8 yếu tố quyết định đời người giàu sang hay không, thiếu điều thứ 3 khó làm nên nghiệp lớn
Trần Quỳnh |
Bạn đã hội tụ được bao nhiêu trong 8 yếu tố dưới đây? Và liệu bạn có tự tin khẳng định điều số 3 lúc nào mình cũng có?
1. Lương thiện
Mạnh Tử quan niệm: "Nhân chi sơ tính bản thiện". Theo đó, hiền lành được coi là bản tính vốn có, cũng là đức tính cần nuôi dưỡng, rèn luyện của mỗi con người.
Người hiền lành trong lòng luôn có thiện tâm, trong suy nghĩ luôn muốn làm việc thiện. Chỉ khi sự hiền lành, thiện lương được nuôi dưỡng bằng cả quan niệm và hành động, con người ta mới có thể sống trong an lạc, không làm chuyện trái với lương tâm.
2. Phúc hậu
Cổ nhân có câu "quân tử dĩ hậu đức tái vật", ý nói người quân tử sẽ dùng đức dày để nâng đỡ vạn vật. Người xưa quan niệm, phàm là người có đức hạnh tốt sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, còn kẻ không có đức ắt chẳng thể làm nên việc đại sự.
Bởi vậy, sống ở đời không nên quá sân si. Chỉ khi học được cách vui vẻ chịu thiệt, nhường nhịn người khác, ta mới có thể xây dựng đại nghiệp.
Vậy mới có câu "đức dày là phúc". Người có phúc đức hiển nhiên sẽ được thiên hạ kính nể, tôn trọng.
3. Giữ chữ tín
Một người nếu không có chữ tín, chuyện gì cũng sẽ làm không xong. Bởi mối quan hệ giữa người với người muốn bền lâu phải được xây dựng trên nền tảng tin cậy.
Cổ nhân coi "tín" là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá người quân tử. Muốn được coi là người có chữ tín, lời nói phải đi kèm với hành động, niềm tin của bản thân cũng cần quyết đoán.
Phàm là người thất tín, tất sẽ chẳng kết giao được bằng hữu, càng không có được sự tín nhiệm của người đời.
4. Bao dung
Thành ngữ Trung Hoa có câu: "Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại" (Tạm dịch: Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn).
Sống ở trên đời, chúng ta cần học được cách bao dung cho những người bất đồng quan điểm, đặc biệt là những người có mâu thuẫn với mình.Người cao thượng, bao dung chính là người có thể tha thứ những chuyện mà thiên hạ khó tha thứ.
Tha thứ cho người khác chính là một cách để "cởi trói" cho tâm hồn. Nếu không làm được điều này, trái tim và trí óc của chúng ta luôn bị thù hận vây kín, khiến tâm trí luôn bứt dứt không yên.
Muốn học được cách bao dung, bạn phải học cách thừa nhận những khác biệt giữa người khác và bản thân mình, học cách nhìn vào ưu điểm của họ để tha thứ cho những thiếu sót của họ.
Nên nhớ rằng, người hay tranh ắt sẽ luôn bại, người nào nhường tất sẽ luôn lợi.
5. Thành thực
Trung thực là một đức tính căn bản để "lập thân". Bởi người sống không thực, đại sự khó thành.
Muốn làm nên nghiệp lớn, điều cốt yếu chính là sự thành thực. Làm người chỉ khi thành thực mới có thể đàng hoàng, chỉ khi đàng hoàng mới có thể vững vàng đứng trong xã hội.
Trong công việc cũng như trong cuộc sống, điều gì cũng nên nói thật, tránh dùng tiểu xảo bịp bợm mà thất tín với thiên hạ.
6. Khiêm tốn
Có người đã từng nói: "Khiêm tốn giúp con người ta tiến bộ, còn kiêu ngạo lại khiến con người ta thụt lùi".
Vì vậy, cách tốt nhất là lúc nào cũng nên đem bản thân mình đánh giá thấp đi một chút, vừa giúp chúng ta phấn đấu tiến bộ, vừa khiến người khác coi trọng giá trị của mình.
Phô trương, khoác lác chỉ đem lại sự ghen ghét. Người khiêm nhường mới là người làm chủ thời thế.
7. Chính trực
Phấn đấu để trở nên vĩ đại là một điều khó khăn của đời người, nhưng cố gắng để sống một cách chính trực lại là việc ai cũng có thể làm được.
Người chính trực trước nhất phải là người có lương tâm. Giống như danh nhân Vương Vĩ Bân thời nhà Thanh từng nói: "Mong cho lương tâm quản thúc ta, để lưu lại cho ta một đường sống mà làm người…"
Người chính trực sau đó cần phải quan niệm rõ thị phi, phải trái, phải có quan điểm, lập trường của riêng mình chứ không "gió chiều nào, che chiều nấy".
Người chính trực cũng là người kiên trì với lẽ phải, không vì mâu thuẫn cá nhân mà đem đúng nói thành sai, cũng không vì kết bè kết phái mà đem sai nói thành đúng.
8. Kiên trì
Phàm là bất cứ chuyện gì, chỉ cần có lòng quyết tâm, sự kiên nhẫn và thái độ kiên trì thì tất sẽ có ngày thành công.
Giả như ngay tới lòng kiên trì cũng không có, thì trăm sự ắt khó mà thành. Cổ nhân răn dạy "Có câu mài sắt, có ngày nên kim" cũng vì vậy.
Nhà yêu nước nổi tiếng Trung Quốc Phùng Ngọc Cường từng nói: "Trên đời, người làm nên đại sự đều là kẻ ngốc". Bởi một khi nhìn thấy mục tiêu, họ chẳng để tâm những điều khác, chỉ một mực kiên trì hướng về phía trước.
Ngược lại, người thông minh thường toan tính nhiều bề, sợ hãi nhiều thứ, ham muốn nhiều điều, nên kết quả vẫn là chẳng làm nên chuyện.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta chỉ cần chuyên chú làm tròn phận sự của mình một cách tốt nhất, tất sẽ gặt hái được thành công. Sự bền lòng, kiên trì vừa là một dạng cố chấp, nhưng cũng là một lòng dũng khí ai cũng nên có.
Lệ Chi sưu tầm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire