dimanche 13 mars 2022

Cựu tướng Đức Langheld nói về quân đội hỗn loạn của Nga

 Cựu tướng Đức nói về quân đội hỗn loạn của Nga: "Putin không còn có thể thắng cuộc chiến này nữa."



Ngưỡng ức chế đang ở mức rất thấp. Bằng cách tấn công Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, luật pháp quốc tế đã bị phá vỡ và Putin đã bị kết tội là tội phạm chiến tranh, không còn nghi ngờ gì nữa. Do vậy, người ta không thể loại trừ hoàn toàn việc sử dụng những chất ấy khi cứ tiếp tục thất bại. Putin sẽ không né tránh một cuộc tấn công toàn diện vào Kyiv, dù biết rõ rằng mình sẽ phải gánh chịu những tổn thất cực kỳ nặng nề.

Putin sẽ thắng trận đánh này hay trận đánh khác, nhưng không thắng được cuộc chiến.  Nếu mục đích của cuộc chiến là để khuất phục Ukraine và đưa Ukraine vào tầm ảnh hưởng của ông ta, thì khả năng thành công là điều còn nhiều nghi vấn. Rốt cuộc thì một 'đất nước anh em' có ích gì cho Putin khi ông ta đuổi đi một nửa, giết chết nửa kia và phá hủy hạ tầng cơ sở của nó? Đó là lý do tại sao tôi tin rằng phía Nga cũng đang suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để họ có thể thoát ra khỏi cuộc chiến này mà ít nhất là còn giữ được thể diện một chút. 

*****Cựu tướng Đức nói về quân đội hỗn loạn của Nga: "Putin không còn có thể thắng cuộc chiến này nữa."*****

Cuộc tấn công vào Kyiv đang chững lại, hai viên tướng Nga được cho là đã thiệt mạng, và con số thương vong dường như cũng cao bất ngờ: quân đội nhiều sự cố của Putin đang đối đầu với khủng hoảng ở nhiều nơi.  Đến nỗi ngay cả chuyên gia quân sự Đức như cựu tướng Wolf-Dieter Langheld cũng không còn tin rằng một chiến thắng quân sự của Putin là điều có thể.

Focus Online: Ông Langheld, hai tuần sau khi cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin bắt đầu, các báo cáo về tình trạng phá sản và hỏng hóc của quân đội ông ta ngày càng gia tăng. Theo thông tin không thể kiểm chứng từ Kyiv, quân đội của Volodymyr Zelenskyy được cho là đã tiêu diệt 300 xe tăng chiến đấu. Đó sẽ là gần 10% toàn bộ xe tăng của Nga. Cộng thêm vào đó ít nhất là khoảng 50 trực thăng chiến đấu và 50 máy bay chiến đấu. Những con số như vậy nói gì về tình trạng của quân đội  Putin?

Wolf-Dieter Langheld: Chu kỳ bán rã của thông tin liên quan đến cuộc chiến là cực kỳ ngắn trong giai đoạn này. Do đó, rất phức tạp và rất khó dựa vào các con số. Vài giờ trôi qua và mọi thứ lại có thể hoàn toàn khác đi. Nhưng nếu chúng ta giả định rằng chúng ít nhất là đại khái đúng, thì điều hiện dần ngay từ rất sớm trong cuộc chiến bây giờ đã rõ ràng. Putin và ban chỉ huy quân đội của ông đã lên kế hoạch rất kém cho cuộc chiến tranh xâm lược này và chắc chắn đã không chuẩn bị kỹ lưỡng. Kế hoạch là đưa đất nước ấy nằm dưới sự kiểm soát của Nga bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng trong vòng tối đa hai đến ba ngày - bao gồm cả việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.
 
Với 900.000 quân và một kho vũ khí hùng hậu, bao gồm cả bom hạt nhân, nước Nga có một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Đâu là lý do chính khiến các cuộc tấn công ở phía bắc và phía đông Ukraine tiến triển chậm và chỉ nhanh hơn một chút ở phía nam, cách xa mục tiêu chính là Kyiv?

Langheld: Có vẻ như ban chỉ huy quân đội đã không dự định rằng chiến dịch chớp nhoáng này sẽ thất bại. Putin đã gửi từ 130.000 đến 200.000 quân lính sang Ukraine.  Nhưng hoạt động của họ chỉ được lên kế hoạch cho vài ngày, không phải cho hai tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Các cuộc tấn công bị đình trệ một phần vì cung cấp nhiên liệu, thực phẩm và đạn dược không theo kịp.  Để đưa được tất cả những thứ ấy ra mặt trận, người ta cần rất nhiều thời gian, đặc biệt là khi các bộ phận cơ động, hậu cần đang bị chiến binh Ukraine tấn công thành công. Lý do chính thứ hai: Putin và quân đội của ông đã đánh giá quá thấp hiệu quả của cả quân đội lẫn sức kháng cự của người dân Ukraine.

Chính phủ Ukraine nói rằng có 12.000 binh sĩ Nga đã hy sinh, các nguồn tin của Mỹ đưa ra con số 3.000.  Ông nghĩ con số nào là đúng?

Langheld: Thật khó mà có thể nói một cách đáng tin cậy. Nhưng nhìn vào số liệu thống kê về các cuộc xung đột ở các quốc gia khác trong vài thập kỷ qua, con số 3.000-5.000 binh sĩ Nga đã ngã xuống có vẻ là thực tế đối với tôi vào thời điểm này.
 
Theo nhiều báo cáo khác nhau, kể từ đầu cuộc chiến, có hơn 17.000 tên lửa chống tăng đã được chuyển giao cho Ukraine từ Phương Tây, trong đó có cả từ Đức. Điều đó có phải là nguyên nhân cho tổn thất xe tăng rõ ràng là cao không?

Langheld: Tỷ lệ của chúng trong đó phải là lớn. Kể cả tên lửa Javelin, cũng có thể được bắn từ mặt đất, tìm kiếm mục tiêu của chúng một cách độc lập và nhắm vào tháp pháo xe tăng từ trên cao, nơi lớp che chắn mỏng hơn. Mỹ đã cung cấp hàng trăm chiếc đến Ukraine trước chiến tranh.

Trong khi đó, thậm chí hai viên tướng chỉ huy các đơn vị quan trọng được cho là đã thiệt mạng, thậm chí một người được cho là đã bị bắn tỉa. Dấu hiệu cho những sai lầm thêm nữa của Nga?

Langheld: Không, không đúng trong trường hợp này. Về nguyên tắc, các đơn vị chiến đấu có thể được chỉ huy ở tiền tuyến bằng các ban chỉ huy di động. Các viên chỉ huy quân đội được khuyên nên dẫn đầu ở mặt trận trong những tình huống khó khăn, vừa để duy trì giám sát chiến thuật vừa để cho binh lính của họ thấy rằng họ luôn ở bên họ. Điều này có ảnh hưởng đến tinh thần của quân đội. Trong một cuộc hành quân lớn như vậy, thương vong của chỉ huy ngay bây giờ đã có khả năng cao hơn nhiều.

Khi tuần thứ ba của cuộc chiến bắt đầu,  gọng kìm của binh lính Putin đang dần khép lại xung quanh Kyiv, với mục tiêu chính là loại bỏ chính phủ và thay thế nó bằng một chính phủ bù nhìn trung thành với Putin, để khuất phục toàn bộ Ukraine về tay Nga.  Liệu Putin có thể đạt được mục tiêu này không?

Langheld: Việc ngoại trưởng hai nước gặp nhau lần đầu tiên hôm nay trên đất trung lập Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán ở cấp cao thứ hai trong chính phủ có thể cho thấy Putin đang bắt đầu lên kế hoạch cho thời kỳ hậu chiến. Và sự kháng cự của quân đội của Zelenskyy vẫn không bị gián đoạn và liên tục gây bất ngờ mới. Điện Kremlin dường như vì vậy mà đang xem xét đề nghị của Zelenskyy, đưa Ukraine vào vị thế trung lập và ngoài ra còn đàm phán về khả năng nhượng lại các khu vực ly khai theo Nga ở vùng Donbas và Crimea.

Nhưng ông có còn cho rằng Putin có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này không?  Mặc cho tất cả những sai lầm ấy, quân đội của ông ta có khả năng vượt trội hơn rất nhiều so với Ukraine. Đó là chưa nói đến vũ khí hạt nhân.
 
Langheld: Không, theo quan điểm của tôi, Putin không còn có thể chiến thắng cuộc chiến này về mặt quân sự. Quân đội của ông ta có thể và chắc chắn sẽ có được thành công này hay thành công khác. Tuy nhiên, cái giá bằng máu, cái giá không chỉ Ukraine mà cả quân đội của họ sẽ phải trả, thế nào đi chăng nữa sẽ rất cao. Và bên cạnh những trừng phạt kinh tế ngày càng nghiêm khắc của phương Tây, vốn đang gây ra hậu quả ngày càng tồi tệ cho người dân Nga, ông ta cũng phải chú ý đến việc tinh thần trong nước không quay lại chống ông. Bất chấp sự giám sát truyền thông và internet, hiện nay có rất nhiều lỗ hổng kỹ thuật số mà qua đó thông tin từ Phương Tây về cuộc chiến của Putin vẫn đến được với nước Nga.  Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng về lâu dài.

Theo ý ông, trường hợp xấu nhất về quân sự bây giờ sẽ là gì? Cơ quan mật vụ Mỹ hiện đang cảnh báo rằng Putin có thể sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt sinh học hay hóa học đã bị cấm theo luật pháp quốc tế.

Langheld: Tôi nghĩ không ai có thể loại trừ điều đó ngày nay. Ngưỡng ức chế đang ở mức rất thấp. Bằng cách tấn công Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, luật pháp quốc tế đã bị phá vỡ và Putin đã bị kết tội là tội phạm chiến tranh, không còn nghi ngờ gì nữa. Do vậy, người ta không thể loại trừ hoàn toàn việc sử dụng những chất ấy khi cứ tiếp tục thất bại. Putin sẽ không né tránh một cuộc tấn công toàn diện vào Kyiv, dù biết rõ rằng mình sẽ phải gánh chịu những tổn thất cực kỳ nặng nề.
Putin sẽ thắng trận đánh này hay trận đánh khác, nhưng không thắng được cuộc chiến.  Nếu mục đích của cuộc chiến là để khuất phục Ukraine và đưa Ukraine vào tầm ảnh hưởng của ông ta, thì khả năng thành công là điều còn nhiều nghi vấn. Rốt cuộc thì một 'đất nước anh em' có ích gì cho Putin khi ông ta đuổi đi một nửa, giết chết nửa kia và phá hủy hạ tầng cơ sở của nó? Đó là lý do tại sao tôi tin rằng phía Nga cũng đang suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để họ có thể thoát ra khỏi cuộc chiến này mà ít nhất là còn giữ được thể diện một chút.

Phan Ba dịch
Hồng Phúc chuyển

samedi 12 mars 2022

Hãy Già Một Cách KHÔN NGOAN-Bs Nguyễn Ý Đức

 Hãy Già Một Cách KHÔN NGOAN


Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức
Già.jpg
Lão Ngư Ông (Ảnh Vũ Công Hiển)

1. Đây là lúc mà ta phải tiêu hết số tiền mà ta đã để dành.
Hãy tiêu chúng đi và tiêu một cách hoan hỉ.
Đừng đưa tiền cho những người không ý thức là ta đã khó khăn thế nào mới kiếm được.
Bây giờ cũng là thời gian không thuận lợi cho các đầu tư mặc dù việc đầu tư này rất chắc ăn. Đầu tư vào giai đoạn này chỉ mang lại lo âu và nhiều chuyện khó khăn. Đây là lúc mà quý vị cần tận hưởng một cách im lặng.

2. Đừng lo nghĩ tới tài chánh của CON CÁI.
Hãy ngưng lo nghĩ về tình trạng tài chánh của Con Cháu mình và đừng cảm thấy có tội khi bạn tiêu tiền do chính mình làm ra. Quý vị đã nuôi chúng trong nhiều năm và đã chỉ dẫn cho chúng tất cả những gì mà quý vị biết. Quý vị đã giúp chúng về học vấn, thực phẩm, nhà ở và tiền túi. Bây giờ chính là lúc chúng phải lo kiếm tiền để tự túc.
3. Giữ gìn SỨC KHỎE.
Tập thể dục vừa phải như đi bộ mỗi ngày, dinh dưỡng đầy đủ và hãy ngủ đều đặn. Ở tuổi này, quý vị rất dễ bị bệnh và muốn được khỏe mạnh thì cần nhiều cố gắng khó khăn hơn. Vì thế quý vị phải giữ mình ở tình trạng tốt và hãy lưu ý tới các nhu cầu về SỨC KHỎE.
Hãy giữ liên lạc với các Bác Sĩ bằng cách khám bệnh định kỳ, thực hiện các xét nghiệm mặc dù quý vị vẫn cảm thấy bình thường. “Cẩn tắc vô ưu”, cổ nhân vẫn dạy ta vậy. (đừng ra ngoài khi trời lạnh hoặc mưa gió ẩm ướt. luôn giữ ấm, ngủ sớm dậy sớm, uống nhiều nước..)

4. Mua dùng vật dụng TỐT NHẤT.
Luôn luôn mua vật dụng TỐT NHẤT & ĐẸP NHẤT cho mình và những người thân. Phần thưởng mà quý vị mua những quà với tiền của chính mình thật là VÔ GIÁ. Vào một ngày nào đó, một trong số những người thân của quý vị sẽ nhớ đến nhau và khi đó thì tiền chẳng cung cấp một điều quý giá gì cho nhau, vì vậy hãy cùng nhau tiêu tiền khi quý vị còn có thể sống với nhau.

5. Hãy BỎ QUA những điều LẶT VẶT.
Trong đời sống, hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Quý vị đã từng vượt qua những điều như vậy trong suốt cuộc đời. Quý vị đã từng có những kỷ niệm vui buồn nhưng hiện tại mới là điều quan trọng. Hãy đừng để quá khứ dìm quý vị xuống và đừng để tương lai làm quý vị sợ hãi. Hãy tận hưởng với những gì của hiện tại. Quý vị hãy quên đi những chuyện lặt vặt.

6. Luôn luôn làm SỐNG LẠI TÌNH YÊU.
Dù quý vị ở vào tuổi nào, luôn luôn làm sống lại tình yêu và sự thơ mộng. Hãy yêu mến người bạn đồng hành của quý vị, yêu đời sống, yêu gia đình quý vị, yêu hàng xóm, yêu chó hoặc yêu mèo và luôn luôn nhớ rằng: “ Một người đàn Ông chẳng bao giờ già khi Ông ta có sự thông minh và tình thân ái”.
7. Hãy mạnh dạn TỰ KIÊU ?!? …
Hãy mạnh dạn và tự kiêu từ tâm hồn tới thể xác. Đừng ngưng tới tiệm hớt tóc, chăm sóc móng tay móng chân, đi khám bệnh ngoài da và đi nha sĩ, giữ đầy đủ đồ làm đẹp. Khi quý vị đã tự giữ mình thì quý vị sẽ cảm thấy kiêu hãnh và tự tin.
8. Đừng để ý tới BỀ NGOÀI.
Ở tuổi của quý vị hãy đừng để ý tới vẻ bề ngoài. Không có gì lố bịch hơn là một người ở tuổi quý vị lại mặc quần áo của giới trẻ. Quý vị đã tạo ra một cái gì thích hợp với quý vị thì xin hãy giữ lấy nó và kiêu hãnh với nó. Đó là một phần của quý vị.

9. Luôn luôn theo dõi XUNG QUANH.
Đọc nhật báo, coi internet và đọc tin tức. Hãy có một điện thư còn hoạt động và cố gắng dùng một trong những điều của xã hội. Quý vị sẽ rất ngạc nhiên gặp những người bạn cũ. Giữ liên lạc với những gì đã xảy ra và những người mà quý vị đã biết là điều quan trọng dù quý vị có già.
10. Hãy TÔN TRỌNG thế GIỚI TRẺ
Hãy tôn trọng giới trẻ và ý kiến của họ. Và hy vọng rằng họ sẽ kính trọng quý vị. Họ có thể không có cùng quan điểm với quý vị nhưng họ sẽ là tương lai và hướng thế giới về phía họ. Hãy góp ý mà chẳng nên chỉ trích và hãy cố gắng mà nhắc nhở họ rằng sự khôn ngoan của quá khứ bây giờ vẫn còn áp dụng.
11. Đừng bao giờ dùng câu: “VÀO THỜI CỦA TÔI”.
Ngày của quý vị là BÂY GIỜ. Bao lâu mà quý vị còn sống, quý vị là một phần của hiện tại. Quý vị có thể trẻ hơn, nhưng quý vị vẫn là quý vị. Hãy vui lên và tận hưởng cuộc đời.
12. Một số quý vị sẽ trìu mến những năm huy hoàng trong khi đó thì nhiều vị trở nên cay đắng và gắt gỏng.
Đời sống quá ngắn để bận tâm với những điều nhỏ nhen. Hãy chia xẻ với những người tích cực và vui vẻ. Điều này sẽ mang lại niềm vui cho chính quý vị và thời gian sẽ dễ chịu hơn. Sống với người yếm thế sẽ làm quý vị già hơn và khó mà sống với người khác.
13. Hãy DỪNG BỎ Ý ĐỊNH SỐNG VỚI CÁC CON.
Hoặc các cháu, nếu hoàn cảnh tài chính cho phép. Thực vậy, sống với người thân là điều tốt nhưng chúng ta có nếp sống riêng tư. Chúng thích sống cuộc đời của chúng và ta cần cuộc sống của ta. Nếu chẳng may mà quý vị mất người bạn đường (chúng tôi chia buồn cùng quý vị , hãy kiếm một người sống cùng và giúp lẫn nhau. Và cả khi đó nếu quý vị thấy thật cần sự giúp đỡ và không muốn sống một mình.
14. Hãy đừng từ bỏ các THÚ VUI.
Nếu quý vị không có thì hãy tạo ra một thú vui khác. Quý vị có thể đi du lịch, nấu ăn, đọc sách báo và khiêu vũ. Quý vị có thể nuôi một chú mèo, một con chó, làm vườn, đánh bài, chơi Domino, quần vợt. Quý vị có thể vẽ, làm việc thiện nguyện hoặc chỉ sưu tầm một loại đồ vật nào đó.
Hãy kiếm điều gì mà quý vị thích và tận hưởng niềm vui với chúng
15. Hãy nhận lời mời mặc dù quý vị không muốn.
Hãy tới các lễ rửa tội, hội họp, ra trường, ngày sinh nhật, đám cưới và hội thảo.
Hãy ra khỏi căn nhà và gặp những người quen từ lâu mà quý vị chưa gặp lại.
Hãy trải qua điều gì mới hoặc cũ nhưng hãy đừng bực mình nếu không được mời. Một vài hoạt động như vậy bị giới hạn vì phương tiện và quý vị nhớ cho rằng không phải ai cũng mời được như vậy.
Điều quan hệ là đôi khi hãy ra khỏi căn nhà. Hãy tới viện bác cổ hoặc đi lang thang trong vườn bách thảo. Điều cần là hãy tạm thời ra khỏi căn nhà một khoảng thời gian ngắn.

16. Hãy tiết kiệm LỜI NÓI.
Nghe nhiều, nói ít. Có nhiều trong số quý vị liên tục nhắc lại quá khứ mà không để ý người khác có thích nghe không.
Hãy nghe trước và trả lời câu hỏi sau nhưng đừng quá kéo dài câu chuyện trừ khi được yêu cầu.
Hãy nói với giọng nhã nhặn và nên tránh than phiền hoặc chỉ trích nhiều quá trừ khi cần.
Hãy cố gắng chấp nhận hoàn cảnh khi việc xảy ra. Mọi người đều trải qua những hoàn cảnh như vậy và nhiều người khó chịu vì phải nghe các lời than phiền. Vậy thì hãy cố gắng tìm các điều tốt để nói.
17. Đau và khó chịu thường xuất hiện ở tuổi cao.
Không nên cố bám lấy nó và cho nó là một phần của cuộc sống mà mọi người phải trải qua. Hãy cố gắng giảm thiểu sự đau nhức và sự khó chịu ra khỏi trí óc. Chúng không phải tự nhiên mà quý vị có, chúng là những gì thêm thắt mà đời sống thêm vào cho quý vị. Nếu quý vị bận tâm đến nó, quý vị sẽ mất vai trò của quý vị. Hãy tha thứ.
Nếu quý vị bị người khác làm tổn thương, hãy quên đi. Nếu quý vị làm người khác buồn, hãy xin lỗi. Đừng kéo dài sự bất mãn với chính mình. Nó chỉ làm quý vị cảm thấy mất vui và cay đắng. Ai phải cũng thế thôi.
Có người đã nói: “Giữ sự bực tức thì cũng giống như uống chất độc và hy vọng rằng người đó sẽ chết”.
18. Hãy tận hưởng niềm tin mãnh liệt nếu quý vị đã có.
Nhưng xin đừng cố thuyết phục người khác. Họ sẽ tự quyết định và quý vị sẽ bất mãn. Hãy sống với điều mà mình tin.
19. Hãy CƯỜI TO lên.
Và cười thật nhiều. Cười về mọi thứ. Hãy nhớ quý vị là một trong những người có may mắn. Quý vị đã thu xếp để có một nếp sống, một nếp sống kéo dài. Nhiều người không bao giờ đạt được tuổi đó, chưa bao giờ hưởng trọn cuộc đời... Nhưng quý vị đã đạt được điều đó. Như vậy thì tại sao quý vị không vui cười to lên? Hãy mỉm cười trong bất cứ hoàn cảnh nào.
20. Đừng để ý tới lời bình phẩm của người khác về quý vị và đôi khi không thèm để ý tới những gì họ nghĩ về mình.
Họ sẽ luôn luôn bình phẩm và quý vị nên tự kiêu hãnh và những điều tốt mình đã thực hiện. Hãy để họ nói và đừng quan tâm. Họ không hiểu tí gì về quý vị, về các ký ức của quý vị và đời sống của quý vị. Có nhiều điều cần ghi lại vậy thì hãy viết và đừng phí thì giờ về những gì mà người khác có thể gán cho quý vị. Bây giờ là lúc cần nghỉ ngơi và sống hạnh phúc càng nhiều càng tốt./.
Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức

#1 Créer un logiciel de comptabilité avec Excel. - YouTube

Đệ nhất phu nhân Ukraine viết thư gửi thế giới kể về điều đáng sợ nhất của cuộc xung đột với Nga

Trong bức thư ngỏ gửi truyền thông, Đệ nhất phu nhân Ukraine
đã mô tả "những bi kịch đã chứng kiến ở Ukraine"


Đệ nhất phu nhân UkrainOlenana Zelenska (Ảnh: Getty).

Đệ nhất phu nhân xinh đẹp Ukraine Đối mặt với cuộc xâm lược
đẫm máu, bà đã kiên quyết lựa chọn ở lại đất nước chiến đấu
cùng chồng và người dân Ukraine.

Ngày 9/3, đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska đã công
bố bức thư có tựa đề "Tôi làm chứng" trên Telegram.

Trong bức thư, đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska,
44 tuổi, viết: "Những gì xảy ra chỉ hơn một tuần trước là điều
không thể tin được.
Đất nước chúng tôi từng hòa bình, các thành phố, thị trấn và
làng mạc tràn đầy sức sống. Thế nhưng vào ngày 24/2, tất
cả chúng tôi thức dậy với thông báo về một cuộc tấn công
của Nga.
Những chiếc xe tăng vượt qua biên giới Ukraine, máy bay
tiến vào không phận, các bệ phóng tên lửa bao vây các
thành phố của chúng tôi".

Đệ nhất phu nhân Bà Olena đã mô tả những bi kịch mà bà
đã chứng kiến ở Ukraine, trong đó, theo bà, điều đáng sợ
nhất của cuộc xung đột này là tổn thất với trẻ em.

Theo bà, nhiều em bé được sinh ra trong chiến tranh, thứ
nhìn thấy đầu tiên là nóc hầm trú ẩn, hơi thở đầu tiên là bầu
không khí ngột ngạt trong lòng đất, và được chào đón bởi
những người đang sợ hãi và mắc kẹt.

Đã có hàng chục trẻ em chưa từng biết đến hòa bình trong
cuộc đời của mình.

"Bé Alice 8 tuổi thiệt mạng trên đường phố Okhtyrka, dù ông
nội đã cố tìm cách che chở cho bé. Bé Polina ở Kiev cũng
qua đời cùng bố mẹ do trúng mảnh pháo", "Arseniy, 14 tuổi,
bị bê tông vỡ rơi trúng đầu và không thể qua khỏi, bởi xe
cấp cứu không thể đưa em đến bệnh viện kịp lúc do giao
tranh quyết liệt",
phu nhân Ukraine đã kể tên những trẻ em bị thiệt mạng.




Những đứa trẻ trong hầm trú bom ở Mariupo, Ukraine, hôm 6/3. Ảnh: AP

Trong thư bà kêu gọi, "những người có quyền lực" giúp Ukraine
"đóng cửa bầu trời". Đây là đề xuất mà chồng bà, Tổng thống
Volodymyr Zelensky cũng liên tục nhắc đến trong các thông
điệp kêu gọi sự hỗ trợ của phương Tây.
Tuy nhiên, đến nay, Mỹ và NATO đều bác bỏ khả năng thiết lập
một vùng cấm bay ở Ukraine với lý do động thái này có thể
kéo theo một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.


Vợ chồng Tổng thống Ukraine gắn bó chặt chẽ với nhau cả trong cuộc sống lẫn công việc. Ảnh IT.

Hiện không rõ nơi ở của Đệ nhất phu nhân Ukraine. Cuối tuần trước,
Tổng thống Zelensky cho hay gia đình ông vẫn ở Ukraine và Đệ nhất
phu nhân Olena cũng khẳng định lại điều này trong thư ngỏ.




Kết lại bức tâm thư, bà Zelenska viết: "Chúng ta sẽ chiến thắng
nhờ tinh thần đoàn kết. Sự đoàn kết và tình yêu dành cho Ukraine.
Tự hào Ukraine".
Bà cho rằng, Nga đã đánh giá thấp "tinh thần đoàn kết vô song"
của người dân Ukraine.



Người phụ nữ 44 tuổi, có tên thời con gái là Kiyashko, sinh ngày 5/2/1978
tại Kryvyi Rih. Bà theo học kiến ​​trúc tại Đại học Quốc gia Kryvyi Rih
trước khi bắt đầu viết lách. Đó là nơi bà gặp ông Zelenskyy, một diễn
viên hài và còn là sinh viên luật . Có thông tin cho rằng cặp đôi trước
đây là bạn trung học nhưng họ không thân thiết cho đến khi vào
những năm đại học.

Zelenska và Zelenskyy đã hẹn hò trong 8 năm trước khi kết hôn
vào ngày 6/9/2003. Một năm sau, họ chào đón cô con gái Aleksandra,
hiện 17 tuổi. Cặp đôi cũng có một cậu con trai 9 tuổi, Kiril.

Năm 2019, bà Zelenska xuất hiện trên trang bìa của Vogue Ukraine.




Tại Ukraine, phu nhân của Tổng thống Zelensky còn được coi
là một biểu tượng thời trang.

Theo Zelenska, dù bị công chúng để mắt nhưng cặp đôi vẫn
luôn quyết tâm bảo vệ quyền riêng tư của các con. Zelenska
cũng nhấn mạnh bà quyết tâm ủng hộ chồng mình trên cương
vị đệ nhất phu nhân.

“Tôi lớn lên ở Kryvyi Rih, tôi đã sống ở đất nước này cả đời và
tôi hiểu chúng tôi đã gặp phải bao nhiêu vấn đề", Zelenska nói.
"Nhưng nếu tôi cố gắng nắm bắt mọi thứ, nó sẽ không hiệu quả,
vì vậy nhóm của chúng tôi quyết định tập trung vào các nhiệm
vụ cụ thể: sức khỏe trẻ em, cơ hội bình đẳng cho tất cả người
dân Ukraine và ngoại giao văn hóa".




Đệ nhất phu nhân Ukraine rất được lòng dân chúng nước này.

Bà cũng là người ủng hộ các chương trình dinh dưỡng cho
trẻ em và đấu tranh chống bạo lực gia đình,

theo báo Washington Post.

Bà Zelenska cũng trở thành một biểu tượng thời trang và là
hình mẫu yêu thích của các nhà thiết kế Ukraine.

Đệ nhất phu nhân Ukraine

Bà chủ ý chọn mặc đồ của các nhà thiết kế trong nước mỗi
khi tham gia các đoàn ngoại giao ra nước ngoài.

“Tôi thấy hài lòng khi mọi người ở New York hay Paris hỏi ai
thiết kế quần áo cho tôi. Thực sự họ đã hỏi tôi như vậy. Và
không có gì thú vị khi nói tên của các thương hiệu phương
Tây vì họ đều đã biết, nhưng thật vui khi quảng bá các nhà
thiết kế Ukraine ra thế giới”,

bà nói với Vogue Ukraine năm 2019.

“Tôi thực sự tin vào sức mạnh mềm và ngoại giao văn hoá.
Điều đó rất quan trọng với Ukraine”, bà nói với Diplomatic
Courier vào tháng 9/2021.
Bà Zelenska hiện đang tích cực dùng mạng xã hội để khuyến
khích người dân Ukraine kiên cường trong giai đoạn khó khăn này.

Bà có 2,1 triệu người theo dõi trên Instagram, nơi bà chia sẻ ảnh
về các sáng kiến của mình và thời gian bên gia đình.

“Hôm nay tôi sẽ không hoảng sợ và rơi nước mắt. Tôi sẽ bình
tĩnh và tự tin. Con tôi đang nhìn vào tôi. Tôi sẽ ở bên chúng.
Ở bên chồng tôi. Và ở bên các bạn”, bà viết trên Instagram
hôm 28 tháng 2

jeudi 10 mars 2022

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG QUỐC GIA GIÀU VÀ NGHÈO

 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG QUỐC GIA GIÀU VÀ NGHÈO

Sự khác biệt giữa những quốc gia giàu và nghèo không phải là tuổi tác của một quốc gia.

Điều đó thể hiện rõ nét ở các quốc gia như Ấn độ và Ai cập, những quốc gia có trên 2.000 năm tuổi và vẫn là những quốc gia nghèo.

Mặt khác, Canada, Australia và New Zealand mới 150 năm trước là những nước tầm thường mà giờ đây đã trở thành những quốc gia giàu có và phát triển.

Sự khác biệt giữa những quốc gia giàu và nghèo cũng không phụ thuộc vào việc nguồn tài nguyên thiên nhiên mà quốc gia đó có.

Nhật Bản có diện tích chật chội, 80% là núi, không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hay gieo trồng nhưng Nhật bản là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới. Đất nước giống như một nhà máy nổi bao la, nhập nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới và xuất khẩu những sản phẩm đã được chế tạo.

Một ví dụ nữa là Thụy sỹ. Thụy sỹ không trồng được coca nhưng sản xuất ra những thỏi socola tuyệt vời nhất thế giới. Trong diện tích nhỏ hẹp của mình, Thụy sỹ nuôi súc vật và gieo trồng chỉ 4 tháng trong năm, tuy nhiên, họ lại sản xuất ra những sản phẩm sữa tốt nhất. Một đất nước nhỏ bé là hình tượng của an ninh và tạo ra những ngân hàng mạnh nhất thế giới.

Những nhà điều hành từ những quốc gia giàu có, những người có dịp làm việc với các đối tác của họ từ những nước nghèo cho thấy rằng không có sự khác biệt về mặt trí tuệ. Những yếu tố về chủng tộc và màu da cũng không cho thấy có ý nghĩa nào quan trọng.
Vậy sự khác biệt là gì?

Sự khác biệt chính là thái độ của con người được hình thành qua năm tháng bởi nền giáo dục và văn hóa.

Khi chúng tôi phân tích cách cư xử của người dân của những nước giàu có và phát triển thì nhận thấy phần lớn họ tuân theo những nguyên tắc sống sau:

1. Đạo đức (như những nguyên tắc nền tảng)
2. Tính chính trực
3. Tinh thần trách nhiệm
4. Tôn trọng các luật lệ và qui định
5. Sự tôn trọng quyền của đa số công dân
6. Tình yêu đối với công việc
7. Nỗ lực tiết kiệm và đầu tư
8. Mong muốn làm việc hiệu quả
9. Tính đúng giờ


Ở những nước nghèo, chỉ một thiểu số rất nhỏ tuân theo những nguyên tắc cơ bản này trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta không nghèo bởi vì chúng ta thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc thiên nhiên quá khắc nghiệt với chúng ta.

Chúng ta nghèo bởi vì chúng ta thiếu một thái độ đúng đắn. Chúng ta không có ý muốn tuân theo và giáo dục người khác tuân theo những nguyên tắc làm việc đó của những nước giàu có và phát triển.

CHÚNG TA NGHÈO NHƯ VẬY BỞI VÌ CHÚNG TA LUÔN MUỐN BON CHEN TRONG TỪNG SỰ VIỆC VÀ TRƯỚC BẤT CỨ AI.

CHÚNG TA NGHÈO NHƯ VẬY LÀ BỞI VÌ CHÚNG TA THẢN NHIÊN NÓI “MẶC KỆ NÓ” KHI NHÌN THẤY MỘT ĐIỀU SAI TRÁI XẢY RA.

Nếu bạn không chuyển tiếp bài viết này, chẳng có gì sẽ xảy ra với bạn cả. Con vật yêu quí của bạn cũng không vì thế mà sẽ chết. Bạn cũng sẽ không vì thế mà bị đuổi việc cũng như gặp vận rủi, hay bạn cũng không vì thế mà trở nên đau ốm.

Nhưng nếu bạn yêu ĐẤT NƯỚC của mình…

Hãy thử và truyền bá thông điệp này sao cho thật nhiều người có thể suy nghĩ về điều đó và THAY ĐỔI.
(Sưu tầm)

Cần làm gì để sống sót khi nước Mỹ bị tấn công nguyên tử?

Cần làm gì để sống sót khi nước Mỹ bị tấn công nguyên tử?

March 7, 2022

WASHINGTON, DC (NV) – Khoảng thời gian vài phút đến vài tiếng sau một vụ tấn công nguyên tử là thời khắc rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại thân thể nếu sống sót qua sự bùng nổ đầu tiên.

Nếu biết cách đối phó trong những giờ đầu tiên sau vụ nổ, chẳng hạn che mắt hoặc trú ẩn trong nhà, con người có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc bị thương nghiêm trọng, theo Business Insider.

Bối cảnh đe doạ tấn công nguyên tử của Nga

Tổng Thống Nga Vladimir Putin đặt lực lượng nguyên tử ở tình trạng báo động cao hôm Chủ Nhật, 6 Tháng Ba, khiến các chuyên gia quốc phòng lo lắng về thảm kịch bom nguyên tử. Dù một số người cho rằng tấn công nguyên tử rất khó xảy ra, nhưng thế giới vẫn cần chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ này.

Hiện tại kho vũ khí nguyên tử của Nga có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên hành tinh. Nếu một vũ khí nguyên tử duy nhất bắn tới Mỹ, người dân có chưa đến 30 phút để tìm chỗ trú. Còn nếu Nga phóng vũ khí nguyên tử từ vùng biển quốc tế bên ngoài New York và các thành phố ở miền Đông khác, thì thời gian đi trốn chỉ còn từ 10 đến 15 phút.

Nếu kịch bản xấu nhất này diễn ra, người dân cần biết cách bảo vệ bản thân, nhất là trong những giờ đầu tiên. Theo Trung Tâm An Ninh Y Tế Johns Hopkins, khả năng phơi nhiễm phóng xạ giảm 55% sau một giờ và giảm 80% sau 24 giờ.

Sau đây là những bước cụ thể để tự bảo vệ nếu xảy ra tấn công bom nguyên tử.

☘️ 30 phút đầu tiên: Quay đi nhìn hướng khác và che mặt

Nước Mỹ chưa có hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân đầy đủ cho toàn quốc gia, các chuyên gia khuyên rằng lời cảnh báo từ đài truyền thanh và truyền hình là hiệu quả nhất, trước những e ngại về tin giả trên truyền thông mạng.

Người không có TV hoặc radio có thể nghe còi báo động, nhưng âm thanh này đôi khi gây xáo trộn khiến dân chúng không kịp biết chuyện gì xảy ra.

Khi một quả bom nguyên tử phát nổ, nó phóng ra luồng ánh sáng và quả cầu lửa màu cam khổng lồ.

Tốt nhất là nên nhìn đi chỗ khác.

Một quả bom một megaton (lớn hơn 80 lần so với quả bom nguyên tử “Little Boy” thả xuống Hiroshima, Nhật Bản) có thể làm mù tạm thời những người ở cách xa đến 13 dặm vào những ngày trời quang đãng và tới 53 dặm vào ban đêm.

Ngoài ra theo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (CDC), mọi người nên nằm úp mặt xuống đất, hai tay đặt bên dưới bụng để bảo vệ cơ thể khỏi những mảnh vụn bay tứ tung và sức nóng kinh khủng có thể gây cháy da.

Nếu có khăn quàng cổ hoặc khăn tay thì nên dùng để che mũi và miệng. Bên cạnh đó phải luôn mở miệng để màng nhĩ không bị rách dưới áp lực vụ nổ.

☘️45 phút đầu tiên: Tìm chỗ trốn trong nhà tránh xa cửa sổ

Mọi người sẽ có khoảng 15 phút trước khi bụi phóng xạ nguyên tử chạm tới mặt đất. Tiếp xúc với bụi phóng xạ có thể gây ngộ độc bức xạ, khiến huỷ hoại các tế bào của cơ thể và gây tử vong.

Do đó tốt nhất là mọi người nên tìm chỗ trú ẩn theo hướng ngược gió, đi càng xa càng tốt trong vòng 10 đến 15 phút và ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trước khi đám mây bức xạ sà xuống.

Nơi trú ẩn tốt nhất là những tòa nhà như trường học, văn phòng có ít hoặc không có cửa sổ và có tầng hầm. Nếu xung quanh không có tòa nhà kiên cố thì cũng nên chọn một ngôi nhà để trú ẩn thay vì ở bên ngoài.

Nếu ẩn nấp trong một tòa nhà nhiều tầng, hãy ở những nơi trung tâm, tránh xa những tầng trên cùng và dưới cùng. Nếu tòa nhà có cửa sổ, hãy đứng ở trung tâm phòng. Sóng xung kích có thể làm vỡ cửa sổ cách vụ nổ xa đến 10 dặm, vì vậy nên tránh cửa sổ để không bị các mảnh kiếng làm bị thương.

☘️ 24 giờ đầu tiên: Tắm sạch dưới vòi hoa sen và ở trong nhà cho đến khi có thông báo mới

Những giờ đầu tiên sau vụ nổ là thời gian để giảm phơi nhiễm bức xạ. Các bác sĩ có những phương pháp để điều trị tổn thương do bức xạ. Tuy nhiên trong trường hợp bom nguyên tử nổ, thì số người cần điều trị rất lớn. Do đó mọi người nên học cách tự bảo vệ trước.

Những người bên ngoài vụ nổ nên tắm càng sớm càng tốt dưới vòi hoa sen, tắm bằng nước ấm và bôi xà bông nhẹ nhàng. Chà xát quá mạnh có thể gây tổn thương da. Ngoài ra nên che phủ các vết cắt hoặc trầy xước khi tắm. Bên cạnh đó nên nhớ xì mũi, lau tai và mí mắt vì các mảnh vụn có thể mắc kẹt ở những nơi này. Bọc quần áo trong túi nhựa, dùng khăn giấy hoặc vải lau cơ thể và lau mặt.

Cần lưu ý không sử dụng dầu xả, kem dưỡng ẩm cơ thể, kem mặt sau khi tiếp xúc với vụ nổ nguyên tử, vì những sản phẩm này có thể liên kết với những hạt phóng xạ và giữ chúng bên trong tóc hoặc da.

Theo CDC, mọi người có thể dùng thực phẩm từ bao túi, chai hoặc lon được đậy kín, ăn đồ ăn từ tủ đựng hoặc tủ lạnh, miễn sao lau sạch đồ đựng, dụng cụ nấu nướng. Còn những thứ không được che đậy như trái cây hoặc rau ngoài vườn thì không nên đụng vào.

Mọi người nên ở tại nhà cho đến khi nguy cơ ô nhiễm phóng xạ giảm bớt, ít nhất là 24 giờ sau vụ nổ, trừ trường hợp được yêu cầu ra ngoài. (MPL)

Sưu tầm từ báo Người Việt



mercredi 9 mars 2022

Những điều tiếc nuối khi biết mình sắp chết (Bronnie Ware)

 

LGT. Xin giới thiệu bài viết của một cô y tá người Úc dạy nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài này được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.” Có một trang blog chỉ in lại bài thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.” Xin giới thiệu bài “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” để thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.



Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Đây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.



Vũ Quí Hạo Nhiên
***

1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.”



Đây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Điều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Đến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”

2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.”


Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”

3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.”


Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.

4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.”


Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Đời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm.

Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Đến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.

5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.”



Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc.

Đến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.

***





Bronnie Ware

mardi 8 mars 2022

Mua "nhà" di động trên biển

Du thuyền này dự ⱪiến bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên ⱪéo dài 1.000 ngày qua sáu châu ʟục vào cuối năm 2024, trung bình ở mỗi cảng từ ba đến năm ngày.
Đối với nhiều người yêu thích du thuyền, được định cư trên một con tàu ʟà điều mà họ mơ ước, nhưng ước mơ này có phần ⱪhá xa xỉ. Dù các chuyến du ngoạn thế giới dài hạn đã trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên, những trải nghiệm như vậy có xu hướng đi ⱪèm với một mức giá rất cao, do đó ⱪhông nhiều người có ⱪhả năng ʟên tàu dù rất yêu thích cuộc sống trên biển.

Nhưng một “cộng đồng dân cư trên biển” mới có tên ʟà Storylines đang hy vọng sẽ thay đổi điều đó bằng cách cung cấp chỗ ở trên một con tàu du ʟịch trong thời gian dài hoặc thậm chí vĩnh viễn, với giá cả hợp ʟý hơn.



Dự định ra mắt vào năm 2024, Storylines cung cấp các căn phòng từ một đến bốn phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, cùng với căn studio và penthouse hai tầng, trên con tàu sắp ra mắt của mình, với giá ⱪhởi điểm 400.000 USD và ʟên đến 8 triệu USD, tùy theo thuê hay mua.



Những căn phòng trên du thuyền này có thể được sở hữu vĩnh viễn, bên cạnh đó, Storylines cũng cung cấp các hợp đồng thuê 12 hoặc 24 năm nhưng chỉ có số ʟượng hạn chế.

Theo nhà sáng ʟập ⱪiêm CEO Alister Punton, nhiều căn trong tổng số 547 căn đã được bán và các căn đang trên đà bán hết vào cuối năm 2022.



Du thuyền MV Narrative của Storylines sẽ mang đến cho cư dân một “lối sống du mục” trong ⱪhi họ ʟàm việc hoặc thư giãn trên biển. Con tàu được trang bị bến du thuyền, chợ nông sản và thậm chí ʟà trường học trên tàu.



Con tàu được thiết ⱪế để có 20 quán ăn và quầy bar, một nhà máy bia nhỏ và ba hồ bơi, cũng như thư viện đủ chứa 10.000 cuốn sách, rạp chiếu phim, trung tâm chăm sóc sức ⱪhỏe hiện đại, sân chơi bowling và trang trại vườn thủy canh năng ʟượng mặt trời.

MV Narrative dự định bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên ⱪéo dài 1.000 ngày qua sáu châu ʟục vào cuối năm 2024, trung bình con tàu ở mỗi cảng từ ba đến năm ngày.



Ngoài các điểm dừng theo ʟịch trình, hàng tháng cũng sẽ có một số ngày “cư dân ʟựa chọn”, ⱪhi những người trên tàu có thể chọn cảng đến.

Punton cho biết những người có hợp đồng thuê sẽ nhận được quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định cho đến hết tuổi thọ của con tàu – 12 hoặc 24 năm.



“Với việc mua hoàn toàn căn phòng, cư dân nhận được điều ⱪhoản sử dụng vĩnh viễn, có nghĩa ʟà họ có thể chuyển đến một nơi ở mới trên một con tàu trong tương ʟai mà ⱪhông cần mua thêm, ⱪhiến đây ʟà một ⱪhoản đầu tư dài hạn”, Punton giải thích rằng những ngôi nhà có thể được cho thuê hoặc bán “giống như bất ⱪỳ ⱪhoản đầu tư bất động sản nào ⱪhác.” Theo Punton, một phần phí hàng năm của cư dân sẽ được chuyển thành quỹ cho mục đích này.



Ngoài giá mua hoặc thuê, cư dân sẽ phải trả một ⱪhoản “phí sinh hoạt”, dao động từ $65,000 đến $200,000 cho mỗi căn hàng năm và bao gồm các chi phí như thực phẩm và bảo trì.

Mặc dù con số này chắc chắn sẽ ⱪhông phải phù hợp đối với tất cả mọi người, nhưng các ⱪhoản phí này ʟà thấp hơn đáng ⱪể so với các ⱪhu phức hợp nổi ⱪhác như The World, nơi có giá bắt đầu từ 2 triệu USD và cao nhất ʟà 15 triệu USD, với phí hàng năm ⱪhông được tiết ʟộ.



Punton cho biết thêm: “Sau ⱪhi thanh toán phí, bạn có thể an tâm cất ví hoặc thẻ tín dụng của mình đi.”

Mặc dù du ʟịch biển từ ʟâu đã gắn ʟiền với thế hệ cũ, điều này đã thay đổi trong những năm gần đây, với ngày càng nhiều người trẻ tuổi bị thu hút vào cuộc sống trên biển. Theo Punton, độ tuổi của những người đã đặt cọc rất đa dạng và rất nhiều gia đình đang tham gia, trong đó nhiều người ở độ tuổi 30, 40. Các chuyên gia trẻ, trong bối cảnh đại dịch, đã nhận ra rằng giờ đây họ có thể “làm việc từ bất cứ đâu”, Punton nói.



Để phục vụ những gia đình có trẻ εm, Storylines cung cấp một chương trình giáo dục đầy đủ, cũng như nhiều ⱪhông gian dành cho giáo dục. Trên tàu cũng sẽ có đội nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ, y tá và nhà vật ʟý trị ʟiệu, cùng với nhà thuốc và bưu điện.

Chủ sở hữu có thể tự do mời ⱪhách ʟên tàu và có tùy chọn cho thuê chỗ ở của họ ⱪhi ⱪhông sử dụng.

Tác động môi trường ʟà một chủ đề nóng trong những năm gần đây, và Punton nhấn mạnh rằng con tàu đang được thiết ⱪế để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, chẳng hạn như hệ thống thủy canh 500m2 chạy bằng năng ʟượng mặt trời trên tàu sẽ tạo ra một số thực phẩm được sử dụng trên tàu, cũng như các công nghệ biến chất thải thành năng ʟượng.



Tàu MV Narrative sắp ra mắt của Storylines hiện đang được xây dựng ở Croatia với sức chứa tối đa hơn 1.300 hành ⱪhách.

Theo Punton, nhóm ʟiên tục thăm hỏi ý ⱪiến những người đã mua căn phòng về các ⱪế hoạch thiết ⱪế, cũng như các cơ sở trên tàu, để đảm bảo rằng họ hài ʟòng với ⱪết quả cuối cùng.

Ông giải thích: “Bởi vì cuối cùng con tàu thực sự ʟà của họ. Họ ʟà những người sẽ sống trong đó, và nó cần được thiết ⱪế dành cho họ.”

Bạn có thể thăm viếng thiết ⱪế mẫu của MV Narrative trên website của Storylines.



Tham ⱪhảo: CNN

https://genk.vn/ben-trong-du-thuyen-nha-tren-bien-noi-cu-dan-co-the-dinh-cu-vinh-vien-mua-di-ban-lai-nhu-bat-dong-san-20220210173119702.chn




Lão hóa với sức khỏe nhận thức tốt

Lão hóa gây ra những thay đổi não rất lớn từ người này sang người khác. Nhìn chung, nếu nghiên cứu khoa học cho thấy sự suy giảm nhất định về khả năng nhận thức theo tuổi tác, điều này không có nghĩa là tất cả các chức năng kém hiệu quả hơn, cũng như hoạt động hàng ngày của chúng ta sẽ bị xáo trộn.



Sự suy giảm nhận thức này liên quan đến những thay đổi mà quá trình lão hóa tạo ra trên hệ thần kinh về cấu trúc và hóa học của nó. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta biết rằng bộ não vẫn giữ được tính dẻo của nó trong suốt cuộc đời, tức là nó vẫn tiếp tục thích nghi.

Bạn có thể mong đợi những thay đổi bình thường nào khi già đi?

Cùng với những thay đổi xảy ra trong não của chúng ta theo tuổi tác là những thay đổi khác nhau trong nhận thức của chúng ta. Đây được định nghĩa là tập hợp các chức năng tinh thần cho phép chúng ta nhận thức, phân tích và hiểu thông tin xung quanh chúng ta.

Đầu tiên, khi chúng ta già đi, không có gì lạ khi nhận thấy tốc độ xử lý thông tin của chúng ta bị chậm lại. Điều này gây ra sự chậm chạp trong suy nghĩ của chúng ta và trong một số hành động. Thứ hai, tốc độ chú ý cũng giảm dần theo tuổi tác. Do đó, sẽ khó khăn hơn trong những năm qua để chú ý đến thông tin cụ thể, không bị phân tâm, làm nhiều việc một lúc và tập trung trong thời gian dài. Thứ ba, trí nhớ có thể suy giảm theo tuổi tác, bao gồm việc ghi nhớ những điều mới hoặc ghi nhớ những điều gần đây. Điều này một phần là do khi mọi người già đi, họ ít sử dụng các chiến lược tốt hơn để ghi nhớ (ví dụ: tổ chức thông tin, tạo ra hình ảnh trong đầu chúng ta, lặp lại, tạo kết nối với những gì chúng ta đã biết, v.v.). Do đó, thông tin được xử lý ít sâu hơn, điều này làm cho nó ít khác biệt hơn trong bộ nhớ.

Tuy nhiên, đây là những thay đổi nhận thức lành tính và bình thường theo lứa tuổi. Mặt khác, có thể xảy ra rằng khi chúng ta già đi, não trải qua những biến đổi dẫn đến cái được gọi là rối loạn nhận thức. Rối loạn nhận thức thể hiện sự rối loạn chức năng của não bộ, hay nói cách khác là sự suy giảm các năng lực trí tuệ trước đây. Những rối loạn nhận thức này có thể có những nguyên nhân khác nhau và cường độ khác nhau. Chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chức năng, chẳng hạn như sự chú ý, sự tập trung, trí nhớ, ngôn ngữ, lập kế hoạch, v.v.

Các yếu tố rủi ro

Có những yếu tố khác nhau khiến chúng ta có nguy cơ phát triển chứng suy giảm nhận thức khi chúng ta già đi. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ, nghĩa là chúng không gây ra rối loạn nhận thức theo một cách nào đó, nhưng chúng có liên quan rõ ràng với chúng. Một số yếu tố này có thể được kiểm soát, những yếu tố khác không thể. Để làm ví dụ, chúng tôi trình bày dưới đây các yếu tố nguy cơ liên quan cụ thể đến bệnh Alzheimer , loại rối loạn thoái hóa thần kinh được nghiên cứu nhiều nhất.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer (AD):

  • tuổi

Đây là yếu tố rủi ro chính. Vì vậy, càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc AD càng cao. Cụ thể, căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất sau 65 tuổi. Từ độ tuổi này, nguy cơ mất trí nhớ tăng gấp đôi sau mỗi năm năm.

  •  giới tính

Số phụ nữ mắc bệnh AD nhiều gấp đôi nam giới, một phần là do tuổi thọ của họ cao hơn.

  • Yếu tố di truyền

Có hai loại ảnh hưởng di truyền chính đối với AD. Mặt khác, một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5%) người mắc bệnh biểu hiện dạng “gia đình” của bệnh. Dạng này là kết quả của các đột biến của một số gen gây ra bệnh, được truyền theo cách di truyền. Những người có dạng này trẻ hơn rất nhiều, ví dụ ở độ tuổi 40 hoặc 50. Mặt khác, hình thức phổ biến nhất cho đến nay là hình thức “lẻ tẻ”. Dạng này, xảy ra muộn hơn nhiều, cũng có thể liên quan đến tiền sử gia đình, nhưng theo một cách ít rõ ràng hơn nhiều. Trong những trường hợp này, có người thân (cha mẹ, anh, chị, em ruột) mắc bệnh lần lượt làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, nhưng theo cách ít trực tiếp hơn.

  • Hội chứng Down

Nhiều người mắc hội chứng Down (tam nhiễm thể 21) phát triển các thay đổi não đặc trưng của AD khi họ già đi.

  • Bệnh tim mạch

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, thừa cholesterol, đái tháo đường, một số bệnh tim mạch, hút thuốc, béo phì, lười vận động,… cũng là những yếu tố nguy cơ gây AD. Những yếu tố này, nếu không được kiểm soát tốt trong những năm 40 hoặc 50, thậm chí có thể liên quan đến sự phát triển của AD vài thập kỷ sau đó.

  • Chấn thương đầu

Chấn thương đầu được coi là yếu tố dễ dẫn đến AD, liên quan đến những thay đổi não mà chúng gây ra.

  • Trình độ học vấn thấp

Những người có trình độ học vấn dưới 12 năm dường như có nhiều khả năng phát triển AD hơn những người có trình độ học vấn cao hơn. Do đó, kích thích não liên quan đến việc đi học sẽ có tác dụng bảo vệ não. Nó sẽ làm trì hoãn sự xuất hiện của các vấn đề về trí nhớ, bởi vì việc học ở trường khiến não bộ có khả năng bù đắp tốt hơn nếu tổn thương xảy ra. Tương tự, trình độ học vấn thấp thường liên quan đến các yếu tố có hại khác như lối sống kém lành mạnh.

Các yếu tố bảo vệ

Mặc dù chúng ta có ít khả năng kiểm soát một số yếu tố nguy cơ này, nhưng vẫn có thể giảm thiểu các mối đe dọa đối với sức khỏe nhận thức của chúng ta bằng cách áp dụng các thói quen lối sống lành mạnh.

Trong số những thứ khác, trong suốt cuộc đời của chúng ta, trình độ học vấn và nhu cầu công việc của chúng ta cũng ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta bằng cách cho phép xây dựng dự trữ nhận thức với sự tích lũy của nhiều năm. Dự trữ nhận thức là khả năng của não để bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra. Dự trữ này càng cao, càng có khả năng trì hoãn sự khởi phát của các dấu hiệu của một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
Trong phần sau, bạn sẽ tìm thấy các gợi ý phòng ngừa liên quan đến các yếu tố nguy cơ chính gây rối loạn nhận thức và cách trì hoãn tác động của lão hóa, tất cả đều dựa trên nghiên cứu khoa học.

Phòng ngừa: làm thế nào để duy trì khả năng nhận thức tốt?

  • Thể dục

Hoạt động thể chất giúp chúng ta có sức khỏe tổng quát và tim mạch tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng lượng máu cung cấp cho não. Chủ yếu là tập thể dục nhịp điệu (ví dụ: đi bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ, v.v.), ba lần một tuần, rất tốt cho quá trình oxy hóa não. Nó cũng đã được chứng minh rằng những người thực hành hoạt động aerobic thường xuyên cải thiện kết quả của họ trong các bài kiểm tra nhận thức nhất định. Tập thể dục thường xuyên, càng nhiều càng tốt. Thông qua một hoạt động mà bạn yêu thích và bắt đầu ở cấp độ mà bạn có thể tiếp cận được. Cần lưu ý rằng những người có một tình trạng bệnh cụ thể hoặc các yếu tố nguy cơ nhất định nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện một chương trình tập thể dục.

  • Giữ gìn sức khoẻ

Duy trì theo dõi y tế thường xuyên, điều trị đúng các yếu tố nguy cơ tim mạch, không hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ đầu bằng mũ bảo hiểm trong các hoạt động cần thiết để tránh chấn động là những yếu tố quyết định tất cả. Ngoài ra, theo tuổi tác, chúng ta thường dùng thuốc nhiều hơn. Tuy nhiên, các cơ quan chuyển hóa và đào thải các loại thuốc này chậm hơn, vì vậy bạn phải cẩn thận với liều lượng. Một số loại thuốc ngủ (thuộc họ benzodiazepine như Ativan) có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây buồn ngủ và giảm sự tỉnh táo. Mặt khác, các loại thuốc khác rất cần thiết để kiểm soát các bệnh là yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhận thức: thuốc điều trị bệnh tiểu đường,

  • Ăn tốt

Một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh cung cấp dinh dưỡng tốt cho não bộ, trong khi thiếu hụt một số loại vitamin có thể làm suy giảm trí nhớ (ví dụ như thiếu B12, axit folic). Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, ưu tiên cá, trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt, v.v. Đảm bảo ăn các loại thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa, chứa vitamin B-complex và omega 3 (quả mọng nhỏ màu đỏ hoặc xanh, rau xanh đậm, nghệ, tỏi, hạt vừng, trái cây họ citrine, các loại đậu, cá nhiều dầu - cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, ô liu, các loại hạt khác nhau, v.v.). Đối với rượu, uống quá nhiều rượu có thể làm giảm trí nhớ do làm tổn thương não, bằng cách làm rối loạn cảm giác thèm ăn và cản trở sự hấp thụ các vitamin thiết yếu. Mặt khác, uống rượu vang đỏ vừa phải (chứ không phải rượu trắng hoặc rượu khác) có vẻ có lợi, bởi tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ chống lại nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể tham khảoTrang web Éduc'alcool để biết thêm thông tin về số lượng đồ uống được phép.

  • Ngủ

Giấc ngủ bao gồm 5 giai đoạn, một trong số đó, được gọi là giấc ngủ nghịch thường, cho phép tổng hợp và củng cố việc học. Khi giấc ngủ bị xáo trộn hoặc giảm đi, khó khăn có thể xảy ra. Ngoài ra, khi chúng ta mệt mỏi, khả năng chú ý bị suy giảm và điều này ảnh hưởng đến trí nhớ. Do đó, tầm quan trọng của việc ngủ ngon và tham khảo ý kiến ​​nếu khó khăn xuất hiện và kéo dài.

  • Giao lưu

Duy trì liên kết thường xuyên với những người trong mạng xã hội của chúng ta sẽ kích thích não bộ và bảo vệ nó khỏi sự suy giảm nhận thức. Các hoạt động xã hội như chia sẻ bữa ăn, sở thích, đi chơi, thảo luận, hỗ trợ lối sống năng động, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao lòng tự trọng, ngăn ngừa sự cô lập, giảm căng thẳng và nguy cơ trầm cảm.

  • Tham gia vào các hoạt động kích thích trí tuệ

Hoạt động trí tuệ có thể dẫn đến những tác động tích cực đến nhận thức của chúng ta. Giữ cho bộ não của bạn được kích thích bởi những sở thích khác nhau. Không có hoạt động nào được ưu tiên hơn những người khác. Ý tưởng là rèn luyện trí óc của bạn bằng cách thay đổi các sở thích, theo sở thích của bạn. Đọc sách, trò chơi trên bàn hoặc chơi bài, câu đố, thực hành nghệ thuật, học một ngôn ngữ hoặc nhạc cụ, tình nguyện, nấu ăn, làm vườn, Tự làm, đan lát, duyệt internet, các hoạt động văn hóa như bảo tàng, buổi biểu diễn, buổi hòa nhạc, đều là những động cơ thúc đẩy dự trữ nhận thức và duy trì não và nhận thức hoạt động tốt. Về phần mềm đào tạo, hay "thể dục dụng cụ", dữ liệu khoa học cho thấy rất ít lợi ích khi sử dụng chúng. Các tác động thường tồn tại trong thời gian ngắn và không bao quát được đối với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

  • Duy trì sức khỏe cảm xúc tốt

Khi chúng ta già đi, não trở nên dễ bị tổn thương hơn trước tác động của các hormone căng thẳng do cơ thể sản xuất. Một trong những kích thích tố gây căng thẳng, cortisol, có thể phá vỡ trí nhớ nếu nó được sản xuất một cách mạnh mẽ và mãn tính. Nói chung, lo lắng và trầm cảm làm giảm khả năng tập trung và việc thực hiện các chiến lược cần thiết để ghi nhớ tốt.

Chúng ta đừng để bị căng thẳng và hành động để giảm bớt căng thẳng của chúng ta! Sử dụng những cách để giúp chúng ta quản lý cảm xúc của mình sẽ được đền đáp. Có một số kỹ thuật thư giãn hoặc hoạt động thư giãn dễ áp ​​dụng: thở bằng bụng, hình ảnh có hướng dẫn, thư giãn cơ, thiền, nghe nhạc nhẹ, tắm nước nóng, v.v. Hơn nữa, nếu bạn bị lo lắng hoặc trầm cảm, điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến ​​để được giúp đỡ và điều trị.

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng kỳ vọng của chúng ta và nhận thức về khả năng của chúng ta có tác động thực sự đến nhận thức của chúng ta. Do đó, một thái độ tích cực và tự tin có nhiều khả năng dẫn đến hiệu quả nhận thức tốt hơn.

Phần kết luận

Quá trình lão hóa là một phần của cuộc sống và nó ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể chúng ta, bao gồm cả bộ não của chúng ta. Tuy nhiên, mặc dù một số chức năng giảm dần theo tuổi tác, những chức năng khác vẫn còn nguyên vẹn và thậm chí có thể hưởng lợi từ việc tích lũy kinh nghiệm. Mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn sự tấn công của một căn bệnh, nhưng chúng ta vẫn có những công cụ trong tầm tay để giúp não bộ của chúng ta già đi. Nếu, như chúng tôi đã nói trong phần giới thiệu, lão hóa liên quan đến những thay đổi, chúng ta có thể nói thêm rằng lão hóa tốt có nghĩa là thích nghi với những thay đổi này và phát triển những cách làm mới.

Văn bản được trình bày ở trên là kết quả của một dự án phòng ngừa, phổ biến và phổ biến thông tin cho người cao tuổi, được thực hiện tại Institut universalitaire en santé maladie de Montréal .


Anh Tuấn sưu tầm