dimanche 23 avril 2023

TÂN NHẠC VN – NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT – NHẠC PHỔ THÔNG – “CHỈ LÀ GIẤC MƠ QUA” (“YELLOW BIRD”) – OSWALD DURAND, MICHEL MAULÉART MONTON, NAM LỘC, TRƯỜNG KỲ

TÂN NHẠC VN – NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT – NHẠC PHỔ THÔNG – “CHỈ LÀ GIẤC MƠ QUA” (“YELLOW BIRD”) – OSWALD DURAND, MICHEL MAULÉART MONTON, NAM LỘC, TRƯỜNG KỲ

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” (“Yellow Bird”, “Choucoune”) của các nhạc sĩ Michel Mauléart Monton, Nam Lộc, Trường Kỳ, phổ từ bài thơ “Choucoune” của thi sĩ Oswald Durand.

Thi sĩ Oswald Durand (September 17, 1840 – April 22, 1906) là một nhà thơ và chính trị gia người Haitian, được người ta cho rằng “ông đối với Haiti giống như là Shakespeare của England và Dante của Italy”. Trong các bài thơ nổi tiếng của ông có bài “Choucoune” với lời thơ ca tụng nét đẹp của người yêu, một phụ nữ người Haitian, sau khi người yêu đã bỏ chàng để theo một người da trắng. Lời thơ nhằm bảo vệ văn hóa Haiti này đã trở thành một bài hát suy tôn tổng thống và bài hát quốc gia của Haiti.

Sinh ra ở Cap-Haïtien, ông đã từng dạy học trước khi được bầu vào Thượng Nghị Viện năm 1885, một vị trí mà ông được tái đắc cử 6 lần. Ông thỉnh thoảng hoạt động trong giới báo chí, làm việc với tính cách tư vấn, viết bài, trong vài trường hợp còn là người sáng lập.

Thi sĩ Oswald Durand.
Thi sĩ Oswald Durand.

Nhạc sĩ Michel Mauléart Monton (1855–1898) chẳng những là một nhạc sĩ dương cầm mà ông còn là nhà soạn nhạc. Ông nổi tiếng vì đã soạn bản nhạc méringue classic “Choucoune” – còn được biết đến là bài “Yellow Bird” trong Anh ngữ.

Ông sinh ra ở Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, US, trong một gia đình cha là người Haitian và mẹ là người American. Thân phụ ông tên Emilien Monton, là một thợ may di cư đến Louisiana hành nghề. Vì lý do của gia đình ông được chị lớn của ông, Odila Monton, chủ nhân tiệm “Rue du Magasin de l’Etat” ở Port-au-Prince nuôi dưỡng. Nhờ đó ông đã học âm nhạc cùng với Toureau Lechaud, một nhạc sĩ danh tiếng được kính trọng người Haitian dạy ông đàn Piano.

Phong cách âm nhạc của ông ảnh hưởng sự quyến rũ nồng ấm của vùng thiên nhiên nhiệt đới Haiti, pha lẫn âm nhạc Phi châu Vodou và âm nhạc cổ điển Âu châu. Ông trộn lẫn những âm hưởng này vào rất nhiều sáng tác của ông.

Ông được biết đến khi ông soạn nhạc cho bài thơ “Choucoune” của thi sĩ Oswald Durand, được viết khoảng 10 năm trước đó vào năm 1883. Bài hát này phát hành trên đài phát thanh công cộng ngày 14 tháng 5 năm 1893. Trên thể điệu meringue nhẹ và chậm được gọi bằng tên phổ thông “Ti Zwazo” hay “Ti Zwezo” (nghĩa tiếng Pháp: “Little Bird”“Choucoune” thành công ngay trên Haiti và thế giới liền sau đó, và được đưa vào United States dưới tên “Yellow Bird”.

“Yellow Bird” nằm ở vị trí #70 trên bảng sắp hạng “Billboard Hot 100” do nhóm Mills Brothers trình bày năm 1959. Nó được sống lại thành công nhất trong mùa hè 1961 nằm ở vị trí #4 trên bảng “Billboard Hot 100” dưới dự trình bày của nhóm Arthur Lyman Group, và đứng vị trí #2 trên bảng sắp hạng “Easy Listening” với thể điệu hòa âm bằng những nhạc cụ Hawaiian, đồng thời cùng với bản hòa âm của Lawrence Welk nằm ở vị trí #61.

“Yellow Bird” được vô số nghệ sĩ và các chương trình truyền hình liên tục thu âm và phát hành từ đó đến nay. Nhạc phẩm còn được đưa vào làm nhạc nền trong phim “The Sapphires” của Australia năm 2012.

Trước năm 1975, trong các phiên bản thu âm “Yellow Bird” của nhiều nghệ sĩ, thịnh hành nhất ở miền Nam VN là phiên bản của ban nhạc “The Brothers Four”. Qua phiên bản này hai nhạc sĩ Nam Lộc và Trường Kỳ đặt lời Việt thành “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” cho “Yellow Bird”.

Nhạc sĩ Trường Kỳ (thập niên 1960s).
Nhạc sĩ Trường Kỳ (thập niên 1960s).

Nhạc sĩ Trường Kỳ (1946 – 2009) là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và là nhà biên khảo về Tân Nhạc Việt Nam. Cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, anh được mệnh danh là “Vua Nhạc Trẻ” từ những thập niên 60 và 70 tại miền Nam Việt Nam.

Anh tên thật Joseph Vũ Trường Kỳ, sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội.

Ngoài việc sáng tác ca khúc và viết lời Việt cho các ca khúc nước ngoài, anh còn viết phóng sự cho báo Kịch Ảnh, Màn Ảnh, phụ trách trang nhạc trẻ trên nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử, cộng tác với các báo Tinh Hoa, Chính Luận, Tiền Tuyến, Thứ Tư…

Anh cũng là người viết tiểu thuyết. Quyển tiểu thuyết “Tuổi Choai Choai” của anh đã được dựng thành phim “Vết Chân Hoang”.

Sau biến cố 1975, Trường Kỳ và gia đình định cư ở Canada từ năm 1980, tiếp tục sinh hoạt văn nghệ, cộng tác với nhiều tờ báo ở Canada cũng như ở Hoa Kỳ. Những năm cuối đời, anh cộng tác với Đài VOA trong chương trình “Nghệ Sĩ và Đời Sống”, chương trình phát thanh hàng tuần vào khuya thứ bảy về âm nhạc Việt và đời sống nghệ sĩ.

Sáng chủ nhật 22 tháng 3 năm 2009, anh thấy mệt và được cấp cứu chuyển vào bệnh viện thành phố Mississauga, Ontario, Canada và sau đó 1 giờ, anh đã từ trần tại nơi đây, để lại một con gái duy nhất và vợ anh ở Montreal, Canada.

Những tác phẩm nổi tiếng của Trường Kỳ gồm có “Biết Đến Thuở Nào” (cùng sáng tác với Tùng Giang), “Khi Ta Hai Mươi”, “Rồi Mai Đây”, “Yêu Nhau Đi”, “Như Một Giấc Mơ”, v.v…

Nhạc sĩ Nam Lộc.
Nhạc sĩ Nam Lộc.

Nhạc sĩ Nam Lộc, tên đầy đủ là Nguyễn Nam Lộc, anh sinh năm 1944 tại Bắc Ninh trong một gia đình có 11 anh chị em (anh là người con thứ hai). Gia đình anh di cư vào Miền Nam năm 1954 lúc anh được 10 tuổi.

Nam Lộc nổi tiếng với nhạc phẩm “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu”, và MC cho các chương trình ca nhạc của Trung Tâm Asia.

Lớn lên ở Sài Gòn, anh tham gia Phong trào Nhạc Trẻ vào đầu thập niên 1960s, và mở đường “Việt hóa” nhiều bản nhạc ngoại quốc thịnh hành đương thời bằng cách đặt lời tiếng Việt. Cùng trong nhóm này có những nhạc sĩ tên tuổi gồm: Phạm Duy,Trường Kỳ, Nguyễn Duy Biên, Tùng Giang, Jo Marcel…

Vào những năm đó anh điều hành quán cà phê “Quán Gió”. Đồng thời anh còn hợp tác với Cục Tâm Lý Chiến trình diễn “Đại Hội Nhạc Trẻ” quy mô ở Vận Động Trường Hoa Lư và Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, anh cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ. Anh làm việc cho cơ quan thiện nguyện USCC giúp cộng đồng người Việt tỵ nạn an cư. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt anh có công đóng góp xây dựng Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, California, US.

choucoune1

“Choucoune” – Nguyên thủy lời Creole (phối hợp của 3 thứ tiếng: Pháp, Tây Ban Nha, Phi Châu) của thi sĩ Oswald Durand – Courtesy of Gage Averill

1. Dèyè yon gwo touf pengwen
Lot jou mwen kontré Choukoun
Li souri lè li wè mwen
Mwen di : « Syèl a la bèl moun »
Mwen di : « Syèl a la bèl moun »
Li di : « Ou trouve sa chè ? »

(Chorus:) Ti zwazo nan bwa ki t’ apé kouté (x2)
Kon mwen sonjé sa
Mwen genyen lapen
Ka dépi jou-sa
De pyé mwen nan chen
Kon mwen sonjé sa
Mwen genyen lapen
De pyé mwen nan chen

2. Choukoun sé yon marabou
Jé li klére kon chandèl
Li genyen tété debou
A si choukoun té fidèl
A si choukoun té fidèl
Nou rété kozé lontan

(Chorus:) Jis zwazo nan bwa té parèt kontan (x2)
Pito bliyé sa
Sé two gran lapen
Ka dépi jou-sa
De pyé mwen nan chen
Pito bliyé sa
Sé two gran lapen
De pyé mwen nan chen

3. Ti dan Choukoun blan kou lèt
Bouch li koulè kayimit
Li pa gwo fanm, li gwosèt
Fanm konsa plè mwen touswit
Fanm konsa plè mwen touswit
Tan pasé pa tan jodi

(Chorus:) Zwezo te tandé tout sa li té di (x2)
Si ou sonjé sa
Yo dwé nan lapen
Ka dépi jou-sa
Dé pyé mwen nan chen
Si ou sonjé sa
Yo dwé nan lapen
Dé pyé mwen nan chen

4. N’alé lakay manman li
Yon granmoun ki byen onèt
Sito li wè mwen li di:
“A mwen kontan sila-a nèt”
“A mwen kontan sila-a nèt”
Nou bwe chokola nwa

(Chorus:) Eske tout sa fini, ti zwazo nan bwa (x2)
Pito bliyé sa
Sé two gran lapen
Ka dépi jou-sa
De pyé mwen nan chen
Pito bliyé sa
Sé two gran lapen
De pyé mwen nan chen

5. Yon ti blan vini rivé
Ti bab wouj, bèl figi woz
Mont sou koté, bel chivé
Malè mwen, li ki lakoz
Malè mwen, li ki lakoz
Li trouvé choukoun joli

(Chorus:) Li palé fransé, Choukoun renmen li (x2)
Pito bliyé sa
Sé two gran lapen
Choukoun kité mwen
Dé pyé mwen nan chen
Pito bliyé sa
Sé two gran lapen
Dé pyé mwen nan chen

Tiếng Anh, dịch nghĩa từ tiếng Creole by Dady Chery. (Copyright © 2011-2013 by Dady Chery. All Rights Reserved)

1. Behind a thick cactus grove
Yesterday I found my Choucoune
Oh! That smile when she saw me
I said “Heaven, what beauty!”
I said “Heaven, what beauty!”
She said, “Dear, do you think so?”

(Chorus:) Little bird, who listened deep in these woods (2X)
When I think of this
It brings me such pain
Ever since that day
Both my feet in chains
When I think of this
It brings me such pain
Both my feet in chains

2. Choucoune is a marabout,
Eyes as bright as candlelight
Her breasts ever so perky
Ah! If Choucoune had been true!
Ah! If Choucoune had been true!
We stayed and talked a long while

(Chorus:) All the birds looked so happy in these woods (2X)
Better forget this
The pain is too great
Ever since that day
Both my feet in chains
Better forget this
The pain is too great
Both my feet in chains

3. Choucoune’s teeth are white as milk
Her lips pink as caimite
She’s not fat but well padded
Women like this send me fast
Women like this send me fast
Though yesterday’s not today

(Chorus:) Little bird, who heard every word she said (2X)
If you think of this
It will make you sad
Ever since that day
Both my feet in chains
If you think of this
It will make you sad
Both my feet in chains

4. We went to her mother’s house
A straight-talking old woman
Soon as she saw me she said
Ah! This one I like the best!
Ah! This one I like the best!
We drank up her hot cocoa

(Chorus:) Is all lost, dear little bird of these woods (2X)
Better forget this!
The pain is too great
Ever since that day
Both my feet in chains
Better forget this
The pain is too great
Both my feet in chains

5. Young white fellow came around
Trim red beard on his pink face
Pocket watch and hair of silk
My troubles, he brought them all
My troubles, he brought them when
He found my pretty Choucoune

(Chorus:) Spoke French words that made my Choucoune love him (2X)
Better forget this
The pain is too great
Choucoune left me here
Both my feet in chains
Better forget this
The pain is too great
Both my feet in chains

(Notes on the translation: This is the first complete English translation of Oswald Durand’s marvelous poem. I strived to keep the meaning and meter; the rhyme will have to wait for a better poet. The lines “A si choukoun té fidel, Nou rété kozé lontan” are sometimes replaced with “A si choukoun té fidel, Mwen ta renmen li lontan” (Ah! If Choucoune had been true, I’d have loved her a long time,” which would seem more sensible. On the other hand, the heart of the poem is that the writer remembers his time with Choucoune as if it happened yesterday, as he casually glides from past to present and back in his lamentations to a bird, and so I respected the original lyrics found by Averill. Another small example of Durand’s genius that defies translation: “Pyé mwen nan chen” is an Haitian Creole proverb about being hopeless stuck on someone, and “Dé pyé mwen nan chen” means doubly so. DC)

“Choucoune” (Trần Đình Hoành dịch từ bản dịch tiếng Anh của Dady Cherry)

(TĐH: Oswalk Durand, tác giả bài thơ này là người Haiti. Và người con gái trong bài thơ này, tên cúng cơm là Choucoune, cũng là người Haiti. Người Haiti là người có nước da xạm đen, gần giống người Châu Phi. Trong bài nói đến người đàn ông da trắng đến và giành mất Choucoune của tác giả. Oswalk Durand là một chính trị gia Haiti. Ông dùng cô người yêu Choucoune làm biểu tượng cho nước Haiti chạy theo văn hóa tây phương).

1. Phía sau vườn xương rồng
Tôi gặp Choucoune hôm qua
Ôi! Nụ cười khi nàng gặp tôi
Tôi nói: “Trời, đẹp quá!”
Nàng nói: “Vậy sao, anh?”

Tôi nói: “Trời, đẹp quá!”
Nàng nói: “Vậy sao, anh?”

(Điệp khúc)
Này chim bé, đang lắng nghe trong rừng (2 lần)
Khi nghĩ đến chuyện này
Lòng tôi đau đớn
Kể từ ngày ấy
Hai chân tôi bị xiềng

2. Choucoune là cò trắng
Mắt sáng như ánh đèn cầy
Ngực đứng cao
A! phải chi Choucoune chân thật!

A! phải chi Choucoune chân thật!
Chúng mình đã ở lại và nói chuyện lâu

(Điệp khúc:) Chim chóc vui tươi trong rừng này
Tốt hơn là quên chuyện này
Đau đớn quá
Kể từ ngày ấy
Hai chân tôi bị xiềng

3. Răng Cchoucoune trắng như sữa
Môi nàng hồng như vú sữa
Nàng không mập nhưng tròn trịa
Phụ nữ như thế làm tôi ngã ngay

Phụ nữ như thế làm tôi ngã ngay
Dù hôm qua không là hôm nay

(Điệp khúc:) Này chim bé, nghe mỗi lời nàng nói (2 lần)
Nếu em nghĩ đến chuyện này
Em sẽ buồn
Kể từ ngày ấy
Hai chân tôi bị xiềng
Nếu em nghĩ đến chuyện này
Em sẽ buồn
Hai chân tôi bị xiềng

4. Hai đứa đến nhà mẹ nàng
Người phụ nữ thẳng tính
Vừa thấy tôi bà nói
A! Tôi thích cậu này nhất

A! Tôi thích cậu này nhất
Chúng tôi uống ca cao nóng của bà

(Điệp khúc:) Tất cả đã mất, chim bé trong rừng ơi (2 lần)
Tốt hơn là quên chuyện này
Đau đớn quá
Kể từ ngày ấy
Hai chân tôi bị xiềng
Tốt hơn là quên chuyện này
Đau đớn quá
Hai chân tôi bị xiềng

5. Một chàng da trắng trẻ đã đến
Râu quai nói tỉa gọn trên khuôn mặt hồng
Đồng hồ bỏ túi và tóc tơ
Phiền não của tôi, hắn mang đến tất

Phiền não của tôi, hắn mang đến khi
Hắn thấy được Choucoune đẹp của tôi

(Điệp khúc:) Nói vài lời yêu thương bằng tiếng Pháp (2 lần)
Tốt hơn là quên chuyện này
Đau đớn quá
Choucoune bỏ tôi lại đây
Hai chân tôi bị xiềng
Tốt hơn là quên chuyện này
Đau đớn quá
Hai chân tôi bị xiềng

choucoune_CHOUCOUNE

Nhạc phẩm “Yellow Bird” (“Choucoune” – Nhạc sĩ Michel Mauléart Monton, Thi sĩ Oswald Durand)

Yellow bird, up high in banana tree
Yellow bird, you sit all alone like me.
Did your lady friend, leave your nest again
That is very sad, make me feel so bad
You can fly away, in the sky away
You’re more lucky than me.
I also had a pretty girl, she’s not with me today
They’re all the same those pretty girls
Take tenderness, then they fly away.

Yellow bird, up high in banana tree
Yellow bird, you sit all alone like me.

Let her fly away, in the sky away
Pick a town and soon, take from night to noon
Black and yellow you, like banana too
They might pick you someday.
Wish that I was a yellow bird
I’d fly away with you
But I am not a yellow bird
So here I sit, nothing else to do.
Yellow bird, Yellow bird…

 

“Chim Vàng” (Trần Đình Hoành dịch lời phiên bản “Yellow Bird” tiếng Anh”)

(Lời dịch này đi theo nốt nhạc, để hát. Tặng các anh chị thích hát. Lời dịch đi theo lời nguyên thủy là lời của một cậu. Tuy nhiên các cô có thể đổi vài từ và biến thành lời của một cô:-) )

Chim vàng ơi, thật cao trên đọt cây chuối kia.
Chim vàng ơi, ngồi cô đơn một nơi giống tôi
Nàng của chim lại đã rời nhà thêm lần nữa?
Thật là buồn đau quá, làm lòng tôi tê tái
Trời rộng sâu thăm thẳm, bạn còn bay xa lắm.
Bạn được phúc hơn tôi rồi.

Tôi cũng từng chia tháng năm với nàng, nhưng lúc này thật lẻ loi.
Con gái từ xưa đến nay vẫn vậy
Nhận dịu dàng âu yếu, xong vẫy bay lên trời.

Chim vàng ơi, thật cao trên đọt non chuối kìa.
Chim vàng ơi, ngồi cô đơn một nơi giống tôi
Trời rộng cao thăm thẳm, giờ bạn nên bay trốn
Người làm vườn đang đến, chặt từ đêm tới nắng
Vàng và đen như chú, nhìn thật như trái chuối
Chợt họ lỡ tay thêm phiền

Tôi ước làm chim lẻ loi cánh vàng, tôi sẽ cùng bay với chim
Nhưng tiếc rằng tôi chẳng chim cánh vàng, vậy nên ngồi đây
Chằng có chi để làm

Chim vàng ơi, chim vàng ơi, chim vàng ơi, chim vàng ơi…

Nhạc sĩ Nam Lộc.
Nhạc sĩ Nam Lộc.
Nhạc sĩ Trường Kỳ.
Nhạc sĩ Trường Kỳ.

Nhạc phẩm “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” (“Yellow Bird”, “Choucoune” – Lời Việt: Nam Lộc & Trường Kỳ)

Như làn mây, tình yêu thôi, giờ đây lững lờ
Như làn gió, tình yêu thôi, giờ đây hững hờ.
Rồi một lần xa cách là một đời than trách
Rồi cuộc tình bay mất và một người đi khuất
Tình chỉ còn cay đắng để chỉ còn xa vắng
Để chỉ còn nắng vương cuối đường.

Thương người thương, ngàn xưa ơi, ngàn sau nét cười
Vương sầu vương, đường xưa nay giờ đâu bóng người.
Tình nhiệm màu tan vỡ lòng chỉ còn nhung nhớ
Giờ một mình quên lãng lạnh lùng theo năm tháng
Dù một lần em đã mềm lòng như chiếc lá
Là một lần xóa mối duyên đầu.

Em nhớ ngày, anh đón em góc trường
E ấp, thẹn thùng, vấn vương
Em nhớ ngày, anh đón em cuối đường
Dù đường lan vết nắng, nắng vẫn lung linh màu.

Thôi giờ đây, còn đâu ngọt ngào đôi má hồng
Thôi giờ đây, tìm đâu đây mùi hương ngất ngây.
Ngày tàn dần như khói chiều buồn dần muôn lối
Một mình lang thang tới miền cỏ hoang nắng chói
Ngày nào ta chung lối nhẹ nhàng đan tóc rối
Chỉ còn là giấc mơ qua rồi.

Dưới đây mình có bài:

– YELLOW BIRD (Chỉ là giấc mơ qua), ca khúc truyền thống Haiti (trích)

Cùng với 11 clips tổng hợp nhạc phẩm “Chỉ Là Giấc Mơ Qua” (“Yellow Bird”, “Choucoune”) do các ca sĩ nổi tiếng trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

choucoune_HN1

YELLOW BIRD (Chỉ là giấc mơ qua), ca khúc truyền thống Haiti (trích)

(Hoài Nam)

Sau Greenfields, một ca khúc khác do The Brothers Four thu đĩa ngày ấy cũng rất được thính giả yêu nhạc ngoại quốc ở Sài Gòn ưa chuộng là bản Yellow Bird, được Nam Lộc (và Trường Kỳ?) đặt lời Việt với tựa Chỉ là giấc mơ qua.

Khoảng đầu thập niên 1960, khi được nghe bản này do ban nhạc Arthur Lyman hòa tấu, chúng tôi cứ ngỡ đây là một bản nhạc có gốc gác đảo Hạ-uy-di (Hawaii), bởi giai điệu và âm hưởng đặc thù Hạ-uy-di trong đó. Về sau có cơ hội tìm hiểu mới biết mình vừa sai vừa… đúng: đây là một ca khúc truyền thống của đảo quốc Haiti (một cựu thuộc địa của Pháp trong vùng biển Caribbean) chứ không phải của đảo Hạ-uy-di (ở Thái bình dương), nhưng đã được ban Arthur Lyman cải biến thành một nhạc khúc mang giai điệu và âm hưởng Hạ-uy-di.

Ca khúc nguyên thủy của Haiti có tựa đề Choucoune, do nhạc sĩ dương cầm Michel Mauléart Monton, một người có cha Haiti và mẹ Mỹ, phổ từ bài thơ có cùng tựa của thi sĩ Haiti Oswald Durand vào năm 1883.

Bài thơ được viết bằng tiếng Haiti, tức “Créole” – là phối hợp của ba ngôn ngữ Pháp, Tây-ban-nha và Phi Châu, nội dung ca tụng nhan sắc của một phụ nữ Haiti có biệt danh là “Choucoune”.

Được được trình diễn lần đầu tiên ở thủ đô Port-au-Prince vào năm 1893, về sau Choucoune đã trở thành một trong những ca khúc truyền thống phổ biến nhất trên hòn đảo này. Năm 1949, trong các buổi liên hoan kỷ niệm 200 năm lập quốc của Haiti, Choucoune đã được sử dụng như một ca khúc chính thức sau quốc ca.

choucoune_HN2

Năm 1957, cặp vợ chồng nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc nổi tiếng Alan và Marilyn Bergman của Mỹ đã đặt lời Anh cho bản Choucoune với tựa “Yellow Bird”. Nội dung lời hát trong nguyên bản tiếng Haiti và phiên bản tiếng Anh hoàn toàn khác nhau; riêng tựa đề Yellow Bird, Alan và Marilyn Bergman được gợi ý từ chữ “ti zwero” (little birds) trong điệp khúc của ca khúc nguyên bản; từ đó, một số người còn gọi ca khúc này là bản Ti Zwero.

Vào khoảng thời gian nói trên, thể điệu “Calypso” sôi động của vùng biển Caribbean đang được xem là thời thượng, cho nên hầu hết các ca sĩ, ban nhạc đã trình bày Yellow Bird theo thể điệu “Calypso”.

Tuy nhiên, đĩa Yellow Bird thành công nhất lại là một đĩa mang giai điệu và âm hưởng Hạ-uy-di, do ban Arthur Lyman Group thu đĩa năm 1961, như chúng tôi đã viết ở một đoạn trên.

Arthur Lyman (1932 – 2002) ra chào đời tại Hạ-uy-di, mẹ là người bản địa, cha mang 4 dòng máu Hạ-uy-di, Pháp, Bỉ, và Trung Hoa. Arthur Lyman được xem là một trong những nhạc sĩ chơi đàn marimba hay nhất từ trước tới nay (“marimba” là một loại đàn gõ tương tự đàn “xylophone”, nhưng làm hoàn toàn bằng gỗ, nên có thanh âm trầm ấm hơn).

Mùa hè năm 1961, bản Yellow Bird do Arthur Lyman Band thu đĩa đã lên tới hạng 4 tính tất cả các thể loại (Billboard Hot 100) và hạng 2 trong danh sách nhạc nhẹ (Easy Listening) tại Hoa Kỳ.

choucoune_HN3

choucoune_HN4

Trong khi đó tại các quốc gia Mỹ la-tinh nói chung, vùng biển Caribbean nói riêng, Yellow Bird lại rất phổ biến và được ưa chuộng qua sự trình tấu của các nhạc sĩ sử dụng “steel drums” (trống thép), còn được gọi là “steel pans”.

Nhạc cụ độc đáo này xuất phát từ Cộng hòa Trinidad and Tobago, là những cái trống bằng thép, mặt trống chia thành nhiều ô tròn hoặc bán nguyệt, khi được gõ lên, mỗi ô sẽ tạo ra âm thanh trầm bổng khác nhau.

Riêng những người đàn guitar, có lẽ ai cũng biết tới, và yêu thích bản Yellow Bird qua nghệ thuật trình bày của danh cầm Mỹ Chet Atkins (1924-2001), người đã có công khai sáng một thể loại nhạc “country music” êm dịu hơn, thường được gọi là “Nashville sound” (Nashville, thuộc tiểu bang Tennessee, là thủ đô của country music và folk music của Hoa Kỳ).

Về các đĩa Yellow Bird do các ca sĩ hoặc ban hợp ca của Mỹ trình bày, được ưa chuộng nhất tại miền nam Việt Nam trước năm 1975 chính là đĩa của The Brothers Four.

Yellow Bird

Yellow bird, up high in banana tree
Yellow bird, you sit all alone like me.
Did your lady friend, leave your nest again
That is very sad, make me feel so bad
You can fly away, in the sky away
You’re more lucky than me.
I also had a pretty girl, she’s not with me today
They’re all the same those pretty girls
Take tenderness, then they fly away.

Yellow bird, up high in banana tree
Yellow bird, you sit all alone like me.

Let her fly away, in the sky away
Pick a town and soon, take from night to noon
Black and yellow you, like banana too
They might pick you someday.
Wish that I was a yellow bird
I’d fly away with you
But I am not a yellow bird
So here I sit, nothing else to do.
Yellow bird, Yellow bird…

Trước năm 1975, Yellow Bird đã được Nam Lộc (có tài liệu ghi là Trường Kỳ, hoặc Nam Lộc & Trường Kỳ) đặt lời Việt với tựa Chỉ là giấc mơ qua.

Chỉ là giấc mơ qua

Như làn mây, tình yêu thôi, giờ đây lững lờ
Như làn gió, tình yêu thôi, giờ đây hững hờ.
Rồi một lần xa cách là một đời than trách
Rồi cuộc tình bay mất và một người đi khuất
Tình chỉ còn cay đắng để chỉ còn xa vắng
Để chỉ còn nắng vương cuối đường.

Thương người thương, ngàn xưa ơi, ngàn sau nét cười
Vương sầu vương, đường xưa nay giờ đâu bóng người.
Tình nhiệm màu tan vỡ lòng chỉ còn nhung nhớ
Giờ một mình quên lãng lạnh lùng theo năm tháng
Dù một lần em đã mềm lòng như chiếc lá
Là một lần xóa mối duyên đầu.

Em nhớ ngày, anh đón em góc trường
E ấp, thẹn thùng, vấn vương
Em nhớ ngày, anh đón em cuối đường
Dù đường lan vết nắng, nắng vẫn lung linh màu.

Thôi giờ đây, còn đâu ngọt ngào đôi má hồng
Thôi giờ đây, tìm đâu đây mùi hương ngất ngây.
Ngày tàn dần như khói chiều buồn dần muôn lối
Một mình lang thang tới miền cỏ hoang nắng chói
Ngày nào ta chung lối nhẹ nhàng đan tóc rối
Chỉ còn là giấc mơ qua rồi.

Trong khi nguyên tác Choucoune có nội dung ca tụng nhan sắc của một giai nhân thì Yellow Bird lại viết về nỗi sầu lẻ bóng, còn Chỉ là giấc mơ qua thì tiếc nhớ mối duyên đầu! Tuy nhiên, cả hai ca khúc hát lên, nghe cũng chỉ thấy bâng khuâng, man mác. Có lẽ vì nét nhạc đẹp cho nên nỗi buồn cũng nên thơ?!

(Hoài Nam)

oOOo

Yellow Bird – Nhóm The Brothers Four:

 

LK Yellow Bird & The John B Sails Marianne Jamaica Farewell
– Nhóm The Brothers Four (2012):

 

Yellow Bird – Nhóm Kingston Trio:

 

Yellow Bird – Nhóm The Mills Brothers:

 

Yellow Bird – Nhóm Roger Whittaker:

 

Choucoune – Ca sĩ Celia Cruz (1952):

 

Choucoune – Ca sĩ Jocelyne Dorisme:

 

Yellow Bird – Ca sĩ Ti zwazo:

 

Yellow Bird – Hòa âm trống thép:

 

Chỉ Là Giấc Mơ Qua – Ca sĩ Thanh Lan:

 

Chỉ Là Giấc Mơ Qua – Ca sĩ Như Mai, Thúy Vy:

 

Chỉ Là Giấc Mơ Qua – Ca sĩ Kiều Nga:

 

NGUỒN