lundi 20 juillet 2020

Tía tô trị cảm cúm-Bs Hoàng Xuân Đại



Thời tiết “mưa xuống, nắng lên” như hiện nay dễ khiến cho nhiều người bị cảm. lúc này, mọi người có thể nhớ đến tía tô, vị thuốc thích hợp trị chứng cảm mạo thường xảy trong những ngày oi bức bởi nó rất giàu dược tính, trị được nhiều bệnh.

Tía tô, còn gọi là tử tô, tô tử, tử tô ngạnh, é tía. Sách“Bản thảo cương mục”gọi tử tô là xích tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái), tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Briton, thuộc họ Hoa môi (Lamaiaceae).
Đây là loại cây cỏ cao từ 0,5 - 1,0m, được trồng khắp nơi làm rau thơm gia vị ăn sống cùng các thức ăn khác như đậu phụ, rau trong món bún đậu mắm tôm chanh.
Bộ phận chế biến và sử dụng làm thuốc được thu hoạch về phơi khô trong râm mát (âm can), tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô.
Đông y cho rằng tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm.
Dưới đây là một số cách sử dụng tía tô trong trị một số bệnh chứng.

Chữa cảm các loại:

- Cảm lạnh: lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng.

- Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực; nôn đầy: dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế
thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo
nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.

- Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy:
dùng lá tía tô 15g, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây
đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

- Cháo giải cảm: lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba
lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều,
ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi sẽ nhẹ người.

- Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi: tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm
nấu nước xông.
- Cảm cúm có ho và nhức đầu: tía tô, kinh giới, lá lốt: một nắm, củ ném 50 củ, nghệ
tươi, gừng tươi: 3 lát. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi rồi uống thêm
một chén nước nóng..
- Cảm cúm bốn mùa: tía tô, kinh giới: 20g, sắn dây, bạc hà: 10g, nghệ, gừng: 8g và
sài hồ 15g. Trừ gừng là dùng tươi, còn lại đều khô. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén
uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

- Cảm sốt khi mang thai: đang có mang thai mà cảm sốt, không nền dùng kháng
sinh, tốt nhất là dùng tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm, đổ 2 chén sắc còn 1 chén để
nguội uống, tiếp đó ăn 1 chén cháo nóng có đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy
đều.
Tía tô vắt nước uống chữa dị ứng, mề đay

Trị ngộ độc cua, cá, dị ứng, nổi mẩn ngứa:

- Giã lá tía tô vắt lấy nước cho uống, bã thì xát vào chỗ ngứa.
- Lá tía tô 10g, gừng tươi 10g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày khi thuốc đang nóng; hoặc lá tía tô khô 10g, sắc uống nóng.

Tức ngực muốn mửa: nhai sống một nắm lá tía tô với vài lát gừng.

Trị sưng vú: lá tía tô giã nát đắp lên vú, lại lấy một nắm nửa sắc uống.

Trị đau bụng động thai: cành và lá tía tô sắc đặc uống dần.

Có thai gần sinh bị phù thũng toàn thân: vỏ gừng tươi 40g, lá và cành tía tô 80g. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ (khi đun nhớ đậy nắp kín), xông cho ra mồ hôi và và uống thêm 1 chén nước nóng, bài thuốc này vừa có tác dụng an thai.

An thai: cành tía tô sắc uống thường xuyên có tác dụng an thai chữa hen suyễn và người già ho đàm mạn tính: dùng hạt tía tô và hạt cải bẹ, mỗi thứ 10g, tán bột, uống hàng ngày với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng sao, làm thang.

Chữa mụn cóc: dùng lá tía tô tươi vò xát vào, ngày 4 - 5 lần, xát liên tục mụn sẽ khô hết ngứa rồi bị rụng.

Trị chứng dương vật bị lở: nếu trẻ nhỏ bị chứng lở dương vật nước mủ chảy ra thì phải lập tức lấy 1 nắm lá tía tô rửa bằng nước muối rồi giã nát đắp rịt vào chỗ đau, rất hiệu nghiệm.

Trị chứng đầy bụng bí tiểu: nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu sôi, xông vào phần bụng dưới thấy nguội thì đổ thêm nước sôi, sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng cứng và rốn thì sẽ thông tiểu ngay, đầy trướng cũng xẹp dần xuống.

Trị chứng táo bón: người cao tuổi và người suy yếu mà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm vào 1 bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cốt nấu cháo ăn rất công hiệu.
Người bị hen suyễn do bị yếu phổi (chủ yếu thấy ở người cao tuổi) thì lấy khoảng 50g hạt tía tô, sao qua, tán thành bột mịn rồi đổ nước vào gạn lấy nước cốt (1 bát nước) đem nấu cháo với gạo tẻ, ăn vào lúc đói rất công hiệu.

Lưu ý: không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
Xông: lấy lá tía tô cùng các lá khác như chanh, cúc tần, lá tre, lá bưởi… tạo thành nồi xông. Có thể sau xông lấy một bát nước uống. Khi mồ hôi ra cần dùng khăn khô lau sạch và đắp chăn mỏng nằm nghỉ một chốc bệnh cảm sẽ khỏi. Lưu ý: khi nấu nước sôi mới bắt đầu cho các lá xông vào và đậy vung kín; đối với trẻ hay người già yếu cần có người lớn ngồi bên giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình xông để phòng tai nạn.


Trị bịnh Gout rất hiệu nghiệm nữa - Mỗi ngày ăn cơm 2 lần sáng và chiều đều phải có lá Tía Tô ăn như rau sống. Lúc nào cũng có Tía Tô sẵn trong nhà. - Khi cảm thấy sắp bị sưng chân là nhai nuốt nhiều lá Tía Tô liền. - Nếu đang bị lên cơn đau thì nấu 1 bó lá Tía Tô để uống thì sẽ giảm đau ngay trong vòng 1/2 tiếng

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Cây Xoài


July 1, 2020
 


Xoài tượng Bình Định


1.Dẫn nhập. 

 Cây xoài có nguồn gốc từ Ấn Độ nên trong danh pháp thực vật có tên là Mangifera indica. Mãi đến thế kỷ 16, người Arab mới du nhập giống xoài qua Phi Châu và người Portugal đưa xoài vào Bresil. Từ thế kỷ 17 trở đi, xoài gặp tại nhiều xứ nhiệt đới khác.Cây xoài là cây quốc gia của Bangladesh, Ấn Độ. Trong một số nền văn hóa, trái cây và lá của nó được sử dụng như là nghi lễ trang trí tại các đám cưới, lễ kỷ niệm, và nghi lễ tôn giáo.

Vài ca dao liên quan:

– Ăn xoài lấy hột mà ương
Làm thân con gái chớ thương chồng người.

– Gió đưa mười tám lá xoài
Ai đưa duyên bạn lạc loài đến đây

Ta gặp cây xoài ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Miên, Việt Nam, Philippin v.v.Xoài bán ở Canada phần lớn là từ Mexico hay từ các nước Trung Mỹ như Salvador, Guatemala.

Cây xoài cũng trồng nhiều ở vài xứ Phi Châu, đặc biệt ở Mali: khi Tổng Thống Pháp Macron đi thăm lính Pháp trú quân ở Mali dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Mali biếu cho Tổng Thống Pháp cả mấy chục thùng xoài và ông này để lại cho lính Pháp.

Cây xoài thich nghi với những đất phù sa và trong những nơi có cao độ thấp hơn 700 mét. Trồng xoài phải lựa những vùng không bị mưa lúc xoài ra hoa.

Miền Đông Nam Á trồng nhiều xoài. Cây xoài cao từ 10 mét đến 25 mét, thuộc họ Anacardiaceae. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình thuôn. Hoa có 5 cánh, màu vàng hơi đỏ, 5 nhị (nhưng chỉ 1 hay 2 nhị sinh sản). Quả hình thận, thịt mọng nước, thơm, ngọt. Sau khi ra hoa, phải chờ vài tháng sau đó quả xoài mới chín. Xoài tháp thì cho quả sau 3 hay 4 năm, còn xoài trồng hột phải chừng 10 năm mới cho trái. Xoài trồng bằng hột sống lâu hơn, có thể trên 100 năm.

Cây xoài có thể được trồng từ một hạt giống trên mặt đất, nhưng phải chờ cả chục năm để cây ra quả nên người ta chỉ trồng cây xoài ghép chỉ mất khoảng 4 năm để ra trái.

2-Vài giống xoài ở Việt Nam
Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm. Cây xoài ở ĐBSCL có diện tích gần 50.000 ha (cả nước 85.900 ha). Riêng tỉnh Đồng Tháp có diện tích xoài 9.800 ha, tỉnh Tiền Giang có diện tích hơn 3.900 ha. Huyện Cao Lãnh có hợp tác xã Mỹ Xương đạt sản lượng xoài bình quân 5.000 tấn/năm, trong đó xoài Cát Chu chiếm 70% sản lượng, xoài Cát Hòa Lộc chiếm 30%. Vụ chính từ tháng 12 đến tháng 6; vụ nghịch từ tháng 6 đến tháng 9. Việc điều khiển ra hoa, ra trái hoàn toàn chủ động, theo kinh nghiệm nhà vườn.

Lợi ích kinh tế: trồng xoài có thể thu lợi nhuận gấp 5-6 lần trồng lúa. Trung bình 1 cây xoài thu hoạch khoảng 100 – 200 kg, sau khi trừ hết các chi phí lãi từ 250 – 300 triệu đồng/ha/vụ. Xoài Việt Nam đã được xuất cảng vào hơn 40 thị trường trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Đây cũng là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được cấp phép xuất cảng sang thị trường Mỹ, chỉ sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa. Năm 2017, xoài Cát Chu Cao Lãnh tiếp tục được cấp phép xuất cảng vào Úc. Đây là một trong những thị trường khó tính bậc nhất thế giới với những tiêu chuẩn rất ngặt nghèo. Cấp mã số vùng trồng (QR code, tức Quick Response Code) là giai đoạn rất quan trọng để có thể tiến đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, gắn chặt với quy trình sản xuất đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu hiện nay.

Tại Việt Nam, ngoài xoài trồng ở miền châu thổ Củu Long, còn gặp xoài tại vài vùng ở Khánh Hoà. Có rất nhiều loại xoài, khác nhau về hình dạng, kích cỡ, kết cấu và màu sắc. Thịt của xoài chín khác nhau từ kết cấu mềm đến kết cấu cứng hoặc sợi. Sau đây là vài giống xoài quan trọng trồng ở Viet Nam:

2.1. tại đồng bằng Nha Trang, giống xoài Tứ Quý chiếm 60-70% tổng diện tích xoài của địa phương. Ưu điểm giống xoài này cho trái to, trọng lượng thu hoạch từ 0,5-1kg/trái. Mùa chính xoài này từ tháng 2-4 âm lịch. Xoài Tứ Quý lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu trên địa bàn nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất khá. Những năm qua nông dân đã tập trung phát triển mạnh giống xoài này bao gồm trồng mới và ghép cải tạo các giống xoài Canh nông, cát Hòa Lộc thay bằng giống xoài Tứ Quý.

2.2. Tại miền châu thổ Cửu Long, còn có giống xoài Úc, xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài xanh Đài Loan và xoài keo là những giống xoài xuất cảng hiện nay của Việt Nam đi Trung Quốc, Mỹ và Australia. Xoài Hòa Lộc là đệ nhất danh xoài của miền Tây, nổi tiếng ngon, ngọt.

Giống xoài Tứ Quý ở Nha Trang
Xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng ngon, ngọt. Giống xoài này được trồng phổ biến ở xã Hòa Lộc, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Do vậy, giá bán của nó lúc nào cũng gấp đôi, gấp ba so với xoài Cát Chu.Trái to, trọng lượng trái 400 – 600gr, thịt trái vàng, dẽ, thơm, ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xoài có phẩm chất ngon. Thời gian từ trổ bông đến chín trung bình 3,5-4tháng




Xoài cát Hòa Lộc

Xoài Cát Chu, do có giá cả phải chăng nên là giống xoài xuất cảng qua Nhật, Mỹ và Australia hiện nay. Năng suất của xoài Cát Chu cũng cao hơn xoài cát Hòa Lộc do dễ đậu trái hơn và được trồng tập trung ở huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Phẩm chất trái ngon, thịt thơm ngọt có vị hơi chua, dạng trái hơi tròn, trọng lượng trái trung bình 250 – 350gr, vỏ trái mỏng. Đây là giống xoài ra hoa rất tập trung và dễ đậu trái, năng suất rất cao.

Riêng giống xoài xanh Đài Loan được trồng ra tận miền Bắc, cụ thể là ở Sơn La.

– Xoài keo thì có nguồn gốc từ Campuchia, gần đây được nhà vườn ở ĐBSCL trồng nhiều do đặc tính dễ trồng, năng suất cao, ăn xanh cũng khá ngon và có hình dáng đẹp, tương tự xoài cát Hòa Lộc.

– Xoài Tứ Quí: Tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Trái nặng trung bình 320gr, hình bầu dục, đầu trái nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, ngọt, thơm, hạt nhỏ. Từ khi nở hoa đến thu hoạch 115 ngày


.

Xoài tứ quý

– Xoài Xiêm: Phẩm chất tương đối ngon, cơm vàng, thịt dẻo, mịn, hạt nhỏ, vỏ trái dầy. 


.


Xoài xiêm

– Xoài Tượng : Là giống xoài ăn còn xanh chấm mắm đường rất được ưa chuộng,, vỏ màu xanh nhạt, cơm xoài nhai giòn rau ráu, mùi thơm và vị chỉ chua thoang thoảng. Loại này trồng rất nhiều ở các vùng miền Trung.




Xoài tượng Bình Định

– Xoài Thanh Ca: Là giống xoài ăn xanh, cây phát triển mạnh, lá thon dài, đầu hơi nhọn, trái dài hơi cong, nặng trung bình 300gr.




Xoài thanh ca Bình Định

– Xoài tím: Đây là giống xoài lai, trong đó có một giống xoài vỏ hồng Hong Ju của Đài Loan. Khi phát triển đầy đủ, trọng lượng trung bình của xoài từ 0,8-1,2 kg quả. Trái xoài tím có hình dạng hình trứng, vỏ căng mịn. Giống cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Cây xoài cao trung bình từ 3-4m, thích hợp trồng ở khu vườn nhỏ, thậm chí có thể trồng làm cảnh. Thịt xoài bên trong có màu vàng sậm, mùi thơm và ngọt. Tuy nhiên, khi quả còn xanh, xoài chua hơn các giống thường thấy. Xoài xanh thường được chế biến thành các món nộm, ăn thường. Xoài tím cho trái chín từ tháng 8 đến tháng 9. Cây trồng rất ưa ánh sáng trực tiếp của mặt trời.





Xoài tím lai Đài Loan

– Xoài Bắc Úc: Xoài vùng Bắc Úc (Northern Territory Mango) là một loại trái cây có giá trị kinh tế rất cao. Vụ mùa thu hoạc này thường bắt đầu từ thứ 6 đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, vụ mùa sẽ thay đổi tùy vào từng năm, phụ thuộc vào sự thay đổi của mùa vụ. Trái xoài trên cây sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ hồng. Đến trái cây khi chuyển sang màu vàng đồng nghĩa với việc nó đã đến lúc được thu 


hoạch.

Xoài Bắc Úc

– Xoài Thái Lan: Xoài thái cho trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon. Với kỹ thuật trồng cây xoài Thái Lan đơn giản nên hiện nay người dân rất ưa trồng loài cây này.




Xoài Thái Lan
Thành phần hóa học có trong quả xoài.

Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có hàm lượng vitamin B, C chiếm từ 2 – 3%, đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thu hoàn toàn), Acid citric, Caroten (tiền sinh tố A) 15%. Quả chứa nhiều caroten và vitamin B1, B2 và C. Hạch quả chứa nhiều tinh bột, dầu và tanin. Lá chứa tanin và một hợp nhất flavonoid là mangiferin. Vỏ thân chứa 3% tanin và mangiferin. Quả xoài xanh thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô là nguồn vitamin C thiên nhiên dồi dào.



Tác dụng của xoài chín. Xoài chín có tác dụng bổ não, có lợi cho người làm việc trí óc, suy nhược thần kinh. Ăn ít xoài chín thì nhuận trường, ăn nhiều sẽ bị tiêu chảy, người nóng bứt rứt, rôm sảy, mụn nhọt. Xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư, giảm béo, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng bệnh mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (do làm tăng nhu động ruột, chống táo bón).



Tác dụng của xoài xanh. Xoài xanh có nhiều vitamin C, có nhiều chất chát, có thể gây táo bón, không nên ăn vào lúc đói bụng.

Thái Công Tụng
H.Công chuyên


7 Thứ Đàn Bà Cần Biết

samedi 18 juillet 2020

Cô gái Việt ở Harvard đòi công lý cho sinh viên quốc tế

Xếp hạng cấp độ lây nhiễm

HIỂU BIẾT RỦI RO – GIỮ AN TOÀN CHO MÌNH


Thang xếp hạng cấp độ rủi ro, từ 1 đến 9, mà một người bình thường có thể bị lây nhiễm coronavirus được đánh giá bởi các chuyên gia thuộc Đoàn Đặc Nhiệm COVID-19 và Hiệp Hội Y Tế Bang Texas, Hoa Kỳ.
Giả thiết là một người bình thường, khi ra ngoài vẫn tuân thủ những khuyến cáo y tế để tự phòng bị cho mình (đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay, v.v.) thì người đó vẫn có thể có những cấp độ rủi ro bị lây nhiễm coronavirus, theo các cấp rủi ro THẤP đến TRUNG BÌNH (từ 1 đến 4), hay TRUNG BÌNH đến CAO (từ 5 đến 7) hay CAO (cấp độ 8 đến 9).
Mọi người nên xem qua cẩn thận một lần, và ráng nhớ, để tự bảo vệ mình và người thân.
Một vài cấp độ rủi ro, trích dịch và liệt kê như sau:

RỦI RO CAO

·         Đi đến nơi thờ phượng có hơn 500 người (cấp độ 9)
·         Đi đến vận động trường (cấp độ 9)
·         Đi nhậu quán bar (cấp độ 9)
·         Đi tập thể dục ở phòng gyms (cấp độ 8)
·         Đi ăn nhà hàng buffet (cấp độ 8)

RỦI RO TRUNG BÌNH ĐẾN CAO

·         Ôm hôn hoặc bắt tay chào (cấp độ 7)
·         Chơi bóng rổ, bóng bầu dục (cấp độ 7)
·         Đi lại bằng đường hàng không (cấp độ 7)
·         Đi tiệm cắt tóc, gội đầu (cấp độ 7)

RỦI RO TRUNG BÌNH

·         Thăm họ hàng, người thân, bạn bè (cấp độ 6)
·         Làm việc một tuần lễ ở văn phòng (cấp độ 6)
·         Gửi con đi nhà trẻ, trường học, trại hè (cấp độ 6)
·         Đi mua sắm trong mall (cấp độ 5)
·         Tụ tập người quen, tiệc barbecue vườn sau nhà (cấp độ 5)
·         Đi tắm biển (cấp độ 5)
·         Dự ăn tối nhà người bạn (cấp độ 5)

RỦI RO THẤP ĐẾN TRUNG BÌNH

·         Đi ăn nhà hàng (ngồi bên ngoài patio) (cấp độ 4)
·         Ngồi chờ trong phòng chờ bác sỹ (cấp độ 4)
·         Đi chợ mua thực phẩm (cấp độ 3)
·         Ra ngoài đi dạo, chạy bộ, đạp xe, đánh golf (cấp độ 3)

RỦI RO THẤP

·         Đổ xăng, lấy đồ nhà hàng take-out, đi cắm trại (cấp độ 2)
·         Mở thùng thư, mở thư (cấp độ 1)

 Facebooker David Huynh (lược dịch)

L.Châu chuyển

Mỡ Heo tốt cho cơ thể và giảm Cholesterol xấu,



Mỡ Heo ======== Chương trình Ask Dr Wynn tháng này nhận được một câu hỏi thú vị "BBC và Daily Mail ở Anh nói rằng mỡ heo tốt cho cơ thể và giảm Cholesterol xấu, BS nghĩ thế nào?" Trong Livestream tôi trả lời vắn tắt mỡ heo là dạng chất béo bão hoà (saturated fat), có thể làm tăng lượng Cholesterol trong máu. Hôm nay tôi nói kỹ hơn về mỡ heo có thật sự tốt cho sức khoẻ?

Sức khỏe: https://www.facebook.com/DrWynnTran/ - Wynn Medical Center: https://www.facebook.com/wynnmedcenter/ » Nếu có thắc mắc về sức khỏe, quý vị vui lòng email về askdrwynn@vietmd.net để được giải đáp ==== # Tăng cholesterol do mỡ có thật sự liên quan đến bệnh tim? Vào thế kỷ trước, bệnh tim không xảy ra nhiều như bây giờ (hay chúng ta không có đủ thống kê lúc đó). Những năm 1970s, các nghiên cứu chỉ ra cao cholesterol tăng rủi ro bệnh động mạch vành.Dựa vào dây, viện NHS của anh chỉ ra rằng cao Cholesterol là rủi ro bệnh tim (7). Nổi tiếng nhất là nghiên cứu Framingham với trên 5000 bệnh nhân cho thấy sự liên hệ giữa tăng mỡ tốt HDL và giảm mỡ xấu LDL có thể giảm tử vong (8). Ăn nhiều mỡ (fat) có vẻ như tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó dẫn đến suy luận là ăn nhiều mỡ dẫn đến bệnh tim. Rất nhiều hướng dẫn và khuyến cáo dinh dưỡng dựa vào suy luận này cho đến gần đây. Một nghiên cứu tổng hợp (systematic review) cho thấy không có sự liên hệ nào giữa cao LDL và bệnh tim (9), đặt ra dấu chấm hỏi lớn về lý thuyết cao cholesterol mỡ xấu LDL dẫn đến bệnh tim mạch. Chưa kể chính LDL cũng có 2 loại và cách ảnh hưởng đến tim mạch cũng khác nhau. Các nghiên cứu sau này chỉ ra không có mối liên hệ rõ ràng giữa ăn mỡ hoà tan saturated fat và rủi ro tim mạch. Nghiên cứu trên 347,000 bệnh nhân năm 2010 cho thấy không có sự liên hệ giữa cao mỡ hòa tan và bệnh tim mạch (10). Vài năm sau, 2014, một nghiên cứu tổng hợp khác trên 643,000 bệnh nhân cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa mỡ hoà tan và bệnh tim mạch (11). 1. https://foodstruct.com/compare/pork-v... 2. https://jamanetwork.com/journals/jama... 3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7... 4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9... 5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2... 6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8... 7. https://www.bhf.org.uk/informationsup... 8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1... 9. https://bmjopen.bmj.com/content/6/6/e... 10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2... 11. https://annals.org/aim/article-abstra... 12. https://www.cdc.gov/features/choleste... 13. https://www.bbc.com/future/article/20... 14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1...

Vườn hoa đẹp nhất thế giới đóng cửa sau 71 năm

Vườn hoa đẹp nhất thế giới đóng cửa sau 71 năm


Mỗi độ xuân về, hàng trăm loài hoa trong khu vườn lớn nhất thế giới đua nhau khoe sắc, tạo lên nét đẹp quyến rũ đến lạ kỳ, thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan.Nhưng năm nay Covid-19 đã ngăn cản những người yêu hoa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy...

Là một công dân "xứ sở hoa tulip" Hà Lan, nhiếp ảnh gia Albert Dros cũng là một fan hâm mộ lớn của hoa.Và là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh, mùa xuân hàng năm, Albert luôn dành thời gian để chụp ảnh những bông hoa và thể hiện vẻ đẹp của chúng cho cả thế giới chiêm ngưỡng.

Nếu là người yêu hoa hẳn bạn không thể không biết đến Vườn hoa Keukenhof ở tỉnh Lisse, phía nam thủ đô Amsterdam (Hà Lan). Vườn hoa thường bắt đầu mở cửa từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 để chào đón hàng triệu du khách. Nhưng năm nay, vì dịch Covid-19 nên khách du lịch không thể đến tham quan vườn hoa nổi tiếng đẹp nhất thế giới này.

Đây cũng là lần đầu tiên sau 71 năm (kể từ năm 1949) vườn hoa Keukenhof buộc phải đóng cửa.

alt

Mùa xuân hàng năm, vườn hoa Keukenhof đón hàng triệu lượt khách tham quan.

Khách không đến nhưng không có nghĩa là hoa không nở, những bông hoa vẫn được các nhân viên chăm sóc cẩn thận để đến mùa xuân, chúng bung nở và khoe sắc thắm. Thậm chí, không có bóng dáng con người, khu vườn lại càng có vẻ đẹp, sức hấp dẫn lạ kỳ.

Hiếm có năm nào khu vườn Keukenhof lại vắng bóng người như năm nay, nhiếp ảnh gia Albert đã liên lạc với quản lý của khu vườn và xin phép được vào chụp ảnh. Ngắm nhìn những bức ảnh khiến người ta say đắm muốn nhìn mãi không chán.



Không có bóng dáng con người, vườn hoa trở nên đẹp tựa cổ tích.

alt

Từ thế kỷ 15, đây là khu vườn chuyên trồng hoa, rau ăn và các loại thảo mộc được trồng xung quanh một tòa lâu đài. Theo tiếng địa phương Keukenhof có nghĩa là "Vườn nhà bếp".

alt

Từ năm 1949 đến nay, nơi đây được thiết kế để du khách có thể thưởng thức hoa theo cách mới mẻ, những loài hoa được trồng theo từng khu.

alt

alt

Vào mùa hoa tulip, khu vườn Keukenhof sẽ được bài trí thành 5 khu được đặt theo tên của các nhà vua và nữ hoàng của Hà Lan: Oranje Nassau, Wilhelmina, Juliana, Beatrix và Willem Alexander.

alt

Với khuôn viên rộng khoảng 32ha, công viên này là nơi gieo trồng khoảng 4,5 triệu hoa tulip thuộc 100 loại, cùng 2.500 cây hoa các loại, nâng tổng số lên 7 triệu cây hoa thuộc 1.600 loại khác nhau.

alt

Biển hoa tulip xung quanh khu vực yêu thích của nhiếp ảnh gia Albert, nơi có hồ nước và đài phun nước.

alt

Luống hoa thủy tiên xen giữa hoa tulip.

alt

Nhiếp ảnh gia Albert thích chụp cận cảnh những bông hoa để làm toát lên vẻ đẹp quyến rũ của chúng.

alt

Cảnh tượng ngỡ như chỉ có ở thế giới cổ tích.

Cùng ngắm nhìn những bức ảnh trong khu vườn đẹp nhất thế giới chỉ có ở Hà Lan:

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt



alt


(Nguồn: BP)