lundi 22 avril 2024

Nghệ thuật sống: Thiền Vipassana

 Nghệ thuật sống: Thiền Vipassana



Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an vui với chính mình và an vui với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an vui được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hòa hợp nội tâm, duy trì được sự an vui và hòa hợp xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an vui và hòa hợp?

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an vui và hòa hợp được.

Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai đó hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.

Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an vui và hòa hợp?

Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.

Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an vui, hòa hợp, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.

Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về thân và tâm ngay trong chính mình họ đã nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.

Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.

Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi cơn giận dữ nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì giận dữ, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.

Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi lên từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.

Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào cơn giận dữ nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, cơn giận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào cơn giận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho cả ba ca, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sự giận dữ nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa cơn giận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ ngươi tưởng ta trả tiền để ngươi dạy bảo cho ta à?” Tôi đã bị cơn giận dữ chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.

Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây nên sự giận dữ lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra cơn giận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính cơn giận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự giận dữ này. Điều này chỉ làm cho cơn giận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, giận dữ, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.

Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.

Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải đối diện với thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Kết quả cho thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu có được cuộc sống an vui, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng xu. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong thân. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.

Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an vui của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.

Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an vui và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an vui mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an vui và hòa hợp. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.

Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự quân bình. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện – học được cách tham gia hết lòng, tham gia nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm nơi mình. Bằng cách này, họ giữ được sự an vui và hạnh phúc của mình trong lúc làm việc vì sự an vui và hạnh phúc của người khác.

Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Như vậy điều cần thiết là “hãy tự biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc thân và tâm này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đươc hạnh phúc thật sự.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần.

 Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an vui và hòa hợp của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.

Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự luyện tập hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.

Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết khỏi những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.

Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là căn bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì cơn giận dữ, đó không phải là cơn giận Phật giáo, hay cơn giận Ấn Độ giáo, hay cơn giận Thiên Chúa giáo. Cơn giận là cơn giận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.

Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an vui và hòa hợp của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.

Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là tự biết mình một cách trực tiếp và bằng thực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.

Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả hưởng được an vui thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.

Mọi người đều tìm kiếm sự an vui và hòa hợp bởi vì đây là điều chúng ta thiếu trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất an, bực bội, không yên. Và khi bị những nỗi khổ này hành hạ, chúng ta không giữ riêng cho mình mà thường trút sang người khác. Sự buồn phiền nhiễm vào bầu không khí xung quanh những người đang bị đau khổ. Những ai tiếp xúc với những người này đều bị ảnh hưởng lây. Chắc chắn đây không phải là cách sống khôn khéo.

Chúng ta nên sống an vui với chính mình và an vui với người khác. Tóm lại, con người là những sinh vật sống hợp quần, tạo thành xã hội và phải giao tiếp với nhau. Nhưng làm sao chúng ta có thể sống một cách an vui được? Làm sao chúng ta có thể duy trì được sự hòa hợp nội tâm, duy trì được sự an vui và hòa hợp xung quanh chúng ta để người khác cũng được sống an vui và hòa hợp?

Để thoát khỏi khổ đau, chúng ta phải biết nguyên nhân căn bản, nguồn gốc của khổ đau. Nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề này, nó trở nên rõ ràng rằng, mỗi khi trong tâm có những phiền não, bất tịnh, chúng ta trở nên không vui. Phiền não trong tâm, một sự ô nhiễm tinh thần, một sự bất tịnh, không thể tồn tại chung với sự an vui và hòa hợp được.

Chúng ta khởi sự tạo ra phiền não bằng cách nào? Một lần nữa, nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rõ. Chúng ta trở nên không vui khi thấy ai đó hành xử theo lối chúng ta không ưa, hoặc khi chúng ta thấy những gì xảy ra mà ta không thích. Mỗi khi những điều trái ý xảy ra chúng ta tạo ra sự căng thẳng trong tâm mình. Khi những cái chúng ta muốn mà không đạt được vì vài trở ngại nào đó ta sẽ trở nên căng thẳng và tạo ra những nút thắt trong lòng. Và trong suốt cuộc đời, những điều không như ý liên tục diễn ra, những điều chúng ta muốn có thể hoặc không thể đạt được, những lối phản ứng bằng cách tạo ra những nút thắt – loại nút thắt hầu như không thể tháo gỡ được – làm cho toàn bộ tinh thần và thể xác căng thẳng, đầy phiền não khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở.

Bây giờ, một cách để giải quyết vấn đề này là dàn xếp để trong cuộc đời không có điều gì trái ý xảy ra, để mọi điều đều xảy ra theo ý mình. Một là chúng ta phải có quyền phép nào đó hoặc ai cho chúng ta quyền phép này, để những điều trái ý không xảy ra và mọi cái chúng ta muốn đều đạt được. Nhưng điều này không bao giờ có thể có được. Không một ai trên cõi đời này đạt được mọi mong ước, mọi việc đều xảy ra theo ý mình mà không có gì trái ý. Sự việc tiếp tục xảy ra trái với sự mong muốn và ước nguyện. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta ngừng phản ứng mù quáng khi gặp những điều trái ý? Làm thế nào để chúng ta ngừng tạo ra căng thẳng và giữ được sự an vui và hòa hợp?

Tại Ấn Độ cũng như tại các nước khác, những thánh nhân trong quá khứ đã nghiên cứu vấn đề này – vấn đề đau khổ của con người – và tìm ra giải pháp như sau: khi có điều trái ý xảy ra và chúng ta phản ứng bằng sự tức giận, bằng sợ hãi, hoặc bằng những bất tịnh khác, thì chúng ta nên lập tức chuyển sự chú tâm vào việc gì khác. Ví dụ như: đứng dậy lấy một ly nước uống, sự tức giận của ta sẽ không gia tăng mà ngược lại sẽ bắt đầu dịu bớt. Hoặc ta bắt đầu đếm một, hai, ba, bốn. Hoặc bắt đầu lặp lại một câu hoặc lời chú hoặc tên của một vị thần linh mà ta tôn sùng, tâm ta sẽ chuyển hướng và ta sẽ dịu bớt được phần nào sự phiền não, sẽ nguôi giận.

Giải pháp này hữu ích, đã có công hiệu; vẫn còn công hiệu. Giải quyết bằng cách này, tâm cảm thấy không còn bất an. Tuy nhiên giải pháp này chỉ công hiệu ở tầng lớp ý thức. Trên thực tế, bằng cách chuyển sự chú tâm, ta đẩy phiền não sâu vào trong tầng lớp vô thức, và tại đó ta vẫn tiếp tục tạo ra phiền não và làm chúng gia tăng gấp bội. Ngoài mặt có vẻ có an vui, hòa hợp, nhưng trong đáy lòng vẫn còn một núi lửa đang ngủ yên đầy những bất tịnh bị dồn nén và không sớm thì muộn cũng sẽ bùng nổ dữ dội.

Có những vị khác nghiên cứu sự thật về nội tâm đã tìm hiểu sâu rộng hơn, và bằng cách chứng nghiệm sự thật về thân và tâm ngay trong chính mình họ đã nhận ra rằng, chuyển sự chú tâm chỉ là một cách tránh né vấn đề. Tránh né không giải quyết được gì cả. Quý vị phải nhìn thẳng vào vào vấn đề. Khi nào phiền não nổi lên trong tâm, cứ quan sát nó, đối diện với nó. Ngay sau khi quý vị khởi sự quan sát, phiền não sẽ giảm cường độ và từ từ biến mất.

Giải pháp này rất tốt vì tránh được những cực đoan, không đè nén cũng không biểu lộ. Vùi sâu phiền não vào trong vô thức sẽ không loại trừ được nó, còn để nó biểu lộ bằng những việc làm hoặc lời nói bất thiện thì chỉ tạo thêm rắc rối. Nhưng nếu quý vị chỉ quan sát thì phiền não sẽ mất đi, và quý vị sẽ loại trừ được nó.

Điều này nghe rất hay, nhưng trên thực tế có thực hiện được không? Đối phó với cái xấu của chính mình không phải là dễ dàng. Khi cơn giận dữ nổi lên, nó chế ngự chúng ta nhanh đến nổi chúng ta không thể nhận ra nó được. Rồi mù quáng vì giận dữ, chúng ta có những hành động và lời nói làm hại chính mình và người khác. Sau đó, khi đã nguôi giận, chúng ta khóc lóc, hối hận, cầu xin sự tha thứ từ người này, người nọ, hoặc từ các vị thần linh: “Ôi, con đã phạm lỗi, xin tha thứ cho con”. Nhưng rồi lần tới, chúng ta lại rơi vào tình trạng tương tự và cũng hành xử y như thế. Liên tục hối lỗi kiểu này không mang lại ích lợi gì cả.

Điều khó là chúng ta không biết khi nào phiền não bắt đầu. Nó khởi lên từ sâu thẳm trong tâm vô thức và khi đã nổi lên đến tầng nhận thức thì nó đã có đủ sức mạnh để chế ngự chúng ta khiến chúng ta không thể quan sát nó được.

Giả sử tôi mướn một thư ký riêng để khi nào cơn giận dữ nổi lên, người thư ký nói với tôi: “Xem kìa, cơn giận đã bắt đầu”. Bởi vì tôi không biết khi nào cơn giận xảy ra, tôi phải mướn đủ thư ký cho cả ba ca, suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Nếu tôi có khả năng làm như thế, và khi sự giận dữ nổi lên lập tức người thư ký báo cho tôi: “Ồ xem kìa cơn giận đã bắt đầu”. Việc đầu tiên tôi sẽ làm là mắng người thư ký: “Đồ ngốc, bộ ngươi tưởng ta trả tiền để ngươi dạy bảo cho ta à?” Tôi đã bị cơn giận dữ chi phối quá nhiều đến nỗi sự khuyên bảo chẳng giúp ích được gì cả.

Giả sử tôi vẫn còn đủ khôn ngoan và không la mắng người thư ký. Trái lại, tôi còn nói: “Cám ơn nhiều. Bây giờ tôi phải ngồi xuống để quan sát cơn giận của tôi”. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không? Ngay sau khi tôi nhắm mắt để quan sát, đối tượng gây nên sự giận dữ lập tức hiện ra trong đầu – người hoặc sự việc gây ra cơn giận này. Nhưng lúc đó tôi không quan sát chính cơn giận mà chỉ quan sát căn nguyên bên ngoài gây ra sự giận dữ này. Điều này chỉ làm cho cơn giận gia tăng và chẳng giải quyết được gì cả. Thật khó mà quan sát bất cứ phiền não hoặc cảm xúc trừu tượng mà không nghĩ đến đối tượng bên ngoài gây ra chúng.

Tuy nhiên, một bậc giác ngộ đã tìm ra một giải pháp thiết thực. Vị đó khám phá ra rằng khi nào phiền não nảy sinh trong tâm, về sinh lý có hai hiện tượng xảy ra cùng một lúc: một là hơi thở mất nhịp điệu bình thường. Chúng ta bắt đầu thở mạnh hơn khi phiền não nảy sinh trong tâm. Điều này rất dễ quan sát. Ở mức độ tinh vi hơn, các phản ứng sinh hóa bắt đầu xảy ra trong cơ thể và tạo ra những cảm giác. Mọi phiền não đều tạo ra cảm giác này hay cảm giác khác trong cơ thể.

Điều này đưa đến một giải pháp thiết thực. Một người bình thường không thể quan sát được những phiền não trừu tượng trong tâm như sợ hãi, giận dữ, si mê. Nhưng với sự hướng dẫn và tập luyện đúng cách thì rất dễ quan sát sự hô hấp và cảm giác trên cơ thể, cả hai đều liên quan trực tiếp đến những phiền não trong tâm.

Hơi thở và cảm giác sẽ giúp ta theo hai cách. Thứ nhất, nó giống như người thư ký riêng. Ngay khi phiền não nổi lên trong tâm, hơi thở sẽ mất nhịp bình thường. Nó sẽ báo động: “Xem kìa, có cái gì không ổn”. Vì chúng ta không thể la mắng hơi thở, chúng ta phải chấp nhận sự cảnh cáo của nó. Tương tự, cảm giác sẽ cho chúng ta biết có điều gì không ổn. Khi được cảnh giác, chúng ta có thể bắt đầu quan sát sự hô hấp, bắt đầu quan sát cảm giác, và rất nhanh chóng chúng ta nhận thấy sự phiền não mất đi.

Hiện tượng tâm và thân này giống như hai mặt của một đồng xu. Một mặt là ý nghĩ và cảm xúc hiện ra trong tâm, mặt kia là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất cứ ý tưởng, xúc động nào, bất cứ phiền não nào nảy sinh trong tâm đều biểu hiện bằng hơi thở và cảm giác ngay lúc đó. Do đó, bằng cách quan sát sự hô hấp hoặc cảm giác, chúng ta thực sự quan sát phiền não trong tâm. Thay vì tránh né vấn đề, chúng ta phải đối diện với thực tại đúng như nó đang hiện hữu. Kết quả cho thấy rằng, phiền não mất đi sức mạnh, chúng không còn trấn áp được ta như trong quá khứ. Nếu ta kiên trì, chúng sẽ hoàn toàn biến mất và ta bắt đầu có được cuộc sống an vui, một cuộc sống ngày càng ít phiền não.

Bằng cách này, phương pháp tự quan sát cho chúng ta thấy thực tại ở hai phương diện: nội tâm và ngoại tâm. Trước đây, chúng ta chỉ nhìn bên ngoài mà quên đi sự thật bên trong. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm bên ngoài về nguyên nhân của những bất hạnh. Chúng ta luôn luôn đổ lỗi và cố thay đổi thực tại bên ngoài. Vô minh về thực tại bên trong, chúng ta không bao giờ hiểu rằng nguồn gốc của sự đau khổ nằm trong ta, nằm ngay trong những phản ứng mù quáng đối với những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu.

Bây giờ, với sự tập luyện, chúng ta có thể thấy được mặt kia của đồng xu. Chúng ta có thể ý thức về hơi thở của mình, cũng như những gì đang xảy ra trong thân. Dù là hơi thở hay cảm giác, chúng ta chỉ quan sát chúng mà không đánh mất sự bình tâm. Chúng ta ngừng phản ứng, ngừng gia tăng sự đau khổ của mình. Trái lại, chúng ta để cho phiền não biểu lộ rồi mất đi.

Càng thực tập phương pháp này, những phiền não càng ngày càng tan biến nhanh chóng hơn. Dần dần tâm ta không còn những bất tịnh và trở nên trong sạch. Một tâm thanh tịnh lúc nào cũng tràn đầy tình thương – một tình thương không vị kỷ đối với mọi người, đầy lòng từ bi trước những đau khổ và thất bại của người khác, vui mừng vì sự thành công và an vui của người khác, và luôn bình tâm trong mọi hoàn cảnh.

Khi đạt được trình độ này, mọi thói quen trong đời ta đều thay đổi. Ta không thể nào có những lời nói hoặc hành động phá rối sự an vui và hạnh phúc của người khác. Trái lại, một tâm quân bình không những chỉ trở nên an vui mà bầu không khí chung quanh cũng tràn ngập sự an vui và hòa hợp. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến người khác và cũng giúp ích cho họ.

Bằng cách giữ được sự bình tâm trước mọi cảm xúc trong người, ta cũng tìm được cách tự tách biệt ra khỏi những gì gặp phải bên ngoài ta. Tuy nhiên sự tách biệt, không dính mắc này, không phải là sự tránh né hoặc thờ ơ với những khó khăn của cuộc đời. Những người thực tập thiền Vipassana đều đặn thường trở nên nhạy cảm hơn đối với những khổ đau của người khác và làm hết khả năng của mình để xoa dịu những khổ đau này, không phải với một cái tâm bất an mà với một cái tâm đầy tình thương, từ bi và sự quân bình. Họ biết cách có được sự vô tư thánh thiện – học được cách tham gia hết lòng, tham gia nhiệt thành trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời duy trì được sự bình tâm nơi mình. Bằng cách này, họ giữ được sự an vui và hạnh phúc của mình trong lúc làm việc vì sự an vui và hạnh phúc của người khác.

Đây là những gì Đức Phật giảng dạy: một nghệ thuật sống. Ngài không thành lập một tôn giáo hay một chủ thuyết nào cả. Ngài không bao giờ chỉ dẫn cho những người đến với Ngài thực hành nghi thức hay nghi lễ nào, những hình thức sáo rỗng. Trái lại, Ngài chỉ dạy cho họ quan sát thế giới tự nhiên như nó thật sự hiện hữu bằng cách quan sát thực tại nội tâm. Vì vô minh nên chúng ta luôn luôn hành xử theo lối có hại cho mình và cho người. Nhưng khi đã có trí tuệ, trí tuệ do sự quan sát sự thật đúng như thật, thói quen phản ứng này mất đi. Khi chúng ta ngừng phản ứng mù quáng, chúng ta có khả năng hành xử một cách vô tư với sự bình tâm, một cái tâm thấy và hiểu được chân lý. Cách hành xử như vậy chỉ có thể mang tính tích cực, đầy sáng tạo có lợi cho mình và cho người.

Như vậy điều cần thiết là “hãy tự biết mình”, lời khuyên của mọi thánh nhân. Chúng ta phải hiểu chính mình không phải chỉ bằng sách vở, bằng lý thuyết, không phải chỉ bằng cảm xúc, hoặc đức tin, chỉ chấp nhận một cách mù quáng những gì chúng ta nghe và học được. Sự hiểu biết như vậy không đủ. Tốt hơn hết, chúng ta phải hiểu đươc thực tại bằng cách thể nghiệm. Chúng ta phải chứng nghiệm trực tiếp về thực tại của hiện tượng thân và tâm này. Chỉ riêng điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Kinh nghiệm trực tiếp thực tại bên trong này, phương pháp tự quan sát này, được gọi là thiền Vipassana. Theo ngôn ngữ Ấn Độ vào thời của Đức Phật, passana có nghĩa là thấy một cách bình thường với con mắt mở rộng. Nhưng Vipassana là quan sát sự việc đúng như thật chứ không phải có vẻ như thật. Sự thật hiển lộ ra bên ngoài cần phải được xuyên thủng cho tới khi ta thấy được sự thật rốt ráo của toàn thể cấu trúc thân và tâm này. Khi đã chứng nghiệm được sự thật này, chúng ta sẽ biết cách ngừng phản ứng mù quáng, ngừng tạo ra phiền não mới và những phiền não cũ sẽ từ từ mất đi một cách tự nhiên. Chúng ta sẽ hết khổ và hưởng đươc hạnh phúc thật sự.

Trong một khóa thiền, sự tu tập gồm có ba phần. Đầu tiên ta phải tránh những hành động bằng lời nói hoặc việc làm có hại cho sự an vui và hòa hợp của người khác. Ta không thể tu tập để giải thoát khỏi những bất tịnh trong khi có những hành động và lời nói làm gia tăng những bất tịnh này. Do đó, giới luật là điều rất quan trọng trong bước đầu tu tập. Ta thực hành không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng những chất gây nghiện. Bằng cách tránh khỏi những hành động này, ta làm cho tâm tĩnh lặng đủ để tiến xa hơn.

Phần kế tiếp là tu tập làm chủ được cái tâm vọng động bằng cách chú tâm vào một đối tượng: đó là hơi thở. Ta cố gắng giữ được sự chú tâm vào sự hô hấp càng lâu càng tốt. Đây không phải là sự luyện tập hơi thở, ta không điều khiển hơi thở. Trái lại ta quan sát sự hô hấp bình thường, lúc ra, lúc vào. Bằng cách này, ta làm cho tâm được tĩnh lặng hơn nữa, để nó không bị những phiền não chi phối. Cùng một lúc ta định được tâm, làm cho tâm nhạy bén và sâu sắc để có thể đưa đến tuệ giác.

Hai phần đầu này, sống có đạo đức và làm chủ được tâm rất cần thiết và ích lợi nhưng chúng chỉ đưa đến sự đè nén những phiền não nếu chúng ta không tập phần thứ ba, đó là thanh lọc tâm hết khỏi những phiền não bằng cách phát triển tuệ giác trong chính bản thân mình. Đây là Vipassana: chứng nghiệm sự thật về bản thân bằng cách quan sát bên trong ta một cách vô tư và có hệ thống những hiện tượng thay đổi không ngừng của thân và tâm thể hiện qua cảm giác. Đây là đỉnh cao của những lời dạy của Đức Phật: tự thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát.

Mọi người ai cũng có thể tu tập được. Mọi người đều phải đương đầu với khổ đau. Đây là căn bệnh chung của con người và cần phải có thuốc chữa chung, không cho riêng ai. Khi ta đau khổ vì cơn giận dữ, đó không phải là cơn giận Phật giáo, hay cơn giận Ấn Độ giáo, hay cơn giận Thiên Chúa giáo. Cơn giận là cơn giận. Khi ta bất an vì giận dữ thì sự bất an này không chỉ dành riêng cho người theo Thiên Chúa giáo, hoặc Do Thái giáo hoặc Hồi giáo. Bệnh này là bệnh chung của nhân loại. Thuốc chữa phải chữa được cho mọi người.

Vipassana là một phương thuốc như thế. Không ai phản đối lối sống tôn trọng sự an vui và hòa hợp của người khác. Không ai phản đối việc làm chủ được tâm. Không ai phản đối sự phát triển tuệ giác nơi chính bản thân mình để có thể giải thoát tâm khỏi những phiền não. Vipassana là con đường chung cho mọi người.

Quan sát thực tại đúng như bản chất của nó bằng cách quan sát sự thật nội tâm – đây là tự biết mình một cách trực tiếp và bằng thực nghiệm. Càng thực tập ta càng thoát khỏi được đau khổ vì những bất tịnh trong tâm. Từ sự thật thô thiển, biểu lộ bề ngoài, ta xuyên thấu tới sự thật tối hậu về thân và tâm. Khi vượt qua được giai đoạn này, ta chứng nghiệm được một sự thật vượt ra ngoài thân và tâm, vượt thời gian và không gian, vượt ra ngoài phạm vi tương đối: chân lý về sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi phiền não, mọi bất tịnh, mọi khổ đau. Bất cứ danh từ nào ta gán cho sự thật tối hậu này đều không thành vấn đề; chứng nghiệm được sự thật này là mục tiêu cuối cùng của mọi người.

Nguyện cho quý vị chứng nghiệm được sự thật tối hậu này. Nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả hưởng được an vui thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.


samedi 20 avril 2024

4 conseils pour prévenir les chutes et les blessures en toute saison

 4 conseils pour prévenir les chutes et les blessures en toute saison

Femme dans la forêt avec un pendentif d’alerte médicale de TELUS Santé

Lorsque l’un de vos proches est blessé et se retrouve à l’hôpital, tout son entourage peut s’en trouver affecté. Chez les personnes âgées, 85 % des hospitalisations liées à une blessure sont causées par des chutes, ce qui les rend vulnérables à toute une gamme de problèmes de santé. Ils peuvent alors avoir besoin de plus de soins et de soutien.

Une chute peut survenir ailleurs que dans un stationnement glacé ou un escalier abrupt. C’est pourquoi nous avons réuni un ensemble de conseils pratiques pour vous aider, vous et vos proches, à éviter les chutes et les accidents en toute saison.

1. Consultez votre médecin

Plus de la moitié des Canadiens (55 %) n’ont pas demandé à leurs prestataires de soins ce qu’ils doivent faire si eux-mêmes ou leurs proches sont victimes d’une chute. Votre médecin peut vous donner des conseils sur la prévention des chutes. Il peut également vous aider à récupérer en cas d’accident ou de blessure. 

2. Évaluez les risques

L’évaluation des risques potentiels peut vous aider, vous et vos proches, à prévenir les chutes. L’élimination des risques de trébucher, l’ajout d’éclairage dans certains passages, l’utilisation de tapis antidérapants et de barres de sécurité dans les salles de bain font partie des moyens les plus efficaces pour rendre plus sécuritaire la résidence des personnes âgées. Ajout d'un système d'alerte médicale comme alerte médicale TELUS Santé peut aussi procurer une meilleure tranquillité d’esprit. Il suffit alors d’appuyer sur un bouton pour joindre des préposés en cas d’urgence.

3. Entretenez la santé holistique et le mieux-être

Le maintien d’un certain niveau d’activité physique peut aider à améliorer votre santé globale et votre humeur tout en accélérant la récupération en cas de blessure. Faire de la marche, participer à des vidéos d’activité physique en ligne et joindre des groupes d’exercice, voilà d’excellentes façons de favoriser l’activité cardiovasculaire et de rencontrer des gens. En ajoutant de la musculation et des étirements à votre programme, vous pouvez améliorer votre stabilité, votre flexibilité et votre équilibre global. 

4. Planifiez et préparez-vous en cas de chute

Malheureusement, même si vous êtes bien préparé, les chutes et les accidents peuvent toujours se produire. En cas d’urgence médicale imprévue, vous pourriez diminuer de beaucoup la durée du traitement et de la récupération en obtenant de l’aide rapidement. Songez à utiliser un service comme alerte médicale TELUS Santé pour pouvoir communiquer rapidement avec des préposés bien formés. Vous pourrez ainsi obtenir l’aide dont vous avez besoin et avertir les services d’urgence et vos personnes de confiance à prévenir en cas d’incident. Des modèles pour le domicile et pour emporter vous permettent de choisir ce qui convient le mieux à votre style de vie. 

Affrontez les changements de la vie plus facilement et avec une plus grande confiance grâce à Alerte Médicale TELUS Santé. Apprendre encore plus >>

vendredi 19 avril 2024

Découvrez les puissants bienfaits du safran, du curcuma et du paprika

 Découvrez les puissants bienfaits du safran, du curcuma et du paprika

Les bienfaits des épices comme le safran, le curcuma et le paprika vont des effets anti-inflammatoires potentiels à l’amélioration de la santé cérébrale.



Les bienfaits du paprika, du curcuma et du safran s'avèrent comme de véritables trésors culinaires, non seulement pour la saveur qu'ils donnent aux plats, mais aussi pour les innombrables points positifs qu'ils offrent pour la santé.

Ces épices, souvent utilisées pour donner vie aux cuisines du monde entier, révèlent des propriétés surprenantes, allant de puissantes propriétés antioxydantes à de potentiels effets anti-inflammatoires. Car la richesse nutritionnelle et thérapeutique du paprika, du curcuma et du safran va au-delà du simple plaisir gustatif.


SAFRAN

1. Propriétés anti-inflammatoires : Le Safran contient des composés qui peuvent aider à réduire l’inflammation dans le corps.

2. Antioxydant : Il possède des propriétés antioxydantes qui aident à combattre les dommages causés par les radicaux libres.

3. Amélioration de la santé cérébrale : Certaines études suggèrent que le safran pourrait avoir des effets positifs sur la santé cérébrale, notamment en réduisant le risque de maladies neurodégénératives.

4. Potentiel antidépresseur : Certains chercheurs ont étudié le safran comme aide possible dans le traitement de la dépression, bien que des recherches supplémentaires soient nécessaires dans ce domaine.

5. Contrôle du diabète : Il existe des preuves suggérant que le safran peut aider à réguler la glycémie.

6. Santé cardiovasculaire : L'épice peut contribuer à la réduction des facteurs de risque cardiovasculaire, comme la réduction du cholestérol.

7. Propriétés anticancéreuses : Certaines études indiquent que le safran pourrait avoir un potentiel dans la prévention et le traitement du cancer, mais des recherches supplémentaires sont nécessaires pour confirmer ces effets.


PAPRIKA

1. Source d'antioxydants : Riche en antioxydants, le paprika aide à combattre les radicaux libres et à protéger les cellules contre les dommages.

2. Vitamines et minéraux : L'épice contient des nutriments tels que la vitamine A, la vitamine E, la vitamine B6 et le fer, contribuant à la santé globale.

3. Propriétés anti-inflammatoires : La présence de composés anti-inflammatoires dans le paprika peut aider à réduire l’inflammation dans le corps.

4. Stimuler le métabolisme : Certaines études suggèrent que le paprika peut aider à augmenter le métabolisme, contribuant ainsi potentiellement à la perte de poids.

5. Santé oculaire : La vitamine A présente dans le paprika est essentielle à la santé oculaire, favorisant une vision adéquate.

6. Soutien du système immunitaire : Les nutriments contenus dans le paprika contribuent à renforcer le système immunitaire, aidant ainsi à défendre l’organisme contre les maladies.

7. Santé cardiovasculaire : Le paprika peut avoir des effets bénéfiques sur le système cardiovasculaire, notamment en favorisant la santé cardiaque.

8. Régulation de la glycémie : Certaines études indiquent que le paprika peut aider à contrôler la glycémie.



CURCUMA

1. Propriétés anti-inflammatoires : Le curcuma aide à réduire l’inflammation dans le corps et peut être utile dans les conditions inflammatoires.

2. Antioxydant puissant : Le curcuma est riche en antioxydants qui combattent les radicaux libres et aident à protéger les cellules contre les dommages.

3. Amélioration de la santé cérébrale : L'épice peut avoir des effets bénéfiques sur la fonction cérébrale et éventuellement réduire le risque de maladies neurodégénératives.

4. Soulagement de la douleur : Connu pour ses propriétés analgésiques, le curcuma peut aider à soulager la douleur, notamment celles liées aux affections inflammatoires.

5. Soutien du système immunitaire : Le curcuma stimule le système immunitaire, aidant ainsi à défendre l’organisme contre les infections et les maladies.

6. Régulation de la glycémie : Il peut contribuer au contrôle de la glycémie, étant bénéfique pour les personnes diabétiques ou à risque.

7. Santé digestive : Il favorise la santé du tractus gastro-intestinal, ce qui peut atténuer les symptômes d'indigestion et favoriser la santé intestinale.

8. Action antidépressive : Certaines études suggèrent que le curcuma pourrait avoir des effets positifs dans le traitement de la dépression.

SOURCE



mercredi 17 avril 2024

Tăng cường hệ thống miễn dịch chỉ trong 15 phút

 Tăng cường hệ thống miễn dịch chỉ trong 15 phút

Sam Nguyễn




Tập thể dục được biết là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và một nghiên cứu mới cho thấy chỉ cần 15 phút là đủ để đạt được lợi ích này. Theo Newsweek.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến nghị người lớn nên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần hoặc 75 phút hoạt động thể chất với cường độ mạnh. Lượng bài tập này không chỉ hữu ích cho việc giảm cân mà còn có lợi cho tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ sức khỏe tinh thần.

Nghiên cứu sinh Rebekah Hunt của đại học Houston, nói với Newsweek: “Hoạt động thể chất thường xuyên ngày càng được công nhận là yếu tố quan trọng góp phần tối ưu hóa chức năng miễn dịch. Việc tập thể dục huy động các tế bào miễn dịch vào máu, cho phép chúng lưu thông khắp cơ thể để thực hiện các chức năng của máu, chẳng hạn như tiêu diệt mầm bệnh và các tế bào ung thư.”

Việc tập thể dục được chứng minh là làm tăng nồng độ của một loại tế bào bạch cầu, được gọi là tế bào tiêu diệt tự nhiên. Công việc của những tế bào này rất đơn giản: tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ tế bào nào không tương thích với cơ thể. Điều này bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh và tế bào của chính con người chúng ta nếu chúng có nguy cơ trở thành ung thư.

Tuy nhiên, một số người thường cảm thấy khó khăn trong việc tập luyện trong một thời gian dài tại phòng tập thể dục mỗi ngày. Theo nghiên cứu mới, mọi người vẫn có được những lợi ích này, chỉ bằng cách tập thể thao trong vòng 15 phút.

Trong một nghiên cứu của đại học Houston, các nhà khoa học điều tra xem cần bao nhiêu thời gian để đạp xe tại chỗ trước khi mức độ tế bào tiêu diệt tự nhiên trong máu tăng đáng kể và liệu các buổi tập thể dục dài hơn có dẫn đến số lượng tế bào bị tiêu diệt cao hơn hay không.

Để thực hiện cuộc điều tra, nhóm nghiên cứu tuyển dụng 10 tình nguyện viên, trong độ tuổi từ 18 đến 40, để tập thể dục trên xe đạp cố định trong 30 phút với cường độ vừa phải. Sau đó, các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu sau 15 phút và 30 phút để kiểm tra nồng độ tế bào tiêu diệt tự nhiên của họ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, nồng độ tế bào tiêu diệt tự nhiên tăng đáng kể trong 15 phút đầu tiên và không tăng thêm sau 30 phút tiếp theo.

Hint cho biết: “Kết quả này không cho thấy rõ ràng những lợi ích về việc tăng tế bào tiêu diệt tự nhiên trong máu bằng cách tập thể dục lâu hơn 15 phút ở cường độ vừa phải.”

Do quy mô mẫu nhỏ được sử dụng cho nghiên cứu, nên các nhà khoa học cần thử nghiệm thêm, nhưng kết quả sẵn có cho thấy rằng lợi ích của việc tập thể dục đối với hệ thống miễn dịch là có thể đạt được chỉ sau 15 phút.

Hunt trình bày những kết quả này tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Sinh Lý Học Hoa Kỳ (American Physiology Summit) ở Long Beach, California, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 7 Tháng Tư.

(Nhận từ MY LOAN)

Thế nào là âm đức, dương đức?

Người xưa nói tích đức , tích âm đức. Vậy thế nào là âm đức, dương đức?



Từ nhỏ chúng ta vẫn thường nghe ông bà căn dặn: “Phải tích âm đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu”. Nhưng thế nào gọi là âm đức và dương đức?

Thế nào là âm đức, dương đức?

- Làm việc tốt để người khác biết gọi là “dương đức”. Dương đức phúc báo nhanh, người ta sẽ ca ngợi bạn, tuyên dương bạn, báo đáp bạn bằng vật chất hoặc khen thưởng biểu dương. Dương đức đã được báo đáp rồi thì sẽ hết.

-Làm việc tốt mà không để người khác biết gọi là “âm đức”. Âm đức dù không được ai biết đến, không được ai biểu dương, nhưng phúc báo lớn, tích được lâu dài.


Người xưa rất coi trọng âm đức, cho rằng âm đức mới là trân quý, còn dương đức chỉ là một chút hư danh, không có giá trị thực tế đối với sinh mệnh.

Phúc Âm Matthew 6 viết : “ Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh ”.

Eisenhower hành thiện đã tránh được sát thủ của Hitler

Vào thời chiến tranh thế giới thứ hai, vị thống soái tối cao của quân đồng minh châu Âu là Eisenhower vì hào hiệp giúp đỡ đôi vợ chồng già người Pháp mà đã tránh được đòn ám sát của Hitler.

Khi đó, Eisenhower đang ngồi xe trở về tổng bộ để tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Hôm ấy tuyết rơi đầy trời, tiết trời lạnh buốt, chiếc xe phóng như bay trên đường.

Bỗng Eisenhower thấy một đôi vợ chồng già đang ngồi bên đường, lạnh cóng run lẩy bẩy. Ông bèn bảo viên quan phiên dịch xuống xe hỏi sự tình. Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở: “Chúng ta còn phải đến tổng bộ cho kịp giờ họp, những sự tình loại này nên giao cho cảnh sát địa phương xử lý thì hơn”.
Eisenhower nói: “Nếu đợi đến khi cảnh sát đến, đôi vợ chồng già này đã chết rét lâu rồi”.

Thì ra, đôi vợ chồng đang đến thăm con trai ở Paris, vì giữa đường xe chết máy nên mới bị kẹt lại giữa tuyết trắng mênh mông, không có cách nào di chuyển được.
Eisenhower lập tức mời họ lên xe, đưa đôi vợ chồng già đến nhà con trai họ ở Paris rồi mới vội vàng về tổng bộ.
Điều khiến Eisenhower không thể ngờ tới là, hành động vô tư vừa rồi lại giúp ông tránh khỏi một kiếp nạn mất mạng.

Thì ra hôm đó, quân đánh chặn của Hitler đã mai phục sẵn trên đường, chỉ đợi xe của Eisenhower đến sẽ lập tức ám sát. Hitler đã sắp đặt mọi việc đâu vào đấy, đoán định Eisenhower nhất định sẽ chết.
Hitler không ngờ rằng việc thiện của Eisenhower lại khiến mọi tính toán sắp đặt của mình bị phá sản hoàn toàn. Nhưng nào có biết rằng, Eisenhower vì cứu giúp cặp vợ chồng già mà đã thay đổi tuyến đường, tránh được kiếp nạn. Nếu không như vậy, thì sau này nước Mỹ đã không có vị tổng thống thứ 34 – Dwight D. Eisenhower.

Rất nhiều người bình luận: Nếu không nhờ việc thiện của Eisenhower thì lịch sử chiến tranh thế giới thứ 2 có lẽ đã được viết lại.
Người xưa nói: “Phúc ở tích thiện, họa ở tích ác”. Người có thiện niệm, Trời ắt cho phúc báo, nữa là việc lớn liên quan đến nhân mạng.

Âm đức rất quan trọng , làm thế nào để tích âm đức ?
Bất kể địa vị xã hội cao hay thấp, có tiền hay không có tiền, chỉ cần trong lòng có thiện lương thì con người sẽ làm việc thiện, làm việc thiện thì tự nhiên sẽ tích âm đức.

Người có quyền có thể điều hành đất nước, làm lợi cho nhân dân, lợi cho quốc kế dân sinh. Giống như Phạm Trọng Yêm khi làm tể tướng đã cứu tế học trò, giảm thiểu lao dịch, dựng các nghĩa điền (ruộng công ích), hành thiện ân trạch khắp thiên hạ.
Người có tiền có thể làm các việc thiện lớn như cứu tế nạn đói, quyên tặng áo rét, mở trường học, cứu giúp trẻ mồ côi, giúp người già không nơi nương tựa và người tàn tật.
Người ít tiền có thể làm việc thiện nhỏ, tùy theo sức của mình mà dùng thiện tâm để giúp đỡ người khác.
Chỉ cần có thiện tâm thì sẽ thấy xung quanh có rất nhiều việc thiện đang chờ bạn: ngồi xe nhường chỗ, quét dọn vệ sinh môi trường xung quanh, nhặt được của rơi trả lại người mất, đối xử với người lễ độ hòa ái, hiếu kính với bề trên, khoan dung với kẻ dưới, v.v. Đó đều là tích âm đức.

Cuộc đời vô thường, chỉ có thiện, ác theo thân mình. Tu thiện tích phúc, làm ác rước họa. Vậy chúng ta có nên vì hạnh phúc bản thân và con cháu đời sau mà nỗ lực tích âm đức hay không?

Theo Soundofhope

lundi 15 avril 2024

Nước đun sôi và nước đóng chai

Nước đun sôi & nước đóng chai

 BM

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại nước đóng chai hoặc nước đóng bình có chứa các hạt nhựa nano, chúng rất nhỏ và có thể xâm nhập vào ruột và phổi của chúng ta. Từ đó, chúng đi theo máu đến não và tim, nói chung là có thể xâm nhập vào cơ thể con người.


Nước là nguồn sống, và việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người.

BM

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước đóng chai, và không ít người cho rằng nước máy không ngon, sạch và tiện lợi bằng nước đóng chai hoặc đóng bình, nên họ thường mua loại nước này để uống.

Vậy, câu hỏi đặt ra là: Liệu uống nước đun sôi hay uống nước đóng chai sẽ tốt hơn cho sức khỏe?

Để giải quyết vấn đề này, trước tiên chúng ta cần hiểu về một khái niệm, đó là vi nhựa.

BM


Vi nhựa hiện diện hầu như ở khắp mọi nơi, và nó gây ra mối đe dọa nhất định đối với môi trường sinh thái và sức khỏe của con người.

Uống nước đóng chai lâu dài có thể dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, lý do chủ yếu là do vi nhựa.

BM


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại nước đóng chai hoặc nước đóng bình có chứa các hạt nhựa nano, chúng rất nhỏ và có thể xâm nhập vào ruột và phổi của chúng ta. Từ đó, chúng đi theo máu đến não và tim, nói chung là có thể xâm nhập vào cơ thể con người.

Hơn nữa, khi nước đóng chai hoặc nước đóng bình bị nung nóng hoặc bị va đập, những mảnh vụn nhỏ bé này sẽ xâm nhập vào nước. Do đó, việc uống nước đóng chai thực sự tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định cho sức khỏe.

BM


Tương tự, nước máy cũng chứa một lượng vi nhựa nhất định. Tuy nhiên, đa số mọi người khi sử dụng nước máy tại nhà sẽ đun sôi nước, sau đó uống nước nguội hoặc nước ấm.

Nước đun sôi có thể loại bỏ tới 84% vi nhựa nano. So sánh với nước đóng chai không đun sôi, rõ ràng việc sử dụng nước máy đun sôi tại nhà sẽ tốt cho sức khỏe hơn về lâu dài.

BM


Do đó, khuyến cáo nên đun sôi nước để loại bỏ vi nhựa, giảm lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể, góp phần bảo vệ sức khỏe.

Như đã đề cập ở trên, vi nhựa hiện diện hầu như ở khắp mọi nơi. Vậy làm thế nào để giảm thiểu lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể?

Đầu tiên, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Xã hội hiện đại sử dụng rất nhiều đồ nhựa dùng một lần như: chén, muỗng, nĩa... Nên hạn chế sử dụng những vật dụng này và thay thế bằng các vật liệu khác.


Thứ hai, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn có bao bì nhựa. Thực phẩm chế biến sẵn thường rất ngon miệng, nhưng thực phẩm đóng gói bằng nhựa dễ bị ô nhiễm vi nhựa.


BM
Đặc biệt, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa vi nhựa chưa phân hủy.

Có thể nhiều người không ngờ rằng, uống nước đóng chai và nước đóng bình lại không tốt cho sức khỏe bằng cách đun sôi nước tại nhà.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách lựa chọn nước uống phù hợp trong tương lai.

Tất nhiên, nếu bạn muốn cải thiện hương vị nước, bạn có thể mua nước đóng chai hoặc nước đóng bình và đun sôi để uống. Vì quá trình đun sôi ở nhiệt độ cao có thể loại bỏ vi nhựa và các chất khác trong nước.

BM


Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Li Hua  _  Bảo Vy 

dimanche 14 avril 2024

International Orchid and Flower Show 2024 in Japan

 International Orchid and Flower Show in Japan Feb 7-9 2024


 


0:00 Entrance 1:27 Trophy award(1st Place)トロフィー賞 The awarded orchid flowers Phalaenopsis World Class SM598-1 ファレノプシス・ワールド・クラス Lycaste Katsuragawa IKUKO リカステ カツラガワ イクコ Max Porphyrostele × schunkeana マキシラリア シュンケアナ Cym. Devon Wine 'Million Veil' シンビジューム デボンワイン ミリオンベイル Phalaenopsis World Class×Spring Sheena SM615-3 ファレノプシス・ワールド・クラス×スプリングシーナ Ctt. Tropical Trick Gold Rush カトリアンセ・トロピカルトリック Den. moniliforme Gokkinagashi デンドロビウム モニリフォルメ 極黄流 Paph. Perfect World Memoria Sabrina Mark. Perfection  パフィオ・パーフェクトワールド・メモリアサブリナマーク Lsz. Lava Burst Puanani レオメセジア ラバ バースト プアナニ Chy. Langleyensis  チシス ラングレーエンシス Dendrobium moniliforme Akaginohana デンドロビウム モニリフォルメ 赤城の華 Paph.Fanaticum Gizmo パフィオペディラム・ファナティカム Trctm.splendidum Yellow fairy トリコセントラム スプレンディダム Cymbidium goeringii Kinbaku シンビジューム ゴエリンギイ 金馬黄 Rlc. Twenty First Century 'New Generation' リンコレリオカトレヤ トゥウェンティー・ファースト・センチュリー'ニュー・ジェネレーション' Den. officinale Maizuru デンドロビューム・オフキシナーレ 舞鶴 Phal. Friend's world Nikko ファレノプシス フレンズワールド '日光' Cal.triplicate は、カランセ トリプリカタ Cymbidium goeringii Mangetsu シンビジューム ゴエリンギイ 満月 C. praestans fma. concolor 'Gold Star' カトレア プレスタンス コンカラー'ゴールドスター' Den.polyanthum Takako デンドロビューム ポリアンサム'タカコ' 日本大賞 Grand prize V.lamellata Miyara バンダ ラメラタ 'ミヤラ' Cymbidium goeringii Lianpan Togyokuka シンビジューム ゴエリンギイ リアンパン 桃玉荷 Den.Mtn's Butterfly Kisses デンドロビューム マウンツ バタフライ キス C.loddigesii 'Kumi' カトレア ロディゲシー 'クミ' V.falcata Amamikanpaku バンダ・ファルカタ 奄美関白 Paphiopedilum Shin-Yi's Pride perfection パフィオペディラム・シン・イー・プライド Paphiopedilum Galaxy Stone Andromeda パフィオペディルム・ギャラクシー・ストーン Rlc. Faikon Delight'Top star' リンコレリオカトレア・ファイコン デライト Cymbidium goeringii Benimaru シンビジューム ゴエリンギイ 紅丸 Lyc. Spring Rouge 'Haru Ranman'リカステ スプリングルージュ はるらんまん Cattlianthe Vacation Trick Colorful Magic カトリアンセ バケーショントリック Paph Fairrieanum Sayuri パフィオペディラム フェイリアナム サユリ Paph. Martian Emperor August パフィオペディラム・マーティアンエンペラー C. Wedding Gift×Izumi melody Excellent Lip カトレア エクセレントリップ Cymbidium goeringii Kegon シンビジューム ゴエリンギイ 華厳 Rnps. Lion's Splendor 'FN-Beat' トリコセントラム ライオンズスプレンダー Epi. neoporpax melanoporphyreum Tsukuba エピデンドラム ネオポーパックス×メラノポルフィレウム Cym. Samurai Soul 'Chocolate Fountain' シンビジウム:サムライ・ソウル 'チョコレート・ファウンテン Paph.micranthum x In Charm Space Tea Town. パフィオペディラム ミクランサム×インチャームスペース L.anceps Beauty Crane レリア アンセプス ビューティクレイン --------------------------------------------------- Japan Grand Prix Division(日本大賞審査部門) The awarded orchid flowers 16:56 Cattleya and Alliance カトレアの仲間 22:41 Oncidium and alliance オンシジュームの仲間 23:45 Paphiopedilum and alliance パフィオペディラムの仲間 28:54 Dendrobium Dendrobium and alliance(1) デンドロビュームの仲間 31:19 Lycaste,Anguloa and Sudamerlycaste リカステ、アングロア、スダメリカステなど 33:05 Other Genera そのほか 36:39 Cymbidiumand alliance シンビジュームとその仲間 39:59 Dendrobium Dendrobium and alliance(2) デンドロビュームの仲間 43:35 Phalaenopsis and alliance ファレノプシスの仲間 46:45 Vanda 48:10 Oriental Cymbidium 東洋蘭 50:13 Japanese Origin 日本の蘭 ------------------- Flower Design Division フラワーデザイン部門 The award-winning pieces 52:18 Flower Arrangementフラワーアレンジメント 57:46 Wedding Bouquet ウエディングブーケ ------------------- Special exhibition 1:00:37 Wild orchids blooming in the southwestern islands of Japan 南西諸島の蘭 1:01:32 LIGHT-EMITTING phalaenopsis(光る胡蝶蘭)