mardi 18 décembre 2018

Nỗ lực cả một đời, rốt cuộc là vì điều gì ?

Nỗ lực cả một đời, rốt cuộc là vì điều gì ?

baomai.blogspot.com
Câu hỏi rất hay, nhưng thực sự để hiểu được nó lại không phải là chuyện dễ dàng. Rất nhiều người khi sa cơ lỡ vận, tới phút cuối đời mới chợt hiểu ra mình sống vì điều gì. Câu hỏi cho vấn đề này, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đang truy tìm đáp án.

1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không? Không phải!

baomai.blogspot.com  

Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước.

2. Con cái có phải là của bạn không? Không phải!

baomai.blogspot.com  

Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ mang tính đoàn thể. Hiếu đạo, hy vọng, chăm sóc lẫn nhau v.v… những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ. Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ không có khả năng đưa bạn trở lại. 

3. Tiền tài có phải là của bạn không? Không phải!

baomai.blogspot.com  

Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi. Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến tử không đem đi.

4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không? Không phải!

baomai.blogspot.com  

Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… tất cả trở về con số không.

Vậy rốt cuộc điều gì mới là của bạn?

1. Thân thể

baomai.blogspot.com  

Chỉ có thân thể mới trước sau không rời xa bạn, nó đồng hành cùng bạn từ lúc bắt đầu cho tới lúc bạn vĩnh biệt thế gian; chỉ có thân thể mới có thể bảo hộ cho bạn, làm tất cả vì bạn, mãi đến khi sức cùng lực tận.

Nếu thân thể của bạn càng khỏe mạnh, nó giúp bạn đi càng xa, khám phá càng nhiều chân trời mới.

baomai.blogspot.com

Nếu như thân thể không còn, sinh mệnh của bạn cũng sẽ hết, vì vậy, bạn cần phải trân trọng nó. Đây là thứ duy nhất thuộc về bạn, là báu vật vô giá. Vậy hãy yêu thương nó, bảo vệ nó, thỏa mãn nhu cầu của nó bằng cách rèn luyện, nghỉ ngơi, dinh dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh, tâm lý… dù một chút cũng không được lơ là.

2. Sức khỏe

baomai.blogspot.com  

Thân thể khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài.

Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả.

Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.

3.. Tinh thần

baomai.blogspot.com  

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.

Bi ai lớn nhất của đời người là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.

Lãng phí lớn nhất của đời người là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra.

Và tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩ và tinh thần của bạn. Bởi vậy, trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào và một tinh thần mạnh mẽ. Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ chính mình, hãy trân quý những gì bạn đang có.

Thời kỳ mới, con người có tiêu chuẩn mới.

baomai.blogspot.com
  
1. Người thông minh: Sống vui sống khỏe, sống trẻ sống cởi mở, sống yêu đời.

2. Người ngốc nghếch: Sống gấp, sống giận, sống buồn tẻ, sống lo âu.

3. Người lạc quan: Yêu thể dục, yêu thể thao, yêu vận động.

4. Người vui vẻ: Hay cười, hay nói, hay hát ca.

baomai.blogspot.com
  
Chúng ta không có thân thể, sức khỏe, tinh thần… mọi thứ sẽ là con số không.

jeudi 13 décembre 2018

10 secrets de longévité des Suédois

10 secrets de longévité des Suédois

Champions européens de la longévité, les Suédois ont une plus longue espérance de vie et une meilleure santé que leurs collègues européens. Le médecin suédois Bertil Marklund, dans son livre Les 10 règles d'or de la santé, recense les secrets des Suédois pour vivre mieux et plus longtemps. 10 préceptes universels et simples à appliquer au quotidien.
Alors que notre mode de vie détermine à 75% notre durée de vie contre 25% pour notre patrimoine génétique, n’attendez plus pour vous pencher sur ces 10 règles d’or et commencer à vivre mieux !

1. Pratiquer un exercice physique régulier

« N’importe lequel », conseille le spécialiste. Choisissez une activité physique qui vous convienne et pratiquez là régulièrement. Privilégiez les escaliers, marchez, faites du vélo, et ne restez pas en position assise. La position sédentaire est l’ennemi numéro 1.
Par ailleurs, l’activité physique réduit le stress. Sans compter ses vertus sur notre santé en nous protégeant contre le diabète, le cancer ou les maladies cardio-vasculaires.

2. Prendre du temps pour soi

Stresser nous fait consumer de l’énergie et épuise nos réserves. Pour préserver notre système immunitaire, il faut réussir à canaliser son stress et à le maîtriser pour ne pas se laisser envahir par les tracas de la vie quotidienne. Selon une étude, les femmes moins stressées sont 3 à 5 fois moins exposées au risque de développer un cancer. 
Pour réduire le stress : pratiquez une activité physiquedormez suffisamment, utilisez des exercices de respiration, relaxez-vous par le biais de massages ou encore faites des listes pour baisser votre charge mentale.
Enfin, appliquez le conseil du Dr Bertil Marklund : « Vivre ce n’est pas survivre, mais au contraire bien vivre ». 

3. Mieux dormir   

Notre corps a besoin de se régénérer pendant la nuit afin de renforcer nos systèmes de défense. Le manque de sommeil nous prédispose au surpoids et aux maladies cardio-vasculaires. 
« Dormez bien, mais pas trop » conseille le Suédois. Si le besoin de sommeil est en général de 8h chez l’adulte, une étude suédoise révèle à l’inverse que trop dormir se révèle aussi dangereux que ne pas dormir assez. 
Pour mieux dormir adoptez ces réflexes : faites une sieste quotidienne de 20 minutes, couchez-vous à heure fixe, ne buvez pas de café trop tard, pratiquez une activité physique avant 19h, et enfin, limitez l’alcool le soir.

4. Prendre un bain de soleil

Le soleil apporte de la vitamine D qui est essentielle pour le bon fonctionnement de notre organisme, notre système nerveux et la consolidation du squelette. Elle n’est pas à négliger, car elle protège notre système immunitaire de diverses maladies telles que le cancer, la sclérose en plaques, le diabète, la dépression ou encore les maladies cardiovasculaires. La vitamine D est également présente dans l’alimentation, comme dans les poissons gras et les oeufs.
Avec modération… cela n'est pas une découverte, l’excès de soleil favorise le vieillissement de la peau et le cancer. 
Conseil : exposez-vous entre 15 à 20 minutes sans protection solaire, car les crèmes empêchent la production de vitamines D. 

5. Manger sainement

Consommez des aliments riches en antioxydants, qui nous protègent des inflammations et des gènes dangereux. Vous trouverez des antioxydants dans les fruits (abricots, bananes, kiwis, oranges, prunes, poires…) ; les légumes (aubergines, carottes, choux-fleurs, épinards, melons, avocats, concombres, fèves, courges…) et les épices (menthe, basilic, thym, cannelle, curcuma, cardamone, persil, romarin, aneth…). Attention néanmoins à limiter l’utilisation du micro-ondes qui élimine les antioxydants.
Les aliments riches en oméga-3 sont également à privilégier. On les retrouve dans le poisson (anchois, crevettes, saumon, hareng, sardines, moules, thon…), les huiles et les graines (noix, graines de lin, huile de noix de coco, huile d’olive, huile de lin…).
Enfin, bannissez les produits industriels sucrés et salés et limitez votre consommation de viande.

6. Boire de l’eau et du café

Notre corps est composé à 60% d’eau. Il est donc important de bien s’hydrater afin de limiter les dysfonctionnements de l’organisme. 
Le café se révèle également un véritable atout pour notre santé. Composé d’antioxydants et de caféine, le café diminuerait le risque de diabètes, d’AVC, d'Alzheimer ou de Parkinson, selon plusieurs études citées dans ce livre. Il est opportun de rappeler que la Suède se situe au deuxième rang mondial pour sa consommation de café.
Il est conseillé de boire 3 à 4 tasses à café par jour.

7. Surveiller son poids

Pour ne pas être victime de surpoids qui peut provoquer de l’hypertension, des maladies cardiovasculaires et du diabète, l’auteur donne quelques conseils à suivre, sans avoir à passer par des régimes à répétitions : manger moins, mâcher lentement, ne pas se resservir et bien choisir ses aliments.

8. Se brosser les dents

Le Dr Marklund insiste sur l’hygiène buccale, qui agit sur la circulation sanguine. Si les bactéries se répandent dans le circuit sanguin, elles peuvent augmenter le risque d’infarctus et d’AVC au cours du temps.
La marche à suivre ? Allez régulièrement rendre visite à votre dentistebrossez vos dents deux fois par jour, utilisez du fil dentaire et évitez de manger des sucreries.

9. Adopter la pensée positive

En vogue, la pensée positive a tout pour plaire. « L’optimiste vit plus longtemps, a une meilleure mémoire, se fait plus facilement des amis, connaît plus de succès dans sa vie professionnelle et son existence, et d’une façon générale, est plus heureux », explique le Dr Marklund.
Vous êtes de nature pessimiste ? Bonne nouvelle, l’optimisme se travaille et s’éduque. Les bons réflexes commencent par s’entourer de personnes vivantes et positives, de se réjouir des événements heureux qui prennent place dans votre vie, d’abuser de l’humour et du rire, de bouger, et enfin d’être généreux. 

10. Entretenir une vie sociale

C’est en sortant et en voyant des amis que l’on développe la confiance en soi et que l’on booste la production d'hormones du bien-être.
D’autant plus que solitude ne rime pas avec santé. Les études sont formelles : la mortalité est plus importante chez les personnes vivant seules. 
Anne-Flore Renard

mardi 11 décembre 2018

Phong Thủy và Phụ Nữ



Khi Bill Gate được phỏng vấn:
Quyết định thông minh nhất của ông là tạo ra các phần mềm hay các công việc từ thiện?

Câu trả lời của Bill Gate:

Ðều không phải, mà
quyết định thông minh nhất đó là tìm người phụ nữ phù hợp để kết hôn.
Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này và tương lai của thế hệ sau. Nếu bố bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ.


Nếu bạn lấy nhầm vợ, thì cả cuộc đời bạn khổ.

Nếu con trai bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ.

Lấy được người phụ nữ tốt, thịnh vượng 3 đời.

Lấy phải người phụ nữ không tốt, lụi bại 6 đời.

Phong thủy


Phong thủy tuyệt vời nhất cho ngôi nhà chính là người phụ nữ .


Nếu bạn đang có một hiền thê tức là ngôi nhà của bạn có phong thủy tuyệt vời rồi đó.
Phong thủy quan trọng nhất của gia đình chính là người phụ nữ.

Người ta thường nói: “Ðàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” để nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình.

Theo phong thủy học, người phụ nữ tâm lương thiện sẽ mang tới cho gia đình rất nhiều phúc đức.

Trong tiếng Trung chữ “安” nghĩa là “bình an” có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Từ này được ghép thành từ hai bộ thủ: Ở trên là bộ miên “宀” tức là mái nhà, ở dưới là bộ nữ “女“, tức là người phụ nữ.

Ý nghĩa là có người phụ nữ ở trong nhà thì sẽ mang đến sự yên bình.

Cổ ngữ có câu: “Thê hiền phu an”, có thể giải thích sâu hơn cho chữ này.



Nữ chủ nhân tâm lương thiện, sẽ mang đến cho gia đình và hậu thế vô tận phúc đức, tránh mầm tai vạ cho con cháu; nếu như người phụ nữ mang độc niệm, hành vi không hợp, bất hiếu, dâm loạn, sẽ làm cho gia đình mất đi an bình, không chỉ có nguy hiểm cho bản thân, còn có thể làm loạn gia tộc, cho nên cổ nhân nói “nữ nhân tốt sẽ thịnh vượng ba đời, nữ nhân xấu sẽ hoại ba đời” (là chỉ người vợ).

Người phụ nữ có cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, trong nhà thường chỉnh tề; người phụ nữ ăn mặc lôi thôi, trong nhà thường loạn bát nháo, tâm trạng cũng sẽ không tốt; người phụ nữ tính toán chi li, bụng dạ hẹp hòi, sinh sự từ việc không đâu, trong nhà sẽ vĩnh viễn không ngày nào yên bình, 'gà bay chó chạy'; người phụ nữ hào phóng, thông tình đạt lý, trong nhà tất nhiên tài vận tràn đầy, già trẻ đều khỏe mạnh.



Trời sinh người phụ nữ chính là giữ vai trò thủy, “thủy tính” chính là trong phong thủy trong nhà; người phụ nữ có “thủy tính”, là có tướng vượng phu.

Muốn biết người phụ nữ mệnh tốt hay xấu, chính là xem “thủy tính” tốt hay không.

“Thủy tính” trong sạch, nhu hòa, có thể làm thay đổi nhân tâm, bồi bổ chỗ khuyết; “thủy tính” bị ô nhiễm đục ngầu, sẽ làm tổn thương gia đình.

Luận theo Kinh Dịch – Phong thủy, người phụ nữ quá mạnh mẽ, thường gây tai hoạ, bởi vì “thủy tính” của người phụ nữ thường nhu mì.

Nam nhân coi trọng “thủy tính” khi chọn vợ thì thường dễ phát tài làm giàu, bởi vì khi đó âm dương hợp nhất, mượt mà thông suốt; nam nhân luôn cần sự bổ khuyết của “thủy tính”, mới có thể đem số mệnh bừng bừng phấn chấn, mượn phong thủy chuyển vận may (thủy là nước, ý là nhu mềm).




Hậu đức tải vật, hậu đức nuôi gia đình; người phụ nữ là thủy, tính tình như nước thì mới có thể chịu tải được sự phát đạt của gia đình.

Cô gái tốt không phải do sắc đẹp, mà là tâm sắc; thê tử tốt, không phải tướng mạo, mà là tâm mạo.

Mệnh chuyển theo tâm, vận sinh theo tâm. Người phụ nữ có đức hạnh, tuổi càng lớn, càng có phúc tướng; nữ tử không đức hạnh, tuổi càng lớn, tướng càng xấu.

Vậy nên nói: Nam nhân là cột trụ, là bộ khung chính của ngôi nhà; mà người phụ nữ là phong thủy của ngôi nhà, là vận số của ngôi nhà!


Hồng Công chuyển

Little Saigon: Đông kín người xem triển lãm và hội thảo Trương Vĩnh Ký tại báo Người Việt 08-12

Little Saigon: Đông kín người xem triển lãm và hội thảo Trương Vĩnh Ký tại báo Người Việt

Bác Sĩ Quách Nhất Trí chỉ con trai Ben vị danh nhân ông nội Nhất Danh thường nói. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Đằng-Giao/Người Việt
WESSTMINSTER, California (NV) – Vừa mở cửa lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy, 8 Tháng Mười Hai, phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster đã chật kín với 200 khách tham dự Triển Lãm và Hội Thảo Tưởng Niệm ông Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898).

Hai bên tường là một bộ sưu tập công phu, gồm nhiều chân dung của Trương Vĩnh Ký và một số hình ảnh sinh hoạt của ông.
Giữa một rừng tóc trắng râm ran thăm hỏi nhau, có lác đác vài mái đầu đen lặng lẽ tìm chỗ ngồi.
Anh Hào Nguyễn, cư dân Garden Grove, cho biết anh có mặt tại buổi hội thảo vì muốn tìm hiểu hơn về văn hóa Việt.
“Tôi quan niệm rằng mình là người gốc Việt không phải vì có tên họ Việt Nam. Qua đây, người mình càng phải hiểu biết thật rõ về văn hóa, lịch sử  Việt để còn biết mà truyền đạt cho thế hệ kế tiếp,” anh chia sẻ, “Những chương trình hội thảo như hôm nay rất cần thiết cho sinh hoạt hải ngoại.”
Cũng còn rất trẻ, anh Hải Ngô, ở Irvine, nói: “Tôi đọc rất nhiều sách báo của ông Trương Vĩnh Ký. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa. Đọc sách Trương Vĩnh Ký viết về Trương Vĩnh Ký nhiều rồi, tôi muốn nghe người khác nói về ông.”
Cô Tracy Đào, ở Westminster, nở nụ cười duyên dáng nói: “Em có ông chú năm nay 72 tuổi, cứ than là trong đời chú có một hối hận duy nhất là không thi đậu vào trường Petrus Ký được. Ba em, hồi còn sống cũng thường nói về những hãnh diện của ông khi còn là học sinh trường này. Em có cảm tưởng như trung học Petrus Ký đối với người Việt Nam cũng ‘tầm cỡ’ như Đại Học Harvard bên này. Bởi vậy em muốn biết về ông, ngoài những gì ba em kể.”
Rất nhiều người muốn biết về học giả Trương Vĩnh Ký. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Ông Nguyễn Chí Kham, ở Santa Ana, nói như reo: “Chương trình hôm nay quý quá. Chỉ người mình ở đây mới có thể tổ chức được. Tôi cầu sao cho người trong nước được nghe buổi hội thảo này để biết sự thật.”
Ông Nguyễn Văn Kha, từ Đức sang, nói: “Tôi qua đây thăm hỏi bạn bè. Không ngờ may mắn lại được dịp dự một buổi nói chuyện quí báu như hôm nay.”
Cũng như phần đông người hiện diện, ông là cựu học sinh Petrus Ký.
Mọi người rất cảm động khi thấy Giáo Sư Lê Xuân Khoa tuổi già lại vừa yếu sức mà vẫn cố gắng tham dự.
Thay mặt ban tổ chức, Giáo Sư Nguyễn Trung Quân cho biết rằng nhà báo Đỗ Quý Toàn, nhà báo Phạm Phú Minh và bản thân ông cùng tổ chức buổi hội thảo.
Tuổi nào cũng thích hình ảnh hiếm thấy về cụ Trương Vĩnh Ký. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Sau đó, ông cùng nhà báo Phạm Phú Minh mời Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, cựu giáo viên Petrus Ký, nói về góc nhìn của ông về danh nhân Petrus Trương Vĩnh Ký.
Ông Sâm cho biết, theo tài liệu sưu tập của ông Nguyễn Văn Tố, Trương Vĩnh Ký thông thạo nhiều ngôn ngữ, như tiếng Hán, tiếng Latinh, Pháp, Anh, Trung Hoa, Xiêm, Miến Điện, Nhật, Ấn Độ, Hy Lạp…
Vì học giả đã được Toàn Quyền Paul Bert sắp xếp để vừa làm gạch nối giữa triều đình Việt Nam và nước Pháp, vừa dạy tiếng Pháp cho vua Đồng Khánh và được vua phong là Nam Trung Ẩn Sĩ.
Theo ông Quân, Petrus Ký là người có ba đức tính: Khoa học, lương tâm và khiêm cung. Cả đời ông dược dùng vào việc kêu gọi nhân nghĩa và tình đồng bào.
Di cảo quí hiếm vừa tìm được của cụ Petrus Ký. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Ông Quân nhắc nhở rằng Petrus Ký nhà nghèo, từng đóng cửa tòa soạn vì không đủ tiền trang trải và cả đời không hề có tước vị gì cả. “Như vậy, không có chứng cớ gì cho thấy ông cấu kết với Pháp để làm hại quê hương, dân tộc,” ông khẳng định. “Ngược lại, Petrus Ký là một người yêu nước vô cùng, đến cả người Pháp còn biết.”
Ông kết: “Bốn mươi năm sau khi ông mất, Petrus Ký mới được vinh danh. Thử hỏi nếu không phải là người thực lòng yêu nước thì sao ông không bị chìm vào quên lãng?”
Diễn giả kế tiếp là Giáo Sư Trần Văn Chi. Ông nói về tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam: Gia Định Báo.
Dù phải có người Pháp đứng tên theo luật thời đó, ông Trương Vĩnh Ký vẫn là người dùng báo này để phát triển ngôn ngữ Việt hiện đại, theo ông.
Có nhiều ý kiến chống đối việc học chữ quốc ngữ, nhưng Petrus Ký vẫn một lòng thúc đẩy việc này vì ông biết đây là cách duy nhất để giảm thiểu nạn mù chữ ở Việt Nam, ông Chi cho biết.
Để thay đổi không khí, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát trình diễn bài hành khúc của của trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác năm 1939 với lời tiếng Pháp của ông Le Jeannic, hiệu trưởng của trường lúc bấy giờ.
Ông Phát cho biết rất ngạc nhiên khi nhà báo Phạm Phú Minh sưu tìm được nhạc phẩm này. Đại khái, bài hát thay lời Petrus Ký kêu gọi học sinh nên sống cho quê hương, “mảnh đất đáng quý này,” với lời lẽ chứa chan tình thầy trò và dân tộc.
Một cô chiêm ngưỡng bước chân tiền nhân. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Buổi chiều, các diễn giả tiếp nối chương trình trong sự háo hức của người nghe.
Nhà bình luận văn học Bùi Vĩnh Phúc chia sẻ một số nhận định sâu sắc về vài nét đặc thù thú vị của Trương Vĩnh Ký trong những đóng góp lớn lao cho văn hóa Việt Nam.
Ông Phúc chia sẻ, qua bản phiên âm truyện Kiều từ chữ Nôm qua chữ quốc ngữ, ông Trương Vĩnh Ký đã cho đông đảo quần chúng được thưởng thức cách sử dụng chữ Nôm thần diệu của của cụ Nguyễn Du.
Qua truyện Kiều chữ Nôm, chữ quốc ngữ cổ, Nguyễn Du đã làm cho văn hóa Việt thêm dồi dào, phong phú, và qua bản phiên âm này, Trương Vĩnh Ký, với chữ quốc ngữ mới, đã có công to lớn là cho đông đảo quần chúng cái quyền hãnh diện vì có một nhà thơ Việt, dùng tiếng Việt một cách thần tình với những điều tuyệt vời đến thế.
Ông Phúc nhấn mạnh, Petrus Ký là người đi tiên phong trong việc làm giàu đẹp cho tiếng Việt, cả về ngữ âm và ngữ nghĩa.
Ông đã phải rất giỏi chữ Nôm để nắm bắt hồn thơ óng ánh mượt mà của Nguyễn Du và chuyển tải một cách tài tình qua chữ quốc ngữ, một thứ tiếng còn quá mới mẻ, chưa hoàn chỉnh, ông Phúc nói.
Ngày nay, có được những dòng thơ với thủ pháp tuyệt vời của Nguyễn Du trong truyện Kiều mà chúng ta vẫn mãi hoài suy ngẫm là nhờ công Petrus Ký.
Ngoài ra, ông còn phiên âm bộ Minh Tâm Bửu Giám, Tứ Thư và biên soạn tự điển Pháp-Việt, Việt-Pháp cùng nhiều sách giáo khoa để giúp cả người Việt lẫn người Pháp.
Những cuốn sách như Kim Vân Kiều, Phan Trần, Lục Vân Tiên, Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Tân Hợi 1876, Chuyện Đời Xưa, Chuyện Khôi Hài, Lục Súc v.v., lần đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ và xuất bản trong nửa sau của thế kỷ 19.
Luật Sư Winston Phan Đào Nguyên khẳng định rằng Trương Vĩnh Ký là người đi trước thời đại hơn cả trăm năm, ông có suy nghĩ rộng hơn, khác hơn và cao hơn người khác. Có lẽ vì vậy, nhiều người không hiểu kịp ông nên nảy sinh ra nhiều sai lầm khi bàn luận về ông.
Ông bàn về một câu Latinh đã gắn liền với Petrus Ký gần 60 năm qua là “Sic vos non vobis” và gây rất nhiều tranh cãi cho đến hôm nay.
Một dấu hiệu tốt khi giới trẻ muốn biết về nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Trong thư gởi một người bạn ở Pháp là Bác Sĩ Alexis Chavanne năm 1887, ông có dùng câu “Sic vos non vobis” và sau này, Khổng Xuân Thu dịch thành “Ở với họ mà không theo họ.”
Sự hiểu lầm ghê gớm bắt đầu khi đoạn thư bị dịch sai lạc là: “Điều duy nhất và đơn độc (về chính trị) mà tôi tìm kiếm là có lợi, đúng như câu châm ngôn Latinh “Sic vos non vobis” (ở với họ mà không theo họ). Đó là định mệnh của tôi và điều tự nhủ chính bản thân tôi.”
Ông Wilston vạch rõ, thực ra, “Sic vos non vobis” là từ những vần thơ của thi hào Virgil. Nghĩa đen chỉ là “như vậy, các anh không phải cho các anh,” hiểu theo nghĩa thông dụng, câu này là “ không phải cho tôi.”
“Bank of England” cũng dùng nghĩa này làm phương châm phục vụ.
Do đó, để thực sự hiểu Petrus Ký, đoạn thư trên phải dịch là “Điều duy nhất mà tôi theo đuổi là làm sao cho có lợi, tuy phải nói thêm rằng (lợi ích đó) không phải cho tôi. Đó là số phận và là niềm an ủi của tôi.”
Ông kết luận, hiểu lầm về Petrus Ký thì có rất nhiều, vì mấy mươi năm trước, ông đã bộc lộ suy nghĩ bằng tiếng Latin, một thứ tiếng không mấy người hiểu. Ngày nay, với phương tiện internet, bổn phận của chúng ta là tìm hiểu chính xác hơn về nhân vật có một không hai của lịch sử Việt Nam.
Nhà báo Phạm Phú Minh, vị diễn giả sau cùng, nói về lối viết “An Nam ròng” của cụ Trương Vĩnh Ký.
Ông là người đầu tiên viết văn xuôi bằng chữ quốc ngữ. Tiêu biểu nhất là hai quyển “Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi” và “Chuyện Đời Xưa.”
Trong cuốn đầu, ông ghi chép mọi chuyện trong chuyến đi bằng lời văn bình dân, ai đọc cũng hiểu; và do đó, đã đạt đến lối viết tiêu chuẩn của ngày nay.
Nhưng trong cuốn thứ nhì thì lại khác, ông viết theo lối kể chuyện với một văn phong riêng, cách dùng từ ngữ riêng, ông Minh trình bày.
Một cách tóm tắt, học giả Petrus Ký đã làm cho tiếng Việt đa dạng, phong phú, cầu kỳ và tinh tế hơn với chủ trương gần gũi với quần chúng bình dân.
Lần đọc những dòng chữ quốc ngữ đầu tiên của dân tộc. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Cả năm diễn giả cùng đến với lòng kính mến cụ Petrus Trương Vĩnh Ký một cách sâu đậm, và phần diễn thuyết của từng vị đều vô cùng công phu, có thể đúc kết thành một tài liệu quý báu.
Nhà báo Phạm Phú Minh cho hay, trong 20 năm qua, tại Little Saigon này đã có các cuộc hội thảo với các đề tài về văn học, văn hóa như: Phạm Quỳnh (1999), Văn Học Hải Ngoại (2007), Tự Lực Văn Đoàn (2013), Văn Học Miền Nam (2014), Phan Thanh Giản (2017),… và lần này, cuộc triển lãm cùng hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký với số đông diễn giả và người hưởng ứng như vậy phải được coi là lớn lao. (Đằng-Giao)
KLiên sưu tầm


dimanche 9 décembre 2018

Nữ đạo diễn gốc Việt gây Caroline Guiela Nguyen gây tiếng vang ở Pháp với vở kịch 'Sài Gòn'

Nữ đạo diễn gốc Việt gây tiếng vang ở Pháp với vở kịch 'Sài Gòn'

Caroline Guiela Nguyen, mang trong mình dòng máu Việt và Pháp, mượn sân khấu để kể những câu chuyện đời giản dị mà có sức mạnh lay động lòng người.

Người Việt trẻ ở Pháp níu giữ thế hệ thứ hai với nguồn cội



Đạo diễn vở kịch "Sài Gòn" Caroline Guiela Nguyen. Ảnh: Viện Pháp tại TP HCM.


Sinh năm 1981 trong một gia đình có mẹ là người Việt Nam xa xứ và cha là người Pháp hồi hương từ Alegria, Caroline Guiela Nguyen sở hữu khuôn mặt của một nữ minh tinh với đôi mắt hút hồn và mái tóc dài đen tuyền. Là con lai, cô không được biết về quá khứ của gia đình và bị từ chối nói về cội rễ của mình vì cha mẹ hy vọng nhờ vậy cô sẽ hội nhập tốt hơn vào xã hội Pháp. Chỉ còn ẩm thực, những món ăn Việt Nam là mối liên hệ duy nhất mà họ chia sẻ với nhau và truyền lại cho các thế hệ sau. "Dấu ấn mà cha mẹ để lại trong tôi là tình yêu ẩm thực. Tôi có thể không nói được tiếng Việt nhưng tôi nấu các món ăn Việt Nam rất khá", nữ đạo diễn mở đầu cuộc phỏng vấn với VnExpress.

Ở tuổi 37, Caroline Guiela Nguyen, hiện là thành viên thường trực của Nhà hát quốc gia Odéon, có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề. Tác phẩm mới nhất của cô, vở "Sài Gòn", sau khi gây tiếng vang lớn tại Liên hoan sân khấu Avignon 2017, đã được trình diễn tại 14 thành phố trên thế giới, sẽ ra mắt công chúng Việt Nam vào ngày 21 và 22/9 tại TP HCM. "Tên của vở kịch đã nói lên tất cả", Caroline Guiela Nguyen cho biết cô đặc biệt xúc động khi mang vở "Sài Gòn" về quê mẹ.

'Nhân dạng Việt Nam'



Đạo diễn Caroline Guiela Nguyen trong buổi phỏng vấn qua mạng thực hiện tại Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP HCM ngày 7/9. Ảnh: Hạnh Phạm.


Lấy bối cảnh là một nhà hàng Việt Nam với căn bếp nằm ở bên trái, phòng hát karaoke nằm ở bên phải, sân khấu của vở "Sài Gòn" đưa khán giả vượt thời gian về Paris năm 1996 và Sài Gòn năm 1956. "Đây là hai mốc thời gian rất quan trọng", đạo diễn nói.

Năm 1956 là thời hạn chót người Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam sau thất bại ở trận Điện Biên Phủ. Đi cùng những lính Pháp cuối cùng là nhiều người Việt Nam rời quê hương. Họ ra đi mà không biết rằng phải đợi 40 năm trôi qua mới có thể trở về. Năm 1996 là thời điểm Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ. "Lúc đó, trong gia đình tôi, câu hỏi đặt ra là chúng tôi có nên trở về hay không", nữ đạo diễn nhớ lại.

Và Caroline Guiela Nguyen, khi đó 15 tuổi, đã cùng mẹ và bà ngoại đã trở về Sài Gòn. Lần đầu tiên đến Việt Nam, cô cảm thấy mọi thứ "hoàn toàn xa lạ". Cảm giác này choáng ngợp đến mức cô ở trong nhà suốt hai tuần và không dám bước ra ngoài.

Cô cảm thấy một phần nào đó mình là người Việt Nam nhưng cảm giác này chỉ rõ ràng khi cô ở Pháp. Còn khi về đến Việt Nam, cô không cảm thấy mình giống người Việt Nam vì "tôi cao lớn hơn người Việt và tôi không nói được tiếng Việt". Nữ đạo diễn giải thích cha mẹ cô không muốn dạy tiếng Việt cho các con - thế hệ con lai sinh ra và lớn lên ở Pháp- "bởi vì họ muốn chúng tôi hội nhập với xã hội bên này".

"Tôi gặp những người họ hàng có khuôn mặt giống mẹ tôi, dì tôi nhưng cuộc sống và điều kiện kinh tế của họ rất khác biệt, chính điều đó làm cho tôi thấy đáng nhẽ Việt Nam phải là nơi rất thân thuộc lại trở nên xa lạ. Và tôi cảm thấy không thoải mái trong một thời gian dài khi sống trong sự nhập nhằng đó", cô tâm sự.

Vở "Sài Gòn" kể câu chuyện về niềm khắc khoải không nguôi của những người sống xa xứ như cha mẹ của Caroline Guiela Nguyen. Cô cho biết cha cô không bao giờ nhắc lại giai đoạn ông sống ở Algeria. Những người như cha cô, được gọi là "pied noir" (bàn chân đen), là những thực dân Pháp da trắng sống tại Algerie trước khi đất nước này giành được độc lập.

Nhiều người Pháp trong nước đổ lỗi cho đồng bào sống trên lục địa đen về sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp và không chào đón họ quay trở về. Trong khi đó, những người này cũng không thể sống ở Algerie bởi sự thù địch của dân bản xứ. Những người như cha của Caroline Guiela Nguyen bị giằng xé giữa quê hương và mảnh đất nơi họ sinh sống.

Tuy nhiên, nữ đạo diễn nhấn mạnh vở "Sài Gòn" không phải là tự truyện của gia đình cô. "Đây không chỉ là câu chuyện một nhóm người tha hương, về cộng đồng Việt kiều sống ở Pháp, mà là về một phần lịch sử quan trọng của nước Pháp. Câu chuyện này thuộc về tất cả mọi người".

"Sài Gòn" kể câu chuyện về cuộc đời của những người Pháp và Việt Nam bị đưa đẩy theo dòng lịch sử trải dài suốt 40 năm. Đó là câu chuyện giữa Mai và Hào. Họ yêu nhau nhưng buộc phải chia ly. Năm 1956, Hào phải rời Việt Nam để sang Pháp, bỏ lại phía sau tình yêu lớn nhất của cuộc đời mình. Bốn mươi năm sau, lúc đã có tuổi, Hào cùng con gái của mình quay trở lại Sài Gòn. Ông tưởng như bắt gặp lại hình bóng của người xưa ở đâu đó.

Đó là câu chuyện giữa Linh và Édouard. Họ quen nhau trong giai đoạn chiến tranh Đông Dương. Anh lính người Pháp đã đưa Linh sang Pháp. Cô gái trẻ ngây thơ tưởng rằng một cuộc sống hạnh phúc đang chờ đợi họ ở đó.

Đó là câu chuyện giữa Linh về già và cậu con trai tên là Antoine. Antoine không hiểu ngôn ngữ cũng như vẻ bề ngoài lạnh lùng của mẹ. Anh không thể nào hiểu được quá khứ của bà.

Đó là câu chuyện về Marie-Antoinette, chủ một nhà hàng tốt bụng, người phụ nữ Việt Nam được cha mẹ đặt tên theo tên của "Bà hoàng Pháp". Marie-Antoinette nhận được tin con trai mình không còn nữa sau khi nhập ngũ năm 1939. Đằng sau vẻ bề ngoài luôn niềm nở với thực khách, bà lặng lẽ khóc vào mỗi tối trong góc bếp. Hàng năm, bà mặc bộ đầm đẹp nhất vào ngày sinh nhật của con trai.



Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:20
/
Thời lượng 2:25
Đã tải: 0%

Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình



Phóng sự của kênh truyền hình Arte về vở kịch “Sài Gòn” trong đợt công diễn tại nhà hát Odéon vào tháng 1 và 2.

Vở kịch dài gần 4 tiếng không chỉ đưa khán giả du hành từ thời kỳ này đến thời kỳ khác mà còn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Những tưởng việc các diễn viên đan xen thoại bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, sẽ gây khó khăn cho người xem nhưng vở kịch đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nước như Thụy Điển, Trung Quốc và Italy, nơi khán giả hoàn toàn không hiểu cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt.

Theo nữ đạo diễn, khán giả quốc tế không có mối liên hệ với Việt Nam vẫn cảm thấy kết nối với những chuyện đời trong vở kịch. "Sài Gòn cộng hưởng với trí tưởng tượng của khán giả", cô nói.

'Con đường đẫm nước mắt ở Sài Gòn'

Bằng phong cách dàn dựng tinh tế và lối kể chuyển khơi gợi trí tưởng tượng, Caroline Guiela Nguyen nhẹ nhàng đưa lên sân khấu nỗi đau thầm kín của những con người bình thường. Khi xây dựng vở kịch, cô và ê-kíp sản xuất không có chủ đích tạo ra một vở bi kịch. "Cụm từ này là do khán giả và báo chí nhận xét", cô nói. "Với tôi, có lẽ nếu gọi đây là 'vở kịch tình cảm' thì phù hợp hơn vì cảm xúc lan tỏa từ từ nhờ vào sự ứng diễn của diễn viên".

Nữ đạo diễn kể trong thời gian ở Việt Nam tìm chất liệu cho vở "Sài Gòn", cô cảm thấy mọi thứ ở Sài Gòn "đều dẫn dắt tới con đường đẫm nước mắt" như những bản tình ca da diết hay những câu chuyện buồn cô được lắng nghe. Do vậy, khi dựng vở kịch, cô muốn tái hiện những thứ đã cảm nhận được ở Sài Gòn. "Đây là cách kể chuyện ở Việt Nam với thật nhiều nước mắt", theo lời tự sự của nhân vật trong vở kịch.

Kể từ lần đầu tiên về Việt Nam năm 1996, nữ đạo diễn trở về quê mẹ mỗi năm một lần. Để dựng vở "Sài Gòn", trong suốt hai năm, Caroline Guilea Nguyen đã đi lại nhiều lần giữa Việt Nam và Pháp, giữa Paris và TP HCM. Và khi quay trở lại Paris, cô đã viết vào sổ tay một dòng ngắn gọn "Không được quên Sài Gòn" để nhắc bản thân "không được quên những gì đã cảm nhận ở nơi đó".

Cô cho biết khi có mặt ở Sài Gòn, cô có thể hiểu về thành phố, nắm bắt bầu không khí ở đây và cân đong đo đếm đến từng chi tiết mà cô quan sát được thông qua "việc lắng nghe âm nhạc, gặp gỡ mọi người, ăn các món ăn Việt Nam trong thứ không khí nóng ẩm". Cùng các cộng sự âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu và phục trang, cô "đã ngắm tất cả bằng một con mắt nghệ thuật, không phải trần thuật để từ đó sáng tạo vở diễn trong sự tưởng tượng".

Cô nhớ hình ảnh người tài xế taxi sụt sùi khi nghe bài hát buồn về tình yêu, những quán karaoke nơi người ta thì thầm hát và khóc rất nhiều. "Và chúng tôi bị nhiễm cái tinh thần đó", nữ đạo diễn nói. Vở kịch khiến người ta nhỏ nước mắt về một phần lịch sử Pháp mà không nhiều người biết đến và những câu chuyện gắn với một giai đoạn di dân ít được kể lại.

Hai năm chuẩn bị cho vở kịch còn giúp Caroline Guilea Nguyen hiểu một cách sâu sắc về Việt Nam. Ấn tượng của cô về đất nước gọi lên bằng từ "lãng quên". "Bà ngoại tôi có 9 người con và mẹ tôi là con cả nhưng bà luôn gọi mẹ tôi là 'Hai', nghĩa là đứa con thứ hai. Tôi đã không hiểu nổi vì rõ ràng mẹ tôi là người con thứ nhất. Và sau khi ở Việt Nam một thời gian dài, tôi mới biết mọi người gọi như thế vì họ quan niệm luôn có một đứa con bị lãng quên ở đâu đó. Như vậy, ngay trong ngôn ngữ sự quên lãng đã ngự trị rồi", cô giải thích.

Trên sân khấu của "Sài Gòn", những diễn viên người Việt, cùng các cộng sự chuyên nghiệp người Pháp và các diễn viên không chuyên Việt kiều, kể lại những mất mát, những đấu tranh nội tâm của những con người tha hương và những mảnh ký ức về chiến tranh Đông Dương.

"Câu chuyện thật giản dị, không từ ngữ đao to búa lớn, không bạo lực, không bi kịch, không đam mê thái quá. Mà chỉ là một câu chuyện buồn. Buồn một cách tuyệt vọng. Và tuyệt đẹp. Caroline Guilea Nguyen đã bắt được tinh thần ấy", như tờ Télérama nói về nữ đạo diễn mang trong mình dòng máu Việt.

Hạnh Phạm
Anh Thư sưu tầm