lundi 21 juin 2021
15 Perennials Every Garden Should Have!
THƯ CỦA MỘT LINH MỤC HẤP HỐI GỬI CHO CHÚA
“Con sợ rằng, vào giờ sau hết, con sẽ có chung một ý tưởng như mẹ con đã có khi bà lìa đời. Ý tưởng đó là, con chết mà thấy mình chẳng có công nghiệp gì, có thể nói là trắng tay, vì không gì Chúa gửi đến mà lại quá sức con...”
Là một nhà báo, cha José đã điều hành nhiều tạp chí khác nhau và một chương trình truyền hình. Ngài đã viết nhiều tác phẩm văn chương, một số được biết đến nhiều nhất là “Cuộc Đời và Mầu Nhiệm Của Chúa Giêsu thành Nazareth”, “Những Lý Do Để Sống”, “Những Lý Do Để Hy Vọng”, “Những Lý Do Để Yêu Thương” và “Những Lý Do Cho Đời Sau”, vốn tích hợp nhiều đề mục liên quan đến các biến cố thực và cuộc sống thường ngày.
Cha José Luis Martín Descalzo đã dâng trọn đời mình cho thiên chức linh mục; ngài nguyện trung thành với ơn gọi một cách đơn sơ nhưng sâu lắng. Từ lúc còn trẻ, trải qua những cơn đau tim và thận suy nghiêm trọng, ngài đã phải lọc máu nhiều năm. Sống trọn vẹn những giờ khắc hiện tại Chúa ban, Ngài không ngừng toả lan niềm hy vọng cho đến lúc lìa đời tại Madrid ngày 11 tháng 6 năm 1991. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu bài viết cuối cùng của ngài trước khi ngài ra đi, đó là một lá thư gửi cho Thiên Chúa, chất chứa những tâm tình quý giá đáng cho chúng ta nghiền ngẫm và chia sẻ.
“‘Con cám ơn Chúa’, những lời này sẽ gói trọn tất cả những gì con muốn gửi đến Ngài, lạy Thiên Chúa, tình yêu của con; bởi lẽ, đó cũng là tất cả những gì con muốn thưa lên cùng Chúa, ‘Cám ơn Chúa’, ‘Cám ơn Chúa’. Đứng từ chỏm núi cao nhất của 55 năm đời mình, con nhìn lại và dường như không thấy gì khác ngoài những dãy núi trùng trùng điệp điệp bất tận của tình yêu Chúa. Lịch sử đời con, chẳng chỗ nào lại không được rọi sáng bởi lòng thương xót Chúa dành cho con; ở đó, đã không một giây phút nào mà con đã không nghiệm ra một sự hiện diện yêu thương đầy tình phụ tử của Chúa đêm ngày chăm bẵm linh hồn con.
Ngay mới hôm qua, một người bạn vừa nghe biết vấn đề sức khoẻ của con gửi cho con một bưu thiếp; trong đó, đầy phẫn nộ, cô bạn viết cho con những lời này, “Một sự giận dữ lớn lao xâm chiếm toàn thân con, và con đã nổi loạn với Chúa vì đã để cho một người như cha phải khốn khổ.” Một điều gì đó thật đáng thương! Cảm xúc nơi cô đã khiến cô mù loà để không trông thấy sự thật. Đó là đang khi con chẳng còn quan trọng gì so với bất cứ ai, thì trọn đời con đã là một chứng từ cho sự sống và niềm tin. Suốt 55 năm đời con, con đã đau khổ hơn nhiều lần dưới bàn tay người đời; bao lời nộp rủa và sự vô ơn cũng như cô đơn và hiểu lầm. Vậy mà, từ nơi Ngài, con đã không nhận được gì khác ngoài những cử chỉ âu yếm bất tận, kể cả cơn đau sau cùng của con.
Trước hết, Chúa cho con sự sống, kỳ diệu thay con được làm người, để con vui thoả cảm nhận sự mỹ miều của thế giới. Cho con niềm vui trở nên một phần của gia đình nhân loại; cho con vui sướng vì biết rằng, cuối cùng, khi con đặt mọi sự lên bàn cân thì những vết cắt, những thương tích luôn luôn ít hơn tình yêu lớn lao mà cũng chính những con người đó đã đặt lên đĩa cân bên kia của đời con. Dường như con khá may mắn hơn những người khác thì phải. Có thể. Nhưng giờ đây, làm sao con có thể vờ vịt làm một kẻ bị đọa đày của nhân loại khi biết chắc một điều là, con đã được đỡ nâng và cảm thông nhiều hơn là những khó nhọc.
Hơn thế, cùng với quà tặng làm người, Chúa còn cho con quà tặng đức tin. Ngay từ thời thơ ấu, con cảm nhận sự hiện diện của Ngài hằng bao bọc con; với con, xem ra Chúa thật dịu hiền. Nghe đến danh Ngài, con chẳng hề sợ hãi bao giờ. Linh hồn con, Chúa đã trồng vào đó những khả năng phi thường: khả năng nhận thức, con đang được thương yêu; khả năng cảm biết, mình đang được cưng chiều; khả năng trải nghiệm sự hiện diện mỗi ngày của Chúa trong từng giờ khắc lặng lẽ trôi. Con biết, vẫn có một ít người nguyền rủa ngày họ chào đời, họ thét lên với Chúa rằng, họ không cầu xin để được sinh ra; con cũng chẳng cầu xin điều đó, vì trước đó làm gì có con. Nhưng nếu con biết đời mình là gì, hẳn con vẫn sẽ van nài cho được hiện hữu, một sự hiện hữu như Ngài đang ban cho con.
Con thiết nghĩ, vẫn là tuyệt đối cần thiết để được sinh ra trong mái gia đình mà Chúa đã chọn cho con. Hôm nay con sẽ sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì con sở hữu chỉ để được lại ba mẹ và anh chị em con như con đã được. Tất cả họ là những chứng nhân sống động cho sự hiện diện của tình yêu Chúa; qua những người thân yêu đó, con dễ dàng học biết Chúa là ai. Nhờ họ mà việc kính mến Chúa yêu thương người của con nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thật vô lý nếu không yêu mến Chúa cũng như không dễ gì để có thể sống đắng cay. Hạnh phúc, niềm tin và lòng tín thác tựa hồ món bánh kem mà mẹ con luôn luôn dọn sẵn sau bữa cơm chiều, một món gì đó gần như chắc chắn không thể không có; hôm nào không có bánh kem thì thật đơn giản, chỉ vì không có trứng chứ không phải tình yêu đang thiếu đi. Con cũng học biết rằng, đau khổ là một phần của cuộc vui; đau khổ không phải là một lời nguyền rủa nhưng là một phần cho cái giá của sự sống, một điều gì đó vốn không bao giờ đủ để lấy mất niềm vui của chúng con.
Nhờ tất cả những điều ấy, giờ đây con cảm thấy thẹn thùng khi nói lên và rằng, cơn đau không làm con đau, đắng cay không làm con cay đắng. Được như thế, không phải vì con can trường nhưng đơn giản chỉ vì ngay từ tấm bé, con đã học nhìn ngắm những khía cạnh tích cực của cuộc sống và tập bước đi trong những vùng tối tăm; để rồi khi chúng ập đến, chúng không quá tăm tối nhưng chỉ hơi xám một chút. Một người bạn khác vừa viết cho con trong mấy ngày qua rằng, con có thể chịu đựng được việc lọc máu cùng lúc khi “con say Chúa.” Điều này, với con, xem ra hơi quá đáng và cường điệu. Bởi vì ngay từ thuở nằm nôi, con đã ngất say với sự hiện diện tự nhiên của Ngài, lạy Chúa, và trong Ngài, con luôn cảm thấy cứng cáp để chịu đau đớn hoặc cũng có thể chỉ vì đau đớn thật sự Chúa đã không gửi đến cho con.
Đôi khi con nghĩ, con thật “quá đỗi may mắn.” Các thánh đã dâng Chúa bao điều lớn lao, còn con, đã không bao giờ có gì đáng giá để dâng Ngài. Con sợ rằng, vào giờ sau hết, con sẽ có chung một ý tưởng như mẹ con đã có khi bà lìa đời. Ý tưởng đó là, con chết mà thấy mình chẳng có công nghiệp gì, có thể nói là trắng tay, vì không gì Chúa gửi đến mà lại quá sức con; cũng không phải ngay cả sự cô đơn hay phiền muộn Chúa trao cho những ai thực sự thuộc về Ngài. Tha lỗi cho con, nhưng con sẽ làm gì đây khi Chúa không bao giờ bỏ con? Đôi lúc con cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng, con sẽ chết mà không được ở bên Chúa trong vườn Ôliu, không được trải qua hấp hối của mình trong vườn cây dầu. Chỉ bởi Chúa, con không hiểu tại sao, không bao giờ để con vắng mặt trong các Chúa Nhật Lễ Lá dù con phải nằm bệnh viện triền miên. Thi thoảng, trong những giấc mơ anh hùng của mình, con từng nghĩ táo bạo rằng, lẽ ra con cần trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin để tự chứng tỏ cho Chúa thấy. Người ta nói, lòng tin đích thực được chứng tỏ nơi thập giá đang khi con chưa bao giờ gặp phải bất kỳ một thập giá nào ngoài đôi tay mơn trớn dịu hiền của Ngài.
Đó chẳng phải vì con tốt lành hơn những người khác. Tội lỗi tiềm ẩn trong con, nó sâu sắc làm sao… Chúa với con cùng biết. Sự thật là ngay cả vào những thời khắc tồi tệ nhất, con vẫn chưa trải nghiệm được cái nghiệt ngã của bóng tối sự dữ, bởi lẽ, ánh sáng Chúa đã đêm ngày chiếu soi con. Ngay trong khổ đau, con vẫn thuộc về Chúa; quả vậy, tình yêu Chúa dành cho con xem ra càng tăng thêm mỗi khi con lỗi tội nhiều hơn.
Con cũng đã tựa nương vào Chúa suốt những thời điểm bách hại và khó khăn. Chúa biết, ngay cả trong những chuyện thế gian, thì ở đó, bên con, luôn luôn có nhiều người tốt hơn kẻ bội phản. Vì lẽ, cứ mỗi lần hiểu lầm, con lại nhận được những mười nụ cười. Con thật may mắn vì sự dữ không bao giờ phương hại được con; và quan trọng nhất, sự dữ không bao giờ có thể làm nội tâm con cay đắng. Ngay đến cả những trải nghiệm tồi tệ cũng làm gia tăng trong con sự khát khao được nên trọn lành và kết quả là, con có những người bạn hết sức bất ngờ.
Rồi, Chúa đã gọi con, kỳ diệu thay! Con là linh mục, một điều không thể, Chúa biết điều đó… nhưng với con, con biết, thật nhiệm mầu. Hôm nay hẳn con không còn nhiệt huyết với mối tình trẻ như những thuở đầu; nhưng may thay, thánh lễ đã không bao giờ chỉ là một thói quen thường nhật và con vẫn run lên mỗi khi giải tội. Con vẫn cảm nhận niềm vui vô bờ khi đang ở đây để có thể nâng đỡ người khác, cũng như niềm vui hiện diện để rao truyền danh Chúa cho anh em. Chúa biết, con vẫn sùi sụt khóc mỗi khi đọc lại dụ ngôn đứa con hoang đàng; nhờ ơn Chúa, con vẫn xúc động mỗi lần đọc Kinh Tin Kính ở phần nói đến cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa.
Dĩ nhiên, quà tặng lớn nhất của Chúa là chính Con Một, Chúa Giêsu. Ngay cả khi con là con người đáng thương nhất hoặc khi khổ đau vẫn cứ đeo bám con mọi ngày trong đời thì con biết rằng, con sẽ chỉ nhớ đến Chúa Giêsu mà vượt qua chúng. Việc ý thức Chúa đã nên một người như chúng con giúp con giao hòa với những thất bại và trống rỗng của mình. Vậy tại sao lại có thể buồn một khi biết rằng, Chúa đã bước những bước trên hành tinh này. Còn gì dịu dàng hơn việc chiêm ngắm khuôn mặt sầu bi của Mẹ Maria?
Hẳn con đang hạnh phúc, sao mà không hạnh phúc được? Con đang hạnh phúc ngay đây dẫu đang ở ngoài vinh quang thiên đàng. Chúa hãy nhìn xem, con đâu sợ chết, nhưng con không vội đến đó. Liệu con được gần Chúa hơn khi đến đó so với bây giờ không? Thật là kỳ diệu, có thiên đàng ngay khi chúng con có thể yêu mến Chúa. Cabodevilla, bạn con, nghĩ đến một điều gì đó khi nói, “Chúng ta sắp chết mà không biết đâu là quà tặng tuyệt vời nhất của Chúa, hoặc Chúa yêu mến chúng ta hoặc Chúa cho chúng ta mến yêu Ngài.”
Vì lý do này, con đau lòng biết bao khi ai đó coi thường cuộc sống của họ. Quả thật, mỗi người chúng con đang làm một điều gì đó cao cả hơn vô vàn so với phận mình, phàm phu tục tử; đó là yêu mến Chúa và cộng tác với Chúa trong việc kiến tạo một toà nhà bát ngát bao la của tình yêu.
Con cảm thấy không ổn khi nói rằng, chúng con làm vinh quang Chúa ở thế gian này; nói thế thì thật quá đáng. Con tin rằng, con sẽ vui thỏa khi con gối đầu vào tay Chúa để Chúa có cơ hội vỗ về con, thế thôi. Việc nói rằng Chúa sẽ ban thiên đàng cho chúng con như một phần thưởng khiến con thầm cười. Phần thưởng cho cái gì đây? Chúa thật đáo để khi vừa ban thiên đàng vừa cho chúng con cảm thấy mình xứng đáng với điều đó. Chúa quá biết, chỉ tình yêu mới có thể đáp đền tình yêu. Hạnh phúc không là kết quả cũng không là hoa trái của tình yêu; tình yêu tự nó là hạnh phúc. Nhận biết Chúa là Cha của con, và đó là thiên đàng. Dĩ nhiên, Chúa không cần cho con mọi điều, nguyên việc cho con yêu mến Chúa đã là quà tặng lớn lao cho con, Chúa không thể cho con nhiều hơn.
Vì tất cả điều này, lạy Chúa, Thiên Chúa của con, con đã muốn nói về Chúa và với Chúa ở trang cuối cuốn sách “Những Lý Do Để Yêu Thương” của con. Chúa là cùng đích và là lý do duy nhất cho tình yêu của con, con không còn lý do nào nữa. Sẽ không có bất cứ hy vọng nào cho con nếu không có Chúa. Niềm vui của con sẽ được tìm thấy ở đâu, dựa trên cái gì, nếu vắng bóng Ngài. Rượu tình của con sẽ vô vị nhạt nhẽo biết bao nếu không được ủ ấp trong tình yêu Chúa. Chúa cho con sức mạnh và cuộc đời để con biết rất rõ rằng, nhiệm vụ duy nhất của con là như một phát ngôn nhân lặp đi lặp lại danh Chúa mãi mãi. Và như thế, con thanh thản ra đi.
Con, José Luis Martín Descalzo”
Luisa Restrepo - Lm. Minh Anh dịch từ catholic-link.org (tonggiaophanhue.org 28.04.2020)
Ngọc Nga sưu tầm
samedi 19 juin 2021
Đường lối của Chúa
Đường lối của Chúa
Tuy biết rằng con người không thể cứu được bản thân với đường lối của họ, nên đường lối của Chúa phải khác hẳn, nếu không nói là trái ngược hẳn với đường lối của con người, thì Chúa mới cứu được họ; vậy mà tôi vẫn thường hay quên nguyên tắc này và cho rằng chỉ những gì đạt được kết quả tốt đẹp trước mắt mới là hợp ý Chúa và được ơn Chúa thôi. Đành rằng Chúa vẫn ban cho tôi thành công hoặc được hài lòng lúc này lúc khác để tôi được khích lệ và an ủi, nhưng tôi thấy chính trong thất bại hay đau khổ tôi mới học được nhiều bài học, mà trước tiên là bài học khiêm tốn. Thử hỏi giữa việc con người tôi được thêm khiêm tốn và công việc của tôi được kết quả như ý thì điều nào tốt hơn cho tôi? Thế nhưng khi gặp trắc trở, tôi lại thường nghĩ rằng Chúa không ban ơn cho mình hoặc tôi đã không làm theo ý Chúa.
Thật ra, Chúa đã chỉ bảo cho chúng ta thế nào là đường lối của Chúa qua Chúa Con. Còn thất bại và sự dữ nào to lớn hơn việc Chúa Con xuống thế làm người để cứu chuộc con người nhưng cuối cùng lại bị họ chối bỏ và giết chết? Tuy nhiên, nếu không xảy ra như thế, lấy đâu chúng ta học được lòng yêu thương tột độ của Người khi tha thứ cho những kẻ làm hại mình một cách tàn bạo nhất, lòng phó thác tuyệt đối của Người vào Chúa Cha trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, lòng vâng phục hoàn toàn của Người vào thánh ý Chúa Cha trong khi phải chịu khổ nhục cách bất công nhất? Chúa Con đã phải chịu ở mức tột cùng mọi đau khổ, mọi thất bại, mọi bất công để bất cứ ai khi rơi vào hoàn cảnh tương tự, như dân Do Thái khi xưa bị rắn cắn nhìn lên con rắn đồng để được cứu chữa, họ chỉ cần hướng mắt nhìn lên thập giá để được cứu giúp nhờ học được những thái độ của Người. Đồng thời, họ cũng cảm thấy được nhẹ bớt khi nhận ra các khó khăn và đau khổ của mình so với những gì Chúa Con đã phải chịu chỉ như những hạt cát mà thôi!
Gương của các thánh nhân, dù đã được tuyên thánh hay chưa, nhất là những đấng sáng lập dòng tu, hiệp hội hay cơ sở bác ái, cũng đã cho chúng ta thấy rằng, tựa như công trình quan trọng nhất của Chúa là Giáo Hội, mọi công trình của Chúa đều không được lên kế hoạch hoàn chỉnh ngay từ đầu, nhưng được Chúa dẫn dắt từng bước một bắt đầu từ lúc được Chúa gieo trồng như hạt cải. Rồi trong khi lớn lên, công trình luôn gặp biết bao gian nan, chống đối, phá hoại, thậm chí có vẻ như sụp đổ nữa, cũng như công trình cứu chuộc xuất hiện dưới mắt những người chứng kiến Chúa Con chết vậy. Nhưng nơi các thánh, thử thách càng nhiều, thì tình yêu, lòng tin tưởng, mong muốn tuân theo thánh ý Chúa càng được mài dũa khiến các ngài ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Con hơn. Chúng ta chỉ hiểu đường lối Chúa khi hiểu rằng các công trình tại thế này không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để đưa đến mục đích tối hậu là làm cho mọi người, mọi dân, mọi nước nhận biết và tin yêu Chúa, vì đây mới là hạnh phúc đích thật cho con người. Vậy còn cách nào để nhận biết Chúa tốt hơn là sự tiếp xúc trực tiếp với những con người họa lại Chúa bằng chính đời sống của mình? Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng đã nói: “Người ta cần chứng nhân hơn thầy dậy”. Hơn nữa, để tuyên thánh, Giáo Hội cũng căn cứ chủ yếu trên các nhân đức anh hùng chứ không phải trên công trình vĩ đại của một vị đầy tớ Chúa.
Vậy, tôi không phải sợ những thất bại hay những hoàn cảnh khó khăn, và cũng không được dựa duy nhất trên kết quả nhìn thấy để nhận định ý Chúa và ơn Chúa. Thánh Phaolô chẳng nói trong thư gửi tín hữu Rôma 5,20: “Ở đâu tội lỗi tràn lan, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” sao? Nếu sau mỗi thử thách, tôi càng khiêm tốn hơn, phó thác hơn, yêu Chúa và yêu anh chị em mình hơn, là tôi đã làm đẹp lòng Chúa và đã được Chúa ban ơn rồi; thế là đủ và tôi không cần phải hối tiếc gì. Nếu có mất mát, thì đó cũng chỉ là những thứ có giá trị đối với người đời như tiền bạc, của cải vật chất, và ngay cả uy tín, tiếng tăm, địa vị nữa; mà chính thái độ không dính bén vào những thứ này lại trở nên ân phúc cho tôi và chứng tá cho người khác.
ULTD & ltd
Thúy Diệp sưu tầm
vendredi 18 juin 2021
Đi Bộ và Sức Khỏe
Tạp chí "Khoa học" của Mỹ đã công bố dữ liệu cho thấy các tỷ lệ mắc bệnh khác nhau của những người tập thể dục và những người không tập thể dục:
Tỉ lệ mắc bệnh tim:
Người tập thể dục: 37/1000 – Người ít vận động: 227/1000
Tỉ lệ mắc huyết áp cao:
Người tập thể dục 40/1000 – Người ít vận động:704/1000
Tỷ lệ béo phì:
Người tập thể dục 4/1000 - Người ít vận động:808/1000
Điều quan trọng nhất là tuổi thọ trung bình: những người thường xuyên tập thể dục sống lâu hơn 11 năm so với những người thiếu sự vận động.
Nếu bạn thiếu đi sự vận động, thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác sẽ tăng lên. Đi bộ là một cách tốt để loại bỏ việc phải châm cứu hay uống thuốc. Nếu bạn đi bộ nhiều hơn, bạn sẽ khỏe hơn, bệnh tình sẽ thuyên giảm và bạn sẽ uống ít thuốc hơn.
"Đi bộ là ông tổ của hàng trăm bài luyện tập"
Từ hàng nghìn năm trước, “Đi bộ” đã được y học cổ đại Trung Quốc mô tả là "ông tổ của trăm bài luyện tập", được ca ngợi là thần dược tốt nhất cho loài người. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng đi bộ thường xuyên một cách có kế hoạch có thể cải thiện sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể.
1. Não
Sải chân vừa phải có thể khuyến khích não tiết ra Endorphin, một chất được gọi là "hormone hạnh phúc" và làm cho sóng não ở trạng thái anpha có lợi nhất cho cơ thể, để các bộ phận khác nhau của cơ thể ở trạng thái hài hòa, thư giãn.
2. Tim
Liệu đi bộ có làm tăng gánh nặng cho tim không ? Không, đi bộ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng chất béo gây tắc nghẽn động mạch, giảm số lượng động mạch khi nghỉ ngơi và thúc đẩy sự lưu thông của các mao mạch tim.
3. Tiêu hóa
Giúp chuyển động đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
4. Phổi
Tăng dung tích phổi, tăng sức mạnh của cơ hoành, giảm bớt các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản mãn tính. Giúp giảm ham muốn hút thuốc.
5. Lưng
Áp lực lên đĩa đệm khi đi bộ tương tự như khi đứng. So với các môn thể thao khác, nó sẽ không bị thương. Đồng thời, còn có thể tăng cường cơ lưng để củng cố cột sống.
6. Xương
Chạy bền tương đương với việc tập tạ cho xương, có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn và chống loãng xương.
7. Đầu gối
Phòng ngừa thoái hóa khớp, điểm chính là duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp và tập thể dục để duy trì sức mạnh cơ bắp của các chi dưới. Khi đi bộ, các khớp xương không phải chịu áp lực mà còn có thể tăng cường sức mạnh cho các cơ, có lợi cho khớp gối.
8. Chân
Vì 2/3 cơ trên cơ thể con người tập trung ở phần đùi trở xuống nên tất cả các bài tập đều dựa vào cơ đùi và bắp chân. Một khi các cơ này bị teo, người không thể duy trì tư thế đúng, và dễ dẫn đến mỏi, đau đầu gối, đau thắt lưng, v.v.
Tập thể dục cho đôi chân là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự suy giảm thể chất
1. Đường tiêu hóa
Đi bộ giúp điều hòa đường ruột và dạ dày để ngăn ngừa táo bón. Nếu bạn đi bộ 500 mét mỗi ngày , bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ bị táo bón, đặc biệt là tăng cường tăng nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình hấp thụ dinh dưỡng và việc thải các chất cặn bã ra ngoài có tác dụng tương đối tốt trong việc phòng và điều trị táo bón.
Khi chúng ta đang ngồi hoặc nằm, nội tạng rất chật và “xếp chồng lên nhau”, khi cơ thể chuyển động các bộ phận nội tạng sẽ cảm thấy “thoải mái” vì có không gian để vận động. Vì vậy, thêm một số động tác cơ thể khi đi bộ, chẳng hạn như vặn hông, tương đương với việc “xoa bóp” các cơ quan nội tạng để giúp nhu động đường tiêu hóa, và cho khí đi ra từ bên dưới (xì hơi) thay vì từ trên cao (nấc cụt). Kiên trì thực hiện 10 phút mỗi ngày sẽ có kết quả rất tốt.
Trong quá trình đi bộ, tăng cường độ xoay của thắt lưng và hông giúp cơ thể xoay người nhịp nhàng, có thể thúc đẩy quá trình đại tiện, ngăn ngừa táo bón, giảm tỷ lệ mắc ung thư trực tràng.
2. Giảm đau nhức cơ
Đi bộ thể dục phù hợp cho mọi lứa tuổi, giúp giảm đau nhức cơ, xương.
Đi bộ luân phiên là đi tới trước, đi lùi, đi nhanh, đi chậm xen kẽ, đồng thời thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi. Trong trường hợp bình thường, đi bộ về phía trước sẽ kéo căng các khớp và cơ, tích tụ theo thời gian sẽ gây căng cơ và lão hóa khớp. Đi ngược lại là một cơ chế chấn thương ngược có thể làm giảm hao mòn, giảm đau cơ và thúc đẩy cơ thể tự phục hồi.
Kiễng chân để đi bộ có thể tăng cường sinh lực cho thận và dương. Khi chúng ta đi kiễng chân, chính mặt trong của bàn chân trước và các ngón chân sẽ hỗ trợ nó. Có ba huyệt ở bàn chân đó là huyệt Thiếu Dương, Túc Quyết và Thái Dương, đi kiễng chân có thể xoa bóp ba huyệt này, điều khiển khí đi lên, tăng sinh lực cho thận dương thông qua kinh mạch của bàn chân. Phương pháp này cũng có lợi cho bệnh tăng sản tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
3. Giảm eo
Nếu vòng eo của phụ nữ hơn 80 cm, vòng eo của nam giới hơn 85 cm họ có thể đối mặt với nguy cơ quá nhiều mỡ nội tạng. Vì vậy, hiện nay người ta chủ trương “có sức khỏe, trước tiên phải giảm vòng eo.” Khi đi bộ, cõng và thêm một số động tác khác (như nhịp chân) có thể giúp giảm vòng eo.
Hai bên thắt lưng có một huyệt có đường vân (lấy một đường ngang rốn làm tâm, một đường dọc nách làm điểm xuất phát. Giao điểm của hai đường thẳng là huyệt đó). Nếu bụng mềm và "bự", bạn cũng có thể dùng cả hai tay đánh trái và phải khi đi bộ.
Kiên trì thực hiện trong nửa tiếng mỗi ngày đảm bảo vòng eo của bạn giảm xuống nhanh chóng.
4. Giảm nhức chân
Ngày nay, nhiều người đi bộ một cách vô thức và không sử dụng lực chân, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân dễ bị gãy xương. Nếu bạn học cách đi bộ đàn hồi - bật bàn chân khi đi bộ, mỗi bước đi của bạn sẽ giữ cho hàng chục cơ bắp dưới bàn chân của bạn vốn là bộ phận rất quan trọng tràn đầy sức sống.
5. Rèn luyện cơ
Tất cả các loài động vật trên thế giới đều đi thẳng, chỉ có cua đi ngang. Nếu một người học cách đi bộ ngang như cua, thì nên làm cho trọng tâm của cơ thể di chuyển bằng bàn chân bắt chéo bất cứ lúc nào và di chuyển tay tự do theo tốc độ đi.
Chú ý duy trì cảm giác nhịp nhàng, phương pháp đi bộ này có lợi để rèn luyện sức mạnh cơ bắp chân và cơ hông, tăng cường sự linh hoạt của khớp hông và khớp cổ chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Bạn có thể chọn không tập thể dục, nhưng so với việc bạn có tập thể dục, sự khác biệt lớn nhất sẽ được phản ánh trong 10 năm cuối đời của bạn ! Bạn hy vọng 10 năm cuối đời của mình sẽ như thế nào ?
jeudi 17 juin 2021
HÃY HỌC CÁCH SỐNG IM LẶNG CHO NỬA CUỘCĐỜI CÒN LAI!
Nửɑ đời còп lại, hãy học cáсн sốпg im lặпg: Đᴀᴜ кнôпɡ пói, khổ khôпg thɑп, giậɴ đếп mấy cũпɡ khôпɡ thể hiệп ra mặt
June 11, 2021Chúпg ta hãy ℓàm mộɫ пgười điềm tĩпh ʋới tấm ʟòɴg bao Ԁung. Hãy пhớ кнi cuộc đời пém cho bạn mộɫ báɫ mắm tôm thì cũпg đừпg пgại gì mà кнôпg order ℓuôn cho mìпh mộɫ suấɫ bún đậu.
Đᴀu кнôпg пói
Tươпg Vân ɫɾoпg Hồпg Lâu Mộпg ʋốn xuấɫ ᴛнâɴ ℓà mộɫ thiên kim tiểu thư пhưпg ℓại có cuộc sốпg кнôпg mấy êm ả. Bố mẹ мấᴛ sớm пên Tươпg Vân đã ở ʋới chú thím пgay từ кнi còn пhỏ. Tươпg Vân кнôпg có bấɫ cứ quyền hàпh gì ɫɾoпg пhà. Cô còn ρhải ℓàm пghề may ʋá để kiếм thêm thu пhập. Nhiều кнi, cô bận ɾộn ℓàm ʋiệc đến tận đêm кнuya. Mỗi ℓần bị пgười кнác вắᴛ gặp кнi đaпg giúp Giả Bảo Ngọc may ʋá ℓà mộɫ ℓần Tươпg Vân bị mỉa mai Ԁè bỉu. кнoảnɡ thời gian пghỉ пgơi hiếm hoi ℓà ℓúc Tươпg Vân đi Ԁạo hoa ʋiên, ɫɾước кнi ℓại bị chú thím sai đi ℓàm ʋiệc кнác.
Dù ấm ức đến đâu, Tươпg Vân cũпg chỉ đàпh ɴhẫɴ пhịn chứ кнôпg hề bộc ℓộ ɾa bên пgoài. Thậɫ hiếm ɑi biếɫ được Tươпg Vân sốпg кнổ sở thế пào, bởi Tươпg Vân chưa bao giờ than ʋãn. Ở bấɫ cứ пơi пào có Tươпg Vân, пơi ấy đều ɫɾở пên ʋui ʋẻ. Có mộɫ ℓần ʋì quan ᴛâм пên Bảo Thoa có hỏi thăm Tươпg Vân mấy câu. Troпg кнoảɴʜ кнắc ấy, Tươпg Vân đã пghẹn пgào кнônɡ thốɫ ℓên ℓời. Nhưnɡ có ℓẽ cô hiểu, пói ɾa cũпg кнôпg giải quyếɫ được gì, пên cô ʋẫn chọn im ℓặng. Đối ℓập ʋới sự im ℓặпg của Tươпg Vân chíпh ℓà cái мiệɴg ℓúc пào cũпg oaпg oaпg kể кнổ của Triệu Di Nương. Triệu Di Nươпg kể пhiều đến mức ɑi gặp cũпg muốn ɫɾáпh xa.
Người ɫɾưởпg thàпh sẽ кнôпg bao giờ kêu кнổ пgay cả кнi đó ℓà sự thật. Nói пhiều кнônɡ giải quyếɫ được ʋấn đề gì. Việc đem пỗi кнổ của mìпh đi ɾêu ɾao кнắp thiên hạ cũпg chẳпg hay ho gì.
Tốɫ пhấɫ chúпg ta пên ɴhẫɴ пhịn ʋà chịu đựng. Đời ℓà bể кнổ. Sướпg кнổ ɾa sao chỉ có mìпh ta biết. Nhữnɡ пỗi кнổ hôm пay chỉ mìпh bạn biết, кнi sanɡ đến пgày mai, chúпg sẽ chỉ còn ℓà chuyện пhỏ кнôпg đáпg để пhắc.
Khổ кнôпg than
Sau 11 пăm кнổ ℓuyện, Ԁiễn ʋiên hài Giả Liпh đã ʋụɫ sáпg ɫɾở thàпh mộɫ пgôi sao пghệ thuậɫ sân кнấu. Troпg suốɫ пgần ấy пăm кнó кнăn, cô chưa bao giờ cấɫ tiếпg kêu than.
Năm 2000, Giả Liпh thi đỗ ʋào кнoa пghệ thuậɫ tấu hài – пơi ʋốn кнôпg có пhiều đấɫ ρʜáɫ ɫɾiển cho пữ giới. кнi mới ʋào học, cả ℓớp chỉ có 10 bạn пữ. Đến sau ɴàу, chỉ còn Ԁuy пhấɫ Giả Liпh ɫɾụ ℓại ʋới ℓớp. кнôпg mộɫ ɑi ɫɾoпg ℓớp muốn Ԁiễn cặp ʋới cô. Ai cũпg пghĩ đàn bà con gái пhư cô kiểu gì cũпg sẽ bỏ пghề. Nhưпg cô quyếɫ кнôпg chịu thua. Mỗi пgày, cô đều Ԁậy từ sớm để ℓuyện thaпh ʋà học thuộc пhữпg bài ʋè.
Sau кнi tốɫ ɴɢнιệρ, Giả Liпh ʋẫn tiếp tục sốпg ở căn ρhòпg пhỏ Ԁưới tầпg hầm mà cô đã thuê. Mùa đôпg кнôпg có ℓò sưởi, cô chỉ còn biếɫ Ԁán giấy quaпh ρhòпg ɾồi chui ʋào túi пgủ cho ấm. Có ℓần кнi ɫɾoпg пhà đã кнôпg còn gì ăn, cô đã ρhải пhắm мắᴛ bán đi chiếc cáɫ séɫ yêu quý. Để Ԁuy ɫɾì cuộc sống, cô đã кнôпg Ԁáм пghỉ ℓàm пgay cả кнi mìпh đaпg sốɫ cᴀo. Cô chấp пhậɴ đóпg các ʋai quần chúпg chỉ để kiếм được ʋài đồпg cáɫ xê íɫ ỏi.
Mặc cho cuộc sốпg cơ cực ℓà ʋậy, Giả Liпh cũпg chưa từпg than thở ʋới ɑi. кнi пói chuyện ʋới пgười кнác, cô cũпg chỉ пói đến chuyện ʋui chứ кнôпg hề пhắc đến chuyện buồn. Sau кнi biếɫ được hoàn cảɴʜ của cô, thầy giáo đã quyếɫ địпh cho cô đi Ԁiễn chung.
Sau bao кнó кнăn, cuối cùпg Giả Liпh cũпg đã thực hiện được ước mơ của mình. Có пgười hỏi Giả Linh: “Lúc đó, cô có thấy mìпh кнổ hay кнông?” Cô điềm пhiên ɫɾả ℓời: “Khôпg кнổ chúɫ пào. Bởi ʋì пhữпg пỗi кнổ mà tôi từпg chịu đều đã được ôпg ɫɾời đền đáp xứпg đáng.”
Người thực sự кнổ sẽ кнôпg bao giờ kêu mìпh кнổ. Người thực sự мệᴛ sẽ кнôпg bao giờ than họ мệᴛ. Trưởпg thàпh chíпh ℓà кнi ta biếɫ кнóc ɫɾoпg im ℓặng.
Im ℓặпg ở đây кнôпg ρhải ℓà bạc пhược hay ѕợ нãi, mà ℓà sự điềm tĩпh sau кнi đã ɫɾải qua bao sóпg gió. Im ℓặпg để giấu mìпh chờ thời, để hẹn mộɫ пgày ta ɫɾở ℓại ʋà ℓợi ʜại hơn xưa. Chúпg ta cần ρhải biếɫ cáсн biếɴ кнó кнăn thàпh пăпg ℓượпg пuôi Ԁưỡпg quá ɫɾìпh ɫɾưởпg thàпh của bản ᴛнâɴ ɫɾoпg im ℓặng.
Khôпg пổi giậɴ
Năm пgoái, côпg ty có tuyển được mộɫ ɴʜâɴ ʋiên mới ʋới hồ sơ cá ɴʜâɴ пổi bật. Chỉ tiếc ℓà ɫɾái ʋới kỳ ʋọпg của sếp, cô đã ɫɾượɫ пgay từ ʋòпg thử ʋiệc.
Nguyên ɴʜâɴ xuấɫ ρʜáɫ từ tíпh пgựa пon háu đá của cô. Sếp giao cho cô đi đàm ρʜán ʋới кнách hàng. Cô gặp ρhải mộɫ ʋị кнách cứ mãi soi xéɫ từпg chi tiếɫ пhỏ của bản hợp đồng. Ban đầυ, cô ʋẫn giữ thái độ kiên ɴhẫɴ giải thích cho кнách hàпg hiểu. Nhưпg sau cùпg пgười ɴàу ʋẫn từ chối ký hợp đồпg ʋới côпg ty. Cô кнôпg chấp пhậɴ пhìn mọi пỗ ʟực bị đổ sôпg đổ bể. Cô đã ᴛức giậɴ qυáɫ ℓớn ʋào мặᴛ кнách: “Ôпg thậɫ chẳпg ɾa gì, đừпg tưởпg mìпh ℓà bên A пên thích ℓàm gì thì ℓàm.”
Lúc ᴛức giậɴ, ɑi cũпg muốn cʜửi cho sướпg мiệɴg mà пào có пghĩ đến hậu quả sau đó. Cái giá đắɫ mà cô ρhải ɫɾả cho пhữпg giây ρhúɫ đó chíпh ℓà ʋị кнách kia đã từ chối hợp tác ʋới côпg ty. Tấɫ пhiên, Ԁo cô ℓà пgười mới пên sếp cũпg кнôпg ɫɾách cứ cô пhiều. Nhưпg sau ɴàу, cô ʋẫn chứпg пào ᴛậᴛ ấy, sẵn sàпg hơn thua ʋới кнách hàng. Sự ɴɢнιệρ của cô tại côпg ty cũпg coi пhư chấm Ԁứɫ từ đây. Đối ʋới con пgười, ᴛức giậɴ ℓà bản пăng, còn kiềm chế cơn giậɴ ℓà bản ℓĩnh.
Khi thiếɫ kế ℓại ʋiện bảo tàɴg Louvre, kiến ɫɾúc sư Ieoh Miпg Pei đã ʋấp ρhải ℓàn sóпg ρhản đối Ԁữ Ԁội từ các kiến ɫɾúc sư пgười Pháp. кнi đi ɫɾên đườɴg, ôпg bị пgười ta cʜửi ɾủa ʋà пhổ пước bọt. Đến cả пgười ρhiên Ԁịch cũпg còn cảm thấy ᴛức thay cho ông. Nhưпg ôпg ℓại chọn cáсн im ℓặng, Ԁùпg пăпg ʟực để chứпg miпh cho mọi пgười thấy. Cho đến пay, tác ρhẩm của ôпg đã ɫɾở thàпh mộɫ côпg ɫɾìпh kiến ɫɾúc maпg tíпh biểu tượпg của thủ đô Paris hoa ℓệ.
Cᴀo ɴʜâɴ ℓà пgười кнôпg bao giờ để cảm xύc ℓấn áɫ ℓý ɫɾí để ɾồi ℓàm ɾa пhữпg chuyện đáпg tiếc. Cᴀo ɴʜâɴ ℓà пgười biếɫ кнốпg chế cảm xύc để ʋươn ℓên ℓàm chủ số ρhậɴ. Troпg cuộc sống, ɑi cũпg có пhữпg кнi ρhải пổi ɫɾận ℓôi đình. Nhưпg chúпg ta cần ρhải kiềm chế ɫɾoпg ℓúc ɴàу để ɫɾáпh мấᴛ cả chì ℓẫn chài.
Tâm ɫɾạпg ổn địпh giốпg пhư Ԁòпg suối пhỏ chảy ɾóc ɾách ʋà êm đềm. Tâm ɫɾạпg bấɫ ổn giốпg пhư Ԁòпg пước ℓũ Ԁữ tợn ʋà cuốn ɫɾôi mọi thứ. Troпg cuộc sốпg đầy ɾẫy пhữпg кнó кнăn, moпg bạn có thể bìпh tĩпh mà tu Ԁưỡпg bản ᴛнâɴ.
Bìпh tĩпh ℓàm chủ cuộc sống
Chúпg ta cần ρhải ℓàm mộɫ пgười ℓớn điềm tĩnh. кнôпg để cảm xύc ℓấn áɫ ℓý ɫɾí. кнôпg còn sốпg ɫɾoпg quá кнứ. кнôпg còn hối hậɴ ʋề пhữпg điều đã qua. Để ta có thể sốпg ɫɾọn từпg кнoảɴʜ кнắc.
Người пôпg пổi ʋì mộɫ ρhúɫ thỏa mãɴ mà đáɴʜ мấᴛ đại cục. Người điềm tĩпh sẽ biếɫ ɴhẫɴ пhịn ʋà bao Ԁuпg để ɫɾáпh пhữпg sai ℓầm đáпg tiếc. Mỗi пgười đều có кнả пăпg tự bảo ʋệ cho chíпh mình. Chỉ có tự mìпh сứᴜ ℓấy mình, còn ℓại Ԁù có ᴛнâɴ thiếɫ đến đâu thì пgười кнác cũпg кнôпg thể ℓàm thay bạn được.
Moпg bạn ʋà tôi đều có thể sốпg mộɫ cáсн bìпh thản. Chúпg ta hãy ℓàm mộɫ пgười điềm tĩпh ʋới tấm ʟòɴg bao Ԁung. Hãy пhớ кнi cuộc đời пém cho bạn mộɫ báɫ mắm tôm thì cũпg đừпg пgại gì mà кнôпg order ℓuôn cho mìпh mộɫ suấɫ bún đậu.
mercredi 16 juin 2021
Chúng ta có thật sự tin Chúa là Tình Yêu?
Chúng ta có thật sự tin Chúa là Tình Yêu?
Tuy nhiên, vì Chúa là Tình Yêu và mọi sự là hồng ân, dù xuất phát từ sự dữ (tội lỗi, đau khổ, bệnh tật, tai họa, v.v.), Chúa có thể biến mọi sự thành điều tốt cho chúng ta, nhưng với điều kiện là chúng ta biết chạy đến cùng Người với lòng tin tưởng. Quả thật, vì Chúa là Tình Yêu nên Người chỉ có thể đề nghị chứ không thể áp đặt, và Người chỉ có thể can thiệp với sự ưng thuận và hợp tác của chúng ta. Thật ra, nói là hợp tác nhưng tất cả những gì chúng ta có thể làm là tự do tín thác cuộc đời chúng ta vào trong tay Chúa và sống từng giây phút hiện tại trong Chúa, nghĩa là trong yêu thương và chân thật, và không bận tâm đến điều gì khác. Rồi, dù điều gì xảy đến, có hợp hay trái ý mình, thì chúng ta cũng tin chắc đó là vì lợi ích đích thật cho mình và cho anh chị em mình, theo ý định yêu thương muôn thuở của Chúa cho con cái Người.
Chắc chắn chúng ta chỉ có thể sống một đời sống tin yêu như thế khi chúng ta sống liên lỉ bởi Chúa, nhờ vào cầu nguyện, Lời Chúa và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Tham dự thánh lễ để được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Mình Máu thánh Chúa là dễ hiểu đối với nhiều người, nhưng nhờ vào cầu nguyện để sống bởi Chúa thì dường như khó thấy hơn. Chúng ta hãy nhìn một chiếc máy đang được nạp điện, nó nằm đó trơ trơ, bất động, như không có gì đang xảy ra trong nó, vậy mà, nếu không bỏ giờ ra để nạp điện, thì máy đó sẽ không hoạt động được. Cũng vậy, nếu chúng ta không được "nạp" thường xuyên sức sống của Chúa, chúng ta sẽ sống theo sức giới hạn của mình, và chúng ta biết rõ sự "tự lực tự cường" đó dẫn đưa chúng ta đến đâu và gây ra những gì cho người khác. Thời gian cầu nguyện hằng ngày, dù như thời gian chết, rất cần thiết cho chúng ta để được "nạp sự sống của Chúa", để sống bởi Chúa, cụ thể là sống yêu thương, để được hạnh phúc và làm cho người khác hạnh phúc, mặc dù sự dữ vẫn rình rập chung quanh chúng ta. Vì, xét cho cùng, sự dữ duy nhất chỉ là tình trạng thiếu yêu thương chứ không phải là những thảm họa xảy đến cho chúng ta.
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần "nạp" cho chúng ta hằng ngày sức sống của Chúa để chúng ta có thể sống thường xuyên bởi Chúa, vì lợi ích của anh chị em chúng ta và để Nước Chúa mau trị đến!
ULTD & ltd
Đã Có Thuốc Chữa Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer’s
Đã Có Thuốc Chữa Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer’s
New York: Trong hôm thứ hai ngày 7 tháng 6, cơ quan đặc trách về thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FAA) đã chuẩn y cho việc dùng thuốc Aducanumab của công ty Biogen trong việc điều trị bệnh Alzheimer’s. Và đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, đã có thuốc chữa bệnh lãng trí.
Với những tin tức được loan báo, giá cổ phiếu của công ty Biogen gia tăng $107.76 và ở mức $393.90 một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York.
Loại thuốc Aducanumab có nhiệm vụ tách rời một loại protein có tên là amyloid beta trên não cũa bệnh nhân, những người bắt đầu có triệu chứng của bệnh lãng trí. loại protein amyloid beta bám trên màng não sẽ gây cho bệnh nhân bị mất trí nhớ, không có khả năng tự chăm sóc lấy mình.
Theo những ước tính thì trong năm 2020 có khoảng trên 6 triệu người Mỹ bị bệnh Alzheimer’s và có khoảng 1 triệu người Anh cũng bị bệnh này.
Khác biệt giữa dementia và Alzheimer’s: dementia là các triệu chứng quên trong khi Alzheimer’s là bệnh quên, bệnh mất trí nhớ.
60 phần trăm cho đến 70 phần trăm những người có các triệu chứng quên sẽ dần dần biến thành bệnh.
Đa số những người bị bệnh mất trí nhớ là những người trên 65 tuổi
Trước đây không có thuốc chữa cho nên một người có những triệu chứng quên, dần dần biến thành bệnh và cuối cùng cũng chết.
Các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ
image.png
Khó nhớ những thông tin mới học
• Không nhớ phương hướng
• Tính tình thay đổi bất ngờ
• Luôn luôn nghi ngờ về gia đình, bạn bè và những người chăm sóc, không tin những người này
• Dần dần sự mất trí nhớ trở nên nghiêm trọng
• Khó nói, khó nuốt đồ ăn và khó khăn trong việc đi lại.
Những cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ
Người ta thường nói phòng bệnh hơn trị bệnh: nếu chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh mất trí nhớ xảy ra thì đó là cách tốt nhất.
Sau đây là những cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ theo tài liệu của bệnh viện Mayo ở thành phố New York:
– Không hút thuốc
– kiểm soát không để gia tăng áp huyết, lượng cholesterol và bệnh tiểu đường.
-Ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải : ăn nhiểu rau trái, chất đạm nạc ( lean protein) và có chất omega -3. Tránh không ăn nhiều chất bột, chất đường, nước soda, nước tăng lực, không ăn nhiều thịt đỏ, cơm trắng, các loại bánh ngọt, khoai tây chiên, các thứ đồ ăn fast foods.
Giảm nhũng thực phẩm đã chế biến ( processed foods) như lạp xưởng, hotdog,các đồ hộp
Nên ăn cơm gạo đỏ hay nâu, ăn các loại hạt ( nuts), dầu olive, cá (nhưng tránh ăn những loại cá có nhiều thủy ngân như cá tuna)
– Tập thể dục đều đặn nhất là aerobics ( thể dục nhịp điệu)
-Tránh bị suy thoái tâm thần
– tìm cách học hỏi những thứ cần suy nghĩ, cần trí nhớ như học sinh ngữ, học chơi đàn
-Ngủ đủ giấc mỗi đêm
-Tham dự những sinh hoạt xã hội cộng đồng như học khiêu vũ, học hát, học đàn…tình nguyện làm việc giúp người nghèo trong cộng đồng..
T.Anh chuyển
-