mercredi 1 mars 2023

Úc: Con đường độc đáo, bạn có thể dùng rau củ quả trồng trên đường miễn phí.

 

Úc: Con đường độc đáo, bạn có thể dùng rau củ quả trồng trên đường miễn phí.

Tại một thị trấn nhỏ ở Queensland có một con đường cực kì đặc biệt, sở dĩ đặc biệt là bởi vì đây là con đường “ăn được”.

Đúng thế, chính là “ăn được”!

Trên con đường này hai bên đường khắp nơi đều có trồng các loại rau củ quả hữu cơ không ô nhiễm, tươi ngon và đầy dinh dưỡng. Chỉ cần cắn một miếng thôi bạn sẽ cảm nhận được cảm giác ngọt ngào mà không có bất cứ loại trái cây đắt tiền nào sánh bằng.

1Bạn có thể hái một quả quýt nếu khát.Khi đói thì có thể ăn một quả chuối.aMọi người đi dạo đều có rau mang về nhà.aĐúng vậy, thật sự hạnh phúc như thế đấy!

Quan trọng nhất là rau củ quả ở đây “KHÔNG CẦN PHẢI TRẢ TIỀN!”

Bởi vì trái cây quá đắt tiền nên họ đã biến con đường này thành một vườn trái cây

Con đường Thực phẩm Đô thành (Urban Food Street) nằm tại Buderim thuộc vùng ven biển Sunshine, Queensland; và được bắt đầu vào năm 2009.

Khi đó, một quả cam ở chợ có giá từ 1,5 – 2 USD, giá cả đắt đỏ này khiến người dân cảm thấy rất không hài lòng, vì thế ông Duncan McNaught và bà Caroline Kemp sống tại đây đã quyết định tự trồng lấy đồ ăn.

Ban đầu, họ chỉ muốn trồng vài cây cam trong vườn nhà cho thỏa nỗi lòng mà thôi, nhưng sau đó họ lại suy nghĩ và quyết định trồng ở cả hai bên đường, như vậy thì mọi người đều có thể hái để ăn.

Và thế là ngày hôm sau, họ thực hiện ngay việc trồng cây ở hai bên đường.

aÔng Duncan McNaught và bà Caroline Kemp6Mọi người cùng nhau hưởng ứng phong trào trồng cây

Ý tưởng này của họ cũng đã lôi kéo được những người khác nhiệt tình tham gia, chẳng bao lâu sau, càng lúc càng có nhiều người bắt tay vào làm, biến con đường này thành cả một vườn rau củ.

Dần dần số lượng rau củ quả được trồng hai bên đường càng lúc càng nhiều, con đường ban đầu chỉ trồng cây cam thì nay đã được mở rộng thành một nông trường lớn với 11 nhánh đường trồng đầy các loại rau củ quả.

Các loại trái cây, rau củ như chuối, quất, lựu, thanh long, dâu, dâu rừng, cà chua, cải xoăn, khoai tây, rau diếp, khoai lang, cải bắp, bạc hà, hạt tiêu, húng tây…, muốn gì là có đó.

7Cả một vườn rau xanh ngát…8…cùng với các loại trái cây.

9

Một trong hai người khởi đầu ý tưởng này, ông Duncan McNaughty cho biết: “Vấn đề mà mọi người thường gặp phải khi nấu cơm đó là đột nhiên phát hiện ra ở nhà hết gia vị, nhưng trời tối rồi mà lái xe đi mua gia vị thì không tiện. Bây giờ thì không cần nữa, chúng tôi chỉ cần đi ra đường, cần gì thì hái cái đó.”

“Như vậy vừa đỡ phải lái xe ra chợ, giảm ô nhiễm, lại vừa có thể đi bộ rèn luyện sức khỏe, một mũi tên trúng hai đích.”

Đồng thời, dù bạn không muốn tự mình trồng cũng không sao cả, bạn vẫn có thể dùng rau củ quả trồng trên đường miễn phí.

10Người dân có thể dùng mọi loại rau củ trên đường miễn phí…11…và không cần tốn công đi chợ xa nữa.

Bà Caroline Kemp chia sẻ rằng: “Những người không trồng cây thì sẽ cung cấp hệ thống tưới nước hoặc chia sẻ với mọi người mứt làm từ trái cây.” Thậm chí còn có những người không sống trong khu này cũng tìm đến chỉ để tham gia vào niềm vui trồng trọt.

“Mỗi người đều có một cách cống hiến khác nhau.”

“Suy nghĩ chung của chúng tôi chính là: chung tay và chia sẻ!”

“Mỗi người đều chung tay vào làm, sau đó cùng mọi người chia sẻ thành quả lao động của mình.”

Vào năm 2015, khu làng rau củ này tổng cộng thu hoạch được 900 kg chuối và 300 cái bắp cải.

13Người dân cùng nhau chung tay xây dựng…14…và chia sẻ thành quả.

15

Mối quan hệ của mọi người hòa hợp nhờ vào con đường rau củ quả này

Ngoài việc có thể ăn rau củ quả tươi miễn phí thì tác dụng quan trọng hơn hết của con đường này là làm cho mọi người trở nên đoàn kết, hòa hợp hơn.

Bà Caroline Kemp cho biết, “Mỗi buổi chiều, trẻ em trong vùng đều ra ngoài đường chơi rất vui, nào là đá banh, chơi trò chơi. Còn mọi người sẽ mang rổ ra để hái rau củ quả.”

“Mọi người không còn chỉ vẫy tay chào khi gặp nhau trên đường như lúc trước nữa, bây giờ họ sẽ dừng lại trò chuyện, họ còn chọn ngày để họp mặt, mối quan hệ giữa hàng xóm với nhau cũng thân thiết hơn.”

“Cảm giác này giống như mọi người đều là người một nhà.”

16Trẻ em nô đùa trên phố17Tình cảm của người dân cũng ngày càng gắn kết

Mang ý tưởng thiết kế gần gũi với thiên nhiên đến cho thành phố

Xuất thân là kiến trúc sư, bà Caroline Kemp cho biết: “Thành phố ngày càng phát triển mang đến cho chúng ta rất nhiều tiện ích nhưng đồng thời cũng làm tăng không ít phiền phức, ví dụ như việc chúng ta ngày càng xa cách với thiên nhiên.”

“Thế nhưng trên con đường rau củ quả của chúng tôi, mọi người chỉ cần ra ngoài là sẽ có cảm giác bước vào thiên nhiên, tràn đầy cảm giác xanh tươi, trái cây thơm ngát, khung cảnh còn đẹp hơn cả công viên mà lại còn hữu dụng nữa.”

“Ngoài ra, khí hậu nơi chúng tôi ở khá nóng bức, số cây cối này cung cấp rất nhiều bóng mát cho nơi đây và mang đến nhiều tiện ích hơn để mọi người tập thể thao.”

“Chúng tôi hy vọng thông qua cách làm này để thay đổi ý tưởng thiết kế thành phố trước đây, tạo nên một môi trường sống thân thiện, bảo vệ môi trường cũng như một lối sống khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe.”

18Quả là một môi trường sống thân thiệnTrẻ em tham gia lao động…20…và học hỏi.

Con đường đầy rau củ quả này đã giải quyết hết những vấn đề khiến chúng ta lo lắng như thực phẩm an toàn, thành phố ô nhiễm, quan hệ hàng xóm, cuộc sống khỏe mạnh.

Vì thế chúng ta cũng có thể hiểu được lý do vì sao có rất nhiều người muốn chuyển đến sống ở khu này. Ngay cả những người ở đây sau khi bán nhà cũng đều phải viết vào trong tờ rơi rằng Urban Food Street là nơi rất tuyệt. Một trang mạng giới thiệu khu phố này có đến 2 triệu lượt ghé thăm, ai nấy đều để lại bình luận rằng họ muốn đến nơi đây.

21Những bó rau xanh mơn mởn tươi ngon12Nhìn con đường này, chắc hẳn ai cũng muốn dọn đến đây sinh sống!

Hiện nay, cư dân của khu phố này đang dựa trên ý tưởng về con đường rau củ này để thiết kế một hạng mục mới nhằm giúp người dân ở những nơi khác thực hiện việc cải tạo đường phố, tạo nên một khu phố tự cung tự cấp, chia sẻ thức ăn, tốt cho sức khỏe và hòa hợp thân thiết.

Biết đâu được sẽ có một ngày chúng ta đều được sống ở một nơi bao quanh bởi cây cối xanh tươi, trái cây thơm ngát, tràn đày niềm vui như thế này…

ST

T.Anh chuyển

Tượng Chúa Cứu thế tại Rio de Janeiro (Brasil) -Chúa bị sét đánh , nhưng không chết !

Tượng Chúa Cứu thế tại Rio de Janeiro (Brasil) - Ảnh: Shutterstock

Chỉ để tạo ra một bức ảnh sét đánh độc nhất vô nhị, nhiếp ảnh gia đã đứng trước trời bão suốt 3 giờ đồng hồ và chụp tổng cộng 500 tấm ảnh phơi sáng khác nhau.

Tuần trước, nhiếp ảnh gia Fernando Braga vô tình chụp được cảnh sét đánh vào tượng Chúa Jesus cao nhất Brazil khi một cơn giông bất ngờ đổ bộ vào bờ biển Rio de Janeiro.





Trong bức ảnh, tia sét đã đánh trúng vào đầu bức tượng cao 38 m, tạo ra một cảnh tượng có một không hai. Bức ảnh và video ghi lại khoảnh khắc này đã thu hút hơn 20 triệu lượt xem, gần 168.000 lượt thích và 3.156 bình luận.




Bức ảnh nhận được gần 168.000 lượt thích trên Instagram. Ảnh: Fernando Braga.

Hồng Công chuyển

Chủ nhân của bức ảnh độc nhất này là Fernando Braga. “Ánh sáng của thần thánh!!! Thứ sáu!!!
Bức ảnh được chụp vào ngày 10/2/2023”, nhiếp ảnh gia chia sẻ trên Instagram.

Ông cho biết đã đứng ngoài trời giữa cơn bão suốt 3 tiếng đồng hồ để ghi lại khoảnh khắc hoàn hảo này.
Vì được nhiều người yêu cầu, Braga còn quay video
timelapse cảnh sét đánh trúng bức tượng Chúa cùng với
500 tấm ảnh khác nhau và thậm chí còn đổi ống
kính liên tục trong suốt quá trình chụp.

Trên tài khoản Instagram cá nhân, Braga đã chia sẻ câu chuyện để làm ra tấm hình lịch sử này. Ông nói rằng quá trình thực ra không quá khó khăn. Ông bắt đầu chụp từ
16h và hoàn thành lúc 20h30.
Tia sét trong bức ảnh diễn ra chính xác vào lúc 18h55.

“Sau suốt 3 tiếng và 500 tấm ảnh phơi sáng khác nhau, tấm ảnh huyền thoại này đã được ra đời.
Tôi đã mất không biết bao nhiêu ngày để luyện tập cho khoảnh khắc này và cuối cùng vẫn luôn là công cốc.
Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ”, nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Braga cho biết ông đã dùng máy ảnh Nikon D800 với hai ống kính 70-200mm f/2.8 và 70mm f/8 để ghi lại thành công khoảnh khắc này.
Bức ảnh hy hữu được chụp ở tốc độ màn trập 13 giây và ISO 100.

Nhiếp ảnh gia đã ghép một video timelapse từ tất cả tấm ảnh đã chụp và làm một video Reel trên Instagram zoom vào tấm ảnh để chỉ rõ tia chớp đã đánh trúng chính xác vào bức tượng Chúa cao 38 m ở Brazil.

“Tôi gặp phải rất nhiều cản trở trong quá trình bắt đúng cảnh tia chớp đánh vào đầu bức tượng. Trời mưa rất to và đêm khuya cũng sắp trôi khiến tôi nản lòng muốn bỏ cuộc vài lần”, ông chia sẻ.

Nhiều người dùng cũng cảm thán về bức ảnh có một không hai này và khen nhiếp ảnh gia vì may mắn bắt được khoảnh khắc vàng.

“Với công nghệ quay video 4K 60 fps hiện nay, không khó để
chụp những bức ảnh tia sáng như thế này, chỉ cần quay lại cảnh cơn bão và chọn đúng vào khung hình có thời điểm bạn muốn.


Nhưng đây vẫn là một tấm ảnh rất độc đáo. Hãy chụp một tấm như vậy với tượng Nữ thần Tự do đi”, một người bình luận.




Tượng Chúa Cứu thế trên đỉnh núi nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro, Brazil được xem là một trong những công trình kiến trúcđộc đáo nhất thế giới. Tác phẩm này là một trong những tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới.




Với chiều cao 38 m và nằm trên đỉnh Corcovado, một ngọn núi cao 710 m với rừng rậm rạp ở Brazil, tượng chỉ đứng sau Cristo de la Concordia ở Bolivia (40 m) và Christ the King ở Ba Lan (52 m).

Nhưng do nằm trên đỉnh núi, công trình này dễ bị sét đánh và trên thực tế không ít lần trở thành cột thu lôi trong năm.
Vào năm 2008, một cơn bão lớn đã làm hư hại phần đầu, lông mày và ngón tay của tượng.




Sau đó, vào năm 2014, sét đánh lại tiếp tục làm gãy một ngón tay của tượng. Vì vậy, các nhà chức trách quyết định sửa chữa mảnh vỡ trên một ngón tay khác và phần đầu của bức tượng do lần sét đánh trước đó, đồng thời lắp thêm các cột thu lôi bổ sung gần bức tượng.




Tượng Chúa Kito tại Brazil cũng đã được UNESCO công nhận là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới

Những hình ảnh Tượng Chúa Kito tại Brazil đẹp “quá sức tưởng tượng”!








Hình ảnh Chúa Giesu ở góc độ độc đáo đẹp “quá sức tưởng tượng”!





quả thực là những hình ảnh đẹp “quá sức tưởng tượng”!






Đôi khi, ta cũng có thể trông thấy hình ảnh Chúa Kitô dường như đang
“lướt” trên những đám mây... TUYỆT VỜI!.



Bắt gặp hình ảnh này chắc có lẽ ai đó sẽ phải thốt lên rằng: “Có thật không vậy?”



Cũng có lúc tượng Cristo Redentor “thay đổi” màu sắc, và hình trên đây được chụp vào tháng 6 năm 2012 với màu xanh lá cây



Cũng có đôi khi bức tượng thay đổi màu sắc là do sự “trợ giúp” của mặt trời, nhưng dù ở góc độ và màu sắc nào đi chăng nữa thì chỉ có thể nói được một từ là: TUYỆT VỜI!.



Tượng Chúa Kitô vốn là “tâm điểm” của những cú sét đánh và thường xuyên bị sét đánh trúng.


Đây có lẽ không phải là công việc dễ dàng vì con đường đi lên khá là khó khăn. Hãy nhìn vào hình ảnh và bạn sẽ thấy.

.






Bức tượng Chúa Giesu vẫn đứng sừng sững bất chấp mưa hay nắng…

Theo Buzzfeed

mardi 28 février 2023

PHIM : 💥 VIỆT NAM 🌺 QUÊ HƯƠNG🌸TÌM LẠI

 - Mời Quý Bạn K1 xem một Bộ VIDEO gồm 41 Tập,  ký sự bằng Hình ảnh của Huy Hà Media thực hiện công phu , hành trình thăm lại khắp miền Đất Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta :



 https://www.youtube.com/playlist?list=PLj0GhlmSL3icsTIg3uaY2eVezPeNM-VgB

Hủ tiếu Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời.

 Hủ tiếu Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời.

Nguồn: Gordon Ramsay, Masterchef US
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời
Xưa nay chỉ thấy món phở Việt Nam nổi danh, thế nhưng món hủ tiếu cũng được khen không kém cạnh bạn nhé..
 
Gordon Ramsay là một đầu bếp người Anh nổi tiếng thế giới với thành tựu đã từng nhận đến 16 ngôi sao Michelin danh giá.

Ngoài ra, Gordon Ramsay còn sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng cao cấp trên thế giới và là nhân vật truyền hình xuất hiện thường xuyên trên các chương trình ẩm thực nổi tiếng.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 1.
Đặc biệt, trong chương trình Gordon’s Great Escape, Gordon Ramsay đã lang thang đến nhiều đất nước, tách biệt với cuộc sống bận rộn hàng ngày để toàn tâm toàn ý cho bản thân trải nghiệm các món ngon vật lạ nhiều nơi.
Và sau chuyến viếng thăm Campuchia thì Gordon Ramsay đã ghé thăm Việt Nam và lang thang trên mọi nẻo đường để tìm hiểu ẩm thực.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 2.
Ban đầu, Gordon cứ nghĩ món ăn Việt Nam cũng như các món Thái hoặc các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á.
Thế nhưng, sau khi được trải nghiệm ẩm thực Việt Nam xong thì ông hoàn toàn bất ngờ và thốt lên rằng: "Ẩm thực Việt Nam đúng là độc đáo và không thể so sánh với bất cứ món ăn nào ở những đất nước mà tôi đã đi qua".
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 3.

 

Đặc biệt, ấn tượng khó phai nhất đối với Gordon Ramsay chính là món hủ tiếu được thưởng thức ngay trên thuyền đang trôi lềnh bềnh trên sông ở miền Tây Nam Bộ... Ấn tượng của Gordon Ramsay về món hủ tiếu miền Nam thật sự rất sâu sắc.
Ông cho biết rằng, mùi thơm của hẹ, rau mùi, húng quế hòa quyện tạo nên hương vị cân bằng và thanh nhẹ. Thậm chí, Gordon còn cho biết thêm, phần nước dùng hủ tiếu có thể ngon hơn nhiều nhà hàng Việt tại London.

 


Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 4.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 5.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 6.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 7.
Và quá ấn tượng với món hủ tiếu Việt Nam, ngay sau khi về nước, Gordon đã đưa hẳn món hủ tiếu thành đề tài hóc búa cho các đầu bếp đã lọt vào top 5 trong chương trình Masterchef Mỹ.
Chính đề tài hủ tiếu Việt Nam này đã khiến cho các thí sinh đầy tài năng cảm thấy hoang mang. Bởi họ đã được cho nếm thử phần nước dùng, ăn thử món hủ tiếu Việt Nam, cảm nhận mùi vị rồi chế biến lại sao cho giống nhất.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 8.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 9.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 10.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 11.
Hầu hết các thí sinh đều cảm thấy bất ngờ trước hương vị đặc biệt của hủ tiếu Việt Nam, thậm chí có thí sinh còn có ý định bỏ cuộc thì quả thật hương vị món ăn này quá độc đáo đến mức không thể đoán ra được nguyên liệu gì đã được dùng qua.
Và ngay trong chương trình thì Gordon Ramsay cũng khẳng định với các thí sinh rằng: "Đây là một trong những món ăn tuyệt vời nhất mà tôi từng được ăn nên hy vọng các bạn đừng làm tôi thất vọng".

 


Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 12.
 
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 13..
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 14.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 15.
 
Như vậy, đi theo hành trình của vị đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay thì chúng ta chợt nhận ra rằng, Việt Nam không chỉ có món phở mới độc đáo mà món hủ tiếu cũng ngon không kém cạnh bạn nhé.

 


Đặc biệt, nguyên liệu chế biến hủ tiếu cũng rất đa dạng, không chỉ có hủ tiếu thịt lợn, hủ tiếu xương mà còn có hủ tiếu gà, bò viên, hoành thánh, hải sản tôm mực...
Đó là lý do vì sao chỉ mới nhắc đến hai từ hủ tiếu là nhiều bạn đã cảm nhận ngay được mùi thơm thoang thoảng bay xung quanh và gợi lên cơn thèm khó kiềm chế được.
 
 
Nguồn: Gordon Ramsay, Masterchef US

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

 SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành




Anh chị em thân mến!

Các Sách Tin Mừng Matthêu, Marcô và Luca đều thuật lại biến cố Chúa Giêsu Hiển dung. Qua đó, chúng ta thấy Chúa đáp lại thái độ của các môn đệ khi chưa thật sự hiểu Người. Thật vậy, trước đó không lâu, đã có một cuộc xung đột thực sự giữa Thầy Giêsu và môn đệ Simon Phêrô, người mà sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người. Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quở trách ông: “Xatan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!” (Mt 16, 23). Và rồi, “sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê, tới một ngọn núi cao” (Mt 17, 1).

Đoạn Tin mừng về Chúa Giêsu Hiển dung được đọc hàng năm vào Chúa Nhật II Mùa Chay. Thật vậy, trong mùa Phụng vụ này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến một nơi riêng biệt. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt – sự khổ chế – như dân thánh của Thiên Chúa.

Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Đây chính là điều mà Phêrô và các môn đệ cần phải thực hiện. Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu, chúng ta phải để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm. Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và tập trung. Những điều kiện tiên quyết này cũng rất quan trọng đối với lộ trình Hiệp Hành mà, là một Hội Thánh, chúng ta đã dấn thân thực hiện. Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và trải nghiệm Hiệp Hành.

Trong cuộc “tĩnh tâm” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ, những người được chọn để chứng kiến một biến cố độc nhất vô nhị. Chúa Giêsu muốn chia sẻ kinh nghiệm ân sủng này, chứ không giữ lại cho riêng mình, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một trải nghiệm được sẻ chia. Vì chính trong sự liên đới với nhau mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu. Và chúng ta, là một Hội Thánh lữ hành giữa dòng thời gian, cùng trải nghiệm Năm phụng vụ và trong đó có Mùa Chay, chúng ta cùng tiến bước với anh chị em mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như những bạn đồng hành. Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm Đức Kitô – Đấng Cứu Độ một cách sâu xa và trọn vẹn hơn.

Và như thế chúng ta cùng bước lên cao điểm. Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Đây là “chóp đỉnh”, mục tiêu của cuộc hành trình. Vào cuối cuộc leo núi, khi đang ở trên đỉnh núi với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy Người trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên. Một ánh sáng không đến từ bên ngoài, nhưng tỏa ra từ chính Chúa. Vẻ đẹp thiêng liêng của thị kiến này trỗi vượt hơn những nỗ lực mà các môn đệ đã cố gắng khi lên Núi Tabor. Như trong bất kỳ chuyến leo núi gian nan nào, đang khi leo, chúng ta phải chăm chú nhìn vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối lộ trình gây bất ngờ và đền đáp cho chúng ta bởi sự kỳ diệu của nó. Cũng vậy, tiến trình Hiệp Hành thường có vẻ như là một con đường khó khăn, và đôi khi có thể gây nản lòng. Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn sẽ là một điều gì đó kỳ diệu và ngỡ ngàng, điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mạng dành cho chúng ta trong khi phục vụ vương quốc của Ngài.

Trải nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng phong phú hơn nữa khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, xuất hiện ông Môsê và Êlia, vốn là hiện thân của Lề luật và các Ngôn sứ (x. Mt 17, 3). Điều mới mẻ của Đức Kitô vừa là sự hoàn tất Giao ước cũ và các lời hứa, vừa không tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và đồng thời mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn cho lịch sử đó. Tương tự như vậy, lộ trình Hiệp Hành bắt nguồn từ truyền thống của Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng mở ra cho những điều mới mẻ. Truyền thống là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới, và để tránh những cám dỗ đối nghịch của sự trì trệ và ngẫu hứng.

Hành trình khổ chế Mùa Chay cũng như tiến trình Thượng Hội đồng đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả về phương diện cá nhân lẫn Giáo Hội. Một sự biến đổi, mà trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu nơi Chúa Giêsu Hiển dung và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm Vượt qua của Người. Để cuộc biến hình này có thể trở thành hiện thực nơi chúng ta trong năm nay, tôi muốn đề nghị hai “Lộ trình” cần đi theo để cùng lên núi với Chúa Giêsu, và cùng với Người đạt tới mục tiêu.

Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung. Tiếng từ đám mây phán ra: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5). Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta như thế nào? Trước hết, từ Lời Chúa mà Giáo hội công bố cho chúng ta trong Phụng vụ. Mong sao chúng ta đừng để Lời ấy bị bỏ ngoài tai; trong trường hợp không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên, chúng ta hãy đọc các Bài đọc Kinh Thánh hàng ngày, dù là với sự trợ giúp của internet. Ngoài Kinh Thánh, Chúa còn nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, nhất là qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ. Nhưng tôi cũng muốn thêm vào một khía cạnh khác, rất quan trọng trong tiến trình Hiệp Hành: thái độ lắng nghe Chúa Giêsu cũng bao gồm việc lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội. Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội hiệp hành.

Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Chúa Giêsu lại gần, chạm đến các ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ! Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Chúa Giêsu mà thôi” (Mt 17, 6-8). Đây là đề nghị thứ hai cho Mùa Chay này: đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường và những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với thực tế và những đấu tranh, khó khăn và mâu thuẫn của nó trong cuộc sống hàng ngày. Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về vinh quang Phục sinh, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”. Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với đức tin, đức cậy và đức mến, hầu đạt tới sự phục sinh. Cũng vậy, trên lộ trình Hiệp Hành, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của một số trải nghiệm hiệp thông mạnh mẽ, thì chúng ta đừng ảo tưởng là mình đã đến đích. Vì, cũng tại đây, Chúa lặp lại với chúng ta rằng: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin cho ân sủng mà chúng ta đã trải nghiệm giúp chúng ta trở thành “những nghệ nhân của tính hiệp hành” trong cuộc sống thường ngày tại các cộng đoàn của chúng ta.

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên núi với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người. Và nhờ đó, chúng ta được củng cố trong đức tin, được tiếp tục kiên trì trong cuộc lữ hành cùng với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của dân Người và ánh sáng của muôn dân.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô,
ngày 25. 01. 2023, Lễ Thánh Phaolô Trở lại.

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm