mardi 31 juillet 2018

Tính nhân bản trong bài học quốc văn tiểu học miền Nam trước 75

Tính nhân bản trong bài học quốc văn tiểu học miền Nam trước 75
Nguyễn Văn Bon


Sau biến cố 30-4-1975, nhà cầm quyền ra lệnh tiêu hủy các loại sách của Miền Nam kể cả sách giáo khoa môn quốc văn các cấp. Do đó, việc sưu tập các sách quốc văn cũ rất khó khăn. Tài liệu sử dụng trong bài viết này gồm Bộ quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư do các nhà xuất bản nước ngoài tái bản, và một số bài trong các sách quốc văn bậc tiểu học được giảng dạy tại các trường miền Nam được vài nhà sưu tầm đưa lên trang mạng, thêm vào đó một số bài do trí nhớ hạn chế của người viết, nên chắc chắn những điều trình bày còn thiếu sót.


I. Dẫn nhập

Mục đích của giáo dục không phải chỉ truyền thụ những kiến thức, mà là đào tạo con người toàn diện, không thể tách rời kiến thức và đạo đức. Đạo đức làm người phải được đề cao, như đức hiếu thảo, yêu thương gia đình, ông bà cha mẹ, yêu thương họ hàng thân tộc, có lương tâm trong mọi sinh hoạt, có trách nhiệm với tha nhân, góp phần bảo vệ cuộc sống cho xã hội.
Muốn đạt được mục đích này, không thể không quan tâm đến vai trò của sách giáo khoa. Khi đề cập đến vai trò của sách giáo khoa bậc tiểu học, nhiều nhà giáo dục luôn nhắc đến bộ sách Quốc văn giáo khoa thư của Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Văn Ngọc và Đặng Đình Phúc, xuất bản từ những năm 1930 – 1940, là một trong những sách giáo khoa Việt ngữ được dạy ở các trường tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ 20.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17, thành hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc xây dựng một nền giáo dục hướng mục tiêu đến Chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, tại Miền Nam theo chính thể tự do. Các nhà giáo dục Miền Nam tỏ ra rất thận trọng. Họ chủ trương cải tổ từ từ, chọn lọc để thích ứng với hoàn cảnh mới. Những gì người Pháp thiết lập không bị hủy bỏ ngay. Hệ thống giáo dục Pháp từ cấp tiểu học đến đại học được từ từ Việt hóa.
Chương trình giáo dục Việt Nam cũ ban hành năm 1945, dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim, được gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn, vẫn còn áp dụng cho đến giữa thập niên 1950. Dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắt đầu thay thế chương trình Pháp.
Nhờ quyết định đúng đắn và thận trọng của những nhà giáo dục miền Nam mà sự chuyển sang một nền giáo dục mới không bị trục trặc.
Riêng chương trình môn Quốc văn bậc tiểu học, dựa theo nội dung các bài học về đạo đức trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư làm cơ sở rồi soạn một chương trỉnh phù hợp với hoàn cảnh mới, nhằm rèn luyện cho thế hệ tương lai cả đức lẫn tài để chuẩn bị trở thành những con người hữu dụng đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Theo chủ trương, một chương trình, nhiều sách giáo khoa, chỉ cần theo chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục, các soạn giả sách giáo khoa được tự do chọn bài, trích dẫn từ những tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng hoặc có thể tự mình sáng tác những bài thơ, bài văn theo chủ đề giảng dạy để đưa vào sách, và giáo viên cũng có quyền chọn quyển sách giáo khoa để giảng dạy. Nhờ vậy, các soạn giả cố gắng để soạn ra những sách giáo khoa có giá trị. (1)
Thông thường, ở trang bìa của quyển sách, soạn giả ghi: “Soạn theo chương trình hiện hành của Bộ Quốc gia Giáo dục”… Có thể kể một số tên sách như: 100 bài tập đọc Lớp Nhất và Lớp Nhì (Một Nhóm Giáo Viên. NXB: Việt Hương), Nhị thập tứ hiếu (Lý văn Phức.NXB: Bình dân thư quán), Quốc văn Lớp Nhì, Quốc văn Lớp Nhất (Một nhóm Giáo viên. NXB: Việt Hương), Quốc văn toàn thư, Lớp Ba (Phạm trường Xuân & Yên Hà -Kinh Dương & Một Nhóm giáo viên. NXB: Việt Hương), Việt ngữ tân thư, Lớp Nhất, Việt Ngữ Tân Thư, Lớp Nhì (Bùi văn Bảo, Bùi quang Minh. NXB: Sống Mới), Việt văn Tân thư, Lớp Nhì (Bùi văn Bảo, Bùi quang Minh. NXB: Sống Mới), Việt văn Toàn thư (Bùi văn Bảo, Bùi quang Minh. NXB: Nhật Tảo), Tân Việt Văn, Lớp Bốn (Bùi văn Bảo. NXB: Sống Mới), Quốc văn Toàn Tập, Lớp Nhất (Bùi văn Bảo, Đoàn Xuyên. NXB: Sống Mới), Giảng văn, Lớp Đệ Thất (Đỗ văn Tú, NXB: Việt Nam Tu Thư), Tiểu Học Nguyệt san (NXB: Nha Học Chánh Bắc Việt) (2)
Ngoài những sách giáo khoa, giáo viên có thể sử dụng những tác phẩm của những nhà văn có uy tín để bổ sung cho bài học trong lớp, như cuốn Tâm Hồn Cao Thượng (nguyên tác Grand coeurs của Edmond de Amicis. Dịch giả: Hà Mai Anh, 1952. NXB: Mai Đình), Thơ ngụ ngôn (Les Fabres de la Fontaine, Dich già: Nguyễn văn Vĩnh)…
Trong phạm vi bài viết ngắn, xin trích dẫn một số bài học về bổn phận đối với xã hội trong các sách “Quốc văn Giáo khoa Thư”, “Tâm Hồn Cao thượng” và một số sách giáo khoa của tác giả khác. Những bài học nói lên tinh thần nhân bản của nền giáo dục miền Nam trước năm 1975. Bài viết gồm:
Khái niệm về nhân bản và triết lý nhân bản của nền giáo dục Miền Nam trước năm 1975.
Nội dung các bài học mang tính nhân bản trong sách quốc văn bậc tiểu học.
II. Khái niệm về nhân bản và triết lý nhân bản của nền giáo dục Miền Nam trước năm 1975.
Từ năm 1959, nền giáo dục miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã lấy nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967.
Ba nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc này đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ, và từng bước theo kịp đà tiến triển của nhân loại.
Nền giáo dục nhân bản lấy con người làm gốc, tôn trọng giá trị của con người, đề cao giá trị siêu việt của con người. Con người khác hơn các sinh vật khác, con người có suy tư, có sáng tạo và làm cho đời sống càng ngày càng nâng cao. Con người cần được no cơm ấm áo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng.

Trong xã hội có những cá nhân khác biệt, nhưng không thể đánh giá con người qua sự khác biệt đó để kỳ thị giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, địa phương, chủng tộc…
Mọi người đều được hưởng đồng đều về giáo dục (3). Đường hướng của nền giáo dục nhân bản là rèn luyện con người có nhân cách, có thái độ sống phù hợp với nguyên tắc đạo lý mà mọi người thừa nhận.
Do đó, một con người có nhân cách sẽ có lòng yêu thương: yêu gia đình, yêu đồng bào đồng loại và yêu quê hương đất nước. Nói cách khác, giáo dục không phải chỉ dạy kỹ năng nghề nghiệp hay kiến thức mà phải dạy làm người.
III. Nội dung các bài học mang tính nhân bản trong sách quốc văn bậc tiểu học
Nội dung, tư tưởng trong các sách giáo khoa tác động đến hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ, nó in sâu vào tâm não trẻ thơ ngay trong giai đoạn đầu cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành.
Các sách giáo khoa bậc tiểu học của miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) trước 1975 chú trọng những vấn đề luân lý đạo đức truyền thống, vẫn hàm chứa nội dung đạo đức trong các sách giáo khoa cũ của thế hệ 1940.
Sau đây là một số bài tiêu biểu về tình thương yêu đồng bào, đồng loại, lòng biết ơn đối với mọi người trong xã hội, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu nhân loại.
1. Tình thương yêu đồng bào, đồng loại

Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, người dân Việt Nam đã trải qua biết bao gian nan thử thách. Tổ tiên chúng ta đã đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn phức tạp, vừa khắc phục mọi trở lực khắc nghiệt của thiên nhiên để mở mang bờ cõi giang san, vừa phải chiến đấu giữ nước, chống kẻ thù mọi phía, đặc biệt là thế lực hùng mạnh phương bắc. Để tồn tại và phát triển, tổ tiên chúng ta đã ý thức cần phải đoàn kết thật sự, cần phải nương tựa vào nhau và thương yêu nhau như những người con cùng một mẹ.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Tinh thần đoàn kết này tạo thành truyền thống lưu lại cho con cháu mai sau.Theo truyền thống của người Việt Nam, tình thương yêu không chỉ dành cho trong gia đình, mà mở rộng đến cả đồng bào và đồng loại. Một giá trị tốt đẹp của con người là lòng nhân đạo. Muốn sống cho đúng nghĩa, con người phải biết thương yêu lẫn nhau. Khi thấy người hoạn nạn, đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thành. Quốc văn giáo khoa thư mượn bài thơ trong gia huấn ca để dạy học sinh:
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom,
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa
Nguyễn Trãi
(Gia huấn ca)
Có nhiều câu ca dao tục ngữ ẩn chứa triết lý tình thương được giảng dạy trong nhà trường, đã in sâu trong tâm khảm người Việt Nam:
“Lá rành đùm lá rách”
“Thương người như thể thương thân”
“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng” (4)
Người trong một nước phải thương yêu nhau như con một nhà. Bài học về “Cậu bé miền Nam” trong quyển Tâm hồn cao thượng đã dạy học sinh về lòng thương yêu, không phân biệt Bắc Nam.
Một cậu bé miền Nam lên miền Bắc theo học. Được thầy giáo giới thiệu với các học sinh trong lớp, và được các học sinh nhiệt tình chào đón.
Thầy giáo nói với cả lớp:
“….Cho được các kết quả nói trên, nghĩa là làm cho đứa bé xứ Nam ra ở xứ Bắc cũng như ở nhà mình, và đứa bé ở xứ Bắc vào xứ Nam cũng tựa như về quê mình, nước ta phải chiến đấu trong 50 năm trời và đã hy sinh trên ba vạn người mới khôi phục được quyền tự do ấy. Vậy các con phải coi nhau như con một nhà, yêu nhau như anh em ruột thịt. Kẻ nào thấy người bạn mới không phải là người xứ mình mà đem lòng khinh rẻ, kẻ ấy không xứng đáng ngẩng mặt nhìn ngọn quốc kỳ đi qua…”(5)
Các bài học về tình thương yêu đồng bào, đồng loại đã nhắc nhở học sinh phải tôn trọng mạng sống của con người, có lòng nhân ái, biết trọng của người và không vọng ngữ. Đây là thước đo tiêu chuẩn đạo đức, nhân cách của con người

1.1. Tôn trọng mạng sống của con người

Mạng sống của các sinh vật rất quí. Mạng sống của con người có giá trị tối cao. Nếu mỗi cá nhân biết quí mạng sống của mình, thì không thể xem thường mạng sống của kẻ khác. Một dân tộc được coi là văn minh là một dân tộc biết đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Một người có lòng lương thiện không bao giờ sát hại đến sinh mạng của đồng loại và sinh mạng của cả sinh vật khác. Chỉ có con người dã man mới coi thường mạng sống của con người. Không sát sinh là cách chặn đứng lòng tham dẫm lên sinh mạng con người và sinh vật để mưu cầu tư lợi cho bản thân mình. Không sát sanh còn là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, từ bi đối với muôn loài.
“Trọng cái tính mệnh của người ta, là đừng làm điều gì phạm đến thân thể và quyền tự do của người ta. Người ta ở đời, không có gì trọng hơn cái tính mệnh, hễ phạm đến, là một tội đại ác.
Không những là giết người mới có tội, cậy quyền cậy thế mà hà hiếp người ta, làm mất cái quyền tự do của người ta, cũng là một điều trái với lẽ công bình, người có lương tâm không ai làm.”(6)

1.2. Lòng nhân ái

Không phạm đến tính mệnh, của cải, danh giá, sự tự do và sự tín ngưỡng của người. Nhưng đó chỉ là giữ không làm điều ác mà thôi. Như thế vẫn chưa đủ bổn phận làm người. Phải có lòng nhân ái.
Nhân ái là lòng từ thiện, thương người đói khát, giúp người hoạn nạn. Có lòng nhân ái, thì mới làm những việc như bố thí, cứu giúp kẻ nghèo khổ, mới biết thân yêu mọi người và quên mình mà làm điều thiện. Người có lòng nhân ái dám hy sinh cứu người trong lúc nguy nan như người thầy thuốc không sợ lây khi chữa những bệnh truyền nhiễm; người lính liều sống chết ở chỗ chiến trường để giữ lấy nước nhà. Họ vì lòng nhân ái mà ra sức làm nghĩa vụ.
Bổn phận người ta đối với xã hội, thường chia làm hai mối là: công bình và nhân ái. “Không hại người” tức là công bình, “làm hay cho người” tức là nhân ái.
Câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trong sách luận ngữ, tức là công bình. Còn nhân ái thì ta có thể nói được rằng: “kỷ sở dục giả, khả thi ư nhân”
Người ta mà không công bình, chẳng những có tội đối với lương tâm, mà luật pháp lại còn trừng trị nữa. Giết người thì phải thế mạng; trộm cắp thì phải ngồi tù, xưa nay ở đâu cũng vậy.
Con người mà không có lòng nhân ái, thì tuy đối với luật pháp không có tội lỗi, nhưng đối với lương tâm, thì là không phải. Gặp người đói khó, mà mình không giúp người ta, cũng không ai bắt được mình, nhưng trong bụng không đành.(7)
Người có lòng nhân ái thì không những là chỉ thương xót đồng loại mà thôi, lại còn thương xót đến cả loài vật nữa.
…Những loài vật đã giúp việc cho ta mà ta phải thương xót, là cái nghĩa vụ của ta. Nhưng đối với loài cầm thú khác, ta cũng nên có lòng nhân ái mới phải đạo làm người. Cầm thú tuy là giống không biết thiện ác và phải trái như người, nhưng nó cũng biết đau, biết khổ như mình…(8)
Vì tình nghĩa đồng bào mà phát tâm bố thí, cứu giúp người đói khổ, hoạn nạn; chia xẻ miếng ăn, manh áo cho người khốn khổ. Sống đạm bạc, cứu giúp người đồng loại là hành đông của con người có lòng nhân ái.
Người có lòng nhân ái, không chỉ bố thí miếng cơm manh áo hay tiền bạc khi thấy người đói khổ, mà vì:
Nghĩa đồng bào khiến ta thương yêu mọi người như là thương yêu anh em ruột. Bao giờ ta cũng sẵn lòng giúp đỡ mọi người, để người ta làm tròn cái nghĩa vụ ở đời. Ta phải dạy bảo những người ngu dốt, khuyên người làm điều lành, răn người làm điều ác. Ta nên che chở cho những người bị oan ức và bênh vực những người hèn yếu. Ta phải ăn ở thế nào cho đứa con mồ côi có thể coi ta như cha, người quá phụ coi ta như ân nhân. Ta làm mắt cho kẻ mù, làm chân cho kẻ què, làm tai cho kẻ điếc. Lúc nào cũng sẵn lòng nhân từ mà giúp đỡ mọi người trong lúc nguy hiểm.(9)
Khi thấy ai nghèo đói, khổ sở, mình cho cơm ăn, áo mặc, hoặc cho tiền bạc để giúp đỡ người ta đỡ khổ trong một lúc. Nhưng việc bố thí này phải “… tự nhiên, không cầu kỳ, không khoe khoang, mà có phần thiệt thòi cho mình thì mới quí. Không cứ cho ít hay cho nhiều, miễn là mình có lòng thành thực, biết thương xót kẻ nghèo khổ, thì mới là phải cái nghĩa bố thí.”(10)
Ngoài việc bố thí, “người có lòng nhân ái thường hay nghĩ đến việc thiện, như là thấy ai nghèo khổ thì đỡ đần, tìm công việc cho người ta làm, hoặc cứu giúp những cô nhi, quả phụ cho người ta khỏi đói rét, vất vả.”(11)
Lời một bà mẹ nói với đứa con trong bài “Kẻ khó” (Tâm Hồn Cao Thượng) không chỉ làm rung động tâm hồn của trẻ thơ, mà ngay đối với người lớn tuổi cũng không khỏi bùi ngùi.
Con ơi! Con phải biết con có đủ cả, chứ kẻ khó thì thiếu hết. Khi con mong sao được sung sướng thì người nghèo chỉ cầu sao cho khỏi chết. Trong một khu có bao nhiêu nhà giàu, trong một phố có bao nhiêu người sang trọng qua lại, có bao nhiêu đứa trẻ ăn mặc xa hoa, thế mà vẫn còn thấy nhiều đàn bà và trẻ con đói khát, rách rưới! Thực đáng buồn thay! Muốn cho người ta khỏi chê con là một kẻ vô tình thì từ sau, con đừng bước qua một kẻ khó mà không cho gì!(12)
Bài thơ “Cách ăn ở” và “Những đứa trẻ mồ côi” là bài học luân lý về lòng nhân đạo mà học trò bậc tiểu học được học nằm lòng. Khi thấy người hoạn nạn, đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thành. (13)
Cách ăn ở
Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời.
Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần hàn.
Thương người cô quả cô đơn
Thương người đói rách lẩm than kêu đường.
Thấy ai đói rét thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.
Đồng tiền bát gạo mang ra,
Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên
Nguyễn Trãi
(Gia huấn ca)
Những đứa trẻ mồ côi
Có những con người đang thời hoa nở,
Sống trong niềm đau khổ: kiếp lầm than.
Cặp chân non ngày tháng những lang thang,
Trên đường phố ngút đầy bao gió bụi.
Tuổi niên thiếu dệt trong ngàn sầu tủi,
Không gia đình, cha mẹ, khát tình yêu.
Ôi long đong, thân trẻ nhỏ sớm chiều,
Ngàn cực nhục cũng chỉ vì cơm áo!
Tuổi niên thiếu lớn dần trong khổ não,
Mặt trẻ trung đầy những nét đau thương.
Sống lầm than, dầu dãi nắng mưa sương,
Thân còm cõi không đủ đầy nhựa sống.
Những trẻ ấy dưới bầu trời cao rộng,
Đưa mắt nhìn thèm khát cảnh yên vui.
Có chăng ai, chỉ một phút ngậm ngùi,
Cho thân phận con người xấu số.
Xuân Chính
(Tiểu học nguyệt san, tháng 3/1959)

1.3. Trọng của người

Người lương thiện, có đạo đức là người biết trọng tài sản, của cải của người khác. Tài sản là huyết mạch, liên hệ đến mạng sống của con người. Hãy bình tâm suy nghĩ, chúng ta không muốn ai cướp đoạt tài sản của mình, thì không thể nào chúng ta lại đi chiếm đoạt tài sản, của cải của người khác. Các hành vi bất lương dùng đủ mọi mưu mô, mánh khóe, lường gạt để chiếm đoạt đều là trộm cướp. Người được coi là đạo đức, dĩ nhiên là không trộm cướp, không tán thành và không giúp đỡ những người có hành động trộm cướp.
Của cải của ai, là người ấy có quyền chi dụng và có quyền để lại cho con cháu. Ta không nên phạm đến của cải của người ta. Không phải chỉ những đứa ăn trộm ăn cắp mới là người bất lương mà thôi. Điên đảo giả dối để đánh lừa người ta, đi vay vỗ nợ, bắt được của rơi mà không trả, cũng là bất lương cả.Ta phải biết rằng cái gì đã là không phải của mình thì ta đừng đem lòng tham mà chực lấy không, vì rằng lấy không của người ta, là một sự rất trái với đạo công bằng. (14)

1.4. Không vọng ngữ

Dùng lời lẽ, ngụy biện để làm sai lạc sự thật, nhầm đem lại lợi lộc cho mình, làm hại người khác đều là nói dối, vọng ngữ. Người đạo đức là người tôn trọng sự thật, không có tâm tham ác, không tán thành sự nói dối. Chuyện không nói có, chuyện có nói không, dựa vào những nguồn tin vu vơ để kết tội người khác là vọng ngữ. Trong gia đình và trong xã hội mà con người thiếu lòng tin với nhau thì cuộc sống ấy vô cùng đau khổ. Tuy nhiên cũng có những trường hơp vì mục đích cứu người lương thiện, bất đắc dĩ phải nói lời không thật; đây là một ngoại lệ (một vị bác sĩ phải dùng lời an ủi bịnh nhân).
Không nói dối bao gồm cả không nói lời ác khẩu, nói xấu, nói vu, chửi mắng, nhục mạ xúc phạm đến phẩm giá con người; không dùng lời trao chuốc, phù phiếm nhầm làm cho người khác có suy nghĩ sai lầm, đi đến hành động sai trái.
Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới móc chuyện xấu của người ta mà nói. Người nói xấu là có ác ý hoặc để thỏa lòng ghen ghét, hoặc để khoe cái hay và che cái dở của mình. Người nói xấu là người hèn hạ đáng khinh, vì chỉ nói những lúc vắng mặt người ta, để làm cho người ta mất danh giá.
Vậy không những ta không nên nói xấu ai, mà cũng không nên nghe chuyện người ta nói xấu nhau.(15)
Nói vu là đặt chuyện ra mà vu cho ai để hại người ta, hay là làm cho người ta mất danh giá. Những người nói vu là người hèn mạt, bày đặt ra chuyện nọ trò kia để làm cho người ta mang tai mang tiếng, phải những điều oan ức, khó lòng mà rửa sạch được.
Ta đi học, đã biết điều phải trái, thì ta chớ hề nói vu cho ai bao giờ. Ta nên cho những điều ấy là điều hèn mạt, đáng khinh bỉ.(16)
Ngoài ra, chúng ta nên nhớ rằng:
Của cải của người ta, không phải chỉ nói riêng về tiền bạc, ruộng nương, nhà cửa, đồ đạc mà thôi, lại có một thứ của cải quí giá hơn nữa là cái danh giá ở đời. Danh giá tức là danh thơm tiếng tốt của người biết tự trọng mình, biết quí cái tư cách làm người, mà khinh bi những điều hèn mạt đê tiện.Của cải mất đi thì còn làm ra được, chớ cái danh giá đã mất thì khó lòng mà lấy lại được. Thánh nhân dạy rằng “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác”, nghĩa là người quân tử làm thành tiếng hay cho người, chớ không làm thành tiếng xấu cho ai bao giờ. Vậy bổn phận mình trong xã hội là phải trọng cái danh giá của người ta, đừng có nói xấu ai, nói vu cho ai điều gì.(17)

2. Lòng biết ơn mọi người trong xã hội

Mọi người sống trong xã hội đều có tương quan nhau. Do nương nhờ nhau mà cuộc sống của mỗi cá nhân mới an ổn. Trong gia đình thì cha mẹ, vợ con, anh em nương tựa nhau. Ngoài xã hội, mọi người không thể sống lẻ loi. Tách rời mọi người ra, chúng ta không có cuộc sống an toàn. Cho nên đối với mọi người, chúng ta phải biết ơn, không được làm tổn hại. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn,” nói lên tinh thần biết ơn, là truyền thống đạo lý của con người Việt Nam.
Người làm ruộng có trồng trọt cấy cày, thì ta mới có thóc gạo mà ăn. Thợ nề, thợ mộc có làm nhà, thì ta mới có nhà mà ở. Thợ dệt có dệt vải, thợ may có may áo, thì ta mới có đồ mặc vào mình. Quyển sách ta học cũng phải có người làm, người in. Cái đường ta đi cũng phải có người sửa, người quét. Nói tóm lại, nhất thiết một chút gì ta cần dùng đến, cũng là có người chịu khó làm việc mới nên.(18)
Thật vậy, trong xã hội muốn sinh tồn thì mọi người phải có bổn phận đem sức mình giúp vào sự ích lợi chung. Bài “Giấc mộng” dạy học sinh biết yêu mến và nhớ ơn mọi người.
Nằm mộng thấy nông phu lại bảo:
“Ra công làm kiếm gạo từ đây.
Tao thôi chẳng có nuôi mầy,
Phải lo trồng trọt cấy cày cho siêng.”
Người dệt cửi dặn mỉnh làm áo;
Chú thợ hồ lại bảo cầm bay!
Bơ vơ chẳng kẻ đoái hoài,
Tôi mang thơ thẩn đọa này cùng nơi.
Tôi túng thế vái trời cứu thử,
Lại thấy kia sư tử trên đàng!…
Tỉnh ra, thấy sáng, mơ màng!
Tiểu công hút gió, rộn ràng trên thang;
Nghe máy dệt rần rần tiếng chạy;
Ruộng đâu đâu cũng cấy đã xong.
Phận mình nghĩ lại thong dong,
Mới hay dưới thế ai không nhờ người.
Từ ngày rõ cuộc đời đắp đồi,
Cám thương người xã hội như nhau.
Dập dìu kẻ trước người sau,
Sức riêng một ít giúp vào lợi chung.
Nguyễn ngọc Ẩn
(100 Bài Tập đọc, Lớp Nhất và Lớp Nhì)
Bài học “Nên giúp đỡ lẫn nhau” cho thấy hình ảnh hai cậu bé phụ đẩy xe giúp ông lão, là bài học nhắc nhở học sinh về tình tương thân tương ái.
Trời nắng to. Đường thì dốc. Một ông lão đẩy chiếc xe lợn. Trên chiếc xe có có ba bốn con lợn to, chân trói, bụng phơi và mồm kêu eng-éc. Ông lão cố đẩy cái xe, mặt đỏ bừng, mồ hôi chảy, mà xe vẫn không thấy chuyển.
Mấy cậu bé đang chơi trên bờ đê, thấy thế, vội chạy tới, xúm lại, buộc dây vào đầu xe mà kéo hộ.
Xe lên khỏi dốc, ông lão cám ơn các cậu và các cậu cũng lấy làm vui lòng, vì đã giúp được việc cho người.(19)
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, những bậc tiền nhân đã đổ biết bao nhiêu xương máu để vun bồi và tô điểm cho mảnh giang san gấm vóc. Họ là những vị anh hùng dân tộc. Anh hùng, không phải chỉ có những người có chiến công hiển hách, có tài năng nổi bật làm những việc phi thường được ghi công trong sách sử, mà còn biết bao nhiêu người, đủ mọi tầng lớp, mọi giai cấp đã âm thầm cống hiến đời mình cho quê hương dân tộc, không bao giờ được nhắc đến tên tuổi. Họ là:

Anh hùng vô danh
1. Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
2. Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước,
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu,
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một dãy san hà gấm vóc…
3. Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi,
Trong loan ly như giữa lúc thanh bình,
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh,
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
4. Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vang, bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên,
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non song,
Và anh hồn cùng với tấm tinh trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt. (20 & phụ lục)
Việt Tâm
(100 Bài tập đọc Lớp Nhất & Lớp Nhì)

3. Tình yêu quê hương đất nước
Tình thương yêu gia đình, cha mẹ anh em và người thân là tình cảm khởi đầu cho tình yêu đồng bào, tình yêu quê hương đất nước.
“…Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con ở nước ngoài, và chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xúi dục, tự nhiên con đến hỏi chuyện người bạn không quen ấy. Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con nghe người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt…” (21)



Nhằm hun đúc tinh thần yêu nước cho học sinh, đề cao lòng tự hào dân tộc, ca ngợi những chiến công oanh liệt bảo vệ tổ quốc của các bậc tiền nhân, bài thơ sau đây nhắc nhở học sinh chăm chỉ học để sau này nối chí tiền nhân (22 & phụ lục):

Giờ Quốc sử
Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ Quốc sử.
Thầy tôi bảo: “Các em nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thưở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các em phải đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này nối được chí tiền nhân.
Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.

Cần tây- thần dược mà ít người biết

Cần tây- thần dược mà ít người biết



Chẳng phải tìm đâu xa, cỏ cây hoa lá dùng làm thuốc xung quanh chúng ta. Ngày nay xu hướng không dùng thuốc tây mà thay vào đó là thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày có thể đẩy lui và phòng bệnh một cách hữu ích.

Không chỉ là một loại rau thực phẩm dùng trong các bữa ăn gia đình, cần tây còn là một vị thuốc giúp chúng ta phòng tránh được nhiều loại bệnh.

1. Xương chắc khoẻ

Trong cần tây có nguồn vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magie rất tốt cho hệ xương, giúp xương luôn chắc khoẻ và dẻo dai

2. Giải độc cơ thể

Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mà cần tây có thể lọc máu rất tốt. Những người mới ốm dậy nên dùng cần tây để thanh lọc cơ thể, loại bỏ những hợp chất không tốt.

Nước ép cần tây cũng có tác dụng tốt trong việc phòng tránh các bệnh viêm phổi, viêm họng.



3. Giảm huyết áp

Hợp chất apigenin trong cần tây đã được chứng minh có thể ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch.

Bên cạnh đó, chất hoá học 3-n-butylphtalide (3nb) còn làm hạ huyết áp, giúp các cơ vùng thành mạch máu hoạt động nhịp nhàng.

Lượng natri và kali tự nhiên trong cần tây rất thích hợp với chế độ ăn ít muối của người bị huyết áp cao.

4. Hỗ trợ người bị thiếu máu

Cần tây cũng rất giàu chất sắt. Do đó, thường xuyên sử dụng cần tây sẽ giúp ngừa bệnh thiếu máu.

Phụ nữ sau sinh hoặc người mới ốm dậy nên ăn nhiều cần tây để bổ sung sắt và tái tạo các tế bào máu cho cơ thể.

5. Ngừa tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng có thể tránh xa nhờ cần tây vì lượng chất xơ trong loại rau này giúp gia tăng tính mẫn cảm của insulin, làm hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường.

6. Chống ung thư

Cần tây chứa nhiều chất chống ôxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột.

Nhờ khả năng tăng cường nhu động ruột, cần tây làm giảm sự tiếp xúc của các chất thải độc lên thành ruột, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết.

7. Giảm béo
Cần tây chứa hợp chất có tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp giảm nước trong cơ thể nên được biết đến từ lâu với tác dụng giảm cân và giảm béo.

Theo Sức khỏe và Đời sống


Trước khi trở thành tổng thống Mỹ, họ đã làm những công việc gì?


Trước khi trở thành tổng thống Mỹ, họ đã làm những công việc gì?


Trước khi trở thành vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington năm 16 tuổi đã làm nhân viên trắc địa khảo sát thung lũng Shenandoah ở bang Virginia và Tây Virginia. Năm sau, ở tuổi 17, Washington được bổ nhiệm làm cán bộ trắc địa chính thức của Quận Culpeper. Đến năm 21 tuổi, ông đã sở hữu hơn 1.500 mẫu đất.

Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington.


Trước khi trở thành tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, Ronald Reagan đã từng làm việc cho một rạp xiếc, và Richard Nixon, tổng thống thứ 37 của Mỹ từng mặc đồ con gà để quảng cáo cho một cửa hàng bán thịt địa phương, theo Business Insider.



Ronald Reagan 

John Adams đã giữ chức hiệu trưởng cho một trường học thuộc thành phố Worcester, bang Massachusetts trước khi trở thành tổng thống thứ 2 của nước Mỹ. Sau một thời gian, ông quyết định trở thành một luật sư, và nghiên cứu về luật trong một văn phòng của James Putnam, một luật sư có tiếng ở Worcester.

Ông John Adams.



Ông Thomas Jefferson đã làm một luật sư trước khi trở thành tổng thổng thứ 3 của Hoa Kỳ. Ông từng xử lý 900 vụ việc với tư cách là luật sư tại Tòa án chung ở Williamsburg. Ông chính là tác giả của Bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là người sáng lập ra đảng Cộng hòa Hoa Kỳ.
Ông Thomas Jefferson.

Andrew Jackson, vị tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ, từng tham gia chiến đấu ở tuổi 13 với nhiệm vụ làm giao liên và bị lính Anh bắt giữ. Khi bị bắt, Jackson đã từ chối khi được yêu cầu đánh giày cho một sĩ quan. Vì việc này mà ông đã bị rạch lên mặt bằng một thanh kiếm, để lại một vết sẹo vĩnh viễn.
Ông Andrew Jackson.
Công việc đầu tiên của Abraham Lincoln là một thư ký trong một cửa hàng tổng hợp tại thị trấn New Salem, Illinois. Thực tế, chính công việc này mang lại lợi thế đưa ông trở thành tổng thống thứ 16 của Mỹ khi giúp ông xây dựng mối quan hệ với hầu hết mọi người trong thị trấn. Ông được biết đến như một người thông minh và thân thiện. 6 tháng sau, ông bắt đầu chiến dịch chính trị đầu tiên, một vị trí trong cơ quan lập pháp bang Illinois. 



    Abraham Lincoln.


Andrew Johnson trước khi trở thành tổng thống thứ 17 của Hoa Kỳ, đã từng làm một thợ may học việc.
Ông Andrew Johnson.


Năm 1888,
Benjamin Harrison được bầu làm tổng thống thứ 23 của Hoa Kỳ. Trước khi trở thành tổng thống, người đàn ông này từng là mõ tòa, làm nhiệm vụ công bố tin tức cho người dân với mức lương 2,5 USD một ngày.Ông Benjamin Harrison.. 

Benjamin Harrison



Herbert Hoover làm việc trong lĩnh vực địa chất và khai thác mỏ trước khi trở thành tổng thống Mỹ thứ 31. Vào cuối những năm 1890, Ông đã khám phá ra những mỏ vàng Tây Úc. Ở tuổi 23, ông được thăng chức làm quản lý mỏ và làm việc trong các mỏ vàng khác nhau đến khi trở thành một nhà tư vấn khai thác độc lập.Ông Herbert Hoover. 

Herbert Hoover 



Khi lên 9,
Lyndon B. Johnson từng đi đánh giày trong suốt kỳ nghỉ hè để kiếm tiền tiêu vặt. Bên cạnh đó, vị tổng thống thứ 36 của Mỹ cũng từng là một người chăn dê trong trang trại của chú ông.Ông Lyndon B. Johnson.. 

Lyndon B. Johnson


Richard Nixon, tổng thống thứ 37 của Mỹ từng mặc đồ con gà để quảng cáo cho một cửa hàng bán thịt địa phương. Sau đó, ông cũng làm công việc của người quay vòng quay may mắn tại gian hàng trò chơi ở lễ hội Slippery Gulch. Nixon chia sẻ đó là công việc yêu thích của ông.



Ông Richard Nixon.



Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, Gerald Ford đã từng làm nhân viên kiểm lâm tại Công viên quốc gia Yellowstone. Ông từng chia sẻ đó là “một trong những mùa hè tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi”. Nhiệm vụ của ông là làm một bảo vệ có vũ trang trên xe tải chuyên cho gấu ăn.

Ông Gerald Ford.



Ở tuổi 14, Ronald Reagan đã làm việc cho rạp xiếc Ringling Brothers với giá 0,25 đô la một giờ. Một năm sau, ông làm nhân viên cứu hộ ở sông Rock bên ngoài thành phố Dixon, bang Illinois. Ở đó, ông làm việc 12 giờ mỗi ngày. Năm 1981, ông trở thành tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ ở tuổi 69.

Ông Ronald Reagan


Vị tổng thống hiện tại của nước Mỹ, Donald Trump nói với tạp chí Forbes rằng công việc đầu tiên của ông là đi thu gom các chai soda. Ông là một trong những tổng thống giàu có nhất của Mỹ. Theo công bố của tạp chí Forbes ngày 17/10/2017, giá trị tài sản của ông lên đến 3,1 tỷ USD.
Ông Donald Trump.

lundi 30 juillet 2018

Muối rang + gừng = cách tận diệt đau khớp,


https://tokhoe.com/song-khoe/m uoi-rang-gung-cach-tan-diet-da u-khop-dau-den-liet-cung-duoc- tai-sinh-133929..html

Muối rang + gừng = cách tận diệt đau khớp, đau đến liệt cũng được ‘tái sinh’
Bởi Vi Nhi
-15/03/2018


Nhiều người bị đau lưng, đau gối, đau vai hay thoát vị đĩa đệm tưởng chết đi sống lại cũng đều được chữa khỏi nhờ bài thuốc trị đau khớp vừa đơn giản, vừa rẻ tiền này. Tất cả chỉ với muối rang gừng và hành tây thôi các chị ạ!
Mẹ chồng em bị đau đốt sống cổ nặng lắm, chạy xuống làm tê liệt cả tay, chân. Bà thường xuyên mất ngủ, than đau đớn và buồn bực vì tay không cử động được.
Cả nhà cũng lo lắng theo, chồng em hễ nghe ngóng ở đâu có thuốc hay, thầy giỏi là cũng đưa mẹ em đi chữa, mà chẳng có kết quả khả quan. Nhiều đêm thấy bà nhăn nhó, trằn trọc không ngủ nổi vì đau đớn, em cũng xót lắm mà không biết giúp thế nào.
May thay một hôm được chị đồng nghiệp mách cho bài thuốc chữa khớp bằng muối rang, thấy nguyên liệu và cách làm đơn giản quá, em bèn về thử áp dụng ngay cho mẹ chồng. Không ngờ ngay từ lần đầu tiên làm đã thấy bà kêu người sảng khoái hơn hẳn. Kiên trì trong hơn 1 tuần thì triệu chứng đau giảm hẳn, hơn 1 tháng sau thì tay bà hết tê, có thể cử động thoải mái.




Thấy hiệu quả thật sự nên em chia sẻ lên đây, mẹ nào bị đau khớp hoặc có người thân bị thì làm thử ngay nhé, đơn giản lắm ạ!
Cách làm bài thuốc chữa đau khớp với muối rang

Chuẩn bị:
– 1 chiếc túi vải
– Nửa cân muối hạt
– Gừng và hành tây

Muối hạt rang nóng có tác dụng chữa đau khớp rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– Rang nửa cân muối hạt trong khoảng 10 phút đến khi nóng già rồi đổ vào túi vải. Muối nên chứa khoảng 2/3 diện tích, có thể di chuyển.
– Cắt thêm vài lát gừng và hành tây cho vào trong túi vải cùng muối rang.
– Đắp túi muối rang còn nóng lên vùng khớp bị đau, lật qua lật lại.
– Khi muối nguội, lại đổ ra rang lại cho nóng rồi tiếp tục đắp lên phần khớp bị đau.
Muối có thể tái sử dụng nhiều lần cho đến khi bị rang cháy đen, còn gừng và hành tây thì thay mới trong mỗi lần trườm.
Lưu ý là muối rang rất nóng, bạn nên dùng nhiều lớp vải khác để lót lên phần khớp định trườm, muối nguội đến đâu thì tháo lớp lót ra dần đến đó. Nếu có lò vi sóng, bạn cũng có thể làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp.
Bài thuốc nên thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trườm muối rang cho đến khi dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất trườm muối.

Muối có thể tái sử dụng nhiều lần cho đến khi bị rang cháy đen (Ảnh minh họa)

2. Công dụng của muối trong việc chữa đau khớp
Muối là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, nhưng muối cũng là vị thuốc giúp chữa bệnh viêm khớp, tràn dịch khớp rất hiệu quả. Muối rất hút nước khi có độ ẩm. Nhưng khi rang giòn thì tính chất hút nước sẽ không còn.
Trong Ðông y, muối vào 3 kinh thận, tâm, vị. Tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng…
Muối cũng có tác dụng tốt với các loại bệnh đau nhức khớp đầu ngón bàn tay, bàn chân, các dạng thấp, ra mồ hôi tay, viêm dây thần kinh ngoại vi…Tác dụng theo cơ chế “Nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì trong thành phần có các muối, các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng sự sống của cơ thể. Khi chườm muối rang trộn với gừng để điều trị đau lưng cấp hoặc khi rang muối bỏ vào túi vải thô chườm vùng rốn để điều trị đau bụng cấp…, muối sẽ hoạt động theo cơ chế trao đổi các cation và nation như một chất điện phân..
Theo phương pháp điều trị y học cổ truyền, khi cho các bệnh nhân ngâm vùng khớp bị đau trong muối sống với nước, tất cả đều cho biết có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Với những vùng không thể ngâm nước, có thể điều trị với muối khô bằng cách rang nóng trộn với lá trảy, ngải cứu, gừng, lá náng trắng hoặc hành tây gói vào giấy báo hoặc túi vải đắp lên vùng đau.
Ðây là một phương pháp điều trị đơn giản, dễ làm lại không tốn kém, ai cũng có thể làm tại nhà.
Theo WTT
TPhước chuyển

dimanche 29 juillet 2018

Đo Huyết Áp Đúng Cách



Đo Huyết Áp Đúng Cách
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Đo Huyết Áp Đúng Cách
Huyết áp là áp xuất của máu vào thành động mạch. Huyết áp trung bình là dưới 120/80 mmHg. Trên số này sau ba lần đo là bị Cao huyết áp.
Cao Huyết áp vẫn được coi là Tên Sát Nhân Thầm Lặng-Silent Killer-, vì có khả năng giết người mà không báo trước.
Người bị cao huyết áp cần được điều trị lâu dài. Bệnh nhân cần tham dự và hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị này. Một trong những hình thức hợp tác rất quan trọng là sự tự đo huyết áp.
Sau đây là mục đích của tự đo huyết áp :
-Biết huyết áp của mình cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ gìn ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không;
-Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy trì huyết áp ở mức độ chấp nhận được;
-Để phòng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như tai biến não, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương võng mạc…
Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.
Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.
Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ, cho tới khi ta thức dạy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dạy rời khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt thì huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều thì huyết áp xuống dần cho tới tối.
Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.
Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt?...
Xin lần lượt tìm hiểu.

1-Bao giờ thì đo và đo mấy lần trong ngày?
Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đình sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.
Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.
Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.
Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong phòng.
Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.
Phụ nữ đã cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia;
Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần
Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.

2-Làm gì trước khi đo?

-Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo;
-Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo;
-Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân;
-Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa;
-Nhẹ nhàng quấn vòng bít (băng huyết áp) xung quanh phần trên của cánh tay trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa vòng và da;
-Nhớ đặt phần dưới của vòng khoảng ½ cm trên nếp gấp của khủyu tay;

3-Có mấy loại máy đo huyết áp
Có hai loại hiện đang rất phổ biến:
a- Loại máy bơm bằng tay, có kim đồng hồ chỉ số huyết áp trong khi ta nghe nhịp tim bằng ống nghe. Loại này dễ mang theo khi di chuyển, có sẵn ống nghe nhịp tim, giá tiền vừa phải từ 20-30 mỹ kim. Nhưng máy có vài điểm bất tiện là dễ hư, không chính xác, không thuận tiện cho người lãng tai vì phải nghe nhịp tim bằng ống nghe. Mà lão niên thì cũng hay nghễnh ngãng, kém nghe.
b-Máy digital hiện nay phổ thông hơn, dễ đọc vì con số hiện trên màn ảnh, dễ sử dụng, tiện lợi cho người bị kém thính giác vì không phải nghe nhịp tim. Một vài loại máy có thể in kết quả, nhờ đó ta không phải ghi vào sổ tay. Máy có thể bơm căng bằng tay hay tự động, xả hơi thì tự động.
Bất tiện của máy trước hết là đắt tiền hơn, từ 40 tới 100 mỹ kim; độ chính xác của máy thay đổi khi cơ thể cử động hay khi nhịp tim không đều; máy cũng cần cục pin để điều hành.
Ít nhất mỗi năm một lần, mang máy đo huyết áp tới nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm soát coi xem máy còn hoạt động tốt hay không.
Máy đo với ống nghe:
-Mang ống nghe nhịp tim vào hai tai;
-Đặt đĩa nghe nhịp tim của ống nghe vào phía trong của nếp gấp khuỷu tay;
-Lẹ làng bơm vòng băng cho tới khi vượt quá huyết áp tâm thu (S) thường lệ khoảng 30-40 điểm. Bơm quá chậm có thể làm số đo sai lệch.
-Từ từ nhả van khoảng 2-3 mmHg/ 1giây để không khí thoát ra. Nhả quá nhanh ta sẽ không đọc được kết quả.
-Trong khi không khí bắt đầu thoát ra thì tai để ý nghe nhịp tim xuất hiện. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên thì đó là huyết áp tâm thu.
-Tiếp tục từ từ thả không khí, khi không còn nghe tiếng tim đập thì lúc đó là huyết áp tâm trương.
-Ghi kết quả, huyết áp tâm thu trước rồi đến huyết áp tâm trương. Chẳng hạn 120/80 mmHg.
-Nếu muốn đo lại, nên đợi chừng vài ba phút rồi lại bơm hơi.
Thường thường nên đo ba lần, cách nhau 5 phút.
Nên đo ở cả hai cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức.
Máy digital
Máy có loại đo ở cổ tay hoặc cánh tay, đôi khi cũng đo được ở cổ chân.
-Đặt vòng bít vào cánh tay. Ấn nút điện khởi động máy.
-Bơm tự động sẽ bắt đầu đưa hơi vào vòng bít rồi từ từ nhả hơi.
-Đọc kết quả huyết áp trên màn hình và ghi kết quả.
-Muốn đo lại, đợi vài ba phút.
Nên dè dặt với kết quả từ các máy đo công cộng ở siêu thị, không được chính xác vì máy không được điều chỉnh và cũng vì vòng băng có thể không vừa với cánh tay của mình.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?
Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:
-Khi ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng thì huyết áp tăng lên đáng kể và sẽ trở lại bình thường sau khi ta thoải mái thư giãn. Vì thế khi đi khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà vì nhiều người lúc đó cũng hơi emotion. Và cũng vì thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.
-Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. Vì thế nên giữ im lặng trong khi đo.
-Nhiệt độ xung quanh như phòng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.
-Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.
-Khi đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, vì nếu mặc áo, huyết áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay, cổ tay
-Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10-20mmHg.
-Vị thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo. Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.
-Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, vì chất nicotine trong thuốc là làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên động mạch tăng. Vậy thì đừng hút thuốc lá trước khi đo.
-Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.
-Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, ví thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ;
-Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg.
-Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao vì đại tiện cũng là một activity.
-Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.
Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy gì là khó, quý thân hữu nhỉ. Chì cần để ý tới các điều kể trên là có kết quả chính xác rồi.
Tuy nhiên, cũng xin đừng quên hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dõi bởi nhà chuyên môn và cũng để tìm hiểu coi có biến chứng hay không.
Chúc quý thân hữu bình an, với huyết áp ở mức độ bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com 

Những bài tập thần kỳ giúp bạn quét sạch bệnh tật ra khỏi cơ thể - VietBF



http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1148334

Ai cũng muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe chính là niềm hạnh phúc của mỗi người, vậy bạn đã làm gì? Ngoài ăn uống khoa học, bạn hãy áp dụng ngay những bài tập đơn giản dưới đây để cải thiện sức khỏe hiệu quả mà chẳng cần đến một viên thuốc.

1. Đứng thăng bằng trên 1 chân



Bài tập này nhằm mục đích phát triển sự nhanh nhẹn và tập căng dây chằng ở mức độ nhẹ, cải thiện tuần hoàn và cột sống.

Bạn chỉ cần co một chân và đứng thẳng kết hợp giơ 2 tay hay ngang vai để giữ thăng bằng. Thực hiện ít nhất 5 lần với mỗi chân đứng thăng bằng.

2. Đứng vững và hít vào



Phương pháp này giúp cải thiện đường hô hấp của bạn.

Khi thực hiện, bạn đứng thẳng, đầu gối hơi chùng xuống, 2 tay để ngang ngực và bắt đầu hít vào từ từ. Thực hiện bài tập này mỗi ngày trong 2-5 phút.

3. Tập khí công



Những người học võ thường sử dụng bài tập này để khởi động trước khi tập luyện. Phương pháp khí công giúp kiểm soát nguồn năng lượng, sức mạnh và cả tinh thần.

Khi thực hiện, bạn hơi chùng 2 chân, 1 tay chống hông, tay còn lại đặt ngang vai. Sau đó, đưa tay từ vai vòng xuống phần eo và tiếp tục đưa tay về vị trí ngang vai.

4. Squat



Bài tập này tốt cho vùng cột sống và thắt lưng. Ngoài ra, nó còn làm giảm các rối loạn tâm lý đồng thời cải thiện chức năng thận.

Bạn chỉ cần đứng thẳng và ngồi xổm xuống như trong hình, thực hiện 10 lần mỗi ngày với người mới bắt đầu. Sau đó, lắng nghe cơ thể và bắt đầu tăng dần nhịp độ.

5. Tăng sức chịu đựng cho chân



Thời trung cổ, các nhà sư người Hoa thực hiện bài tập này để tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cho đôi chân.

Bạn hãy chùng đầu gối một chút và bắt đầu lắc nhẹ phần tay, chân và tránh lắc lưng nhé.

6. Bài tập “hái trái cây”



Tuy là bài tập đơn giản nhưng lại rất hiệu quả vì nó kích thích thận, lá lách cùng tuyến tụy. Lúc này, các khớp cũng linh hoạt hơn.

Khi thực hiện, bạn đứng thẳng, xoay nhẹ người sang 1 bên rồi giơ 1 tay cao lên như đang hái hoa quả rồi thu tay về ngang vai và quay người sang bên kia thực hiện tương tự.

7. Bài tập tốt cho dây chằng



Tập thể dục theo cách này giúp cải thiện dây chằng, tăng sức mạnh cơ bắp và mở khớp.

Để thực hiện, bạn mở 2 chân bằng vai, bàn tay xòe ra và để ngang vai rồi từ từ hạ tay xuống phần eo và tiếp tục giơ tay ngang vai. Lặp lại bài tập này 8 lần một hiệp rồi nghỉ.

8. Bài tập ngựa



Mục đích chính của bài tập này là không chỉ tập luyện cơ thể mà còn tăng năng lượng và tinh thần.

Cách thực hiện như sau: Đứng mở 2 chân thật to, hai tay đặt trước lồng ngực sao cho mu bàn tay chạm nhau, sau đó từ từ giơ 2 tay qua đầu. Bước tiếp theo, mở cánh tay hạ xuống ngang đùi và tiếp tục đưa 2 tay qua đầu rồi thu về vị trí như ban đầu.

9. Bài tập nâng đồ



Bài tập này cải thiện sự ổn định của khớp gối.

Cách thực hiện: Chùng gối thật sâu sao cho 2 bàn tay ngang đầu gối. Sau đó, bạn từ từ đứng dậy và giơ tay song song qua đầu như đang nâng đồ vật.

10. Bài tập xoay đầu gối



Đây là phương pháp khởi động phổ biến trong võ thuật để tăng sự linh hoạt cho khớp gối.

Cách thực hiện: Đứng cúi người và đặt 2 tay vào đầu gối rồi bắt đầu xoay khớp đầu gối theo vòng tròn. Lặp lại nhiều lần khi thực hiện

AT sưu tầm