mardi 7 juin 2022

Covid-19 : la prédiction inquiétante de Bill Gates sur la suite de la pandémie

Covid-19 : la prédiction inquiétante de Bill Gates sur la suite de la pandémie

 - 

Le milliardaire et philanthrope estime que la pandémie de Covid-19 qui rythme nos vies depuis maintenant deux ans est peut-être loin d'être terminée, et que nous n'en avons pas encore vécu le pire...

Un peu plus de deux ans après le début de la pandémie de Covid-19, "le cauchemar est loin d'être terminé", estime le milliardaire américain Bill Gates.

Dans un entretien accordé au Financial Times lundi 2 mai, en marge de la parution outre-Atlantique de son nouvel ouvrage Comment prévenir la prochaine pandémie, le fondateur de Microsoft lance un avertissement en forme de prédiction concernant la possible apparition de nouveaux variants "encore plus virulents, contagieux et mortels" pour l'homme.

Un nouveau variant "plus virulent, contagieux et mortel" ?

Déjà très impliqué dans la pandémie de Covid-19 via sa fondation Bill et Melinda Gates, qui assure notamment en partie le financement de l'initiative Covax, oeuvrant pour assurer un accès équitable à la vaccination dans 200 pays, le philanthrope a déclaré lors de cet entretien :

"Le cauchemar est loin d’être terminé. Il y a un risque supérieur à 5 % qu’un variant encore plus virulent, contagieux et mortel soit généré."

Il rappelle par ailleurs l'urgence de fabriquer des vaccins bloquant l'infection, et affichant une meilleure durabilité.

"Il me semble fou de voir cette tragédie approcher sans mettre en œuvre les moyens nécessaires pour le bien des citoyens de ce monde. Les montants investis dans les systèmes de santé sont bien trop faibles, le risque de pandémie n’est pas pris au sérieux. Ceci est tragique car tout cet argent sauve des vies. Une vie sauvée coûte moins de 1 000 dollars."

Un milliard par an pour éviter les futures pandémies

"Je ne veux pas être une voix pessimiste, mais le risque est bien au-dessus des 5 % que de voir cette pandémie prendre un tournant plus grave. Nous n'en avons même pas vu le pire", a ajouté Bill Gates, qui propose dans son livre la création d'une cellule internationale dédiée à la gestion de crise épidémique, le GERM (Global Epidemic Response and Mobilization).

"Ce dont nous avons besoin, c'est d'une organisation mondiale bien financée, avec suffisamment d'experts à plein temps dans tous les domaines nécessaires, de la crédibilité et de l'autorité, le tout dans une institution publique et avec mandat clair pour se concentrer sur la prévention des pandémies."

Un investissement dont il a même déjà évalué le coût : "J'ai estimé le coût de fonctionnement de l'équipe GERM à environ 1 milliard de dollars par an, pour couvrir les salaires de 3 000 personnes plus l'équipement, les déplacements et autres dépenses. Pour mettre ce chiffre en perspective, 1 milliard de dollars par an représente moins de 0,1 % des dépenses annuelles mondiales pour la défense".

REF

dimanche 5 juin 2022

Hai Lời Xoa Dịu Giữa Cơn Bi Ai: Cầu Nguyện Cho Những Tấm Lòng Thương Tổn

 

Hai Lời Xoa Dịu Giữa Cơn Bi Ai: Cầu Nguyện Cho Những Tấm Lòng Thương Tổn

1065

Lắm lúc, giữa thế giới hỗn độn và đầy bộn bề này, khi tấm lòng ta buồn đau và chúng ta đã đang trải qua những tai hoạ tàn khốc, khi sự mất mát thật quá đỗi đau thương và tranh chiến ấy dường như khốc liệt thì 2 lời an ủi, khích lệ dưới đây thật là những gì chúng ta đang cần:

Câu Kinh Thánh ngắn nhất nhưng lại chứa đựng năng quyền to lớn nhường bao. Điều đó giúp chúng ta nhìn thẳng vào tấm lòng của Cha Thiên Thượng, Đấng yêu thương chúng ta và phó chính mình Ngài vì chúng ta. Cứu Chúa Giê-xu của chúng ta, Đấng đã quen với những buồn đau và hiểu thấu mọi nỗi buồn. Chính Đức Thánh Linh, Đấng bao phủ và ngự trị trong đời sống chúng ta và liên tục hướng dẫn và thêm sức cho chúng ta không thôi.

Chúa khóc. Ngài tổn thương. Chúa đau lòng. Ngài cũng trải qua nỗi mất mát, vì vậy mà Chúa cũng thấu hiểu và cảm thông cho chúng ta, Chúa cũng biết rõ sự chịu đựng thương đau này.

Tuy nhiên, Ngài đã chiến thắng cả rồi. Ngài thật chiến thắng vinh quang. Hiện nay Ngài đang cầm giữ chìa khoá của sự chết. Tiếp theo đây là lẽ thật mà chính Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng chúng ta và tể trị mọi sự bày tỏ với chúng ta giữa thế giới đầy hỗn loạn này trong năng quyền của Chúa hôm nay:

Chúa biết mọi sự.

Chúa hằng ở cùng chúng ta luôn.

Và chỉ duy Ngài là Đấng chiến thắng sự chết.

Sự chết không bao giờ chiến thắng những kẻ được Đấng Christ cứu chuộc.

Chúa Giê-xu đã hoàn tất mọi sự qua chính sự chết của Cháu trên thập tự.

Vì vậy mà không có đau thương hay mất mát, chẳng có bệnh tật hay bệnh ung thư quái ác, cũng không còn mối đe doạ khủng bố nào lẫn kế hoạch tội lỗi và chẳng có điều gì ngăn chúng ta khỏi tình yêu và ân điển dư dật của Đức Chúa Trời cho đến những ngày cuối cùng trên đất. Vậy nên, chúng ta cũng đừng bao giờ phải sợ hãi.

Nguyện sự an ủi và bình an của Chúa bao phủ hết thảy ai đang buồn đau.

Nguyện Chúa lau khô những giọt lệ tràn, cầu xin Chúa hằng ở cũng mỗi một ai đang phải chịu đựng nỗi mất mát to lớn giờ này.

Và nguyện Chúa hiện diện ngay đây với chúng ta và gần bên chúng ta. Lời Chúa hứa đinh ninh cùng chúng ta trong Ê-sai 41:10 rằng: “Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng đỡ ngươi.”

Hay I Giăng 4:4 “Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian.”

Rô-ma 8:37-39 “Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”

Thi-thiên 34:18 “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, Và cứu kẻ nào có tâm hồn thống-hối.”

Giăng 11:35 “Đức Chúa Jêsus khóc.”

Hãy cầu nguyện cùng tôi:

Lạy Chúa kính yêu của chúng con,

Tấm lòng chúng con cũng đang buồn đau với hết thảy những ai đang chịu thương tổn lúc này, chúng con cũng đồng cảm với những người mất những người mình yêu thương cũng như tất cả mọi người đã đang chịu đựng bi kịch lớn dường ấy. Chúng con cầu nguyện xin Chúa thương xót và trở nên Đấn Yên Ủi hằng cạnh bên họ, nguyện Ngài che phủ họ dưới cánh bóng ân điển và nhân từ đầy tràn của Chúa cũng như bảo bọc và gìn giữ họ trong sự bình an của Chúa suốt khoảng thời gian tăm tối này.

Chúng con biết ơn Chúa vì chỉ duy Ngài là nơi nương náu, đồn luỹ vững bền của mỗi chúng con. Biết ơn Chúa vì Ngài là pháo tháp vững mạnh, là Đấng bênh vực mỗi chúng con cũng là nguồn bình an của con. Tạ ơn Chúa vì dẫu chúng con phải đối diện với bất kể điều gì, Chúa vẫn hằng ngự trên ngai cao sang và tể trị trên mọi sự cũng như không điều gì nằm ngoài sự kiểm soát của Ngài. Cảm ơn Chúa vì Ngài là Đấng đắc thắng và chính Ngài đã phán hứa cùng chúng con rằng Chúa vẫn hằng ở cùng chúng con và cùng chúng con vượt qua lũ lụt, lửa hừng hay mọi khó khăn, thách thức nào chúng con gặp phải.

Chúng con nài xin Chúa đánh tan quyền thế bóng tối, cản trở và phá tan mọi kế hoạch của kẻ thù nghịch đang vây hãm, lăm le tấn công, huỷ phá chúng con cũng như nguyện Chúa giải cứu những linh hồn cần nhận biết Chúa làm Cứu Chúa và Chủ cuộc đời mình bởi quyền năng oai nghi, cả thể của Ngài. Chúng con ngợi khen Chúa về năng quyền của Ngài, Đấng đã giải phóng mọi kẻ sống dưới ách tội lỗi được tự do bởi ân điển Chúa. Chúng con biết rằng cũng chỉ duy trong Chúa chúng con được đổ đầy hy vọng để vượt qua bóng tối cùng mọi thời điểm chông chênh trong đời bởi chúng con vững tin tương lai mình được đảm bảo qua sự hy sinh của Cứu Chúa Giê-xu Christ chúng con.

Một lần nữa chúng con tạ ơn Chúa vì Chúa đã hằng đồng hành cùng chúng con. Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của Ngài cũng như chúng con được ở trong sự hiện diện thánh của Chúa. Cảm ơn vì đã lau khô mọi dòng lệ tràn trên mắt mỗi chúng con. Chúng con cần Ngài và chúng con hiểu cũng như tin chắc rằng năng quyền và tình yêu của Chúa không hư mất bao giờ.

Chúng con trao dâng hết thảy mọi sự trong cánh tay quyền năng của Chúa và thành tâm cầu nguyện. Nhân danh Chúa Giê-xu Christ. A-men.

Nguồn: Debbiemcdaniel.com

Dịch: Annie Nhỏ

Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

 Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

Phi công không được để râu, đi vệ sinh phải lần lượt từng người và bình oxy chỉ đủ thở trong 15 phút là điều hiếm ai ngờ tới.

Sự thật khi đi máy bay mà không phải ai cũng biết

Phi công không được để râu
Khá nhiều hãng hàng không quy định các phi công của họ không được phép để râu. Lý do là nếu nuôi râu, đặc biệt là rau quai nón, trong trường hợp khẩn cấp buộc phải đeo bình oxy thì bộ râu sẽ khiến bình không ôm khít vào khuôn mặt. Điều đó dẫn đến sự thoát khí, gây nguy hiểm cho phi công. Sức khoẻ của phi công luôn được đặt lên hàng đầu bởi anh ta nắm trong tay sinh mạng cả trăm người, do đó quy định với phi công cũng nghiêm ngặt hơn.
Máy bay không bay thành đường thẳng
Nhiều người có suy nghĩ rằng máy bay sẽ bay thẳng như đường chim bay nhưng thực tế không phải vậy, nhất là khi nhìn vào bản đồ bay. Đa phần là các đường vòng cung, đôi khi cũng bay theo đường zigzag. Đầu tiên là bởi trái đất hình cầu và máy bay bay bám theo bề mặt Trái đất, trong khi đó bản đồ lại là mặt phẳng nên hình vẽ thể hiện sẽ thường là đường cong hoặc ngoằn ngoèo. Ngoài ra, vì các lý do về thời tiết, đường bay, an toàn bay, an ninh hàng không của từng khu vực mà máy bay sẽ bay theo quỹ đạo riêng của nó.

Phi công đi vệ sinh thế nào

Phi công muốn đi vệ sinh, tiếp viên sẽ vào buồng lái đợi cho đến khi phi công quay lại.
Khi một trong các phi công cần sử dụng nhà vệ sinh, tiếp viên hàng không sẽ đi vào buồng lái và đợi cho đến khi người này trở lại. Điều này tránh cho các trường hợp phi công còn lại ở khoang lái khoá trái cửa và khống chế máy bay.

Đồ ăn trên máy bay thật "vô vị"
Đây là nhận xét khoa học chứ không hề chủ quan. Và đây không phải là "tội lỗi" của bộ phận mặt đất mà do khi ở áp suất cao, vị giác, khứu giác của chúng ta sẽ giảm chức năng, do đó không thể ngửi hay cảm nhận chính xác mùi vị món ăn được phục vụ. Khi hạ độ cao, tình trạng này sẽ được cải thiện và ăn đồ ăn lúc này sẽ thấy ngon hơn.

Phi công giao tiếp với tiếp viên hàng không thông qua cửa chống đạn

Với nhiều hãng hàng không và ở các dòng máy bay hiện đại, tàu bay luôn được trang bị cửa chống đạn ở khoang lái với một mã bảo vệ. Mã sẽ hoạt động nếu phi công không thực hiện bất kỳ hành động nào trong vòng 120 giây sau khi nhập mã, nhằm đảm bảo an toàn cho không chỉ phi công mà còn cho toàn bộ hành khách, trong trường hợp có khủng bố tấn công, không chế phi công. Ngoài ra, tiếp viên hàng không còn phải thường xuyên kiểm tra chéo với phi công, chuyến bay ban ngày là 40 phút và ban đêm là 20 phút một lần để đảm bảo mọi việc trong khoang lái vẫn ổn.

Chỗ ngồi êm ái nhất là gần cánh


Vị trí ở giữa máy bay, gần khu vực cánh là nơi êm ái nhất.
Đây là kinh nghiệm được tiết lộ bởi các phi công. Máy bay giống như một chiếc xe khách trên không, và vị trí xóc nhất là ở phía sau máy bay. Vì vậy, nếu bạn muốn có một chuyến bay êm ái, không bị xóc nảy quá nhiều thì hãy chọn vị trí ở giữa máy bay, gần khu vực cánh.

Hạ cánh "nặng nề" đôi khi là cố ý
Hành khách luôn mong mỗi cú đáp đều êm ru, nhẹ nhàng và đây cũng chính là nỗ lực và là tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm của phi công. Tuy nhiên, đôi khi một cú hạ cánh nặng nề cũng là có chủ đích. Bởi nếu sân bay bị trơn sau các cơn mưa hay độ ẩm sân băng quá cao thì việc làm này sẽ góp phần giảm sự trượt quá kiểm soát của máy bay.

Đèn ban đêm luôn được giảm độ sáng

Ngoài lý do tiết kiệm nhiên liệu, để khách chìm vào giấc ngủ dễ dàng thì việc giảm ánh sáng sẽ giúp mắt thích nghi tốt với môi trường tối. Điều này có ích khi trong trường hợp khẩn cấp, phải di chuyển ra ngoài thì mắt của hành khách không bị choáng ngợp và điều hướng tốt hơn.

Bình oxy chỉ đủ cho khách thở trong 15 phút


15 phút là đủ để phi công hạ độ cao máy bay đến nơi có áp suất tốt hơn để bạn có thể thở được bình thường.
Sự thật này khiến nhiều người lo sợ và bất ngờ bởi người ta luôn cho rằng bình oxy là giải pháp an toàn duy trì không khí trong nhiều giờ. Nhưng bạn không cần phải lo lắng quá nhiều bởi 15 phút là đủ để phi công hạ độ cao máy bay đến nơi có áp suất tốt hơn để bạn có thể thở được bình thường mà không cần bình oxy.
Hoãn chuyến ảnh hưởng đến cả tiếp viên
Đừng trút sự cáu giận của bạn lên tiếp viên hàng không mỗi khi bị delay chuyến bay bởi lẽ phần lớn các hãng hàng không đều tính lương cho tiếp viên dựa trên số giờ bay. Thời gian trên mặt đất của họ được tính với mức tiền phụ cấp nhỏ. Do đó, việc hoãn chuyến chậm chuyến cũng ảnh hưởng trực tiếp với các tiếp viên hàng không và họ cũng phải chịu sự khó khăn giống như bạn.

Lối ra thường nằm bên trái
Không phải tất cả, nhưng phần lớn máy bay có lối vào hành khách chính ở phía bên trái. Theo đó, phía bên phải là dành cho hành lý (hầm hàng cũng ở bên phải), vì vậy nó không an toàn cho hành khách và đây cũng được xem là một quy ước được hình thành lâu đời của ngành vận tải hàng không. Ngoài ra, vị trí cửa lên xuống ở bên trái nên phi công thường ngồi phía bên này để điều khiển máy bay dừng lại. Vị trí cửa này khiến cho cơ trưởng đỗ máy bay dễ dàng hơn tại khu vực sân đáp.

Lý do mỗi hành khách chỉ được mang 7kg hành lý xách tay

Ví dụ ở các chiếc máy bay A320 với 186 ghế và 42 hộc để hành lý, giới hạn tải của mỗi hộc thường nằm ở mức 38 kg, trung bình mỗi hành khách sẽ có 8,5 kg trọng lượng có thể mang theo. Nhưng để an toàn, các hãng thường giảm bớt số ký này để hạn chế tổng trọng lượng chuyến bay không vượt quá giới hạn trọng lượng cất cánh và hạ cánh tối đa cho phép. Ngoài ra việc đặt giới hạn cho mỗi hành lý có thể tiết kiệm thời gian sắp xếp đồ đạc của mỗi hành khách khi lên máy bay.

Phi công rất ít nói
Bạn có thể nhận thấy rằng các phi công nói rất ít. Về mặt chuyên môn, họ chỉ nói những gì cần thiết và chỉ liên lạc với hành khách khi đưa ra những cảnh báo liên quan đến thời gian bay và thời tiết. Họ phải duy trì điều này để tránh bị ảnh hưởng tâm lý trong chuyến bay. Phi công chỉ cho hành khách biết những gì cần thiết, không cung cấp quá nhiều thông tin. Ví dụ như nếu động cơ bị hỏng, họ sẽ không nói cho hành khách biết điều đó.

Thức ăn không chỉ để giảm đói


Thức ăn được phục vụ trong các chuyến bay không chỉ thỏa mãn cảm giác thèm ăn, chống đói của hành khách. Chúng còn có nhiệm vụ giúp họ giải trí, bởi thời gian dường như trôi qua nhanh hơn khi người ta ăn.
Quá trình sản xuất bữa ăn trên máy bay khá phức tạp, bao gồm chuẩn bị, lưu trữ và cũng như hậu cần. Điều này được thực hiện bởi các công ty lớn có uy tín với hàng ngàn nhân viên làm việc chuyên nghiệp.

Vì sao phải dựng lưng ghế thẳng đứng?
Tất cả các ghế trên chuyến bay đều ở tư thế thẳng đứng, tiếp viên cũng yêu cầu khách trả lại trạng thái này khi cất và hạ cánh nhằm hạn chế nguy cơ bị thương khi va chạm xảy ra. Nó giúp họ tránh mọi vấn đề về lưng hoặc nguy cơ chấn thương, đảm bảo sự cân bằng trọng lượng. Hơn nữa, điều này giúp tránh tắc nghẽn lối đi nếu trên máy bay xảy ra trường hợp khẩn cấp.

Chủ yếu lái tự động

Trong hầu hết các chuyến bay, chế độ lái tự động thường được bật. Đây là điều tốt vì nó cho phép máy bay thực hiện các điều chỉnh chính xác nhất. Trong trường hợp có nhiễu động, các phi công sẽ hoàn toàn kiểm soát máy bay. Chế độ lái tự động hiếm khi được sử dụng khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, hai quy trình này phụ thuộc vào chuyên môn của phi công.

Đừng bao giờ đặt đồ ăn trực tiếp lên khay
Theo nhiều tiếp viên hàng không, bạn không nên đặt đồ ăn trực tiếp lên khay hoặc nhặt đồ ăn bị rơi. Lý do là vì khay kê đồ ăn rất không vệ sinh. Việc các hành khách trước đây dùng thay tã cho em bé, hoặc nôn lên khay là rất thường xuyên.


Dù các nhân viên hàng không có nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh sau mỗi chuyến bay, việc này thường không thể làm chu đáo vì hạn chế về thời gian, đặc biệt là giữa các chặng bay ngắn.
Ngoài ra, các vị trí có nhiều tiếp xúc như túi đựng đồ sau ghế hành khách (nơi để tạp chí, hướng dẫn an toàn bay...) cũng không được vệ sinh kỹ lưỡng. Nhiều hành khách còn thường xuyên bỏ rác vào vị trí này.
Biết được điều này, có lẽ bạn nên mang theo chai khử khuẩn mini lên mỗi chuyến bay, kể cả khi tình hình dịch bệnh đã tiến triển tốt.
Máy bay vẫn "ổn" kể cả nếu hỏng một động cơ
Đa phần các máy bay thương mại có tới 4 động cơ phản lực ở 2 cánh. Nếu một động cơ bị trục trặc hoặc hỏng hóc, đa phần các trường hợp máy bay vẫn sẽ bay được khá an toàn và thậm chí phi hành đoàn cũng không thông báo cho hành khách. Ngoài động cơ, máy bay có thể hỏng rất nhiều thứ nhưng vẫn có thể hạ cánh an toàn.
Nhiễu động hàng không cũng không phải vấn đề to tát mà chỉ như việc bạn đi xe vào đường xóc mà thôi.
Xét về mặt thống kê, giai đoạn cất cánh và hạ cánh là quan trọng nhất cho an toàn của một chuyến bay. 49% tai nạn nghiêm trọng diễn ra khi máy bay hạ độ cao và hạ cánh, trong khi 14% khác diễn ra khi cất cánh và tăng độ cao, theo số liệu năm 2020.
Cũng theo thống kê, vị trí an toàn nhất nếu máy bay gặp sự cố là ở 1/3 thân sau, đặc biệt là các vị trí không cạnh cửa sổ.
Khoảng 99% số lần hạ cánh và hoàn toàn 100% số lần cất cánh được thực hiện thủ công bởi phi công.
Vai trò thực sự của dây an toàn
Trong các trường hợp thông thường, vai trò lớn nhất của dây an toàn là giữ hành khách yên vị và an toàn tại chỗ ngồi. Điều này là tối quan trọng trong những giai đoạn như cất cánh, hạ cánh hoặc khi máy bay đi vào vùng nhiễu động/thời tiết xấu.

Tuy nhiên, điều đáng sợ là trong trường hợp máy bay gặp nạn, dây an toàn chỉ có nhiệm vụ giữ thi thể ở nguyên vị trí để dễ dàng thực hiện công tác nhận dạng.

Vì sao nên đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước


Mặt nạ dưỡng khí là một vật dụng rất quan trọng khi luôn được tiếp viên lưu ý và hướng dẫn sử dụng vào đầu mỗi chuyến bay. Nó được sử dụng để cung cấp oxy cho hành khách trong trường hợp máy bay gặp sự cố và áp suất cabin thay đổi.
Tuy nhiên, vì sao tiếp viên lại khuyên hành khách đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước rồi mới đeo cho trẻ em và người khác? Thứ nhất, trong tình huống cấp bách, không phải ai cũng đủ bình tĩnh và kinh nghiệm để lập tức đeo mặt nạ và trong trường hợp áp suất mất ổn định, quãng thời gian trước khi bạn bị bất tỉnh chỉ kéo dài 30 giây.

Nếu không kịp hỗ trợ đeo cho người khác và cả bản thân mình trong trường hợp đó, cả hai sẽ gặp nguy hiểm. Thứ hai, quan trọng hơn là trẻ em có thể chịu được tình trạng thiếu oxy mà không để lại tổn thương nghiêm trọng, kéo dài lâu hơn người lớn rất nhiều. Trong khi đó, nếu thiếu oxy trong vài phút, người trưởng thành có thể bị tổn thương não vĩnh viễn.



19/05/2022


Tổng Hợp

vendredi 3 juin 2022

CÁC THAY ĐỔI LÀM CHÚNG TA BỊ LẠC HẬU TÌNH HÌNH...

Cửa hàng sửa chữa ô tô sẽ biến mất.

Một động cơ xăng có 20.000 bộ phận riêng lẻ.
Xe điện được bán với bảo hành suốt đời và chỉ được sửa chữa bởi các đại lý.Chỉ mất 10 phút để tháo và thay thế một động cơ điện.
Động cơ điện bị hỏng không được sửa chữa trong đại lý nhưng được gửi
 đến một cửa hàng sửa chữa khu vực để sửa chữa chúng bằng robot.
 Đèn báo lỗi động cơ điện của bạn sẽ sáng, vì vậy bạn lái xe đến mức
 trông giống như một chiếc xe tự động Jiffy, và chiếc xe của bạn được
 kéo qua trong khi bạn có một tách cà phê và ra xe của bạn với một động
 cơ điện mới !
 Trạm xăng sẽ biến mất
 Đồng hồ chỗ đậu xe sẽ được thay thế bằng mét phân phối điện.

 Các công ty sẽ lắp đặt các trạm nạp điện; trên thực tế, họ đã bắt đầu.
 Bạn có thể tìm thấy chúng tại các địa điểm Dunkin Donuts được chọn.
 Hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn thông minh đã có đồ án để bắt đầu
 xây dựng các nhà máy mới chỉ cho xe điện.

 Ngành công nghiệp than sẽ biến mất.
 Các công ty xăng dầu sẽ biến mất.
 Khoan dầu sẽ dừng lại. Vì vậy, nói lời tạm biệt với OPEC !

 Ngôi nhà sẽ sản xuất và lưu trữ nhiều năng lượng điện hơn trong ngày
 và sau đó họ sử dụng và sẽ bán nó trở lại lưới điện.

 Lưới lưu trữ nó và phân phối nó cho các ngành công nghiệp là người sử
 dụng điện cao.
 
Có ai nhìn thấy mái nhà Tesla không?
 Một em bé của ngày hôm nay sẽ chỉ nhìn thấy chiếc xe cá nhân trong bảo tàng.
 TƯƠNG LAI đang tiếp cận nhanh hơn hầu hết chúng ta có thể điều khiển.
 Năm 1998, Kodak có 170.000 nhân viên và bán được 85% giấy ảnh toàn thế giới .
 Chỉ trong vòng vài năm, mô hình kinh doanh của họ biến mất và họ bị phá sản.
 Ai có thể nghĩ về điều đó xảy ra?
 Điều gì đã xảy ra với Kodak sẽ xảy ra trong rất nhiều ngành công
 nghiệp trong 5-10 năm tới, và hầu hết mọi người không thấy nó đang xảy
 ra.
 Bạn có nghĩ rằng vào năm 1998 rằng 3 năm sau đó, bạn sẽ không bao giờ
 chụp ảnh trên phim một lần nữa?
 Với điện thoại thông minh ngày nay, thậm chí mấy ai còn dùng máy ảnh
 vào những ngày nay?
 Tuy nhiên, máy ảnh kỹ thuật số được phát minh vào năm 1975.
 Những máy ảnh đầu tiên chỉ có 10.000 pixel, nhưng theo luật Moore.
 Vì vậy, như với tất cả các công nghệ theo cấp số nhân, đó là một sự
 thất bại trong một thời gian, trước khi nó trở nên vượt trội và trở
 thành xu hướng chính chỉ trong một vài năm ngắn ngủi.
 Phần mềm đã bị gián đoạn và sẽ tiếp tục phá vỡ hầu hết các ngành công
 nghiệp truyền thống trong 5-10 năm tới.
 
UBER chỉ là một công cụ phần mềm, họ không sở hữu bất kỳ chiếc xe nào
 và bây giờ là công ty taxi lớn nhất thế giới !

 Hãy hỏi bất kỳ tài xế taxi nào nếu họ thấy điều đó đang đến.
 Airbnb hiện là công ty khách sạn lớn nhất thế giới, mặc dù họ không sở
 hữu bất kỳ tài sản nào.

 Hỏi khách sạn Hilton nếu họ thấy điều đó đang đến.
 Trí tuệ nhân tạo
 Máy tính trở nên tốt hơn theo cấp số nhân trong việc hiểu thế giới.
 Năm nay, một máy tính đánh bại người chơi Go tốt nhất thế giới, sớm
 hơn dự kiến 10 năm
 Ở Mỹ, các luật sư trẻ đã không có việc làm.
 Bởi vì của IBM Watson, bạn có thể nhận được cố vấn pháp lý cho đến nay
 cho ngay bây giờ, những thứ cơ bản trong vòng vài giây, với độ chính
 xác 90% so với độ chính xác 70% khi thực hiện bởi con người.

 Vì vậy, nếu bạn học luật, hãy dừng ngay lập tức.
 Sẽ có ít hơn 90% luật sư trong tương lai, những gì là một ý nghĩ ! Chỉ
 những chuyên gia đặc biệt mới được ở lại.
 Watson đã giúp y tá chẩn đoán ung thư, chính xác hơn 4 lần so với y tá
 của con người.

 
Facebook hiện có phần mềm nhận diện mẫu có thể nhận diện khuôn mặt tốt
hơn con người.
 
Vào năm 2030, máy tính sẽ trở nên thông minh hơn con người.
 Xe tự hành: Năm 2018 những chiếc xe tự lái đầu tiên đã có mặt ở đây.
 Trong 2 năm tới, toàn bộ ngành sẽ bắt đầu bị gián đoạn.Bạn sẽ không
 muốn sở hữu một chiếc xe nữa vì bạn sẽ gọi một chiếc xe với điện thoại
 của bạn, nó sẽ hiển thị tại vị trí của bạn và đưa bạn đến đích của
 bạn.
 Bạn sẽ không cần phải đậu nó, bạn sẽ chỉ trả tiền cho khoảng cách lái
 xe và bạn có thể làm việc hiệu quả trong khi lái xe.
 Những đứa trẻ rất nhỏ của ngày hôm nay sẽ không bao giờ có bằng lái xe
 và sẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe hơi.
 Điều này sẽ thay đổi thành phố của chúng tôi, bởi vì chúng tôi sẽ cần
 ít hơn 90-95% xe hơi.
 Chúng tôi có thể chuyển đổi bãi đậu xe cũ thành công viên.
 Nó bây giờ sẽ xảy ra một lần nữa nhưng nhanh hơn nhiều với trí thông
 minh nhân tạo, sức khỏe, xe hơi tự trị và điện, giáo dục, in ấn 3D,
 nông nghiệp và công ăn việc làm.
 Hãy quên đi cuốn sách, “Future Shock”, chào mừng đến với Cuộc cách
 mạng công nghiệp lần thứ 4.
 1,2 triệu người chết mỗi năm trong tai nạn xe hơi trên toàn thế giới
 bao gồm cả lái xe mất tập trung hoặc say rượu.
 Bây giờ chúng ta có một tai nạn mỗi 60.000 dặm; với lái xe tự trị mà
 sẽ giảm xuống còn 1 tai nạn trong 6 triệu dặm.

 Điều đó sẽ tiết kiệm được hàng triệu sinh mạng cộng với trên toàn thế
 giới mỗi năm.
 Hầu hết các công ty xe hơi truyền thống chắc chắn sẽ bị phá sản.
 Các công ty xe hơi truyền thống sẽ thử cách tiếp cận tiến hóa và xây
 dựng một chiếc xe tốt hơn, trong khi các công ty công nghệ - Tesla,
 Apple, Google sẽ làm theo cách tiếp cận mang tính cách mạng và xây
 dựng một máy tính trên bánh xe.
 Nhìn vào những gì Volvo đang làm ngay bây giờ; không có thêm động cơ
 đốt trong trong xe của họ bắt đầu từ năm nay với các mẫu 2019, sử dụng
 tất cả điện với mục đích loại bỏ các mô hình lai .Nhiều kỹ sư từ
 Volkswagen và Audi; là hoàn toàn sợ hãi Tesla .
 Nhìn vào tất cả các công ty cung cấp tất cả các loại xe điện. Đó là
 điều chưa từng nghe thấy, chỉ vài năm trước.
 Các công ty bảo hiểm sẽ gặp rắc rối lớn bởi vì, không có tai nạn, chi
 phí sẽ trở nên rẻ hơn.
 Mô hình kinh doanh bảo hiểm xe hơi của họ sẽ biến mất.
 Bất động sản sẽ thay đổi. Bởi vì nếu bạn có thể làm việc trong khi bạn
 đi lại, mọi người sẽ di chuyển xa hơn để sống trong một khu phố đẹp
 hơn hoặc giá cả phải chăng hơn.

 
Xe điện sẽ trở thành dòng chính vào khoảng năm 2030.
 Thành phố sẽ ít ồn ào hơn vì tất cả những chiếc xe mới sẽ chạy bằng điện.
 Các thành phố cũng sẽ có không khí sạch hơn nhiều. Chúng ta có thể bắt
 đầu ở Los Angeles không?
 Điện sẽ trở nên cực kỳ rẻ và sạch sẽ.
 Sản xuất năng lượng mặt trời đã tăng theo cấp số nhân trong 30 năm,
 nhưng bây giờ bạn có thể thấy tác động đang phát triển.Và nó đang tăng
 lên.
 Các công ty năng lượng hóa thạch đang cố gắng hạn chế truy cập vào
 lưới điện để ngăn chặn sự cạnh tranh từ việc lắp đặt năng lượng mặt
 trời tại nhà, nhưng điều đó đơn giản là không thể tiếp tục – công nghệ
 sẽ chăm sóc chiến lược đó.

 
Sức khỏe
 Giá Tricorder X sẽ được công bố trong năm nay. Có những công ty sẽ xây
 dựng một thiết bị y tế gọi là “Tricorder” từ Star Trek hoạt động với
 điện thoại của bạn,việc này sẽ quét võng mạc, lấy mẫu máu và cả hơi
 thở của bạn. Sau đó nó phân tích 54 dấu hiệu sinh học để xác định gần
 như bất kỳ bệnh nào. Hiện có hàng chục ứng dụng điện thoại với mục
 đích y tế.
.Và còn nhiều, nhiều nữa....

T.Anh chuyển

Cách hấp gừng tươi tốt cho sức khỏe:tác giả Nina Ishihara


Chúng ta đều biết gừng là một trong những loại gia vị tốt nhất trong căn bếp của mỗi gia đình đối với sức khỏe, nhưng cách chế biến gừng thế nào để nhận được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Đa số chúng ta sử dụng gừng tươi chế biến trực tiếp vào các món ăn, hoặc sẽ phơi khô nghiền thành bột để pha chế hay làm thuốc. Trong bài viết này, Tiến sĩ Nina Ishihara sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến gừng đơn giản nhưng hiệu quả tăng gấp 20 lần.

Cuốn sách về cách chế biến gừng trở thành sách bán chạy

Theo giới thiệu của tiến sĩ y khoa Nhật Bản, giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Bình Liễu Yếu (Hirayanagi), gừng có thể cải thiện tình trạng bệnh bàn tay chân lạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, chống dị ứng và giảm cân.

Một cuốn sách vừa mới xuất bản nửa năm đã bán được tới 80.000 bản có tên là "Cách hấp gừng tươi tốt cho sức khỏe" của tác giả Nina Ishihara đang rất nổi tiếng tại Nhật Bản.

Gừng chứa rất nhiều chất Plantigenic quý giá, trong đó có chất Gingerol có tác dụng làm ấm tứ chi, nâng cao khả năng trao đổi chất, đồng thời chất Shogaol có thể làm ấm toàn bộ cơ thể, một trong những yếu tố nguồn gốc của việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt.

Tiến sĩ Nina Ishihara cho rằng, nếu hấp gừng, chất Gingerol có trong gừng sẽ chuyển hóa thành chất Shogaol, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả lên tới 20 lần, làm cho cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất, đây chính là yếu tố giúp giảm cân hiệu quả và phòng cách bệnh liên quan.

Những nghiên cứu gần đây phát hiện, gừng còn có thể chống axit hóa, ngăn ngừa chứng viêm não mãn tính, từ đó giúp con người cải thiện việc phòng tránh lão hóa não sa sút trí tuệ hay giảm trí nhớ.

Tiến sĩ Nina cho biết thêm, chất Gingerol có trong gừng chuyển hóa thành chất Shogaol ở môi trường nhiệt độ tốt nhất là từ 80 ~ 100 ℃, vì vậy, nếu trực tiếp cho gừng vào nồi nước đang sôi để nấu thì nhiệt độ có thể dễ dàng vượt quá 100 ℃, dẫn đến mất mát chất phenol. Chính vì lý do này mà TS Nina khuyên rằng cách ăn gừng tốt nhất chính là hấp.

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 1.

Cách làm món gừng hấp của Tiến sĩ Nina

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi khoảng 100g.

Cách làm:

Do vỏ gừng chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên bạn không nên gọt bỏ vỏ.

Rửa sạch gừng, thái thành từng lát mỏng khoảng 1-2mm.

Đổ vào nồi một lượng nước khoảng 3cm tính từ đáy nồi, cho đĩa hấp vào, để gừng lên và đậy khăn vải làm bếp che phủ lên phần gừng. Không để các lát gừng dính đè lên nhau.

Đậy vung nồi, nấu lửa vừa, hấp khoảng 30 phút cho đến khi thấy hơi gừng nóng bốc lên là được.

Trong quá trình hấp nếu nước bị cạn thì có thể rót thêm nước vào để không làm cháy nồi.

Sau khi hấp xong, phơi gừng dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày để gừng hoàn toàn khô ráo.

Nếu trực tiếp dùng từng miếng gừng khô này sẽ khá cay, nên tốt nhất bạn nên nghiền gừng thành bột, dùng để pha trà hoặc dùng làm nguyên liệu gia vị chế biến các món ăn theo nhu cầu.

Kiến nghị mỗi ngày sử dụng khoảng 1 thìa (2g).

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 2.

Cách làm món viên gừng đông đá của Tiến sĩ Nina

Nếu như chế biến gừng hấp thành gừng đông đá thì hiệu quả hấp thụ vào cơ thể còn tốt hơn nữa. Bởi vì gừng đông đá có thể giúp cơ thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng.

Cách làm viên gừng đông đá

Dùng khoảng 200g gừng đã hấp chín theo hướng dẫn trên, thêm 100ml nước, cho vào máy xay sinh tố hoặc cối giã cho nhuyễn thành hỗn hợp nhuyễn.

Rót hỗn hợp gừng đã xay vào khay làm đá để vào ngăn đá cho đông lại thành từng viên gừng như những viên đá nhỏ. Gỡ ra cho vào hộp bảo quản.

Mỗi lần chế biến món gừng này, bảo quản trong ngăn đá và sử dụng trong vòng 1 tháng.

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 3.

Viên gừng đông đá này có thể sử dụng nhiều cách, tốt nhất là cho vào nước chanh để uống, thêm đường và mật ong pha thành một cốc nước để chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Ngoài ra có thể pha vào trà để huống, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, loại bỏ độc tố, các chất cặn bã trong cơ thể. Người bị nặng khí thì nên uống nước này để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn hơn.

Bên cạnh đó, khi nấu ăn các món thông thường, nếu cần dùng đến gừng thì cũng có thể thả viên gừng đông đá này vào nồi canh hoặc các món xào. Tác dụng rất tốt.

Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội - Ảnh 4.

Tiến sĩ Nina Ishihara là một chuyên gia nổi tiếng tại Nhật Bản

mercredi 1 juin 2022

Juin : quoi faire au jardin

Avec l’été qui arrive, le temps est enfin venu de renouer avec son jardin. Voici quelques conseils pour en conserver toute la beauté.