vendredi 30 août 2019

Phúc Đức Tại Mẫu

Ngày còn bé, con cứ thắc mắc tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ. Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái. Con đường nào lớn gọi là “đường cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.
Tổ Quốc thiêng liêng cũng được gọi với giọng tha thiết là “đất Mẹ”. Trên dải đất nhỏ hẹp mang hình chữ S này đâu đâu cũng có những đền thờ Mẫu. Bài học đầu tiên con trẻ được học cũng là từ trường Mẫu giáo và do các cô bảo mẫu truyền dạy. Đến cái đũa lớn nhất để xới cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.

NHỚ LỜI MẸ DẶN

Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố  gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con  học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.
Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con.
Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.
Họ bảo: “Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ  đã để phúc đức cho con!
NHỮNG LÁ THƯ CŨ
Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.
Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỉ niệm.
Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ.
Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc!


HAI VÙNG SÁNG TỐI

Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền.
Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.
Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.
Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!


BÀI HỌC LÀM GƯƠNG


Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con là cán bộ cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?”.
Ngẫm kĩ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.
Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!
Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.
Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy vang lên những “Huyền Thoại Mẹ”, ” Tình mẹ”, ” Lòng mẹ”…


Đinh Thủy

jeudi 29 août 2019

Ngủ trưa giúp giảm nguy cơ cao huyết áp.

Ngủ trưa giúp giảm nguy cơ cao huyết áp.

Theo Medical News Today.


Cao huyết áp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Một giấc ngủ ngắn giữa trưa không chỉ giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng, cải thiện tâm trạng, mà còn làm giảm nguy cơ bị huyết áp cao. 

Manolis Kallistratos và các Cộng sự tại tại Bệnh viện đa khoa Asklepieion ở Voula, Hy Lạp, tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc ngủ trưa và tình trạng huyết áp của con người. Họ theo dõi 212 Tình nguyện viên có mức huyết áp tâm thu [áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp] trung bình là 129,9 mm Hg. Những người tham gia ở độ tuổi trung bình là 62 tuổi. Gần một phần tư trong số họ hút thuốc, hoặc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.


Theo Viện Tim, Phổi, và Máu Quốc gia Mỹ, một người bị huyết áp cao nếu chỉ số huyết áp tâm thu là 140 mm Hg hoặc cao hơn, và chỉ số huyết áp tâm trương [áp lực của máu lên thành động mạch giữa các lần tim co bóp] từ 90 mm Hg trở lên. Huyết áp cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như: Bệnh tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ, bệnh thận, mất trí nhớ… 


Kallistratos chia các Tình nguyện viên thành hai nhóm: Một nhóm ngủ trưa đều đặn hằng ngày, và nhóm còn lại không ngủ trưa. Để có được số đo huyết áp chính xác từ những người tham gia trong suốt cả ngày, các nhà Khoa học yêu cầu họ đeo các thiết bị theo dõi huyết áp lưu động. 


Trong quá trình phân tích, nhóm Nghiên cứu đã điều chỉnh những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bao gồm: Tuổi tác, giới tính, lối sống, và loại thuốc thường sử dụng. Không có sự khác biệt đáng kể giữa số lượng người tham gia dùng thuốc huyết áp ở hai nhóm. 


Kết quả cho thấy, những người ngủ trưa có huyết áp tâm thu trung bình mỗi ngày giảm 5,3 mm Hg, hiệu quả tương tự những người uống thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, nhóm Nghiên cứu nhận thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa thời gian ngủ trưa và huyết áp. Cụ thể là cứ mỗi 60 phút ngủ trưa, huyết áp tâm thu trung bình mỗi ngày giảm 3 mm Hg. 


“Giấc ngủ trưa dường như làm giảm mức huyết áp ở cùng mức độ so với những thay đổi lối sống khác. Ví dụ, cách thức ăn giảm tiêu thụ muối và rượu, có thể hạ thấp huyết áp xuống từ 3 đến 5 mmHg”, Kallistratos cho biết. 


Kallistratos đã trình bày phát hiện mới tại Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 68 do Đại học Tim mạch Mỹ tổ chức. “Những phát hiện này rất quan trọng, bởi vì huyết áp giảm xuống 2 mmHg có thể hạ thấp nguy cơ tai biến tim mạch, chẳng hạn như đau tim lên tới 10%. Vì vậy, ngủ trưa là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người bị huyết áp cao. Đây là thói quen có thể thực hiện được, mà không tốn kém gì”, Kallistratos nhận định. 


“Chúng tôi không khuyến khích mọi người ngủ nhiều giờ đồng hồ vào buổi trưa, nhưng họ không nên cảm thấy tội lỗi, nếu có thể chợp mắt một chút vì lợi ích sức khỏe ”, Kallistratos nói.

(Theo Medical News Today).

Les 15 plus beaux châteaux du monde

Les 15 plus beaux châteaux du monde

Du grandiose château de Versailles, en France, à celui, fascinant, de Bran, en Roumanie, découvrez les palais les plus remarquables.
29 juin. 2018 Cindy Synnett


1 / 15 Photo: iStock

Château d’Ussé, France
Ce château surplombe l’Indre, dans la vallée de la Loire. Le bâtiment de base date du XIe siècle et, à l’origine, il était fortifié et pouvait recevoir une petite garnison. En 1442, sur les ruines de la forteresse, Jean V de Bueil (seigneur d’Ussé et capitaine du roi Charles VII) va lancer la construction d’un château fort, l’actuel château d’Ussé, qui appartient maintenant à la famille de Blacas. Aujourd’hui, le bâtiment est ouvert au public, et, pour ajouter à la féerie des lieux, la visite inclut une mise en scène du conte de la Belle au bois dormant!

Ce texte est une mise à jour d’un reportage publié le 11 mai 2011.


2 / 15 Photo: Pixabay

Château de Schönbrunn, Autriche

Vers la moitié du XVIIIe siècle, Marie-Thérèse (de Habsbourg) fait rénover l’imposant bâtiment, qui lui sert alors de résidence d’été. Le décor baroque est délaissé au profit du style rococo, et les transformations donnent naissance à des pièces fastueuses, comme la grande galerie, une salle de 40 m de long et de 10 m de large. Le château de Schönbrunnn’impressionne pas uniquement par le riche décor de ses pièces (voir les différentes salles), ses vastes jardins baroques sont eux aussi inscrits sur la liste du patrimoine mondial de l’UNESCO. Autres particularités intéressantes, le parc du palais comprend un labyrinthe végétal géant (1720), le tout premier parc zoologique (1752) et la plus longue orangerie du monde (milieu du XVIIIe siècle).


3 / 15 Photo: iStock

Château de Matsumoto, Japon

C’est l’un des quatre châteaux classés monuments historiques au patrimoine culturel national du Japon. Édifié vers 1593-1594, il se différencie des autres bâtiments du genre par le fait qu’il se situe sur une plaine plutôt que sur une élévation. Ne vous laissez pas tromper par le donjon de cinq niveaux… La tour comporte en fait six étages, dont une secrète!


4 / 15 Photo: iStock

Château d’Ashford, Irlande

Construit en 1228, au nord des rives de Lough Corrib, le château va connaître plusieurs propriétaires. Au XIXe siècle, alors entre les mains de la famille Guinness, il subit d’importantes transformations et profite de deux extensions inspirées du style victorien. Dans la même foulée de modernisation, des arbres sont plantés, des routes, construites, et l’étendue du domaine est modifiée de sorte qu’elle atteint 26 000 hectares. Plus tard, en 1939, le bâtiment devient la propriété de Noel Huggard, qui la reconvertit en hôtel de luxe… aujourd’hui classé 5 étoiles!


5 / 15 Photo: iStock

Château de Fasilidès, Éthiopie

En 1636, l’empereur éthiopien Fasilidès s’installe à Gondar et en fait sa capitale. Il y fonde Fasil Ghebi, une ville fortifiée, qui figure sur la liste du patrimoine mondial de l’UNESCO et dont l’enceinte de 900 m regroupe des monastères, des bâtiments publics et privés ainsi que des résidences royales. La cité impériale possède aussi plusieurs châteaux médiévaux, dont le principal et le plus imposant est celui de Fasilidès. L’empereur, qui appréciait l’architecture, a transmis son intérêt à son petit-fils Iyasu le Grand, dont on disait que le somptueux château surpassait le palais de Salomon.


6 / 15 Photo: iStock

Château de Schwerin, Allemagne
En 1160, sur le site d’une forteresse slave récemment brulée, Henri le Lion fait construire un château fort allemand pour les comtes de Schwerin. Beaucoup plus tard, de 1843 à 1857, d’importantes rénovations sont entreprises et donnent naissance au majestueux château de style Renaissance, qui se dresse sur l’île de Schwerin. Depuis 1990, le château de Schwerin est le siège du Parlement de Mecklembourg-Poméranie occidentale.


7 / 15 Photo: iStock

Château de Versailles, France

Démesure, faste, opulence… Des mots qui décrivent parfaitement cette incarnation de l’art classique français, classée sur la liste du patrimoine mondial de l’UNESCO. Ancien pavillon de chasse de Louis XIII, le bâtiment est transformé en palais, sous le règne de Louis XIV, qui y fait entre autres aménager la galerie des Glaces. Le château de Versailles est également connu pour ses jardins, dont l’aménagement a exigé une quarantaine d’années de travail et l’effort de milliers d’hommes. C’est dans ces jardins que se trouvent le palais du Grand Trianon et le Domaine de Marie-Antoinette, qui abrite le Petit Trianon.


8 / 15 Photo: iStock

Grand Palais, Thaïlande

Sa construction a débuté sous le règne de Rama I, en 1782, et – plusieurs souverains et agrandissements plus tard – s’est achevée, dans la deuxième moitié du XIXe siècle. L’enceinte de se véritable palais des merveilles couvre environ 218 000 m² et comprend d’autres bâtiments, dont le temple du Bouddha d’Émeraude, qui abrite la célèbre statue de jade. Aujourd’hui, le Grand Palais accueille les chefs d’État étrangers et les hauts dignitaires du clergé bouddhique invités par le souverain, et celui-ci réside au palais Chitralada.


9 / 15 Photo: iStock

Château de Peleș, Roumanie

C’est l’un des premiers châteaux d’Europe à disposer de l’électricité. Sa construction débute en 1873, pour le compte du prince Carol de Hohenzollern-Sigmaringen (Carol Ier de Roumanie), et va s’étendre sur une dizaine d’années. Les 160 salles du château Château de Peleș mêlent entre autres le baroque allemand, le rococo et l’hispano-mauresque. Parmi les pièces les plus impressionnantes, Les salles d’armes, où sont exposés près de 400 objets, dont une épée de bourreau utilisée pour décapiter les nobles, une épée orientale utilisée par les samouraïs et des couteaux aux manches sertis de saphir et d’ivoire.


10 / 15 Photo: iStock

Château de l’ordre Teutonique de Malbork, Pologne
C’est l’un des plus importants monuments érigés par les chevaliers de l’ordre Teutonique – des moines militaires, à l’origine de l’État monastique de Prusse, et qui livraient bataille aux païens. Sa construction débute vers 1270 et, en raison de guerres, plusieurs travaux de restauration sont effectués. Avec sa couleur rouille, le monastère fortifié est tout simplement renversant. D’autant plus que l’ocre des briques contraste de façon spectaculaire avec la verdure de la végétation, qui parsème la forteresse. Le château de l’ordre Teutonique Malbork figure sur la liste du patrimoine mondial de l’UNESCO.


11 / 15 Photo: iStock

Château de Neuschwanstein, Allemagne

On le surnomme « le château du roi de conte de fées », et il correspond exactement à l’image qu’on se fait des palais dans les histoires de princesses. La construction du bâtiment débute en 1868 et se poursuit, pendant une vingtaine d’années. Elle est ordonnée par Louis II qui, peu sociable, fait du château un refuge, où il se crée un monde imaginaire. Le décor du bâtiment reflète les légendes médiévales qui ont inspiré Wagner, et les tableaux qui ornent ses murs s’inspirent des opéras du compositeur, proche ami de Louis II. Côté confort, le château n’est pas négligé, puisqu’il profite de salles chauffées par un système central à air chaud, d’un système d’eau courante et de toilettes avec chasses d’eau automatiques. Chaque année, environ 1,3 million de personnes se déplacent pour l’admirer, et c’est l’un des palais les plus visités d’Europe.


12 / 15 Photo: iStock

Palais royal, Cambodge

Construit en 1866, sous le règne du roi Norodom, le site couvre 183 135 m2, où se côtoient des bâtiments grandioses, érigés au fil des ans. Parmi eux, l’éblouissante salle du trône (sur la photo), facile à distinguer avec sa tour de 59 m. Utilisée dans le cadre de cérémonies importantes, comme le couronnement de monarques ou les mariages royaux, la salle du trône est aussi le lieu de rencontres entre le roi actuel du Cambodge, Norodom Sihamoni, et ses invités de marque. Plusieurs trésors nationaux y sont exposés, dont des sculptures en or et en cristal et des statues incrustées de diamants.


13 / 15 Photo: iStock

Palais de Buckingham, Angleterre

Ancien grand hôtel, puis manoir privé, le bâtiment est transformé en palais, au début du XIXe siècle, sous le règne de George IV. Le roi meurt toutefois avant la fin des travaux, et la reine Victoria sera la première souveraine à y élire domicile, en 1837. À partir de ce moment, le palais de Buckingham devient l’une des résidences officielles des membres de la monarchie britannique, qui profitent de ses 775 pièces, dont la luxueuse salle de bal. Le palais de Buckingham n’est pas une propriété privée : il appartient à la nation et est ouvert aux touristes, plusieurs semaines par année.


14 / 15 Photo: Unsplash/Lucas Miguel

Palais national de Pena, Portugal

Haut en couleur, le premier palais romantique d’Europe ne passe pas inaperçu avec son mélange d’architecture gothique, égyptienne et mauresque. Comme l’ensemble de la ville de Sintra, il figure d’ailleurs sur la liste du patrimoine mondial de l’UNESCO. Sa construction s’amorce au milieu du XIXe siècle, à la demande du prince Ferdinand de Saxe-Cobourg-Gotha, et se termine en 1885. Quelques années plus tard, en 1910, le palais devient propriété de l’État et est alors ouvert au public. Aujourd’hui, des concerts de musique et des expositions y sont organisés.


15 / 15 Photo: iStock

Château de Bran, Roumanie
Aussi connu sous le nom de « château de Dracula », il attire de nombreux visiteurs, curieux de parcourir la mystérieuse demeure de l’Empaleur… Dans les faits, pourtant, Vlad Tepes (Dracula) n’aurait jamais mis les pieds dans ce splendide château médiéval. En 1377, Louis Ier de Hongrie fait construire une forteresse, au sommet du rocher de Dietrich, sur l’ancien site d’un château de l’ordre Teutonique. Beaucoup plus tard, en 1920, le bâtiment est offert à la famille royale de Roumanie, et la reine Marie fait appel à l’architecte Karel Liman (château de Peleu0219) pour des travaux de rénovation.

Các phu nhân lãnh đạo G7 rạng rỡ thăm làng Espelette xứ Basque


Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Pháp Brigitte Macron và Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Mỹ Melania Trump đã dẫn đầu nhóm những người vợ của các lãnh đạo G7 đi tham quan ngôi làng truyền thống Basque gần Biarritz.
Trong nhóm những phu nhân các nhà lãnh đạo G7 gồm có:
Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bà Akie Abe. Đệ nhất Phu nhân Tổng thống Chile, bà Cecilia Morel. Phu nhân Thủ tướng Úc Scott Morrison, bà Jenny Morrison. Phu nhân Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, bà Malgorzata Tusk.
Trong sự kiện này, “Đệ nhất bạn gái” của Thủ tướng Anh Boris Johnson, cô Carrie Symonds không có mặt, cô ở lại Anh trong ngày ông Boris tới Pháp.


7 vị phu nhân tạo dáng chụp ảnh trước Biệt thự Arnaga, Cambo-les-Bains trong cuộc gặp gỡ ở miền nam nước Pháp. (Ảnh: AFP/Getty Images)


Thị trưởng Jean-Marie Iputcha đã đưa các phu nhân vòng quanh làng Espelette, gần nơi diễn ra Hội nghị G7.

(Ảnh: EPA)Các phu nhân thăm nhà thờ Saint-Etienne, trong chuyến thăm làng truyền thống Espelette, với nền văn hóa xứ Basque, gần Biarritz.

Những người phụ nữ đi dạo quanh ngôi làng đẹp như tranh vẽ, và cũng là nơi nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp. Họ cùng tạo dáng bên ngoài một số cửa hàng địa phương và những ngôi nhà theo phong cách Basque truyền thống.


Làng Espelette nằm cách biên giới Tây Ban Nha khoảng 10 cây số. Trong nửa thế kỷ gần đây, làng nổi danh là một địa điểm ẩm thực xứ Basque.
Ngôi làng này có đặc sản là những trái ớt Espelette nổi tiếng, người dân làng bắt đầu nghề trồng ớt từ những năm 1650. Trải qua nhiều thế hệ, họ chọn lọc, kết hợp để cho ra đời giống ớt Espelette.


(Ảnh: EPA)Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump và Đệ nhất Phu nhân Chile Cecilia Morel (trái), cùng chia sẻ niềm vui khi thăm làng Espelette xứ Basque. (Ảnh: AP)
(Ảnh: Reuters)Từ trái qua phải: Bà Brigitte Macron, bà Jenny Morrison, bà Cecilia Morel, bà Melania Trump, bà Malgorzata Tusk, bà Akie Abe. (Ảnh: Reuters)

Trước khi G7 chính thức khai mạc, vào chiều thứ Bảy (24/8), Tổng thống Trump và Phu nhân đã cùng dự bữa tối cùng Tổng thống Pháp và Phu nhân ở Hotel du Palais, Biarritz.
Hai phu nhân Brigitte và Melania đều mặc trang phục màu kem và có cử chỉ thân thiết.(Ảnh: AP)(Ảnh: AP)
Minh sưu tầm

Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới


Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới

Tuổi thơ theo mẹ đi khắp nơi để kiếm sống, sang Mỹ thì bị bạn bè chê cười vì không biết tiếng Anh, nhưng Nguyễn Thục Quyên đã vượt qua tất cả và trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh ra ở Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) trong một gia đình thượng lưu gồm 5 anh chị em. Sau năm 1975, cha đi cải tạo, mẹ chị - một cô giáo dạy toán cấp 2, dẫn dắt đàn con đến các vùng kinh tế mới như Phước Lâm, Long Điền, Đất Đỏ, Phước Tỉnh và Vũng Tàu để sinh nhai.

Lúc 5-6 tuổi, cô bé Quyên phải phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước... Cuộc sống cơm áo, gạo tiền cứ đeo bám cho đến năm 1986 khi gia đình mở tiệm phở ở Bến Đá - Vũng Tàu, Quyên mới được đi học ở trường Trung học Trần Nguyên Hãn.


Giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Ảnh do nhân vật cung cấp.

Nhọc nhằn nơi xứ người

Tháng 7/1991, chị cùng bố mẹ và 5 anh chị đến Mỹ định cư. Hai năm đầu, các anh chị em của chị Quyên cứ đòi về Việt Nam vì không biết tiếng Anh và phong tục tập quán Mỹ. Nhưng chị thấy ổn vì được làm điều mình thích mà không sợ người khác dị nghị.

"Khi còn ở Việt Nam, gia đình đã vất vả rồi, nên khi sang Mỹ tôi phải cố gắng hơn rất nhiều để có được cuộc sống tốt hơn", chị Quyên chia sẻ. Để tự khẳng định bản thân nơi đất khách quê người, chị đã quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đăng ký ở ba trường trung học tại ba thành phố. Ở Mỹ, tiếng Anh được học miễn phí.

Vất vả với bao tủi nhục khi bị nhiều người coi thường càng khiến chị có thêm động lực vươn lên.

"Có giáo viên chế nhạo tôi trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém. Một ông người Mỹ còn nói thẳng với tôi hãy về nước của cô đi", chị nhớ lại và cho biết ở Mỹ vẫn còn một số người phân biệt kỳ thị như vậy.

"Thậm chí có đồng nghiệp lúc ở trường không bao giờ nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã cố gắng để nói chuyện với anh ta vài lần", nữ giáo sư nói.

Tháng 9/1993, người cô họ cho chị ở cùng nhà, nhưng chị phải dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ và chạy việc vặt cho cô. Thời gian này, chị xin học ở Đại học Santa Monica nhưng không được nhận vì tiếng Anh kém. Chị đã năn nỉ nhà trường cho học thử một kỳ và hứa nếu không học được sẽ trở về trường trung học để học thêm tiếng Anh. Ban ngày đi học, ban đêm chị tìm lớp học thêm ở trung tâm dạy tiếng Anh miễn phí. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng chị cũng được nhận vào học.

Thấy bố mẹ vất vả làm trong nhà hàng và ở hãng may, chị không cho phép bản thân thất bại mà cố gắng gấp đôi, gấp ba so với những bạn cùng trang lứa. Để có tiền học, chị xin làm thêm trong thư viện trường từ 17h đến 22h mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ nên phải vay thêm tiền của Chính phủ.

Tháng 9/1995, chị xin chuyển lên Đại học Califonia, Los Angeles và làm thêm trong phòng thí nghiệm với công việc rửa dụng cụ. Chị xin làm nghiên cứu nhưng không có phòng thí nghiệm nào nhận. Sau khi tốt nghiệp bằng đại học Hóa năm 1997, chị nộp đơn học cao học. Chỉ trong một năm chị đã có bằng thạc sĩ ngành Lý - Hóa và quyết định học tiếp tiến sĩ. Thật bất ngờ, cuối năm của chương trình này chị là một 7 nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Califonia, Los Angeles được trao học bổng.

Tháng 6/2001, chị nhận bằng tiến sĩ và ra trường trước cả những sinh viên chị từng rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ trước đây. Ra trường chị đạt giải thưởng xuất sắc ngành Lý - Hóa. Tháng 9/2001, được giải thưởng của liên bang đi tu nghiệp ở phòng thí nghiệm quốc gia nhưng chị từ chối và đến làm ở Đại học Columbia, New York.

Ba năm sau chị bắt đầu làm việc ở Đại học California, Santa Barbara và mất hơn hai năm xây dựng hai phòng thí nghiệm riêng. Sau 11 năm, chị đã có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Chị còn xin hơn 10 triệu USD cho những dự án nghiên cứu, được mời tới hơn 200 địa điểm trên thế giới để thuyết trình cũng như nhận nhiều giải thưởng lớn cho công trình nghiên cứu.

"Bạn bè tôi ở Việt Nam vẫn thường bảo hồi ở quê học dốt thế mà sao qua Mỹ học giỏi ghê thế. Tôi trả lời rằng ngày xưa làm gì có thời gian để học vì còn phải phụ giúp gia đình", vị giáo sư nói.



Pin năng lượng mặt trời làm từ chất nhựa dẫn điện Nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm của giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Ảnh do nhân vật cung cấp.


Những vất vả của phụ nữ khi làm khoa học

Giáo sư Quyên tâm sự, có được ngày hôm nay là nhờ sự dìu dắt của mẹ và người cậu ruột khi hướng cho chị đi theo con đường tốt nhất có thể. Trong khi bố cho rằng, con gái thì nên lấy chồng, không cần học, thì mẹ ngược lại. Chị còn nhớ ngày học xong lớp 12, chị đã xác định sẽ ở nhà và tính chuyện lấy chồng, nhưng mẹ vẫn đưa chị lên Sài Gòn để thi đại học.

"Mẹ đưa tôi lên Sài Gòn ở nhà bà ngoại để thi đại học, nhưng tôi không muốn. Lớn lên và học ở trường làng tôi thấy ở tuổi 18 người ta đã lấy chồng và có con rồi", chị nói.

Người cậu đã gọi chị đến nói chuyện hơn hai giờ, với mục đích khuyên chị đi thi và cố gắng vào đại học.

"Tại sao có cơ hội như vậy mà cháu lại từ chối. Học đại học sau này cháu sẽ có công ăn việc làm ổn định, có sự nghiệp, nếu lấy được người tốt thì không sao...", chị kể lại lời ông cậu.

Lớn lên, người chị hâm mộ đó là bà Marie Curie, bởi thời đó khoa học gia là nữ rất ít. Bà chính là tấm gương vượt khó để chị tiếp tục cố gắng cho nghiên cứu khoa học.

Hơn 11 năm làm việc ở Đại học California, Santa Barbara, chị làm khoảng thời gian 15 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh việc giảng dạy, chị còn làm nhiều công việc khác như biên tập báo khoa học, tổ chức hội nghị khoa học quốc tế, xin tiền dự án nghiên cứu trả lương, học phí, và bảo hiểm y tế cho sinh viên (mỗi nghiên cứu sinh tốn khoảng 100.000 đôla mỗi năm), hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu, giúp sinh viên viết bài đăng báo, làm trong ban xét lên lương và lên chức cho tất cả giáo sư trong trường, ban tuyển dụng giáo sư...

Chị chia sẻ, làm khoa học đã khó nhưng phụ nữ trong lĩnh vực này càng vất vả hơn, bởi ngoài sự nghiệp, họ còn phải lo cho gia đình. Ngay bản thân chị, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đôi khi vẫn không nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp nam giới.

"Cũng may tôi có người chồng tâm lý và thông cảm, anh dạy hóa hữu cơ cùng trường, luôn hỗ trợ nên tôi có thêm động lực để giảng dạy và nghiên cứu", nữ giáo sư nói.

"Phần đông mọi người nghĩ con gái thì nên lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa và không nên có sự nghiệp riêng. Tôi muốn cho những người phụ nữ khác biết là họ có thể làm cả hai. Tôi muốn làm những điều hữu ích cho xã hội", chị nói.

Chị vẫn còn nhớ như in thời điểm bắt đầu vào học trong trường. Lúc đó chị xin vào phòng thí nghiệm nhưng không được vì nhiều người nghĩ chị không thể làm được điều gì và khuyên rằng “nghiên cứu không dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bạn nên tập trung để học tiếng Anh đi”. Mãi sau này, có vị giáo sư thấy chị có những câu hỏi hay trong lớp nên khuyến khích theo đường nghiên cứu. Biết được tin này chị rất vui vì từ bé đã thích tìm tòi những điều mới.

Đầu năm 2004, chị đi phỏng vấn ngành hóa ở một số trường đại học. Chị cũng rất sợ vì những trường này ngành hóa rất ít hoặc không có nữ giáo sư.

"Con đường đi đến thành công ở Mỹ không phải dễ dàng vì quốc gia này thường thu hút nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nhưng bản chất người Việt Nam thông minh và chăm chỉ", vị giáo sư nói và cho rằng có công mai sắt có ngày nên kim.

Thích về Việt Nam

"Tôi nhớ Việt Nam lắm. Nếu có thời gian là tôi về ngay, bởi hiện nay anh em họ hàng, nhất là ông cậu - người đặt viên gạch đầu tiên trong cuộc đời khoa học của tôi vẫn ở quê hương", nữ giáo sư tâm sự.

Lần đầu tiên chị và mẹ về Việt Nam là năm 1999 để thăm bà ngoại trong 3 tuần. 9 lần về nước ngoài dự hội nghị khoa học, chị dành thời gian để thăm gia đình.

Chị cho biết, thời gian 21 năm sống ở Việt Nam, chị nhớ món ăn thuần túy Việt Nam và các bài hát Việt, nên lần nào về nước chị cũng nhờ cậu mợ dẫn đi xem ca nhạc.

"Tôi thích nhạc dân ca như bài Quê hương, Ai đưa con sáo sang sông", chị nói.

Khi hỏi ý định về Việt Nam sinh sống, chị nói: "Có lẽ khi nào về hưu tôi mới về nước, vì quê hương vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất điều kiện tốt để tôi có thể nghiên cứu", chị nói và cho biết 7 phòng thí nghiệm riêng của chị trị giá khoảng 4 triệu đôla.

Bên cạnh giải thưởng là một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ngành khoa học vật liệu, chị còn nhận nhiều giải thưởng khác như:

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức năm 2015;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ 2010,
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008;
Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007.

Phạm Hương

Nguồn: http://khaiphong.net/showthread.php?6784-Nh%E0-khoa-h%E1%BB%8Dc-n%E1%BB%AF-g%E1%BB%91c-Vi%E1%BB%87t-trong-top-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BA%A5t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Nancy Quách sưu tầm

mercredi 28 août 2019

LÝ DO HÀNG TRIỆU THANH NIÊN HONGKONG XUỐNG ĐƯỜNG x





LÝ DO HÀNG TRIỆU THANH NIÊN HONGKONG XUỐNG ĐƯỜNG


x



Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già?

Người Nhật được biết đến là nho nhã lịch sự, tại sao gặp người già lại không nhường ghế ngồi?


Phàm là người đã từng đến Nhật Bản, đều sẽ ca ngợi sự tôn kính lịch sự của người Nhật Bản. Nhưng khi tham quan Nhật Bản, trên tàu điện bạn sẽ gặp cảnh những người thanh niên ngồi ghế trong khi người cao tuổi lại đứng, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi nghi ngờ: “Người Nhật Bản được coi là lịch sự, tại sao gặp người cao tuổi trên tàu điện lại không chịu nhường ghế ngồi?”.
Quả thực, lúc vừa tới Nhật Bản, vấn đề này khiến tôi băn khoăn, nhưng khi ở Nhật Bản hơn mười năm, tôi phát hiện ra việc nhường ghế ngồi của người Nhật không phải là “vấn đề lịch sự” mà là “vấn đề kỹ năng”.
Giống một vị giảng viên đại học mà tôi quen biết, tuy mới gần 60 tuổi, nhưng bởi vì tóc của cô đã bạc trắng, nên nhìn già hơn so với tuổi thật một chút. Bình thường tính cách của cô rất cởi mở, vui vẻ, nhưng có một lần gặp cô, thấy cô không ngừng thở dài, tôi không đành được nên phải hỏi: “Cô à, cô làm sao thế ạ? Cô gặp chuyện gì không vui sao?”. Kết quả cô trả lời rằng, sáng sớm nay lúc chờ xe điện, có một người đã nhường chỗ ngồi cho cô.
“Ai…! Chẳng lẽ mình đã già đến mức cần phải có người nhường ghế ngồi cho sao?”– Ánh mắt cô chứa chan một nỗi buồn và nói vậy. Bởi vì được người ta nhường ghế ngồi, cả ngày hôm đó cô giáo rầu rĩ không vui, cô cảm thấy như thể là người ta nhắc với cô rằng: “Bạn đã già rồi!”. Đối với kiểu người phiền muộn như cô, những người Nhật Bản sống ở hoàn cảnh có cùng văn hóa hầu như sẽ hiểu được.
Tôi đã từng nhường chỗ ngồi cho một bà mẹ bế con ở trên tàu điện, kết quả cũng không đạt kết quả tốt: Bà mẹ bế con kia ngoài việc không ngớt nói lời cảm ơn tôi, thì thế nào cũng không chịu ngồi xuống, nói rằng cô ấy chỉ còn hai, ba trạm nữa là đến nên không cần phải ngồi
Về sau, một người bạn Nhật Bản nói cho tôi biết: “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”. Có một số người Nhật sợ gây cho bạn “thêm phiền toái”, “không muốn tiếp nhận ân huệ của người khác”, còn có một số người Nhật Bản có tính cách “muốn hơn người”, nên không muốn trở thành “người được ưu ái chiếu cố”.
Trên tàu điện ở Nhật Bản, thực sự hiện tượng nhường chỗ ngồi là tương đối ít, ngoài việc do người Nhật Bản tương đối hờ hững với ý thức “kính lão”, không có dìu dắt nâng đỡ người già, không có thói quen nhường chỗ cho người già, cũng có nguyên nhân khác là bởi vì việc xã hội hóa người già ở Nhật Bản, rất nhiều người Nhật Bản có nhận thức về “người cao tuổi” hoàn toàn không giống với chúng ta.
Đối với những người Nhật Bản “không muốn bị coi là đã già”, ‘không muốn gây thêm phiền phức cho người khác“ và “không muốn được ưu ái” mà nói, việc nhường chỗ tốt nhất cho họ chính là: “Bạn hãy giả bộ là mình sắp xuống xe, quay đầu đi ra cửa xe, hay là sẵn sàng đi tới một khoang tàu khác, nói tóm lại là bạn chỉ cần không nói lời nào mà đứng lên, bỏ đi, để lại chỗ ngồi trống là tốt rồi. Người ta nếu thấy cần chỗ ngồi trống kia, thì họ tự nhiên sẽ đi đến và ngồi xuống”.
Theo NDTDV

mardi 27 août 2019

5 bonnes raisons de consommer du miel régulièrement

5 bonnes raisons de consommer du miel régulièrement

Nectar des dieux, élixir de vie, cet ingrédient aux nombreuses vertus a accompagné les plus anciennes civilisations dans leur évolution. Voici 5 bonnes raisons de consommer du miel régulièrement !

C’est une source d’antioxydants

C’est une source d’antioxydants
Le miel est une source alimentaire d’antioxydants (1).
La majorité de ces antioxydants sont des flavonoïdes qui agissent contre les radicaux libres du corps, prévenant ainsi l’apparition de maladies cardiovasculaires, de certains cancers et maladies neurodégénératives.
En général, ce sont les miels les plus foncés qui contiennent les plus grandes quantités de flavonoïdes (2).
(1) Gheldof N, Wang XH, Engeseth NJ. Buckwheat honey increases serum antioxidant capacity in humans. J Agric Food Chem, 2003
(2) Frankel S, Robinson GE, Berenbaum MR. Antioxidant capacity and correlated characteristics of 14 unifloral honeys. Journal of Apicultural Research, 1998


Il est très efficace contre la toux

Il est très efficace contre la toux
Les vertus du miel contre la toux sont connues depuis longtemps.
Et selon une étude réalisée par des chercheurs de l’université de Pennsylvanie (1), le miel serait même le plus efficace des traitements pour soigner la toux des enfants.
L’étude a été menée auprès de 105 enfants âgés entre 2 et 18 ans souffrant d’une toux très gênante.
Les enfants ont pris soit une cuillère de miel avant d’aller se coucher, soit une cuillère de sirop contre la toux, soit rien du tout. Les résultats ont montré que les enfants du groupe ayant pris du miel sont ceux qui ont le moins toussé pendant la nuit et ont le mieux dormi.
Attention, ne pas donner de miel à un enfant de moins d’un an.
(1) Penn State University. "Honey A Better Option For Childhood Cough Than Over The Counter Medications." ScienceDaily, 2007.

Le miel contre la résistance aux antibiotiques !




Le miel, utilisé depuis toujours pour combattre les infections, est un antibactérien naturel.

Il y a deux ans, les chercheurs de l’université de Lund en Suède (1) ont identifié un groupe de 13 bactéries lactiques dans l’estomac des abeilles.

Selon leurs conclusions, ces bactéries lactiques permettraient de lutter contre de puissants pathogènes devenus résistants aux antibiotiques, comme les staphylocoques dorés.

Plus tôt, une étude (2) avait montré que le retrait d’une protéine connue sous le nom de "defensin-1", produite à partir du nectar des fleurs que les abeilles butinent, réduisait presque totalement la capacité du miel à tuer les bactéries.

Ils ont pu en conclure que la defensin-1 confère la majorité du pouvoir antibactérien au miel et pouvait être utilisée dans le traitement des brulures et autres infections de la peau et dans le développement de médicaments pour combattre les infections résistantes aux antibiotiques.


Lire aussi : La résistance aux antibiotiques aura fait dix millions de morts en 2050


(1) Tobias C Olofsson, Èile Butler, Pawel Markowicz, Christina Lindholm, Lennart Larsson, Alejandra Vásquez. Lactic acid bacterial symbionts in honeybees - an unknown key to honey's antimicrobial and therapeutic activities. International Wound Journal, 2014


(2) P. H. S. Kwakman, A. A. te Velde, L. de Boer, D. Speijer, C. M. J. E. Vandenbroucke-Grauls, S. A. J. Zaat. How honey kills bacteria. The FASEB Journal, 2010


Il aurait un effet prébiotique





Le miel aurait possiblement un effet prébiotique sur le corps humain en améliorant la croissance et la viabilité des bifidobactéries et des lactobacilles de la microflore intestinale, des bactéries importantes pour être en bonne santé.

Les prébiotiques sont des sucres à courtes chaines qui ne sont pas digérés au niveau de l’intestin grêle. Ils favorisent le transit intestinal.

L’effet prébiotique du miel serait en grande partie attribuable aux oligosaccharides, des sucres de faible poids moléculaire (1).


(1) Sanz ML, Polemis N, Morales V et coll. In vitro investigation into the potential prebiotic activity of honey oligosaccharides. J Agric Food Chem, 2005.


C’est un édulcorant naturel



Tout comme la stévia ou les sirops d’agave et d’érable, le miel est un édulcorant naturel.

Utilisez le miel pour sucrer vos jus de fruits, yaourts ou encore vos thés plutôt que le sucre blanc !

Veillez à utiliser du miel biologique frais, qui garde toutes ses propriétés.

Bien que naturel, il est très riche en sucres, consommez-le avec modération !

Lire aussi nos fiches Miel et Comment bien choisir son miel ?