Tối 19/1, chợ hoa Tết truyền thống gắn với các hoạt động tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng chính thức diễn ra tại ngã 5 khu vực Hàng Lược - Phùng Hưng. Chợ hoa Hàng Lược sẽ gắn liền với các hoạt động văn hóa tại không gian Bích họa trên phố Phùng Hưng.
Chợ hoa Tết truyền thống tại phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Khoai, Hàng Rươi thường được người dân gọi quen từ xưa là "Chợ hoa Hàng Lược".
Các chương trình sự kiện văn hóa truyền thống như chợ hoa tết sẽ góp phần rất lớn trong việc quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội, đưa quận Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội trở thành điểm đến an toàn thân thiện, chất lượng và hấp dẫn, tạo động lực phát triển kinh tế quận, thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch COVID-19", ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm phát biểu tại lễ khai mạc.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thăm các gian hàng tại không gian phố bích họa Phùng Hưng.
Gian hàng với những bức tranh truyền thống dân gian.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long thăm gian hàng bán các sản phẩm làm từ mây tre đan truyền thống được bày bán tại chợ hoa.
Tái hiện cảnh xin chữ- cho chữ với hình ảnh ông đồ tại hội chợ.
Những chậu quất mini bonsai được bày bán tại hội chợ.
Chợ hoa Hàng Lược được tổ chức trên các tuyến phố: Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Mã... bao gồm các sản phẩm quất, đào, hoa tươi, đồ trang trí, đồ cổ, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống, dòng tranh dân gian... mang lại sự lựa chọn mua sắm cho người dân Hà Thành phục vụ Tết Nhâm Dần 2022.
Gian hàng bày bán những bức tranh Hàng Trống truyền thống.
Năm nay, chợ hoa Tết diễn khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong cộng đồng nên vắng vẻ hơn do tâm lý cẩn trọng của người dân.
Khu vực bày bán với những món đồ cổ.
Thiếu nữ tranh thủ lưu những khoảnh khắc tại chợ hoa Tết cổ nhất Hà Nội.
Đa dạng các sản phẩm được bày bán ở đây như quất, đào, hoa tươi, đồ trang trí, đồ cổ, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống, dòng tranh dân gian...
Không khí Tết tràn ngập các con phố cổ.
Chợ hoa phố cổ rực rỡ trong buổi tối khai mạc.
2/ Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt khách về quê ăn
Hành khách xếp hàng dài ở sân bay Tân Sơn Nhất để chờ làm thủ tục lên máy bay về quê đón Tết, sum họp cùng gia đình.
Chiều 19/1 (17 tháng Chạp), rất đông hành khách xếp hàng dài ở sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) để làm thủ tục lên máy bay, về quê đón Tết.
Lo sợ trễ chuyến bay, nhiều hành khách có mặt từ rất sớm để chờ làm thủ tục.
Tại quầy check in của hãng hàng không, hành khách xếp hàng dài. Nhiều người phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ mới làm được thủ tục check in. Càng về chiều tối, hành khách đổ về càng đông.
“Dịch bệnh ở TP.HCM đã được kiểm soát tốt. 2 tuần qua TP trở thành vùng xanh nên tôi tranh thủ về nhà sớm để đón Tết cùng gia đình”, anh Nguyễn Hoàng quê Bình Định chia sẻ.
Để hạn chế tiếp xúc và tiết kiệm thời gian ở sân bay, các hãng hàng không khuyến cáo hành khách làm thủ tục trước qua website, ứng dụng di động, qua điện thoại hoặc tại các quầy tự làm thủ tục trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành. Đồng thời, hành khách lưu ý khai báo Di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid trước khi đến sân bay...
Tại các lối vào khu vực làm thủ tục của các hãng, nhân viên hàng không phải túc trực để kiểm tra cũng như hướng dẫn khách khai báo y tế, giấy test COVID-19. Theo quy định, hành khách người lớn hoặc trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi chưa tiêm đầy đủ mũi vaccine, có xác nhận khỏi bệnh COVID-19 đáp ứng quy định của cơ quan chức năng, khi làm thủ tục trước chuyến bay cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.
Một số hành khách mặc áo bảo hộ kín mít để phòng chống dịch bệnh. Tất cả hành khách đều đeo khẩu trang.
“Mấy tháng trước sân bay vắng lắm, quầy check in và cả quầy kiểm tra an ninh khách đếm trên đầu ngón tay à. Nay dịch được kiểm soát nên bà con về quê ăn Tết đông. Đây có thể xem là thời điểm hành khách đông đúc nhất ở sân bay sau nhiều tháng vắng vẻ vì ảnh hưởng của dịch bệnh”, người đàn ông tên Tùng (quê Hà Nội) chia sẻ.
Tuy phải xếp hàng và đợi khá lâu nhưng hành khách ai cũng tỏ ra vui vẻ vì sắp được về quê đón Tết để sum họp cùng gia đình.
Chiều 19/1 (17 tháng Chạp), rất đông hành khách xếp hàng dài ở sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) để làm thủ tục lên máy bay, về quê đón Tết.
Lo sợ trễ chuyến bay, nhiều hành khách có mặt từ rất sớm để chờ làm thủ tục.
Tại quầy check in của hãng hàng không, hành khách xếp hàng dài. Nhiều người phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ mới làm được thủ tục check in. Càng về chiều tối, hành khách đổ về càng đông.
“Dịch bệnh ở TP.HCM đã được kiểm soát tốt. 2 tuần qua TP trở thành vùng xanh nên tôi tranh thủ về nhà sớm để đón Tết cùng gia đình”, anh Nguyễn Hoàng quê Bình Định chia sẻ.
Để hạn chế tiếp xúc và tiết kiệm thời gian ở sân bay, các hãng hàng không khuyến cáo hành khách làm thủ tục trước qua website, ứng dụng di động, qua điện thoại hoặc tại các quầy tự làm thủ tục trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành. Đồng thời, hành khách lưu ý khai báo Di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid trước khi đến sân bay...
Tại các lối vào khu vực làm thủ tục của các hãng, nhân viên hàng không phải túc trực để kiểm tra cũng như hướng dẫn khách khai báo y tế, giấy test COVID-19. Theo quy định, hành khách người lớn hoặc trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi chưa tiêm đầy đủ mũi vaccine, có xác nhận khỏi bệnh COVID-19 đáp ứng quy định của cơ quan chức năng, khi làm thủ tục trước chuyến bay cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.
Một số hành khách mặc áo bảo hộ kín mít để phòng chống dịch bệnh. Tất cả hành khách đều đeo khẩu trang.
“Mấy tháng trước sân bay vắng lắm, quầy check in và cả quầy kiểm tra an ninh khách đếm trên đầu ngón tay à. Nay dịch được kiểm soát nên bà con về quê ăn Tết đông. Đây có thể xem là thời điểm hành khách đông đúc nhất ở sân bay sau nhiều tháng vắng vẻ vì ảnh hưởng của dịch bệnh”, người đàn ông tên Tùng (quê Hà Nội) chia sẻ.
Tuy phải xếp hàng và đợi khá lâu nhưng hành khách ai cũng tỏ ra vui vẻ vì sắp được về quê đón Tết để sum họp cùng gia đình.
3/ Chậu cúc cổ thế đẹp giá tới 2 triệu, dù đắt vẫn được nhiều người "sốt sắng" mua trước Tết
Cúc cổ được săn tìm bởi không chỉ giới chơi cây, mà cả những người có nhu cầu mua cây hoa cảnh chưng Tết nhờ đẹp và hiếm.
Mùa xuân là mùa của muôn hoa đua nở, không chỉ có đào mai, quất mà hoa cúc cũng được nhiều gia đình chọn lựa vì sắc vàng tươi đẹp mắt. Nó sẽ khiến không gian ngày tết thêm ấm cúng, vui tươi, tăng cảm giác đoàn viên của các thành viên trong gia đình sau 1 năm làm việc mệt mỏi, giúp sợi dây tình cảm gia đình gắn bó thêm chặt hơn.
Năm nay, dòng cúc cổ lại hiện hữu ngay tại Hà Nội. Không chỉ có công dụng trang trí nhà cửa vào dịp Tết đến mà cúc cổ còn thể hiện được "đẳng cấp" của người chơi. Những bông hoa cúc cổ mang vẻ đẹp lạ, đáp ứng tính phong thủy khi mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình vào năm mới.
Đặc biệt, càng đến gần Tết Nhâm Dần thì những chậu hoa cúc cổ càng được săn tìm bởi không chỉ giới chơi cây, mà tất cả những ai có nhu cầu về cây hoa cảnh. Vậy điều gì khiến mọi người “sốt sắng” muốn tìm về văn hóa truyền thống và săn đón những chậu cúc độc đáo này?
Cúc cổ - giống cây xưa chỉ xuất hiện trong cung đình dành cho các vị vua, quan
Cúc cổ còn khá xa lạ với nhiều người nhưng với những người sành chơi thì không. Được biết loài hoa này đã xuất hiện từ rất nhiều năm về trước. Theo nghệ nhân Đào Mạnh Hùng (ở Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, đây là giống cây thường chỉ xuất hiện trong cung đình, được dành cho các vị vua, quan bởi nét sang trọng quý phái.
Người nghệ nhân phải mất nhiều năm sưu tầm, đi khắp nơi tìm giống cây này. Thông thường, cây muốn lên được dáng thế đẹp, chuẩn bonsai thì phải mất tới 2 - 3 năm tạo kiểu.
Khi xưa cúc cổ thường chỉ xuất hiện trong cung đình dành cho các vị vua, quan nên rất quý.
Người ta thường trồng cúc cổ vào trong chậu rồi đặt trong phòng khách hoặc một góc nhỏ ở cửa ra vào như một lời mời chào khách, cũng như đón thần tài và may mắn đến thăm nhà vào dịp Tết. Không những vậy khách đến chơi cũng dễ dàng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp rực rỡ của những bông cúc đương kỳ nở rộ hơn. Năm nay các loại cúc cổ đang được rất nhiều người yêu thích bởi giống hoa này cũng rất thích hợp để chơi vào dịp Tết.
Người ta thường trồng cúc cổ vào trong chậu rồi đặt trong phòng khách hoặc một góc nhỏ ở cửa ra vào như một lời mời chào khách, cũng như đón thần tài và may mắn đến thăm nhà vào dịp Tết.
Cúc cổ màu tím hút mắt.
Lý do khiến cúc cổ được mọi người săn đón
- Cúc cổ với màu sắc và dáng cây độc đáo, đậm sắc Xuân
Những loại Cúc cổ đặc trưng (như Bạch lệ mi, Hoàng long trảo, Hồng tú kiều, cúc Đại đóa) là những loại cúc lâu niên, nghĩa là có thể chơi được qua nhiều năm. Bên cạnh đó, các giống cúc cổ đều có màu sắc, dáng hoa, dáng cây rất đẹp.
- Mỗi chậu cây là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt để lại ấn tượng cho những ai được nhận
Dưới những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những chậu cúc cổ được nâng tầm trở thành những “tác phẩm nghệ thuật” tinh tế và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
- Một loài hoa giàu ý nghĩa và phù hợp với mọi gia đình
Hoa cúc cổ cũng rất đa dạng màu sắc, chủng loại và mang nhiều ý nghĩa khác nhau phù hợp với mỗi lứa tuổi và hoàn cảnh. Do đó, đây là loài hoa tuyệt vời để làm quà tặng, biếu cả những ngày lễ quan trọng trong năm.
Cúc cổ không chỉ đẹp, quý mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa cao quý.
Ý nghĩa trong ngày Tết
Cứ vào độ cuối năm là cúc cổ lại đua nhau khoe sắc. Chính vì thế người ta rất thích trưng bày chậu cúc vào dịp năm mới hay khi mùa Xuân đến để vừa đẹp nhà vừa mong cầu may mắn.
Đầu tiên chậu cúc cổ như 1 lời chúc gia chủ vạn thọ vô cương. Thứ hai màu sắc của cúc là đại diện cho sự sung túc, hoàng kim đầy nhà, là sự đoàn viên của mọi người trong gia đình sau một năm bôn ba làm việc vất vả. Đây cũng là lời cầu chúc cho mọi thành viên luôn yêu thương nhau, công việc thuận buồn xuôi gió, nỗi buồn vơi đi, niềm vui nhân lên.
Chậu cúc cổ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới nên được nhiều người yêu thích.
Cứ vào độ cuối năm là cúc cổ lại đua nhau khoe sắc.
Chậu cúc cổ như 1 lời chúc gia chủ vạn thọ vô cương, là đại diện cho sự sung túc, hoàng kim đầy nhà, sự đoàn viên của mọi người trong gia đình sau một năm bôn ba làm việc vất vả.
Giá bán
So sánh giá cúc cổ với các loại cúc khác đang được bán trên thị trường sẽ cao hơn rất nhiều. Theo tiết lộ của một nghệ nhân tại Hà Nội thì một chậu cúc cổ, có dáng thế chuẩn, hoa nở đẹp, giống quý có thể lên tới 2 triệu đồng.
Do mục đích chính là sưu tầm nên lượng chậu cúc cổ bán ra thị trường khá ít. Tệp khách hàng chủ yếu là những người đam mê và muốn chơi cúc thực sự.
Ảnh: Internet
4/ Sắc vàng rực rỡ báo hiệu mùa Tết ấm no ở làng hoa Sa
Mỗi dịp gần Tết, Làng hoa Sa Đéc ở tỉnh Đồng Tháp luôn chiếm sóng lịch trình du xuân của mọi nhà. Thời điểm này, hoa đã nở rộ rất đẹp mắt, du khách từ mọi nơi tìm đến để chụp ảnh, tìm hiểu đời sống tại nhà vườn và thậm chí tìm mua hoa sớm.
Hoa xuân nhuộm vàng một góc trời tại Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Các khu vực trồng hoa tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc. Nơi đây còn được mệnh danh là thủ phủ hoa của miền Tây, nhiều nơi đã có truyền thống trồng hoa Tết hơn 100 năm nay.
Những ngày này, làng hoa Sa Đéc đang bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất để chuẩn bị giao hoa đi khắp nơi trước ngày 23 tháng Chạp.
Sau một năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, làng hoa Sa Đéc năm nay ghi nhận sự sụt giảm về số lượng, nhiều nhà vườn không tham gia trồng cũng như hoa bị hư hỏng. Tuy vậy, 500 hecta với hơn 2.000 loại hoa kiểng khác nhau vẫn đảm bảo độ đẹp cho du khách ghé thăm và một mùa xuân tươi thắm cho mọi nhà.
Thương lái đến tận vườn để xem hoa và thu mua. Năm nay ít nhà vườn trồng giúp hoa bán được giá hơn.
Theo chia sẻ từ nhiều nhà vườn, vì số người bán ít đi nên giá hoa rất được giá. Một chậu cúc mâm xôi cỡ nhỏ năm ngoái có giá 140.000đ, năm nay có thể bán được với giá 180.000đ.
Anh Lập với hàng chục năm kinh nghiệm trồng hoa Tết, đang đưa hoa lên thuyền để bán.
Anh Lập là nông dân đã có mấy chục năm kinh nghiệm trồng hoa Tết tại Sa Đéc. Anh cho biết mặc dù đã có một năm không suôn sẻ vì dịch bệnh, nhưng may mắn vụ hoa cuối năm vẫn rất tốt, bán được giá nên nhà anh sẽ có một mùa Tết ấm no.
Cảnh người nông dân đi ghe vào thăm vườn hoa tạo nên nét đặc trưng của làng hoa Sa Đéc.
Trước đây, người dân trồng hoa theo cách “cha truyền con nối” dẫn đến năng suất chưa cao. Hiện tại, nhiều kỹ thuật, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đã được áp dụng, hiệu suất hoa tăng cao đáng kể và đưa làng hoa vào thời kỳ hoàng kim của mình, liên tục mở rộng diện tích trồng trọt.
Người tung kẻ hứng.
Những chậu hoa đã sẵn sàng để được du xuân khắp mọi miền đất nước.
Mặc dù đã được hiện đại hóa, song làng hoa Sa Đéc vẫn giữ được nét chân chất, mộc mạc và rất riêng. Độc đáo nhất vẫn là hình ảnh các luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, được trồng trên các giàn cao, phía dưới là nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào.
Diện tích trồng hoa tại Sa Đéc lên đến 500 hecta với hàng ngàn giống cây kiểng khác nhau.
Du khách đến đây sẽ được thấy cảnh người dân lội chân xuống nước để thu hoạch, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra công chăm sóc.
Những chậu cúc mâm xôi được ưa chuộng trong dịp Tết.
Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo… Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu .
Trải qua thời gian hơn một thế kỷ, làng hoa Sa Đéc vẫn giữ được sự yên bình, chân chất của miền Tây.
Xứ này còn nổi tiếng bởi các loài cây kiểng, có cây quý hiếm tuổi đã ngót trăm năm, bên cạnh những loài cây rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si, mai… qua bàn tay tỉ mẩn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng với dáng hình đẹp, lạ.
Những chậu hoa tươi thắm đang trên đường đi tô điểm sắc xuân cho mọi ngôi nhà.
Từ TP.HCM, khách du lịch có thể đi thẳng đến Sa Đéc rất dễ dàng dù bằng phương tiện đường bộ nào. Các nhà xe ở Bến xe Miền Tây chạy liên tục trong ngày với thời gian di chuyển trên dưới 3 tiếng đồng hồ, giá vé từ 80.000đ đến 150.000đ.
Bạn Phan Chí Công, du khách từ TP.HCM, cho biết năm nào cũng sắp xếp thời gian về Sa Đéc để tham quan, chụp ảnh và lưu lại những kỷ niệm đẹp.
Travel blogger Ngô Trần Hải An vào vai một nông dân chính hiệu, tập chèo ghe qua những luống hoa.
Du khách đến tham quan làng hoa Sa Đéc cần đi trước ngày 23 tháng Chạp.
Du khách đến tham quan làng hoa Sa Đéc cần lưu ý thời gian, vì sau ngày 23 tháng Chạp (Tháng 12 Âm Lịch) các nhà vườn hầu như đều đã chuyển hoa đi các tỉnh, thành khác. Do đó, để ngắm trọn vẹn nét đẹp của làng hoa nên tranh thủ thời gian đến tham quan trước ngày 23 tháng Chạp.
Làng hoa Sa Đéc khoe trọn sắc đẹp của mình trước ngày 23 tháng Chạp.
Trục chính để tham quan là đường hoa Sa Nhiên – Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc, hương thơm. Khách có thể chọn đi bộ, đi xe điện hoặc thuê xe ôm, thuê xe máy để tham quan.
Ngày nay hạ tầng giao thông phát triển, khách có thể di chuyển dễ dàng từ TP.HCM về Sa Đéc trong ngày.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở Sa Đéc so với các làng hoa khác là các luống hoa được trồng trên giàn cao, phía dưới ngập nước và người trồng hoa phải đi ủng hoặc dùng thuyền nhỏ để chăm sóc hay hái hoa. Theo những người trồng hoa nơi đây, việc làm này giúp tiết kiệm chi phí vì đa phần đất trồng hoa đều là đất ruộng trồng lúa cải tạo lại, dễ ngập nước do địa thế thấp.
Làng hoa Sa Đéc nằm e ấp bên dòng sông Tiền.
Hiện nay, một số hộ dân đã thiết kế vườn hoa của mình thành điểm du lịch homestay thú vị. Nơi đây, du khách có thể tìm hiểu làng hoa Sa Đéc sâu hơn và ở lại qua đêm trải nghiệm cuộc sống cùng gia chủ. Nghe các nghệ nhân giới thiệu các công đoạn trồng trọt cũng như chăm sóc các loài hoa khác nhau.
Những cánh đồng hoa rực rỡ báo hiệu mùa xuân đang về.
Anh Võ Quốc Đỉnh, cán bộ Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp, cho biết năm nay tỉnh tổ có chức nhiều hoạt động xuân thú vị để đón Tết Nhâm Dần. Thành phố Sa Đéc tổ chức Lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2022 với nhiều hoạt động rực rỡ, đậm màu sắc văn hóa như đường hoa xuân, hội hoa xuân.
Anh Thư chuyênr
Hoa xuân nhuộm vàng một góc trời tại Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Các khu vực trồng hoa tập trung chủ yếu ở phường Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc. Nơi đây còn được mệnh danh là thủ phủ hoa của miền Tây, nhiều nơi đã có truyền thống trồng hoa Tết hơn 100 năm nay.
Những ngày này, làng hoa Sa Đéc đang bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất để chuẩn bị giao hoa đi khắp nơi trước ngày 23 tháng Chạp.
Sau một năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, làng hoa Sa Đéc năm nay ghi nhận sự sụt giảm về số lượng, nhiều nhà vườn không tham gia trồng cũng như hoa bị hư hỏng. Tuy vậy, 500 hecta với hơn 2.000 loại hoa kiểng khác nhau vẫn đảm bảo độ đẹp cho du khách ghé thăm và một mùa xuân tươi thắm cho mọi nhà.
Thương lái đến tận vườn để xem hoa và thu mua. Năm nay ít nhà vườn trồng giúp hoa bán được giá hơn.
Theo chia sẻ từ nhiều nhà vườn, vì số người bán ít đi nên giá hoa rất được giá. Một chậu cúc mâm xôi cỡ nhỏ năm ngoái có giá 140.000đ, năm nay có thể bán được với giá 180.000đ.
Anh Lập với hàng chục năm kinh nghiệm trồng hoa Tết, đang đưa hoa lên thuyền để bán.
Anh Lập là nông dân đã có mấy chục năm kinh nghiệm trồng hoa Tết tại Sa Đéc. Anh cho biết mặc dù đã có một năm không suôn sẻ vì dịch bệnh, nhưng may mắn vụ hoa cuối năm vẫn rất tốt, bán được giá nên nhà anh sẽ có một mùa Tết ấm no.
Cảnh người nông dân đi ghe vào thăm vườn hoa tạo nên nét đặc trưng của làng hoa Sa Đéc.
Trước đây, người dân trồng hoa theo cách “cha truyền con nối” dẫn đến năng suất chưa cao. Hiện tại, nhiều kỹ thuật, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đã được áp dụng, hiệu suất hoa tăng cao đáng kể và đưa làng hoa vào thời kỳ hoàng kim của mình, liên tục mở rộng diện tích trồng trọt.
Người tung kẻ hứng.
Những chậu hoa đã sẵn sàng để được du xuân khắp mọi miền đất nước.
Mặc dù đã được hiện đại hóa, song làng hoa Sa Đéc vẫn giữ được nét chân chất, mộc mạc và rất riêng. Độc đáo nhất vẫn là hình ảnh các luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, được trồng trên các giàn cao, phía dưới là nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào.
Diện tích trồng hoa tại Sa Đéc lên đến 500 hecta với hàng ngàn giống cây kiểng khác nhau.
Du khách đến đây sẽ được thấy cảnh người dân lội chân xuống nước để thu hoạch, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra công chăm sóc.
Những chậu cúc mâm xôi được ưa chuộng trong dịp Tết.
Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo… Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu .
Trải qua thời gian hơn một thế kỷ, làng hoa Sa Đéc vẫn giữ được sự yên bình, chân chất của miền Tây.
Xứ này còn nổi tiếng bởi các loài cây kiểng, có cây quý hiếm tuổi đã ngót trăm năm, bên cạnh những loài cây rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si, mai… qua bàn tay tỉ mẩn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng với dáng hình đẹp, lạ.
Những chậu hoa tươi thắm đang trên đường đi tô điểm sắc xuân cho mọi ngôi nhà.
Từ TP.HCM, khách du lịch có thể đi thẳng đến Sa Đéc rất dễ dàng dù bằng phương tiện đường bộ nào. Các nhà xe ở Bến xe Miền Tây chạy liên tục trong ngày với thời gian di chuyển trên dưới 3 tiếng đồng hồ, giá vé từ 80.000đ đến 150.000đ.
Bạn Phan Chí Công, du khách từ TP.HCM, cho biết năm nào cũng sắp xếp thời gian về Sa Đéc để tham quan, chụp ảnh và lưu lại những kỷ niệm đẹp.
Travel blogger Ngô Trần Hải An vào vai một nông dân chính hiệu, tập chèo ghe qua những luống hoa.
Du khách đến tham quan làng hoa Sa Đéc cần đi trước ngày 23 tháng Chạp.
Du khách đến tham quan làng hoa Sa Đéc cần lưu ý thời gian, vì sau ngày 23 tháng Chạp (Tháng 12 Âm Lịch) các nhà vườn hầu như đều đã chuyển hoa đi các tỉnh, thành khác. Do đó, để ngắm trọn vẹn nét đẹp của làng hoa nên tranh thủ thời gian đến tham quan trước ngày 23 tháng Chạp.
Làng hoa Sa Đéc khoe trọn sắc đẹp của mình trước ngày 23 tháng Chạp.
Trục chính để tham quan là đường hoa Sa Nhiên – Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc, hương thơm. Khách có thể chọn đi bộ, đi xe điện hoặc thuê xe ôm, thuê xe máy để tham quan.
Ngày nay hạ tầng giao thông phát triển, khách có thể di chuyển dễ dàng từ TP.HCM về Sa Đéc trong ngày.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở Sa Đéc so với các làng hoa khác là các luống hoa được trồng trên giàn cao, phía dưới ngập nước và người trồng hoa phải đi ủng hoặc dùng thuyền nhỏ để chăm sóc hay hái hoa. Theo những người trồng hoa nơi đây, việc làm này giúp tiết kiệm chi phí vì đa phần đất trồng hoa đều là đất ruộng trồng lúa cải tạo lại, dễ ngập nước do địa thế thấp.
Làng hoa Sa Đéc nằm e ấp bên dòng sông Tiền.
Hiện nay, một số hộ dân đã thiết kế vườn hoa của mình thành điểm du lịch homestay thú vị. Nơi đây, du khách có thể tìm hiểu làng hoa Sa Đéc sâu hơn và ở lại qua đêm trải nghiệm cuộc sống cùng gia chủ. Nghe các nghệ nhân giới thiệu các công đoạn trồng trọt cũng như chăm sóc các loài hoa khác nhau.
Những cánh đồng hoa rực rỡ báo hiệu mùa xuân đang về.