jeudi 29 août 2019

Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới


Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới

Tuổi thơ theo mẹ đi khắp nơi để kiếm sống, sang Mỹ thì bị bạn bè chê cười vì không biết tiếng Anh, nhưng Nguyễn Thục Quyên đã vượt qua tất cả và trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh ra ở Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) trong một gia đình thượng lưu gồm 5 anh chị em. Sau năm 1975, cha đi cải tạo, mẹ chị - một cô giáo dạy toán cấp 2, dẫn dắt đàn con đến các vùng kinh tế mới như Phước Lâm, Long Điền, Đất Đỏ, Phước Tỉnh và Vũng Tàu để sinh nhai.

Lúc 5-6 tuổi, cô bé Quyên phải phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước... Cuộc sống cơm áo, gạo tiền cứ đeo bám cho đến năm 1986 khi gia đình mở tiệm phở ở Bến Đá - Vũng Tàu, Quyên mới được đi học ở trường Trung học Trần Nguyên Hãn.


Giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Ảnh do nhân vật cung cấp.

Nhọc nhằn nơi xứ người

Tháng 7/1991, chị cùng bố mẹ và 5 anh chị đến Mỹ định cư. Hai năm đầu, các anh chị em của chị Quyên cứ đòi về Việt Nam vì không biết tiếng Anh và phong tục tập quán Mỹ. Nhưng chị thấy ổn vì được làm điều mình thích mà không sợ người khác dị nghị.

"Khi còn ở Việt Nam, gia đình đã vất vả rồi, nên khi sang Mỹ tôi phải cố gắng hơn rất nhiều để có được cuộc sống tốt hơn", chị Quyên chia sẻ. Để tự khẳng định bản thân nơi đất khách quê người, chị đã quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đăng ký ở ba trường trung học tại ba thành phố. Ở Mỹ, tiếng Anh được học miễn phí.

Vất vả với bao tủi nhục khi bị nhiều người coi thường càng khiến chị có thêm động lực vươn lên.

"Có giáo viên chế nhạo tôi trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém. Một ông người Mỹ còn nói thẳng với tôi hãy về nước của cô đi", chị nhớ lại và cho biết ở Mỹ vẫn còn một số người phân biệt kỳ thị như vậy.

"Thậm chí có đồng nghiệp lúc ở trường không bao giờ nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã cố gắng để nói chuyện với anh ta vài lần", nữ giáo sư nói.

Tháng 9/1993, người cô họ cho chị ở cùng nhà, nhưng chị phải dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ và chạy việc vặt cho cô. Thời gian này, chị xin học ở Đại học Santa Monica nhưng không được nhận vì tiếng Anh kém. Chị đã năn nỉ nhà trường cho học thử một kỳ và hứa nếu không học được sẽ trở về trường trung học để học thêm tiếng Anh. Ban ngày đi học, ban đêm chị tìm lớp học thêm ở trung tâm dạy tiếng Anh miễn phí. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng chị cũng được nhận vào học.

Thấy bố mẹ vất vả làm trong nhà hàng và ở hãng may, chị không cho phép bản thân thất bại mà cố gắng gấp đôi, gấp ba so với những bạn cùng trang lứa. Để có tiền học, chị xin làm thêm trong thư viện trường từ 17h đến 22h mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ nên phải vay thêm tiền của Chính phủ.

Tháng 9/1995, chị xin chuyển lên Đại học Califonia, Los Angeles và làm thêm trong phòng thí nghiệm với công việc rửa dụng cụ. Chị xin làm nghiên cứu nhưng không có phòng thí nghiệm nào nhận. Sau khi tốt nghiệp bằng đại học Hóa năm 1997, chị nộp đơn học cao học. Chỉ trong một năm chị đã có bằng thạc sĩ ngành Lý - Hóa và quyết định học tiếp tiến sĩ. Thật bất ngờ, cuối năm của chương trình này chị là một 7 nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Califonia, Los Angeles được trao học bổng.

Tháng 6/2001, chị nhận bằng tiến sĩ và ra trường trước cả những sinh viên chị từng rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ trước đây. Ra trường chị đạt giải thưởng xuất sắc ngành Lý - Hóa. Tháng 9/2001, được giải thưởng của liên bang đi tu nghiệp ở phòng thí nghiệm quốc gia nhưng chị từ chối và đến làm ở Đại học Columbia, New York.

Ba năm sau chị bắt đầu làm việc ở Đại học California, Santa Barbara và mất hơn hai năm xây dựng hai phòng thí nghiệm riêng. Sau 11 năm, chị đã có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Chị còn xin hơn 10 triệu USD cho những dự án nghiên cứu, được mời tới hơn 200 địa điểm trên thế giới để thuyết trình cũng như nhận nhiều giải thưởng lớn cho công trình nghiên cứu.

"Bạn bè tôi ở Việt Nam vẫn thường bảo hồi ở quê học dốt thế mà sao qua Mỹ học giỏi ghê thế. Tôi trả lời rằng ngày xưa làm gì có thời gian để học vì còn phải phụ giúp gia đình", vị giáo sư nói.



Pin năng lượng mặt trời làm từ chất nhựa dẫn điện Nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm của giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Ảnh do nhân vật cung cấp.


Những vất vả của phụ nữ khi làm khoa học

Giáo sư Quyên tâm sự, có được ngày hôm nay là nhờ sự dìu dắt của mẹ và người cậu ruột khi hướng cho chị đi theo con đường tốt nhất có thể. Trong khi bố cho rằng, con gái thì nên lấy chồng, không cần học, thì mẹ ngược lại. Chị còn nhớ ngày học xong lớp 12, chị đã xác định sẽ ở nhà và tính chuyện lấy chồng, nhưng mẹ vẫn đưa chị lên Sài Gòn để thi đại học.

"Mẹ đưa tôi lên Sài Gòn ở nhà bà ngoại để thi đại học, nhưng tôi không muốn. Lớn lên và học ở trường làng tôi thấy ở tuổi 18 người ta đã lấy chồng và có con rồi", chị nói.

Người cậu đã gọi chị đến nói chuyện hơn hai giờ, với mục đích khuyên chị đi thi và cố gắng vào đại học.

"Tại sao có cơ hội như vậy mà cháu lại từ chối. Học đại học sau này cháu sẽ có công ăn việc làm ổn định, có sự nghiệp, nếu lấy được người tốt thì không sao...", chị kể lại lời ông cậu.

Lớn lên, người chị hâm mộ đó là bà Marie Curie, bởi thời đó khoa học gia là nữ rất ít. Bà chính là tấm gương vượt khó để chị tiếp tục cố gắng cho nghiên cứu khoa học.

Hơn 11 năm làm việc ở Đại học California, Santa Barbara, chị làm khoảng thời gian 15 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh việc giảng dạy, chị còn làm nhiều công việc khác như biên tập báo khoa học, tổ chức hội nghị khoa học quốc tế, xin tiền dự án nghiên cứu trả lương, học phí, và bảo hiểm y tế cho sinh viên (mỗi nghiên cứu sinh tốn khoảng 100.000 đôla mỗi năm), hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu, giúp sinh viên viết bài đăng báo, làm trong ban xét lên lương và lên chức cho tất cả giáo sư trong trường, ban tuyển dụng giáo sư...

Chị chia sẻ, làm khoa học đã khó nhưng phụ nữ trong lĩnh vực này càng vất vả hơn, bởi ngoài sự nghiệp, họ còn phải lo cho gia đình. Ngay bản thân chị, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đôi khi vẫn không nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp nam giới.

"Cũng may tôi có người chồng tâm lý và thông cảm, anh dạy hóa hữu cơ cùng trường, luôn hỗ trợ nên tôi có thêm động lực để giảng dạy và nghiên cứu", nữ giáo sư nói.

"Phần đông mọi người nghĩ con gái thì nên lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa và không nên có sự nghiệp riêng. Tôi muốn cho những người phụ nữ khác biết là họ có thể làm cả hai. Tôi muốn làm những điều hữu ích cho xã hội", chị nói.

Chị vẫn còn nhớ như in thời điểm bắt đầu vào học trong trường. Lúc đó chị xin vào phòng thí nghiệm nhưng không được vì nhiều người nghĩ chị không thể làm được điều gì và khuyên rằng “nghiên cứu không dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bạn nên tập trung để học tiếng Anh đi”. Mãi sau này, có vị giáo sư thấy chị có những câu hỏi hay trong lớp nên khuyến khích theo đường nghiên cứu. Biết được tin này chị rất vui vì từ bé đã thích tìm tòi những điều mới.

Đầu năm 2004, chị đi phỏng vấn ngành hóa ở một số trường đại học. Chị cũng rất sợ vì những trường này ngành hóa rất ít hoặc không có nữ giáo sư.

"Con đường đi đến thành công ở Mỹ không phải dễ dàng vì quốc gia này thường thu hút nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nhưng bản chất người Việt Nam thông minh và chăm chỉ", vị giáo sư nói và cho rằng có công mai sắt có ngày nên kim.

Thích về Việt Nam

"Tôi nhớ Việt Nam lắm. Nếu có thời gian là tôi về ngay, bởi hiện nay anh em họ hàng, nhất là ông cậu - người đặt viên gạch đầu tiên trong cuộc đời khoa học của tôi vẫn ở quê hương", nữ giáo sư tâm sự.

Lần đầu tiên chị và mẹ về Việt Nam là năm 1999 để thăm bà ngoại trong 3 tuần. 9 lần về nước ngoài dự hội nghị khoa học, chị dành thời gian để thăm gia đình.

Chị cho biết, thời gian 21 năm sống ở Việt Nam, chị nhớ món ăn thuần túy Việt Nam và các bài hát Việt, nên lần nào về nước chị cũng nhờ cậu mợ dẫn đi xem ca nhạc.

"Tôi thích nhạc dân ca như bài Quê hương, Ai đưa con sáo sang sông", chị nói.

Khi hỏi ý định về Việt Nam sinh sống, chị nói: "Có lẽ khi nào về hưu tôi mới về nước, vì quê hương vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất điều kiện tốt để tôi có thể nghiên cứu", chị nói và cho biết 7 phòng thí nghiệm riêng của chị trị giá khoảng 4 triệu đôla.

Bên cạnh giải thưởng là một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ngành khoa học vật liệu, chị còn nhận nhiều giải thưởng khác như:

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức năm 2015;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ 2010,
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007.

Phạm Hương

Nguồn: http://khaiphong.net/showthread.php?6784-Nh%E0-khoa-h%E1%BB%8Dc-n%E1%BB%AF-g%E1%BB%91c-Vi%E1%BB%87t-trong-top-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Nancy Quách sưu tầm

mercredi 28 août 2019

LÝ DO HÀNG TRIỆU THANH NIÊN HONGKONG XUỐNG ĐƯỜNG x





LÝ DO HÀNG TRIỆU THANH NIÊN HONGKONG XUỐNG ĐƯỜNG


x



Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già?

Người Nhật được biết đến là nho nhã lịch sự, tại sao gặp người già lại không nhường ghế ngồi?


Phàm là người đã từng đến Nhật Bản, đều sẽ ca ngợi sự tôn kính lịch sự của người Nhật Bản. Nhưng khi tham quan Nhật Bản, trên tàu điện bạn sẽ gặp cảnh những người thanh niên ngồi ghế trong khi người cao tuổi lại đứng, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi nghi ngờ: “Người Nhật Bản được coi là lịch sự, tại sao gặp người cao tuổi trên tàu điện lại không chịu nhường ghế ngồi?”.
Quả thực, lúc vừa tới Nhật Bản, vấn đề này khiến tôi băn khoăn, nhưng khi ở Nhật Bản hơn mười năm, tôi phát hiện ra việc nhường ghế ngồi của người Nhật không phải là “vấn đề lịch sự” mà là “vấn đề kỹ năng”.
Giống một vị giảng viên đại học mà tôi quen biết, tuy mới gần 60 tuổi, nhưng bởi vì tóc của cô đã bạc trắng, nên nhìn già hơn so với tuổi thật một chút. Bình thường tính cách của cô rất cởi mở, vui vẻ, nhưng có một lần gặp cô, thấy cô không ngừng thở dài, tôi không đành được nên phải hỏi: “Cô à, cô làm sao thế ạ? Cô gặp chuyện gì không vui sao?”. Kết quả cô trả lời rằng, sáng sớm nay lúc chờ xe điện, có một người đã nhường chỗ ngồi cho cô.
“Ai…! Chẳng lẽ mình đã già đến mức cần phải có người nhường ghế ngồi cho sao?”– Ánh mắt cô chứa chan một nỗi buồn và nói vậy. Bởi vì được người ta nhường ghế ngồi, cả ngày hôm đó cô giáo rầu rĩ không vui, cô cảm thấy như thể là người ta nhắc với cô rằng: “Bạn đã già rồi!”. Đối với kiểu người phiền muộn như cô, những người Nhật Bản sống ở hoàn cảnh có cùng văn hóa hầu như sẽ hiểu được.
Tôi đã từng nhường chỗ ngồi cho một bà mẹ bế con ở trên tàu điện, kết quả cũng không đạt kết quả tốt: Bà mẹ bế con kia ngoài việc không ngớt nói lời cảm ơn tôi, thì thế nào cũng không chịu ngồi xuống, nói rằng cô ấy chỉ còn hai, ba trạm nữa là đến nên không cần phải ngồi
Về sau, một người bạn Nhật Bản nói cho tôi biết: “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”. Có một số người Nhật sợ gây cho bạn “thêm phiền toái”, “không muốn tiếp nhận ân huệ của người khác”, còn có một số người Nhật Bản có tính cách “muốn hơn người”, nên không muốn trở thành “người được ưu ái chiếu cố”.
Trên tàu điện ở Nhật Bản, thực sự hiện tượng nhường chỗ ngồi là tương đối ít, ngoài việc do người Nhật Bản tương đối hờ hững với ý thức “kính lão”, không có dìu dắt nâng đỡ người già, không có thói quen nhường chỗ cho người già, cũng có nguyên nhân khác là bởi vì việc xã hội hóa người già ở Nhật Bản, rất nhiều người Nhật Bản có nhận thức về “người cao tuổi” hoàn toàn không giống với chúng ta.
Đối với những người Nhật Bản “không muốn bị coi là đã già”, ‘không muốn gây thêm phiền phức cho người khác“ và “không muốn được ưu ái” mà nói, việc nhường chỗ tốt nhất cho họ chính là: “Bạn hãy giả bộ là mình sắp xuống xe, quay đầu đi ra cửa xe, hay là sẵn sàng đi tới một khoang tàu khác, nói tóm lại là bạn chỉ cần không nói lời nào mà đứng lên, bỏ đi, để lại chỗ ngồi trống là tốt rồi. Người ta nếu thấy cần chỗ ngồi trống kia, thì họ tự nhiên sẽ đi đến và ngồi xuống”.
Theo NDTDV

mardi 27 août 2019

5 bonnes raisons de consommer du miel régulièrement

5 bonnes raisons de consommer du miel régulièrement

Nectar des dieux, élixir de vie, cet ingrédient aux nombreuses vertus a accompagné les plus anciennes civilisations dans leur évolution. Voici 5 bonnes raisons de consommer du miel régulièrement !

C’est une source d’antioxydants

C’est une source d’antioxydants
Le miel est une source alimentaire d’antioxydants (1).
La majorité de ces antioxydants sont des flavonoïdes qui agissent contre les radicaux libres du corps, prévenant ainsi l’apparition de maladies cardiovasculaires, de certains cancers et maladies neurodégénératives.
En général, ce sont les miels les plus foncés qui contiennent les plus grandes quantités de flavonoïdes (2).
(1) Gheldof N, Wang XH, Engeseth NJ. Buckwheat honey increases serum antioxidant capacity in humans. J Agric Food Chem, 2003
(2) Frankel S, Robinson GE, Berenbaum MR. Antioxidant capacity and correlated characteristics of 14 unifloral honeys. Journal of Apicultural Research, 1998


Il est très efficace contre la toux

Il est très efficace contre la toux
Les vertus du miel contre la toux sont connues depuis longtemps.
Et selon une étude réalisée par des chercheurs de l’université de Pennsylvanie (1), le miel serait même le plus efficace des traitements pour soigner la toux des enfants.
L’étude a été menée auprès de 105 enfants âgés entre 2 et 18 ans souffrant d’une toux très gênante.
Les enfants ont pris soit une cuillère de miel avant d’aller se coucher, soit une cuillère de sirop contre la toux, soit rien du tout. Les résultats ont montré que les enfants du groupe ayant pris du miel sont ceux qui ont le moins toussé pendant la nuit et ont le mieux dormi.
Attention, ne pas donner de miel à un enfant de moins d’un an.
(1) Penn State University. "Honey A Better Option For Childhood Cough Than Over The Counter Medications." ScienceDaily, 2007.

Le miel contre la résistance aux antibiotiques !




Le miel, utilisé depuis toujours pour combattre les infections, est un antibactérien naturel.

Il y a deux ans, les chercheurs de l’université de Lund en Suède (1) ont identifié un groupe de 13 bactéries lactiques dans l’estomac des abeilles.

Selon leurs conclusions, ces bactéries lactiques permettraient de lutter contre de puissants pathogènes devenus résistants aux antibiotiques, comme les staphylocoques dorés.

Plus tôt, une étude (2) avait montré que le retrait d’une protéine connue sous le nom de "defensin-1", produite à partir du nectar des fleurs que les abeilles butinent, réduisait presque totalement la capacité du miel à tuer les bactéries.

Ils ont pu en conclure que la defensin-1 confère la majorité du pouvoir antibactérien au miel et pouvait être utilisée dans le traitement des brulures et autres infections de la peau et dans le développement de médicaments pour combattre les infections résistantes aux antibiotiques.


Lire aussi : La résistance aux antibiotiques aura fait dix millions de morts en 2050


(1) Tobias C Olofsson, Èile Butler, Pawel Markowicz, Christina Lindholm, Lennart Larsson, Alejandra Vásquez. Lactic acid bacterial symbionts in honeybees - an unknown key to honey's antimicrobial and therapeutic activities. International Wound Journal, 2014


(2) P. H. S. Kwakman, A. A. te Velde, L. de Boer, D. Speijer, C. M. J. E. Vandenbroucke-Grauls, S. A. J. Zaat. How honey kills bacteria. The FASEB Journal, 2010


Il aurait un effet prébiotique





Le miel aurait possiblement un effet prébiotique sur le corps humain en améliorant la croissance et la viabilité des bifidobactéries et des lactobacilles de la microflore intestinale, des bactéries importantes pour être en bonne santé.

Les prébiotiques sont des sucres à courtes chaines qui ne sont pas digérés au niveau de l’intestin grêle. Ils favorisent le transit intestinal.

L’effet prébiotique du miel serait en grande partie attribuable aux oligosaccharides, des sucres de faible poids moléculaire (1).


(1) Sanz ML, Polemis N, Morales V et coll. In vitro investigation into the potential prebiotic activity of honey oligosaccharides. J Agric Food Chem, 2005.


C’est un édulcorant naturel



Tout comme la stévia ou les sirops d’agave et d’érable, le miel est un édulcorant naturel.

Utilisez le miel pour sucrer vos jus de fruits, yaourts ou encore vos thés plutôt que le sucre blanc !

Veillez à utiliser du miel biologique frais, qui garde toutes ses propriétés.

Bien que naturel, il est très riche en sucres, consommez-le avec modération !

Lire aussi nos fiches Miel et Comment bien choisir son miel ?





lundi 26 août 2019

9 đất nước “tí hon” nhưng thu hút lượng lớn khách du lịch

9 đất nước “tí hon” nhưng thu hút lượng lớn khách du lịch
Những đất nước tí hon không nằm ở đâu xa xôi mà ở ngay cạnh hoặc được bao quanh bởi những quốc gia nổi tiếng. Nhìn trên bản đồ thì có vẻ nhỏ bé, nhưng những nước này có nhiều thành phố mang nét văn hóa độc đáo và cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời bậc nhất thế giới.

1. San Marino

San Marino được bao quanh bởi nước Ý và là nước cộng hòa độc lập từ năm 1599. San Marino có dân số chỉ hơn 33.000 người. Phong cảnh núi non, lâu đài của nơi đây được bảo tồn từ thời Trung cổ và thời Phục hưng, cùng sự pha trộn thú vị giữa lịch sử và thần thoại khiến San Marino trở thành một trong những địa điểm đáng nhớ nhất ở Nam Âu. Thủ đô San Marino – trung tâm lịch sử của đất nước là điểm dừng chân phổ biến cho khách du lịch đến từ Ý.
đất nước tí hon, khách du lịch

2. Lesotho

Vương quốc Lesotho là một quốc gia tại cực Nam châu Phi, nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hòa Nam Phi và là một thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh. Lesotho còn được gọi là “Vương quốc bầu trời” bởi chỗ thấp nhất của đất nước cao hơn một nửa dặm so với mực nước biển. Vào mùa đông, Lesotho có rất nhiều tuyết. Các hoạt động du lịch chính ở quốc gia này là đi bộ, cưỡi ngựa hoặc trượt xuống sườn dốc trong khu nghỉ mát.
Lesotho có một lịch sử độc đáo. Đây là nước bảo hộ của Anh khi vị vua lúc đó cần sự giúp đỡ để giữ cho vùng đất của ông không bị Nam Phi nuốt chửng. Vào năm 1960, đất nước giành được độc lập hoàn toàn nên Lesotho đã tránh được những ảnh hưởng của hệ thống phân biệt chủng tộc.
đất nước tí hon, khách du lịch

3. Brunei

Brunei là một quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp biển Đông, quốc gia này hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh. Nền kinh tế của Brunei gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu thô. Sản xuất dầu thô và khí thiên nhiên đóng góp khoảng 90% cho GDP của quốc gia. Nguồn lợi này đã giúp Brunei xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất Đông Nam Á.
Sự giàu có của Brunei được phơi bày rõ nhất tại thủ đô Bandar Seri Begawan, nơi các nhà thờ Hồi giáo hùng vĩ và các tòa nhà lộng lẫy thống trị cảnh quan thành phố. Rừng mưa nguyên sinh, những rải san hô đầy màu sắc và những dòng sông yên tĩnh là những địa điểm biến nơi đây trở thành điểm đến du lịch sinh thái lý tưởng. Ngoài ra các nhà thờ Hồi giáo nguy nga, các tòa nhà có kiến trúc hiện đại, pha trộn giữa văn hóa Malay và Trung Quốc sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.
đất nước tí hon, khách du lịch

4. Liechtenstein

Nằm hoàn toàn trong dãy núi Alps, xen giữa Thụy Sĩ và Áo, với diện tích 160 km² và dân số hơn 35.000 người, Liechtenstein là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, nhưng là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất châu Âu. Được biết đến với phong cảnh núi non tuyệt đẹp, khu nghỉ mát trượt tuyết, kiến trúc cổ điển và những ngôi làng trên núi cao kỳ lạ, đất nước này thu hút một lượng lớn khách du lịch trong suốt cả năm. Một trong những điều mà du khách nước ngoài hay làm nhất là đến Liechtenstein, mua một tấm bưu thiếp, sau đó đóng dấu bưu điện Liechtenstein lên và gửi về cho người thân, với mục đích dành cho họ sự ngạc nhiên và tò mò.

5. Luxembourg

Luxembourg là một quốc gia nằm ở châu Âu được bao bọc bởi đất liền, giáp với Pháp, Đức và Bỉ. Diện tích quốc gia này chỉ khoảng 2.586 km2, với dân số hơn 580.000 người (tính đến 4/2017). Luxembourg có nền chính trị ổn định và nằm trong top 10 nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới năm 2016 (theo tổ chức Transparency International). Khách du lịch muốn chụp những tấm ảnh thiên nhiên tươi đẹp thường tìm đến các thung lũng có rừng hoặc các khu vực cao nguyên tuyệt đẹp. Các thị trấn sin sít nhà cửa như truyện cổ tích ở quốc gia này cũng thu hút rất nhiều người xem. 
Văn hóa của Luxembourg tập trung rất nhiều vào ẩm thực. Những đặc sản của Luxembourg bao gồm Gromperekichelcher (bánh khoai tây rán giòn), Rieslingspaschtéit (bánh nhân thịt heo và rượu), Judd mat Gaardebounen (món ăn quốc dân, bao gồm thịt heo và đậu tằm), Quetschentaart (bánh nhân mứt mận) and Kachkéis (phô mai chảy).

6. Monaco

Monaco là một đất nước ở khu vực Tây Âu, nằm ở một eo biển nhỏ phía nam nước Pháp, bên bờ biển Côte d’Azur. Lãnh thổ Monaco trải dài trên 3 km, bề rộng không vượt quá từ 200 m đến 300 m, gồm bốn khu đô thị: Monaco-Ville, Monte Carlo, Condamine, Fontvieille. Quận chính của thành phố, Monte Carlo, nổi tiếng với văn hóa xe thể thao, sòng bạc hào nhoáng và các khách sạn độc quyền. Đây cũng là vùng đất mơ ước của những người yêu thích kiến trúc. Bạn có thể chụp ảnh thoải mái với các tòa nhà cổ điển, nguy nga ở khắp mọi nơi. Đồi núi và bờ biển luôn xuất hiện ngay trước mắt. Các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật (bao gồm phòng trưng bày Marlborough, bảo tàng Hải dương học và Thủy cung của Jacques Cousteau) cũng là địa điểm được ưa chuộng.

7. Vatican City

Thành Vatican, tên chính thức: Thành quốc Vatican là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, Ý. Với diện tích khoảng 44 hécta (110 mẫu Anh), và dân số khoảng 1000 người, khiến Vatican được quốc tế công nhận là thành phố, quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số. Vatican cũng có lượng cổ phần nhất định trong một số tập đoàn ở Mỹ, và có đến hơn 80% thu nhập từ các khoản đầu tư từ Mỹ và Canada. Tiền bán vé xem bảo tàng, tem và quà lưu niệm, cùng sự đóng góp của các tín đồ và tổ chức cũng là nguồn thu nhập của Vatican.
Năm 1984, Vatican được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Du khách đến Ý không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome, họ nhất định ghé thăm Vatican – quốc gia bé nhỏ và nhưng có sức hút bậc nhất hành tinh.

8. Andorra

Andorra là một quốc gia nội lục có diện tích nhỏ tại Tây Nam Âu. Andorra nằm tại phần phía đông của dãy núi Pyrénées, có biên giới với Tây Ban Nha và Pháp. Thủ đô Andorra la Vella có dân số chiếm 50% cả nước (33.000 người) nhưng có đến trên 50 khách sạn và nhiều khách sạn trong hệ thống quốc tế có tên tuổi như Central, Paris, Ibis, Holiday In, Mercure. Novotel, President. Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu của Andorra, đóng góp tới 80% GDP của đất nước. Andorra lôi cuốn khách du lịch nhờ môn trượt tuyết và hàng hóa miễn thuế. Hàng năm có khoảng 9 triệu khách du lịch đến Andorra. 

9. Swaziland

Swaziland (chính thức đổi tên thành Eswatini vào tháng 4 năm 2018), nằm ở biên giới giữa Nam Phi và Mozambique. Công viên Quốc gia Hoàng gia Hlane, khu bảo tồn thiên nhiên Mlawula, khu bảo tồn thiên nhiên Malolotja đều đã những địa điểm có nhiều động vật hoang dã và cảnh quan thiên nhiên chưa từng chịu tác động của con người. Tê giác trắng, sư tử, ngựa vằn, voi là một vài cái tên nổi bật trong những cư dân động vật tại các công viên này. Swaziland cũng là vùng đất có văn hóa truyền thống tuyệt vời. Hàng năm các lễ hội ở vùng đất nhỏ bé này thu hút hàng ngàn khách du lịch.
Minh Minh
(Ảnh: Shutterstock)

Hồng Phúc sưu tầm 

Comment traiter une toux persistante de façon naturelle?

lundi 19 août 2019

Côtes levées de porc à l’ail et au gingembre

Cuites lentement à la mijoteuse, les côtes levées sont d’une tendreté exquise.

   1
Cotes-levees-ail
Photo: Roberto Caruso
Préparation : 20 minutes
Cuisson : 3 heures 30 minutes
4 portions
Ingrédients
  • 2 carrés, environ 1,5 kg (3 1/4 lb) au total de côtes levées de dos de porc
  • 4 c. à thé de cinq-épices moulu
  • 180 ml (3/4 tasse) de cassonade
  • 60 ml (1/4 tasse) de sauce hoisin
  • 60 ml (1/4 tasse) de sauce soya
  • 1 c. à soupe de sauce sriracha
  • 5 gousses d’ail, hachées finement
  • 4 c. à thé de gingembre frais, râpé
  • 1 c. à soupe de graines de sésame
Préparation
  1. Couper les carrés de côtes en portions de 2 côtes. Les frotter du cinq-épices. Dans la cuve d’une mijoteuse, fouetter la cassonade avec 125 ml (1/2 tasse) d’eau, la sauce hoisin, la sauce soya, la sauce sriracha, l’ail et le gingembre. Ajouter les côtes et les enrober du mélange. Les disposer côté chair vers le haut. Couvrir et cuire à température élevée de 3 heures 30 minutes à 4 heures (ou 6 heures à basse température), jusqu’à ce que la viande soit très tendre.
  2. Transférer les côtes sur une planche à découper et les séparer en portions de 1 côte. Les remettre dans la cuve de la mijoteuse et remuer pour bien les enrober. Parsemer des graines de sésame. Servir les côtes levées chaudes.

Top 10 des aliments anti-cellulite

Top 10 des aliments anti-cellulite


le 1er Mars 2017 
Ces vaguelettes situées sur les fesses, les cuisses et parfois même le ventre ou les bras sont la hantise de toutes les femmes. Grandes, petites, maigres ou grosses, presque toutes les femmes sont concernées par la cellulite, cet amas graisseux qui se loge sous l’épiderme. Difficile de se débarrasser de sa peau d’orange et pourtant, ce qui se trouve dans votre assiette peut vous aider à vous en débarrasser. Petit tour d’horizon de ces aliments qui vont devenir les meilleurs ennemis de ces capitons qui vous gâchent le plaisir dès l’apparition des beaux jours. Objectif zéro complexe en maillot de bain cet été ! 

1. L’ananas
L’ananas fait partie des aliments les plus efficaces pour lutter contre la cellulite. Il contient une enzyme « brûle graisse », la bromélaïne qui permet d’évacuer les cellules graisseuses. Mais attention, n’en abusez pas car dans la mesure où il s’agit d’un fruit, celui-ci contient du sucre. Veillez à vous limiter à deux portions par jour. Quant au jus d’ananas, évitez-le !

2. La levure de bière
On la trouve dans la plupart des supermarchés et elle est facile à utiliser : la levure de bière est riche en potassium et permet d’activer le drainage lymphatique. Saupoudrée sur une salade qu’elle agrémente avec originalité, la levure de bière est aussi excellente pour vos ongles et vos cheveux. Alors, pourquoi s’en priver ?

3. Le thé vert

C’est sans doute la boisson la plus connue pour éliminer les vaguelettes disgracieuses. En effet, ses vertus diurétiques dues au tanin qu’il contient permettent d’éliminer de l'eau. Une propriété essentielle pour se débarrasser de la cellulite qui est très souvent liée à la rétention d’eau et à une mauvaise circulation veino-lymphatique. L’heure du thé, un rituel à instaurer tous les jours.

4. Le chou kale

Le chou kale, est un crucifère également appelé chou vert frisé. C’est un légume pauvre en calorie (50 calories pour 100g) mais riche en fibres. Il contient du calcium, du potassium et de la vitamine K mais aussi des antioxydants comme la vitamine C, ainsi qu’une importante quantité de flavonoïdes : tout ce qu’il faut pour faire disparaître la cellulite. À consommer cuit ou cru ; qui l’eut cru : ce légume est un de vos meilleurs alliés anti peau d’orange.

5. Le café

Pour dire adieu aux capitons et à la peau d’orange, pensez au café. Contrairement à ce que l’on pourrait croire, ce n’est pas la boisson à proprement parler qui nous intéresse mais ce qui permet de la faire. Récupéré dans le filtre à café après son infusion, le marc de café possède des vertus étonnantes. Une fois séché, mélangez-le à de l’huile d’amande douce ou d’argan puis utilisez-le pour faire un gommage sur les zones à traiter. La caféine va permettre de déstocker les cellules adipeuses et de ralentir la production de cellules graisseuses… What else ?

6. Le citron
Boire du jus de citron le matin est une habitude que prennent de plus en plus de personnes. Cet agrume possède en effet, de nombreux bienfaits comme apaiser la sensation de faim et limiter le grignotage. Mais son autre atout est son action drainante et détox qui permet d’éviter la rétention d’eau.

7. Le persil

Le persil est une herbe aromatique bien connue des cuisiniers qui apporte de la saveur à de nombreux plats. Ce que peu de personnes savent, c’est qu’il permet d’éviter le stockage de la graisse grâce à son action diurétique et détoxifiante. Alors n’hésitez pas à en mettre en quantité dans votre taboulé et autres salades composées.

8. Le jus de bouleau

Encore trop méconnue, cette boisson réalisée à partir d’une décoction de feuille de bouleau d’une couleur vert pâle possède de multiples bienfaits. Ce breuvage qui nous vient des pays du nord de l'Europe est à prendre sous forme de cure. Riche en vitamine C et en magnésium, il permet de réguler l’humeur et a des propriétés à la fois détox, diurétiques et dépuratives qui viennent au secours de notre silhouette.

9. Les fruits rouges

Les fruits rouges comme la framboise ou la fraise ont un véritable pouvoir antioxydant. Ils ont une action anti-cellulite et permettent d’éviter les capitons disgracieux. Bonne nouvelle, vous pouvez en profitez en dehors de l’été puisqu’ils conservent leurs propriétés même surgelés. À vous les verrines, les coulis et les salades de fruits !

10. L’oignon

On ne compte plus les bienfaits de l’oignon tellement ils sont nombreux. Ce légume réputé pour faire pleurer quand on l’épluche pourrait pourtant vous redonner le sourire en faisant disparaître votre cellulite. Connu pour réguler l’absorption du sucre et éliminer les graisses et les toxines, il permet de purifier l'organisme en éliminant l’eau. Consommez-le cuit de préférence, il sera plus digeste et sa teneur en flavonoïdes augmentera et permettra ainsi une plus grande concentration en antioxydants.

samedi 17 août 2019

Nhan sắc mỹ nhân, Trịnh Công Sơn từng gửi 300 bức thư tình...

Dao Ánh - mối tình sâu đậm thuở thanh xuân của cố nhạc sĩ - có vẻ đẹp trong sáng với khuôn mặt bầu bĩnh, mắt huyền vô ưu.

Đêm nhạc Trịnh lớn nhất năm ngừng tổ chức ở Sài Gòn / Đêm nhạc tái hiện mối tình của Trịnh Công Sơn và Dao Ánh





Đêm nhạc Trịnh Công Sơn "Thư tình gửi một người" vừa được tổ chức tối 8/4 tại Đà Lạt. Nhân sự kiện này, Dao Ánh - một trong những mối tình của cố nhạc sĩ - từ Mỹ gửi về cho Trịnh Vĩnh Thúy (em gái Trịnh Công Sơn) một lá thư kèm theo những bức ảnh thời trẻ của bà. Trong thư ghi: "Nén hương thắp lên và ngụm rượu nhấp môi, Ánh ngày xưa cũng như Ánh hôm nay, nhớ anh hôm nay cũng như nhớ anh bao ngày, tháng, năm đã qua, những ngày tháng, năm sắp tới". Trong ảnh: Chân dung Dao Ánh lúc 16 tuổi bên Trịnh Công Sơn (phía sau).

* Nghe ca khúc "Mưa hồng" do Trịnh Công Sơn viết tặng Dao Ánh



Chuyện tình Trịnh Công Sơn và Dao Ánh nảy nở qua những lá thư, bắt đầu từ năm 1964. Khi đó, Dao Ánh là nữ sinh 15 tuổi ở Huế, ngưỡng mộ Trịnh Công Sơn từ nhỏ, còn ông lúc ấy 24 tuổi. Trong các cánh thư, Dao Ánh giãi bày tình cảm và an ủi những chuyện không vui của nhạc sĩ sau khi ông chia tay Ngô Vũ Bích Diễm - chị ruột của Dao Ánh và là người nhạc sĩ từng yêu và viết tặng "Diễm xưa". Tuy nhiên, mối tình của cố nhạc sĩ với Bích Diễm không sâu nặng như với em gái bà.



Trong 37 năm từ khi gặp Dao Ánh đến cuối đời, Trịnh Công Sơn đã viết hơn 300 lá thư cho bà. Ông viết nhiều nhất từ năm 1964 đến 1967, khi ông ở Bảo Lộc. Những bức thư này được bà công bố vào năm 2011, sau đó được phát hành thành sách với tên "Thư tình gửi một người" (Nhà xuất bản Trẻ).



Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều ca khúc tặng Dao Ánh như "Mưa hồng", "Còn tuổi nào cho em", "Ru em từng ngón xuân nồng", "Lời buồn thánh"...

* Ca khúc "Ru em từng ngón xuân nồng" do Hồng Nhung hát



Qua những lá thư gửi cho người tình, Trịnh Công Sơn luôn bày tỏ nỗi hoài nghi về một cái kết hạnh phúc giữa cả hai. Ông cho rằng sự tan vỡ, đau khổ là điều khó tránh khỏi. Chuyện tình của họ tan vỡ vào năm 1967 do nhạc sĩ chủ động chia tay. Dao Ánh sang Mỹ học tập, lập gia đình song vẫn giữ quan hệ thân thiết với Trịnh Công Sơn và gia đình ông.



Dao Ánh trở về Việt Nam thăm Trịnh Công Sơn vào năm 1993 và được cố nhạc sĩ viết tặng ca khúc "Xin trả nợ người". Khi trở lại Mỹ, bà ly dị chồng. Những năm cuối đời của nhạc sĩ, khi ông bệnh nặng, bà thường về Việt Nam chăm sóc người tình cũ.



Bức thư cuối cùng Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh là qua email vào ngày 17/1/2001, trước khi ông mất gần ba tháng. Lúc đó, ông đang nằm trên giường bệnh, không còn khả năng cầm viết, nhưng vẫn nhớ tới Dao Ánh nên nhờ bạn đánh máy và gửi hộ.



Năm 2011, gia đình cố nhạc sĩ tổ chức sự kiện kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông và mời Dao Ánh tâm sự, song bà khất lại vì ngại đứng trước đám đông. Năm nay, vào đám giỗ thứ 16 của Trịnh Công Sơn, Dao Ánh muốn có mặt song không thể sắp xếp để về nước.



Bản thảo ca khúc "Xin trả nợ người" gửi tặng Dao Ánh với dòng bút ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc phẩm từng được nhiều giọng ca thu âm như Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Cẩm Vân, Hồng Nhung... 16 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn (1/4/2001), âm nhạc ông luôn là dòng suối tinh thần tắm mát cho nhiều tâm hồn người Việt.

* Ca khúc "Xin trả nợ người" do Trịnh Công Sơn hát


TAM KỲ

Nancy Quách chuyển