mercredi 7 octobre 2020

GIỮ NÃO BỘ LÂU DÀI BS Lương Lễ Hoàng

Trong khi ngủ, não sàng lọc thông tin trong ngày để đưa vào bộ nhớ. Muốn được vậy thì giấc ngủ phải sâu, phải ngon đến độ có nhiều giấc mơ. Tốt hơn nữa là làm sao để bận cách mấy cũng có giấc ngủ trưa. Không cần ngủ lâu, không cần hơn 30 phút, chỉ cần mươi phút đã đủ để dọn đường “phần cứng” của não bộ.

Trong khi thầy thuốc khắp nơi nghiên cứu cách chữa bệnh Alzheimer đụng gì quên đó của người già thì tình trạng đãng trí vừa nghe quên liền, chưa nói hết đã quên của người trẻ đã từ lâu vượt xa mức báo động.


Nhờ ngủ ngon mà nhớ

Nếu tưởng não nghỉ xả hơi khi gia chủ mơ giấc nam kha, thì lầm. Não cần giấc ngủ để... làm việc. Chính vì chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein (CHLB Đức), nên người mất ngủ mất luôn trí nhớ.
Tất cả tín hiệu thần kinh trong ngày được bộ não tập trung, nhưng để đó. Chính trong lúc ngủ là lúc não sàng lọc thông tin để đưa vào bộ nhớ.
Muốn được vậy thì giấc ngủ phải sâu, phải ngon đến độ có nhiều giấc mơ. Tốt hơn nữa là làm sao để bận cách mấy cũng có giấc ngủ trưa. Không cần ngủ lâu, không cần hơn 30 phút, chỉ cần mươi phút đã đủ để dọn đường “phần cứng” của não bộ.
Biết là giấc ngủ quan trọng nhưng nếu tưởng chỉ cần dùng thuốc an thần để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ, thì lầm to. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến quên luôn công việc ghi vào bộ nhớ.

20% năng lượng cho tư duy

Đừng thấy não nhỏ nên nghĩ não ít ăn. Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường cho tiến trình sinh năng lượng.
Theo các chuyên gia ở Đại học Erlangen (CHLB Đức), uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến bao nhiêu tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.

Không béo không bổ
Bên cạnh nước và chất đường, chất béo lại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh, như 3-Omega, acid linoleic... là món ăn chính của bộ não.
Đừng tưởng cử béo thì tốt cho não.
Trái lại là khác. Đừng để tăng mỡ trong máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu chất mỡ trong cơ thể cũng tai hại tương tự. Thêm vào đó, não không thể dẫn tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu thiếu dưỡng khí.
Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, như bạch quả, việt quất,
ngay cả cho người chưa có triệu chứng đụng đâu quên đó.

Đừng ngồi yên nếu còn thương não
Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý do stress cho thấy, người vận động thể dục thể thao trong ngày ít quên hơn người thích ngồi nhiều hơn đi. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.
Tỷ lệ tai biến mạch máu não cũng như bệnh trầm uất thấp hơn thấy rõ ở nhóm người cao tuổi nhưng còn hăng hái hoạt động. Không cần nhiều nhưng đều. Cũng không cần thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khí công, miễn là ngày nào cũng có.


Trăm hay không bằng tay quen

Cũng như các nội tạng khác, muốn não ngày nào cũng “bén nhọn” mà không tập luyện chẳng khác nào đi thi mà không học bài. Kiểu nào cũng được, chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh..., kiểu nào cũng tốt, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì nó tai hại vô cùng cho bộ não, ngay cả ở người còn trẻ, ngay cả ở trẻ con!

Căng thì căng, nhưng đừng quá thẳng
Stress là khó tránh trong cuộc sống được tiếng văn minh này. Khó tránh nhưng thiếu stress cũng không xong. Chỉ khổ cho não bộ vì nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống stress bôi sạch bộ nhớ, chẳng khác nào virút trong máy tính. Biết vậy thì đừng già néo rồi tự làm đứt dây.
Trái lại, nên hai mặt đôi công, vừa tìm cách
pha loãng stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính, để chủ động bảo vệ tế bào thần kinh bằng hoạt chất sinh học có tác dụng kháng oxy-hóa.
Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG - Trung tâm Oxy cao máu

Đời Người : 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lừa chọn

  Đời người luôn có: 

2 việc không thể đợi,
2 thứ không thể sợ,
2 điều không thể lựa chọn

Nhân gian vô thường, thế sự khó lường, vật đổi sao dời, con người cũng chỉ đang mò mẫm trong cõi nhân sinh. Đời người ngắn chẳng tày gang, vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người?

Sinh mệnh như ngọn đèn trước gió, chẳng ai dám tự tin nói rằng ngày mai mình vẫn còn trên thế gian này hay không. Chỉ mới gặp hôm qua mà hôm nay choàng tỉnh, người ấy đã về cõi thiên cổ rồi. Chỉ trong chớp mắt mà âm dương cách biệt nghìn trùng. Thân xác tuy còn đây mà linh hồn đã về nơi xa lắm, vĩnh viễn chẳng có ngày gặp lại.

Vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người?

Hai việc không thể đợi:

1. Hiếu kính cha mẹ

Trên đời này chuyện gì cũng có thể đợi, duy chỉ có việc hiếu kính cha mẹ là chẳng thể thong dong. Bởi lẽ: “Mẹ già như chuối chín cây, biết ngày nào rụng, biết ngày nào rơi!”; “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi”.

Còn nhớ khi xưa, chúng ta lẫm chẫm tập đi, ê a học nói, tới khi cắp sách đến trường, cha mẹ vẫn ngày ngày chăm bẵm, chẳng phút nào quên nghĩ về chúng ta. Còn nhớ ngày ấy, khi mẹ lệ trào khóe mắt, cha yên lặng nhìn xa xăm, cố kìm nén nỗi lòng tiễn đưa con gái về nhà chồng, rồi lại phấp phỏng lo lắng con gái của mẹ có hạnh phúc hay không? Còn nhớ ngày đó, cha mẹ cười rạng rỡ thi nhau đón lấy đứa con còn đỏ hỏn mà cưng nựng, mà vuốt ve. Còn nhớ bóng dáng cha mẹ tóc điểm bạc, lặng lẽ ngóng trông đàn con quây quần bên mâm cơm ngày Tết.

Có bước nào trên chặng đường con đi mà không chan chứa tình yêu vô bờ và tâm huyết mẹ cha? Chúng ta lớn lên từng ngày thì cha mẹ lại già đi từng ngày. Cứ mải miết với cuộc sống, bất chợt chúng ta phải nhói lòng khi nhận ra: Mỗi mùa xuân qua mái tóc cha mẹ lại thêm nhiều sợi bạc, khóe mắt lại thêm nhiều nếp nhăn, ánh mắt mờ đi và đôi chân chậm lại.

Ân tình dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, như biển rộng sông dài. Có lẽ nào chúng ta lại để mặc cho công việc bận rộn và cuộc sống bộn bề kéo chúng ta rời xa cha mẹ? Có thể nào cha mẹ mãi ở đó trông ngóng từng cuộc điện thoại của chúng ta, khắc khoải chờ mong bóng con về? Vậy nên mới nói, việc hiếu kính, đền đáp ân tình sâu nặng của cha mẹ là việc chẳng thể nào xếp sau.


2. Giữ gìn sức khỏe

Con người cả đời mải miết chạy theo Danh, Lợi, Tình, Tiền mà quên mất vốn quý nhất của mình là Sức Khỏe. Tuổi trẻ thường dùng sức khoẻ đổi lấy tiền bạc, tới khi già lại dùng tiền bạc đổi lấy sức khoẻ. Bởi lẽ sức khỏe là cái gốc của chúng ta, không có sức khỏe thì dẫu tiền bạc như núi, danh vọng vang dội, tình yêu chan chứa, chúng ta cũng chẳng thể hưởng thụ và trải nghiệm niềm hạnh phúc ấy.

Có người nói rằng đợi đến khi có công việc tốt rồi sẽ chăm lo sức khỏe của bản thân. Đến khi có được công việc rồi, họ lại có những kế hoạch san sát phía sau như kết hôn, sinh con, nuôi con khôn lớn…

Nhưng bạn biết chăng, gánh nặng trên vai càng lớn thì càng phải coi trọng sức khỏe của bản thân hơn. Đừng hoang phí sinh mệnh của mình khi chúng ta vẫn còn trẻ trung, sung sức. Chỉ cần sức khỏe yếu đi thì trăm thứ bệnh tật sẽ lăm le ùa tới. Đến khi ấy, chúng ta thật khó có được những tháng ngày bình yên để tận hưởng hương sắc cuộc đời.

Vậy nên, nhân khi còn trẻ hãy chăm lo sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Hãy ăn uống ngủ nghỉ điều độ, tạo cho mình những thói quen lành mạnh. Bắt đầu từ hôm nay hãy dậy sớm, cùng chạy bộ đón ánh bình minh, hay đánh cầu lông hít thở khí trời trong lành. Đặc biệt là hãy mở rộng tấm lòng bao dung, giữ cho mình một tâm thái tốt, mang đến hạnh phúc cho mọi người. Khi tâm hồn khoáng đạt, thư thái, thì sức khỏe cũng sẽ mỉm cười với bạn.

Hai thứ không thể sợ:

1. Cái chết

Đã sinh ra làm kiếp con người, thì dẫu là người quyền quý cao sang hay bần cùng túng thiếu, có ai mà không một lần “yên giấc nghìn thu”?

Vũ trụ rộng lớn mênh mang luôn mang theo quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” mà luân chuyển vạn vật trong cõi thế gian. Con người cũng chỉ ở trong vòng quay vĩ đại ấy mà thôi. Sinh lão bệnh tử đã là quy luật tự nhiên, chẳng thể thay đổi, thì chúng ta lo sợ nào có ích chi?

Chi bằng chúng ta hãy vui vẻ chấp nhận và thay đổi góc nhìn của mình về cuộc đời. Nếu ai cũng một lần phải rời xa cõi thế gian thì thay vì tiếc nuối, hãy trân quý từng phút giây chúng ta được sống. Đừng hoài phí tháng năm vào những trò chơi vô bổ, vào những thú vui tầm thường.

Hãy biến mỗi ngày thành một ngày có ý nghĩa và tràn ngập niềm vui; hãy lưu lại cho thế hệ sau những điều tốt đẹp. Nếu muốn sống mãi trên cuộc đời, thì hãy sống mãi trong lòng người; muốn sống mãi trong lòng người, thì cần phó xuất nhiều hơn, nghĩ tới người khác nhiều hơn. Chỉ có như vậy thì vào giây phút cuối cùng khi từ biệt cõi trần chúng ta mới không thảng thốt, cũng không tiếc nuối.

Nếu “chết” chỉ là cái cớ để trở về với đất mẹ yêu thương, trở về ngôi nhà chân chính của mình, thì chắc hẳn trong lòng chẳng có sợ hãi, mà chỉ còn lại yêu thương và hạnh phúc vô bờ.

2. Nỗi cô đơn

Chúng ta sinh ra đã sợ nỗi cô đơn. Khi còn thơ bé, chúng ta sợ phải ở nhà một mình, lúc nào cũng chỉ muốn sà vào lòng mẹ yêu thương. Lúc ấy chỉ cần thức giấc nhìn quanh không thấy bóng người, chúng ta lại òa khóc, mong một vòng tay đưa ra hay nghe thấy giọng nói của mẹ cha.

Khi cắp sách đến trường chúng ta lại vui cùng bè bạn, sợ cảm giác cô đơn, thui thủi một mình. Lớn lên, nỗi cô đơn đã thúc giục chúng ta tìm một nửa yêu thương của mình, cùng nhau vun vén một mái ấm hạnh phúc. Khi những đứa con tung cánh bay xa, chúng ta lại sợ phải một mình đối diện với nỗi cô đơn của tuổi già, chỉ mong có người bầu bạn, con cháu sum vầy.

Chúng ta trốn tránh sự cô đơn bằng cách tìm cho mình những mối quan hệ thân mật, nhóm nọ nhóm kia.

Nhưng có khi nào đang vui vầy cùng bè bạn, đứng giữa biển người mênh mang, chúng ta lại thấy lòng cô đơn đến lạ lùng? Như ánh mắt ai đó đang khắc khoải, như trái tim ai đó đang chờ mong chúng ta trở về? Chúng ta không nghe thấy hơi thở của họ, không nghe thấy nụ cười của họ, không nhìn thấy đôi mắt họ, nhưng chúng ta mơ hồ cảm nhận được họ bằng trái tim mình.

Trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống của mỗi người tạo nên những suy nghĩ khác nhau và cảnh giới khác nhau. Mỗi người đều là tác phẩm độc nhất vô nhị của tạo hóa. Nên chăng sự khác biệt của mỗi người cũng là điều quá đỗi bình thường? Nếu mọi người không hiểu chúng ta, không tán đồng với ý kiến của chúng ta, thì cứ cười xòa cho xong chuyện. Những gì cần làm thì cứ bình tâm mà làm cho đến nơi đến chốn.

Điều thật kỳ lạ là những người tu luyện trên núi cao, rừng già, xung quanh chẳng một bóng người mà họ lại không hề thấy cô đơn. Phải chăng họ đã tìm được sợi dây liên hệ vô hình giữa mình và vũ trụ bao la này, nên mới sống an nhiên, tự tại đến vậy? Phải chăng khi con người tìm được chính Đạo, tìm được ý nghĩa chân chính của đời mình thì sẽ không còn cảm giác cô đơn ấy nữa? Chỉ còn lại trong họ tình yêu cuộc sống và trân quý những phút giây họ đặt chân trên thế gian này.

Hai điều không thể lựa chọn:

1. Xuất thân

Con người sinh ra ở đâu, sinh vào thời khắc nào cũng không thể tự mình lựa chọn. Có người sinh ra trong nhung lụa, được người người tung hô tán tụng. Nhưng cũng có người lại sinh ra trong cảnh bần hàn, khốn khó. Dường như hoàn cảnh thuận lợi sẽ giúp con người bay cao, bay xa hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Nhưng cũng có câu rằng: “Thời thế tạo anh hùng”. Trong cảnh loạn lạc, khi vật đổi sao dời, cảnh đời rối ren lại thường xuất hiện những bậc vĩ nhân tế thế cứu đời. Hay như càng những ngày đông rét buốt thì những đóa hoa mai lại càng tươi tắn hơn.

Kỳ thực không ai chọn được xuất thân cho mình. Nhưng xuất thân tốt hay xấu cũng không quan trọng bằng tự tu dưỡng tâm tính và khí phách của bản thân. Hoàn cảnh càng gian khó lại càng là môi trường tốt để tôi luyện nên những bậc vĩ nhân và anh hùng lưu danh sử sách.

2. Vận may


Sống trên đời ai cũng mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn, nhưng lại chẳng có ai lựa chọn được vận may cho mình. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể lựa chọn cách mình ứng phó như thế nào.

Khi gặp vận rủi, xin hãy nhẫn nại hơn một chút. Mỗi khi cánh cửa lớn khép lại, Thượng Đế sẽ ban cho bạn một cánh cửa sổ được mở ra. Ông Trời không tuyệt đường của ai bao giờ, sự việc cũng thường biến chuyển vào thời khắc cuối cùng. Vậy nên khi gặp vận rủi xin đừng quá thất vọng, gặp vận may cũng đừng quá đắc ý.. Câu chuyện “Tái ông thất mã” vẫn còn nguyên vẹn giá trị đến tận ngày nay. Phúc họa khôn lường, thật giả, đúng sai thì cặp mắt phàm trần khó có thể nhìn thấu suốt. Chi bằng trầm tĩnh và cẩn trọng thì hơn.

Xưa có câu rằng: “Ở hiền gặp lành”; “Thiện ác hữu báo”. Muốn gặt may mắn ắt phải gieo duyên lành, bởi lẽ “người yêu nên phúc, người ghét nên họa”. Dẫu là họa hay là phúc, chỉ cần trong tâm mỗi người trước sau luôn giữ vững một ý niệm này: Ý nghĩa của đời người là ở sự phó xuất, là ở việc cho đi, chứ không phải nhận lại, cũng không phải là giành giật, bon chen.

Dẫu không có sức mạnh xoay chuyển cả ngọn núi, nhưng chúng ta vẫn có thể di chuyển tới góc độ phù hợp với bản thân mình. Cuộc sống có nhiều điều không thể lựa chọn, nhưng chúng ta lại có thể thay đổi tâm thái của mình, biến buồn thành vui, biến nguy thành an, biến điều nhạt nhẽo thành sự thú vị.

Theo ĐKN

mardi 6 octobre 2020

Cuộc Chạy Đua Chống Bệnh 'Cúm Tàu'

(Cập nhật hoá các kết quả trong việc phòng chống bệnh Covid-19)

ĐẶNG PHÚ ÂN

Lời người viết:

Khối Huấn Luyện Hậu Đại Học Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada đã

được Chủ Bút Tập San Y Sĩ “đặt hàng” một bản tường trình tổng

hợp những nét chính trong việc tìm kiếm những dược phẩm và

vaccin phòng chống bệnh Covid-19 trên thế giới. Nhận thức được đây là

một công tác cần thiết để y giới chúng ta có thể theo dõi dễ dàng những

thành quả của các công trình nghiên cứu, Khối Huấn Luyện đã mạnh

dạn nhận lời, thực hiện công tác được giao phó trên.

Trong khuôn khổ tương đối hạn hẹp của TSYS, chúng tôi không thể

trình bày một cách thật sâu rộng vấn đề mà chỉ dám ghi lại ở đây những

thông tin chính từ các tài liệu truyền thông trong cộng đồng khoa học (y

khoa) gần đây nhất trên thể giới.

Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, xin quý đồng nghiệp, các thức giả

đóng góp cho đầy đủ và hoàn chỉnh (theo thời gian). Xin chân thành

cảm tạ.

Đặng Phú Ân

*

Dàn bài

I.Mở đầu

II. Cập nhật một vài cơ chế sinh bệnh học trong bệnh Covid-19

III. Nhắc lại các giai đoạn cơ bản của việc tìm kiếm một vaccin có

giá trị khoa học.

IV. Cập nhật những dược phẩm trong việc phòng chống Covid-19.

V. Cập nhật cuộc thi đua trong việc nghiên cứu các vaccin trên toàn

cầu.

VI. Thay Lời Kết


I. Mở đầu.

Tháng 12 năm 2019, một loại virus mới nhất trong 7 loại coronavirus

được phát hiện tại Vũ Hán (Wuhan) Trung Quốc, đầu tiên mang tên 2019

n-co V, sau này được thay đổi và mang tên chính thức SARS-CoV.2, gây

ra căn bệnh truyền nhiễm mang tên Covid-19.

Những thời điểm ghi nhớ:

-31 tháng 12 năm 2019: Ngày đầu tiên bùng phát bệnh viêm phổi bất

thường tại Vũ Hán.

-11 tháng 3 năm 2020: Tổ chức Y tế Quốc tế (OMS – WHO) tuyên bố

bệnh Covid-19 trở thành - đại dịch.

-13 tháng 3 năm 2020: Chính phủ Quebec tuyên bố tình trạng khẩn

cấp về y tế trên toàn Quebec.

-3 tháng 4 năm 2020: Số bệnh nhân Covid đã vượt quá 1 triệu người

trên toàn thế giới.

-Thống kê mới nhất (29 tháng 8 năm 2020): bệnh nhân bị Covid 19:

Toàn cầu: 24.776. 988, tử vong : 837.779

Canada: 127.358, tử vong : 9.108

Hoa Kỳ: 6.131.213, tử vong : 186.700

Chúng tôi rất tâm đắc với danh từ “Cúm Tầu”, (Tổng thống Hoa Kỳ

gọi là “Chinese virus”) vì ít ra nó cũng nói lên nguồn gốc của căn bệnh

dịch này, và đặc biệt cho thế giới biết rằng Tầu vẫn muôn đời là quân

giặc xâm lăng, nó ở ngay phương Bắc của đất nước chúng ta.

Với số bệnh nhiễm ngày càng lan toả một cách nhanh chóng, số tử

vong đã gia tăng một cách rùng rợn như một cuộc thế chiến thứ ba.

Tất cả các thầy thuốc, các khoa học gia phối hợp với các chính phủ

tìm đủ mọi cách đề phòng chống trận chiến Covid-19 trên toàn cầu.

Dưới đây, chúng ta thử phác hoạ một cách rất tổng hợp những đường

nét chính của cuộc thi đua chống trả trận chiến đó.


II. Cập nhật các cơ chế sinh bệnh do SARS-CoV-2.

Năm cơ quan chịu tác hại nhiều nhất do SARS-CoV-2 gây ra bởi tình

trạng “đông máu nơi nội mạch một cách lan toả” (Coagulation Intravas-

culaire Disséminée, CID).

1. Phổi: cửa ngõ vào cơ thể của virus gâynhiễm trùng tại các tế bào

của phế nang, dẫn tới tình trạng tích tụ dịch và đàm. Do đó tác hại trên

việc trao đổi các dưỡng khí, thán khí tại tế bào, đưa tới Hội chứng suy hô

hấp trầm trọng cần máy giúp thở.

2. Hệ thống tim mạch: Tình trạng CID lan tràn trên các mạch máu

và tại các tế bào tim, dẫn tới thuyên tắc các tĩnh mạch (thrombose,

phlébite) tại chi dưới với tác dụng trên các ngón chân, và tại các récep-

teurs ACE 2 tạo viêm cơ tim (myocardite)

3. Hệ thống thần kinh: Do các cục máu thuyên tắc làm tai biến

mạch máu não (ACV), tác dụng lên thần kinh khứu giác (perte de l’odo-

rat, anosmie), chóng mặt, co giật..., Hội chứng Guillain-Barré trên các

thần kinh ngoại biên với tình trạng tê liệt.

4. Hệ thống tiêu hoá: Virus tác dụng trực tiếp lên các tế bào đường

tiêu hoá (récepteurs ACE 2 trên mặt các tế bào entérocytes), gây ra tình

trạng ói mửa, đi cầu chẩy, nhiễm trùng đường ruột...

5.Tụy tạng (Pancréas): Coronavirus gây nhiễm trùng và phá huỷ các

tế bào của các îlots de Langerhans, gây ra tình trạng Diabete type 1.

Vì những cơ chế sinh bệnh trên, cơ bản là tình trạng nhiễm trùng

nặng, các nhà khoa học đã tìm những dược phẩm chống lại những hiện

tượng nhiễm trùng đó.


III. Nhắc lại các giai đoạn cơ bản trong việc tìm kiếm một vaccin

có giá trị khoa học.

Để có một phương pháp thật khoa học, việc tìm kiếm vaccin, sau

khi đã trải qua các thử nghiệm tiền lâm sàng (pré-clinique) trên súc

vật, trên boîte de Pétri, trong ống nghiệm... Các thử nghiệm lâm sàng

(clinique) nghĩa là trên con người, phải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Mục đích để xem vaccin đó có được an toàn không?

Vaccin đó có tạo ra được phản ứng miễn dịch trên một số ít người

không? Thường là vài chục người (20-30 người) ở giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Mục đích cũng để nghiên cứu hiệu ứng của vaccin trên

một số người nhiều hơn, ít nhất vài trăm người, đồng thời xác định việc

an toàn của vaccin, công trình còn nghiên cứu ở liều lượng nào của vac-

cin và trong thời gian bao lâu có tác dụng tốt nhất.


Giai đoạn 3: Là giai đoạn quan trọng nhất, để đánh giá chắc chắn sự

an toàn và hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Đối tượng để theo dõi kết quả

phải cần ít nhất trên 10.000 người (trung bình khoảng 30.000 người).

Phương thức nghiên cứu phải theo đúng kế hoạch kinh điển, không

có việc chọn lựa bệnh nhân để chích thuốc thật, và nhóm bệnh nhân

được chích thuốc giả (việc lấy bệnh hoàn toàn ngẫu nhiên (aléatoire)

qua máy điện toán

Thời gian theo dõi thường kéo dài từ 1 tới 5 năm.

Trong quá khứ có nhiều vaccin đã cần tới cả chục năm, vài thí dụ

điển hình: vaccin chống Zona: 53 năm, vaccin chống tế bào gai gây ung

thư (virus papillome humain) 25 năm, vaccin chống hepatite B: 16 năm.

Giai đoạn 4: Sau khi đã cho sản xuất và áp dụng chính thức trên thị

trường, phải theo dõi một thời gian dài xem có gây ra biến chứng trầm

trọng gì không?

IV. Cập nhật những dược phẩm trong trị liệu Covid-19:

1. Dexaméthasone: Một chất kháng viêm (anti inflammatoire) có từ

năm 1960 rẻ tiền, ít tác dụng phụ được dùng để chủ trị arthrite, bệnh da,

suyễn... có tác dụng rất tốt trong hiệu quả giảm số tử vong do Covid-19.

Theo công trình nghiên cứu của Nghiên cứu gia Bs Michel Massé tại

CHUM: có thể giảm ít nhất 1/3 số tử vong đối với những bệnh nhân nặng

đã được trị với máy giúp thở.

2. Remdesivir: Thuốc được điều chế bởi công ty dược phẩm lớn GIL-

EAD, đã được dùng hiệu quả trong trận đại dịch Ebola tại Phi Châu.

Cơ chế: ngăn ngừa sự sản sinh của virus, với hiệu quả là làm giảm

thời gian nằm bệnh viện (ít nhất ngắn hơn 4 ngày).

Trong một công trình nghiên cứu, Giáo sư Amesh Adalja, nghiên cứu

gia của John Hospkin Centre for Health Security Baltimore, Hoa Kỳ,

cho biết Remdesivir chỉ hữu hiệu đối với các trường hợp thật nặng, phải

dùng máy giúp thở. Tại Arizona, BS Matthew Heinz của bệnh viện Tuc-

son cùng một ý kiến với BS Adalja.

Tại Canada, Remdesivir vừa được Santé Canada chấp thuận cho sử

dụng, bán ra thị trường với tên là VEKLURY, đây là thuốc duy nhất và đầu

tiên được Santé Canada chấp thuận.

Tuy nhiên, điểm yếu là thuốc quá đắt, 390 Mỹ kim một lọ, 5 ngày,

trị liệu trung bình 2,340 Mỹ kim, vì vậy đây không phải là thứ thuốc để

dùng cho một đại dịch (Pandemie) (phê bình của BS Michel Massé). Một

tin mới nhất vừa được thông báo chính thức bởi viện bào chế GILEAD

SCIENCES (vào cuối tháng 8 năm2020) kết quả trị liệu Covid-19 bằng

Remdesivir không đạt được mục đích yêu cầu! Vì vậy Remdesivir không

phải là thần dược cho bệnh Covid-19 mặc dầu rất đắt tiền.

3. Hydroxychloroquine: Đây là loại thuốc đã được tranh cãi rất nhiều,

thuốc đã có từ hơn 60 năm nay, các thầy thuốc ngần ngại là tác dụng

phụ trên nhịp tim. Tuy nhiên trong việc trị liệu các bệnh thấp khớp (rhu-

matisme), thuốc được dùng tương đối an toàn. Về việc trị liệu Covid-19,

thuốc đã được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Tổng thống Brazil và

Ấn Độ (với số người chết vì Covid-19 rất cao) đã hô hào dùng Hydroxy

chloroquine để chữa trị Covid-19. Việc chống đối giữa đảng Dân Chủ và

Cộng Hoà càng làm cuộc tuyên truyền chống đối nhau dữ dội. Tuy nhiên

gần đây, Thống đốc Tiểu bang Minnesota Tim Walz (Dân chủ) vì những

kết quả khả quan trong việc chữa trị Covid-19 tại bệnh viện Henry Ford

tại Michigan trên 2,540 người cho kết quả tốt, nên đã ra luật cho phép

dùng Hydroxychloroquine trong việc chữa trị Covid-19. Thuốc giá rẻ, chỉ

10 Mỹ kim cho 8 viên. Bác sĩ Harvey A. Risch, Giáo sư Dịch tễ học của Đại

học Y khoa Yale cũng hết sức ủng hộ việc dùng Hydroxychloroquine.

4. Cochicine: Một loại anti inflamatoire, đã được dùng từ lâu, rẻ tiền,

công trình nghiên cứu Colcorona điều khiển bởi BS Jean Claude Tardif

tại Montreal sử dụng Colchicine trong việc chữa trị Covid-19. Hiện tại đã

được 6000 người tình nguyện. Nay chỉ còn thiếu 1200 ứng viên ở ngoài

Quebec, sẽ kiếm tại Nam Phi, Nam Mỹ, Hoa Kỳ. Kết quả cuối cùng chưa

được công bố.

5. Sử dụng huyết tương (Plasma). Nguyên tắc truyền plasma của

người vừa khỏi bệnh Covid-19 vào người bị bệnh cũng đã cho kết quả

tương đối khích lệ (38% kết quả tốt). Phương pháp này đã được áp dụng

tại Áo, Cuba, Trung quốc và Hoa Kỳ. Mới đây, tại Montreal, bệnh viện

Maisonnueuve-Rosemont, Bv General Juif cũng đã áp dụng phương

pháp này, Bs Karl Weiss Trưởng Khoa bệnh Truyền nhiễm Bv General

Juif đã tuyên bố kết quả khả quan vào giữa tháng 8 năm 2020.

6. Vitamine D. Các công trình của Ý cho thấy hơn 3⁄4 số bệnh nhân

bị Covid-19 với hội chứng suy hô hấp cấp tính được phát hiện là thiếu

Vitamin D đã dẫn tới tử vong. Vitamin D ngoài việc tạo xương còn là một

phân tử (molécule) mạnh mẽ trên 200 genes khác nhau, liên quan tới

việc sinh tồn và phát triển các yếu tố miễn dịch.

V. Cuộc chạy đua điều chế vaccin:

Nói chung các nhà khoa học vẫn tin tưởng vào các vaccins sẽ giúp

cho việc phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm là tốt nhất. Nên trên

toàn cầu, người người đang ngóng chờ một vaccin thật hiệu quả thì tình

trạng đại dịch mới có thể lui vào bóng tối.

Theo BS Richard Béliveau, hiện tại trên toàn cầu có chừng 166 loại

vaccin đang được thử nghiệm, 142 loại đang ở giai đoạn tiền lâm sàng,

24 loại ở giai đoạn lâm sàng. Tại Âu Châu: 51 thử nghiệm, Hoa Kỷ: 29 thử

nghiệm, tại Canada: 10 loại.

Sau đây là những vaccin nổi bật nhất tại cá quốc gia: Hoa Kỳ (2), Anh

quốc (1), úc châu (1), Trung quốc (1), Nga (1), Canada (1).

Tại Hoa Kỳ: 2 loại vaccin, - một do Moderna Inc. (tại Cambridge,

Massachusetts) phối hợp với Viện Dị Ứng và bệnh Truyền nhiễm Quốc

gia thuộc Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health) - một do Viện

Bào chế lớn PFIZER phối hợp với công ty BioNTech của Đức.

Hai loại vaccin này thuộc loại mRNA (mRNA-1273), điều chế bằng

cách lấy một khúc nhỏ của RNA chích vào cơ thể con người, để thúc

đẩy các tế bào của con người tạo ra một loại Proteine, loại protein này

sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, giúp họ có thể chống lại virus nếu họ

bị nhiễm.

Mỗi loại đã được thử nghiệm vào giai đoạn 3, với trên 30.000 tình

nguyện cho mỗi loại vaccin cho mỗi công ty. Theo thông báo: PFIZER

đã được hỗ trợ 2 tỷ đô la để điều chế 600 triệu liều vaccin, trong đó 100

triệu dự trù cuối năm nay.

Tại Anh quốc: Vaccin chAdOx1n CoV-19 do Đại học Oxford phối hợp

với đại công ty dược phẩm ASTRA ZÉNÉCA. Theo báo Lancet vào đầu

tháng 7 năm 2020, những thử nghiệm thuốc vaccin này đã qua giai

đoạn 1 và 2: đã chích cho 1077 người tình nguyện và thấy đã có hiệu quả

trên việc tạo kháng thể (anticorps) và kích động các tế bào đã chết.

Chúng ta còn chờ xem giai đoạn 3 của việc thử nghiệm vaccin này. Bộ

trưởng Y tế Anh quốc Matt Haricock tuyên bố có thể bắt đầu vào dịp

Giáng sinh cuối năm nay với lượng sản xuất dự trù 2 tỷ liều vaccin sau

khi giai đoạn 3 hoàn tất.

Tại Trung quốc: Vaccin Ad5-nCoV do hang bào chế Cansino Biogies

tại Wuhan nghiên cứu. Trung quốc cũng vừa công bố đã cho vaccin này

bắt đầu thử nghiệm ở giai đoạn 3, sử dụng quân nhân làm đối tượng

nghiên cứu (trên báo Lancet vào tuần lễ 20/07/2020). Nhưng theo các

tạp chí khoa học trên thế giới: Trung quốc đã không cho biết trình tự

các thử nghiệm ra sao, không minh bạch như các vaccin của Hoa Kỳ

và Anh Quốc.

Tại Úc châu: Đại học Queensland tại Úc cũng vừa bắt đầu nghiên

cứu một vaccin mới ở giai đoạn 1 vào tháng 7 năm 2020 vừa qua, phải

chờ ít nhất 1 năm mới qua được giai đoạn 3.

Tại Canada: Công ty Dược phẩm Medicago của Quebec là công ty ở

Canada nghiên cứu vaccin chống Covid-19, từ ngày 18-7-2020 là ngày

bắt đầu chích cho 180 người tình nguyện của giai đoạn 1. Các nhà nghiên

cứu của Viện Bào chế này cũng tuyên bố rõ ràng là việc thử nghiệm

đang ở giai đoạn xác định xem có những phản ứng xấu gì trên bệnh

nhân không, chứ chưa tới giai đoạn xác định vấn đề hiệu quả của vaccin.

Tuy nhiên Medicago cũng dự tính nếu qua đầy đủ các giai đoạn, Viện

Bào chế sẽ sản xuất 100 triệu liều vaccins vào cuối năm 2021.

Tại Nga: Sở dĩ chúng tôi đặt sau cùng vì có nhiều điều muốn nói!

Vaccin SputnikV. Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Tổng thống Nga Vladimir

Putin công bố với báo chí, Nga đã chấp thuận cho sử dụng một loai

vaccin do chính họ nghiên cứu vào chế tại Trung tâm Nghiên cứu Dịch

tễ học và Sinh học Gamaleya ở Moscow. Putin nói: “Đây là vaccin chống

Covid-19 được sản xuất đầu tiên trên thế giới.

Tại sao lấy tên là Sputnik V? V là vaccin, Sputnik là tên của vệ tinh

Nga đầu tiên phóng lên không gian năm 1957, trước cả vệ tinh đầu tiên

Explorer I của Hoa Kỳ. Đây là một sự tranh giành ảnh hưởng mục đích

là để đánh dấu sự dẫn đầu vào khoa học không gian của Nga. Năm 1957

cũng là năm “Vật lý địa cầu quốc tế”. Nhưng cộng đồng khoa học thế

giới đã hết sức phê bình vệ tinh Sputnik vì đó chỉ là một cục tròn kim

loại có vài cái râu ăng-ten được bắn lên, chỉ chạy trên không gian có 22

ngày rồi bị cháy ra tro trên bầu khí quyển, không một mảnh vụn nào trở

về địa cầu.

Sự sáng chế vệ tinh Sputnik cũng giống như vaccin Sputnik V, chỉ

cần có trong vài tháng trời, người ta chỉ biết là vaccin này là loại mRNA,

sử dụng các virus của bệnh nhân bị cảm mạo thông thường (adeno-

virus) đã được làm suy yếu và được cải biến để cung cấp vật liệu di

truyền gene cho các protein lấy từ coronavirus.

Sau khi chích vào cơ thể, con người có thể tạo ra phản ứng miễn

dịch chống lại coronavirus. Việc thử nghiệm này chỉ qua giai đoạn 1 và 2

với 38 tình nguyện viên, Giai đoạn 3 của nghiên cứu chưa bao giờ được

công bố! Thật là trái với các nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu lâm

sàng. Tuy vậy Viện Gamelya vẫn tuyên bố: vaccin Sputnik V có thể tạo

nên kháng thể rất mạnh và các phản ứng miễn dịch hiệu lực tại các tế

bào để chống SARS-CoV2, và hiện tại không có một tình nguyện viên

nào bị nhiễm Covid-19!

Theo Kirill Dmitriev, Tổng Giám đốc cơ quan Bảo trợ RDIF thì công

trình đã bắt đầu cho kế hoạch chích trên 2000 người Nga và một số

nước Trung Đông (Tiểu vương quốc Ả rập, Ba Tây, Phi Luật Tân, Arabia

Saudi...)

Viện Gamelya tuyên bố đồng thời với Tổng thống Putin về sự an toàn

và hiệu quả của vaccin này. Để dẫn chứng, Putin tuyên bố “chính con

gái ông (Mariya Vorm Tsova) là bác sĩ chuyên khoa nội tiết học – endo-

crinologist- cũng đã được chích vaccin Sputnik V và thấy rất khỏe và

rất an toàn”.

Nga dự trù tung ra trên thị trường vaccin Sputnik V bắt đầu từ tháng

9 năm 2020 tới tháng 1 năm 2021, mỗi tháng 5 triệu liều. Giá rất bình

dân: 10 Mỹ kim cho 2 liều. Mại dzô! Mại dzô!

Quan điểm và phê bình khắp nơi trong cộng đồng khoa học thế giới

về vaccin Sputnik V:

Tại nước Nga: Theo tờ Moscow Time ngày 14 tháng 8 năm 2020

với cuộc thăm dò 3000 chuyên gia y tế trong nước đã đưa ra ý kiến:

“Sputnik V là chuyện có thật nhưng khó tin”!

Hiệp Hội các Tổ chức nghiên cứu lâm sàng ở Nga (Association of

Clincal Research Organisations) cũng ra tuyên bố cho rằng bước đi của

Nga là một vi phạm luật pháp Nga, các nguyên lý cơ bản nghiên cứu

lâm sàng, vi phạm đến các điều lệ quốc tế liên quan tới việc nghiên cứu

vaccin...”

Theo nguyên tắc việc thử nghiêm lâm sàng phải qua 3 giai đoạn như

chúng tôi đã trình bày ở trên. Phải cần ít nhất trên 10.000 tình nguyện

viên.

Các nhà khoa học gia trên thế giới đã đánh giá: “Nga đã đốt giai

đoạn (bypass) để sản xuất một vaccin không theo đúng nguyên tắc cơ

bản về sự AN TOÀN, HIỆU QUẢ và LIỀU LƯỢNG bảo đảm.”

Bác sĩ Anthony Fauci, Viện Trưởng Viện Quốc gia các bệnh truyền

nhiễm Hoa Kỳ đã tuyên bố về vaccin Sputnik V của Nga: “Thật sự tôi đặt

rất nhiều nghi ngờ những điều gì họ đã làm”

Ngược lại dòng lịch sử của Nga trên phương diện phát minh khoa

học, từ vệ tinh Sputnik cho tới vaccin Sputnik V, bệnh “nổ” vẫn là căn

bệnh cơ bản của các xứ cộng sản, lúc nào các nghi vấn cũng phải đặt

ra và luôn luôn với chủ điểm “Hồng hơn chuyên!!!”

VI. THAY LỜI KẾT:

Đã hơn nửa năm qua, toàn cầu đã choáng váng, thất cơ lỡ vận, về


một trận chiến không súng đạn mà chỉ do một con virus Tầu SARS-

CoV-2 ghê rợn gây ra.

Bao nhiêu chính quyền gần như bị lung lay, bao nhiêu ngân sách đã

tuôn xuống biển cả chỉ với mụch đích tìm cách chống trả cơn đại dịch

Covid-19 này.

Tất cả những bộ óc của các nhà khoa học nổi tiếng, đại tài, đã

ngày đêm tìm kiếm căn nguyên, hằng ngày, hằng giờ, một mặt xả thân

cứu vớt các bệnh nhân khỏi móng vuốt tử thần, một mặt tìm kiếm các

phương cách, thuốc men, vaccin chống đỡ...

Cho tới ngày nay, như đã trình bày ở trên, tuy đã có một số tiến bộ

trong việc chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa đại dịch Covid-19, tuy

nhiên bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra để tìm kiếm một thần dược, một

vaccin mà vẫn chưa đi tới đích 100%.

Nhưng với sự thi đua của các khoa học gia trên thế giới, với các ngân

sách khổng lồ, vấn đề tìm kiếm một vaccin có giá trị tuyệt hảo vẫn chỉ là

vấn đề thời gian: 6 tháng? 1 năm ? hay hơn nữa?

Khi nào có một vaccin thật tốt thì lúc đó cơn Đại Dịch chắc chắn sẽ

đi vào quá khứ như một nghiên cứu gần đây đăng trên tờ Lancet tháng

8 năm 2020: cho thấy đó là cách duy nhất để chấm dứt tình trạng lệnh

cấm túc (lock down)

Người viết hy vọng phần nào đã sơ tóm những đường nét chính trên

những thành quả khoa học hiện tại để chúng ta suy gẫm.

Đặng Phú Ân


Tài liệu tham khảo:

1) Covid-19 Resource Centre – The Lancet

https://thelancet.com/coronavirus. 2020-08-24.

2) Medical journal findings of Hydroxy cloroquine.

https://globalnews.ca/.../lancet hydroxy cloroquine-conoravirus study.

3) New England Journal 22.05.2020

Remdesivir for the treatment of Covid-19 Preliminary report (J.H Brijel and others.

4) JAMA June 2020.

Development and Licensure of Vaccines to prevent COVID-19.

Uwaring regulatory Safeguards for COVID-19 vaccines.

5) NEJM. July 14 2020. An mRNA vaccine against SARS-CoV-2 Preliminary

Reports J.A Jackson and others

6) NEJ. July 17 2020. Dexamethasone in Hospitalized Patients with COVID-19.

Preliminary Report

7) Siteweb: Quebec.ca/coronavirus – Canada.ca/coronavirus

8) WHO: Update on COVID-19

9) https://soha-vn/gs-nguyen-van-tuan

10) https://wwwfda.gov/media/102-332/download

11) https://www.npr.org/.../

12) Centres for Disease control and Prevention in USA. Coronavirus Disease. 

Muốn mua dưa hấu ngọt phải chọn quả Cái – Cách nào?

 

Muốn mua dưa hấu ngọt phải chọn quả Cái – Cách nào?♦️🍉🌷

Dưa hấu là loại quả nhiều nước, ngọt mát vô cùng dễ ăn. Chính vì vậy dưa hấu thường được chọn làm đồ tráng miệng hoặc ăn chơi. Tuy nhiên vì dưa hấu không được thử khi mua nên rất khó chọn. Nhiều quả trông đẹp mã nhưng chưa chắc đã ngọt. Do đó người trồng dưa lâu năm mách, để chọn được trái dưa ngọt, vỏ mỏng thì phải tìm quả cái.

Dưới đây là 4 đặc điểm giúp mua dưa như ý.

1. Nhìn vào rốn dưa để phân biệt quả đực, quả cái

Rốn dưa chính là vòng tròn ở dưới đáy quả dưa hấu, là chỗ mà sau khi hoa dưa hấu rụng tạo thành. Rốn dưa cho phép chúng ta dễ dàng xác định được đâu là dưa hấu cái, đâu là dưa hấu đực.

Nói chung, dưa hấu cái có vòng tròn rốn nhỏ, rốn càng nhỏ thì dưa hấu càng ngọt và vỏ mỏng. Ngược lại, dưa hấu đực có rốn càng to chứng tỏ vỏ khá dày, độ ngọt cũng chưa đạt.

Do đó, bạn hãy chọn những quả dưa có rốn nhỏ và tốt hơn nữa là phần rốn này hơi lõm một chút.

2. Nhìn vào cuống dưa hấu

Khi mua dưa hấu cần quan sát cuống dưa. Phải chọn những quả có cuống còn xanh vì cuống càng xanh chứng tỏ dưa càng tươi. Ngoài ra, nên chọn những quả có cuống cong sẽ ngọt hơn các quả có cuống thẳng. Quả cuống cong cũng chính là quả cái.

Những quả có cuống héo chứng tỏ đã hái lâu và không còn tươi nữa. Ngoài ra, không nên chọn những quả đã rụng cuống vì rất có thể nó đã được hái quá lâu, cuống rụng, sắp hỏng.

3. Nhìn màu sắc của dưa hấu

Quan sát màu sắc của dưa hấu cũng quan trọng. Khi chọn dưa hấu bạn cũng sẽ thấy trên dưa hấu sẽ có một vùng màu vàng, vùng màu vàng này chính là điểm tiếp xúc với mặt đất, nơi không bị ánh nắng chiếu vào.

Nếu thấy phần này có màu vàng đậm hoặc vàng cam chứ không phải màu trắng chứng tỏ quả này già, ngon, ngọt bạn hãy mua nhé.

4. Nhìn vào vân vỏ dưa

Vỏ dưa hấu thường có nhiều vân. Bạn hãy quan sát, nếu các đường vân này thẳng, rõ nét thì chứng tỏ quả dưa đã già, ngon, ngọt.

Ngược lại, những quả có các đường vẫn lộn xộn chứng tỏ nó chưa đủ chín.

5. Quả dưa có dấu ong châm

Những vết màu nâu hay vết ong châm trên quả dưa chứng tỏ ong đã tiếp xúc với bộ phận thụ phấn của hoa nhiều lần. Những trái dưa được thụ phấn nhiều sẽ có vị ngọt đậm hơn.

(Theo: Gia Đình)

Exercices for Osteoporosis-Dr Adrea Furlan

Phát Minh Thông Minh Nào Sẽ Hữu Ích Cho Bạn

 

PHÁT MINH THÔNG MINH NÀO
SAU ĐÂY SẼ HỮU ÍCH CHO BẠN

Bhavesh B.

Chúng tôi được bao quanh bởi nhiều thiết kế độc đáo và sáng tạo hơn những gì chúng tôi biết. Từ TV thông minh và bộ sạc không dây đến các thiết bị nhà bếp mát mẻ cho đến các thiết bị giúp giao tiếp thoải mái hơn, bạn không thể thoát khỏi hàng loạt phát minh tấn công cuộc sống của chúng ta hàng năm. Tuy nhiên, những thiết kế độc đáo và rực rỡ không nhất thiết phải là một thứ gì đó đột phá. Đôi khi những thiết kế và phát minh tốt nhất có thể đến từ những ý tưởng đơn giản nhất.

Bạn sẽ thấy một số phát minh và thiết kế thực sự thông minh mà bạn thậm chí không biết là mình từng cần trong những hình ảnh dưới đây. Từ hộp bánh pizza có thể biến thành bàn cho đến nắp lọ đựng thuốc giúp bạn biết bạn lần cuối cùng khi mở nó, những thiết kế độc đáo này nên được sử dụng ở mọi thành phố trên thế giới để giúp cuộc sống của mọi người trở nên đơn giản hơn.


1. Hộp bánh pizza này biến thành khay để ăn trên giường. Khá tiện phải không?


Creative Design Ideas, pizza box

2. Khách sạn Trung Quốc này cung cấp một thẻ cho mọi khách hàng để đưa cho tài xế taxi của bạn để bạn có thể tìm đường về.


Creative Design Ideas, card

3. Những chiếc ghế này có chỗ cho găng tay, mũ bảo hiểm, mũ và nhiều thứ khác của bạn ...

Creative Design Ideas, chairs

4. Khách sạn có gương cho biết thời tiết!

Inline image


5. Someone added a stand to their spatula so that the bit that touches your food doesn’t touch the counter.

Creative Design Ideas, spatula

6. Một giá để ô đi kèm với ổ khóa và chìa khóa. Bây giờ bạn sẽ không bao giờ mất một chiếc ô!


Creative Design Ideas,

7. Một chiếc đồng hồ đầu giường có màn hình hiển thị ở ba mặt. Vì vậy, bạn có thể xem thời gian từ bất kỳ góc độ nào bạn nhìn vào nó.


Creative Design Ideas, bedside clock


8. Bộ may vá này đi kèm với các kim đã được xâu sẵn. Điều này sẽ không làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều?


Creative Design Ideas, sewing kit

9. Khách sạn ở Ukraine này cho bạn biết đó là ngày nào bằng cách thay thảm thang máy mỗi ngày.


Creative Design Ideas, elevator carpet

10. Vòi hoa sen này có đèn báo cho bạn biết nó quá nóng hay quá lạnh.


Creative Design Ideas,

11. Một phòng tắm ở sân bay đã lắp đèn để cho bạn biết quầy hàng nào miễn phí.


Creative Design Ideas,  airport bathroom

12. Một thang máy có nút bấm ở chân. Đối với những người không muốn sử dụng ngón tay của họ trên các nút hoặc sợ rằng họ có thể bị nhiễm bệnh.


Creative Design Ideas, elevator with foot buttons

13. Nhà vệ sinh ở một ngôi nhà mới có chỗ ngồi dành cho trẻ em, nhỏ hơn. Rất hữu ích cho gia đình có trẻ nhỏ.


Creative Design Ideas, toilet

14. Băng ghế công cộng có thể đảo ngược! Bạn có tùy chọn đối mặt với người dân hoặc thuyền ...


Creative Design Ideas, public benches

15. Nắp lọ thuốc giúp bạn biết bạn lần cuối cùng khi mở nó. Sẽ rất hữu ích cho những người phải dùng thuốc thường xuyên.


Creative Design Ideas, pill bottle