mercredi 20 juillet 2016

Tác dụng của trà ngải cứu và cách dùng trị đau thần kinh tọa


Từ xa xưa, cây ngải cứu đã được sử dụng để giúp làm giảm các cơn đau do giun tròn, giun kim, giun móc… gây ra. Ngoài ra, ngải cứu được dùng làm trà cũng có rất nhiều giá trị cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số 
– Hoạt động như một chất kích thích tiêu hóa có vị đắng nhưng chính chất tạo nên vị đắng này lại có tác dụng làm giảm các vấn đề về dạ dày,, giảm đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích, cải thiện sự thèm ăn… Vị đắng này giải phóng mật từ túi mật và tiết dịch khác từ các tuyến đường ruột nên có tác dụng .
– Tẩy giun: Trà ngải cứu có chứa một thành phần hóa học là thujone có tác dụng tiêu diệt . Ngoài thujone, cây ngải cũng chứa santonin, một hoạt chất mang lại lợi ích trong điều trị một số bệnh do  gây ra. Hơn nữa, cây ngải cũng giàu sesquiterpene lactones có tính chất tương tự như peroxide có thể làm suy yếu các màng của  và sau đó tiêu diệt chúng.
tra2 Tác dụng đối với sức khỏe của trà ngải cứu
Mặc dù có vị đắng nhưng cây ngải cứu được đánh giá rất tốt cho sức khỏe và được dùng nhiều trong các loại thuốc từ . Ảnh minh họa
– Làm dịu sự kích thích da: Nếu bạn có vấn đề về da do tiếp xúc da (một dạng của bệnh chàm) thì  là một trong những biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Các chất chống oxy hóa “cấp cao” trong trà ngải cứu cũng có khả năng làm giảm ngứa và kích ứng của da. Hơn nữa, trà thảo dược này có thể giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh, giữ ẩm và làm cho da tươi sáng. Bên cạnh đó, trà ngải cứu cũng có thể được sử dụng để điều trị vết thương lâu lành, xước da hoặc vết côn trùng cắn.
Thải lọc trong cơ thể: Trà ngải cứu có vị đắng là phương thuốc điều trị tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Hương vị đắng của trà có khả năng loại bỏ những ký sinh trùng có hại và các độc tốt ra khỏi cơ thể. Trà ngải cứu có tác dụng thanh lọc, làm sạch mật, gan… nên càng tăng hiệu quả thải độc cho cơ thể. Để có kết quả làm sạch cơ thể tốt hơn, bạn nên uống trà ngải cứu hàng ngày.
– Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày uống 3 lần trà ngải cứu (mỗi lần uống khoảng 6-12g ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi). Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Cây ngải cứu cắt lấy thân và lá, rửa sạch bụi bặm bằng nước ấm pha tý muối, đem phơi trong râm (phơi âm can) cho khô, sau đó chặt nhỏ, sao từng nắm trong chảo hay nồi đất dày cho vàng và bốc mùi thơm, để nguội rồi cất trong lọ đậy kín.
Mỗi lần pha, ta lấy 1 nhúm trà này bỏ vào bình thủy, châm đầy nước rồi chờ độ mười phút là đã uống được. Nếu thấy trà đắng quá, khó uống thì có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.

*****************************************

Ngải cứu
Cây ngải cứu là loại cây thuộc họ cúc, mọc quanh năm, chúng có tính ôn, hơi cay giúp giải nhiệt cơ thể, giảm mệt mỏi. Với những người suy nhược, người vừa ốm dậy, sách Đông y khuyên nên dùng ngải cứu giã nhỏ, pha với nước sôi, uống hàng ngày sẽ nhanh phục hồi. Thường xuyên ăn canh ngải cứu hoặc ngải cứu hấp trứng cũng là bài thuốc tốt để tăng tuần hoàn máu lên não và có khả năng giảm đau các khớp.


Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng chữa bệnh ngoài da bằng cách xoa bóp. Chị em phụ nữ và trẻ nhỏ có thể dùng ngải cứu giã nhỏ làm nước tắm, đắp lên mặt để chữa trị mụn nhọt, thoát mồ hôi chân lông, làm sáng da. Với những người đau chân, bong gân, đau lưng có thể lấy ngải cứu hơ nóng bọc trong vải mỏng để chườm.

*********************************

Cách dùng ngải cứu trị đau thần kinh tọa

(23:53:49 | 10/06/2015) | Lượt xem: 18016

Hiện nay, bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp ở nhiều đối tượng và ngành nghề khác nhau từ những người nông dân, công nhân đến những người làm việc trí óc, dân văn phòng. Nếu không chú ý trong khi làm việc thì ai cũng có thể bị đau thần kinh tọa. Các yếu tố làm khởi phát và làm cho bệnh nặng lên như: ngồi lâu, mang vác vật nặng, vận động sai tư thế. Có nhiều cách giúp giảm nhanh các triệu chứng cho bệnh nhân, trong đó có thể sử dụng ngải cứu để giảm đau và giảm triệu chứng tê bì cho bệnh nhân.


Triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa


Biểu hiện của đau thần kinh tọa là đau nhức từ lưng lan xuống chân

Phần lớn bệnh nhân đau thần kinh tọa thường cảm thấy đau nhức hơn vào lúc nửa đêm và sáng sớm. Những ngày thay đổi thời tiết, trời trở lạnh, mưa nhiều cũng khiến người bệnh đau tăng. Giải thích điều này là do khi trời lạnh và mưa nhiều hàn và thấp xâm nhập vào vùng thắt lưng và chân khiến khí huyết bị cản trở ứ lại mà gây đau. Ngoài ra theo lý luận của y học hiện đại lạnh làm các cơ co lại gây chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau hơn nhiều. Triệu chứng tê bì cũng tăng hơn do các đầu dây thần kinh bị kích thích. 

Ngải cứu giúp giảm đau nhức và tê bì


Ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, giảm cảm giác tê bì cho người bị đau thần kinh tọa

Ngải cứu là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong học cổ truyền và dân gian hiện nay. Ngải cứu vị đắng cay tính ấm có tác dụng trừ hàn, ôn kinh dưỡng huyết. Vì thế ngải cứu thường được dùng trong các bệnh do lạnh như các bệnh về xương khớp, thần kinh, đau bụng. Ngoài ra ngải cứu rất tốt cho phụ nữ, có tác dụng điều kinh, an thai, giảm đau bụng kinh. Hơn nữa ngải cứu còn có tác dụng cầm máu rất tốt. Hoạt chất chính của ngải cứu là flavonoid nên có tác dụng giảm đau nhức giảm cảm giác tê bì cho người bị đau thần kinh tọa. Ngải cứu tính cay nóng làm ấm kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông nên giảm đau nhức.

Sử dụng ngải cứu thế nào?

Có nhiều cách sử dụng vi thuốc ngải cứu như dùng tươi giã nát, sắc uống, sao tẩm với phụ liệu khác, phơi khô, sao cháy. Sau đây là một số cách dùng trong điều trị đau thần kinh tọa.


Ngải cứu có thể sử dụng với các phụ liệu khác

- Ngải cứu rửa sạch giã lấy nước uống.
- Ngải cứu sao dấm bọc trong vải chườm vào chỗ đau.
- Ngải cứu sao với muối hạt to và gừng chườm lên chỗ đau.
- Ngải cứu, lá lốt đun nước nóng để ngâm chân 15 phút trước khi đi ngủ.

- Ngải cứu sao với rượu, cám gạo đắp lên chỗ tê nhức.

Như vậy chỉ bằng cách rất đơn giản đã giúp bệnh nhân bớt đau nhức. Ngải cứu lại là loại cây khá phổ biến trong vườn nhà nên rất tiện sử dụng. Những người bị đau thần kinh tọa nên chủ động tìm những loại thảo dược quanh nhà có tác dụng giảm đau thay vì sử dụng các loại thuốc giảm đau tây y vì tác dụng phụ không mong muốn.

Bác sỹ y học cổ truyền Vũ Thị Tươi


dimanche 17 juillet 2016

Tuyệt chiêu mát xa giúp cơ thể khỏe mạnh

Tuyệt chiêu mát xa giúp cơ thể khỏe mạnh




Mỗi ngày nên dùng 5 phút mát xa ngón tay, có thể làm cho tinh thần sảng khoái. (Ảnh: Internet)
Khi thân thể không thoải mái, mọi người thường tìm giải pháp tự dùng thuốc hay đi bệnh viện chữa trị. Tuy nhiên dân gian có những liệu pháp xoa bóp hiệu quả mà ít người biết đến. Dưới đây là phương pháp mát xa ngón tay chúng ta nên thực hành. 

Mỗi một ngón tay là đối ứng với khí ở trong một cơ quan nội tạng trong cơ thể, mỗi ngày nên dùng 5 phút mát xa ngón tay, có thể làm cho tinh thần sảng khoái. Mặc dù, phương pháp này không thể thay thế liệu pháp trị liệu của bác sĩ, nhưng nó cũng mang lại hiệu quả mà bạn không ngờ được.

Đây cũng là một liệu pháp dưỡng sinh trị bệnh của người xưa. Mỗi một ngón tay đều đối ứng với khí của một cơ quan nội tạng. Chỉ cần nắm được chính xác phương pháp mát xa, phối hợp với điều hòa hô hấp, cân bằng nội tâm của bản thân, sẽ khiến cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn. 


Ảnh: Internet)

Ngón cái: Lo nghĩ và đau đầu


(Ảnh: Internet)

Ngón cái là ngón tay quan trọng nhất, nó có tương quan cảm xúc với nóng giận và lo nghĩ, đồng thời cũng đối ứng với khí ở lá lách và dạ dày. Nếu như tâm trạng đang buồn chán, mệt mỏi hoặc đau đầu liên tục. Bạn thử dùng cách này xem – mát xa ngón cái, giảm căng thẳng mệt mỏi. Không cần dùng lực, mát xa nhẹ nhàng ngón cái 3 đến 5 phút.

Ngón trỏ: Cảm giác thất vọng và đau cơ bắp. 


(Ảnh: Internet)

Ngón trỏ có quan hệ với cảm giác sợ hãi, hoang mang, đồng thời còn đối ứng với thận. Theo một nghiên cứu đã chứng minh, rất nhiều người bị bệnh về thận, thông qua mát xa ngón trỏ mà giảm bớt bệnh trạng. Bệnh đau cơ bắp cũng có thể thông qua mát xa ngón trỏ mà được thuyên giảm.

Ngón giữa: Phẫn nộ cùng mệt mỏi


(Ảnh: Internet)

Nếu như bạn cảm thấy rất mệt mỏi hay cảm thấy khó thở. Bạn có thể thông qua mát xa ngón giữa mà giảm nhẹ. Ngón tay này có quan hệ với cảm xúc phẫn nộ và khí ở gan. Thường xuyên mát xa ngón giữa sẽ giúp chúng ta thả lỏng cảm xúc, phòng huyết áp thấp, giảm bớt lo nghĩ.

Ngón áp út: Cảm xúc tiêu cực và vấn đề tiêu hóa


(Ảnh: Internet)

Nếu như bạn luôn hoài nghi chính mình, hãy mát xa ngón áp út. Mát xa ngón này sẽ giúp hệ tiêu hóa tốt hơn và bảo trì thông suốt đường hô hấp. Theo phản xạ học, ngón tay này có liên quan đến vấn đề đau ngực và thận. Lúc mát xa bạn nhớ giữ tâm thái hòa ái và hô hấp đều đặn.

Ngón út: Lo lắng và áp lực.


(Ảnh: Internet)

Thông thường, ngón út có quan hệ với sự thiếu tự tin. Rất có thể là bạn quá để ý đến suy nghĩ của người khác, hoặc thường phức tạp hóa các vấn đề. Mát xa ngón út có thể giúp bạn trầm tĩnh hơn, tinh thần tỉnh táo, sự đau đớn trên thân thể dần dần bị loại bỏ.

Bàn tay: Buồn nôn cùng trạng thái lo lắng.


(Ảnh: Internet)

Không chỉ các ngón tay là quan trọng mà bàn tay cũng vô cùng quan trọng. Nếu lấy ngón tay ở bàn tay kia mát xa lòng bàn tay này theo hinh tròn hoặc ấn nhẹ rồi thả ra có thể giúp bạn bình tĩnh lại. Mỗi ngày bạn hãy thử làm như vậy … Có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên về hiệu quả của liệu pháp này. Nghiên cứu đã chứng minh mát xa bàn tay có thể làm giảm cơn buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.

Hai tay: Tác dụng cho máu huyết lưu thông


(Ảnh: Internet)

Dùng hai bàn tay ấn vào nhau có thể kích thích sự tuần hoàn của khí huyết. Khoa học đã chứng minh, để cho người bệnh ung thư thực hiện động tác này, lượng máu lưu thông qua thận cùng dạ dày gia tăng rõ rệt.

Phản xạ học là một loại "bổ dưỡng y học". Tay có liên quan đến cảm xúc và sức khỏe của thân thể. Thường xuyên mát xa tay có thể làm cho thân thể càng thêm khỏe mạnh. Cho dù bạn có tin hay không, massage tay 5 phút mỗi ngày cũng không phải là việc khó làm. Bạn hãy tự mình kiểm nghiệm xem nhé!

Theo Letu.life

Phạm Anh chuyển 

Những tác dụng của cây rau diếp cá.

Mặc dù rau diếp cá rất tốt nhưng không phải ai cũng ăn nó được do loại rau này hơi cay, có vị tanh, hôi, tính hơi lạnh. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe và làm đẹp, chúng ta chịu khó “hy sinh” một chút các bạn nha. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn những tác dụng của rau diếp cá nhé!
Rau diếp cá được coi “thần dược” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ và có tác dụng chữa nhiều bệnh khác như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư…


1.Trị sốt ở trẻ em

Các bà mẹ nuôi con nhỏ thường rất sợ cho trẻ nhỏ dùng thuốc tây trong các trường hợp sốt, cảm cúm vì lo ngại thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Vì thế diếp cá được sử dụng như một loại thuốc thay thế, dùng trong trường hợp trẻ bị sốt khá hiệu quả.
Cách dùng: Dùng 30g diếp cá, rửa sạch, giã nát, cho đun sôi. Tiếp đó, dùng bã đắp lên thái dương của trẻ, nước cũng có thể dùng để uống, giúp hạ nhiệt rất tốt.

2.Trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ khiến người ta khổ sở, nếu không được chữa trị kịp thời thì hậu quả rất nguy hiểm.
Cách dùng: Để điều trị bệnh trĩ bạn có thể ăn kết hợp rau diếp cá trong các bữa ăn hằng ngày, hoặc bạn cũng có thể nấu nước để xông hay đắp tại chỗ.
Lam-dep-cuc-re-an-toan-voi-rau-diep-ca_1

3.Trị táo bón, khó tiêu

Táo bón là giai đoạn tiền của bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm thì có thể gây ra bệnh trĩ.
Cách dùng:Dùng 10g diếp cá sao khô, đun nhỏ lửa với nước sôi trong 10 phút. Bạn dùng nước này thay cho nước trà trong vòng 10 ngày.

4.Chữa kinh nguyệt không đều

Đây cũng là loại thuốc tốt trong việc hỗ trợ cho chị em điều trị kinh nguyệt không đều đấy bạn nhé!
Cách dùng: Lấy 40g diếp cá, 30g ngải cứu, tất cả rửa sạch và giã nhỏ, dùng nước sối để lóng nước. Bạn dùng 2 lần/ ngày, uống liền 5 ngày, bạn nên dùng trước chu kỳ 10 ngày.

5. Chữa viêm âm đạo với rau diếp cá + bồ kết + tỏi

Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.

6. Điều trị sỏi thận bằng rau diếp cá + rau dệp + cam thảo đất

20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.

7. Chữa ho với rau diếp cá và nước vo gạo

1 nắm là diếp cá đã rửa sạch xay nhỏ ra. Tiếp theo là dùng nước vo gạo đặc đun sôi cùng rau diếp cá. Sau đó chắt nước cốt uống.
Chỉ cần làm như vậy sau bữa ăn, 2 đến 3 lần là khỏi. Hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể, vì vậy, bạn nên uống từ 5 lần trở lên cho khỏi hẳn.

8. Chống lão hóa bằng rau diếp cá và mật ong

Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá dùng làm mặt nạ đắp trước khi ngủ.
Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.
Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.

9. Ngăn ngừa mụn với rau diếp cá và muối

Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt.
Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả nữa đấy.
Ngoài ra rau diếp cá còn dùng để chữa các bệnh khác như: viêm tuyến vũ, viêm âm đạo, viêm tai giữa, viêm phế quản,…
Có thể bạn quan tâm:

samedi 16 juillet 2016

Quels sont les bienfaits de la sieste ?

Quels sont les bienfaits de la sieste ?
Le sommeil est essentiel pour être en forme physiquement et mentalement. En complément d’une bonne nuit de repos, la sieste présente de nombreux bienfaits.
Alors qu’elle fait partie des habitudes de nombreux peuples des pays chauds, il n’est pas commun pour les gens des pays plus au nord, tels que la France ou le Canada, de faire la sieste. Que ce soit par manque de temps ou par préjugés, ce court moment de repos est largement délaissé à l’âge adulte. Les études les plus récentes vantent toutefois les mérites de la sieste.

Une solution à l’insomnie

Une étude menée par l’Institut National de Prévention et d’Éducation pour la Santé (INPES), parue en 2008, a démontré que 17 % des Français âgés de 25 à 45 ans accumuleraient, chaque nuit, une dette de sommeil1. Au Canada, près de 40 % de la population éprouveraient de troubles du sommeil selon des chercheurs de l’université Laval. Ils seraient également 12 % à souffrir d’insomnie. Les effets négatifs qui en découlent sont nombreux : stress, manque de concentration, sautes d’humeur, etc. Les siestes permettraient de rattraper le sommeil perdu et, par le fait même, de pallier aux désagréments qui en résultent. Or, elles ne devraient pas excéder 30 minutes, sans quoi elles ne feraient qu’aggraver les symptômes.

10 minutes pour se revigorer

Les siestes de 10 minutes seraient les plus efficaces en comparaison à celles de 5 ou 30 minutes. C’est ce qu’a conclu une étude parue en 20062. Elles permettraient notamment d’améliorer les capacités cognitives, de redonner de la vigueur, de contrer la fatigue et d’accroître la vigilance. Ces bienfaits ont perduré jusqu’à deux heures et demie après le réveil. Contrairement aux siestes plus longues, celles de 10 minutes ne provoquent pas de somnolence post-éveil. Des effets à plus long terme sont également reconnus, notamment une diminution des risques d’être atteint d’une maladie cardiovasculaire.

Un besoin biologique

Les chercheurs sont nombreux à appuyer la théorie que la sieste est issue d’un rythme biologique inné chez les mammifères, dont l’humain. Entre 14 h et 15 h, une importante somnolence se fait généralement sentir, accompagnée d’une diminution significative de la vigilance. Cette fatigue soudaine survient autant chez les gens en manque de sommeil que chez ceux qui sont bien reposés. Afin de contrer cette baisse d’énergie, il serait profitable de dormir durant une dizaine de minutes. 

La sieste, source de créativité et d’efficacité !

Plusieurs études ont établi un lien entre la sieste et l’augmentation des performances cognitives etpsychomotrices3. Ce moment de repos accordé en milieu de journée permettrait d’avoir une meilleure mémoire et de consolider les apprentissages. Les personnes qui s’y adonnent sont plus dynamiques et créatives en après-midi en comparaison à celles qui ne pratiquent pas la sieste. Ainsi, les grandes entreprises sont de plus en plus nombreuses à promouvoir cette pratique auprès de leurs employés. Les gens ayant un horaire très chargé en tirent davantage profit puisqu’elle permet de regagner de 1 à 2 heures de sommeil lorsqu’elle est réalisée sur une base quotidienne.

Encore plus bénéfique chez les personnes âgées

Avec l’âge, le nombre d’heures de sommeil tend à diminuer jusqu’à une moyenne de 6 h 30 par nuit. Les statistiques démontrent qu’en prenant en considération les heures de sommeil de jour et de nuit, le temps total de repos des personnes âgées atteint les proportions recommandées4. Ainsi, les siestes d’une plus longue durée leur seraient favorables.

Mélissa Archambault - PasseportSanté.net

BÍ KÍP MUA VÉ MÁY BAY RẺ NHẤT

BÍ KÍP MUA VÉ MÁY BAY RẺ NHẤT ĐƯỢC NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG TIẾT LỘ


Trong thực tế, khi muốn mua được vé máy bay giá rẻ, ngoài các chương trình khuyến mãi mà hãng hàng không phát động, vào những ngày bình thường bạn vẫn có thể mua được giá vé rẻ!

Sau đây là một số kinh nghiệm thực tế và một số lời khuyên của nhân viên hàng không về việc làm cách nào để có một giá vé máy bay rẻ và phù hợp nhất với bản thân. Hãy cùng tìm hiểu!
1. Thời gian nào trong ngày vé máy bay rẻ nhất? Câu trả lời: Buổi sáng
Giá vé trên các trang mạng sẽ thay đổi thường xuyên. Trong một ngày thường sẽ thay đổi khoảng 3 lần. Do các hãng hàng không thường bổ sung vé còn trống trên chuyến bay vào buổi sáng. Vì vậy nói chung, giá vé buổi sáng thường sẽ rẻ hơn giá vé vào những lúc khác.
2. Giá vé rẻ nhất trong tuần vào thứ mấy? Câu trả lời: Thứ Ba và thứ Tư
Trong tuần, ngày thứ ba và thứ tư những khách đi du lịch thường ít hơn các ngày khác trong tuần. Thông thường họ sẽ bắt đầu xuất phát từ thứ hai và trở về vào ngày thứ sáu. Vì vậy thứ ba và thứ tư sẽ có giá vé tương đối rẻ hơn so với những ngày khác.
3. Trong một năm mua vé vào tháng mấy rẻ nhất? Câu trả lời: Tháng 3, 4, 9, 11.
Trong một năm bốn tháng này sẽ thường ít có người đi du lịch nhất. Do những tháng này không thuộc về mùa du lịch nên chúng thường có chi phí hợp lý nhất. Ngoài ra, sau mùa lễ hội giá vé cũng thường rẻ hơn.
4. Mua giá vé đã bao gồm trọn gói dịch vụ 
Nhiều hãng hàng không đã đưa ra một bộ trọn gói bao gồm vé máy bay, chỗ ở và giao thông đi lại ở địa phương. Điều này có thể tiết kiệm thời gian sắp xếp đi lại và chỗ ở của bạn, đồng thời cũng tránh được giá vé hỗn loạn cao thấp không đồng nhất của người dân địa phương cung cấp.
5. Đăng ký thẻ thành viên của hãng hàng không
Sau khi trở thành thành viên của các hãng hàng không, bạn sẽ thường nhận được những mức giá vé giảm giá đặc biệt hoặc nhiều cơ hội tích điểm khác. Hơn nữa thẻ thành viên lại được đăng ký miễn phí, tại sao chúng ta lại không thử chứ!
Bạch Mỹ

P.Anh chuyển

vendredi 15 juillet 2016

Ngâm vỏ chanh với dầu ô-liu, vĩnh biệt cơn đau khớp...

Viêm đau các khớp là căn bệnh ngày càng phổ biến ở người lớn tuổi. Tuổi càng cao, các sụn khớp cũng bị bào mòn, khô chất nhờn chính là nguyên nhân các khớp bị đau. Tuổi tác chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đauViêm đau các khớp là căn bệnh ngày càng phổ biến ở người lớn tuổi. Tuổi càng cao, các sụn khớp cũng bị bào mòn, khô chất nhờn chính là nguyên nhân các khớp bị đau. Tuổi tác chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đau khớp...


Sự kì diệu khi kết hợp 2 nguyên liệu này

Đây là 2 nguyên liệu thông dụng mà bạn có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Vỏ chanh có hàm lượng tinh dầu và vitamin C nhiều gấp 15 lần nước chanh. Trước nay, người ta thường dùng vỏ chanh cho việc điều trị viêm bàng quang, ổn định huyết áp, giúp xương chắc khỏe, bảo vệ răng miệng...

Thế nhưng, ít người biết rằng chỉ cần tận dụng vỏ chanh ngâm vào dầu ô liu, cơn đau khớp sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Dầu ô liu sẽ là chất hòa tan tinh dầu và vitamin trong vỏ chanh giúp ngấm vào các vết viêm đau nhanh chóng hơn.

Nguyên liệu:



Vỏ chanh kết hợp với dầu oliu 

- 2 - 3 trái chanh
- Dầu ô liu vừa đủ.

Thực hiện:
Rửa sạch chanh, dùng tay hoặc dao bóc lấy phần vỏ bên ngoài trái chanh. Sau đó dùng dao thái nhỏ vỏ chanh thành nhiều miếng chừng 2-3cm để khi ngâm tinh dầu và vitamin dễ tiết ra hơn.

Ngâm vỏ chanh với dầu ô liu. Đổ số vỏ chanh vào lọ thủy tinh rồi đổ dầu ô liu ngập lên trên. Sau đó, đậy nắp lọ thật chặt, giữ nguyên hỗn hợp trong 2 tuần tại nơi có nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Sau 2 tuần, hỗn hợp có thể sử dụng được.

Cách dùng:

Bạn chỉ cần dùng một miếng gạc y tế hoặc một mảnh vải mỏng ngâm vào dung dịch. Sau đó, đặt miếng gạc lên chỗ bị đau và giữ nguyên trên khớp đau trong 4 tiếng đồng hồ. Ngay lần sử dụng hỗn hợp đầu tiên, cơn đau khớp sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Sau đó, bạn có thể thực hiện đều đặn tuần 2 - 3 lần để cơn đau khớp không còn quay trở lại nữa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cho các trường hợp bong gân, chấn thương do vận động quá mạnh.*

Thanh Hải sưu tầm

Phát sốt : Mì nóng đựng trong ... đá lạnh



Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với những món mì ngon tuyệt cú mèo như mì Soba, mì Ramen, Udon,…mà mới đây đất nước mặt trời mọc còn khiến dân mạng phát sốt với mòn mì nóng đựng trong đá lạnh!



Mới đây, khi những hình ảnh về những món mì nóng đựng trong khối đá lạnh trong suốt được đăng tải trên instagram đã khiến giới trẻ “phát thèm” và ra sức săn lùng.




Được biết, ý tưởng độc đáo này này là của nhà hàng Tempura Matsu ở Kyoto – Nhật Bản. 




Những món mì nóng hổi đựng trong đá lạnh vừa độc vừa lạ này đã khiến nhiều thực khách thích thú ngắm thật lâu và chụp ảnh thật nhiều trước khi thưởng thức. 


Và món mì nổi tiếng nhất của nhà hàng Tempura Matsu được nhiều thực khách order nhất đó chính là Inaniwa udon. Món mì Inaniwa udon này thường được làm từ ngải cứu, dùng chung với wasabi và 1 quả trứng. 



Để làm ra món mì có tính thẩm mỹ cao như thế này, các đầu bếp đã phái kì công cắt khối nước đá lớn thành những chiếc bát nhỏ, sau đó khéo léo đổ nước dùng nóng vào bát cho tan chảy phần nước đá ở giữa để tạo thành 1 phần lõm giống như chiếc bát bình thường.


Ngoài ra, các đầu bếp còn tỉ mỉ trang trí thêm cho món ăn bằng những bông hoa nhỏ, chiếc lá khá bắt mắt. 



Hiện tại món mì nóng đựng trong khối đá lạnh là một trong những món mì bán chạy nhất của nhà hàng Tempura Matsu Nhật Bản. 

Kim Chung (H/Ả: Instagram Tempura Matsu)
Nancy Quách chuyên

jeudi 14 juillet 2016

Lời nói thực tế của một nhóm người già

Lời nói thực tế của một nhóm người già



Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi. 
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau, 
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng! 
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói. 

Giai đoạn thứ nhứt 
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình. 
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng.Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta. 

Giai đoạn thứ hai 
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi. 
Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã. 
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình! 
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa. 
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình. 
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn. 
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không? 

Giai đoạn thứ ba 
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này. 
Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người. 
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu. 
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp. 
Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình. 

Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua. 

Giai đoạn thứ tư 

Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích. 
"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình. 

Già rồi thì phải làm sao? 
Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân,ăn được là quan trọng nhứt 

Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả. 
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm. 
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc. 
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp. 

Lời kết luận: 

Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa? 
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều. 
Thứ nhất: Lão Kiện 

Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng": 
1-ăn uống dinh dưỡng, 
2-chú trọng bảo dưỡng, 
3-phải biết tu dưỡng. 
Thứ hai: Lão Cư 
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng 
b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt. 

Thứ ba: Lão Bổn 

- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản. 

Mỹ Trang sưu tầm