mardi 17 janvier 2023

Thuốc kháng sinh và các chất chống nhiễm trùng

 Thuốc kháng sinh và các chất chống nhiễm trùng

 BM

Trong khi các nhà nghiên cứu y học hiện đại nhận được nhiều giải thưởng cho những phát minh về thuốc kháng sinh, người cổ đại từ lâu đã am tường về công dụng trị liệu của loại thuốc này.


Mặc dù nhiều người tin rằng penicillin là thuốc kháng sinh đầu tiên, nhưng họ đã sai lầm. Nhiều loại nấm mốc và chất chiết xuất từ thực vật đã được sử dụng làm “thuốc kháng sinh” cách đó vài nghìn năm trong suốt các thời kỳ lịch sử.


BM


Người Ai Cập cổ đại đã bôi bánh mì mốc lên các vết thương bị nhiễm trùng. Các cuộc kiểm tra bộ xương từ người Nubia Sudan cổ đại có niên đại từ năm 350 sau Công nguyên cho thấy dấu vết của tetracycline. Những người này chắc chắn đã sử dụng thực phẩm có tetracycline trong chế độ ăn uống vì tetracycline sẽ được hấp thụ vào xương sau khi ăn vào. Bia ủ được cho là thức uống chứa tetracycline lúc bấy giờ. Điều tương tự cũng được tìm thấy khi kiểm tra các bộ xương từ thời La Mã, tuy nhiên không đề cập đến bia.


BM

Kháng sinh Tetracycline vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, nhưng được tránh dùng cho trẻ nhỏ vì có thể làm hỏng răng vĩnh viễn và lắng đọng vào xương. Tetracycline lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1948. Các xạ khuẩn streptomyces thuộc ngành Actinobacteria đã sản xuất ra loại kháng sinh này. Tuy nhiên nguồn gốc lịch sử của tetracyclin vẫn còn là một bí ẩn.


BM


Từ thời cổ đại, mật ong từ lâu đã được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và được sử dụng phổ biến trong y học và chăm sóc vết thương. Các đặc tính kháng khuẩn của mật ong liên quan đến quá trình sản xuất hydrogen peroxide của enzym. Một số loại mật ong không tạo ra hydrogen peroxide nhưng vẫn có tác dụng kháng khuẩn do hàm lượng đường cao và độ pH thấp. Cả hai yếu tố này đều cản trở sự phát triển của vi khuẩn.


BM


Đông y đã sử dụng các chất kháng khuẩn trong hàng thiên niên kỷ. Artemisinin (qinghaosu) là một loại thuốc trị sốt rét hiệu quả, có nguồn gốc từ chi artemisia được sử dụng trong Đông y để điều trị bệnh sốt rét trong hàng nghìn năm.


Pyocyanase, một hỗn hợp “kháng sinh” thu được từ trực khuẩn mủ xanh, có lẽ là “kháng sinh” đầu tiên được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người. Vào những năm 1890, Tiến sĩ Rudolf Emmerich và Oscar Löw đã phát hiện ra rằng chất dịch màu xanh lá cây được phân lập từ băng vết thương của bệnh nhân đã ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác. Họ đã sử dụng hỗn hợp thuốc này để dán lên các vết thương nhiễm trùng và đạt được hiệu quả phần nào.


BM


Cho đến đầu thế kỷ 20, nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, cúm, và bệnh lao đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.


Năm 1904, người ta đã sử dụng muối thủy ngân vô cơ để điều trị bệnh giang mai. Phương pháp điều trị này có các tác dụng phụ nghiêm trọng giống như các triệu chứng của bệnh giang mai, chẳng hạn: phát ban, rối loạn tâm thần, mất trí nhớ và suy nhược. Phương pháp điều trị này cũng không mang lại hiệu quả cao.


BM


Năm 1907, một bác sĩ người Đức, Tiến sĩ Paul Ehrlich đã phát hiện ra một chất hóa học với tên gọi là arsphenamine. Arsphenamine được sử dụng thành công trong điều trị bệnh giang mai. Tiến sĩ Ehrlich không gọi đây là thuốc kháng sinh mà là hóa trị, phương pháp sử dụng chất hóa học như một liệu pháp.


Tiến sĩ Erlich muốn tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho từng bệnh nhiễm trùng cụ thể. Ông đã thử nghiệm trên một dẫn xuất từ một loại thuốc có độc tính cao Atoxyl. Và sau 600 lần thử nghiệm, ông cũng tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả chống lại bệnh giang mai. Đó là neosalvarsan, một dạng hòa tan hơn và ít độc tính hơn.


Neosalvarsan cũng là loại thuốc được kê đơn nhiều nhất cho đến khi penicillin ra đời.


BM


Tiến sĩ Selman Waksman, một người Nga di cư sang Mỹ, đã trở nên nổi danh với thuật ngữ kháng sinh khoảng 30 năm sau đó. Ông đã phát hiện ra khoảng 15 loại kháng sinh, bao gồm streptomycin là phương pháp điều trị bệnh lao hiệu quả đầu tiên. Trước lúc đó, rất nhiều người đã tử vong vì dịch lao. Với phát hiện này, ông đã được trao giải thưởng Nobel vào năm 1952.


BM


Vì thế mà chúng ta đã có phần hơi sai lầm khi vinh danh Tiến sĩ người Anh, Alexander Fleming là người đầu tiên tìm ra kháng sinh.


Tiến sĩ Fleming, một nhà khoa học không được ngăn nắp cho lắm, đã nhận thấy phòng thí nghiệm của mình hoàn toàn lộn xộn sau khi trở về từ một chuyến nghỉ dưỡng ở Scotland. Trước lúc đi, ông có một vài đĩa petri chứa các khuẩn lạc tụ cầu vàng. Ông đã kiểm tra lại đám vi khuẩn này dưới kính hiển vi và thấy rằng nấm mốc penicillium đã nhiễm vào các đĩa petri. Đồng thời ông cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng không có bằng chứng về bất kỳ loại tụ cầu nào ở tất cả những nơi có nấm mốc penicillium.


BM


Ông đủ tinh tế để nhận ra tầm quan trọng của hiện tượng này và đã viết một bức thư về ngày hôm đó. Ngày 28/09/1928 là ngày ông phát hiện ra thứ mà ông gọi là loại thuốc kháng sinh đầu tiên. Mặc dù ông đã ngừng nghiên cứu penicillin vào năm 1935, nhưng hai nhà khoa học khác, Tiến sĩ Howard Florey và Tiến sĩ Ernst Chain đã tiếp tục công việc của ông vào năm 1929. Tiến sĩ Florey và Ernst Chain đã phải mất 14 năm nghiên cứu để phân lập và giúp sản xuất hàng loạt penicillin nguyên chất.


Đến năm 1945, cả ba đã cùng nhận giải thưởng Nobel cho những cống hiến của họ.


BM

Vào tháng 03/1942, Anne Miller 33 tuổi ở Connecticut là người dân thường đầu tiên được điều trị thành công bằng penicillin sau khi bị nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng do sảy thai. Bác sĩ của cô có mối quan hệ với một người đi đầu trong việc sản xuất hàng loạt thuốc kháng sinh penicillin. Anh ta đã lấy 5,5g penicilin từ công ty dược phẩm Merck ở New Jersey và gửi cho bác sĩ của cô ở Connecticut. Cô bắt đầu hồi phục trong vòng 24 giờ sau khi nhận được penicillin. Cuối cùng cô qua đời vào năm 1990 ở tuổi 90.


BM


Một lưu ý thú vị là mặc dù Fleming không phải là người đầu tiên phát hiện ra lợi ích của nấm mốc penicillium, nhưng ông đã giúp phân lập loại penicillin tinh khiết hơn. Năm 1870, Sir John Scott Burdon Sanderson đã mô tả cách thức chất lỏng bao phủ quanh nấm mốc ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Một thời gian người ta cũng biết rằng những chàng trai chăn bò Ả Rập đã điều trị vết loét do yên xe bằng nấm mốc hình thành trên yên xe của họ.


BM


Penicillin được sản xuất hàng loạt trong Đệ nhị Thế chiến đã cứu sống hàng nghìn người, đặc biệt là quân Đồng minh, những người có nhiều kháng sinh trong khi quân Đức thì không. Người Đức phải dựa vào các dẫn xuất sulfonamide kém hiệu quả hơn. Nhà vi sinh học Gerhard Domagk, người đang làm việc tại Bayer AG đã lần đầu tiên công nhận sulfonamide là chất kháng khuẩn vào những năm 1930. Ông đã sử dụng loại thuốc này để cứu con gái mình khỏi bị cắt cụt cánh tay do nhiễm trùng tụ cầu nghiêm trọng.


BM


Ông nhận thấy rằng thuốc nhuộm sulfonamide và prontosil có thể tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả bằng cách chuyển thành dạng kháng khuẩn sulfanilamide. Năm 1938, sulfonamide đã được sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi, và sau đó là nhiễm trùng bàng quang. Các dạng bào chế tiên tiến hơn của sulfonamide vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay. Sulfonamide là một loại thuốc kỳ diệu cho đến khi penicillin với khả năng điều trị tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn ra đời.


BM


Và rốt cuộc, bạn cũng đã có thể thấy rằng kháng sinh trải qua một chặng đường dài phát triển cũng như một lịch sử rất lâu đời.


BM


Như một câu nói hay nhất của Tiến sĩ Fleming rằng: “Thiên nhiên tạo ra penicillin và tôi chỉ là người tìm thấy nó.”




Tiến sĩ Peter Weiss  _  Tú Liên 

CHẢ LỤA - KHÔNG PHẢI LÀ XÚC XÍCH

 CHẢ LỤA - KHÔNG PHẢI LÀ XÚC XÍCH 

-- Vũ Thế Thành


Nhà văn Nguyễn Tuân nói rằng, chẳng có nơi nào trên thế giới làm giò lụa ngoài Việt Nam. Điều này đúng. Ai chẳng biết cái thứ thịt xay nhuyễn, bó lại đem nấu, đem hấp, xông khói hay để lên men, thì nơi đâu chả có, thậm chí có cả bề dày lịch sử ngàn năm như xúc xích Tây, lạp xưởng Tàu. Nhưng chả lụa Việt Nam muôn đời vẫn là… chả lụa. Chả lụa không bao giờ tương cận với xúc xích hay lạp xưởng…

Chả lụa là món ăn truyền thống của người Việt, xuất xứ từ miền Bắc. Cuộc di cư một triệu người từ Bắc vào Nam năm 1954, đã đem văn hóa hai miền xích lại gần nhau, kể cả thứ văn hóa ẩm thực mà chỉ có… dân nhậu mới ‘đủ thẩm quyền’ đưa ra phán quyết sau cùng được. Nào là canh chua cá lóc, rựa mận, thịt heo giả cầy… Giò lụa (tiếng Bắc) hay chả lụa (Nam) cũng ở dưới góc nhìn như thế.

Hương lụa một phần do lá chuối

Hương chả lụa không thể nhầm lẫn với hương bất cứ loại thịt xay, thịt bằm nào khác đem luộc, dù rằng chả lụa cũng chỉ là loại thịt heo xay nhuyễn rồi đem luộc hoặc hấp. Cái hương ấy một phần do lá chuối. Hương dồn xuống đầu dày chả lụa, nơi đó thơm nhất. Chưa hết, lá chuối mỗi nơi mỗi khác: lá chuối ở vùng Đồng Nai, Biên Hòa  mỏng lá hơn vùng Mỹ Tho, Tiền Giang, nên các tay làm chả lụa ở hai đầu vùng trên vùng dưới Sài Gòn này cứ kèn cựa nhau về cái hương lụa tự nhiên.

Xúc xích Tây có hàng trăm loại, mỗi vùng mỗi khác, mỗi nước mỗi khác, nhưng đều có điểm chung, đó là xúc xích thiên về vị hơn là hương. Ở thời buổi khoa học kỹ thuật này, biết bao là gia vị, tha hồ mà công nghiệp hóa cái gọi là… ‘xúc xích truyền thống’.

Chả lụa xem ra nhẹ về vị mà nặng về hương. Hương tinh tế hơn vị nhiều, và cho dù thị trường đầy rẫy hương nhân tạo, nào là hương nếp, hương cốm, hương chanh, hương sầu riêng, hương cà cuống… nhưng hương chả lụa thì không. Chả lụa mà xài hương thì ra mùi thịt hộp. Chẳng hiểu hương và vị có nói lên sự khác biệt văn hóa Đông Tây hay không, chứ cứ tưởng tượng mấy cụ già ngày xưa ngồi uống trà rung đùi thưởng thức hương của mấy giò lan hay thủy tiên xem ra thoát tục hơn nhiều.

Cái tính dai giòn của chả lụa mới là chuyện nhức đầu. Dai và giòn là hai đặc tính ngược chiều. Dai nhiều thì hết giòn, giòn nhiều thì hết dai. Xúc xích Tây cũng chuộng dai giòn, nhưng không cuồng nhiệt như chả lụa. Mấy ông Tây chế ra đủ loại phosphate để làm giòn dai xúc xích, nhưng cái cảm giác ‘cắn sựt’ (good-bite) của xúc xích, dù là xúc xích loại nào đi nữa, cũng thua xa cảm giác ‘cắn sựt’ của chả lụa, không những thế, nhai nhè nhẹ, miếng chả lụa vẫn còn cảm giác ‘dai’. Vừa giòn lại vừa dai đâu phải chuyện dễ.

Về mặt khoa học, có thể giải thích đại khái chuyện dai giòn thế này: khi con heo vừa chết, nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra làm pH của thịt giảm dần dần đến điểm đẳng điện (isoelectric point). Đồng thời hai loại protein cơ thịt là actin và myosin xoắn lại thành actomyosin, làm mất đi các điểm háo nước trên dây protein. Hậu quả là khả năng giữ nước ở cơ thịt yếu đi, khi xay thịt thành mọc, nhũ tương này trở nên nhão, độ quết dính yếu, nên cấu trúc sản phẩm kém dai giòn. Đó là lý do vì sao làm chả lụa phải làm bằng thịt “nóng” (vừa giết mổ xong), thịt để lên phản còn… giựt giựt. Xúc xích Tây dùng phosphates để nâng pH và phân giải actomyosin trở lại thành actin và  myosin. Myosin hút nước, tạo gel và làm dai giòn sản phẩm.

Các cụ ta thuở xưa đâu biết phosphate, phụ gia là gì, cứ thịt nóng mà xài (lúc đó pH của thịt chưa xuống thấp, nên còn khả năng giữ nước, hòa tan protein của thịt và tạo độ quết dính), bỏ vào cối, thêm mắm muối, rồi miệt mài giã, mà phải giã thật đều tay cho đến khi mọc thịt quết dính. Chả lụa sau khi luộc thơm phức và dai giòn hơn cả xúc xích. Khoa học ngày nay thừa nhận rằng, tác động cơ học (giã tay) như vậy cũng làm phân giải actomyosin, nhưng vẫn chưa biết giải thích vì sao. Ông cha ta cũng không cần biết vì sao, chỉ cần biết rằng, hễ giã không đều tay, thì tính dai độ giòn của chả lụa sẽ không cân đối. Bởi thế mới có chuyện, nghe tiếng giã giò là biết đẳng cấp làm giò tới đâu.


Xưa và nay…

Ngày xưa đình đám, giỗ chạp người ta mới dùng đến chả lụa. Ngả heo xong, lựa lấy miếng thịt ngon nhất đem giã giò. Chả lụa là món ăn ‘quý phái’ trong giới bình dân, năm thì mười họa mới có.

Chả lụa thời nay khác xa rồi, bánh cuốn chả lụa, bánh mì chả lụa, bún bò mì Quảng cũng thêm chả lụa, trẻ con chán cơm thời nhai chả lụa cho có… chất. Chả lụa chạy theo nhịp sống công nghiệp, chế biến công nghiệp, cạnh tranh công nghiệp, giá cũng công nghiệp, thị trường quá nhiều loại chả lụa, nhìn hoa cả mắt.

Cái nghề chả lụa thời nay đâu phải ở nghệ thuật giã giò hay nêm nếm, mà là nghệ thuật nhìn… mặt thịt. Phải biết nhìn mặt thịt để biết chọn thịt vai đấu với thịt mông, trộn lẫn với thịt nách, hay lấy thịt heo già, heo nọc đấu với thịt heo non, heo nái, sao cho ra chả lụa với giá thành cạnh tranh nhất. Khách hàng thời công nghiệp mấy ai bàn cãi chả lụa, họ sống hối hả, ăn mau nuốt vội với thực phẩm đông lạnh, xài lò viba và chảo không dính, ai rỗi hơi mà nói chuyện dai giòn.

Cách giết mổ cũng lắm phần ‘hiện đại’, người ta dí điện hoặc nện búa cho heo ‘ngất’ đi, rồi mới thọc tiết. Thịt heo bị choáng bởi điện giật, cơ co, chắc chắn sẽ khác xa thịt heo thọc tiết còn sống.

Chất lượng thịt heo kiểu đó, sản phẩm ra ồ ạt kiểu đó phải gắn liền với ‘tự động hóa’, hơi đâu mà giã tay. Ngoài Bắc dùng loại một cối xay, trong Nam dùng loại hai cối, chạy điện cho khỏe. Máy xay thịt kiểu đó chỉ nghiền cho thịt nhỏ li ti (tạo nhũ tương thịt), chứ đâu làm nhuyễn ‘gân cốt’ như giã giò. Thịt nhuyễn mới tạo độ quết, là khởi đầu để đạt cân đối giữa độ dai và giòn của chả lụa.

Loại hai cối mà dân trong Nam thường dùng để làm chả lụa xem ra cũng lắm chiêu phép. Một cối gọi là ‘máy chém’ để nghiền, một cối gọi là ‘máy thúc’ để làm nhuyễn. Thúc không kỹ thì mọc lột xột. Chém quá tay thì mọc chảy. Heo non thúc ít, heo già thúc nhiều. Muốn mọc giò rỗ xốp thì thúc sơ chém kỹ. Cần mặt giò trơn láng thì thúc kỹ chém sơ… Đủ mọi thủ thuật kĩ xảo. Chẳng hiểu vì sao dân trong nghề chả lụa lại gọi máy nghiền là ‘máy chém’, có điều mười ông làm chả lụa ở Sài Gòn, thì cũng vài ba ông bị  ‘chém’ ngón tay. Sanh nghề tử nghiệp!

Để thêm phần cạnh tranh, chả lụa được cho thêm bột gạo, bột nếp, bột mì, bột năng, bột bắp… có khi cả vài thứ bột trộn lại theo ‘bí quyết’ riêng. Có bột mặt giò mới đẹp và mịn. Ít bột gọi là ‘đệm’ bột, nhiều gọi là ‘độn’ bột. Chả lụa giá nào cũng có là vậy.

Thịt đã thế, máy đã vậy, lại thêm bột, muốn làm dai giòn chả lụa phải xài tới… thuốc. Người ta xài hàn the (borax) để giải quyết sự cố này. Thực ra, hàn the tạo độ dai giòn kém, mặc dù nó có thể tạo độ ổn định nhũ tương thịt trước mắt. Người ta dùng hàn the là để ‘cứu’ thịt khi xài phải thịt ‘nguội’ (sau giết mổ hai đến ba giờ), vì lúc xay mọc thịt sẽ nhão chảy (hàn the làm tăng pH của thịt), nhưng hàn the chủ yếu được dùng cho mục đích bảo quản. Bảo quản kiểu nào thì kiểu, chả lụa treo lủng lẳng ở xe bánh mì, ở hàng bánh cuốn cả vài ngày, thì hàn the cũng bó tay.

Hàn the bị cấm, người ta quay sang xài phosphate của xúc xích để làm giòn làm dai chả lụa. Nhưng phosphate cũng năm bảy đường phosphate, nhiều loại phosphate. Bản thân phosphate không thể ‘cứu vãn’ chả lụa ‘công nghiệp’. Nếu phosphate không được phối thêm với những chất khác, nó có thể làm mọc thịt bị khô, chả lụa ‘bể’ mặt, rạn chân chim và nhất là làm mất hương chả lụa.

Hương nhờ lá, nhưng giờ đây người ta bỏ mọc thịt vào bao nylon rồi mới gói lá chuối. Hương lụa vì vậy giảm đi nhiều. Có nơi còn gói bao nylon nhuộm xanh giả lá để ra cái điều công nghiệp hóa… truyền thống.  Làm thế có khác nào thiếu nữ Việt bỏ áo bà ba mặc đồ đầm, vén váy chuệch choạc bước xuống thuyền tam bản.

Có nơi còn hào hứng rút chân không. Chả lụa được bỏ vào bao nylon chịu nhiệt, hấp tiệt trùng cao áp, rút chân không để bảo quản được vài ba tháng. Hấp như đồ hộp kiểu đó, thì xương cốt cũng nhừ, còn gì mà dai với giòn. Chả lụa loại này gọi là… bánh thịt.

Chả lụa bị bầm dập bởi nền văn minh và nhịp sống công nghiệp như vậy, lấy gì mà nói tới hương, tới vị, tới cái đầu dày giò lụa, tới giòn, tới dai.

Đầu năm, nhai miếng chả lụa, đôi chút… ngậm ngùi.

--Vũ Thế Thành
=====

Tranh trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger.

Saigon 1971. Tiệm giò chả Phú Hương góc Hiền Vương-Pasteur.

image

Hồng Phúc sưu tầm

lundi 16 janvier 2023

Placements : 9 vérités sur le CELI

 Placements : 9 vérités sur le CELI

Le compte d’épargne libre d’impôt, mieux connu sous l’acronyme CELI, connaît un succès foudroyant : 59 % des Québécois ont recours à cet abri fiscal, contre 53 % qui optent pour le REER, selon un récent sondage RBC. Qu’est-ce qui le rend si attrayant ? Châtelaine fait le point avec trois spécialistes.

1. C’est un abri fiscal avec un grand A

Le compte d’épargne libre d’impôt (CELI), lancé en 2009, est un abri fiscal au même titre que le régime enregistré d’épargne-retraite (REER), créé en 1957. Mais contrairement à celui-ci, il ne donne pas droit à des déductions fiscales : les sommes qui y sont déposées sont imposables, seuls les rendements ne le sont pas. Pour qu’il vaille son pesant d’or, il doit donc impérativement générer des revenus. « Y garder des liquidités ne procure aucun avantage, une erreur que commettent pourtant très fréquemment les épargnants », explique Brigitte Felx, planificatrice financière chez RBC.

2. Un compte qu’on gagne à faire fructifier

Certificats de placement garanti, titres boursiers, fonds communs de placement, fonds négociés en Bourse, tout cela est admissible dans un CELI. Les autorités fiscales imposent toutefois des limites de transactions de titres spéculatifs négociés en Bourse. « Si le détenteur d’un CELI fait de trop nombreuses transactions, le fisc pourrait le soupçonner de faire de la spéculation », prévient Daniel Lanteigne, président fondateur du cabinet en planification financière REVERBER.

3. Un outil équitable pour tous

Les droits de cotisation à un REER dépendent des revenus annuels de l’épargnant. Il en va autrement pour le CELI, dont le droit de cotisation est le même pour tous les Canadiens de 18 ans et plus, qu’ils soient aux études ou à la retraite. En 2019 et 2020, le plafond était de 6000 $. Depuis le lancement du CELI, un épargnant a accumulé des droits de cotisation de 69500 $.

4. C’est une tirelire pour des besoins multiples

Il peut y avoir autant de raisons d’opter pour un CELI qu’il y a d’investisseurs. « La beauté de ce compte enregistré, c’est qu’il s’arrime à plein d’objectifs à court, moyen ou long terme », affirme Christiane Van Bolhuis, conseillère en sécurité financière et représentante en épargne collective pour la Sun Life. Il sert autant à économiser pour l’achat d’une voiture qu’à épargner en vue de ses vieux jours, ou encore pour constituer un fonds de prévoyance. « Le CELI devient également une solution de remplacement intéressante pour les investisseurs qui ont atteint les limites de cotisation aux REER et qui veulent continuer à mettre des sous de côté, tout en jouissant d’un abri fiscal », ajoute-t-elle.

5. Les retraits sont non imposables

À la grande différence du REER, les sommes retirées d’un compte CELI ne s’ajoutent pas aux revenus annuels d’une personne. Le décaissement du CELI n’a donc aucune incidence fiscale, puisque les sommes qu’on y place ont déjà été imposées. « On peut retirer une grosse somme d’un seul coup, sans que le fisc en gruge une partie, et sans répercussion sur les prestations gouvernementales, comme la pension de la Sécurité de la vieillesse », dit la conseillère en sécurité financière Christiane Van Bolhuis.

6. Les cotisations excédentaires sont pénalisées

Lorsqu’on fait un retrait dans un CELI, on récupère ses droits de cotisation équivalents aux sommes décaissées, mais pour l’année suivante seulement. Si on cotise à nouveau la même année et que l’on avait déjà atteint le plafond admissible, on se retrouve avec un trop-plein de cotisations. « Le fisc impose alors une pénalité de 1 % par mois sur l’excédent », dit Christiane Van Bolhuis. La même erreur se répète lorsque des épargnants ferment un CELI dans une institution financière afin de transférer eux-mêmes l’argent du CELI dans une autre institution. La méthode sans pénalité consiste à procéder par transfert direct entre institutions.

7. Le CELI tire avantage de la périodicité

Il n’est pas toujours facile d’épargner, même si on a un plan financier avec des objectifs précis, qui donne un sens à l’argent que l’on met de côté, explique Brigitte Felx, de RBC. L’idéal, selon elle, est de cotiser en tout temps. Et la meilleure façon de muscler son CELI, c’est de recourir à des prélèvements préautorisés, en y injectant une somme fixe de façon périodique. « Il est bien plus facile de verser 25 $ par semaine pendant une année que 1300 $ d’un coup. Pourtant, il s’agit du même effort financier », fait-elle valoir. L’investissement périodique permet en outre de profiter des fluctuations du marché. « Si on achète toujours le même titre, on l’achètera parfois dans le bas de sa courbe, comme à 10 $, parfois en haut de sa course, à 20 $. Au final, on l’obtient ainsi à un coût moyen raisonnable », souligne Daniel Lanteigne, planificateur financier

8.  Les intérêts composés engendrent plus de gains

Plus on investit dans un CELI, plus il devient intéressant grâce à la magie des intérêts composés, soit l’intérêt non seulement sur le capital, mais aussi sur l’intérêt déjà accumulé. Autrement dit, un placement génère des revenus qui, une fois réinvestis, procurent à leur tour un rendement.

9. Un compte qui peut être laissé en héritage

Le compte CELI d’une personne cesse d’exister lorsque celle-ci meurt. L’argent accumulé continuera d’être exonéré d’impôt à une condition : que l’époux ou le conjoint de fait ait été désigné comme « titulaire remplaçant » dans le testament de la personne décédée. Celui-ci jouira des mêmes privilèges que le titulaire, même si son propre CELI est plafonné, et ses retraits seront à l’abri de l’impôt. Si c’est un bénéficiaire – et non un « titulaire remplaçant » – qui a été désigné, celui-ci recevra le tout non enregistré. Le revenu du compte sera donc imposable dès le premier jour suivant le décès. « Au Québec, on peut désigner un titulaire remplaçant seulement par testament notarié, sauf en ce qui concerne certains produits des compagnies d’assurances dans lesquels on peut désigner un titulaire remplaçant », prévient Daniel Lanteigne. D’où l’importance de bien préparer son départ.

samedi 14 janvier 2023

Sự tích Táo Quân-Một bà hai ông

 Sự tích Táo Quân-Một bà hai ông


BM
Táo Quân, Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà và thường được thờ ở nơi nhà bếp.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Chuyện kể lại rằng:

BM
  
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

BM  

·        Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

·        Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

·        Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, ba vị Thần Táo được coi là 3 vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

BM
  
Mỗi năm, cứ đến tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp, Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực.

BM

Nếu Có Thể Đi Về Quá Khứ -TÔI SẼ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC TÔI Bs Huynh Wynn Tran, MD.

 Nếu Có Thể Đi Về Quá Khứ

        TÔI SẼ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC TÔI

Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư tuyển sinh làm tôi nhớ mãi:

- Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi đâu?

   Thưa thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em:

             VIỆT NAM CỘNG HOÀ


Khi tôi được sinh ra, VIỆT NAM CỘNG HÒA  đã không còn nữa.

Từ nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ hiểu rõ hơn về VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu, tôi càng nhìn rõ hơn một thời bi thương oanh liệt của người miền Nam Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, sự bất lực của những nước bé trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa những cường quốc.

Tôi sẽ về lại Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô máy dạo phố. Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng pha nhớt trong buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành ăn một tô phở gà, ngắm nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo, đeo kính mắt to tròn đèo nhau trên chiếc xe Honda Dame ở bùng binh trước chợ.

Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và toà nhà Hạ Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi tản bộ ra sông Sài Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi sẽ nhảy xe lên lambro về Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái cây Lái Thiêu bẻ măng cục, bóp nát vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng ngọt lịm bỏ vào miệng.

Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể nói nhạc vàng (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ nhưng những ca khúc hay nhất đều sáng tác thời VNCH.

Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình người Việt Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH, các trường ĐH tuy mới bắt đầu chậm chững nhưng đã để lại những nền tảng vững chắc cho các trường đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò được dạy về trên 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài năm đã thành lập một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc gia và đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ về chuỵên môn, không chịu sự quản lý của bộ giáo dục. Ngân sách của trường ĐH do quốc hội chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sư thuộc tổng uỷ công vụ.

Tôi sẽ ghé thăm Viện ĐH Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm được đại học xá (ký túc xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần Thơ, nơi tôi đặc biêt thích chất miền Tây phóng khoáng trong từng sinh viên.

Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất nước phú cường bằng trao dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm thế giới. Tôi vẫn còn cảm nhận được đều này khi gặp lại những thanh niên ngày ấy là những ông bà lão tại Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, cùng là một trong những thanh niên ngày ấy.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc được và nghiên cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì sao một đất nước nhân văn, đề cao tính dân tộc, và phồn vinh như VNCH lại bị bức tử.

Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến, vẫn nghĩ về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ bẩn của chính trị.

Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn lại đất nước Việt Nam ngày hôm nay mà không khỏi đắng lòng.
         Huynh Wynn Tran, MD.
       https://youtu.be/zDS8LXGHMq0

jeudi 12 janvier 2023

Bức hình 12 con giáp được làm từ rau củ tuyệt đẹp.

Đây là những bức hình 12 con giáp được làm từ rau củ tuyệt đẹp.


Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Tý



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Sửu



Hình ảnh 12 con giáp
Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Thỏ (Mẹo)



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Thìn



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Tỵ



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Ngọ



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Mùi



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Thân



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Dậu



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Tuất



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Hợi

N.Diệu chuyển

mardi 10 janvier 2023

MÙI CỦA TẾT - FB DODUYNGOC

 MÙI CỦA TẾT

FB DODUYNGOC



☘️ Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì. Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não. Mùi của Tết khác hẳn, nó không phải là mùi của bốn mùa gộp lại mà nó có mùi rất riêng. Tôi gọi đó là MÙI CỦA TẾT. Mùi này một năm chỉ có một thời gian rất ngắn rồi phai đi chờ đến Tết năm sau.

Trước hết, trong tôi là mùi của hoa. Đó là mùi hăng hắc độc đáo và nồng nàn của những chậu hoa vạn thọ mà Ba tôi rất thích bày khắp sân mỗi dịp Tết về. Những chậu hoa với những bông vàng rực, sáng cả một góc sân. Đó là hương của những cành hoa huệ trắng Mạ ưa cắm trong chiếc bình bằng đồng được đánh bóng sáng ngời đặt trên bàn thờ. Ngay phòng khách mùi hoa lay ơn đỏ Mạ cắm đặt ở bàn salon cũng có mùi nhè nhẹ. Đó là mùi thơm thoang thoảng của những chậu lan khoe sắc trên giàn ở bìa sân do nhiều người biếu Ba trong dịp Tết. Đó cũng là mùi thơm rất mỏng từ chậu mai vàng nhiều cánh nở bung được đặt trang trọng ở giữa nhà. Tất cả hương của những thứ hoa bàng bạc trong nhà báo hiệu đã cận Tết rồi.

Mùi của Tết còn là mùi của nhang, trầm khiến cho căn nhà ấm lại trong cái lạnh đầu xuân. Mùi nhang khói như sợi dây nối liền những người đã khuất với những người đang sống. Mùi để nhớ về, mùi của những cuộc đoàn viên. Cháu con thắp lên cây nhang, đốt lên ánh nến, mẩu trầm rồi vái lạy trước bàn thờ, trước di ảnh của ông bà, cha mẹ. Cái mùi nhang khói ấy theo mãi suốt một đời người.

Đó còn là mùi thơm của thau mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt khoai, mứt me Mạ làm. Cái mùi cháy của đường phảng phất mùi va ni cuốn hút thằng bé chực chờ được vét thau. Cái mùi và miếng mứt hơi cháy ở đáy thau theo thằng bé đi suốt cho đến tuổi già. Giờ không mấy nhà tự làm mứt nữa, tiệm, siêu thị bán đầy, chẳng mấy ai mất công ngồi đổ mồ hôi bên bếp lửa. Mạ tôi mất hai chục năm rồi, tôi không còn được thưởng thức món mứt của Mạ và cũng chẳng còn được nhìn dáng Mạ chảy mồ hôi bên nhiều thau mứt nữa. Bóng Mạ vẫn về trong ký ức mỗi độ Tết đến, xuân về.

Tết còn có mùi của các loại bánh in. Ngày xưa Mạ làm đủ loại bánh gói trong những loại giấy bóng màu. Mùi của bánh thơm thơm hương bưởi, hương va ni, mùi của bột. Tất cả đặt trong những chiếc khay gỗ quý khảm xà cừ. Nó còn là mùi của những chén chè đậu xanh, chè khoai tím chứa trong những chiếc chén sứ mỏng tang vẽ rồng men xanh, xếp từng dãy trên bàn. Còn mùi bánh chưng trong thùng sôi sùng sục đêm giao thừa, nó có thoảng nhẹ của mùi nếp chín, mùi của lá chín và mùi chi nữa không tả được và cũng chẳng quên được.

Còn mùi của thịt heo luộc, thịt heo ngày xưa luộc chín có mùi thơm của thịt mà bây giờ khó tìm thấy nữa. Thịt luộc chín ăn đã ngon, ngâm vào nước mắm lại càng ngon. Ngâm đến khi thịt biến màu sẫm, mỡ trong màu hổ phách. Lúc đấy miếng thịt heo ngâm nước mắm lại mang mùi khác. Không phải mùi của thịt jambon, thịt nguội mà là mùi đúng chất Việt Nam bởi nó thấm đẫm mùi nước mắm Việt qua tay chế biến của người phụ nữ Việt. Cũng phải kể đến mùi của món bắp bò ngâm nước mắm nữa. Và cũng không quên tảng thịt heo quay thơm lạ lùng với những mảng da dòn tan. Đó là chưa kể đến mùi thơm của những đòn chả nóng, xâu nem chua, những cây tré đượm mùi riềng.

Rồi đến mùi hăng hăng của kiệu. Phơi một nắng, kiệu bỏ vào lọ giấm lại có mùi khác. Thêm mùi của dưa món, ngâm chín tới mà ăn với bánh chưng, bánh tét mới thấy hết cái ngon của dưa món. Một sự hoà điệu tuyệt vời.

Nó còn là mùi của những bếp than hồng đỏ lửa trên đó có nồi thịt kho tàu với trứng, trên đó có nồi cá kho thơm phức mùi nghệ, trên đó có mùi cá nướng, cá chiên chuẩn bị bữa cúng rước ông bà.

À còn mùi của những loại rau. Rau thơm miền Trung nhỏ lá nhưng thơm hơn nhiều vùng lá to mà tinh dầu kém. Món chi ăn cũng có rau kèm, ngày Tết ăn nhiều dầu mỡ lại càng cần rau.

Ngày xưa còn có mùi pháo. Mùi mang âm hưởng Tết nhiều nhất. Nghe mùi pháo là biết Tết đã tới rất gần. Đêm Giao thừa, trong khoảnh khắc giao thoa giữa cái cũ và cái mới, trong không gian thiêng liêng, mùi pháo, tiếng pháo báo hiệu Tết tới, thể hiện không khí rộn ràng của một năm mới, đón chào những thành công mới. Chỉ tiếc giờ đây Tết không còn pháo. Không tiếng nổ của pháo nên mùi của Tết thiếu đi một nửa khi không còn mùi pháo. Đứa bé ngày xưa chỉ giữ mãi hình ảnh những phong pháo nổ dòn và cậu bé hân hoan lượm pháo lép trong mùi nồng nặc của khói pháo. Tội nghiệp những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên khi Tết không còn pháo. Trong ký ức của chúng không có mùi của pháo. Không được nghe những tiếng nổ giòn giã và xác pháo hồng ngập sân.

Mùi của giấy tiền, vàng mã cũng là mùi của Tết dù ngày giỗ chạp cũng thường đốt loại này. Nhưng ngày Tết thì mùi này có khác hơn, đượm mùi thiêng liêng, trân trọng hơn. Lại nhớ Ba mỗi lần đốt vàng mã, Ba bắt phải đốt cháy hết thành tro, Ba bảo không thể cúng cho ông bà áo quần, tiền vàng rách vì chưa cháy hết.

Cuối cùng là mùi của những dĩa trái cây, mỗi loại trái có một mùi riêng, tổng hợp lại thành mùi hoa quả ngày Tết đến.

Mùi của Tết là sự tổng hoà của nhiều mùi mà chỉ có ngày Tết mới có. Nó không chỉ là mùi của những vật phầm. Nó còn là mùi thiêng liêng đi theo suốt quãng đời của mỗi người. Có thể mỗi gia đình, mỗi dòng tộc có mùi Tết riêng nhưng tựu trung mùi của Tết là mùi khó quên nhưng giờ khó tìm cho đầy đủ cái mùi ấy như những ngày xưa cũ.

Chẳng còn bao ngày nữa lại đến Tết. Nhắc mùi của Tết lại nhớ Ba, nhớ Mạ, nhớ những người đã mất quá chừng. Nỗi nhớ trào nước mắt.
4.1.2023
( Đã 13 tháng chạp Nhâm Dần, 17 hôm nữa là Tết)

🍁🍁🍁
FB DODUYNGOC

lundi 9 janvier 2023

Vĩnh Biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh

 Vĩnh Biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh- Jan 7, 2023



image.png

Lê Xuân Trường

 

Nhạc sĩ Ngọc Chánh ra đi chiều thứ Bảy ngày 7 tây tháng 1 năm 2023.

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ NGỌC CHÁNH

13 tháng 3 năm 1937 – 7 THÁNG 1 NĂM 2023

 

 

Trước năm 1975, khi nói đến phòng trà ca nhạc cũng như sản phẩm băng nhạc phát hành tại Sàigon, ai yêu nhạc cũng đều phải biết tới Queen’s Bee và Shotguns. Những băng nhạc mang nhãn hiệu Shotguns là một tác phẩm nghệ thuật, và được yêu thích nhất của giới yêu nhạc thời đó.

Nhạc sĩ Ngọc Chánh thành lập ban Shotguns vào năm 1969, gồm những nhạc sĩ – Nhạc sĩ dương cầm Lê Văn Thiện, người đã hòa âm hàng ngàn nhạc phẩm và được rất nhiều những ca sĩ ưu hạng trình bầy. Nhạc sĩ Hoàng Liêm, người chơi guitar solo được khách ái mộ phong tặng đệ nhất Đế Vương Tây Ban Cầm. Hoàng Hải, Mạnh Tuấn là hai tay trống cừ khôi. Trần Vĩnh, Xuân Tiên là hai tiếng kèn như hai đỉnh gió hú, quyến rũ. Duy Khiêm, tay bass được cho trầm ấm của đáy lòng đại dương. Đan Thọ, tiếng vĩ cầm, day dứt, lừng danh thuở đó. Cao Phi Long, tiếng kèn trumpet không đối thủ. Tất cả những nhân tài ấy đã được nhạc sĩ Ngọc Chánh đúc kết để trở thành một ban nhạc đệ nhất của Sàigon hoa lệ - Shotguns.

Sau biến cố năm 1975, Năm 1980, tại San José (Hoa Kỳ) - nhạc sĩ Ngọc Chánh đã tái phối hợp lại ban nhạc Shotguns. Băng nhạc đầu tiên thực hiện là tiếng hát Kim Anh - Mùa Thu Lá Bay, đã có số bán đạt kỷ lục vào năm 1982. Cho đến năm 1984 – Với lòng say mê nghệ thuật, ông thành lập vũ trường pha lê Ritz, là nơi mà ban Shotguns làm mưa làm gió tại quận Cam trong suốt hơn 10 năm, cho đến lúc nghỉ hưu.

Bên ông bao nhiều lần, mà lần nào ông cũng luôn nhắc về những ngày tháng kỷ niệm, mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ ông kể từ trước tháng 4 năm 1975, và sau này ở Hoa Kỳ. Nhạc sĩ Ngọc Chánh yên nghỉ, để “Bao Giờ Biết Tương Tư” khi tôi bắt đầu xa một người mà tôi quý mến, mà là người đã đóng góp thật nhiều cho Văn Nghệ Việt Nam.

Vĩnh Biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh ������.

Shotguns là một huyền thoại của nền Tân Nhạc Việt Nam. ❤️

TIỂU SỬ-SỰ NGHIỆP

Nhạc sĩ Ngọc Chánh được người yêu nhạc trữ tình biết đến với những bài hát nổi tiếng sáng tác chung với Phạm Duy là Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Bao Giờ Biết Tương Tư và Tuổi Biết Buồn. Ngoài ra ông còn là trưởng ban nhạc nổi tiếng Shotguns, đã thành lập hãng băng đĩa Shotguns và có nhiều đóng góp quan trọng trong làng nhạc khi đã lăng xê thành công được nhiều bài hát, ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975. Nhạc sĩ Ngọc Chánh và nhạc sĩ Phạm Duy Nhạc sĩ Ngọc Chánh tên thật Nguyễn Ngọc Chánh, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1937 tại Sài Gòn trong gia đình có tất cả 10 anh chị em. Tuy nhiên 8 trong số 10 anh chị em này đều không may qua đời từ lúc nhỏ, chỉ còn lại 2 người là nhạc sĩ Ngọc Chánh (thứ sáu) và người em gái út là Ngọc Lan (tên giấy tờ là Nguyễn Thị Trí). Nhạc sĩ Ngọc Chánh mê nhạc và có năng khiếu từ thuở bé. Lúc lên 6 tuổi, ông được học guitar với một người bạn lớn tuổi hơn tên là Cổ Tấn Tịnh Châu, rất giỏi về ngón đàn Flamenco, rồi sau đó học thêm với một nhạc sĩ người Philippines là Monito. Có lẽ nhờ vậy mà ngay từ lúc nhỏ ông đã có kiến thức khá vững vàng về nhạc lý, có thể tự soạn được 2 cuốn sách hướng dẫn Tự Học Đàn Guitar từ khi mới 13, 14 tuổi. Năm 1945, khi được 8 tuổi, ông được vào trường dòng Lasan Đức Minh ở Tân Định, đến năm 11 tuổi thì chuyển sang trường Lê Văn Hai học trong 2 năm rồi vào học trung học đệ nhất cấp tại Trường Kỹ Thuật Cao Thắng vào năm 1950. Trong khoảng thời gian học tại đây, nhạc sĩ Ngọc Chánh viết 2 cuốn sách tự học về guitar rồi bán bản quyền sách cho nhà xuất bản Mỹ Tín vào năm 1953 với giá 24.500. Đây có lẽ là một trong những cuốn sách dạy về guitar sớm nhất của làng nhạc thời đó. Lúc đó ông Mỹ Tín có một tiệm nổi tiếng sản xuất và bán đàn guitar ở đường Võ Tánh, đồng thời có trưng một số cây đàn piano cũ, là niềm mơ ước của Ngọc Chánh nên ông đã xin mua một cây piano cũ với giá 22.000 đồng bằng cách đổi bản quyền sách của mình và được ông chủ trả thêm 2.500 đồng. Số tiền đó mang về biếu mẹ và đãi bạn ăn mừng.

nguồn; nhacxua

CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU

 CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU


Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

Chú chuột đi chợ đường xa.

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.




Đây là bài đồng dao mà thời nhỏ đa số chúng ta đều biết.

Trong văn học tiếng Việt, con mèo có khá nhiều nickname: Miêu, Mão, Mỉu  (đọc chệch ra từ âm miu ), Mẹo, Tiểu Hổ . Năm Mão vậy chúng ta tản mạn một chút về mèo nhe !

Con mèo hình dáng của nó từ từ, yểu điệu thục nữ lắm. Từ ngàn xưa nó đã sống chung với con người. Chẳng thế mà mấy cô hoa hậu , người mẫu phải tập dáng đi kiêu sa, nhẹ nhàng trên sàn catwalk (“ miêu lộ “) . Đa số người Việt hay cho là mèo đi cùng xe sẽ bị xui xẻo lắm, nhất là cánh tài xế, phụ xế. Họ sẵn sàng đuổi ta xuống xe nếu phát hiện ta ôm theo một con mèo. Vì câu tục ngữ “ mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang “. Ở đâu ra câu này thì tôi không biết. Mấy chục năm trước người quen của tôi ôm con mèo đi về quê phải cho nó uống rượu để nó say xỉn , bỏ vô bao, đem lên xe khách. Nhưng được 2/3 chặng đường con mèo tỉnh rượu kêu meo meo. Thế là chủ tớ đều bị đuổi xuống xe, tự kiếm xe khác mà đi !!!

Nhưng nhau mèo sau khi mèo cái đẻ xong thì có người rình để lấy vì họ cho là sẽ phát lộc. Những người rình để lấy nhau mèo thì tôi không rõ họ có tài lộc vô như nước hay không. Nhưng tôi chứng kiến một con mèo cái đem cái nhau của nó để vào ngăn tủ của một người và người đó có phất lên tiền tài thật. Con mèo cái thường tự ăn hết nhau mèo của nó, nên rình để lấy chắc khó lắm.

Vì mèo là con vật dễ thương ở bên cạnh con người nên các bạn thấy truyện, phim ảnh đề cập đến mèo nhiều lắm. Nhưng tôi ấn tượng nhất là truyện “Chú mèo đi hia” của Pháp, nhân vật Tom trong phim hoạt hình Tom and Jerry. Anh mèo Tom rượt đuổi mãi mà chẳng thấy tóm được con chuột tinh ranh Jerry. Bộ phim không đề cập về sự giết chết, triệt tiêu mà đứng ở góc nhìn hài hước, dí dỏm cho trẻ em xem. Lâu lâu tôi cũng xem lại phim này. Hay lắm đây các bạn ! Con mèo Doraemon nổi tiếng , nhân vật Catwoman trong phim Người dơi. Tôi rất ấn tượng với trang phục đen tuyền của Catwoman và ngọn roi – vũ khí của cô ấy. Phải nói là quá đẹp ! Năm mèo các bạn cũng nên xem lại các tác phẩm nổi tiếng về loài mèo nhe.

Còn ca dao, tục ngữ của văn học Việt Nam có nhiều câu nói về mèo không, chúng ta cùng ôn lại nhé. Nhiều lắm đấy !

a/ Nam thực như hổ, nữ thực như miêu : Nam giới ăn uống nhiều như hổ, như cọp, còn nữ giới ăn uống nhỏ nhẹ, chút xíu. Ờ ! Nhưng bây giờ phải xem lại à nghe vì tôi thấy nữ bây giờ bạo dạn giữa đám đông, nhậu bia so kè với nam giới , không lép vế chút nào.

b/ Mèo khen mèo dài đuôi : Mỉa mai những kẻ tự đề cao về mình.

c/ Mèo nhỏ bắt chuột con : Tùy theo sức mình mà lựa chọn công việc cho phù hợp.

d/ Mèo mù vớ cá rán : Chỉ những kẻ nghèo hèn đang túng quẫn nhưng gặp vận may bất ngờ.

e/ Mèo già hóa cáo : Ý chỉ người già sống lâu nên đúc kết được nhiều kinh nghiệm quí báu. Hay ám chỉ người mới thì rụt rè, nhút nhát , nhưng càng lâu thì càng tinh ranh, khôn lõi.

g/ Chẳng biết mèo nào cắn mỉu nào: nghĩa bóng là mỗi người có sở trường riêng, chưa biết ai hơn ai.

h/ Buộc cổ mèo, treo cổ chó : Nói kẻ hà tiện, có tính bủn xỉn.

i/ Chó chê mèo nhiều lông : Phê phán kẻ không thấy lỗi mình, mà chỉ thấy lỗi người.

k/ Chuột cắn dây buộc mèo : Làm ơn cho kẻ có thể hại mình.

l/ Chuột gặm chân mèo : Làm một việc liều lĩnh, nguy hiểm.

m/ Mèo mả gà đồng : ám chỉ hạng người vô lại, trai trộm cướp, gái lăng loàn khiến ai cũng khinh ghét.

n/ Sát nhất miêu, cứu vạn thử : Giết một con mèo là cứu chục ngàn con chuột.

Còn rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về mèo nhưng tôi không thể trích ra hết nơi đây. Chỉ xin hỏi bạn một câu :

“ Bạn có bao giờ quan sát chú mèo dành hằng giờ ngắm nhìn vào khoảng không hay chưa ? " người bạn 4 chân của chúng ta học cách tìm sự bình an trong tư tưởng.

( Có sưu tầm từ Internet ) Oanh Ngô


image.png

samedi 7 janvier 2023

“ Yêu Là Yêu “ của nhạc sĩ Thanh Trang


Bài hát “ Yêu Là Yêu “ của nhạc sĩ Thanh Trang do 4 chị em cua Hiếu Thuận hát .  
Trong bài này có 4 đoạn solo :

Hiếu Thuận hát đoạn 1
chi Hiếu Tâm hát đoạn thứ 2
Hiếu Phương hát đoạn 3
Hiếu Trang hát đoạn 4

https://m.youtube.com/watch?v=AOrBRJzrF84

Lệ Chi chuyển