samedi 7 octobre 2017

TÁ ĐIỀN VÀ VƯỜN NHO

TÁ ĐIỀN VÀ VƯỜN NHO



Có một bản tin gây nhiều xúc động, đó là: một thanh thiếu niên phạm pháp được trả tự do tạm thời, nhờ hạnh kiểm tốt trong thời gian bị giam tù.  Vì không còn cha mẹ, nên em này được một người trong vùng nhận làm con nuôi và em được đối xử tốt đẹp như năm người con khác trong gia đình, không chút kỳ thị phân biệt.  Cha mẹ nuôi cũng như anh chị em mới trong gia đình cố gắng làm hết mọi sự để giúp em cảm nhận được tình yêu thương chân thành trong gia đình mới.

Một hôm, em được phép cha mẹ cho đi tham dự buổi tiệc sinh nhật của người bạn với lời nhắn nhủ là “hãy trở về nhà trước 11 giờ khuya.”  Nhưng 11 giờ, rồi 12 giờ và 1 giờ sáng mà em vẫn chưa về.  Mọi người trong nhà đã đi ngủ, chỉ trừ cha mẹ nuôi của em canh thức đợi em về với nhiều lo lắng, cuối cùng 2 giờ sáng em mới về tới nhà.  Không một lời giải thích hay xin lỗi cha mẹ nuôi gì cả, nhưng phần cha mẹ nuôi chỉ trách nhẹ em một câu: “Này con, lần sau con ráng về đúng giờ để cha mẹ không phải lo lắng đợi chờ con nữa.”

Sáng hôm sau, khi mọi người trong gia đình kẻ đi làm người đi học, chỉ còn lại mẹ nuôi ở nhà, và bất ngờ, người thiếu niên này dùng một khúc sắt từ sau lưng tiến lại đập đầu người mẹ nuôi của em.  Trước toà án, em không chút hối hận và người cha nuôi của em trong cơn đau khổ tột cùng chỉ thốt lên một lời: “Nó đã giết chết người vợ thân yêu của tôi.  Đây là một hành động vô ơn tột cùng.”

Sự việc trên có thể giúp chúng ta phần nào hiểu thấu được dụ ngôn: “Người tá điền và vườn nho” được nhắc lại trong bài Tin Mừng hôm nay.  Đó là thái độ vô ơn tột cùng của những người giữ vườn nho đáng trách, họ đã khước từ và giết hại những người làm mà ông chủ sai đến, rồi cuối cùng họ cũng giết chết luôn cả người con của ông chủ.

Thái độ vô ơn tột cùng này cũng là một lời cảnh tỉnh cho mỗi Kitô hữu chúng ta hôm nay, qua đó nhắc nhở chúng ta hãy xét lại thái độ sống của mình đối với Thiên Chúa.  Như ông chủ vườn nho, Thiên Chúa nhân lành luôn thông cảm và tha thứ những lỗi lầm của chúng ta, một khi chúng ta biết trở về với Ngài.

Mặt khác, Thiên Chúa trao cho chúng ta công việc chăm sóc vườn nho của Ngài, để chúng ta làm trổ sinh hoa trái tốt đẹp.  Hơn nữa, Ngài đã không ngừng sai những sứ giả của Ngài đến để nhắc nhở chúng ta tích cực chăm sóc vườn nho cho Ngài.  Vì thế chúng ta phải có bổn phận biết ơn là dâng lại cho Ngài những điều tốt đẹp, những chùm nho ngon ngọt của việc làm tốt mà chúng ta phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.  Nhưng, có thể thay vì dâng cho Ngài những chùm nho ngon ngọt, thì chúng ta lại có những thái độ thù nghịch chống lại Ngài, chống lại Thiên Chúa, chống lại những sứ giả mà Ngài đã sai đến với chúng ta.

Vậy, thử hỏi còn điều gì có thể làm được cho con người mà Thiên Chúa đã không làm để cứu rỗi, để hướng dẫn và ban hơn nữa cho chúng ta hay không?

Chính Ngài đã sai Con Một Ngài đến cứu rỗi chúng ta, và hy vọng con người sẽ không giết hại Con Ngài, nhưng sẽ lắng nghe lời Người: “Đây là Con Ta yêu dấu, các người hãy vâng nghe lời Ngài.”

Thật thế những kẻ vô tâm, bất nhân bất nghĩa đã làm việc bất nhân, thay vì dâng lời cảm lạ Thiên Chúa thì lại giết chết Con Thiên Chúa, giết chết người ân nhân vĩ đại của cuộc đời mình.  Xin Chúa ban ơn biến đổi cho mỗi người chúng ta, giúp chúng ta luôn biết lắng nghe tiếng Chúa trong mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ khẩn cầu Chúa ban cho mỗi người chúng con được bắt chước gương sống của Mẹ: Khiêm tốn, vâng phục, chấp nhận thưa “xin vâng” với Chúa trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Ngài truyền.”  Nhất là chúng con xin Mẹ giúp cho mỗi người chúng con luôn luôn sống trong thái độ biết ơn Thiên Chúa, cố gắng hết mình để làm vườn nho mà Ngài đã trao phó cho mỗi người chúng con, để cây nho được trổ sinh nhiều hoa trái tốt đẹp.  Xin Thiên Chúa gìn giữ mỗi người chúng con trong đức tin để chúng con luôn tin tưởng Người Con mà Ngài đã sai đến với chúng con.


Sưu tầm
Ngọc Nga -T.Anh 

ĐƯỢC VÀ MẤT

Chúa Nhật XXVII thường niên - Năm A
ĐƯỢC VÀ MẤT
SƯU TÀM


Chuyện ngụ ngôn “Lừa và Sói” kể rằng: Một hôm, lừa đang gặm cỏ, bỗng thấy Sói phi nước đại phóng tới. Lừa giả bộ đi khập khiễng. Khi Sói đến gần, hỏi nó vì sao bị thọt chân, thì Lừa trả lời:
- Vừa nãy tôi nhảy qua hàng rào bị xóc gai.
Rồi Lừa đề nghị Sói trước khi ăn thịt mình hãy nhổ gai ra đã, để khỏi bị gai đâm.
Sói tin lời, Lừa giơ cao chân để Sói soi mói kỹ lưỡng các móng chân Lừa. Lừa thừa cơ đạp mạnh vào mõm Sói rồi bỏ chạy.
Sói bị gẫy hết răng ôm đầu kêu la.
- Đáng đời ta! Cha mẹ nuôi ta thành kẻ chuyên ăn thịt, chứ đâu dạy ta làm thày lang!
Nếu chuyện ngụ ngôn nào cũng cho chúng ta một bài học, thì chuyện ngụ ngôn “Lừa và Sói” muốn nói với chúng ta: Kẻ nào không làm đúng công việc của mình sẽ lãnh hậu quả bi thảm.
Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn “Những người thợ làm vườn nho”. Mỗi người chúng ta là một tá điền mà Thiên Chúa giao phó cho một vườn nho, là những tài năng tinh thần, của cải vật chất, để chúng ta đem hoa lợi về cho Người. Thiên Chúa còn tôn trọng chúng ta, Người để cho chúng ta hoàn toàn tự do sắp xếp công việc, theo sáng kiến riêng của mỗi người. Thánh Matthêu viết: “Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa”. Người không ở đó để kiểm soát, canh chừng.
Khốn thay, có những tá điền đã không làm đúng công việc của mình, họ đã lạm dụng tự do chủ ban cho để tìm lợi lộc riêng. Họ đã phụ lòng tín nhiệm của ông. Những tá điền ấy đã ngược đãi và sát hại các đầy tớ mà chủ sai đến. Thậm chí, đến lần thứ ba chúng giết luôn cả con trai ông. Họ làm như thế là để chiếm lấy gia tài của chủ. Hậu quả là: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”.
Thiên Chúa ban muôn hồng ân, là để chúng ta phục vụ Chúa và anh em, chứ không phải để chúng ta tìm tư lợi, danh vọng, và khoái lạc cho bản thân.
Thiên Chúa kiên nhẫn trước những xúc phạm, lầm lỗi của chúng ta, là để chúng ta có cơ hội hoán cải, chứ không phải để chúng ta ngày càng sa lầy trong tội lỗi.
Thiên Chúa trao phó cho chúng ta các tài năng là để chúng ta sinh lợi cho phần rỗi mình. Nếu chúng ta không biết sử dụng ơn lành Chúa ban, thì Người sẽ cất đi và trao cho kẻ khác. Nỗi bất hạnh ấy chỉ mình ta gánh chịu mà thôi!
Sẽ đến ngày chúng ta phải tường trình về công việc vườn nho mà Chúa đã trao phó. Sẽ đến ngày chúng ta phải dâng lên Chúa những thu hoạch hoa lợi mà Người trông đợi. Bội thu hay mất trắng là hoàn toàn do công việc chúng ta đang làm hôm nay. Đức Hồng Y Suhard đã nói: “Chúng ta chịu trách nhiệm về những điều chúng ta đã làm, đã không làm, hay đã cản trở không cho người khác làm”.

Tiền Giang: Vùng sinh những bà hoàng, đệ nhất phu nhân nổi tiếng

. Hồng Công sưu tầm

mercredi 4 octobre 2017

8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không

8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn

Trần Quỳnh | 
8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn

Bạn đã hội tụ được bao nhiêu trong 8 yếu tố dưới đây? Và liệu bạn có tự tin khẳng định điều số 3 lúc nào mình cũng có?


1. Lương thiện
Mạnh Tử quan niệm: "Nhân chi sơ tính bản thiện". Theo đó, hiền lành được coi là bản tính vốn có, cũng là đức tính cần nuôi dưỡng, rèn luyện của mỗi con người.
Người hiền lành trong lòng luôn có thiện tâm, trong suy nghĩ luôn muốn làm việc thiện. Chỉ khi sự hiền lành, thiện lương được nuôi dưỡng bằng cả quan niệm và hành động, con người ta mới có thể sống trong an lạc, không làm chuyện trái với lương tâm.
8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 1.
2. Phúc hậu
Cổ nhân có câu "quân tử dĩ hậu đức tái vật", ý nói người quân tử sẽ dùng đức dày để nâng đỡ vạn vật. Người xưa quan niệm, phàm là người có đức hạnh tốt sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, còn kẻ không có đức ắt chẳng thể làm nên việc đại sự.
Bởi vậy, sống ở đời không nên quá sân si. Chỉ khi học được cách vui vẻ chịu thiệt, nhường nhịn người khác, ta mới có thể xây dựng đại nghiệp.
Vậy mới có câu "đức dày là phúc". Người có phúc đức hiển nhiên sẽ được thiên hạ kính nể, tôn trọng.
3. Giữ chữ tín
Một người nếu không có chữ tín, chuyện gì cũng sẽ làm không xong. Bởi mối quan hệ giữa người với người muốn bền lâu phải được xây dựng trên nền tảng tin cậy.
Cổ nhân coi "tín" là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá người quân tử. Muốn được coi là người có chữ tín, lời nói phải đi kèm với hành động, niềm tin của bản thân cũng cần quyết đoán.
Phàm là người thất tín, tất sẽ chẳng kết giao được bằng hữu, càng không có được sự tín nhiệm của người đời.
8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 2.
4. Bao dung
Thành ngữ Trung Hoa có câu: "Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại" (Tạm dịch: Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn).
Sống ở trên đời, chúng ta cần học được cách bao dung cho những người bất đồng quan điểm, đặc biệt là những người có mâu thuẫn với mình.Người cao thượng, bao dung chính là người có thể tha thứ những chuyện mà thiên hạ khó tha thứ.
Tha thứ cho người khác chính là một cách để "cởi trói" cho tâm hồn. Nếu không làm được điều này, trái tim và trí óc của chúng ta luôn bị thù hận vây kín, khiến tâm trí luôn bứt dứt không yên.
Muốn học được cách bao dung, bạn phải học cách thừa nhận những khác biệt giữa người khác và bản thân mình, học cách nhìn vào ưu điểm của họ để tha thứ cho những thiếu sót của họ.
Nên nhớ rằng, người hay tranh ắt sẽ luôn bại, người nào nhường tất sẽ luôn lợi.
5. Thành thực
Trung thực là một đức tính căn bản để "lập thân". Bởi người sống không thực, đại sự khó thành.
Muốn làm nên nghiệp lớn, điều cốt yếu chính là sự thành thực. Làm người chỉ khi thành thực mới có thể đàng hoàng, chỉ khi đàng hoàng mới có thể vững vàng đứng trong xã hội.
Trong công việc cũng như trong cuộc sống, điều gì cũng nên nói thật, tránh dùng tiểu xảo bịp bợm mà thất tín với thiên hạ.
8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 3.
6. Khiêm tốn
Có người đã từng nói: "Khiêm tốn giúp con người ta tiến bộ, còn kiêu ngạo lại khiến con người ta thụt lùi".
Vì vậy, cách tốt nhất là lúc nào cũng nên đem bản thân mình đánh giá thấp đi một chút, vừa giúp chúng ta phấn đấu tiến bộ, vừa khiến người khác coi trọng giá trị của mình.
Phô trương, khoác lác chỉ đem lại sự ghen ghét. Người khiêm nhường mới là người làm chủ thời thế.
7. Chính trực
Phấn đấu để trở nên vĩ đại là một điều khó khăn của đời người, nhưng cố gắng để sống một cách chính trực lại là việc ai cũng có thể làm được.
Người chính trực trước nhất phải là người có lương tâm. Giống như danh nhân Vương Vĩ Bân thời nhà Thanh từng nói: "Mong cho lương tâm quản thúc ta, để lưu lại cho ta một đường sống mà làm người…"
Người chính trực sau đó cần phải quan niệm rõ thị phi, phải trái, phải có quan điểm, lập trường của riêng mình chứ không "gió chiều nào, che chiều nấy".
Người chính trực cũng là người kiên trì với lẽ phải, không vì mâu thuẫn cá nhân mà đem  đúng nói thành sai, cũng không vì kết bè kết phái mà đem sai nói thành đúng.
8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 4.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Soha.vn).
8. Kiên trì
Phàm là bất cứ chuyện gì, chỉ cần có lòng quyết tâm, sự kiên nhẫn và thái độ kiên trì thì tất sẽ có ngày thành công.
Giả như ngay tới lòng kiên trì cũng không có, thì trăm sự ắt khó mà thành. Cổ nhân răn dạy "Có câu mài sắt, có ngày nên kim" cũng vì vậy.
Nhà yêu nước nổi tiếng Trung Quốc Phùng Ngọc Cường từng nói: "Trên đời, người làm nên đại sự đều là kẻ ngốc". Bởi một khi nhìn thấy mục tiêu, họ chẳng để tâm những điều khác, chỉ một mực kiên trì hướng về phía trước.
Ngược lại, người thông minh thường toan tính nhiều bề, sợ hãi nhiều thứ, ham muốn nhiều điều, nên kết quả vẫn là chẳng làm nên chuyện.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta chỉ cần chuyên chú làm tròn phận sự của mình một cách tốt nhất, tất sẽ gặt hái được thành công. Sự bền lòng, kiên trì vừa là một dạng cố chấp, nhưng cũng là một lòng dũng khí ai cũng nên có.
Lệ Chi sưu tầm

Prix Nobel de physique : point de vue d'un physicien

Un point de vue d’expert sur l’actualité

Chaque semaine, nous vous proposons une entrevue avec un expert de l’UdeS qui partage son point de vue sur un sujet de l’heure. 


Pr Julien Sylvestre, département de génie mécanique, Faculté de génie


Prix Nobel de physique : point de vue d'un physicien

Cette semaine, nous apprenons que le prix Nobel de physique a été attribué à trois astrophysiciens américains. Rainer Weiss, Barry Barish et Kip Thorne ont été récompensés pour l'observation des ondes gravitationnelles, une avancée importante de la recherche qui confirme une prédiction d'Albert Einstein dans sa théorie de la relativité générale.

Entretien avec le Pr Julien Sylvestre de l’UdeS qui a collaboré à diverses étapes de sa carrière avec les trois récipiendaires.  

Quelle est votre première réaction face à cette nomination?

C’est sans surprise pour moi, qu’ils se sont mérités le Prix Nobel de physique. Il fait suite à l'extraordinaire découverte faite par le projet Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory (LIGO) le 14 septembre 2015, et dévoilée publiquement le 11 février 2016. Pour la première fois, l'humanité a observé la subtile signature de la collision de deux trous noirs (respectivement 29 et 36 fois la masse du Soleil), à plus de 1,3 milliards d'années-lumière de la Terre. Ma première réaction lors de l'annonce de la découverte en a surtout été une de soulagement pour l'équipe du projet LIGO, dont j'ai fait partie de 1998 à 2004. Il faut comprendre que le projet LIGO a été conçu en 1972 par Rai Weiss; qu'il a été financé à grands frais par la NSF à partir de 1994; et qu'il a essuyé un barrage continu de critiques jusqu'à l'annonce de la découverte en 2016. Ironiquement, ces critiques étaient entièrement fondées: les collisions d'étoiles à neutron (comme le système binaire de Hulse-Taylor), qui étaient prédies comme la source principale d'observations par LIGO, n'ont pas encore été observées à ce jour. Ces critiques étaient à la fois complètement injustifiées : grâce au travail soutenu des centaines de scientifiques du projet LIGO sur plus de 45 ans, nous avons pu pour la première fois observer la gravitation dans des conditions extrêmes (la découverte de LIGO est l'événement le plus violent observé depuis le Big Bang). L'entreprise risquée du projet LIGO a réalisé ce qui était possiblement sa plus grande promesse : observer d'une manière nouvelle des systèmes qui n'étaient pas attendus (trous noirs de masses intermédiaires), et tester ainsi notre théorie de la gravitation (la relativité générale).
Pourquoi est-ce important? La relativité générale est notre meilleure théorie de la gravitation, de l'espace et du temps. Les détecteurs de LIGO testent cette théorie dans un régime incroyablement intense, qui pourrait éventuellement révéler ses failles et mener à une compréhension plus profonde de notre Univers.
J'ai eu le privilège de très bien connaître les acteurs du projet LIGO. Ils ont eu à surmonter une myriade de problèmes technologiques très difficiles et à endurer des décennies de doutes pendant qu'ils dépensaient des fonds publics. Ils l'ont fait parce que c'est ce que les scientifiques doivent faire. Pour l'extraordinaire élégance de leur découverte et pour le courage exemplaire de tous ceux impliqués dans le projet (incluant la NSF), ce Prix Nobel est pour moi une source de joie pour tant de collègues qui voient tellement d'efforts récompensés. Je leur ai d’ailleurs écrit le jour même de leur nomination pour les féliciter. 

Quels sont vos liens avec ces chercheurs ? 

J'ai fait mon doctorat au Massachusetts Institute of Technology (MIT) sous la supervision de Rai Weiss, de 1998 à 2002. Ma thèse portait sur le développement de méthodes d'analyses pour l'énorme quantité de données produites par la première génération de détecteurs LIGO. Mes travaux ont été parmi les premiers à fouiller dans les données de LIGO pour trouver des signaux provenant d'ondes gravitationnelles. À cette époque, les détecteurs n'étaient pas assez sensibles pour détecter les trous noirs observés aujourd'hui. 
De 2002 à 2004, j'étais chercheur postdoctoral au Caltech, dans le groupe dont faisait partie Barry Barish et Kip Thorne. Mes travaux portaient sur l'utilisation de détecteurs multiples sur plusieurs continents, les premières études des méthodes de détection d'écho lumineux aux ondes gravitationnelles, et le détecteur spatial d'ondes gravitationnelles (LISA, alors un projet de la NASA).

Quel est l’apport du quantique dans le concept « d’ondes gravitationnelles » ?

Les détecteurs d'ondes gravitationnelles sont des instruments extrêmement sensibles, capables de détecter un changement de distance 25 000 fois plus petit que le diamètre d'un proton entre deux miroirs séparés de 4 km, lors du passage d'une onde. C'est à peu près comme mesurer la distance entre la Terre et l'étoile Proxima Centauri avec une précision inférieure à un centième du diamètre d'un cheveu. À cette échelle, la nature quantique de la lumière utilisée dans les détecteurs, c'est-à-dire qu'elle soit constituée de particules distinctes (les photons), se révèle sous forme de bruit qui limite la précision des mesures à hautes fréquences. Plusieurs chercheurs du projet LIGO développent une technologie qui manipule directement la nature quantique de la lumière pour réduire le bruit, augmenter la sensibilité des détecteurs, et permettre ainsi de voir des sources qui sont plus loin de la Terre (et donc d'augmenter le nombre de détections par année).
Dans un autre ordre d'idées, j'espère que les observations de la gravitation en champs forts réalisées par ondes gravitationnelles vont permettre de guider le développement de théories de la gravitation différentes de la relativité générale d'Einstein, et qui seraient plus faciles à quantifier. Une telle théorie quantique de la gravitation permettra peut-être un jour la réalisation du vieux rêve de la « Théorie du Tout » intégrant la gravitation au « Modèle standard ».

D’après vous, quelles seront les prochaines avancées dans ce domaine?

Malgré leur succès, les gens du projet LIGO continuent à travailler pour atteindre les cibles de performances fixées pour les détecteurs. Ceci permettra d'augmenter le nombre de détections, et possiblement d'observer des systèmes binaires plus légers (dont les fameuses étoiles à neutrons) ou plus lointains. 
D'autres détecteurs, comme celui du projet Virgo en Italie, se sont récemment joints au projet. Une détection commune LIGO-Virgo a été faite au mois d'août 2017. L'ajout de détecteurs permet d'augmenter la capacité de positionnement de la source dans le ciel. Ceci ouvre la porte à l'identification « d'échos » lumineux aux ondes gravitationnelles. De telles identifications fourniraient beaucoup d'information sur l'environnement immédiat des sources d'ondes gravitationnelles.
Les détecteurs d'ondes gravitationnelles peuvent être vus comme un nouveau type de « téléscope » pour observer l'Univers. L'observation de supernova dans une galaxie proche ou même d'ondes « stochastiques »" provenant du Big Bang fournirait énormément d'information sur ces phénomènes extrêmes.
Finalement, l'agence spatiale européenne a mené l'année dernière des tests de validation technologique dans l'espace pour un détecteur d'ondes gravitationnelles (LISA) qui serait placé en orbite autour du Soleil. Ce détecteur sera sensible aux collisions de trous noirs super-massifs (millions de masses solaire), comme celui situé au cœur de notre galaxie. De telles collisions seront visible à peu près partout dans l'Univers, et elles ouvriront une fenêtre de plus sur la gravitation (vraiment) extrême.
Julien Sylvestre est professeur au département de génie mécanique de la Faculté de génie de l’UdeS, il est également membre de l'Institut quantique et titulaire de la Chaire de recherche industrielle CRSNG-IBM Canada en encapsulation microélectronique pour l’échelonnement de la performance.

REF

Autres articles

Référendum sur l’indépendance de la Catalogne : point de vue d’un expert en droit

mardi 3 octobre 2017

Québec, cây Phong và mùa Thu- Bs Trần Mộng Lâm


Quebec, cây Phong và mùa Thu
Mùa Thu ở Québec

Québec, cây Phong và mùa Thu

Mùa thu là mùa của  lá cây lìa cành,  những cuộc tình tan vỡ, mùa của  thi sỹ, nhạc sỹ với các sáng tác để đời,.Nhưng mùa thu  cũng là mùa của những kỷ niệm êm đềm trong cuộc đời của mỗi người trong chúng ta, nhất là khi  đã về già.
Bài viết này xin mở đầu bằng những vần thơ của thi sỹ Tản Đà, mà chắc nhiều người đã thuộc lòng, từ những năm, những tháng trong dĩ vãng xa vời :

Gió Thu.
Trận gió thu phong rụng lá vàng.
Lá rơi hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nửa.
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.
Trận gió thu phong rụng lá hồng.
Lá bay tường bắc, lá sang đông.
Hồng bay mấy lá năm hồ hết.
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không.

Bài thơ có tựa đề là gió thu. Gió thu là gió thổi từ phương bắc sang, nên lạnh và khô. Nó khác với gió nồm nam, thổi từ biển vào mùa hè, ẩm và nóng. Chúng ta đặt cho ngọn gió thu một cái tên rất lãng mạn là gió heo may, nó thổi nhẹ nhàng, như mơn trớn trên làn da chúng ta, mỗi khi mùa thu tới.

Gió heo may đã về.
Chiều tím loang vỉa hè.
Và gió hôn tóc thề
(Nhìn những mùa thu đi- Trịnh Công Sơn)

Người Âu Châu gọi gió này  là le vent du Nord, như những câu sau này trong bài ca bất tử : Les feuilles mortes se ramassent à la pelle, les souvenirs et les regrets aussi. Le vent du nord les emporte, dans la nuit froide de l’oubli..( Les Feuilles mortes)
Không biết thi sỹ Tản Đà nhìn thấy lá thu rơi ở đâu mà trong bài thơ ông viết ông mô tả rất chính xác hai loại lá thu, một mầu vàng và một mầu hồng. Bản thân của tôi, sanh ra từ Miền Bắc, trưởng thành tại Miền Nam, thì sau 40 năm xa xứ, nhớ về quê cũ,  còn nhớ được mầu đỏ rực của hoa phương mùa hè. Chỉ sau khi đặt chân đến Canada, Québec, tôi mới thực sự được nhìn hai loại lá này, vì Canada là xứ của những cây erables, mà chúng ta gọi là cây phong. Quốc kỳ của Canada cũng lấy chiếc lá phong mầu đỏ in trên nền trắng, rất đẹp và cũng rất có ý nghĩa, theo ý kiến của riêng tôi.

Cây érable là một loại cây trong họ Aeracea. Trong toàn thế giới, có đến 125 loại érables khác nhau, trong đó phải kể 2/3 số này mọc trên đất Trung Hoa. Tại Canada chỉ có năm loại là cây érables có đường, cây érables đỏ, cây érables đen, érables mầu bạc (argenté), và cây érable de Pennsylvanie. Lá cây érable rất đặc biệt, chia ra nhiều thùy, mỗi thùy có hình dáng như một vương miện. Hình lá quốc kỳ của Canada có vẽ rất rõ chiếc lá này. Tôi chưa từng trông thấy tại Việt Nam một cây érable nào, có lẽ vì khi lớn lên, tôi chỉ quanh quẩn sống tại Sài Gòn và các tỉnh Miền Tây. Trong các bạn, có ai thấy cây érable tại Việt Nam hay không ??

Tại quê hương mới, xứ Québec, tôi người trần mắt thịt, chỉ biết phân biệt hai loại : một loại  lá cây khi sang thu  đỏ rực, loại khác lá mầu vàng. Hai loại lá, hai mầu sắc, đúng như nhà thơ Tản Đà đã viết. Tôi thấy cây érable lá đỏ đẹp hơn cây érable lá vàng, nhưng có người có ý kiến trái ngược. Chim chóc thì ăn trái cây érable nhưng nhửng động vật lại thích ăn lá cây hơn. Gỗ érable có giá trị thương mại cao, nhưng không bằng đường của cây érable.

Loại érable sản xuất ra đường có tên khoa học là Acer Saccharum. Từ những năm trước khi người Âu Châu đặt chân lên Bắc Mỹ, thì thổ dân ở đây, những người da đỏ đã biết đến loại đường này rồi. Trong một câu chuyện truyền khẩu của người Iroquois, người ta nói đến chuyện đục một lỗ trên vỏ cây, lấy nhựa của nó, đem về nấu với thịt thú rừng, làm thành một món ngon của họ. Một sắc dân da đỏ khác, những người Ojibwés thì gọi thời kỳ cây cho đường là những mùa trăng érables ( lune d’erables) hay tháng của đường ( mois du sucre). Những tập tục dân gian da đỏ trong thời kỳ trăng érable còn mãi đến ngày hôm nay.

Mùa thu là mùa những cây érables tạo ra đường nhưng giữ lại . Sang đến mùa đông, đường érables mới trở thành đậm đặc để có thể lấy đem dùng. Thời kỳ gặt hái đường érable là đầu mùa xuân, khi nhiệt độ bắt đầu vượt qua  0 độ bách phân(độ C) . Vào thời kỳ này, đêm còn lạnh. Ban đêm, áp xuất trong cây xuống, rễ cây hút nước. Ban ngày, áp xuất trong cây tăng lên nhờ sức nóng mặt trời, nên nhựa cây đầy áp trong những vỏ, những cành. Khi ấy, chỉ cần đục một lỗ nhỏ vào thân cây, là đường érable chẩy ra.  Việc áp xuất trong cây ban đêm giảm, ban ngày tăng làm thành một chu kỳ kéo dài khoảng chùng 6 tuần lễ. Cuối thời kỳ này thì lương đường nhạt dần và chấm dứt sau đó. Vào đầu mùa, độ đậm đạc của đường là 2 đến5%. Cuối mùa, xuống chỉ còn 1%. Việc rạch vỏ cây lấy đường không ảnh hưởng gì đến sức sống của cây érable. Cây này có thể sống tới trên 100 năm.

Nhưa cây lấy ra không cần phải cho thêm hóa chất nào vào, chỉ việc làm nước bốc hơi là có sirop d’érable. Trung bình 30 đến 40 lít nhựa cây mới cho được 1 lít sirop. Cách làm nước bốc hơi khỏi nhưa cây thay đổi tùy theo người sản xuất, mỗi người có một cách riêng. Kỹ nghệ sirop d’erable đem lại cho Canada nói chung và Québec nói riêng một nguồn lợi đáng kể, thiên nhiên ưu đãi. Quebec sản xuất ra 90% lương sirop d’érable của Canada. Luật lệ tại đây chỉ cho phép gọi là sirop d’érable nguyên chất khi nào lương đường của nó đạt được từ 32 đến 34%. Sirop d’erable của Canada độc nhất vô nhị trên thế giới nhờ mùi, vị và mầu sắc đặc biệt của nó, không ai có thể làm giả. Mỗi năm, sirop này đem về cho Canada khoảng 100 triệu đô la.
Những lý do nêu trên khến cho sirop d’érable trở thành quốc hồn, quốc túy cho Québec. Khi chúng tôi mới từ Việt Nam chân đất chân ráo sang Québec, người ta cho chúng tôi một thời gian để hội nhập xứ này. Những giáo sư người bản xứ dậy cho những người di dân đợt chúng tôi tập tục của người québecois, trong đó cần nói đến cabane à sucre. Tôi còn nhớ mùa xuân đầu tiên của chúng tôi tại đây, các giáo sư dẫn chúng tôi tham dự một cabane à sucre, rất mới lạ với người di dân, nhưng với dân địa phương, thì cũng giống như chúng ta đi dự lễ thanh minh (Kiều : Thanh Minh trong tiết tháng ba…)
Cabane à sucre còn có tên là érablière hay sucrerie. Chữ này để chỉ nơi người ta chế biến sirop d’érable. Những cabanes à sucre đầu tiên được xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX với những thùng, những nồi đun sôi nhựa érable để chế biến thành sirop. Mỗi khi mùa xuân đến, các gia đình người québecois đưa nhau đến để thưởng thức sirop mới ra lò, như là một sự kiện không thể thiếu trong  văn hóa xứ này. Ngày hôm đó, vào khoảng cuối tháng ba, đầu tháng tư, cả gia đình đưa nhau đến một cabane à sucre để đón xuân. Lẫn trong những người bản xứ, còn có nhiều du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Một bữa ăn cổ truyền được dọn ra cho gia đình. Thường bữa ăn cổ truyền này gồm có :

1)      Omelette.
2)      Thịt Jambon
3)      Khoai tây chiên.
4)      Fèves au lard.
5)      Oreilles de crisse

Người ta dùng sirop d’érable rưới lên tất cả các thức ăn này.
Omelette, khoai tây, thịt jambon thì chúng ta biết hết rồi. Tôi thấy chỉ cần giới thiệu thêm 2 món. Món thứ nhất : Fèves au lard, còn có tên bines, phiên âm của chữ bean trong tiếng Anh. Ngày xưa, các người tiên phong khi đến xứ này, dân trang trại, dân đi bẫy thú, dùng đậu haricots (khác với fèves của dân Pháp), trộn với những miếng mỡ heo, và sirop d’érable rồi nấu chín từ từ trong các lò nướng, trở thành một món ăn cổ truyền. Nhiều bineries trở thành nổi tiếng với những fèves au lard của mình. Chữ bineries không có trong tự điển Pháp. Chữ này người ta gọi là francais quebécois. Món thứ hai có tên Oreille de crisse. Người ta không biết tại sao có tên này. Một giả thuyết cắt nghĩa là ngày xưa, tại trung thổ dòng sông Saint-Maurice, có các người tiều phu tụ tập. Trong một nhà bếp, một ông đầu bếp chiên mỡ heo. Những miếng mỡ này trong dầu nóng cong queo trở thành một miếng tóp mỡ trông giống như một cái tai.. Người đầu bếp chắc là muốn đùa nghịch kêu to :
-Ai muốn ăn tai của chúa không ?? (Qui veut des oreilles du grand Christ ?).
Từ đó, tên gọi Oreille de crisse trở thành tên của món ăn.
Sau khi đã ăn bữa ăn cổ truyền, gia đình đi thăm rừng érables với những lối mòn, sau đó đi xem hệ thống lấy nhựa érables, nơi lưu trữ, và những dụng cụ chế biến : nồi sốt de ( chaudière), và những ống dẫn ( tubulures). Có các người của nhà hàng giải thích tận tường
Khi trở về, người ta dùng thêm  món Tire d’érables để ăn chơi. Sirop d’érable được đun sôi, sau đó đổ trên tuyết trắng đã nén chặt. Khi đó sirop trở thành một thứ mạch nha, chỉ cần dùng một que gỗ, cuốn tròn mạch nha vào, rồi đưa vào miệng.

Đi thăm cabane à sucre là một ngày vui cho gia đình, ra ngoài thiên nhiên, ăn uống, và vui chơi.
Nhưng vui chơi cách mấy thì nơi đây cũng vẫn là xứ người, với những phong tục và những món ăn khác xứ mình. Bởi thế cho nên lòng người xa xứ vẫn héo hon khi đọc những vần thơ mà thi sỹ Tản Đà đả gói ghém tâm sự kẻ bị lưu đầy trong bài thơ Cảm Thu, Tiếc Thu :

Nào người cố lý tha hương.
Cảm Thu ai có tư lường hơn ai.
BS Trần Mộng Lâm
Thu 2017

4 điều cấm kị trong khi ngủ

Thần y Hoa Đà đúc kết 4 điều cấm kị trong khi ngủ để luôn có sức khỏe và khuôn mặt trẻ mãi không già


Nhắc đến thần y Hoa Đà không ai là không biết đến ông. Và ông cho rằng giấc ngủ là quan trọng khởi nguồn trong thuật dưỡng sinh… Ông lưu truyền cho người đời 4 lời khuyên, giúp bạn có được sức khỏe, và một khuôn mặt trẻ mãi.


 11h đêm là thời gian túi mật bắt đầu hoạt động, nếu không ngủ vào giờ đó,
 khí huyết ở túi mật sẽ bị tổn thương rất lớn 
(Ảnh: Internet) 

Đạo dưỡng sinh người xưa đặt giấc ngủ vào vị trí quan trọng hàng đầu, con người và động vật chỉ có ngủ mới có thể phát triển. Giấc ngủ giúp tỳ vị tiêu hóa thức ăn, vì vậy là yếu tố cốt yếu nhất trong dưỡng sinh. Chỉ cần không ngủ 1 đêm, sẽ làm tổn hại tới sức khỏe 100 ngày và khó hồi phục được.



Nguyên tắc thứ 1: Trước giờ Tý nhất định phải đi ngủ

Ngủ là việc quan trọng trong đời mỗi người. Giờ Tý (bắt đầu từ 11h đêm đến 1h sáng) là khoảng thời gian cần phải đi ngủ, đây mới là lúc khởi đầu của một ngày mới của cơ thể. Khi đó, gan – mật hỗ trợ trong ngoài, hoạt động giống như một thể thống nhất. Vào lúc 11h đêm, túi mật bắt đầu hoạt động, tiết dịch. Nếu không ngủ say vào thời điểm đó, khí huyết tại mật sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. 

11 cơ quan nội tạng khác còn lại trong cơ thể của chúng ta đều phụ thuộc và liên quan chặt chẽ tới tình trạng của túi mật. Nếu cơ quan này bị hỏng, toàn bộ chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể sẽ suy giảm đáng kể, quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch đều bị suy giảm, khí huyết tại mật có liên quan tới khu trung ương thần kinh, nếu khí mật bị tổn thương dễ gây ra các bệnh liên quan đến thần kinh như phiền muộn, tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh, bồn chồn…

Giờ Tý là thời gian dịch mật bài tiết, khi dịch mật đang tăng lên nếu không nằm ngủ, sẽ bất lợi cho quá trình trao đổi thay thế dịch mới, khi dịch đặc lại quá có thể kết thành cục, lâu dần sẽ kết sỏi, nếu cắt bỏ túi mật, thì toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giảm hơn 50%, vì vậy không được cắt bỏ mà phải phát huy những tác dụng tiềm năng của nó.

Nếu bạn không đi ngủ trước 11h đêm mỗi ngày, khi khám bệnh và gặp phải bác sỹ già có kinh nghiệm, họ sẽ nói: “Không thể trị bệnh.” Thực ra, không phải họ không trị bệnh, mà là vì họ không điều trị được bệnh. 

Tại sao lại nói như vậy?

Những người thường xuyên thức thâu đêm, bất kể là nam hay nữ, đều trực tiếp làm tổn thương tới gan, lâu dần sẽ hại thận, lâu dần sẽ làm tổn thương tới khí huyết cơ thể, mỗi ngày khi soi gương bạn sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt. Khi đó, kể cả hàng ngày bạn có dùng các sản phẩm chăm sóc da đắt tiền, thực phẩm bổ dưỡng hay luyện tập sức khỏe như thế nào, đều khó lòng bù đắp lại những tổn hại do ngủ không đủ giấc và thức đêm mang lại. Do vậy, dậy sớm thì không sao, nhưng ngủ muộn tuyệt đối không thể.

Những người quen ngủ muộn thường có tinh thần mệt mỏi. Ngủ muộn quen, dần dẫn sẽ dễ bị tổn thương tới gan và mật. Những người này mắt thường lờ đờ, tâm tính chán nản, ít có khi vui vẻ.

Còn có những người cho rằng buổi tối ngủ muộn mấy cũng được, ban ngày có thể ngủ bù sau, thực ra không thể bù lại được, nếu cứ ngủ không được, ngủ không đủ giấc, cố gắng cảm giác bù lại được rồi, nhưng thực ra khí huyết cơ thể đã tổn hại rất nhiều rồi.

4-loi-khuyen-cua-danh-y-Hoa-Da-3

Có những lúc, nguyên nhân mất ngủ là bởi không bỏ được những phiền muộn trong đầu (Ảnh: Internet)


Nguyên tắc thứ 2: Tránh suy nghĩ khi ngủ

Trung Y có quan niệm: “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng: trằn trọc suy nghĩ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất ngủ..

Muốn đi ngủ vào trước giờ Tý, bình ổn tinh thần và suy nghĩ là yếu tố vô cùng quan trọng.

Bởi vậy, nếu trước khi đi ngủ có nhiều “tạp niệm” xuất hiện trong đầu, chúng ta không nên trằn trọc suy nghĩ trở đi trở lại, tốt nhất là ngồi dậy một lúc rồi ngủ tiếp. Trên thực tế trong cuộc sống hiện đại, muốn ngủ ngon trước 11h đêm, nên lên giường từ sớm, vậy sẽ giúp tinh thần có thời gian trẫn tĩnh lại.

Nếu làm vậy vẫn không ngủ được, trước khi đi ngủ bạn có thể tập cách ngồi đả tọa trên giường, hai tay đặt lên đùi chồng lên nhau, thở đều, cảmgiác như toàn bộ các lỗ chân lông đều đang hô hấp theo, đến khi chảy nước mắt ngáp ngủ là đã đạt được hiệu quả cao tốt nhất, đến lúc đó muốn ngủ có thể nằm xuống và ngủ..


Nguyên tắc thứ 3: Nên có một giấc ngủ ngắn hoặc thiền định ít phút vào buổi trưa

Bên cạnh giấc ngủ dài vào buổi đêm, giờ nghỉ trưa cũng được Hoa Đà coi là “thời điểm vàng” dành cho giấc ngủ. Vào khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, hãy cố gắng chợp mắt ít phút để tiếp sức cho cơ thể.

Nếu không có điều kiện cho việc ngả lưng, bạn cũng có thể ngồi tĩnh tọa, nhắm mắt 15 phút để dưỡng thần.

Ít ai biết rằng, chỉ vài phút chợp mắt hay tĩnh tọa vào buổi trưa lại có nhiều công dụng bất ngờ đối với cơ thể của chúng ta. Theo đó, 3 phút nghỉ ngơi đúng cách vào giữa trưa có thể sánh với 2 tiếng ngủ sâu.

Ngồi thiền định giúp cải thiện cấu trúc của não bộ

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã sử dụng MRI để nghiên cứu tác động của thiền định mang lại trên cấu trúc não bộ. Qua kết quả nghiên cứu ở trên nhóm 15 người từng ngồi thiền từ 1-30 năm và 15 người chưa từng ngồi thiền cho thấy, ngồi thiền giúp tăng độ dày của phần vỏ não ở trước trán (prefrontal cortex), đặc biệt là vùng não khống chế khả năng chú ý và khả năng nhận thức của con người.

Theo một nghiên cứu trước đây đã chứng minh, vùng não này ở các thiên tài âm nhạc nổi tiếng,các vận động viên và các nhà ngôn ngữ học đều tương đối dày.


Nguyên tắc thứ 4: Chớ nên coi thường việc dậy sớm!

Theo nguyên tắc dưỡng sinh của đạo gia, dậy sớm có lợi cho quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể loại bỏ một số chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Ngược lại, việc dậy trễ lại làm đại tràng không được hoạt động đầy đủ, không thể hoàn thành tốt chức năng bài tiết.

Bên cạnh đó, từ 7h đến 9h sáng được xem là “khoảng thời gian vàng” cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày cho cơ thể. Vì vậy, tốt nhất không nên ngủ nướng, bởi các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi đa phần đều vì bạn nằm nhiều trên giường.

Theo quan niệm dưỡng sinh cổ xưa, giấc ngủ là sự bồi bổ quan trọng nhất. Bốn nguyên tắc về giấc ngủ do danh y Hoa Đà truyền lại rất thiết thực với cuộc sống, nếu chúng ta có thể thực hiện nó, thì sẽ trẻ lâu với thời gian!

Nên đóng cửa khi ngủ, không nên bật quạt, không nên bật điều hòa

Tại sao lại nên đóng cửa, không bật quạt, bật điều hòa khi ngủ, tại rất nhiều bệnh của chúng ta sinh ra từ việc mở quạt, điều hòa, mở cửa, khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, khí huyết lưu thông chậm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống, trên bề mặt cơ thể hình thành một tầng khí dương, khi khí dương trong cơ thể đầy đủ, khi ngủ sẽ không bị ác mộng, có thể ngủ ngon.

Nếu mở quạt, mở điều hòa, tình trạng sẽ không như vậy nữa. Khi mở cửa, mở cửa sổ buổi đêm sẽ có gió lùa vào, gió lạnh có thể sẽ đi vào cơ thể. Khi mở điều hòa ngủ ban đêm cũng vậy, khí lạnh sẽ đi vào tận bên trong, làm buổi sáng dậy, chân tay sẽ dễ bị tê cứng, đau khớp, sắc mặt trở nên vàng, thậm chí có người còn bị đau họng, sốt, nguyên nhân là bởi khí phong và hàn đã đi vào tận xương cốt, làm khí bị tổn thương.

Buổi tối đi ngủ, đóng cửa, tắt điều hòa, tắt quạt, hiệu quả là tốt nhất, nếu cảm thấy nóng, có thể mở cửa chính, đóng cửa sổ.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Hồng Công sưu tầm