samedi 5 février 2022

DÉVELOPPEMENT ET PAIX dans le Monde

Dans le monde

Notre modèle de partenariat pour le développement communautaire

Notre modèle de partenariat garantit que la majeure partie des programmes financés sont menés par des organisations locales de la base dans les pays où nous intervenons. Nous soutenons des partenaires et des organisations locales afin de renforcer les capacités dans les communautés et d’aider les populations les plus marginalisées à devenir des agents de leur propre développement. Les bénéfices de cette approche sont :

LA SUBSIDIARITÉ

Les personnes les plus proches d’une situation sont souvent les mieux à même de la gérer. Nos partenaires abordent des enjeux importants pour leurs communautés, d’une façon qui a du sens pour celles-ci.

LA DURABILITÉ

Les programmes de nos partenaires utilisent les talents, les ressources et les compétences disponibles localement plutôt que d’implanter des solutions importées qui rendent les économies locales dépendantes des ressources et de l’expertise étrangères à long terme.

L’EFFICIENCE

Travailler avec des partenaires locaux est aussi plus efficace que de mettre nous-mêmes en œuvre les programmes (connaissance du contextes, coûts de personnel, d’installation).

L’ARGENT VA OÙ SONT LES BESOINS

La majeure partie des fonds de programmes se rend aux communautés locales et aux partenaires qui gardent la propriété des projets ou des installations qu’ils construisent.

N.B.: Puisque le travail de solidarité ne cesse pas, nous avons développé le nouveau site Web parallèlement à notre travail régulier sur la campagne d’automne, le rapport sur les dix ans de la crise en Syrie et la réponse à des urgences, comme Haïti. Chaque fois lorsque vous visiterez cette page vous découvrirez davantage de contenu, de vidéos et de pages prenant vie.

Notre action dans les pays suivants

A venir

  • Mali
  • Palestine
  • Syrie
  • Tunisie
*********************

Notre approche

Une identité et des valeurs catholiques

Notre structure, notre mission, nos valeurs, nos principes et notre approche du développement communautaire et de l’aide humanitaire reflètent et émanent de notre identité catholique et de l’enseignement social de l’Église.


Un mouvement démocratique et une culture de solidarité

Des milliers de Canadiennes et de Canadiens prennent part à des activités constructives d’éducation et de plaidoyer, en solidarité avec leurs sœurs et leurs frères des populations les plus vulnérables de la Terre affectés par l’injustice, la pauvreté et les urgences humanitaires.


Une approche du développement international

Notre approche, basée sur les principes de l’enseignement social catholique, met l’accent sur le développement communautaire, la subsidiarité et le partenariat.


Une réponse durable et à grande échelle aux urgences humanitaires

Grâce à la force de son réseau et à la mobilisation de ses membres, Développement et Paix est en mesure de recueillir des fonds importants et de fournir de l’assistance à long terme en réponse aux urgences humanitaires. En tant que membre de Caritas Internationalis, un réseau international regroupant plus de 160 organisations catholiques de développement et d’aide humanitaire, nous pouvons répondre rapidement et efficacement aux urgences partout dans le monde.


Des racines canadiennes

Fondé et basé au Canada, Développement et Paix dispose d’un personnel basé au Canada. Notre approche et nos programmes reflètent donc les valeurs et les priorités des Canadiennes et des Canadiens, particulièrement celles de la communauté catholique. La proximité de notre organisation avec ses membres, ses donatrices, ses donateurs et ses instances de gouvernance assure notre transparence face aux diverses parties prenantes.


Un palmarès de partenaires internationalement reconnus pour leur contribution à la démocratie et à la paix

Développement et Paix a démontré sa capacité à choisir et à soutenir des partenaires dont les programmes ont eu des impacts concrets et durables, localement et à l’échelle internationale, dont quatre récipiendaires du prix Nobel de la paix.


SOURCE


*****************************************

Des Canadiennes et des Canadiens changent le monde

Les membres de Développement et Paix constituent un mouvement de solidarité nationale engagé pour la justice sociale, composé de plus de 10 000 personnes de différents diocèses du Canada. Elles se mobilisent dans de vastes campagnes d’éducation, plaidoyer et collecte de fonds.

ÉDUCATION ET MOBILISATION

Les campagnes de Développement et Paix abordent les enjeux mondiaux actuels, liés au développement communautaire et à l’aide humanitaire. Les membres s’informent, réfléchissent, prient et agissent sur ces enjeux de façon constructive. Nous proposons du matériel éducatif, des activités, des outils théologiques et spirituels, de même que des analyses thématiques en lien avec l’enseignement social catholique que les membres utilisent pour sensibiliser et organiser des activités dans leurs écoles et paroisses au sein de leurs communautés.

PLAIDOYER

Nos campagnes comportent un volet de plaidoyer qui fournit aux membres une plate-forme pour se mobiliser, agir, et utiliser la force du mouvement afin de provoquer des changements au Canada qui auront des impacts positifs sur les communautés vulnérables ailleurs dans le monde.


SOURCE

"https://www.youtube.com/embed/vCk8MMBtKkA



vendredi 4 février 2022

Thành Phố Kỳ Lạ Nhất Hành Tinh (LIMA): 600 Năm Mới Mưa Một Lần

 Thành Phố Kỳ Lạ Nhất Hành Tinh: 600 Năm Mới Mưa Một Lần 

 

Thành phố Lima của Peru là thành phố duy nhất trên thế giới quanh năm không có mưa nhưng người dân vẫn sống rất tốt. Tại sao lại như vậy?


Nếu các bạn chưa biết thì Lima chính là thủ đô, là thành phố lớn nhất của Peru. Thành phố có diện tích 804,3 km², dân số chiếm 2/3 tổng số dân cả nước. Đây là trung tâm văn hoá, công nghiệp, tài chính và giao thông của Peru. Thành phố Lima sẽ rất bình thường nếu chúng ta không nhắc đến khí hậu của thành phố này. Khí hậu ở đây rất đặc biệt, quanh năm không có mưa nhưng lại không bao giờ bị khô hạn.


Lima là thủ đô, thành phố lớn nhất của Peru

Đến với thành phố Lima, bạn chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy đa số nhà ở khu ổ chuột ở đây đều không có mái che. Thậm chí, có những nhà còn được tạo nên bằng cách dùng bìa cứng quây lại.

Tại sao nhà của họ lại không cần mái che? Điều này hoàn toàn xuất phát từ đặc điểm khí hậu của Lima. Do quanh năm không có mưa và khí hậu khá ôn hòa nên họ cảm thấy làm mái là điều không cần thiết cho lắm. Hơn nữa, cũng vì vậy mà ô và áo mưa ở đây gần như không được dùng đến.

Thành phố Lima có lịch sử rất lâu đời. Ngay từ năm 1535, nơi đây đã là thuộc địa của thực dân người Tây Ban Nha. Và tại đây đã có sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa phương Tây và nền văn hóa bản địa cũ. Đến thế kỷ XVI và XVII, thành phố Lima đã rất phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Tất nhiên, trong quá trình sinh sống người châu Âu đã nhanh chóng phát hiện ra sự kỳ lạ của thành phố này. Trong một trăm năm, họ chỉ thấy có một cơn mưa duy nhất. Thậm chí, nhiều người dân địa phương ở Lima còn chưa bao giờ thấy mưa trong suốt cuộc đời của họ. Không có mưa đã trở thành một điều rất hiển nhiên ở thành phố này, đó là lý do tại sao Lima còn có một cái tên khác,"Thành phố không mưa".

Hiện tại, theo thống kê, lượng mưa trung bình năm ở Lima chỉ dao động từ 10mm-15mm. Con số này còn chưa bằng 1/5 lượng mưa trung bình năm của sa mạc Sahara, một trong những vùng khô hạn nhất thế giới.

Lần có mưa cuối cùng ở thành phố Lima đã xảy ra hơn 600 năm trước. Có thể nói hiện nay đây là thành phố duy nhất trên thế giới không mưa.


Tuy nhiên, khi thành phố Lima “mưa” thì cảnh tượng cũng rất độc đáo. Không phải mưa theo hạt, từng cơn từng cơn một mà chúng ta vẫn thấy, mà nó chỉ là lượng lớn sương mù bao phủ thành phố, và sẽ đọng lại trên đất tạo chút ẩm ướt mà thôi.

Tuy thành phố Lima có lượng mưa rất nhỏ nhưng lại là thành phố rất thích hợp cho người dân sinh sống và cư trú. Thành phố Lima tuy thuộc khí hậu sa mạc nhiệt đới nhưng nhiệt độ trung bình năm chỉ có 18 độ C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 17 độ C, cao nhất cũng chỉ tới 24 độ C, rất thích hợp cho con người sinh sống. Mặc dù xung quanh thành phố Lima là sa mạc nhưng trong thành phố thì diện tích đất được phủ xanh khá nhiều và chất lượng không khí khá tốt.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao mưa ít như vậy nhưng thành phố Lima lại không bị khô hạn như những nơi khác?

Đó đều do ảnh hưởng từ vị trí địa lý có phần đặc biệt của thành phố. Tuy thành phố Lima nằm ở rìa cao cận nhiệt đới Nam Thái Bình Dương, nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại chịu ảnh hưởng của dòng khí lạnh của dòng hải lưu Peru.

Điều này cũng khiến hơi nước trên thành phố Lima trong khi bốc lên đã bị dòng khí lạnh chặn lại, không thể ngưng tụ thành các đám mây vũ tích, do đó không thể gây mưa. Chính vì vậy, thành phố Lima không những không khô hạn mà còn rất ẩm ướt vì có lượng hơi nước lớn.

Ngoài ra, do có vị trí gần biển, lại có con sông Mark nổi tiếng nên thành phố Lima có nguồn nước ngầm rất dồi dào, chưa bao giờ xuất hiện tình trạng thiếu nước. Ngược lại, nguồn nước ở đây luôn phong phú, không chỉ đủ sinh hoạt mà còn cung cấp đủ cho các hoạt động khác nữa.

Khi quan sát thành phố Lima từ trên cao, ta có thể thấy rõ ràng thành phố được bao quanh bởi sa mạc, bờ biển và cát vàng, tạo thành một cảnh quan tuyệt đẹp. Nếu bạn thấy thành phố này thú vị, bạn có thể ghé thăm thành phố không mưa này trong tương lai.

Thiên An
Tổng hợp 

T.Anh chuyển    

Người Đẹp Và Áo Dài 2021

 



















 





















Hình Internet


Thanh Hải chuyển 

jeudi 3 février 2022

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Người xưa chỉ có câu "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy" nhưng vì sao ngày nay lại thành "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy", cùng theo dõi giải thích từ các chuyên gia dưới đây.

"Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" được xem như là câu cửa miệng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Nó hàm chứa ý nghĩa phân chia ngày thăm Tết của các gia đình, mùng 1 Tết, mùng 2 Tết và mùng 3 Tết, nhằm mong muốn sum vầy cùng cha mẹ, thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn.

Thực tế thì đây là câu nói xuất hiện vào những năm gần đây, câu nói chính xác mà ông cha ta thường dùng được ghi trong các sách xưa là "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy". Vì sao lại có sự thay đổi như vậy và nó có làm mất ý nghĩa truyền thống của dân tộc không?

Tại sao lại nói "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy"?

Theo các chuyên gia văn hóa, trong các sách xưa, đặc biệt là sách "Câu cửa miệng" của Trần Duy Vôn chỉ nói là "Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy" với hàm ý là mồng một, mồng hai là ngày báo hiếu cha mẹ, mồng ba là ngày đền đáp công ơn dưỡng dục của thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.

Có giả thuyết cho rằng mồng một là Tết của cha, mồng hai là Tết của mẹ nhưng đây là cách giải thích gần như không được chấp nhận. Bởi cha và mẹ là hai đấng sinh thành ra ta có tầm quan trọng như nhau, cớ sao lại ăn Tết cha mà lại không ăn Tết mẹ.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Một giả thuyết khác mà các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho rằng "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" là một câu nói dân gian mới được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo cho có vần.

Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hợp lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.

Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy rất nên trong xã hội ngày nay.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Còn về mồng ba Tết thầy, các cụ xưa giải thích đây là truyền thống "tôn sư trọng đạo" của người Việt. Người xưa rất trọng người thầy, xem người như là người cha thứ hai của mình. Thế nên vào những ngày đầu năm, sau khi cúng gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ, vào mồng 3 người Việt thường đến thăm hỏi thầy xưa, dành tặng những món quà mong muốn thầy có nhiều sức khỏe trong năm mới.

Dù câu nói "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" là một câu nói mới dựa vào câu nói "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy" của cha ông ngày xưa, nhưng vì có ý nghĩa nhân văn, tôn lên truyền thống uống nước nhớ nguồn, kính hiếu cha mẹ, tôn sư trọng đạo nên ngày nay câu nói này vẫn được lưu truyền và thể hiện một cách tích cực.

Xem thêm nhiều thông tin về Tết tại Tết ơi Tết.

Lan Anh sưu tầm

NGUỒN

mercredi 2 février 2022

Xông đất đầu năm

 Xông đất  đầu năm 


Một ngày đầu năm , một người đàn bà bước ra cửa và nhìn thấy ba ông già râu dài bạc trắng ngồi trước nhà. Bà không nhận biết họ. Bà nói với họ ; "Tôi không nghĩ rằng tôi biết các ông, nhưng các ông phải đói bụng, xin mời các ông hãy vô nhà và tôi sẽ tìm chút gì để các ông ăn".

 - Các cháu có ở nhà không? các ông hỏi.

- Không, chúng đi rồi,he bà trả lời họ.

- Vậy là chúng tôi không thể vô được.


Đến xế chiều, khi trẻ nhỏ đi học về, người đàn bà kể lại chuyện giao tiếp với ba ông già cho chúng nghe. "Mẹ đi nói với họ là chúng con có ở nhà và mời họ vô !" chúng nói với mẹ. Người đàn bà đi ra và mời các ông vô nhà.


"Chúng tôi không bao giờ cùng một lượt vô nhà nào cả", họ trả lời. Một trong ba ông già giải thích : "Tên ông ta là Thần Tài", ông vừa nói vừa chỉ vào một trong những người bạn và chỉ vào người kia, ông ấy là Thần Thành Công, và tôi là Thần Tình yêu ". Ông nói thêm : "Bà hãy trở vô nhà và thảo luận với gia đình để biết ai trong chúng tôi mà quý vị muốn mời vô nhà.

Inline image

Người đàn bà trở vô nhà và thuật lại cùng gia đình việc gì đã  được nghe , thì người chồng nói ngay : 

“Hay quá, chúng ta sẽ mời Thần Tài  vào, ông ấy sẽ mang đến cho nhà ta sự giàu có”

Người vợ không đồng ý: “Ông ạ, sao mình không mời Thần Thành Công? Gia đình ta đang rất cần điều này lắm trong công cuộc làm ăn của ông".

Cô con gái nhỏ phát biểu cho lượt của mình : "Bé muốn Yêu Thương, bé muốn Yêu Thương ... " Cuối cùng hai vợ chồng đành khuất phục trước sự vòi vỉnh trẻ con và người mẹ đi ra mời Thần Tình yêu vô nhà.

Thần Tình yêu  đứng dậy và bắt đầu đi về phía nhà. Hai người kia cũng đứng dậy và đi theo ông ta. Ngạc nhiên, người đàn bà hỏi Thần Tài và Thần Thành Công: "Tôi chỉ mời Thần Tình yêu, tại sao các ông  cũng vào?”

Các ông già đồng thanh trả lời bà : "Nếu bà đã mời Thần Tài  hay Thần Thành Công, hai người khác trong chúng tôi sẽ ở lại bên ngoài, nhưng bà đã mời Thần Tình Yêu . Bất cứ ông ấy đi đâu thì chúng tôi cũng đi theo, và khắp nơi mà ông ấy đi, chúng tôi sẽ đồng hành với ông, bởi vì nơi nào có Yêu Thương cũng có Giàu Sang và Thành Công".

" Nơi nào có đau khổ, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn bình an và may mắn. Nơi nào có hoài nghi, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn  nghị lực để vượt qua. Nơi nào có mệt mỏi, lực kiệt, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn sự kiên nhẫn và sức mạnh mới. Nơi nào có sợ hãi, Tình yêu sẽ mang đến cho các bạn  lòng can đảm ...”

 
             Inline image