dimanche 12 mars 2023

Con HạcTrắng-Sống lạc quan, khỏe mạnh

Bài viết của Khuyết Danh

Sống lạc quan, khỏe mạnh
Thảnh thơi như hạc trắng
Tươi tắn như mùa Xuân
Ấm nồng như mùa Hạ
Ung dung như mùa Thu
Tĩnh lặng như mùa Đông
Những gì đến phải đến
Cần gì chờ với đợi ?
An vui ngày hôm nay
Rồi sẽ đến ngày mai !


Con HạcTrắng

Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung... Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.

Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Ðà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1 người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện.

Tôi bất giác hỏi:
- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ?
Anh tôi cười, nói:
- Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.




Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín.
Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.

Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love &Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.

Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.

Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.

Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình.

Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.

Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ, mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.

Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có sống lạc quan mới cứu rỗi được.

Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!!!

Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.

Trong Những lời Phật dạy có câu:

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng...

Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý.

Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v... đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.

Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư đại học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của "Tín ngưỡng và sức khỏe "!
Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.

Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình.
Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là "Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa" hoặc "Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được".

Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.
Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..
Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó, chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.

Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng đế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ. Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng đế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.

Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau.

Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được.


Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.

Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:
"Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước". Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.

Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là:

+Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.

+Tinh thần chấp nhận và lạc quan
.
+Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.

+Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.

+Làm việc thiện nguyện.


Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.

+Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).

+Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v...Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.

Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: 'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.'

Chúc tất cả anh chị em luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !

Leej Chi chuyeenr

jeudi 9 mars 2023

DỊCH CÂN KINH TRỊ BỆNH


TT. THÍCH NHẬT TỪ hướng dẫn thực tập "phất thủ" (phẩy tay), một phần của ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần 500-700 cái, các bạn sẽ trị được các bệnh xương, khớp, tê, sụi, liệt và một số bệnh khác gồm mỡ trong gan, mở trong máu và trĩ. Phi trường Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 24-2-2019 --------------------------------------------------------------------------------
Thao Tác

Đứng 2 chân hình chữ V hay so le , hai tay giơ thẳng bả vai không gồng

Khi hít vào , nhón 2 gót , nhíu hậu môn lại (trị bịnh trĩ), phất tay ra sau , bàn tay nắm lại (kích hoạt thần kinh vùng cổ và lưng), hạ chân, mỉm cười.

Khi thở ra , đưa tay ra trước (tạo cho bộ xương hoạt động), hạ 2 gót , mở hậu môn, bàn tay mở ra hướng lên trời, không dùng sức, 2 vai không gồng.

Tập 2 lần 1 ngày, sáng và tối , mỗi lần 500 đến 700 lần. Tâp khi bụng đói, trước khi tập nên uống nước.

mercredi 8 mars 2023

Un remède naturel contre le diabète de type 2 et l'hypercholestérolémie


CLEAN CONTIENT - RÉDUIT LE CHOLESTÉROL, ÉQUILIBRE VOTRE GLYCÉMIE EN 7 JOURS - Un remède naturel contre le diabète de type 2 et l'hypercholestérolémie Ingrédient: - 10 gr de champignons de chat - 10 grammes de gingembre - 6 pommes rouges - 100 gr de porc - 2 oignons séchés - 500ml d'eau - 1 gr de sel, 1 gr de poivre, 1 g de sucre POUR ÊTRE EN SANTÉ, VOUS DEVEZ purger votre foie en 9 JOURS : JOUR 1 :    • LÀM SẠCH GAN NHIỄ...   JOUR 2 :    • LÀM SẠCH LÁ GAN N...   JOUR 3 :    • 5 THỰC PHẨM GIÚP ...   JOUR 4 :    • GAN NHIỄM MỠ ĐẾN ...   JOUR 5 :    • LÀM SẠCH GAN NHIỄ...   JOUR 6 :    • THỨC UỐNG MẠNH NH...   JOUR 7 :    • THỨC UỐNG MẠNH MẼ...   JOUR 8 :    • UỐNG 2 LY MỖI NGÀ...   JOUR 9 :    • THỨC UỐNG TỐT NHẤ...  ORE Remède contre les AVC - CITRON - GINGEMBRE - MIEL :    • CHANH GỪNG MẬT ON...   - MIEL Papaye :    • Bài thuốc quý TRỊ...   - 7 LÉGUMES TYPIQUES À MANGER TOUS LES JOURS :    • 7 LOẠI RAU THƠM N...   Remède pour NETTOYER LES poumons, TRAITER LA TOUX, SIRO OU - Nettoyer les poumons :    • LÀM SẠCH PHỔI - B...   - Traitement contre la toux :    • SIRO TRỊ HO - Các...   - Coeur sain :    • Bài thuốc quý CHO...   - 4 aliments pour traiter les maux de ventre :    • 4 Thực phẩm LÀM L...  

Ngôn ngữ ẩn của logo-La langue cachée du logo

Ngôn ngữ ẩn của logo

Rất ngạc nhiên... hãy nhìn kỹ... các nhà quảng cáo đôi khi có những ý tưởng tinh tế! Tôi chưa bao giờ chú ý đến những"sự tinh tế" này!


Bây giờ bạn sẽ nhìn chúng khác đi.





Bạn có thấy mũi tên (la flèche ) giữa chữ "E" và chữ "x" (màu trắng) không?
Tôi chưa bao giờ để ý đến mũi tên ấy.








Chữ "T" thứ 2 và thứ 3 là hai người
chia sẻ một chiếc bánh tortilla
và một bát nước sốt.






Chữ “R “ trong Tour là người đi xe đạp
Vòng tròn màu vàng là bánh trước
Và chữ “ O “ là bánh sau






Mũi tên có nghĩa là Amazon có

đủ mọi thứ từ A đến Z





Có một con gấu đang nhảy múa phía trên lúa mì.
Toblerone được sản xuất tại Bern , Thụy Sĩ,
Có biểu tượng là một con gấu




Bạn có thấy “ 31 “ giữa chữ BR = 31 mùi thơm ngon ?





Bạn có nhìn thấy mặt con khỉ đột và con sư tử cái đối diện nhau Màu trắng




Nửa mặt "smiley" (nụ cười) cũng là chữ "g" cho "goodwill”

Nhưng với lòng bàn tay của TGV, xoay ngược lại, tượng trưng cho một con ốc sên.

..dường như để giải thích sự chậm trễ thường xuyên…

Có lė điều này đã không có ở trong kế hoạch lúc ban đầu !!!






Bạch Mai sưu tầm











mardi 7 mars 2023

HẠT LÚA MÌ

 Ngày xưa có một người nông dân trồng loại lúa mì tuyệt vời nhất. Mỗi mùa, anh ấy đều giành được giải thưởng cho loại lúa mì ngon nhất trong quận của mình.

Một người phụ nữ khôn ngoan đã đến gặp anh ta để hỏi anh ta về thành công của anh ta.

Anh ấy nói với cô ấy rằng điều quan trọng là chia sẻ hạt giống tốt nhất của anh ấy với những người hàng xóm để họ cũng có thể gieo hạt giống đó.

Người phụ nữ khôn ngoan hỏi: “Làm thế nào bạn có thể chia sẻ hạt giống lúa mì tốt nhất của mình với những người hàng xóm khi họ cạnh tranh với bạn hàng năm?”

“Đơn giản thôi,” người nông dân trả lời. “Gió phát tán phấn hoa từ lúa mì của mọi người và mang nó từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm của tôi trồng lúa mì kém chất lượng, thì quá trình thụ phấn chéo sẽ làm giảm chất lượng lúa mì của mọi người, kể cả của tôi. Nếu tôi muốn trồng loại lúa mì tốt nhất, tôi cũng phải giúp những người hàng xóm của mình trồng loại lúa mì tốt nhất.”

Đây không chỉ là lời khuyên tuyệt vời để trồng trọt những vụ mùa tốt nhất, mà còn là lời khuyên tuyệt vời cho cách sống của bạn.
Nếu bạn muốn sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc, hãy giúp người khác tìm thấy hạnh phúc.

Hãy nhớ rằng: Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc đời mà bạn tiếp xúc bằng tình yêu, lòng tốt, sự tôn trọng và hy vọng.

IMG_5936.JPG

GÂTEAU DE POMMES DE TERRE AU THON

 GÂTEAU DE POMMES DE TERRE AU THON

REF: Recettes faciles

Ingrédients :
– 500 g de pommes de terre
– 160 g de thon
– 1 œuf
– 80 g de St Moret
– 100 g de mozzarella
.
Préparation
_ Laver et éplucher les pommes de terre puis les couper en petits morceaux et les faire bouillir.
_ Les égoutter et les écraser dans un bol avec le pilon à pommes de terre.
_ Ajouter l’œuf, le sel au goût, le thon égoutté si vous utilisez celui avec de l’huile et mélanger.
_ Ajouter le St Moret et la mozzarella coupés en morceaux, mélanger à nouveau.
_ Verser le mélange dans un moule à gâteau de 20 cm tapissé de papier sulfurisé et cuire au four chaud à 180 °
_ Cuire 30 minutes, sortir du four et laisser refroidir avant de couper.
Bon appétit
Peut être une image de aliment et intérieur
Toutes les réactions :

Ba Cái Thiếu Kinh Niên Của Người Già - BS. Đỗ Hồng Ngọc

 AVvXsEgqSIkVs7rDMt0moV_SjaShIOVmqCoCzcMEH72197CBaQmpdqIZWoeeSKvvmxWdmLe7QJv6aTDdGTMPEdP7Y3u-RueMHZh8xQxSWilo3RqjqN2OxQ3n4rUd_MuJqGQZ4vkGKcJPbRHIctYS-kjpaRzSMMK1ATgYw3XzHq6ebzF2Hp2yfrHOqOiUqpXNfA=w640-h360

Tu là phải tập, học là phải hành. Đừng share facebook rồi chẳng làm gì cả. Phải sống thích nghi trong những năm bình thường mới và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đây là giai đoạn bắt đầu nở rộ sinh hoạt nhóm, cộng đồng trong thế giới phẳng.

Chính quyền chỉ tồn tại để duy trì an ninh, trật tự. Con người chỉ phải lo kiếm cơm để sống và 50% còn lại sẽ sống trong thế giới ảo (?).

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không ngờ nhanh vậy!

Thực tế con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình sướng thì không khéo người ta nghi ngờ là có vấn đề về tâm thần!

Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

* MỘT LÀ THIẾU BẠN!

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình!.

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen.

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…

Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm văn nghệ!

* CÁI THIẾU THỨ HAI LÀ THIẾU ĂN!

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!

Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử.

“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ!

Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn.. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

* CÁI THIẾU THỨ BA LÀ THIẾU VẬN ĐỘNG!

Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy!

Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trong bốn bức tường trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!

Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… chịu hổng nổi là được!

Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

Tóm lại, giải quyết được “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng!

Bs ĐỖ HỒNG NGỌC

Galette Bretonne avec de la farine de sarrasin



Crêpes de sarrasin au gruyère







Photo: Maude Chauvin


Bon à savoir, le sarrasin est l’une des céréales les plus nutritives. Et il permet de transformer ces crêpes en une recette sans gluten!

Préparation: 15 minutes
Temps de repos: 1 heure
Cuisson: 10 minutes
Donne environ 8 crêpes
Ingrédients120 g (1 tasse) de farine de sarrasin
1 c. à thé de bicarbonate de soude
Une pincée de sel
250 ml (1 tasse) de lait ou boisson de soya enrichie
2 œufs
fromage gruyère au goût
œufs durs (garniture) (facultatif)
ciboulette hachée (garniture) (facultatif)
sirop d’érable ou miel (facultatif)
PréparationMettre les ingrédients secs dans un grand bol et mélanger à l’aide d’un fouet. Ajouter le lait et les œufs, et fouetter jusqu’à l’obtention d’une pâte lisse. Laisser reposer au réfrigérateur au moins 1 heure.
Ajouter un peu d’eau (60 ml – 1/4 tasse ou plus) pour obtenir une pâte coulante qui s’étendra bien dans la poêle.
Chauffer une poêle antiadhésive ou en fonte sur feu moyen. Lorsqu’elle est chaude (voir Notes), la beurrer légèrement. À l’aide d’une louche, verser environ 60 ml (1/4 tasse) de pâte dans la poêle et incliner celle-ci de façon à étaler la pâte. Cuire jusqu’à ce que des bulles commencent à se former et que la galette se colore. Retourner à l’aide d’une spatule. Ajouter du fromage en surface et laisser cuire jusqu’à ce que l’autre côté de la galette soit bien coloré. Répéter avec le reste de la pâte. Garnir d’œufs durs et de ciboulette, si désiré, ou encore de sirop d’érable.

À lire aussi: 10 idées pour un petit-déjeuner riche en protéines

Notes

  • On vérifie si la poêle est chaude en y faisant tomber des gouttelettes d’eau. Si elles grésillent, c’est que la surface est assez chaude.
  • La pâte peut être préparée la veille. On peut aussi réduire la recette de moitié.
  • Pas le temps de laisser reposer la pâte? Dissoudre le bicarbonate de soude dans 60 ml (1/4 tasse) d’eau bouillante avant de l’ajouter à la pâte. (Omettre alors l’ajout d’eau après le temps de repos.)

Variante

Pour une version sucrée, ajouter à la pâte 2 petites bananes écrasées à la fourchette. Omettre le fromage. Servir avec du sirop d’érable.

À lire aussi: Muffins au jambon et au fromage


Galette bretonne

Provenant de la région française de la Bretagne – d’où son nom –, cette galette est tout simplement une crêpe préparée avec de la farine de sarrasin, ce qui lui confère cette belle couleur foncée. On la sert exclusivement avec une garniture salée, la farine régulière étant utilisée pour la préparation des crêpes sucrées.

La garniture classique de la galette bretonne est bien sûr constituée de jambon-fromage-œuf au miroir, mais chacun peut l’agrémenter à son goût. On peut ainsi choisir un fromage au goût prononcé, ajouter des noix ou des champignons, ou encore la servir avec du saumon fumé (et de la crème fraîche, miam!). Cela dit, la tradition veut que la galette bretonne soit accompagnée de beurre et de cidre de pommes.

galettebretonne768

Préparation: 5 minutes
Attente: 30 minutes
Cuisson: 2 minutes par galette
Donne 6 galettes

Ingrédients

  • 500 ml (2 tasses) de farine de sarrasin
  • 125 ml (1/2 tasse) de farine tout usage
  • 1/2 c. à thé de sel
  • 2 œufs
  • 250 ml (1 tasse) de lait
  • 250 ml (1 tasse) d’eau
  • 1 c. à soupe d’huile d’olive
  • Du beurre pour la poêle
  • Pour garnir:
  • 6 tranches de jambon
  • 250 ml (1 tasse) de fromage cheddar râpé
  • 6 œufs au miroir cuits

Préparation

  1. Tamiser les farines dans un bol et creuser un trou au centre du mélange.
  2. Ajouter le sel et deux œufs (un peu battus) au centre, puis incorporer peu à peu la farine à l’aide d’une fourchette ou d’un fouet.
  3. Verser doucement le lait et l’eau, tout en continuant à mélanger jusqu’à homogénéité.
  4. S’il reste encore des grumeaux, passer au mélangeur ou au chinois (passoire très fine).
  5. Ajouter l’huile, remuer et laisser reposer au moins 30 minutes – et même, idéalement, plusieurs heures ou toute la nuit.
  6. Chauffer une poêle à fond bien plat et la beurrer très légèrement.
  7. Verser la pâte dans la poêle à l’aide d’une louche et l’étendre de manière à former une fine couche. Cuire 20 à 30 secondes (des bulles doivent se former). À l’aide d’un couteau ou d’une spatule en inox, détacher les rebords, puis toute la crêpe et la retourner; cuire encore 20 secondes environ.
  8. Ajouter du fromage au centre, puis une tranche de jambon et y déposer 1 œuf au miroir cuit. Retirer du feu dès que le fromage est assez fondu.
  9. Replier les bords vers le centre de la galette bretonne et servir chaud.
  10. Poursuivre de cette façon jusqu’à épuisement du mélange.

Margherita Romagnoli est l’auteure du blogue La Petite Casserole.

REF