mardi 4 janvier 2022

Thành phố đắt đỏ nhất thế giới (NTN)



Economist Intelligence Unit (EIU) cứ hai năm một lần (Tháng 3 và Tháng 9) so sánh chi phí sinh hoạt của 173 thành phố trên thế giới.
Họ khảo giá 400 thứ: 200 giá vật liệu như nhà cửa, thức ăn, xăng nhớt.. và 200 giá dịch vụ như gas, điện, nước, trường học…; và dùng New York City là tiêu chuẩn với số điểm là 100 (Thí dụ giá hamburger ở New York city $6 dollars, điểm 100, thì ở Paris giá hamburger $9 dollars, điểm sẽ là 135, ở Thái Lan giá hamburger $3 dollars điểm sẽ là 50…).

Thành phố giá sinh hoạt rẻ nhất là ở Phi Châu, Trung Đông, và vài nước Á Châu. Đội sổ rẻ nhất thế giới là Damascus (Syria, Trung Đông) và Tripoli (Lybia, Phi Châu). Xăng đắt nhất là ở Hong Kong: $2.50 dollars một lít.

Trong một bài viết trước, tôi có đề cập nói chống Mỹ cứu nước là tuyên truyền ngu xuẩn. Chống Mỹ chỉ có hại nước, và đây là bằng chứng: Sau khi Mỹ tái phong tỏa Iran vào năm 2020, liệt kê Iran là quốc gia khủng bố thì thủ đô Tehran của Iran từ hạng thứ 79 bây giờ nhẩy lên hạng thứ 29 trong danh sách các thành phố sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới.

Vì tiền dollar Mỹ được dùng là đơn vị đo lường để so sánh, quốc gia nào mà tiền có giá trị mạnh hơn thì thành phố của quốc gia đó sẽ có rất nhiều cơ hội đứng vào hạng đắt đỏ và ngược lại.

TelAviv lần đầu tiên được xếp vào thành phố sinh hoạt đắt nhất thế giới vì giá cả chuyên chở, thức ăn tăng vọt, cộng với tiền Shekel DoThái tăng giá trị so với dollar Mỹ
($1 dollar Mỹ = 3.17 Shekel).

 Thứ hạng

Thành phố

Quốc gia

WCOL* index

1

Tel Aviv

Do Thái

106

2

Paris

Pháp

104

3

Singapore

Singapore

104

4

Zurich

Thụy Sĩ

103

5

Hong Kong

Trung Quốc

101

6

New York City

Hoa Kỳ

100

7

Geneva

Thụy Sĩ

99

8

Copenhagen

Đan Mạch

97

9

Los Angeles

Hoa Kỳ

96

10

Osaka

Nhật Bản

94

11

Olso

Na-Uy

 

12

Seoul

Hàn Quốc

 

13

Tokyo

Nhật Bản

 

14 (huề)

Vienna

Áo

 

14 (huề)

Sydney

Úc

 

16

Melbourne

Úc

 

17 (huề)

Helsinki

Phần-Lan

 

17 (huề)

London

Anh

 

17 (huề)

Dublin

Ái-Nhĩ-Lan

 

17 (huề)

Frankfurt

Đức

 

17 (huề)

Shanghai

Trung Quốc

 

*WCOL: Worldwide Cost of Living Index 

Một điều tôi không ngờ là trong 45 năm tôi sống ở miền Nam California, Los Angeles bây giờ đứng trong Top 10, hạng thứ 9 trong các thành phố đắt nhất thế giới!

Nói về quốc gia đắt đỏ nhất thì membeo.com xếp hạng 139 quốc gia; đây là 34 quốc gia có sinh hoạt đắt đỏ nhất (Số 1 đến 32 tôi liệt kê hẳn hòi. Số 34 đến 139-rẻ nhất thì tôi liệt kê những quốc gia thú vị biết cho vui:

Thứ hạng

Quốc gia

Cost of Living Index

1

Bermuda

147.51

2

Switzerland

125.02

3

Norway

103.56

4

Iceland

99.67

5

Barbados

94.44

6

Jersey

94.43

7

Denmark

88.53

8

Luxembourg

85.30

9

Israel

84.77

10

Bahamas

84.32

11

Singapore

82.63

12

Japan

81.15

13

Hong Kong

80.82

14

Australia

80.75

15

Netherlands

78.93

16

Ireland

78.55

17

France

77.59

18

South Korea

76.46

19

Finland

76.35

20

New Zealand

76.31

21

Sweden

75.89

22

Belgium

75.79

23

Austria

74.87

24

Seychelles

74.07

25

Malta

72.92

26

Canada

71.45

27

United Kingdom

70.64

28

United States

70.55

29

Italy

69.99

32

Germany

67.85

34

Taiwan

64.93

42

Spain

56.64

68

Cambodia

47.44

75

Thailand

44.76

84

China

41.31

89

Philippines

39.11

97

Vietnam

36.94

99

Nga

36.76

100

Mexico

36.74

138

India

24.60

139

Pakistan – rẻ nhất

21.88


Danh sách trên chỉ liệt kê giá sinh hoạt đắt nhất của mỗi quốc gia. Nhưng mỗi quốc gia tiền mướn nhà, tiền thức ăn…, lương bổng khác nhau. Chẳng hạn như ở Los Angeles ăn một bát phở giá là $12 dollars, nhưng ở Sài-Gòn một bát phở giá chỉ là 60000 đồng (khoảng $2.5 dollars). Ở Los Angeles giá mướn trung bình một apartment là $2563 dollars. Ở Sài Gòn tôi xem Youtube thấy giá vào khoảng $450 dollars. Lương bổng ở hai quốc gia cũng khác nhau. Thế thì ở nước nào “sướng” hơn? Ở nước nào tiền lương của mình có giá trị hơn, mua được nhiều thứ hơn?
Để tính xem dân nước nào “sướng” hơn, có tiền tiêu nhiều hơn, người ta dùng “Local Purchasing Power Index” để so sánh.

“Local Purchasing Power Index” là chỉ số tính xem tiền lương làm ra trong một quốc gia có thể mua được bao nhiêu hàng hóa, sản phẩm , dịch vụ, của quốc gia đó.

Với chỉ số đo lường trung bình của hàng hóa, dịch vụ là 100, thì quốc gia nào mà dân có “Local Purchasing Power Index” -giá trị tiền mua được- gần bằng 100 thì dân nước đó “sướng” nhất.

Đây là danh sách dân quốc gia nào có tiền mua sắm sướng nhất cho đến khổ nhất. Người Việt hải ngoại thắc mắc ở nước nào “sướng” nhất -so sánh giá sinh hoạt và đồng lương kiếm ra- thì theo danh sách này, đây là thứ tự: Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Úc, Đức, Singapore, Canada, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc:

Thứ hạng

Quốc gia

Local Purchasing Power  Index

1

Switzerland

102.77

2

United States

94.32

3

Australia

91.07

4

Germany

89.86

5

Luxembourg

87.76

6

Denmark

86.43

7

Sweden

85.44

8

United Arab Emirates

84.93

9

Qatar

84.85

10

Finland

80.11

11

Saudi Arabia

80.11

12

Singapore

78.53

13

Canada

78.34

14

United Kingdom

77.47

15

Jersey

77.12

16

Netherlands

76.65

17

France

76.36

18

Japan

76.01

19

New Zealand

74.89

20

Oman

74.87

21

Norway

73.55

22

Ireland

71.58

23

Kuwait

70.51

24

Belgium

70.12

25

South Korea

69.44

26

South Africa

69.15

27

Bermuda

68.82

28

Austria

68.69

29

Iceland

67.30

30

Israel

65.91

33

Spain

58.50

34

Hong Kong

56.86

37

Italy

54.30

38

China

53.62

52

India

42.16

55

Portugal

40.54

64

Nga

35.53

72

Mexico

31.30

83

Thailand

28.87

97

Vietnam

25.29

120

Philippines

18.00

134

Cambodia

10.16

139

Cuba – hạng chót

1.28

 Nguyễn Tài Ngọc

January 2022

https://saigonocean.com/trangNTN.htm

Tài liệu tham khảo:

https://www.numbeo.com/cost-of-living/rankings_by_country.jsp

https://www.eiu.com/n/campaigns/worldwide-cost-of-living-2021/

https://www.mercurynews.com/2021/12/01/these-are-the-worlds-most-expensive-cities-in-2021/


Thanh Hải chuyển 

lundi 3 janvier 2022

Giáo sư gốc Việt được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ

Giáo sư gốc Việt được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ

Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chris Whitty và Jonathan Van Tam

Giáo sư Jonathan Van-Tam, một người Anh có dòng máu Việt Nam, thuộc trong số những người được Nữ hoàng Anh

phong tước hiệp sĩ trong danh sách Năm mới 2022, vừa công bố tối ngày 31/12.

Từ nay, tại Anh, ông Jonathan Van-Tam sẽ được gọi là Sir.

GS Van-Tam: 'Dân Anh hãy hành động' để chống Covid-19

Vaccine chống Covid: GS Van-Tam nói 'Anh chưa được nửa đường'

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cũng được phong tước hiệp sĩ đợt này, theo thông báo ngày 31/12.

Người sếp của ông Jonathan Van-Tam, Giáo sư Chris Whitty - nay là Sir Chris - là giám đốc y tế của Anh và là cố vấn y tế

chính của chính phủ Anh, cũng được phong tước hiệp sĩ lần này.

Còn giáo sư Van-Tam là phó giám đốc y tế của Anh từ năm 2017, và đã thu hút công chúng và báo chí Anh bằng những

phép ẩn dụ sống động về Covid-19 tại các cuộc họp báo.

Hai người được phong hiệp sĩ lần này nhờ đóng góp của họ trong việc chống dịch Covid-19 ở Anh.

Vào cuối năm 2020 - trong khi mô tả giai đoạn đầu của đại dịch - ông Jonathan Van-Tam nói "rõ ràng là đội khách đã cho chúng tôi một cú đánh lớn".

Một năm sau, vào tháng 11 năm 2021, ông cảnh báo "tiếng còi mãn cuộc chưa thổi" về đại dịch, nhưng đã dự đoán chúng ta đang ở trong "nửa thời gian của hiệp phụ".

"Tôi yêu những phép ẩn dụ," ông nói với BBC vào năm 2020.

Chụp lại video,

Giáo sư Jonathan Van-Tam

Giáo sư Jonathan Van-Tam nổi tiếng qua dịch Covid-19 thế nào?

Vào năm 2019, giáo sư Chris Whitty chỉ xuất hiện trong hai tin của BBC News.

Cùng năm đó, đồng nghiệp của ông là giáo sư Jonathan Van-Tam chỉ xuất hiện trong một tin của BBC, về chiến dịch tiêm phòng cúm lớn nhất từ trước đến nay của nước Anh.

Vào cuối năm 2019, bài viết về Giáo sư Whitty trên Wikipedia chỉ vỏn vẹn 248 từ; Giáo sư Van-Tam thì chưa có trên trang này.

Nhưng khi xảy ra đại dịch Covid-19 tới nay, cả hai người đàn ông đã xuất hiện trong hàng trăm câu chuyện của BBC - Whitty 599, Van-Tam 238 tin.

Nếu không có đại dịch, cả hai người vẫn có thể được phong tước hiệp sĩ.

Nhưng chắc chắn rằng họ sẽ không nổi tiếng như hiện nay.


Nguồn hình ảnh, Getty Images
Giáo sư Jonathan Van-Tam

Ông Jonathan Van-Tam sống gần Boston, Lincolnshire, với vợ và hai con trai tuổi thiếu niên. Một cô con gái lớn đã dọn ra ngoài sống.

Ông có mẹ là người Anh và cha là người Pháp gốc Việt - cả hai đều là giáo viên.

Ông nội của ông, Nguyễn Văn Tâm (1893 - 1990) là Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng Bảo Đại
từ tháng 6 năm 1952 đến tháng 12 năm 1953.

Ông nội của ông sang Pháp định cư từ 1955 và sau này qua đời ở Paris.

Bác của ông Jonathan Van-Tam là Nguyễn Văn Hinh (1915-2004), là sĩ quan người Việt đầu tiên được phong cấp tướng ở thời kỳ Liên hiệp
Pháp, cấp bậc Trung tướng.

Mới hôm 26/12, báo The Sunday Times có phỏng vấn riêng với ông Jonathan Van-Tam với dòng tít "người anh hùng bất ngờ trong đại dịch".

Tờ báo cho biết ông sinh ra tại Boston, Anh quốc, vào tháng 2 năm 1964, có mẹ người Anh, bà Elizabeth, và bố, ông Paul, một công dân Pháp gốc Việt.

Ông Jonathan Van-Tam nói với tờ báo rằng "tiếng Pháp của tôi không tệ" nhưng cho hay ông nội không kể gì với ông về thời kỳ lịch sử biến động
ở Việt Nam.

"Ông nội tôi không nói được nhiều tiếng Anh nên tương đối khó giao tiếp với ông."

Mẹ của ông Jonathan Van-Tam còn sống và sẽ mừng thọ 80 tuổi vào tháng Giêng 2022

Bố của ông đã qua đời năm 2015.

Với những hoạt động của mình trong thời đại dịch Covid-19, ông Jonathan Van-Tam đã trở nên nổi tiếng và rất có uy tín với người Anh. Việc ông được
phong tặng tước hiệp sĩ lần này là sự chứng nhận của nước Anh dành cho những đóng góp của ông trong cuộc chiến chống Covid-19.

Anh Thư chuyển