mardi 18 janvier 2022

CHÁO : Món ăn vị thuốc lâu đời nhất Á Châu

Món ăn vị thuốc lâu đời nhất Á Châu




Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa. Bạn có thể sáng tạo nhiều công thức cháo với ngũ cốc, đậu, rau, thịt hoặc trái cây, có thể nấu mặn hoặc nấu ngọt.

Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa. Bạn có thể sáng tạo nhiều công thức cháo với ngũ cốc, đậu, rau, thịt hoặc trái cây, có thể nấu mặn hoặc nấu ngọt. Cháo là món ăn hàng ngày của hàng triệu người Á Châu. Tuy nhiên, [món ăn] tốt cho sức khỏe này vẫn ít được người phương Tây biết đến.

Người dân ở Trung cộng, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Phi Luật Tân, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Cypress và Hy Lạp đều có món cháo của mình. Bạn đã từng nghe nói đến món ăn được nấu chậm, loãng từ các hạt bị vỡ được gọi là cháo chưa? Có thể bạn biết nó bằng một cái tên khác?

Một món ăn ấn tượng như cũng có một lịch sử lâu dài và những công thức truyền thống.

Ghi chép lịch sử



Cháo là món ăn đơn giản dễ nấu và dễ tiêu hóa

Tại Trung Hoa, ghi chép sớm nhất về cháo có từ năm 2697 đến 2597 trước Công nguyên, khi Hiên Viên Hoàng Đế người được tôn làm thần được cho là đã nấu ngũ cốc thành cháo.

Danh tiếng chữa bệnh của cháo đã được biết đến từ thời bác sĩ Trung y Thuần Vu Ý (205–150 TCN), người đã chữa trị bệnh cho hoàng đế nước Tề (314-338) bằng cháo.

Món cháo suông dễ tiêu được Trương Trọng Cảnh chính thức ghi lại làm thuốc trước năm 219 trong cuốn sách [tạm dịch] “Trị liệu về các chứng rối loạn do lạnh (Treatise on Cold Damage Disorders)”, cuốn sách đầu tiên bao gồm các lý thuyết, phương pháp, công thức và phương thuốc được gọi là Y học cổ truyền Trung Hoa (Traditional Chinese Medicine), hoặc Trung y.

Món cháo thể hiện lòng tôn kính với Thần Phật



Mỗi năm, vào ngày 24 tháng Giêng, người xưa Trung Hoa tổ chức lễ hội Ngày Bồ Đề. Chính vào ngày này, Phật Thích Ca Mâu Ni – người sáng lập Phật giáo hiện đại – đã đạt được sự giác ngộ khi ngồi dưới cây bồ đề. Người ta nói rằng trước khi giác ngộ, cháo là món ăn đã được trao cho Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài suy kiệt vì không có thức ăn và nước uống. Món cháo đã cho ông sức mạnh để tiếp tục.

Vào giữa thế kỷ thứ sáu, ngày Bồ Đề là một ngày hội lớn ở Trung Hoa. Dưới thời Hoàng đế Khang Hy, ngày này đã trở thành một nghi lễ lớn của hoàng gia trong triều đại nhà Thanh (1644-1912)




Các hoàng đế nhà Thanh đã tiến hành buổi lễ tại một trong những sảnh chính của chùa Vĩnh Hà tại Bắc Kinh. Khang Hy trị vì trong thời gian lâu dài đã tu sửa lại ngôi chùa này vào năm 1694 để làm nơi ở cho con trai thứ tư của mình, Hoàng đế tương lai Ung Chính.

Điểm nổi bật của buổi lễ này là nghi lễ nấu cháo hoàng gia.

Một nghi lễ cổ xưa



Một chiếc nồi đồng cổ được chuyên dụng để nấu cháo nặng 4 tấn, rộng 2m, sâu 1,5m được dùng cho buổi lễ.

Tám ngày trước, các vị quan coi sóc việc vận chuyển củi và các nguyên liệu vào ngôi đền.

Nguyên liệu phong phú bao gồm bơ, thịt cừu, ngũ cốc, các loại hạt và trái cây khô.

Các nguyên liệu đã đủ cho sáu chiếc nồi. Nồi thứ nhất được cúng để thờ Phật, nồi thứ hai dành cho hoàng đế và những người trong cung, nồi thứ ba dành cho thành viên hoàng gia và Đại Lạt ma, nồi thứ tư dành cho các quan chức trong triều đình và các tỉnh, nồi thứ năm dành cho các nhà sư trong chùa, và nồi thứ sáu dành cho bố thí.

Theo ghi chép lịch sử, các nguyên liệu cho mỗi nồi cháo bao gồm 60,5 kg hạt kê, 50 kg ngũ cốc, 50 kg quả khô và 5 tấn củi.



Trước đó một ngày, lửa nấu cháo đã được nhóm lên. Một vị quan do triều đình tuyển chọn sẽ coi sóc nồi cháo trong 24 giờ.

Mọi thứ đã sẵn sàng, trong ánh sáng rực rỡ, hương khói, âm nhạc và tiếng trì tụng của các nhà sư, chén cháo đầu tiên sẽ được dâng lên trước các bức tượng Phật của ngôi chùa.

Các thành viên của hoàng gia sẽ được nếm ngay sau đấy. Cuối cùng, món cháo được đóng gói vào các thùng chứa để vận chuyển đến các cung điện và địa điểm khác của hoàng gia, bởi những người đàn ông trên những con ngựa nhanh nhất.

Trong các hộ gia đình thông thường, các gia đình làm nghi lễ nấu cháo tương tự cho Ngày Bồ đề.

6 Lợi ích sức khỏe của cháo






Theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, ăn cháo có rất nhiều lợi ích. Dưới đây là sáu [lợi ích] lớn nhất:

1_ Cháo làm ấm hệ tiêu hóa, đặc biệt là lá lách và dạ dày. 

Trong một trường phái Y học cổ truyền Trung Hoa, lá lách-dạ dày được coi là những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể chúng ta. Nếu chúng không hoạt động tốt, các chất dinh dưỡng từ thức ăn của chúng ta sẽ không thể được cơ thể hấp thụ. Bác sĩ y học Trung Hoa Thuần Vu Ý (205–150 TCN) đã dạy rằng cháo bổ sung năng lượng cần thiết cho sự hoạt động tối ưu của các cơ quan của chúng ta.

2_ Cháo là thực phẩm tốt nhất vào buổi sáng, 

vì nó có khả năng tăng cường lưu thông kinh mạch. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể chúng ta cũng cần thời gian để dần dần tỉnh giấc. Ăn cháo ấm mang lại sự hỗ trợ nhẹ nhàng giúp năng lượng trong cơ thể lưu thông hiệu quả.

3_ Cháo giải độc bằng cách giúp cơ thể tiết mồ hôi. 

Cháo ấm giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết. Đổ mồ hôi từ việc uống cháo được coi là một cách giải độc có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang trong giai đoạn đầu bị cảm lạnh.

4_ Cháo cải thiện chất lượng giấc ngủ.

 Tô Thức, một nhà văn nổi tiếng thời nhà Tống (960-1279), đã ca ngợi cách cháo giúp ngủ ngon trong bức thư pháp của ông.



5_ Cháo làm tăng hiệu quả của thuốc thảo dược.

 Trương Trọng Cảnh, từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên), cho biết, ăn một lít cháo sau khi uống thuốc thảo dược có thể cải thiện tác dụng của thuốc.



6_ Cháo rất ít calo và rất tốt cho thể chất và giúp giảm cân.

 Một chén cháo có khoảng 150 calo, thấp hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác, nhưng nó lại rất bổ dưỡng.



Các nguyên liệu cho món cháo theo mùa






Một trong những điều tuyệt vời về món cháo là tính linh hoạt của nó. Mặc dù gạo là [nguyên liệu] phổ biến nhất, nhưng [cháo] có thể được làm với hầu hết mọi sự kết hợp của các loại ngũ cốc và nguyên liệu. Để khuyến khích sự hòa hợp với thiên nhiên và sự cân bằng trong cơ thể, Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên bạn nên chọn các thành phần tương ứng theo mùa.

Mặc dù gạo là [nguyên liệu] phổ biến nhất, nhưng [cháo] có thể được nấu với hầu hết các loại ngũ cốc và nguyên liệu.

Dưới đây là biểu đồ làm nổi bật các màu sắc, ngũ hành, cơ quan và các loại thực phẩm phù hợp với từng mùa. Như bạn thấy, các loại thực phẩm được đề xuất tuân theo màu sắc của một mùa, vì vậy nếu bạn không thấy thực phẩm yêu thích của mình được liệt kê ở đây, hãy thoải mái sáng tạo. Một vài công thức nấu ăn cũng được bao gồm bên dưới. Một là mặn và một ngọt. [Những công thức này] sẽ giúp bạn bắt đầu khám phá món cháo.





Công thức cháo gà mặn mùa lạnh

Chuẩn bị và thời gian nấu ăn

· Thời gian chuẩn bị: 20 phút

· Thời gian nấu: 1 giờ

· Phục vụ 6 người


Nguyên liệu





· 1/2 pound (226 gram) miếng gà có xương, ưu tiên thịt sẫm màu

· 1/2 chén gạo lứt

· 1/4 chén đậu đen

· 8 cây nấm hương khô (30 gram)

· 2 muỗng cà phê gừng tươi, thái mỏng và dài

· 5 nhánh tỏi tươi bóc vỏ

· 9 chén nước lạnh

· 1 muỗng canh quả câu kỷ tử (goji berry)

· 1/2 muỗng cà phê muối

· 1 muỗng hành lá, cắt nhỏ (để trang trí)


Hướng dẫn

Rửa sạch đậu đen và nấm hương. Đổ ngập 4 inch (10.16 cm) nước và ngâm ít nhất 4 giờ. Đổ bỏ nước ngâm.

Đặt gà vào chảo và đổ nước sôi lên để rửa. Rửa sạch bằng nước lạnh.

Trong một cái chảo sâu, thêm vào tất cả các nguyên liệu trừ quả câu kỷ tử, muối và hành lá. Đun sôi. Giảm nhiệt độ xuống mức thấp và đun nhỏ lửa trong 50 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Tắt bếp. Thêm quả câu kỷ tử và muối. Nêm nếm và điều chỉnh vị mặn. Trang trí với hành lá.

Món cháo làm ấm nóng tăng cường năng lượng dương cho mùa xuân của bạn đã sẵn sàng để thưởng thức!

Công thức cháo ngọt mùa lạnh






Chuẩn bị và thời gian nấu ăn


· Thời gian chuẩn bị: 20 phút

· Thời gian nấu: 1 giờ

· Phục vụ 6 người



Nguyên liệu


· 1/2 chén gạo lứt hoặc gạo nếp lứt

· 1/2 chén gạo đen hoặc gạo nếp đen

· 1/4 chén đậu đen

· 1/4 chén nho khô

· 1 muỗng canh rượu gạo hoặc rượu rum (tùy chọn)

· 1/2 chén đường nâu


Hướng dẫn


Rửa sạch đậu đen và nấm hương. Đổ ngập 4 inch (10,16 cm) nước và ngâm ít nhất 4 giờ.

Ngâm nho khô trong rượu gạo hoặc rượu rum.

Trong một cái chảo sâu, thêm gạo lứt, gạo tẻ, đỗ đen đã ngâm và 9 chén nước lạnh. Đun sôi.

Giảm nhiệt độ xuống mức thấp và đun nhỏ lửa trong 50 phút, thỉnh thoảng khuấy.

Thêm đường, nho khô và rượu gạo hoặc rượu rum, đun sôi. Thưởng thức.

Moreen Liao _ Văn Thanh Bùi

lundi 17 janvier 2022

Les inégalités se sont aggravées durant la pandémie, déplore Oxfam

Les inégalités se sont aggravées durant la pandémie, déplore Oxfam


Plus de 160 millions de personnes dans le monde ont sombré dans la pauvreté depuis l'éclatement de la crise, selon Oxfam.

PHOTO : RADIO-CANADA / IVANOH DEMERS


Hugo Prévost (accéder à la page de l'auteur)
Hugo Prévost
à 4 h 00


Des fortunes qui doublent pendant que les revenus de la quasi-totalité de la planète sont en baisse; des millions de personnes mortes de la COVID-19, faute d’avoir pu être vaccinées, et un système qui continue de favoriser les plus riches au détriment des plus pauvres : depuis l’éclatement de la pandémie, les inégalités ont continué de se creuser, affirme Oxfam dans son plus récent rapport en la matière. L’organisation rapporte cependant quelques progrès encourageants.

Malheureusement, j’aimerais dire l’inverse, mais [la situation] s’est dégradée, concède d’emblée Catherine Caron, analyste des politiques et des campagnes chez Oxfam-Québec, lors d’un entretien téléphonique.

Au dire des experts d’Oxfam, les écarts sont flagrants : si, depuis le début de la pandémie, on compte un milliardaire de plus toutes les 26 heures, ce sont aussi 160 millions de personnes dans le monde qui ont basculé dans la pauvreté.

Qui plus est, quelque 17 millions de personnes, selon des données colligées par le magazine The Economist, sont mortes de la COVID-19 depuis l’éclatement de la crise. Le bilan de Radio-Canada fait plutôt état de 5,5 millions de morts, mais l’incidence de la pandémie est sans aucun doute mal mesurée dans des pays où les systèmes de santé sont moins bien développés, notamment en Inde et dans plusieurs pays d'Afrique.

Ce sombre bilan fait dire à Oxfam que les inégalités de revenus sont plus déterminantes que l’âge comme facteur de risque de mourir de la COVID-19.

Les inégalités présentes avant la pandémie ont été exacerbées pendant la pandémie. En fait, la crise a été extrêmement rentable pour les milliardaires, alors que, de l’autre côté du spectre, 21 000 personnes meurent chaque jour en raison des inégalités, renchérit Mme Caron.

Cette hécatombe serait imputable non seulement au manque d’accès aux soins de santé mais aussi à la violence genrée, à la faim et à la dégradation du climat, l’autre grande crise mondiale qui fait rage plus que jamais. La pandémie de COVID-19 est cependant un facteur aggravant qui a fortement contribué à empirer les choses, mentionne Oxfam.

« Neuf personnes sont devenues milliardaires grâce aux vaccins. On nous dit que nous vivons une crise collective, mais on s'aperçoit que ce n’est pas vrai : nous ne sommes pas tous dans le même bateau. »— Une citation de Catherine Caron, analyste des politiques et des campagnes chez Oxfam-Québec

Toujours au dire de Mme Caron, ces nouvelles fortunes ont été largement financées par de l’argent public puisque de nombreux gouvernements ont dépensé sans compter pour venir en aide aux différentes économies nationales et aux populations.

Au Canada, les dépenses en matière de santé auraient dépassé la barre des 300 milliards de dollars l’an dernier, selon des données de l’Institut canadien d’information sur la santé.

Si Ottawa ne souhaitait pas, au début de l’an dernier, fournir des données précises sur le coût d’achat des doses de vaccin, le gouvernement fédéral a commandé plus de 300 millions d’entre elles à plusieurs entreprises.

Récemment, le premier ministre Justin Trudeau a assuré que les stocks étaient suffisants pour garantir une dose de rappel et une éventuelle quatrième dose à tous les Canadiens.

Pour le troisième trimestre de 2021, Pfizer, un des principaux producteurs de vaccins de la planète, a rapporté de son côté des revenus d’environ 24 milliards de dollars américains, dont environ 15 milliards attribuables à la vente de vaccins, y compris celui contre la COVID-19.

Cette somme s’ajoute à un peu plus de 19 milliards au deuxième trimestre et à environ 15 milliards au premier trimestre de l’an dernier.

Chez Moderna, l’autre principal fournisseur de vaccins anti-COVID-19 en Occident, les revenus (et les profits) sont moins élevés, mais se chiffrent malgré tout en milliards de dollars.

Taxer les riches, une solution

Toutefois, tout n’est pas sombre dans ce plus récent rapport sur les inégalités, publié peu de temps avant le sommet annuel de Davos, en Suisse, qui se déroulera de nouveau selon la formule virtuelle, pandémie oblige. Selon Mme Caron, il faut en effet souligner la volonté de plusieurs pays, dont le Canada, de venir en aide à leurs populations en déboursant parfois des sommes colossales.

Ce qui est très positif aussi pour moi, c’est que l’argent est là; il n’est pas question de revenir à une austérité. […] On a les moyens économiques [de financer la lutte contre les inégalités], on les connaît; ça prend juste le courage politique de le faire, juge-t-elle.

Les moyens en question, ce sont notamment la taxation des revenus des individus et des entreprises les plus riches du monde.

Une taxe unique de 99 % sur les profits pandémiques des dix hommes les plus riches du monde pourrait, à titre d’exemple, payer suffisamment de vaccins pour le monde entier ou le financement de l’adaptation aux changements climatiques partout sur la planète. Et tout cela en laissant à ces dix hommes huit milliards de dollars de plus qu’avant la pandémie, lit-on ainsi dans le rapport d’Oxfam.

Et au Canada, une solution simple pourrait être appliquée, estime Mme Caron.

Si on avait un impôt sur la fortune des multimillionnaires et des milliardaires, donc sans toucher la très grande majorité de la population, on aurait assez d’argent pour augmenter le budget de la Santé [fédérale] de 57 %, affirme-t-elle.

Un des aspects les plus encourageants de cette idée selon laquelle on pourrait taxer les grandes fortunes, ajoute encore Mme Caron, c'est que depuis le début de la pandémie, cette proposition recueille l’appui d’une majorité de Canadiens.

Je pense qu’il y a cinq ans, il y a dix ans, on n’aurait pas pu parler de la taxation de la richesse avec un même enthousiasme.

Autre preuve que la taxation des grandes richesses est une idée qui fait du chemin : 136 pays ont conclu, l'automne dernier, un accord pour imposer les multinationales à une hauteur minimale de 15 %, y compris les géants de la technologie.

Pour le Canada, a alors estimé la ministre des Finances, Chrystia Freeland, cela équivaudra à des gains d’environ 45 milliards par année.

Au pays, la volonté de la ministre Freeland, dans son budget du printemps dernier, de taxer les produits de luxe et de demander à ceux qui ont prospéré pendant la pandémie d’aider les autres Canadiens est considérée comme un bon pas en avant par Oxfam-Québec.

Malgré ces progrès, Catherine Caron estime qu’il y a encore beaucoup de choses à faire. La pandémie a ouvert les yeux des gens, qui ont constaté qu’il était important de redistribuer la richesse, a-t-elle déclaré.

Notre système économique est brisé. Voilà ce que nous essayons de démontrer avec ce rapport-là : les questions de violence économique, ajoute Mme Caron.

Et si le gouvernement fédéral a posé des gestes en faveur d’une redistribution de la richesse afin de financer les divers programmes économiques, sociaux, environnementaux, etc., pour s’attaquer aux inégalités, qu’en est-il du Québec?

Je pense qu’on pourrait aller plus loin avec des infrastructures qui bénéficient à la majorité; ce sont des femmes qui absorbent la majorité du choc de la pandémie – c’est vrai partout dans le monde –, en matière de reconnaissance du travail de soins non rémunéré, en tant que violence basée sur le genre […]. Ça prend peut-être une prise de conscience un peu plus forte, croit Catherine Caron.

On est en train de développer un nouveau variant, un variant de richesse, qui est lui aussi très dangereux pour la planète, conclut-elle.

“Chúa thử thách”

 


Khi nghe một người chia sẻ về những khó khăn trong năm qua và kết luận bằng câu: “Năm nay quả thật là một năm Chúa thử thách con cái Người hết mức!”, tôi bỗng thấy nói thế thì oan cho Chúa quá. Tại sao Chúa lại phải thử thách con cái của mình? Với mục đích gì? Chẳng lẽ Chúa gây ra bao nhiêu khốn đốn cho con cái mình để thử xem chúng có tin yêu mình không à? Rồi nếu chúng tin yêu mình thì sao mà nếu chúng không tin yêu mình thì sao? Để thưởng hay phạt chúng hoặc để thương hay ghét chúng hơn à? Nếu thật sự chúng ta còn nghĩ Chúa thử thách mình thì chúng ta đã hiểu sai về Chúa và như thế thì làm sao sống tương quan với Chúa cho đúng để được hạnh phúc đây?

Trước hết chúng ta phải nhớ là Chúa không thể dùng phương tiện xấu để đạt mục đích tốt được, nên Chúa không thể gây ra khó khăn để dùng chúng vào bất cứ mục đích gì. Vả lại, mọi việc Chúa làm đều tốt lành nên các sự dữ xảy ra cho chúng ta không đến từ Chúa, mà là do ma quỷ hay do con người để cho ma quỷ điều khiển mình mà gây ra hoặc do con người chưa phát huy được hết khả năng khắc phục và thống trị trái đất, như Chúa đã giao cho họ nhiệm vụ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không để cho con cái mình phải chống trả một mình với sự dữ nên đã nhập thể để có thể chia sẻ thân phận làm người và hiện diện trong mọi hoàn cảnh của chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người.

Khi xảy ra sự dữ quả thật là đức tin của chúng ta bị thử thách: thoạt tiên, chúng ta không khỏi tự hỏi vậy Chúa có yêu thương mình không và mình có nên tiếp tục tin vào Chúa không? Nhưng sau đó, nghiệm ra được tình yêu tột cùng của Chúa dành cho loài người trên thập giá và biết rằng: “Thiên Chúa cao vời, làm sao ta hiểu thấu” (Gióp 36,26), chúng ta vẫn tin vào tình yêu của Chúa dù đang gặp khó khăn và đau khổ. Như thế, chúng ta vượt qua được thử thách và đức tin của chúng ta được mài dũa hơn. Đồng thời, nếu chúng ta tin vào Chúa thì Chúa vẫn ở với chúng ta trong thử thách và giúp chúng ta vượt qua thử thách cách nhẹ nhàng hơn.

Vậy được xem là thử thách đức tin khi chúng ta vẫn tin vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa trong khi mọi sự xảy đến không được như ý mình và coi vẻ là xấu cho mình. Lúc đó, khó khăn được biến thành dịp để tăng thêm lòng tin cho chúng ta vào Thiên Chúa và đây là mối lợi to lớn hơn nhiều so với việc chúng ta được điều như ý và trước mắt cho là tốt đẹp. Đồng thời, đức tin cứu chúng ta vì chính nhờ đức tin mà chúng ta mới thấy được lợi ích thiêng liêng đến từ khó khăn và, nếu không có đức tin, ngoài đau khổ vì gặp phải khó khăn, chúng ta lại còn thêm đau khổ do tức giận hay buồn phiền gây ra vì chúng ta không được như ý hay nhìn thấy mọi sự theo chiều hướng xấu.

Trong đức tin, những mất mát, khi lấy đi khỏi mình những gì mình đã cậy dựa và bám víu, cũng có thể trở thành cơ may giúp chúng ta có được một điều mới tốt đẹp hơn. Mặt khác, khi giúp mình khám phá ra rằng mọi sự trên đời đều chóng qua và không thể tạo nên chỗ dựa vững chắc, những mất mát có thể hướng chúng ta tìm đến Chúa để nương tựa vào Người. Ngoài ra, với lòng tin yêu Chúa, những trở ngại hay bất trắc, tuy không phải là sự dữ, nhưng dễ gây đau khổ vì làm cho những dự tính của mình không được thực hiện, cũng có thể được chúng ta xem như những can thiệp yêu thương và quan phòng của Chúa để tránh cho mình khỏi một sự dữ hoặc để giúp mình đạt được một điều tốt lành, mà đôi khi chỉ rất lâu sau chúng ta mới thấy được.

Tóm lại, đức tin của chúng ta bị thử thách khi gặp khó khăn, nhưng không phải do Chúa tạo ra khó khăn để thử thách đức tin của chúng ta. Trái lại, Chúa có thể giúp chúng ta biến những khó khăn đó thành những cơ hội để chúng ta xích lại gần Chúa hơn và trưởng thành hơn trong đức tin. Vì thế, chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta có lòng tin vào Chúa, để khi gặp khó khăn, đức tin càng bị thử thách thì càng được vững mạnh, như Chúa Giêsu đã nói: “Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất” (Mt 13,12).

ULTD & ltd

L.T.Diệp

Ca sĩ Hồ Hoàng Yến – phong cách thời trang quyến rũ và giọng hát đầy ma lực

 Ca sĩ Hồ Hoàng Yến sinh năm 1976 tại Sài Gòn và định cư ở Mỹ từ năm 2001. Khi còn ở trong nước, cô đi hát từ năm 1996 với tên Hoàng Yến ở các vũ trường, phòng trà Sài Gòn là Queen Bee, Liberty, Lido, Cadillac… Trước đó, từ năm 15-16 tuổi, cô theo học thanh nhạc ở Nhạc Viện Thành Phố (trước 75 là trường Quốc Gia Âm Nhạc). Ngoài ca hát, Hồ Hoàng Yến từng xuất hiện với vai trò là người mẫu ảnh trên bìa một số tạp chí ở trong nước.


Hồ Hoàng Yến được nhiều người nhớ đến với phong cách thời trang rất quyến rũ và có phần “táo bạo” trên sân khấu Asia. Không chỉ vậy, cô còn có giọng hát rất mạnh mẽ và đầy ma lực trong các ca khúc nhạc trữ tình, tiền chiến.

Hồ Hoàng Yến cũng là tên thật của cô được đặt theo tên loài chim Hoàng Yến. Cô cho biết: “Ông nội có nuôi một con chim kiểng hoàng yến bé xíu. Ông rất quý con chim đó vì nó đẹp và hót rất hay. Khi Yến được sinh ra cũng bé tí tẹo, ông nghĩ đến con chim ấy và thế là đặt tên là Hoàng Yến”.

Hồ Hoàng Yến đã lập gia đình với một Việt Kiều và qua Mỹ định cư theo diện hôn nhân năm 2001 tại San Jose, Bắc California, sau đó chuyển sang phía Ðông Hoa Kỳ sống tại Pennsylvania. Vì bận bịu gia đình, kể từ lúc mới sang Mỹ, Hồ Hoàng Yến nghỉ đi hát.

Hồ Hoàng Yến sinh 1 bé gái tên là Karen năm 2003, nhưng sau đó đã chia tay với chồng và đến năm 2005 thì dọn trở ngược về Little Saigon, Nam California và bắt đầu đi hát trở lại. Hồ Hoàng Yến cho biết: “Hát là một đam mê của Yến, bỏ gì cũng được, nhưng không thể bỏ được hát…”

Khi về sống lại nơi có cộng đồng người Việt đông đúc, Hồ Hoàng Yến dễ dàng gia nhập vào làng nhạc hải ngoại khoảng năm 2006-2007. Sau đó cô được một người quen giới thiệu đến trung tâm Asia và được mời thử giọng. Ngay trong lần gặp đầu tiên đó, Hồ Hoàng Yến đã được Thy Vân và Trúc Hồ nhận vào Asia và có lần xuất hiện đầu tiên trong chương trình Asia số 58 – Lá Thư Từ Chiến Trường vào năm 2008. Trong cuốn này Hồ Hoàng Yến hát bài Đêm Cuối Cùng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Giọng hát truyền cảm và cũng đầy nội lực, cộng với vẻ về ngoài thu hút của cô đã chinh phục được khán giả ngay lập tức.

Ngay từ những ngày đầu gia nhập Asia, Hồ Hoàng Yến không hát nhạc trẻ mà chọn thể hiện những ca khúc trữ tình vượt thời gian, như Chiều Tím, Bão Tình, Tình lỡ, Xin Thời Gian Qua Mau… Cô cho biết:

“Từ lúc còn bé thì Yến đã nghe các bài hát thuộc dòng nhạc xưa của Sài Gòn rồi. Yên đã cùng nghe với ba má các bản này với các giọng ca Khánh Ly, Elvis Phương… Những bài hát của những nhạc sĩ Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… đã ăn sâu vào trong đầu, nên khi hát lại cảm thấy rất gần gũi. Những bài hát thời đó thật sâu sắc, thơ mộng, phải suy nghĩ mới hiểu được lời ca muốn nói cái gì. Còn bây giờ thì các ca khúc nói một cách huỵch toẹt ra, thiếu đi chất văn chương”.

Con về phong cách thời trang, ăn mặc gợi cảm và “bốc lửa”, Hồ Hoàng Yến giải thích rằng đó là do trung tâm chọn cho cô, chứ cô không cố tình tạo ra sự “nóng bỏng” đó cho mình. Ngoài đời Hồ Hoàng Yến ăn mặc đơn giản, thường là quần jean và áo thun.

Bài: Đông Kha (Ghi rõ nguồn nhacxua.vn khi copy bài viết)

Mời các bạn theo dõi đoạn phỏng vấn dưới đây của trang Viet Lifestyle thực hiện để biết thêm về nữ ca sĩ xinh đẹp này.

Hình ảnh: Oanh Nguyen

Hồ Hoàng Yến là tên thật do ông nội đặt. Mẹ kể lại là lúc Hồ Hoàng Yến mới lọt lòng mẹ, ông nội có đến thăm cháu, nhìn thấy em bé tí xíu, giống con chim yến ông nuôi ở nhà, nên ông đặt tên Yến.

  • Chim yến thường được biết đến là loài chim có tiếng hót hay, líu lo suốt ngày. Những người có tên Yến thì thường có chất giọng thiên phú. Một số tên tuổi thành danh trong làng giải trí như Bạch Yến, Bảo Yến, Dạ Nhật Yến, và gần đây là Hồ Hoàng Yến. So với các ca sĩ đàn chị hay cùng trang lứa, Hồ Hoàng Yến nhận xét về giọng hát của mình như thế nào?

Hồ Hoàng Yến không muốn mình bị ảnh hưởng bởi ai hay cố bắt chước theo ai khác, mà Yến chỉ muốn là chính mình… Điều này thể hiện qua chất giọng của Yến khi trình bày ca khúc, vì Yến gửi trọn tâm tư của mình trong đó. Yến không dám so sánh giọng hát của mình với người khác, hãy để khán thính giả nhận xét có lẽ sẽ khách quan và công bằng hơn.

  • Theo Hồ Hoàng Yến, giữa chất giọng đặc biệt và kỹ thuật luyến láy, yếu tố nào quan trọng hơn đối với người ca sĩ?

Mỗi người có một sự cảm nhận khác nhau… Riêng bản thân Hồ Hoàng Yến, em luôn hát với cảm xúc thật và hát hết lòng theo bản năng mình có, chứ em không chú trọng nhiều đến kỹ thuật luyến láy. Đôi với em, chất giọng quan trọng hơn.

Hình ảnh: Oanh Nguyen

  • Được biết khi còn ở trong nước, Hồ Hoàng Yến đã từng đi hát ở một số phòng trà nổi tiếng ở Saigon trước khi sang định cư ở Mỹ. Hồ Hoàng Yến đã được đào tạo như thế nào trước khi bước vào con đường nghệ thuật?

Thật sự mà nói từ lúc còn bé, Hồ Hoàng Yến rất mê hát. Trong suốt những năm đi học, em đều tham gia vào các hoạt động văn nghệ ở trường. Cho đến năm em bước vào trung học, lúc đó khoảng 15-16 tuổi, em có ghi danh theo học lớp thanh nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài Gòn và học thanh nhạc được khoảng hai năm. Từ đó trở đi em bắt đầu chính thức đi hát ở các vũ trường Sài gòn như Queen Bee, Liberty,..

  • Khi sang định cư tại Mỹ năm 2001, Hồ Hoàng Yến đã không tiếp tục ca hát trong khoảng thời gian 6 năm. Cơ duyên nào đã đưa Hồ Hoàng Yến trở lại với con đường nghệ thuật? và đặc biệt là được mời cộng tác với một trung tâm lớn và có uy tín như ASIA?

Vì hoàn cảnh gia đình lúc đó, vả lại khi mới qua Mỹ, em sống với gia đình ở tiểu bang xa, nên cũng không có nhiều cơ hội tiếp tục nghề ca hát.

Trong suốt thời gian gián đoạn sinh hoạt nghệ thuật, em rất nhớ sân khấu, và luôn mong ước sẽ được đi hát trở lại. Sau này, khi việc gia đình đã ổn định, gia đình em dọn về lại Quận Cam và tại đây em đã có cơ hội tham gia vào những chương trình văn nghệ Cộng Đồng. Sau đó được một người quen giới thiệu đến trung tâm Asia, em được mời đến trung tâm để thử giọng. Thật may mắn cho em trong lần gặp gỡ đầu tiên đó, em đã được anh Trúc Hồ và chị Thy Vân nhận vào trung tâm và được mời xuất hiện trong cuốn video số 58 mang chủ đề “Lá Thư Từ Chiến Trường”. Em nghĩ tất cả đều do cơ duyên và may mắn, chị ạ.

Hình ảnh: Oanh Nguyen

  • Trong lần xuất hiện đầu tiên của Hồ Hoàng Yến trên cuốn DVD 58 của ASIA, Hồ Hoàng Yến đã tạo được ấn tượng trong lòng khán thính giả. Đặc biệt là cách phục sức trong lần xuất hiện đầu tiên đó của HHY phải nói là rất “gợi cảm” và “táo bạo”… Hồ Hoàng Yến có lo ngại “hình tượng” của mình có thể sẽ gặp phản hồi từ những khán giả khó tính, họ sẽ khó chấp nhận Hồ Hoàng Yến trong lần xuất hiện đầu tiên?

Thật sự mà nói, trang phục của em mặc hôm đó là do trung tâm chọn và thiết kế. Hôm đó, khi mặc chiếc váy đầm ở dưới sân khấu, không có bị mỏng như khi lên sân khấu, có lẽ do nhiều ánh đèn pha, nên trở thành “gợi cảm”… Dĩ nhiên khi đứng trên sân khấu, ai cũng muốn mình đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người cũng khác nhau, cùng một trang phục đó, nhưng có người khen đẹp, lại có người chê… Em nghĩ là nghệ sĩ đứng trên sân khấu phải chấp nhận sự khen chê của mọi người.

  • Một số fans đã cho rằng, mỗi lần Hồ Hoàng Yến xuất hiện trên sân khấu, sân khấu đó như “bốc cháy”… Có lẽ đó là do cách phục sức “nóng bỏng” của HHY trên sân khấu… Đó có phải là phong cách riêng thời trang của Hồ Hoàng Yến hay do sự quyết định của trung tâm?

Một phần là do thiết kế của designers Tường Nguyên & Tường Khuê của Trung tâm ASIA, một phần là do gu thời trang của em hợp với những mẫu thiết kế đó. Thật ra, em không có cố tình tạo ra “sự nóng bỏng” đó đâu…

  • Đó là cách phục sức của Hồ Hoàng Yến trên sân khấu, còn Hồ Hoàng Yến ngoài đời thường như thế nào?

Bình thường, em ăn mặc rất đơn giản, thường là quần jean và áo thun. Em là người đơn giản, không thích cầu kỳ.

  • Qua những nhận xét của fans online, hầu hết ai cũng khen HHY không những ở nhân dáng mà còn ở chất giọng trầm buồn. Giữa giọng hát và nhân dáng, nếu chỉ được chọn một trong hai, Hồ Hoàng Yến chú trọng và đầu tư vào yếu tố nào hơn? Tại sao?

Đối với em, để trở thành nghệ sĩ cần phải hội đủ cả hai yếu tố, nên em sẽ chọn cả hai. Nếu có giọng hát hay mà không có nhân dáng, thì buồn lắm… Còn nếu có nhân dáng mà không có chất giọng thì chỉ có thể làm người mẫu, đâu thể nào làm ca sĩ được… Nên em chú trọng và đầu tư vào cả hai.

  • Nhiều người cho là Hồ Hoàng Yến là người may mắn khi có được cả hai, tài năng và sắc đẹp. Sở hữu một nhan sắc đã khó, nhưng giữ cho nhan sắc đó bền lâu lại là điều khó hơn. Hồ Hoàng Yến có bao giờ nhờ vã đến “dao kéo” trong việc làm đẹp cho chính mình?

Em rất cám ơn những lời ưu ái đó. Gương mặt em trước giờ hoàn toàn tự nhiên, chưa dùng đến dao kéo… Trong tương lai thì em chưa biết nên không thể trả lời chị được.

  • Được biết ngoài tài ca hát, Hồ Hoàng Yến còn làm trong ngành thẩm mỹ. Nhiều nghệ sĩ cho biết là Hồ Hoàng Yến xăm chân mày rất mỹ thuật, tự nhiên và đã xăm cho nhiều ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại. Theo Hồ Hoàng Yến, thế nào là một cặp chân mày xăm đẹp?

Mỗi người có mắt nhìn khác nhau… Đối với Hồ Hoàng Yến, một cặp chân mày đẹp phải mềm mại, tự nhiên. Người xăm cũng giống như một họa sĩ khi vẽ tranh, phải biết cách phối màu chỗ đậm chỗ nhạt cho hài hòa và tạo điểm nhấn. Khi xăm cặp chân mày cũng vậy, cũng nên có để tạo chú ý đến điểm này để tạo sự mềm mại tự nhiên.

Hình ảnh: Oanh Nguyen

  • Khi đọc những câu hỏi của fans mạn đàm online với Hồ Hoàng Yến, phần đông ai cũng muốn biết Hồ Hoàng Yến đã có gia đình chưa? Mình nghĩ có lẽ đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, Hồ Hoàng Yến có ngại chia sẻ điều này không?

Dạ vâng, em cũng không giấu gì chị và đọc giả, em đã lập gia đình khi qua Mỹ và chúng em đã có một bé gái. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của em đã không thành, chúng em đã chia tay nhau và hiện tại em vẫn còn độc thân…

  • Hồ Hoàng Yến vẫn còn độc thân, vậy thì mẫu người yêu lý tưởng của Hồ Hoàng Yến là người như thế nào?

Độc thân ở đây nghĩa là em chưa có tiến tới hôn nhân lần thứ hai, mặc dù hiện tại em đã có bạn trai. Về mẫu người yêu lý tưởng của em thì rất đơn giản, chỉ cần anh ấy phải thật lòng yêu thương Hồ Hoàng Yến, phải rất là đàn ông, và biết thông cảm cho nghề nghiệp của Hồ Hoàng Yến là được rồi…

  • Theo Hồ Hoàng Yến thì tìm người yêu hay người phối ngẫu có khó lắm không? 

Theo em thì việc đó rất khó, không phải dễ. Vì mình muốn tìm người hợp với mình, có cùng suy nghĩ, và nhất là sự cảm thông cho nghề ca sĩ của mình rất khó… Thử nghĩ xem cứ đến mỗi cuối tuần là lúc cần dành thời gian cho nhau, thì em lại phải bay đi show, có khi đi tour xa ở Châu Âu hay ở Úc gần cả tháng mới về… nên tìm được một người hiểu, tin tưởng và thông cảm cho nghề nghiệp của mình, em nghĩ rất là khó.

  • Hồ Hoàng Yến có nghĩ là tìm người yêu cùng nghề sẽ dễ thông cảm hơn không?

Nhưng em lại không thích quen với người cùng nghề… Em nghĩ quen người khác nghề, sẽ có nhiều điều thú vị để chia sẻ cho nhau hơn.

  • Hồ Hoàng Yến thường trình bày những ca khúc trữ tình sâu lắng… hợp với chất giọng trầm buồn của Hồ Hoàng Yến… Không biết ngoài đời, chuyện tình cảm của Hồ Hoàng Yến có buồn giống như vậy không?

Không chỉ riêng em, mà hầu như với tất cả mọi người, em thấy trong đường tình cảm, đều có buồn vui lẫn lộn… Với riêng Hồ Hoàng Yến, trải qua thời gian cho đến bây giờ, chuyện tình cảm của em buồn nhiều hơn vui. Có lẽ vì số của em hơi lận đận. Em hy vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

  • Khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, điều gì đã giúp cho Hồ Hoàng Yến có được tự tin để vượt qua?

Trong những lúc gặp phải khó khăn, điều em nghĩ đến đầu tiên là cầu nguyện. Em thường đến nhà thờ và đến gặp Đức Mẹ Maria. Theo em, đức tin của mình sẽ giúp mình vượt qua những khó khăn. Em sẽ cầu nguyện một ngày, hai ngày, một tuần hay một tháng, rồi cuối cùng em cũng sẽ vượt những thử thách đó.

  • Hồ Hoàng Yến có thể cho quý đọc giả Việt Lifestyles biết thêm tí xíu về bé gái, con của Hồ Hoàng Yến?

Cám ơn chị đã nhắc đến con em, cháu tên là Karen, năm nay 9 tuổi. Bé Karen là niềm hạnh phúc và an ủi lớn nhất trong đời em. Mỗi lần đi show xa nhà, em rất nhớ thương con. Có khi phải đi show xa vài tuần mới về nhà, những lúc đó, em phải đem con gửi cho ở nhà bạn trông coi. Thời gian đó, trong lòng cứ canh cánh nhớ và lo lắng cho con ở nhà… Cũng thật may mắn cho em, Bé rất ngoan, và rất thương mẹ.

  • Cám ơn Hồ Hoàng Yến đã cho Báo Việt Lifestyles có buổi tâm tình hôm nay. Mến chúc Hồ Hoàng Yến luôn trẻ đẹp, thành công trên con đường nghệ thuật. 

Cám ơn chị và tạp chí Việt Lifetyles đã cho Hồ Hoàng Yến có cơ hội tâm tình hôm nay.

Bài phỏng vấn đăng trên vietlifestyles.com

NGUỒN


dimanche 16 janvier 2022

Tác dụng của giấm táo: 10 lợi ích cho cả sức khỏe và sắc đẹp

 Tác dụng của giấm táo: 10 lợi ích cho cả sức khỏe và sắc đẹp


Giấm táo là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến với nhiều gia đình người Việt. Tác dụng của giấm táo mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, làm đẹp.

Giấm táo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như giấm rượu táo hay ACV. Đây là một loại giấm được làm từ rượu táo hoặc táo tươi. Loại giấm này không chỉ chứa nhiều vitamin hữu ích cho sức khỏe mà còn có hương vị hấp dẫn.

Vậy giấm táo có tác dụng gì? Dưới đây là 10 tác dụng của giấm táo đối với sức khỏe:

1. Tác dụng của giấm táo giúp cải thiện tiêu hóa

Giấm táo có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Việc thêm một thìa súp giấm táo vào một cốc nước lớn và uống khoảng 15 phút trước bữa ăn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, đẩy mạnh quá trình hấp thụ thức ăn.

Nhờ chứa nhiều enzyme và amino axit cũng như các vi khuẩn có lợi mà loại giấm này trở thành một “bảo bối” đối với những ai có vấn đề về hệ tiêu hóa. 

Cụ thể: Giết chết các vi khuẩn có hại trong ruột có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi và co thắt ruột.

Ngoài ra, các enzyme trong loại giấm này sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa nói chung và rất có lợi cho người bị dị ứng thực phẩm.

Giấm còn chứa các khoáng chất có giá trị và nguyên tố vi lượng, pectin giúp hạ LDL cholesterol, đốt cháy chất béo axit acetic, axit malic chống virus, các enzyme sống, axit amin và nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác.

2. Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề đường ruột

tác dụng của giấm táo: Cải thiện vấn đề đường ruột

Sử dụng giấm táo với nước giúp điều chỉnh nồng độ axit trong dạ dày xuống mức thấp và giảm chứng ợ nóng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giấm này có tác động khá mạnh và có thể là quá mạnh đối với những người bị ợ nóng, đặc biệt là những người có vết loét ở dạ dày. Vì vậy, bạn nên pha loãng trước khi uống và không nên uống nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày.

Chất xơ trong táo giúp làm dịu toàn bộ đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi và khí tự do. Giấm này cũng có thể hữu ích như thuốc nhuận tràng nhẹ để kích thích nhu động ruột trong trường hợp bạn thường xuyên bị táo bón.

3. Tác dụng giấm táo: tăng cường hệ miễn dịch

Đường ruột là một bộ phận lớn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Giấm táo có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn, từ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn một cách tổng thể.

Các axit malic trong giấm cũng là một chất kháng virus mạnh mẽ. Đây có lẽ một trong những lý do mà người uống giấm táo hay nói rằng họ ít cảm lạnh hơn so với thông thường.

Ngoài ra, giấm táo nguyên chất được cho là có lợi cho hệ thống bạch huyết của bạn nhờ tác dụng làm sạch các hạch bạch huyết và phá vỡ chất nhầy trong cơ thể. Qua thời gian, nó có thể làm bạn giảm nghẹt mũi, giảm cảm lạnh và giảm bớt dị ứng.

4. Giấm táo hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng làm giảm nồng độ glucose của loại giấm này. Giấm sẽ can thiệp vào các chức năng tiêu hóa tinh bột và làm chậm quá trình hấp thu, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Đối với người bị bệnh tiểu đường loại 1, giấm này giúp giảm chứng tăng đường huyết sau khi ăn.

Đối với người bị bệnh tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin, giấm giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin và giảm chỉ số đường huyết.

Đối với người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 hay người được chẩn đoán tiền tiểu đường, tác dụng của giấm táo giúp giảm nhanh và ổn định chỉ số đường huyết khi đói, giảm chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn.

Để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất, người bệnh nên sử dụng đều đặn 15ml giấm táo tương đương với 750mg axit axetic. Ngoài ra, người bình thường cũng có thể sử dụng mỗi ngày bằng việc kết hợp với thực phẩm hoặc pha với mật ong và nước ấm uống sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ và sử dụng đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

5- Công dụng của giấm táo: giảm huyết áp

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng giấm táo có thể làm giảm huyết áp, đồng thời cũng có nhiều báo cáo trên các diễn đàn trực tuyến về việc sử dụng giấm táo cho mục đích này.

Giấm rượu táo có khả năng làm giảm huyết áp có thể là do tác dụng làm tăng sản sinh nitric oxide giúp thư giãn các mạch máu, hoặc nó tác động có lợi trên hệ tim mạch của bạn. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến việc hạ thấp huyết áp đối với những người bị huyết áp cao.

6. Giải độc gan

Tác dụng của giấm táo: giải độc gan

Giấm táo là một thành phần phổ biến trong các công thức giải độc nhờ những thành phần tuyệt vời chứa trong nó. Ngoài tất cả những lợi ích làm sạch cơ thể khác đã được liệt kê, uống giấm táo pha loãng được cho là:

Giúp giải độc cơ thể và thanh lọc, giải độc gan.

Cân bằng độ pH, làm sạch các bạch cầu.

Kích thích hệ tuần hoàn tim mạch.

Một thìa giấm táo hòa vào một ly nước lớn trước mỗi bữa ăn thường là liều lượng hiệu quả và hợp lý mỗi ngày cho đa số mọi người. Một số phương pháp giải độc có thể yêu cầu bạn sử dụng liều lượng lớn hơn, nhưng tốt nhất bạn nên tăng dần liều lượng theo thời gian.

7. Giảm cân bằng giấm táo

Tác dụng của giấm táo: giảm cân

Axit axetic trong giấm táo đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể và lipid gan. Axit axetic giúp ức chế sựt thèm ăn của bạn, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất và làm giảm khả năng giữ nước. Hàm lượng pectin của giấm táo cũng hạn chế khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể.

Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết loại giấm này cản trở sự chuyển hóa của chất bột trong cơ thể, dẫn đến lượng calo vào máu giảm. Giảm cân bằng giấm táo là một trong những cách giảm cân an toàn và hiệu quả. Bạn có thể kết hợp giấm với gừng, mật ong, đậu đen… để giảm cân nhanh mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Bạn cần lưu ý rằng các phương pháp giảm cân bằng giấm rượu táo tuy mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, song bạn không nên lạm dụng và không uống giấm nguyên chất bởi có thể làm loét dạ dày. Không dùng bất kỳ loại giấm nào giảm cân cho người đang bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh.

8. Tác dụng của giấm táo: Làm đẹp da

Tác dụng của giấm táo: làm đẹp da

Giấm rượu táo được chị em ưa chuộng vì có rất nhiều lợi ích làm đẹp.

Loại giấm này là mỹ phẩm tại gia tuyệt vời cho làn da, mái tóc của phái đẹp. Hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến “phần nhìn” của bạn đều có thể được cải tạo bởi công dụng thần kỳ của giấm táo.

Giấm rượu táo giúp làm trắng, mịn da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm nhờn trên da, trị mụn, dưỡng da, phục hồi da bị cháy nắng. Loại giấm này cũng giúp cân bằng độ pH của làn da và từ lâu đã được khuyến cáo như là một loại thuốc có lợi cho da.

Giấm rượu táo là sản phẩm lành mạnh. Nó không phải phép lạ có thể chữa trị tất cả các loại bệnh tật như một số người tin tưởng, nhưng nó chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một số lợi ích sức khỏe quan trọng, đặc biệt đối với lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng.

9. Trị hôi miệng bằng giấm táo

Các axit tự nhiên trong giấm rượu táo như axit axetic và malic có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng gây hôi miệng.

Nếu sử dụng giấm rượu táo để giảm chứng hôi miệng, bạn có thể uống với một lượng lớn hơn mức bình thường. Bạn nên thêm một thìa súp vào một phần ba cốc nước và súc miệng trong khoảng 20 giây để giảm thiểu mùi hôi.

10. Giấm táo ngăn ngừa viêm nhiễm nấm candida

công dụng của giấm táo: ngừa nhiễm 

Giấm này chứa các axit có lợi giúp cải thiện cấu tạo hệ đường ruột của bạn.

Chúng bao gồm axit axetic và axit malic, có đặc tính kháng khuẩn, kháng sinh, chống nấm và có thể giúp kiểm soát sự lây lan của nấm candida trong ruột – một vấn đề phổ biến và khó khăn với những người có chế độ ăn có lượng đường cao.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết rõ giấm táo có tác dụng gì. Với những công dụng tuyệt vời của giấm táo mà Hello Bacsi cung cấp ở trên, tại sao bạn không bổ sung thêm ngay vào chế độ ăn hàng ngày để có một sức khỏe tốt hơn?


TIẾNG CHUÔNG NHÀ THỜ VỚI TIẾNG CHUÔNG CHÙA

Một bên hướng ngoại và một bên hướng nội!

Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ. Cả hai đều là chuông đồng, loại khí cụ dùng với mục đích gây sự chú ý của con người, hướng suy nghĩ tập trung về nơi đức tin mình có, xả bỏ những áp lực lo lắng hiện tại và chữa lành thân tâm.
Thiết kế và cơ cấu hoạt động:

 CHUÔNG NHÀ THỜ 


Nguyên chất từ đồng đỏ và đồng vàng, chế tạo khó hơn chuông chùa, thời gian nóng chảy khi đúc lâu hơn, chiều dài của chuông ngắn hơn nhưng độ dày và trọng lượng nặng hơn. Phần miệng loe ra, hoạt động bằng cách rung đẩy chuông để con lắc tác động vật lý từ bên trong... Đặc biệt chuông luôn được đặt rất cao so với mặt đất.

Phân tích ngũ hành có:
Con lắc (kim) + chuông (kim) + hành động rung lắc nhịp càng nhanh về sau theo thể động (Thủy ) + vị trí trên cao giúp khuếch đại âm thanh vang xa theo chiều hướng ngang (hỏa) = Âm Chủy vang nhiều vọng ít kết thúc nhanh - sự Hỉ lạc

Tiếng chuông sẽ giống như : Đi... đi.. đi.. ta đi.. ta đi.
"Hãy xin, sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở_Trích kinh thánh Mt 7:7 ".
Tiếng chuông thúc giục con người hãy thay đổi đi, mở lòng ra, đi tìm chân lý, học hỏi và thực hành đức tin của mình - hướng Ngoại.

 CHUÔNG CHÙA


Chế tác từ đồng có khi pha trộn thêm thiếc,thời gian nóng chảy đúc nhanh hơn.kết cấu thân dài không loe vành, sử dụng chày gỗ tác động từ bên ngoài và treo không quá cao so với mặt đất .

Ngũ hành ta có: Chuông (kim) + chày (mộc) nhịp không nhanh chuông đứng im không rung lắc theo thể tĩnh nên âm thanh theo chiều hướng thẳng đi xuống ( thổ ) = Âm Thương trầm độ vang ít nhưng độ vọng nhiều kết thúc lâu

 - sự Định tâm

Khi nghe sẽ giống như: Vô... vô... đi vô... đi vô.
"Canh phòng tâm thật kỹ càng,hãy tự mình cứu lấy mình, mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi _ trích kinh Pháp cú từ 155 -327".
Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người hãy thực hành thiền minh sát Vipassana mỗi ngày để quán chiếu bản thân trên con đường giác ngộ - hướng nội.

Hai tiếng chuông thoạt nghe thì giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau.
Trong 6 tần số điện từ âm thanh Solfeggo:

- Chuông chùa âm hưởng Rê - Mi từ 417 - 569hz giúp loại tắc nghẽn tâm thức, cân bằng ADN, thôi thúc tình cảm và xả bỏ phức tạp.

- Chuông nhà thờ âm hưởng Sol-La từ 529 - 890hz đánh thức giác quan, kết nối cộng đồng, tăng cảm xúc và cân bằng suy nghĩ hướng tích cực.

Tùy vào cơ chế hoạt động mà tạo ra tần số tác động riêng biệt.
Lắng nghe âm thanh, hiểu về cuộc sống.. sẽ thấy cuộc đời này đẹp làm sao!

Tác giả: Bella
T.Anh chuyển

DẠ

 DẠ


Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ  ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu trong gia đình.

Mình đi dạy kèm. Ông nội đứa học trò ngang tuổi ba mình. Vài lần tới sớm nhóc chưa kịp tắm hoặc ăn cơm, hay những khi mưa to phải ngồi chờ cho dứt cơn mới về là bác hay tiếp chuyện mình. Bác cẩn thận hỏi ba mẹ mình nhiêu tuổi. Khi biết ba mình hơn bác một tuổi bác khiêm tốn xưng chú và cười thẹn: “Thật là có lỗi với bác bên nhà quá.”. Mình cũng chữa thẹn cho bác, nói: “Dạ, con cũng như em út của các anh chị bên đây nên bác là bác cũng phải mà.”. 

Điều đặc biệt là mỗi câu trả lời của bác luôn có chữ ‘Dạ’ đệm ở đầu câu: “Dạ, hồi còn thanh niên tui cũng ham chơi lắm cô.”, “Dạ, cháu nó còn dở dang chén cơm cô vui lòng ngồi chờ chút.”, “Dạ, xin lỗi cô, hai bác bên nhà năm nay chắc còn mạnh?”. Những năm sau này không tiện ghé thăm bác mình gọi điện hỏi thăm. Ngôn ngữ bác dùng trên điện thoại lại càng trang trọng hơn: “Dạ thưa cô cháu nó lớn rồi mà tui cũng còn lo lắm”, “Dạ thưa cô năm nay cũng không đi lại nhiều bị cái chân nó không còn được như xưa”, “Dạ, bà nhà tui kỳ này cũng ít còn may vá”.

Mỗi lần gọi học sinh phát biểu, tụi nhỏ không chịu trả lời ngay mà cứ “Dạ thưa cô”, “Thưa cô con đọc bài” nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại. 
Dạo còm-men thấy dân tình đối đáp có chữ dạ, chữ thưa sao mà thấy vui quá. Mình dạy tiếng Anh nên không ác cảm với chữ “OK” như một số người hiểu lầm là lối nói xấc xược. Nhưng thấy mọi người hay chốt câu chuyện bằng chữ “Dạ anh”, “Dạ chị”, “dạ chú”, “Dạ bác” thì vẫn thấy vui hơn chữ “OK” gọn lỏn.

Những gia đình còn cố giữ lễ nghi, phép tắc vẫn dạy con luôn có chữ “Dạ” đầu câu. Cô hỏi con mới đi Đà lạt về hả, trò trả lời “Con mới về á cô.”. Mẹ quay qua nhắc con: “Con phải nói dạ con mới về”. “Con 5 tuổi”, con phải nói là “Dạ thưa cô con 5 tuổi”, “Con ăn rồi.”, con phải nói là “Dạ con ăn cơm rồi”.
Lang thang quán xá, “Chị ơi tính tiền.”, “Dạ, của em 5 chục nha”. Ra khỏi quán, anh bảo vệ hỏi đi hướng nào để dắt xe giùm, ngại quá bảo anh cứ để em, “Dạ, không sao chị. Chị cứ để tui.”

Xứ Đàng Trong, chữ “Dạ” đệm đầu câu cho câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn, và để thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi, phép tắc. Nào phải đớn hèn, nhục nhã gì đâu! Chỉ sợ sau này thứ văn hóa Đ.mm, đ.éo biết, đ.ịt con m.ẹ mày, bố mày lên ngôi thì 2 mẫu tự tạo nên con chữ ngọt ngào ấy cũng sẽ tuyệt chủng.

By: Mui Thị Mài

Photoby: Nguyễn Viết Thương
Chuyện của Sài Gòn