện trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776 như sau: "năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn"… 
Phải chăng do giao thương của những người Hoa một thời qua lại khu vực Đông Nam Á đã mang cả tên gọi của một vùng đất tiềm năng mà họ yêu mến để đặt cho nhau?
Tìm lại vết tích đảo Sài Gòn ở Singapore - Ảnh 3.
Cầu đảo Sài Gòn xây dựng năm 1997 bắc qua nhánh sông Singapore, bên phải là vùng đất từng là Đảo Sài Gòn - Ảnh: LÊ NAM
Theo từ điển mở Wikipedia, Singapore có tổng cộng hơn 60 hòn đảo trong đó 10 đảo nhân tạo.
Đảo Sài Gòn là một trong ba đảo từng tồn tại và biến mất do quá trình mở rộng và phát triển của đất nước Sư tử.
Hai đảo còn lại đã mất vết là đảo Giáng Sinh và đảo Terumbu Retan Laut mà giờ đã trở thành kho container Pasir Panjang.
"Sình-gà-pò đẹp lắm, Sình-gà-po, Sình-gà-po..."'Sình-gà-pò đẹp lắm, Sình-gà-po, Sình-gà-po...'
TTO - Tháng 8-1965, nhạc sĩ Y Vân phát hành nhạc phẩm: Sài Gòn. Ngay lập tức, nó vang khắp hang cùng ngõ hẻm miền Nam, ra nước ngoài. Ở Singapore, nó được đổi lời, hút hồn thính giả...
LÊ NAM

Thành Oanh sưu tầm

samedi 3 mars 2018

Mẹo rửa trái cây và nghêu bằng nước nóng 50 độ!

Trước khi tiến hành hãy để ngao ráo hết nước đã nhé.




1. Chúng ta đều biết rằng phải loại bỏ hết cát ở trong nghêu trước khi ăn hoặc đơn giản khi đang ăn mà bạn ăn phải 1 hạt cát nhỏ thôi cũng làm mất hứng thưởng thức chúng nữa!. Một số người thì ngâm chúng với nước muối, một số người lại ngâm trong nước càng lâu càng tốt, nhưng đôi khi làm vậy sẽ khiến nghêu không được tươi và ngon nữa. Người Nhật đã tiết lộ cho chúng ta một mẹo nhỏ không những có hiệu quả làm sạch nghêu mà còn áp dụng tốt đối với trái cây nữa đó- Mẹo rửa trái cây bằng nước nóng 50 độ!





2. Hãy ngâm nóng 50 độ khoảng 15 phút, nghêu sẽ tự nhã hết cát ở trong chúng, cách này cũng làm cho thịt nghêu ngọt hơn.


3. Sử dụng cách này làm sạch hoàn toàn đến hạt cát nhỏ nhất cũng bị loại bỏ!





4. Tại Nhật Bản, tất nhiên không chỉ phổ biến " Mẹo rửa trái cây bằng nước nóng 50 độ" đúng như tên gọi của nó, được áp dụng trên tất cả các loại trái cây và rau quả, sử dụng cách này làm tăng độ tươi của trái cây và hoa quả lên thêm 5 ngày!





5. Không những thế, nước nóng 50 độ còn giúp rã đông thịt và cá sau khi đông lạnh, làm thịt ngon hơn và màu sắc tươi tắn hơn.


Bằng cách đơn giản của người Nhật mà chúng ta có thêm sự lựa chọn để làm sạch thực phẩm hàng ngày vừa tiết kiệm lại vừa an toàn cho sức khỏe!

Anh Thư sưu tầm