mercredi 20 juillet 2016

Tác dụng của trà ngải cứu và cách dùng trị đau thần kinh tọa


Từ xa xưa, cây ngải cứu đã được sử dụng để giúp làm giảm các cơn đau do giun tròn, giun kim, giun móc… gây ra. Ngoài ra, ngải cứu được dùng làm trà cũng có rất nhiều giá trị cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số 
– Hoạt động như một chất kích thích tiêu hóa có vị đắng nhưng chính chất tạo nên vị đắng này lại có tác dụng làm giảm các vấn đề về dạ dày,, giảm đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích, cải thiện sự thèm ăn… Vị đắng này giải phóng mật từ túi mật và tiết dịch khác từ các tuyến đường ruột nên có tác dụng .
– Tẩy giun: Trà ngải cứu có chứa một thành phần hóa học là thujone có tác dụng tiêu diệt . Ngoài thujone, cây ngải cũng chứa santonin, một hoạt chất mang lại lợi ích trong điều trị một số bệnh do  gây ra. Hơn nữa, cây ngải cũng giàu sesquiterpene lactones có tính chất tương tự như peroxide có thể làm suy yếu các màng của  và sau đó tiêu diệt chúng.
tra2 Tác dụng đối với sức khỏe của trà ngải cứu
Mặc dù có vị đắng nhưng cây ngải cứu được đánh giá rất tốt cho sức khỏe và được dùng nhiều trong các loại thuốc từ . Ảnh minh họa
– Làm dịu sự kích thích da: Nếu bạn có vấn đề về da do tiếp xúc da (một dạng của bệnh chàm) thì  là một trong những biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Các chất chống oxy hóa “cấp cao” trong trà ngải cứu cũng có khả năng làm giảm ngứa và kích ứng của da. Hơn nữa, trà thảo dược này có thể giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh, giữ ẩm và làm cho da tươi sáng. Bên cạnh đó, trà ngải cứu cũng có thể được sử dụng để điều trị vết thương lâu lành, xước da hoặc vết côn trùng cắn.
Thải lọc trong cơ thể: Trà ngải cứu có vị đắng là phương thuốc điều trị tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Hương vị đắng của trà có khả năng loại bỏ những ký sinh trùng có hại và các độc tốt ra khỏi cơ thể. Trà ngải cứu có tác dụng thanh lọc, làm sạch mật, gan… nên càng tăng hiệu quả thải độc cho cơ thể. Để có kết quả làm sạch cơ thể tốt hơn, bạn nên uống trà ngải cứu hàng ngày.
– Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày uống 3 lần trà ngải cứu (mỗi lần uống khoảng 6-12g ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi). Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Cây ngải cứu cắt lấy thân và lá, rửa sạch bụi bặm bằng nước ấm pha tý muối, đem phơi trong râm (phơi âm can) cho khô, sau đó chặt nhỏ, sao từng nắm trong chảo hay nồi đất dày cho vàng và bốc mùi thơm, để nguội rồi cất trong lọ đậy kín.
Mỗi lần pha, ta lấy 1 nhúm trà này bỏ vào bình thủy, châm đầy nước rồi chờ độ mười phút là đã uống được. Nếu thấy trà đắng quá, khó uống thì có thể cho thêm chút đường cho dễ uống.

*****************************************

Ngải cứu
Cây ngải cứu là loại cây thuộc họ cúc, mọc quanh năm, chúng có tính ôn, hơi cay giúp giải nhiệt cơ thể, giảm mệt mỏi. Với những người suy nhược, người vừa ốm dậy, sách Đông y khuyên nên dùng ngải cứu giã nhỏ, pha với nước sôi, uống hàng ngày sẽ nhanh phục hồi. Thường xuyên ăn canh ngải cứu hoặc ngải cứu hấp trứng cũng là bài thuốc tốt để tăng tuần hoàn máu lên não và có khả năng giảm đau các khớp.


Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng chữa bệnh ngoài da bằng cách xoa bóp. Chị em phụ nữ và trẻ nhỏ có thể dùng ngải cứu giã nhỏ làm nước tắm, đắp lên mặt để chữa trị mụn nhọt, thoát mồ hôi chân lông, làm sáng da. Với những người đau chân, bong gân, đau lưng có thể lấy ngải cứu hơ nóng bọc trong vải mỏng để chườm.

*********************************

Cách dùng ngải cứu trị đau thần kinh tọa

(23:53:49 | 10/06/2015) | Lượt xem: 18016

Hiện nay, bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp ở nhiều đối tượng và ngành nghề khác nhau từ những người nông dân, công nhân đến những người làm việc trí óc, dân văn phòng. Nếu không chú ý trong khi làm việc thì ai cũng có thể bị đau thần kinh tọa. Các yếu tố làm khởi phát và làm cho bệnh nặng lên như: ngồi lâu, mang vác vật nặng, vận động sai tư thế. Có nhiều cách giúp giảm nhanh các triệu chứng cho bệnh nhân, trong đó có thể sử dụng ngải cứu để giảm đau và giảm triệu chứng tê bì cho bệnh nhân.


Triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa


Biểu hiện của đau thần kinh tọa là đau nhức từ lưng lan xuống chân

Phần lớn bệnh nhân đau thần kinh tọa thường cảm thấy đau nhức hơn vào lúc nửa đêm và sáng sớm. Những ngày thay đổi thời tiết, trời trở lạnh, mưa nhiều cũng khiến người bệnh đau tăng. Giải thích điều này là do khi trời lạnh và mưa nhiều hàn và thấp xâm nhập vào vùng thắt lưng và chân khiến khí huyết bị cản trở ứ lại mà gây đau. Ngoài ra theo lý luận của y học hiện đại lạnh làm các cơ co lại gây chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau hơn nhiều. Triệu chứng tê bì cũng tăng hơn do các đầu dây thần kinh bị kích thích. 

Ngải cứu giúp giảm đau nhức và tê bì


Ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, giảm cảm giác tê bì cho người bị đau thần kinh tọa

Ngải cứu là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong học cổ truyền và dân gian hiện nay. Ngải cứu vị đắng cay tính ấm có tác dụng trừ hàn, ôn kinh dưỡng huyết. Vì thế ngải cứu thường được dùng trong các bệnh do lạnh như các bệnh về xương khớp, thần kinh, đau bụng. Ngoài ra ngải cứu rất tốt cho phụ nữ, có tác dụng điều kinh, an thai, giảm đau bụng kinh. Hơn nữa ngải cứu còn có tác dụng cầm máu rất tốt. Hoạt chất chính của ngải cứu là flavonoid nên có tác dụng giảm đau nhức giảm cảm giác tê bì cho người bị đau thần kinh tọa. Ngải cứu tính cay nóng làm ấm kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông nên giảm đau nhức.

Sử dụng ngải cứu thế nào?

Có nhiều cách sử dụng vi thuốc ngải cứu như dùng tươi giã nát, sắc uống, sao tẩm với phụ liệu khác, phơi khô, sao cháy. Sau đây là một số cách dùng trong điều trị đau thần kinh tọa.


Ngải cứu có thể sử dụng với các phụ liệu khác

- Ngải cứu rửa sạch giã lấy nước uống.
- Ngải cứu sao dấm bọc trong vải chườm vào chỗ đau.
- Ngải cứu sao với muối hạt to và gừng chườm lên chỗ đau.
- Ngải cứu, lá lốt đun nước nóng để ngâm chân 15 phút trước khi đi ngủ.

- Ngải cứu sao với rượu, cám gạo đắp lên chỗ tê nhức.

Như vậy chỉ bằng cách rất đơn giản đã giúp bệnh nhân bớt đau nhức. Ngải cứu lại là loại cây khá phổ biến trong vườn nhà nên rất tiện sử dụng. Những người bị đau thần kinh tọa nên chủ động tìm những loại thảo dược quanh nhà có tác dụng giảm đau thay vì sử dụng các loại thuốc giảm đau tây y vì tác dụng phụ không mong muốn.

Bác sỹ y học cổ truyền Vũ Thị Tươi


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire