samedi 10 avril 2021

Về Cây Trà

 Về cây trà

                                    



              
                          

 Thái Công Tụng


1. Dẫn nhập .


Trong những thực vật đi sâu vào văn hoá Viet Nam, ta phải nhắc ngay đến cây trầu, cây trà và cây cau . Nếu miếng trầu để nhai thì tách trà để uống: uống lúc giải lao, uống ngoài đồng ruộng, uống khi khách đến nhà . Trà trong giao tiếp xã hội, trong thủ tục cưới xin, trong thờ cúng, tóm lại, trà là một yếu tố văn hoá của người Việt, đất Việt. Tục uống trà của người Việt đã tạo nên một nét bản sắc văn hoá . Nét đẹp ẩm thực uống trà được thể hiện qua những vần thơ, những câu ca dao, tục ngữ, những điệu hò dân gian trữ tình và những áng thi văn bất hủ của các danh nhân văn hoá Việt Nam:

Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà Mạn Hão, ngâm nôm Thuy Kiều .

hoặc:

"Chồng em đi ngược về xuôi,
Buôn chè Mạn Hảo tháng ba thì về ."

Trà Mạn Hão, đôi khi gọi tắt là trà Mạn là loại trà mọc vùng Thượng Du, Trung Du miền Bắc . Đó là loại trà cổ thụ rừng, thân mộc vùng Hà Giang – Lai Châu – Yên Bái được đóng thành bánh gói giấy đỏ giữa có đóng nhãn đề năm sản xuất. Trà Mạn rất được ưa chuộng. Nguyên liệu lấy từ trà Shan Tuyết cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang, mọc tự nhiên trên những dãy núi ở độ cao 800m – 2.400m, quanh năm sương phủ. Họ chọn lựa những búp non, những lá trà rửa sạch và sau khi đóng bánh, phơi khô, họ cho trà vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ 3- 4 năm cho trà phong hoá bớt chất chát hết mùi ngái, có độ xốp như giấy bản mà vẫn lưu giữ được hương vị đặc trưng mới đem ra dùng, vì thế bao giờ cũng phải ghi rõ thời gian chế biến. 

 

<image001.jpg>

 


    Chè Shan tuyết Hà Giang - đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng

Trà, có nơi gọi là chè, cũng có trong ca dao:

Chè ngon, nước chát xin mời

Nước non non nước, nghĩa người chớ quên

<image002.jpg>

Trong văn hóa Việt Nam, trà có một vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Người Việt xưa dù là sống trên núi cao, dưới đồng bằng châu thổ hay bên bờ biển, dù là người sang, kẻ hèn, công chức, công nhân v.v. tất thảy đều giữ một tập tục uống trà.  Trà có mặt trong  ngày hội làng, đình đám,   giúp mọi người xích lại gần nhau,  bỏ qua những mặc cảm, oán thù để  sống nhân bản hơn.Trong cuộc sống, trà không chỉ là thức uống dân dã, giản dị mà nó còn là đề tài, nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn. Trà còn sử dụng như một phương tiện giao tiếp, trong biếu xén, quà tặng,  cưới xin, ăn hỏi, thờ cúng,  ma chay. Các quán trà ven vĩa hè đường phố ở Viet Nam là nơi mọi người đến nhâm nhi trà trao đổi thông tin, thời sự quốc tế, giá vàng, giá đô la, cá cược hội thắng đá ban v.v. Trong giao tiếp ứng xử xã hội con người Việt Nam thường dùng trà, trầu cau, rượu để chào mời khách đến nhà thăm hỏi, tiễn bạn đi xa, cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên, Tết quà biếu…Trong văn hoá Việt, chữ Ngũ tiềm tàng trong nếp sống như ngũ hành, ngũ sắc .Ngũ hành đối ứng với ngũ sắc, ngũ sắc chủ trì ngũ tạng, dùng ngũ sắc trong trà làm tăng năng lượng cho ngũ tạng của thân thể, giúp cả thân và tâm đạt đến trạng thái cân bằng. Hiểu biết đạo lý này, mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một loại trà thích hợp để dưỡng sinh và dưỡng tâm.

Phong tục đón khách đến nhà, mời trà thể hiện trong ca dao tục ngữ, hò vè, câu đối, hát quan họ, hát ghẹo rất phong phú, ví dụ như: Bắc Ninh có dân ca quan họ nói lên tục uống trà tại nông thôn như sau:

Mỗi (Mấy) khi khách đến chơi nhà

Đốt than quạt nước pha trà người xơi

Trà này quý lắm người ơi

Mỗi người một chén cho tôi vừa lòng

Muốn cho sông cạn núi liền

Để anh đi lại chẳng phiền đò giang

Vào chùa thấy chữ linh nhang

Gần chùa mà chẳng bén duyên chút nào

Sáng trăng sáng cả vườn đào

Hỏi rằng ngồi đấy ai nào còn không?

Nên chăng?

Se sợi chỉ hồng.

(Dân ca quan họ Bắc Ninh)

 

Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắn chặt với cây chè và phong tục uống trà. Uống chè tươi, chè mạn hảo là nét bản sắc văn hoá ẩm thực của người Việt từ thuở hồng hoang đến tận ngày nay. Lời chào đon đả “Chè ngon, nước chát xin mời/ Nước non non nước, nghĩa người chớ quên” của những bà mẹ Việt Nam da nhăn nheo, chít khăn mỏ quạ, miệng bỏm bẻm nhai trầu, hay những thiếu nữ mặc áo tứ thân với chiếc yếm đào vừa mộc mạc mà chân chất, vừa luyến láy mà ấn tượng. Bát nước chè xanh nước chát là biểu tượng của tâm hồn người Việt hiếu khách, thuỷ chung. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, cây chè vẫn gắn bó thắm thiết với con người Việt Nam. Đã từ lâu, trà đi vào thơ ca dân gian như một biểu tượng của tâm hồn người Việt, đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nhiều câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm trồng chè như: Nắng tốt chè, mưa tốt lúa .

Trà trồng ở Viet Nam với sản lượng trên một triệu tấn, ngoài phần tiêu thụ nội địa, còn xuất cảng sang nhiều nước như Pakistan và vài nước Trung Đông .

 

2. Trà trong thi văn Việt


21.Trà trong thơ Nguyễn Trãi . Cụ Nguyễn Trãi (1380-1442), đề cao trà trong tập thơ Ức Trai Thi Tập . Lúc này đã có các loại trà đen, trà xanh, trà ô long, vàng, trắng, ướp hoa và những tác phẩm thơ ca khác của cụ Nguyễn Trãi cũng đặc tả một thói quen uống trà thường ngày của cụ:

“nhân nhàn quan rảnh sướng cho ta

Đóng cửa thâu ngày ít qua lại

Mây toả đầy nhà mai đốt bách

Tùng reo quanh gối, tối đun trà

Sửa mình chỉ biết làm hơn cả

Nên phận đâu cần học lắm mà

Vu khoát đời ta mang bệnh ấy

Không phương chữa lão nặng thêm ra

Thắp hương trước án, bên mai luỹ

Quét tuyết đun trà, trước trúc tiên”.

và từng nhắc đến bóng Hồng Mai ở bài Ngôn chí trong Ức Trai thi tập:

… Cởi tục chè thường pha nước tuyết

    Tìm thanh trong vắt tịn chè mai.

Cởi tục là cởi bỏ những ưu phiền thế tục, pha nước tuyết là nước trong nhất, nước băng, nước sương trong như tuyết. Chè mai là chè Hồng Mai, thứ chè của các thiền gia .Trên thi đàn Việt, bóng dáng trà Hồng Mai ẩn hiện qua nhiều thế kỷ và từng là thi hứng thăng hoa của biết bao thế hệ danh nhân - trà sĩ. Hương vị chè Hồng Mai vẫn còn đó suốt cả trăm năm, mặc cho bao cơn binh lửa đã diễn ra.

2.2.trà trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm .

Cuối thế kỷ 15, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) rũ áo từ quan dung dị như một vị tiên thưởng trà trong cảnh sơn thủy hữu tình. Ông còn cho chúng ta thưởng thức loại trà mai khiến ông lâng lâng trong cõi mộng:

Khát uống trà mai hương ngọt ngọt

Giấc nằm hiên nguyệt gió hiêu hiêu

2.3. trà trong thơ Tú Xương .

Nhà thơ Tú Xương đã từng than thở về cái ma lực của “trà”:

Một trà, một rượu, một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó hại ta.

Chừa được cái gì hay cái nấy,

Có chăng chừa được rượu với trà!

2.4. trà trong truyện Kiều

Truyện Kiều cũng có nhắc đến trà Hồng Mai , giúp Hoạn Thư bớt cơn ghen khi bắt gặp người chồng là Thúc Sinh đang tình tự với Kiều: chén trà thiền đã giúp nàng bình tĩnh lại, bỗng chốc tỉnh táo và trở nên cao thượng:

Thiền trà cạn nước hồng mai

Thong dong nối gót thư trai cùng về

Trà Hồng Mai là loại trà chọn chế biến từ gốc mai già, cắt khúc chẻ răm nhỏ đem sao, pha nước sôi có sắc hồng nhạt, vị thanh đậm, ngọt hậu rất đặc biệt. Đây là một loại thiền trà phổ biến ở các chùa chiền miền Bắc trong  quá khứ .

Trà cũng còn được nhắc đến trong Truyện Kiều:

Khi hương sớm, khi trà trưa

Bàn vây điểm nước, đường tơ hoà đàn


3. Trà trên thế giới


Phần lớn trà được sản xuất tại Ấn Độ gọi là trà Assam (đôi khi nó được gọi là C. sinensis assamica hay C. assamica). Đây là loại cây nhỏ (thân đơn), lá to bản. Trong thiên nhiên, trà Assam có thể mọc cao đến 6 - 20 mét (20–65 ft); nhưng khi canh tác thì cây được xén kỹ chỉ còn cao nhỉnh hơn thắt lưng người. Ở những vùng đất trũng, cây trà cần độ ẩm cao (mưa nhiều) nhưng đất trồng phải ráo nước, không được úng. Trà Assam có hương vị ngọt khi pha nước uống, không giống như vị các loại trà Trung Hoa.

Ngoài trà Assam vừa đề cập, ta có thể kể thêm trà từ cây Camellia sinensis, sản xuất ra các loại trà quen thuộc như  trà đen, trà xanh, trà Ô Long v.v.  Cây trà xuất xứ từ Trung Quốc nhưng ngày nay, có thể gặp các đồn điền trà ngay tại các vùng đất cao ở Ethiopia, ở Rwanda v.v. Riêng ở Viet Nam, có thể gặp nhiều nơi ở miền Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái; miền Trung có trồng trà vài nơi ở Quảng Trị (Cùa), Quảng Nam . Trên Cao Nguyên, có nhiều đồn điền trà ở Pleiku (đồn điền Cateka), đồn điền trà vùng Dran ở gần Dalat  cũng như nhiều vườn trà nhỏ của nông dân vùng Băo Lộc-Di Linh..

 

                                       Đồi chè B'lao. Ảnh: Báo Bình Định.


4. Các loại trà khác nhau do chế biến

<image005.jpg>


Tùy lứa tuổi mà lá trà có thể dùng làm thành phẩm trà khác nhau vì thành phần hóa học trong lá khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần. Lá của trà dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein.

Mỗi loại trà  có đặc trưng, màu sắc, hương vị khác nhau.Ta có trà xanh, trà đen, trà Ô Long, trà trắng, trà vàng v.v.  nhưng mọi trà đều từ lá của cây Camellia sinensis ; gọi như vậy vì cây trà gốc gác bên Tàu .Giống trà này có nhiều chủng loại nhưng không phải vì vậy mà trà có nhiều màu sắc khác nhau! .Trà có nhiều màu là do cách biến chế lá trà sau khi thu hoạch, dựa vào hai biến số là oxyhoá và lên men

Trà ngày nay thường được chia làm 5 loại, chính là “Ngũ sắc trà”: Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà. “Ngũ sắc trà” này có thể làm dịu ngũ tạng, đạt đến mục đích cuối cùng là giúp con người khỏe mạnh, tâm thân an hòa.

Hoàng Trà .Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong Ngũ hành, Hoàng Trà thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống, Hoàng Trà nhập kinh tì, thông với kinh dạ dày. Cho nên, Hoàng Trà giúp điều dưỡng tì vị, trợ giúp tiêu hóa. Hoàng Trà thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.

<image006.jpg>

Bạch Trà

Bạch Trà là loại trà chế biến tối thiểu từ các búp trà màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ cách chế biến này, bạch trà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạch Trà có tên gọi từ lớp lông tơ màu bạc trắng mịn phủ lên chồi chưa mở của cây chè. Bạch Trà có hương vị nhẹ, tinh tế và hơi ngọt.

Về Ngũ Hành, Bạch Trà thuộc Kim. Khi uống, Bạch Trà nhập kinh phế, thông kinh đại tràng, phế chủ bì mao.. Cho nên Bạch Trà có tác dụng giải nhiệt, tán độc, hạ hỏa, thích hợp uống vào mùa thu.Trung Y nói: Mùa thu là mùa vạn vật xơ xác, tiêu điều, khiến miệng và lưỡi con người đều khô, cổ họng có cảm giác đắng, dễ phát sinh bệnh về hô hấp. Bạch Trà tính lạnh, có thể hạ hỏa, lợi niệu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cho nên, mùa thu thích hợp để uống Bạch Trà.

Trung Y nói: Mùa đông khí của trời đất bị phong kín, nước đóng băng, dương khí dần dần bị tiêu tan, vạn vật ngủ đông, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của nhân thể cần cao. Hắc Trà có thể giữ dương khí, kiện vị, làm ấm bụng nên thích hợp uống vào mùa đông.

            Lục Trà (trà xanh). Trà xanh là những loại trà không lên men, là lá trà chưa trải qua quá trình héo và ôxi hóa. do đó chứa nhiều chất chống oxythoá và cũng có nhiều théine hơn .  Trà xanh được chế biến từ những lá trà non, được hấp, đảo đều bằng tay hoặc bằng máy, rồi sấy khô. Nước có màu xanh lục nhạt. Đây là màu nguyên thủy của lá Trà không ủ.

Trà xanh được làm từ lá non, sau khi thu hoạch về, lá trà để cho héo bằng cách phơi khô dưới ánh nắng, hoặc sao khô trên chảo.. là những phương pháp thủ công phổ biến. Sấy khô trong lò, thùng quay hoặc hấp là những phương pháp phổ biến hiện đại. Mục đích là để phá hủy cac enzim (diệt men) và như vậy chận đứng sự lên men, sau đó trải qua quá trình làm nguội nhanh để không làm trà bị oxy hóa, giữ được trạng thái màu sắc xanh của trà..  

   Sản lượng trà xanh thường là lớn nhất, chủng loại cũng nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc điểm của trà xanh khi pha là nước thanh trong, lá trà có màu xanh... Không đường, ít calo và chứa nhiều chất chống ô xy hóa, polyphenol và flavonoid, trà xanh là một loại đồ uống hoàn toàn tốt cho sức khỏe và đã được khoa học chứng minh về hiệu quả của chúng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, theo Times of India.

Trà xanh Trung Quốc nổi tiếng nhất là trà Long Tĩnh (Rồng Trong Giếng) sản xuất ở Hàng Châu. Trà xanh tạo ra một loại đồ uống có màu nhẹ, xanh nhạt hoặc vàng chanh. Do không trải qua công đoạn oxy hóa nên nước trà thường có màu xanh hoặc vàng, có mùi cháy (trà xào) hoặc mùi lúa non (trà hấp), vị chát. Đây hoàn toàn là màu nguyên thủy của lá trà, không hề do ủ trà hay qua chế biến.  Trà xanh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm cholesterol xấu, giúp giảm cân. Trà xanh được dùng phổ biến ở Việt Nam. Một số loại trà xanh được ướp thêm hương, hoa rất phổ biến tại miền Nam như trà lài (lục trà nhài), trà sen, trà sâm dứa, trà sói (gọi theo các tên loại cây/ hoa được ướp vào trà).

          Hồng Trà .Hồng Trà là loại trà đã trải qua quá trình ô xi hóa hoàn toàn, có đặc thù là nước đỏ và hương vị ngọt ngào. Trong Ngũ hành, Hồng Trà thuộc hỏa, vị đắng. Trung y nói: Mùa hạ là mùa cây cối tươi tốt, là mùa trời, đất, khí hòa hợp, vạn vật sinh trưởng mạnh, nắng gắt như lửa, ngày dài đêm ngắn, nước trong cơ thể con người tiêu hao rất nhiều, khí huyết phần nhiều không đủ, tâm trạng phiền muộn, lo âu. Mùa này thích hợp uống Hồng Trà vì Hồng Trà lạnh giúp giảm nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt, nâng cao tinh thần, giúp tim khỏe mạnh, dưỡng huyết..

Hoàng Trà .Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong Ngũ hành, Hoàng Trà thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống, Hoàng Trà nhập kinh tì, thông với kinh dạ dày. Cho nên, Hoàng Trà giúp điều dưỡng tì vị, trợ giúp tiêu hóa. Hoàng Trà thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.

<image007.png>

 

Hắc trà (Black tea).Hắc Trà có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% với thời gian ủ lâu hơn để lá trà được ôxy hóa hoàn toàn làm cho lá trà có màu đen. Quá trình này còn gọi là lên men toàn phần. Chế biến loại trà này cũng phải qua nhiều giai đoạn hơn: làm héo (fletrissage) bằng cách sưởi nóng trong lò với nhiệt độ 90 độ C từ 10 đến 15 phút, cuộn tròn (roulage),rồi oxyhoá trong gian phòng với ẩm độ 90 đến 95% và nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C trong vòng từ 1 tiếng đến 3 tiếng đồng hồ. Về ngũ hành, Hắc Trà thuộc thủy, có vị mặn chát. Khi uống, Hắc Trà nhập kinh thận, đi vào kinh bàng quang. Thận là ngọn nguồn của sự sống, là gốc của nguyên khí và cũng là vốn liếng, sức khỏe của con người. Cho nên, Hắc Trà có tác dụng kéo dài tuổi thọ của con người. Bàng quang là kinh mạch bài tiết của nhân thể, cho nên Hắc Trà giúp giảm cân, tiêu mỡ, thích hợp uống vào mùa đông, kích thích tiêu hóa.

Trà đen còn được gọi là hồng trà do nước trà có màu đỏ hồng;  tuỳ vào mức độ oxy hoá trong quá trình lên men mà màu nước sẽ có sắc độ khác nhau. Những loại hồng trà nổi tiếng là trà Thiết Quan Âm (Phúc Kiến), Đại Hồng Bào ở Trung Quốc lục đia; Động Đình trà ở Đài Loan. Hồng Trà là loại trà phổ biến nhất ở phương Tây.

Trà Ô-long (Oolong tea) có màu sắc giữa trà xanh và trà đen ; chế biến từ những lá non, phơi nắng trên những tấm phên bằng tre, vò nát và đựng trong các rổ tre. Mục đích của sự vò nát là để làm hư hại những mạch dẫn nhựa và cạnh lá, tạo ra màu đỏ. Sau đó, lá trà được ủ ngắn hạn (semi-fermented) trong vài tiếng đồng hồ, và sao liền tay trên các chảo nóng  và sấy khô. Trà đen là loại trà được xuất cảng nhiều nhất và chiếm gần 60% sản lượng quốc tế  Khi uống, người Tây phương thường pha trà này chung với sữa hoặc đường.

         Trà Phổ Nhĩ (Pu-erh tea) là loại trà cổ xưa và hiếm nhất, lấy tên từ một vùng ở Vân Nam (Trung Hoa). Loại trà này chỉ thích hợp cho những người sành uống trà mà thôi. Đầu tiên, lá trà  trãi qua giai đoạn cố định hoá để chận đứng oxyd hoá sau đó cho cuộn tròn và phơi khô lần thứ nhất . Sau đó, họ ủ cho trà lên men trong căn phòng nhiệt độ phải cao hơn 25 độ .  Nước của trà Pu-erh thường có ánh đỏ đậm hoặc nâu. Trà Pu-erh là loại trà độc nhất để càng lâu càng ngon (như rượu tây)


5.Chế biến trà đen.


Trà đen còn gọi là “Hồng Trà” vì khi pha, nước thường có màu hồng đỏ. Những loại hồng trà nổi tiếng là trà Thiết Quan Âm (Phúc Kiến), Đại Hồng Bào ở Trung Quốc lục đia; Động Đình trà ở Đài Loan. Những huyền thoại về "Trảm Mã Trà" hay "Hầu Trà" đều thuộc loại Hồng Trà. Hồng Trà là loại trà phổ biến nhất ở phương Tây.  Khác với trà xanh và trà trắng, trà đen là trà đã lên men và oxyhoá.


Một quy trình chế biến trà đen tiêu chuẩn trên thế giới được thực hiện như sau:

a.Giai đoạn làm héo (flétrissage).  Mục đích giai đoạn này là giảm bớt hàm lượng nước trong búp chè, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vò. Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi 38 - 40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Khi lượng nước giảm thì hàm lượng chất khô trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các phản ứng sinh hóa và các quá trình biến đổi khác diễn ra dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng chè thành phẩm. Protein biến đổi sâu sắc để tạo thành các axit amin hoà tan. Một số chất khác như VitaminC, diệp lục, tinh bột giảm đi, cafein có tăng lên một chút do axitamin hình thành cafein.


Điều kiện cần thiết để làm héo tốt là:

- Ẩm độ không khí : 60 - 70%

- Nhiệt độ không khí: 44 - 45o C

- Thời gian héo: 3 - 4 giờ


b. Giai đoạn vò (roulage). Các chất hoà tan trong nước có trong tế bào, đặc biệt là Catechin muốn thực hiện được quá trình oxy hoá dưới tác dụng của các enzym Polyphenoxlaza và Peroxidaza phải được tiếp cận với oxygen, vậy cần phải phá vỡ vỏ và màng tế bào để chuyển các enzym làm cơ chất của chúng ra bề mặt của lá. Ngoài ra, do quá trình vò, các chất hoà tan sẽ đi vào nước nóng tốt và nhanh hơn khi pha chè, và thể tích khối chè cũng giảm hẳn đi. Quá trình vò cần đạt được độ giập của tế bào là 70 – 75%. Tuỳ theo quy mô sản xuất mà mỗi cối vò từ 120 – 160kg. Vò 3 lần. Thời gian mỗi lần vò là 45 phút, độ nhiệt 22-240 C, độ ẩm không khí 90 - 92%.

Quá trình phân loại giữa các lần vò nhằm mục đích tách phần chè nhỏ đủ độ giập tế bào ra khỏi khối chè vò, tạo điều kiện thông thoáng giảm nhiệt độ và tạo ra các tính chất cơ lý mới để qua quá trình vò tiếp theo được thuận lợi.

Chè sau khi phân loại qua khỏi lưới sàng đã đủ tiêu chuẩn về kích thước và độ giập tế bào sẽ được rải vào các khoảng một lớp dày 4 - 5 cm và đưa sang quá trình lên men.


c. Giai đoạn lên men . Quá trình lên men là trung tâm của  chế biến chè đen, là quá trình cực kì quan trọng ảnh hưởng đến phẩm chất chè thành phẩm. Chính nhờ quá trình này mà nguyên liệu sau hai quá trình chuẩn bị sơ khởi là làm héo và vò chịu những chuyển hoá sâu sắc về mặt hoá học để tạo nên màu sắc, mùi vị, ngoại hình của chè thành phẩm .

Các nhà khoa học chia quá trình lên men lá chè làm hai giai đoạn (2 pha). Giai đoạn một khi tế bào của lá bị phá vỡ sau lần vò 1, giai đoạn này kéo dài từ 2 - 3 giờ. Gia đoạn hai kể từ khi bắt đầu đưa chè vào phòng lên men cho đến khi quá trình lên men kết thúc.

Để thuận lợi cho quá trình lên men thì ở các phòng vò và lên men đều phải duy trì nhiệt độ trong giới hạn 24 – 26 độ C và độ ẩm không  khí  phải đạt 95 – 98%; không khí trong phòng vò và lên men cần điều chỉnh để đảm bảo cứ 7 - 100kg chè vò có khoảng 1m3 không khí sạch mát.


d. Giai đoạn sấy. Mục đích của giai đoạn này là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ các quá trình hoạt động của men nhằm cố định phẩm chất chè, làm cho lượng nước còn lại khoảng 7 – 9% theo yêu cầu thương phẩm trên thị trường. Yêu cầu nhiệt độ sấy 95 – 105 độ C, thời gian sấy 30 - 40 phút. Sau giai đoạn sấy là hoàn thành quá trình chế biến chè thành phẩm, qua hệ thống phân loại, phân cấp đóng bao và đưa ra thị trường tiêu thụ.


e. Giai đoạn sàng chè.  Sàng chè có hai dạng khác nhau:

 - Sợi chè để nguyên vò xoăn lại, gọi là chè truyền thống hay chè OTD (Orthodox tea - OTD tea): Sau khi sàng phân loại trong quá trình tinh chế chia ra làm nhiều loại tuỳ thuộc vào chất lượng chè như OP (Orange Pekoe), P(Pekoe), PS (Pekoe Shouchong ), BOP ( Brokon orange Pekoe ), BP (Broken Pekoe), BPS ( Brokon Pekoe Shouchong ), F ( Faning S ), Dust, chất lượng từ cao đến thấp theo nguyên liệu từ búp non, lá bánh tẻ, lá già .

- Sợi chè cắt thành từng mảnh nhỏ, gọi là chè CTC (Crushing= nghiền; Tearing = xé; Curling = vò xoắn lại ): Mùi vị, hương như chè đen OTD nhưng pha nhanh, tiện sử dụng, rất được ưa chuộng ở các nước công nghiệp phát triển. Đối với những giống chè cành thuộc thứ chè shan do trọng lượng búp lớn có thể tiến hành chế biến theo quy trình công nghệ  CTC để khắc phục ngoại hình cọng lớn đối với quy trình chế biến OTD.

g.  Đóng thành phẩm. Sau khi hoàn thành các công đoạn trên chè sẽ được đóng gói thành phẩm để mang đi tiêu thụ.


7. Thay lời kết .

Nếu trong văn hoá Tây phương, caphê hay rượu là những loại nước uống thông dụng thì trong văn hoá Đông phương, đó lại là trà. Tại Nhật Bản, trà còn được nâng lên một tầng cao hơn, đó là trà đạo kết hợp uống trà với tinh thần Thiền, nhằm làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tánh để đạt tới giác ngộ, vượt qua bờ bên kia

 

                                          Thái Công Tụng

T.Phước chuyển


https://hungviet-vhr.org/2020/11/04/ve-cay-tra/

vendredi 9 avril 2021

Phúc cho những ai không thấy mà tin

 


 

Phúc thay những ai không thấy mà tin 


(Suy niệm Tin mừng Chúa nhật II Phục sinh)  

 

Chúa Giê-su nói với ông Tô-ma: “Phúc thay những ai không thấy mà tin.”  

Vậy thì những ai tin vào Thiên Chúa thì được hồng phúc gì?  

Người tin vào Chúa Giê-su, bước theo Ngài và vâng nghe lời Ngài dạy sẽ được những hồng phúc cao quý sau đây:  

 

Hạnh phúc vì có Chúa là Cha  

Nguyễn Thị Martine là một cô gái da đen, tóc quăn, xấu xí, là con rơi của một người lính da đen trong đội quân viễn chinh Pháp chiếm đóng Việt Nam thời kỳ trước năm 1954.  

Vào năm 1972, khi lên 18 tuổi, vì gia cảnh nghèo đói, Martine vào làm phu bốc vác cho nhà máy xi-măng Hà Tiên, cuộc đời rất đen tối, lầm than.  

Một ngày cuối năm 1972, khi Martin đang bốc vác xi-măng, người cậu của cô vội vã chạy đến báo tin mừng: “Martine! Đi về thay đồ gấp, chuẩn bị đi gặp ba mày đang làm tổng thống...”  

Martine sững sờ! Cô không ngờ người cha da đen mà cô chưa hề thấy mặt, tên là Bokassa, đã rời khỏi Việt Nam sau hiệp định Genève năm 1954, hiện nay là tổng thống của Cộng hòa Trung Phi, đang cố sức tìm kiếm cô để đưa về ở với ông trong dinh tổng thống tại vương quốc giàu kim cương này.  

Từ thân phận người làm thuê khốn khổ, bỗng trở nên đứa con cưng của tổng thống Trung Phi giàu có; đây là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời, không gì sánh được.  

Tuy nhiên, hạnh phúc của Martine chẳng là gì so với hạnh phúc khác triệu lần lớn lao hơn của mỗi người chúng ta, khi nhận ra mình có một người Cha rất tuyệt vời là Thiên Chúa. Ngài là đấng đầy quyền năng, đã tạo nên trời đất muôn vật, đặc biệt là đã sinh chúng ta ra đời làm con chí ái của Ngài. Ngài là Cha thật của chúng ta, Ngài muốn chúng ta gọi Ngài cách thân thương là Abba, tức là Bố ơi! Cha yêu ơi! Và Ngài luôn yêu thương, ấp ủ chúng ta như đứa con thơ bé trong tay Ngài.  

Phúc thay cho những ai nhờ tin mà biết mình có một Người Cha tuyệt vời như thế.  

 

Hạnh phúc có Chúa Giê-su cứu độ  

Ngày 29 tháng 7 năm 1941, tại trại tù Auschwitz (Ao-suyt) của Đức quốc xã tại Ba Lan có một tù nhân trốn trại và chiếu theo luật trại tù, hễ có một tù nhân trốn trại, thì viên cai tù sẽ chọn 10 tù nhân khác, đem giam vào hầm đói cho đến chết. Francis (Franciszek) là một trong mười tù nhân bất hạnh này; Anh kinh hoàng tột độ vì thần chết đã điểm mặt anh. Anh chết điếng người vì không bao giờ còn gặp lại vợ và các con yêu quý!  

Thế rồi, một tù nhân khác là cha Kolbe, dũng cảm tiến lên trước mặt viên cai tù, đề nghị ông ta cho ngài chết thay cho Francis, vì thương xót anh nầy.  

Được cai tù chấp thuận, cha Kolbe cùng với 9 người tù bất hạnh khác đi vào hầm tử thần chịu giam đói đến chết. Nhờ cha Kolbe chết thay cho mình, Francis được thoát chết và sau này được về đoàn tụ với vợ con.  

Tương tự như thế, nhờ Chúa Giê-su chết thay cho ta, mỗi người chúng ta được thoát khỏi án phạt đời đời.  

Tội lỗi loài người gây ra khiến họ phải mang án phạt đời đời trong hỏa ngục. Thế nhưng, Thiên Chúa không nỡ để cho người tội lỗi phải sa vào hỏa ngục nên Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người, mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân. Ngài nộp mình chịu khổ nạn để đền tội thay cho chúng ta và chịu chết đau thương để chúng ta khỏi sa vào hỏa ngục.  

Tin vào Chúa Giê-su để được Ngài đền tội thay, chết thay cho mình được sống và sống đời đời trên thiên quốc là nguồn hạnh phúc vô cùng vô tận!  

Hạnh phúc vì có Chúa Thánh Thần dẫn ta về quê trời    

Tàu thuyền trôi dạt giữa biển khơi trong đêm đen mà không có hải đăng, không có la bàn chỉ hướng thì thật là tai hại khôn lường.  

Mỗi người chúng ta cũng như tàu thuyền trôi dạt trên biển đời đen tối, sóng gió hãi hùng; nếu không được Chúa Thánh Thần là Ánh sáng soi đường chỉ lối, thì không ai có thể nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, không ai có thể đạt tới quê trời.  

 

Lạy Chúa Giê-su,  

Còn rất nhiều hồng phúc khác sẽ đến với những người ai tin vào Chúa và đón nhận giáo huấn của Ngài. Xin gia tăng thêm lòng tin cho chúng con để cuộc đời chúng con thêm hoan lạc và chan hòa hạnh phúc. Amen.  

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà  

 

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH

Tin Mừng Ga 20,19-31

 

19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. 28 Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” 29 Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.

30 Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.

Ngọc Nga 


samedi 3 avril 2021

Những nhân vật Việt Nam lừng lẫy một thời – 80 năm trước..

Nhớ lại những nhân vật lừng lẫy một thời – 80 năm trước, 1940, họ đang làm gì?



Hà Nội 1941 (Wikipedia)



Việt Nam 1940-1941

– Đức quốc xã tràn vào Paris.

– Phát-xít Nhật tiến vào Đông Dương.

– Phan Bội Châu đang ốm nặng và chuẩn bị mất ở Huế.

– Nguyễn Văn Vĩnh vừa qua đời được bốn năm, để lại sự nghiệp trước tác đồ sộ bậc nhất.

– Phan Thanh và Tản Đà sắp qua “giỗ đầu”.

– Vũ Trọng Phụng sắp qua đợt cúng “trăm ngày”.

– Bùi Quang Chiêu 67 tuổi, vừa rời chức Viện trưởng Hội đồng quản hạt Nam Kỳ tại Sài Gòn, đồng thời vẫn là đại biểu Nam Kỳ tại Thượng Hội đồng Pháp quốc hải ngoại.

– Huỳnh Thúc Kháng 64 tuổi, đang điều hành tờ báo “Tiếng Dân” mà ông thành lập tại Huế từ năm 1927.

– Ưng Bình Thúc Giạ Thị [Nguyễn Phúc Ưng Bình – cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh] 63 tuổi, đang làm Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung Kỳ, vừa được bầu làm Viện trưởng Viện dân biểu Trung kỳ.

– Đạm Phương nữ sử (cháu nội vua Minh Mạng) 59 tuổi, đang lãnh đạo Hội nữ công ở Huế.

– Kỳ Ngoại hầu Cường Để 58 tuổi, vừa thôi giữ Hội chủ Việt Nam Quang Phục Hội để nhường cho “thế hệ thứ hai” của Hội này như cựu Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Di, kỹ sư Vũ Văn An…

– Hồ Học Lãm 56 tuổi, đang ốm nặng và nằm viện tại Quế Lâm (Trung Quốc).
Phạm Duy (Wikipedia)
– Ngô Đình Khôi 55 tuổi, đang giữ chức Tổng đốc Nam Ngãi dưới triều vua Bảo Đại trước khi bị ép về hưu từ vào năm 1943 vì ý hướng thân Nhật.

– Trần Trọng Kim 53 tuổi, đang tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Hội Khai trí Tiến Đức, Hội Bắc kỳ Phật giáo…

– Phan Khôi 53 tuổi, vừa vào Sài Gòn dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết sau khi đóng cửa tờ “Sông Hương” tại Huế một năm trước đó.

– Bùi Kỷ 52 tuổi, đang dạy học tại Trường tư thục Thăng Long do một số trí thức có xu hướng thân cộng sản như Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp… thành lập.

– Nguyễn Văn Thinh 52 tuổi, đang điều hành Hội Truyền bá quốc ngữ tại Nam Kỳ trước khi đứng ra huy động nhân sĩ lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ để thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị.

– Bùi Bằng Đoàn 51 tuổi, đang giữ chức Thượng thư Bộ Hình dưới triều vua Bảo Đại, trông nom việc xử kiện tại tất cả các tỉnh Trung Kỳ, chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung Kỳ.

– Phạm Quỳnh 48 tuổi, đang giữ ghế “Thượng thư Bộ học” dưới triều Bảo Đại ở Huế.

– Phan Kế Toại 48 tuổi, đang giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh trước khi được bổ nhiệm làm Tổng đốc Thái Bình.

– Nguyễn Phan Chánh 48 tuổi, đang sáng tác tranh lụa tại quê nhà Hà Tĩnh và bắt đầu giới thiệu các tác phẩm tranh lụa của mình tới giới thưởng ngoại hội họa tại Pháp và châu Âu.

– Hồ Tùng Mậu 44 tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt đi đày tại Ban Mê Thuột.

Từ trái qua: Thái Thanh – Phạm Đình Chương – Thái Hằng

– Khái Hưng 44 tuổi, vừa bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Sơn La, “cùng đợt” với Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí…

– Vũ Đình Long 44 tuổi, đang phụ trách NXB Tân Dân và tờ “Tiểu thuyết thứ Bảy”.

– Thích Quảng Đức 43 tuổi, đang hành đạo tại miền Nam Việt Nam, khai sơn và trùng tu nhiều ngôi chùa.

– Lê Hữu Từ 43 tuổi, đang phụng vụ tại Giáo xứ Phát Diệm (Ninh Bình).

– Ngô Đình Thục 43 tuổi, vừa được tấn phong Linh mục, đang là Giám quản đầu tiên của Giáo phận Tông Tòa Vĩnh Long.

– Vũ Hồng Khanh 42 tuổi, đang làm Ủy viên Hải ngoại bộ của Việt Nam Quốc dân Đảng Hải ngoại Biện sự xứ (Bureau d’Outre – Mer du Việt Nam Quốc dân Đảng) tại Trung Quốc.

– Trần Văn Chương 42 tuổi, đang mở Văn phòng luật sư tại nhà riêng ở Hà Nội.

– Nguyễn Thế Truyền 42 tuổi, đang sống với người vợ Pháp tại Nam Định.

– Nguyễn An Ninh 40 tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt đi đày tại Côn Đảo.

– Cao Xuân Huy 40 tuổi, đang dạy học tại một số trường tư thục ở Huế và tham gia viết báo Revue pédagogique.

– Tú Mỡ 40 tuổi, đang tích cực tham gia nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

– Đào Trinh Nhất 40 tuổi, vừa từ Sài Gòn ra Hà Nội và cộng tác tích cực với báo “Trung Bắc chủ nhật”.

– Hoàng Đạo Thúy 40 tuổi, đang là Ủy viên phụ trách ngành Tráng sinh và là thủ lĩnh của phong trào hướng đạo Bắc Kỳ.

– Ngô Đình Diệm 39 tuổi, đang dạy học tại trường Thiên Hựu (Providence) ở Huế, do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học, trước khi tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Đại Việt Phục hưng Hội, dựa vào Nhật để chống Pháp.

– Phạm Khắc Hòe 39 tuổi, vừa từ Quy Nhơn lên làm Quản đạo Đà Lạt, phát triển nghề trồng rau tại đây.

– Trịnh Đình Thảo 39 tuổi, đang là luật sư tại Tòa Thượng thẩm Sài Gòn.

– Phan Văn Hùm 38 tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt đi đày tại Côn Đảo.

– Hải Triều 38 tuổi, vừa bị thực dân Pháp bắt đi an trí tại Phong Điền (Thừa Thiên).

– Trần Văn Hương 38 tuổi, đang dạy học tại trường Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho.

– Vũ Ngọc Phan 38 tuổi, đang dạy học tư tại Hà Nội và cộng tác với các báo Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ Thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương….

– Vương Hồng Sển 38 tuổi, đang làm thư ký tại dinh Thống đốc Nam Kỳ.

– Đào Duy Anh 36 tuổi, đang nghiên cứu độc lập về lịch sử, văn hóa, văn học Việt Nam.

– Hoàng Minh Giám 36 tuổi, đang dạy học và viết báo chống chế độ thực dân Pháp tại Sài Gòn.

– Nhượng Tống 36 tuổi, đang bị quản thúc ở quê nhà Nam Định sau bảy năm lưu đày ở Côn Đảo.

– Hoàng Văn Hoan 35 tuổi, đang điều hành Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) ở Trung Quốc.

Đinh Hùng (phải) và Tô Kiều Ngân (Zing)


– Phan Khắc Sửu 35 tuổi, đang tham gia và hoạt động tích cực trong tổ chức Việt Nam Nhân dân Cách mệnh Đảng, một tổ chức chính trị hoạt động đòi độc lập cho Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp bắt đi đày tại Côn Đảo.

– Tạ Thu Thâu 34 tuổi, đang bị thực dân Pháp bỏ tù vì tố cáo gian lận trong cuộc bầu cử Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ).

– Nguyễn Tường Tam 34 tuổi, đang là Tổng Thư ký Đại Việt Dân chính Đảng.

– Tô Ngọc Vân 34 tuổi, đang bắt đầu giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

– Mai Trung Thứ 34 tuổi, đã định cư và đang phát triển sự nghiệp hội họa tại Paris.

– Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) 33 tuổi, đang bị thực dân Pháp bắt đi đày tại Sơn La.

– Lê Phổ 33 tuổi, vừa sang Pháp định cư và phát triển sự nghiệp hội họa.

– Thế Lữ 33 tuổi, đang nỗ lực hiện đại hóa nghệ thuật kịch nói sau gần một thập niên đóng góp to lớn cho phong trào Thơ Mới.

– Hoàng Xuân Hãn 32 tuổi, đang nghiên cứu về Lý Thường Kiệt, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Quang Trung ở Thanh Hóa.

– Cao Văn Luận 32 tuổi, đang theo học Triết học và Văn chương tại Đại học Sorbonne.

– Phạm Duy Khiêm 32 tuổi, đang tham gia quân đội kháng chiến Pháp chống phát-xít Đức trước khi trở về Việt Nam dạy học, viết văn, làm báo.

– Nguyễn Gia Trí 32 tuổi, đang thử nghiệm các sáng tác mới bằng chất liệu sơn mài.

– Nguyễn Đăng Thục 31 tuổi, đang làm kỹ sư hóa học tại Nhà máy dệt Nam Định và nghiên cứu độc lập về văn hóa Á Đông để chuẩn bị biên soạn hai tác phẩm “Bình giải sách Đại học”, và “Tinh thần khoa học và đạo học”.

– Nguyễn Mạnh Tường 31 tuổi, vừa mở văn phòng luật sư tại Hà Nội.

– Hoài Thanh 31 tuổi, dạy học, viết văn, viết báo tại Huế, đang chuẩn bị gửi bản thảo “Thi nhân Việt Nam” cho nhà xuất bản.

– Ngô Đình Nhu 30 tuổi, đang làm việc tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (Hà Nội).

Vũ Văn Mẫu (Wikipedia)

– Nguyễn Hữu Thọ 30 tuổi, đang hành nghề luật sư tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

– Trần Văn Cẩn 30 tuổi, đang chuẩn bị gửi các tác phẩm hội họa của mình sang triển lãm tại Nhật Bản.

– Hồ Hữu Tường 30 tuổi, tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Marx và Nhóm Đệ Tứ, vừa bị đày ra Côn Đảo cùng Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu…

– Thạch Lam 30 tuổi, đang làm Chủ bút báo “Ngày Nay”, sống với vợ con ở Yên Phụ (Hà Nội) trước khi qua đời vào năm 1942 vì bệnh lao.

– Nguyễn Tuân 30 tuổi, đang lẫy lừng với các tùy bút mới.

– Ngô Đình Cẩn 28 tuổi, đang chăm sóc mẹ già tại Huế.

– Nguyễn Huy Tưởng 28 tuổi, đang hăng hái với phong trào Truyền Bá Quốc Ngữ.

– Vũ Đình Hòe 28 tuổi, đang dạy học tại một số trường tư thục tại Hà Nội trước khi tham gia Nhóm Thanh Nghị.

– Phan Anh 28 tuổi, vừa bỏ dở chương trình Tiến sĩ Luật tại Pháp để về Việt Nam chuẩn bị ra mắt tờ báo “Thanh nghị” với Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền.

– Hoàng Tích Chù 28 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và mở xưởng vẽ tại phố Hàng Khoai – một trong những xưởng sơn mài đầu tiên của Hà Nội.

– Hàn Mặc Tử 28 tuổi, đang sống những ngày cuối đời tại Nhà thương Quy Hòa (Quy Nhơn).

– Bàng Bá Lân 28 tuổi, đang vui thú điền viên tại Kép (Bắc Giang).

– Nguyễn Hữu Đang 27 tuổi, đang hoạt động trong khối trí vận của Đảng Cộng sản Đông Dương, chuyên lo việc vận động giới tư sản và trí thức.

– Trương Tửu 27 tuổi, chuẩn bị tham gia Nhà xuất bản Hàn Thuyên (Hà Nội) với chức danh Giám đốc Văn chương (tương đương Tổng Biên tập).

– Huỳnh Tấn Phát 27 tuổi, kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên mở văn phòng kiến trúc tư, tại Sài Gòn.

– Hoàng Văn Chí 27 tuổi, vừa đậu Cử nhân Khoa học tại Viện Đại học Đông Dương.

– Nguyễn Khắc Viện 27 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp ngành Nhi khoa tại Đại học Y khoa Paris.

– Vũ Văn Mẫu 26 tuổi, đang làm Tri huyện tại Đông Anh (Hà Nội) trước khi sang Paris học Tiến sĩ Luật.

– Nguyễn Phước Bửu Lộc (chắt nội Tuy Lý vương Miên Trinh) 26 tuổi, đang học luật tại Đại học Montpellier (Pháp).

– Lê Thương 26 tuổi, đang hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng trước khi vào Sài Gòn lập nghiệp.

– Văn Chung 26 tuổi, đang nổi danh với ca khúc “Bóng ai qua thềm”.

– Kim Định 25 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp môn Triết học tại Giáo hoàng Chủng viện Thánh Albertô Cả tại thành phố Nam Định và sắp được thụ phong linh mục, trước khi sang Pháp học Triết học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và Nho học tại Học viện Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Études Chinoises).

– Dương Thiệu Tước 25 tuổi, đang hoạt động nghệ thuật với nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh…

– Dương Văn Minh 24 tuổi, vừa theo học khóa một tại trường Sĩ quan Thủ Dầu Một.

– Phạm Huy Thông 24 tuổi, đang chuẩn bị cho kỳ thi lấy bằng Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ Sử-Địa tại Paris.

– Thụy An 24 tuổi, vừa kết hôn với nhà giáo Bùi Nhung (em trai học giả Bùi Kỷ).

– Vũ Hoàng Chương 24 tuổi, đang là Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm, trước khi bước vào thời kỳ sáng tác thơ-kịch.
Một góc Sài Gòn xưa (Historic Vietnam)

– Xuân Diệu 24 tuổi, vừa vào Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) làm tham tá thương chánh, trước khi ra lại Hà Nội để sống bằng nghề viết văn.

– Hữu Loan 24 tuổi, vừa tham gia phong trào Việt Minh tại Thanh Hóa.

– Nam Cao 23 tuổi, đang chữa morat cho bản in thử của tập truyện ngắn “Đôi lứa xứng đôi”.

– Trần Đức Thảo 23 tuổi, đang chuẩn bị bước vào chương trình Cao học Triết tại Trường Sư phạm phố Ulm (Paris).

– Vũ Khắc Khoan 23 tuổi, vừa tốt nghiệp kỹ sư canh nông trước khi chuyển sang văn học và lịch sử, dạy học ở trường trung học Chu Văn An (Hà Nội).

– Đỗ Mậu 23 tuổi, đang phục vụ tại Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế.

– Nguyên Hồng 22 tuổi, vừa bị thực dân Pháp bắt đi đày tại Hà Giang.

– Nguyễn Bính 22 tuổi, bắt đầu nổi tiếng sau khi được giải Khuyến khích của Tự lực Văn đoàn dành cho tập thơ “Tâm hồn tôi”.

– Đặng Thế Phong 22 tuổi, vừa sáng tác ca khúc “Đêm thu” với những lời mở đầu bất hủ: “Vườn khuya trăng rãi hoa đứng im như mắt buồn; Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa; Cánh hoa vương buồn trong gió; Ánh hương yêu nhẹ nhàng say, gió lay…”

– Nguyễn Văn Thương 21 tuổi, đang nổi danh với bài hát “Đêm đông”, được ông sáng tác trong đêm Giao thừa năm 1939, khi ông đi lang thang trên những con phố của Hà Nội vì không có tiền để về Huế.

– Huy Cận 21 tuổi, đang học năm cuối trường Cao đẳng Canh nông và ở cùng Xuân Diệu trong một căn nhà trên phố Hàng Than (Hà Nội).

– Nguyễn Đình Đầu 20 tuổi, đang tham gia hướng đạo sinh với Hoàng Đạo Thúy ở Hà Nội.

– Chế Lan Viên 20 tuổi, đang nổi như cồn với tập thơ “Điêu tàn” xuất bản trước đó ba năm.

– Đinh Hùng 20 tuổi, đang ôm mộng văn chương tại Hà Nội, chuẩn bị xuất bản tập văn xuôi “Đám ma tôi”, và đăng các bài thơ mới sáng tác trên tờ “Hà Nội tân văn” của Vũ Ngọc Phan ba năm sau đó.

– Nguyễn Mạnh Côn 20 tuổi, bắt đầu cộng tác với báo Đông Pháp.

– Tô Hoài 20 tuổi, đang sửa bản thảo tác phẩm “Con dế mèn”.

– Kim Lân 20 tuổi, đang chập chững bước vào làng Văn với những truyện ngắn đầu tiên.

– Bùi Xuân Phái 20 tuổi, đang chuẩn bị thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

– Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, 20 tuổi, lập đạo Hoà Hảo được một năm, tháng 8-1940 bị thực dân Pháp quản thúc tại Sa Đéc.

– Lý Đông A, 19 tuổi, làm ủy viên chính trị cho Phục quốc quân, cánh quân sự của Việt Nam Quang phục Hội, chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Lạng Sơn. Khởi nghĩa thất bại, Lý Đông A chạy thoát sang Trung Quốc.

– Cao Văn Viên 19 tuổi, đang học Trung học theo giáo trình Pháp tại thủ đô Vientiane (Lào).

– Phạm Duy 19 tuổi, đang theo học dự thính hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng,… một thời gian trước khi đi làm tự do và tự học nhạc cổ điển, tập sáng tác.

– Thích Thiện Siêu 19 tuổi, đang học Chương trình Phật học Trung cấp tại chùa Trúc Lâm (Huế).

– Thích Thiện Minh 19 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp trường An Nam Phật học do hòa thượng Mật Khế thành lập năm 1934.

– Nguyễn Tư Nghiêm 18 tuổi, đang chuẩn bị thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

– Đỗ Nhuận 18 tuổi, đang bắt đầu sáng tác vở ca cảnh “Nguyễn Trãi – Phi Khanh”.

– Hoàng Cầm 18 tuổi, chập chững bước vào làng Văn với việc dịch sách cho NXB Tân Dân của Vũ Đình Long.

– Thích Trí Quang 17 tuổi, đang theo học chương trình đào tạo tăng sĩ ở Huế.

– Nguyễn Văn Thiệu 17 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp trường dòng Công giáo Pellerin tại Huế trước khi trở về quê Ninh Thuận làm nông cùng với gia đình và chờ thời.

Bưu Điện Hà Nội xưa (VietnamPlus)

– Trần Độ 17 tuổi, vừa gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

– Văn Cao 17 tuổi, đang trên đường rời Huế vào miền Nam sau khi viết xong bài thơ đầu tay: “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” với câu kết bất hủ: “Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh”.

– Nguyễn Sáng 17 tuổi, đang theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

– Tô Vũ 17 tuổi, đang hoạt động âm nhạc trong Nhóm nhạc Đồng Vọng, cùng với Hoàng Quý, Phạm Ngữ, Canh Thân, Văn Cao.

– Thích Nhất Hạnh 14 tuổi, chuẩn bị xuất gia tại chùa Từ Hiếu (Huế).

– Trần Dần 14 tuổi, đang học bậc Thành chung ở Nam Định và chuẩn bị lên Hà Nội học Tú tài Triết.

– Mai Thảo 13 tuổi, đang học Trung học tại Nam Định.

– Phạm Đình Chương 11 tuổi, đang học Trung học tại Trường Bưởi (Hà Nội).

90% dân số của khoảng 20 triệu người Việt đang bị mù chữ.

Nancy Quách chuyển 

vendredi 2 avril 2021

Đại Học Võ Trường Toản (Kiên Giang VN)

Ngày nay, các trường đại học không chỉ tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và đội ngũ giảng viên, mà còn đầu tư mạnh tay cho cơ sở vật chất và cảnh quan, khuôn viên. Bởi lẽ, đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm thu hút sinh viên theo học.

Nếu có dịp chiêm ngưỡng Trường Đại học Võ Trường Toản, có lẽ nhiều bạn trẻ sẽ muốn được trở thành sinh viên ở đây. Nhìn từ xa, ngôi trường này trông giống công viên giải trí hoặc khu du lịch hơn là một cơ sở học tập.



Trường Đại học Võ Trường Toản là trường đại học tư thục, nằm trên mặt tiền Quốc lộ 1A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Nơi này cách TP. HCM khoảng 4 tiếng đi xe.

Tổng diện tích của trường là 20 héc-ta, trong đó diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là trên 36.000 m2. Trường có thể đáp ứng nhu cầu học tập của trên 18.000 sinh viên, với đầy đủ cơ sở vật chất như khu giảng đường lý thuyết, khu thực hành thí nghiệm, nhà hiệu bộ, văn phòng làm việc, khu trung tâm thương mại – giải trí và ký túc xá.




Được xây dựng theo lối kiến trúc mái vòm và cột tháp độc đáo, Trường Đại học Võ Trường Toản khiến sinh viên cảm thấy như đang được học tập giữa trời Âu. Các tòa lâu đài trắng lộng lẫy được bao quanh bởi bạt ngàn rừng cây, tạo cảm giác biệt lập và kín đáo.

Màu sắc chủ đạo gồm trắng, xám và đỏ bordeaux càng làm tôn thêm vẻ huyền bí, cổ tích nhưng cũng không kém phần nguy nga, sang chảnh của ngôi trường này.



Tọa lạc tại một khu đất rộng rãi và thoáng đãng, Trường Đại học Võ Trường Toản sở hữu vị trí đắc địa, rất phù hợp để ngắm hoàng hôn. Khi mặt trời từ từ khuất sau những rặng cây cũng là lúc ánh vàng của chiều tà khoác lên ngôi trường này một vẻ đẹp khó cưỡng



Đặc biệt là, bên trong khuôn viên Trường Đại học Võ Trường Toản còn tích hợp cả công viên giải trí Công viên giải trí Kittyd & Minnied. Khu vực này có mở cửa cho du khách vào tham quan, chụp ảnh và vui chơi. Đến đây, mọi người sẽ được thỏa sức tham gia các trò chơi giải trí, ngắm nhìn những tòa lâu đài châu Âu cổ kính, thưởng thức các hoạt động nghệ thuật độc đáo.


Hiện tại, Trường Đại học Võ Trường Toản đang đào tạo tất cả 10 chuyên ngành ở trình độ đại học, bao gồm: Y đa khoa, Dược học, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh tế quốc tế, Văn học, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin.





Điểm chuẩn xét tuyển vào các ngành thuộc Trường Đại học Võ Trường Toản trong năm học 2020-2021 là 14-21 điểm.

Linh Hân / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi




NUMÉROTATION DES DENTS ET DES QUADRANTS

 NUMÉROTATION DES DENTS ET DES QUADRANTS




IDENTIFIER VOS DENTS

Lorsque votre dentiste ou votre hygiéniste vous indique un début de carie sur l’une de vos dents, il identifie la dent par un nom ou par un numéro. Par exemple, votre dentiste pourrait vous aviser que vous avez un début de carie sur votre première molaire supérieure du côté gauche, aussi appelée dent #26.

C’est aussi de cette façon que les assurances dentaires procèdent pour identifier les dents sur les demandes de réclamations ou les estimations des coûts de traitements.

*Certains pays comme les États-Unis utilisent une codification différente.

*L’absence d’une dent dans un quadrant ne change pas le chiffre représentant les autres dents (ex. : si la 36e est absente, sa voisine portera le chiffre 37).


A quoi sert une radio panoramique dentaire ?


Radiologie panoramique

A quoi sert une radio panoramique dentaire ?

Une radio panoramique dentaire est un moyen essentiel du diagnostic et de l’exploration dans ce secteur. Elle permet de réaliser un cliché global de la mâchoire afin de connaitre l’emplacement exact des dents, repérer diverses anomalies dentaires, déceler les lésions dentaires et des tissus. On peut observer des caries dentaires, dents de sagesse ou incluses, fractures, kystes, tumeurs, etc.




Elle permet au praticien d’établir un diagnostic et appliquer par la suite les bons traitements.

Le praticien en a également besoin avant une pose d’implants dentaires afin de décider si oui ou non le patient est prêt à recevoir cette opération chirurgicale, si la future localisation de la racine artificielle est optimisée, etc.

Même si la technique de radio panoramique est efficace, elle manque tout de même de précision. C’est pourquoi dans certains cas, la radiographie rétro-alvéolaire est plus efficace. Lorsque la précision est nécessaire dans le cadre d’une intervention médicale, le scanner dentaire est souvent requis.


Radiologie panoramique

La radiologie panoramique est un type de radiologie basé sur la représentation de la mâchoire dans son entièreté. Elle permet ainsi de mettre en évidence des lésions, telles que les kystes ou les abcès, mais également d’étudier l’agencement des dents. Aussi appelée orthopantomogramme, elle se résume à un examen simple, ne nécessitant pas de préparation particulière et permet une première mise en lumière d’éventuels troubles. Dans le cadre d’un traitement orthodontique, elle vient compléter la prise d’empreintes en donnant une vue des dents déjà en place, ainsi que de celles qui ne sont pas encore sorties. Rendez-vous dans un centre Dentego proche de chez vous, où nous disposons des outils de radiologie les plus récents afin d’établir des diagnostics précis et de vous proposer des traitements adaptés.

Sommaire
Qu’est-ce qu’une radio panoramique ?
À quoi sert une radio panoramique dentaire ?
Comment se déroule l’examen ?
Quel est le prix d’une radio panoramique dentaire ?
Quelques astuces

Pourquoi la radiographie panoramique est-elle un outil de soin dentaire pertinent ? Celle-ci permet de venir en complément d’un examen buccal par votre praticien et de lui apporter de précieuses informations sur l’état de votre dentition. Sur l’image, il sera possible de voir la manière dont sont agencées les dents, mais aussi d’éventuelles infections. Dans la plupart des cas, celles-ci se développent dans le tissu parodontal et sont donc difficilement observables sans faire appel à la radiologie. La radio panoramique est utile pour de nombreux soins, de l’orthodontie à la parodontologie. Si la technique de radio panoramique constitue un outil efficace, elle manque tout de même de précision. C’est pourquoi, dans certains cas, la radiographie rétro-alvéolaire est plus adaptée. Lorsqu’une intervention médicale requiert davantage de minutie, le scanner dentaire est souvent requis. Elle permet cependant d’établir un premier diagnostic de manière simple, peu coûteuse et sans exposer le patient à des niveaux de radiations élevés. De plus, elle aura pour rôle d’aider votre dentiste à garder un œil sur l’état des dents soignées, notamment dans le cadre de la pose :
D’un bridge dentaire ;
D’une couronne ;
D’une prothèse.
Qu’est-ce qu’une radio panoramique ?

La radio panoramique est un type d’imagerie qui permet de détecter des lésions au niveau des dents et des tissus qui les entourent, mais aussi de vérifier le positionnement de la dentition en vue d’une correction. Elle donne la possibilité d’étudier, sur un même cliché, les deux mâchoires en entier, en faisant apparaître :
Les dents ;
Leurs racines ;
L’os alvéolaire.

Utilisée pour effectuer un premier diagnostic, elle constitue une solution rapide, efficace et peu coûteuse pour le repérage des infections, des kystes et d’éventuelles tumeurs. Elle permet aussi de vérifier le bon positionnement des futures dents permanentes chez les enfants et de contrôler l’état du tissu osseux qui soutient les dents. De cette façon, la radiographie panoramique fait partie intégrante de la démarche de prévention à laquelle participe votre chirurgien-dentiste. Elle lui donne la possibilité de détecter une maladie parodontale et de la traiter de manière optimale. L’appareil est constitué d’un émetteur de rayons X, qui va irradier la partie du corps à observer, ainsi que d’un récepteur qui va permettre d’obtenir l’image. Sur cette dernière, les parties dures, comme l’os et les dents, vont apparaître en couleur claire et les tissus mous dans des tons plus foncés. Votre spécialiste Dentego vous apportera son expertise dans l’interprétation de ces clichés, et détectera ainsi d’éventuels problèmes. Dans certains cas, ceux-ci sont difficilement identifiables lors d’une simple vérification visuelle. Une dent incluse par exemple, autrement dit qui ne perce pas la gencive, ne peut pas être repérée sans faire appel à la radiologie. Une image panoramique permettra de dénicher ce type d’affection et de la traiter avant que celle-ci ne puisse s’aggraver.

 À quoi sert une radio panoramique dentaire ?


Une radio panoramique dentaire est un moyen essentiel du diagnostic et de l’exploration bucco-dentaire. Elle permet de réaliser un cliché global de la mâchoire afin de :
Connaître l’emplacement exact des dents ;
Repérer diverses anomalies ;
Déceler les lésions dentaires ou des tissus.

Dans ce contexte, on peut observer des caries dentaires, des dents de sagesse ou incluses, ainsi que des fractures, des kystes ou des tumeurs. Dans le cadre d’une infection, le spécialiste doit commencer par en mesurer l’étendue, afin de mettre en place un traitement adapté. Ce type de problème bucco-dentaire peut résulter, à titre d’exemple, d’une dent cariée. Une carie se développe lorsque des bactéries pathogènes, en se nourrissant des sucres présents dans la bouche, produisent une substance acide qui va attaquer l’émail. Petit à petit, les germes vont creuser la dent jusqu’à atteindre la dentine, puis la pulpe, partie vivante de la dent. Si l’infection se propage davantage, elle peut aller jusqu’à créer un abcès. Il s’agit d’une poche de pus qui va gonfle sous la dent. Une radio panoramique va aider à repérer une anomalie de ce type, qu’il s’agisse d’un abcès ou encore d’une carie en formation, en vue de la soigner. L’orthopantomogramme est donc une radiographie polyvalente qui permet au praticien d’établir un diagnostic et d’appliquer par la suite les bons traitements. Il sert d’outil de prévention, afin de venir compléter une inspection visuelle, mais se voit aussi utile pour réaliser une première vérification. Il est souvent suivi, selon l’affection détectée, par :

Un scanner classique ;
Un examen Cone Beam ;
Une radiographie rétro-alvéolaire.

L’expert en a également besoin avant une pose d’implants dentaires afin de décider si le patient est prêt à recevoir cette opération chirurgicale et si la localisation de la future racine artificielle est idéale, par exemple. En effet, la radio panoramique crée une vue d’ensemble de la mâchoire, de la couronne des dents à l’os alvéolaire, en passant par les racines et leurs canaux. De cette façon, elle offre au dentiste un outil efficace pour déterminer la place disponible entre les dents ou pour contrôler la qualité du tissu osseux.

 
Comment se déroule l’examen ?

Le patient va souvent être installé en position assise afin de procéder à l’examen. Dans les faits, nos spécialistes Dentego seront là pour vous :
Aider à adopter la position nécessaire au bon déroulement de l’examen ;
Expliquer le fonctionnement de l’appareil ;
Interpréter les résultats obtenus.

La radiographie panoramique demeure simple et ne demande pas de préparation particulière en amont. Veillez cependant à retirer tout bijou ou prothèse amovible en métal qui pourrait créer des interférences et altérer le résultat. Dans cette même optique, il sera demandé au patient de ne pas se mouvoir pendant la durée de la prise d’image. Le plus souvent, un outil en plastique à usage unique et utilisé afin d’écarter légèrement les dents et donc de rendre la lecture de la radiographie plus facile pour le spécialiste. Pour les femmes enceintes, il est préconisé de prévenir en amont le chirurgien-dentiste afin que celui-ci puisse prendre les bonnes mesures. En effet, même si l’examen génère un taux de radiation bien inférieur au maximum autorisé, et plus bas que celui d’un scanner par exemple, il faut être vigilant afin de ne pas nuire à la santé du fœtus. Dans le cadre de la prise en charge d’un enfant ou d’un adolescent, votre expert Dentego choisira une quantité de rayons adéquate. En effet, les plus jeunes n’ayant pas achevé leur croissance physique, il est important de prendre en compte leur âge pour adapter le traitement à leur morphologie. À partir de l’âge de 6 ans, les enfants commencent à perdre leurs dents de lait et à adopter leur dentition permanente. C’est la raison pour laquelle la radiographie dentaire reste un outil primordial. En effet, elle permettra à votre dentiste de surveiller l’agencement des dents et de prévoir suffisamment tôt d’éventuels besoins en orthodontie. À la suite de l’examen, le spécialiste pourra obtenir un cliché panoramique directement disponible sur ordinateur et le placer dans votre dossier informatisé. De cette façon, il pourra comparer le résultat avec celui d’un scanner, par exemple.
 Quel est le prix d’une radio panoramique dentaire ?

La radiographie panoramique dentaire fait partie des prestations remboursées par la Sécurité sociale à hauteur de 70 %. Le tarif de l’orthopantomogramme est fixé, par convention, à 20 €. Le reste à charge, qui peut être couvert par votre organisme de mutuelle, est donc de 6 €. Nos spécialistes Dentego sont équipés d’appareils modernes et utilisent la radio panoramique afin de vous prodiguer des soins adaptés.
Quelques astuces

La radio panoramique est utilisée aussi bien chez les adultes que chez les plus jeunes. Ces derniers disposent d’une dentition en évolution constante, avec l’apparition des premières dents de lait vers l’âge de six mois, puis celle des premières dents définitives autour de l’âge de six ans. Cependant, ce processus peut être perturbé et, dans ce cas, votre dentiste devra parfois avoir recours à la radiographie panoramique pour déterminer la cause du problème. Afin de garantir à votre enfant des dents temporaires en bonne santé, vous pouvez suivre ces quelques conseils. Prendre soin des premières dents de votre enfant est important. En effet, lui apprendre les bons gestes dès le plus jeune âge l’aidera à garder une bouche saine une fois les dents définitives apparues. Il est important de noter que celles-ci peuvent être atteintes en cas de caries de dents de lait, dont l’importance de protéger celles-ci en :
Effectuant une visite annuelle chez votre dentiste à partir des deux ans de votre enfant. Il pourra alors exercer une surveillance rapprochée et éviter tout problème bucco-dentaire qui aurait des conséquences sur sa future dentition ;
Supervisant le brossage des dents des plus petits, entre 3 ans et 6 ans. En effet, si un enfant en bas âge est capable de se brosser les dents seul assez tôt, il est important que vous vous assuriez qu’il ait les bons gestes et qu’il n’ingère pas le dentifrice ;
Choisissant des produits adaptés, et en impliquant votre enfant dans l’entretien de son hygiène buccale. Il existe des brosses à dents conçues pour les plus petits, comme des brosses en microfibres, afin d’habituer votre bébé au brossage en douceur ;
Déterminant avec votre dentiste la nécessité ou non de suppléments en fluor pour vos enfants. En effet, cet oligo-élément participe au renforcement de l’émail des dents. On en trouve dans les eux minérales, dans l’eau du robinet, mais aussi dans le sel de table en différentes quantités. S’il est bénéfique, il ne faut cependant 
pas en abuser.