vendredi 29 janvier 2021

Symptômes et précautions (Covid-19)

 

Symptômes et précautions

Dernière mise à jour : 28 janvier 2021, 16 h 55

La fréquentation d’un milieu d’enseignement est interdite à toute personne présentant des symptômes associés à la COVID-19 ou dont un contact domiciliaire présente des symptômes de la COVID-19, est sous investigation et en attente des résultats d’un test.

À l’égard de la communication des cas positifs dans un milieu comme celui de l’UdeS, la Direction régionale de la santé publique nous demande de rendre disponible une lettre à l’intention des personnes étudiantes et une lettre pour les personnes employées. Nous ajoutons aussi le document résumant les exigences en matière de confidentialité pour la publication des cas positifs de COVID-19.

Symptômes

(pour les personnes de 6 ans et plus)

UN symptôme parmi ceux-ci :

  • Apparition ou aggravation d’une toux
  • Fièvre (température de 38,1 °C (100,6 °F) et plus, par la bouche)
  • Perte soudaine de l’odorat sans congestion nasale, avec ou sans perte du goût
  • Essoufflement
  • Difficulté à respirer
  • Mal de gorge
  • Nez qui coule ou congestion nasale

OU

Deux symptômes parmi ceux-ci :

  • Maux de ventre
  • Douleurs musculaires généralisées (non liées à un effort physique)
  • Mal de tête
  • Fatigue intense
  • Perte d’appétit importante
  • Nausées (maux de cœur) ou vomissements
  • Diarrhée

NOTE : Les symptômes à considérer sont différents pour les enfant de 6 mois à 5 ans.

Pour en savoir davantage sur les symptômes associés au coronavirus :
Site Web de la Direction de la santé publique de l'Estrie
Site Web officiel du Gouvernement du Québec
Site Web de l'Agence de la santé publique du Canada

Processus en cas de symptômes ou de contact avec des personnes à risque

Pour savoir quoi faire si vous avez des symptômes, si vous demeurez avec une personne ayant des symptômes ou ayant obtenu un résultat positif de COVID ou si la Santé publique vous a demandé de vous placer en isolement ou l'a demandé à une personne avec laquelle vous demeurez, consultez le schéma détaillé du processus à suivre :

Dépistage : Schéma d'aide à la décision

Développement de symptômes

Que faire?

  1. Si vous éprouvez un ou des symptômes pouvant s’apparenter à la COVID-19, restez en isolement à la maison. Si vous êtes sur votre lieu de travail ou d'études, retournez à votre domicile.
  2. Remplissez l’outil d’autoévaluation sur le site Web du Gouvernement du Québec et suivez les consignes qui sont émises (ATTENTION : Cet outil ne remplace pas une consultation médicale. Respectez toujours les consignes que vous donne un professionnel de la santé)
    ou
    Appelez la ligne 1 877 644-4545 afin d’obtenir les consignes de la santé publique pour passer un test de dépistage.

Qui prévenir?

Si vous êtes un membre de la communauté universitaire, vous devez déclarer cette situation par le formulaire en ligne. Si vous êtes membre du personnel, vous devez également aviser votre personne supérieure immédiate. Si vous êtes une personne étudiante, vous devez aviser au préalable votre secrétaire de faculté.

Accéder au formulaire de déclaration COVID-19

Dépistage

Où se rendre?

Si vous devez passer un test de dépistage de la COVID-19, rendez-vous dans un de ces centres de dépistage :

Centre de dépistage COVID-19 de la Clinique de santé de l'UdeS

  •   


Centre de dépistage désigné de Sherbrooke



À Longueuil

À Saguenay

À Moncton

Si vous jugez que votre état se détériore

Si vous jugez que vous ne pouvez attendre ou si votre état se détériore, procédez à l'une des actions suivantes :

  • composez le 811 | Info-Social
  • composez le 1 877 644-4545 | Ligne d'information COVID-19
  • rendez-vous à l'urgence la plus près de votre lieu de résidence

Que faire dans l'attente des résultats?

Restez en isolement selon les consignes de la Direction de la santé publique et attendez patiemment le résultat du test de dépistage, même si votre état s’améliore ou si les symptômes disparaissent. Les autres personnes vivant sous le même toit devraient rester en isolement à ce moment. Attention, selon les consignes de la Direction de la santé publique, cet isolement préventif pourrait ne pas s'appliquer pour les enfants qui fréquentent des écoles ou des milieux de garde, ainsi que pour les personnes qui y travaillent.

En tout temps, si la Santé publique vous demande de vous placer en isolement pour une durée de 14 jours, vous devez respecter cette consigne, et ce, même si le résultat de votre test de dépistage est négatif.

Qui informer du résultat du test de dépistage?

Si le résultat du test de dépistage est négatif

Si le résultat du test de dépistage est positif

mardi 26 janvier 2021

Tông Đồ Của Một Tông Đồ

 TÔNG ĐỒ CỦA MỘT TÔNG ĐỒ

“Hãy làm sống động ơn Chúa trong con, 

ơn mà con lãnh nhận qua việc cha đặt tay trên con”.



Saint Timothy

Kính thưa Anh Chị em,

Thánh Phaolô không thể đảm đương công việc một mình nên đã chỉ định những người giúp ngài. Thánh Timôthê và Titô Giáo Hội kính nhớ hôm nay là hai giám mục của những thập kỷ đầu tiên thời các tông đồ ngay sau cái chết và sự phục sinh của Thầy. Trong thời gian tràn đầy ân sủng này, các tông đồ và Thánh Phaolô đã đào bới những rãnh sâu đầu tiên vào vùng đất ngoại giáo các ngài đi qua, gieo những hạt giống đức tin Kitô mà các giám mục kế vị sẽ tưới tẩm, ươm mầm và thu hoạch. Điều đó cho thấy, sứ vụ rao giảng Tin Mừng là một sứ vụ mang tính tông đồ; Timôthê và Titô là ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Hẳn chúng ta biết rất ít về Timôthê và Titô ngoài những gì Công Vụ Tông Đồ và các thư Phaolô cung cấp; thế nhưng, ngần ấy nguồn tham khảo vẫn được coi là đủ. Các thế hệ giám mục, các vị tử đạo và các thánh  thời kỳ hậu tông đồ đã làm chứng sự phổ quát và nhất quán về tính xác thực của các thư Phaolô và các sự kiện họ kể lại. Qua đó, việc đặt tay của các tông đồ cho các cộng sự viên có một ý nghĩa đáng kể; những người được chọn là ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Là ‘tông đồ của một Tông Đồ’, Timôthê và Titô đã chia sẻ, hợp tác với sứ vụ của Thánh Phaolô, người có liên hệ trực tiếp với Chúa Giêsu qua biến cố tỏ mình của Ngài trên đường ông đến Đamas; vì thế, không phải ngẫu nhiên, Timôthê và Titô được nhớ đến ngay sau ngày mừng kính vị Tông Đồ Dân Ngoại. Timôthê và Titô, cũng như nhiều người khác được biết đến và chưa được biết đến, đã thi hành tác vụ linh mục của mình ở cấp địa phương vốn cũng thuộc về những miền rộng lớn hơn ở cấp khu vực mà Phaolô đảm trách. Thông thường, công việc của Phaolô, và có thể là của các tông đồ còn sống khác, là chỉ định những người phụ tá bất cứ nơi nào các ngài đi đến; với thẩm quyền tông đồ, các ngài đã trực tiếp bổ nhiệm những người xứng đángCác phụ tá được gọi là linh mục hoặc giám mục; các phó tế cũng tham gia thánh chức linh mục, họ sẽ là những phụ tá cho các giám mục nhiều hơn. Trong thư gửi cho Timôthê hôm nay, Phaolô nói, “Hãy làm sống động ơn Chúa trong con, ơn mà con lãnh nhận qua việc cha đặt tay trên con”, và đó là nguồn gốc của việc truyền chức cho các ‘tông đồ của một Tông Đồ’.

Mối liên hệ trực tiếp với ‘Một Tông Đồ’, thông qua chức vụ trực tiếp của ngài hoặc một người mà vị tông đồ chỉ định là yếu tố căn bản để thành lập một Giáo Hội. Đây là một chủ đề thường xuyên trong các thư Phaolô, Không có Tông Đồ, không có Giáo Hội’Nói cách khác, việc rao giảng Tin Mừng luôn luôn và phải luôn luôn xảy ra đồng thời với nền tảng của một Giáo Hội địa phương có cấu trúc vững chắc. Xu hướng hiện đại vốn chỉ nhấn mạnh đến tính nội tại và cá nhân trong việc rao giảng, nghĩa là ‘mạnh ai nấy làm’, đã không bao giờ được biết đến đối với Hội Thánh sơ khai; vì như thế, sẽ là một Giáo Hội không tông truyền. Bởi lẽ, Giáo Hội mang một thông điệp và tự nó, Giáo Hội là thông điệp. Nội dung Tin Mừng và hình thức cộng đồng của Tin Mừng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Việc phân rẽ nội dung và hình thức này khác nào ‘amip’ vốn sẽ đưa đến một sự chia cắt không thể tránh khỏi một khi Giáo Hội và sứ điệp của Giáo Hội bị tách rời. Sẽ rất dễ dàng để chúng ta nhận ra điều này ở các Giáo Hội anh em; vì lẽhọ không có bí tích truyền chức.

Điều gì khiến Công Giáo khác với các tôn giáo khác? Câu hỏi đó đã được thảo luận tại một hội nghị. Một số người lập luận, Công Giáo duy nhất trong việc giảng dạy một Thiên Chúa làm người; có người phản đối, các tôn giáo khác dạy những giáo lý tương tự. Còn về sự sống lại? Không, các tín ngưỡng khác cũng tin người chết sống lại. Cuộc thảo luận trở nên sôi nổi. Nhà văn Clive Staples Lewis đến muộn, ngồi xuống và hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Khi biết đó là cuộc tranh luận về tính độc đáo của Công Giáo, ông lập tức nhận xét, “Ồ, dễ quá. Đó là tông truyền!”.

Anh Chị em,

Lewis nói đúng, ‘tông truyền’, đặc tính thứ tư, là một trong những lý do làm cho Hội Thánh độc đáo; qua đó, Đức Thánh Cha, Giám mục Rôma và các Giám mục từ tay các tông đồ, đã nhận lãnh sứ vụ cũng là thánh chức được Chúa Giêsu thiết lậpChúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục, những ‘tông đồ của một Tông Đồ’ trung thành sắt son với sứ mạng của mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để Thiên Chúa có thể ở giữa dân Người, nhờ bí tích truyền chức, Giáo Hội có các ‘tông đồ của một Tông Đồ’; xin cho con biết yêu mến Giáo Hội qua việc yêu mến, vâng phục và cộng tác với các mục tử của mình”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

T.Anh chuyển

lundi 25 janvier 2021

CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI

   CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI

“Người này là lợi khí Ta đã chọn”.


Kính thưa Anh Chị em,

Trong lịch sử lâu dài của Hội Thánh, không cuộc trở lại nào có kết quả lớn hơn cuộc trở lại của Thánh Phaolô. Trước khi trở lại, Phaolô không có thiện cảm với Hội Thánh; ông ra sức bắt bớ Hội Thánh; rất có thể, ông đã ném đá vào đầu phó tế Têphanô đến chết. Nhưng Phaolô đã thay đổi; đúng hơn, Chúa đã thay đổi Phaolô vào một ngày cụ thể. Cũng vào ngày đó, Kitô giáo thay đổi; khi đường lối của Kitô giáo thay đổi, thế giới cũng thay đổi. Thật khó để nhấn mạnh quá mức ảnh hưởng của ngày lễ hôm nay, lễ kính một con người, một vị thánh đã ‘có thể thay đổi thế giới’. 

Để hiểu tầm quan trọng của một sự kiện lớn nhỏ, hãy xét xem mọi thứ sẽ như thế nào nếu sự kiện đó đã không bao giờ xảy ra. Đây là tiền đề đằng sau bộ phim “It’s a Wonderful Life”, “Đó Là Một Cuộc Sống Tuyệt Vời” của đạo diễn Frank Capra; Capra so sánh cuộc sống thực tế với một kịch bản giả định “nếu như thế, điều gì sẽ xảy ra?”. Điều gì sẽ xảy ra nếu Phaolô vẫn là một biệt phái nhiệt thành? Nếu Phaolô chưa bao giờ trở lại? Chưa bao giờ viết một lá thư? Chưa bao giờ xuống tàu cho một hành trình truyền giáo? Điều đó có thể giả định một cách thuyết phục rằng, bản thân thế giới, không chỉ riêng Giáo Hội, có lẽ sẽ trông rất khác nếu không nói là ‘khá xa lạ’ so với ngày nay. Có lẽ, Kitô giáo sẽ vẫn giới hạn ở Palestine trong nhiều thế kỷ nữa, trước khi lan ra Âu Châu rộng lớn; có thể, Kitô giáo đã rẽ phải thay vì rẽ trái, và tất cả Trung Hoa, Ấn Độ sẽ theo văn hoá Công giáo như Âu Châu ngày nay. Không thể nói được! Nhưng những tác động quy mô toàn cầu do việc Phaolô cải đạo cho thấy ý nghĩa của việc trở lại nơi một con người vốn đã ‘có thể thay đổi thế giới’! Tại sao? Bởi lẽ, Phaolô là một con người quá say mê Đức Kitô“đã là lợi khí” được chính Ngài chọn.

Các chi tiết về cuộc trở lại của Phaolô được nhiều người biết đến, dẫu Công Vụ Tông Đồ không nói rõ, nhưng các nghệ sĩ thích lấy lại hình ảnh Phaolô bị ném khỏi yên ngựa trên đường đến Đamas. Đang khi còn sững sờ trên nền đất, Phaolô nghe tiếng Chúa Giêsu, “Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?”, chứ không nghe, ‘Sao ngươi bắt bớ những người theo Ta?’. Rõ ràng, Chúa Giêsu và Hội Thánh là một; bắt bớ Hội Thánh là bắt bớ Chúa Kitô; Ngài là đầu và Hội Thánh là thân mình. Phaolô không trở lại để yêu mến Chúa Giêsu và nói rằng Hội Thánh chỉ là một công trình tình cờ của con người đã ngăn cản ông khỏi Chúa. Tất nhiên là không! Phaolô tin điều đúng đắn mà các Kitô hữu đã tin trong nhiều thế kỷ, và vẫn tin cho đến ngày nay. Yêu mến Chúa Giêsu là yêu mến Hội Thánh và ngược lại; không thể yêu mến Thiên Chúa mà lại coi thường thực tế lịch sử về cách thức Người thông chia sự sống thần linh cho chúng ta. Hội Thánh không chỉ là phương tiện chuyên chở mặc khải của Thiên Chúa, nhưng Hội Thánh thực sự là một phần trong sự mặc khải của Người; và nhất là với Chúa Giêsu, Hội Thánh vẫn ‘có thể thay đổi thế giới’.

Một Kitô hữu không biết mình đi đâu, với ai, làm gì… khác nào cô bé Alice trong câu chuyện cổ tích “Alice Ở Xứ Thần Tiên”. Trong cuộc trò chuyện giữa cô bé và con mèo Cheshire, Alice hỏi, “Bạn vui lòng cho tôi biết, tôi nên đi con đường nào từ đây?”; “Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nơi bạn muốn đến”, con mèo nói. Alice bảo, “Tôi không quan tâm lắm”; “Vậy thì bạn hãy đi theo con đường nào không quan trọng!”, con mèo trả lời.

Anh Chị em,

Hoàn toàn khác với câu chuyện của Alice lẻ loi trong xứ sở diệu kỳ, câu chuyện hoán cải của Phaolô tiết lộ rằng, Kitô hữu là người dò dẫm tìm đường dẫn đến Thiên Chúa; đến với Chúa, chúng ta không đi một mình nhưng đi với tư cách thành viên của Hội Thánh vì chúng ta đã được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô ngay khi được rửa tội. Cũng thế, khi đến với chúng ta, Chúa Giêsu không đến một mình; Ngài đến với Mẹ Maria, các thiên thần, các thánh của Ngài; Ngài đến với các giám mục, linh mục, các bí tích, giáo lý, kinh nguyện và lời ca tiếng hát. Chúa Giêsu đến với Hội Thánh vì Ngài và Hội Thánh là một; cũng bằng cách đó, Phaolô đã đến với Thiên Chúa. Cũng bằng cách đó, ngày nay, chúng ta đến với Chúa Cha; và như Phaolô, con người say mê Chúa Giêsu, thì với Chúa Giêsu, chính chúng ta cũng ‘có thể thay đổi thế giới’.


Chúng ta có thể cầu nguyện,


“Lạy Chúa, hôm nay, kết thúc tuần cầu nguyện cho các Giáo Hội Kitô hiệp nhất, xin cho con có một tâm hồn hoán cải như Phaolô để có thể hiệp nhất với Chúa, với anh em, với linh hồn con; cho con đáp lại Chúa cách trọn vẹn, sâu sắc hơn; nhờ đó, với Chúa Giêsu và Hiền Thê của Ngài, con cũng có thể hoán cải, hiệp nhất và cũng ‘có thể thay đổi thế giới’. Tại sao không?”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)


Lạp Gà cho dịp Tết Vành Khuyên


Lạp Vịt là món ăn nổi tiếng của Người Hoa và đặc biệt là món ăn có trong những ngày Tết của người Việt Nam. Lạp Gà cũng giống như Lạp Vịt có Hương vị thơm ngon, có thể nấu nhiều món ăn ngon khác như Cơm Lạp Gà cũng như Cơm Lạp Vịt. Cơm chiên Lạp Gà, Xôi Lạp Gà, Lạp Gà nướng làm món Nhậu và nhiều món ăn ngon khác. Cũng gần giống như Lạp Xưởng, Lạp Gà có thể giữ được lâu nên thường là món ăn dự trữ để dành cho ngày Tết. Để Tết năm nay có thêm món ngon lạ mới, hôm nay Vành Khuyên chia sẻ công thức và cách làm Lạp Gà an toàn tại nhà. Có thể làm món này cho gia đình hoặc làm để biếu, tặng người thân họ hàng cũng như làm để bán. Chúc toàn thể cô bác, anh chị em và các bạn chuẩn bị đón Tết Âm lịch hay Tết cổ truyền trong ấm áp yêu thương và hạnh phúc! ❤️ ❤️ Vui lòng ĐĂNG KÝ KÊNH miễn phí ở đây https://goo.gl/cSfSnN và bấm vào cái Chuông để nhận được Thông báo mỗi khi Vành Khuyên có Video mới. Cám ơn cô bác, anh chị em và các bạn! * Xem thêm Cách làm Lạp Xưởng các loại ở đây https://goo.gl/8weGW7 * Món ăn Ngày Tết ở đây https://goo.gl/7ZLHPX * Món ngon đãi Tiệc ở đây https://goo.gl/YP6RUa * Các món ăn thường ngày https://goo.gl/RFK68N 👉 Xem cách làm tất cả món ăn của Vành Khuyên ở đây: https://goo.gl/cgZDXG 🌺 Đón xem Video mới từ 20h - 22h giờ nước ĐỨC tức khoảng từ 2g - 4g sáng giờ Việt Nam #vanhkhuyenleyoutube #lapxuongvanhkhuyen #monngonngaytet INGREDIENTS - 4.3kgs chicken thighs - Mui Kwe Lu 50ml - Garlic 50gr - Ginger 50gr - Fice spices 1.5tsp. - Oyster sauce 1/4cup. - Pepper 2tsp. - 2Tbsp. Roast red pork (Roas duck seasoning mix) - MSG 2tsp. optional - 55gr Pökelsalz / curing salt (please see the instructions) - 300gr sugar (1.5cups)

dimanche 24 janvier 2021

Tình Muộn Vẫn Là Tình Bs Nguyễn Ý Đức

 Tình Muộn Vẫn Là Tình

BS Nguyễn Ý Đức




Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.
Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?

Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu...

Hoặc là tuổi đã đóng góp nhiều công sức để phục vụ cộng đồng, quê hương, gây dựng gia đình con cái; tuổi mang nhiều khôn ngoan, kinh nghiệm trường đời; tuổi có thể an hưởng nhưng không quên tiếp tay với thế hệ đến sau trong duy trì tinh hoa văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp gia đình  Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam...

Trước hết là chuyện tình cảm thương yêu của những người già đơn côi.
Và xin phép mượn nội dung đoản văn “Tiếng Chuông ái tình” của Lê Khánh Thọ viết cho Việt Báo.

Chuyện kể cặp lão niên Quang và Liên gặp nhau vào một ngày rằm tháng bẩy khi hai người lên chùa lễ Phật, làm việc công quả.  Họ làm quen với nhau rồi “Tiếng chuông ái tình” xuất hiện khiến hai trái tim già cằn cỗi bỗng nhiên “nhịp đập nhanh nhanh”. Nàng tưởng như mình trở về thời nữ sinh Trưng Vương, còn tâm trạng chàng thì như  hồi cắp sách tới trường Quốc Học. Họ thương yêu nhau.

Mối tình của ông Quang với bà Liên thì được con cháu hỗ trợ vì họ thông cảm đời sống đơn côi tuổi già không người chăm sóc của ông. Còn con gái bà Liên thì đay nghiến “ Mẹ già rồi mà không nên nết”. Bà khổ tâm than thở với đám con cháu ông Quang. Rằng con bà không thông cảm tâm sự của người mẹ lớn tuổi cô đơn. Rằng trái tim bà vẫn rung động như thời thanh xuân. Rằng bà cần tình yêu thương của ông. Rằng ông 69 tuổi cũng cần người bạn đời nâng khăn sửa túi.
         
Nhưng họ vượt qua mọi trở ngại để thương yêu, hỗ trợ nhau như đôi nhân tình trẻ không rời nhau nửa bước. Họ âu yếm chăm sóc nhau, dịu dàng trao đổi với nhau những lời nói đầy những ân tình.  Ông Quang thì tươi tắn rạng rỡ trông trẻ hơn trước đến mười tuổi. Còn bà Liên thì hai ba ngày lại đi làm tóc, chau chuốt sắc đẹp, để gặp người tình.


Câu chuyện dường như đưa ra đáp số cho vài thắc mắc.
Rằng góa bụa tuổi già vẫn còn tìm được nương tựa lẫn nhau trong tình yêu đến muộn.
Rằng con cái cũng không nên quá khắt khe với tái giá tục huyền tìm bạn đường mới của mẹ cha đơn côi.
Rằng tận tình chăm sóc qua lại cần phát sinh từ tình cảm chân thành với nhau.
Và rằng vợ chồng cao tuổi vẫn còn nhiều cơ hội tốt để thuận buồm xuôi gió đi nốt đoạn chót cuộc đời với nhau.
Vì hôn nhân vợ chồng thuở ban đầu khắng khít là do yêu nhau.  Đó là TÌNH, tình yêu trai gái. Rồi với thời gian, hóa chất đam mê ban đầu cũng dần dần lợt phai. Từ đây, gắn bó tình già sẽ từ sự hiểu nhau, sự chia sẻ vui buồn, phụ thuộc lẫn nhau, thích nghi, trọn vẹn cho nhau.

Mức độ thỏa  mãn trong hôn nhân ở giai đoạn này được nhìn qua phẩm chất của đời sống hai người: hạnh phúc bên nhau, cố kết với nhau, biểu lộ thương yêu, giảm thiểu  phiền não.  Hai người có thể yêu nhau trở lại khi cùng nhìn về một hướng, sắp xếp cho tương lai cũng như tận hưởng hiện tại, giải quyết trở ngại, khó khăn. Bây giờ đối với nhau cần có NGHĨA., nghĩa phu thê.
Phải chăng đó là do Tình và Nghĩa của những người rất thương yêu nhau. Không nề hà tuổi tác. Vì như nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết:
“Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc;
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ”-

Xuân Diệu thì :
“Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng”

Và Goethe cũng thêm:
“So, lively brisk old fellow
Don’t let age get you down
White hair or not
You can still be a lover”.

Đó cũng là quan niệm của cụ Nguyễn Gia Thiều chúng ta:
“Có âm dương, có vợ chồng;
Dẫu từ thiên địa, cũng vòng phu thê”

Để được sống trong cảnh “Đôi  chồng vợ ra vào khắng khít, mắm muối mà vui”,  như  cụ Vương Hồng Sển đã viết.

Rồi đến chuyện TÌNH  chung chăn chung gối, Tình Dục Tuổi Già vì  ở tuổi này cũng có nhiều điều để nói với nhau.
Có người bâng quơ hỏi rằng, vào tuổi này còn có nhu cầu “phòng the” hay không?
Rằng liệu họ có những khó khăn gì, có điều gì cần “đề cao cảnh giác”?
Rằng bị tiểu đường như tôi, mới mổ tim như ông nó thì có rủi ro nào khi lâm trận thương yêu, đáp ứng sinh lý? Và nhiều thắc mắc tình trường lớn nhỏ khác nữa cần được làm sáng tỏ.
Vì giải quyết sinh lý là một phần trong cuộc sống, trong các hoạt động của con người. Khác chi nhu cầu thỏa mãn thực phẩm, không khí, giải trí, bạn bè. Mà người tuổi cao không là ngoại lệ.

Nhà thơ lão thành Hoàng Cầm đã từng lạc quan với:
“Bạn ơi khi thấy ông già ấy
Bơi chải chìm trong mắt mỹ nhân
Xin chớ bĩu môi cười chế riễu
Hãy chào cái dáng dậy thì xuân”

Còn kinh nghiệm cổ nhân Đông phương ta vẫn điều độ trong quan niệm:
“Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Thất nhật dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia”
 
Vậy thì nếu có thắc mắc thì cũng là chuyện hữu lý, thường tình mà thôi.
Một trong nhiều thắc mắc thường được nêu ra là tới tuổi nào thì tình dục của con người giảm hay mất đi ?

Nhiều chuyên viên về vấn đề hấp dẫn giới tính đều đồng ý là sự đòi hỏi và khả năng hành động tình dục của con người tồn tại suốt đời, trừ khi bị bệnh hoạn. Hoặc theo quan niệm cũ xưa, tự cho là khi về già mình sẽ hết tình.

Từ năm 1926, Raymond Pearl đã nhận ra rằng 4% những người tuổi từ 70 tới 79 đều làm tình ba ngày một lần, 9% thì mỗi tuần một lần.
Theo nghiên cứu của nhà tình dục học Alfred Kinsey vào năm 1948 và 1953 thì số những lần giao hợp của nam giới giảm dần, nhưng đa số đều giữ được khả năng tình dục tới tuổi 70, 80; còn ở nữ giới thì không có thay đổi mấy với tuổi già.

Master & Johnson, một tổ chức có uy tín về vấn đề tình dục, cũng có cùng nhận định như A. Kinsey: đời sống tình dục ở người cao tuổi vẫn mạnh cho tới tuổi 80 hay hơn nữa, mặc dù nó sẽ thưa thớt dần và không vũ bão như lúc còn trẻ.

Ta biết rằng tình dục mạnh nhất vào tuổi 18, 20. Thống kê cho hay ở tuổi này, họ có thể yêu nhau một tuần 3, 4 lần, đến lúc 40 tuổi thì 2 lần rồi một tuần một lần, cho tới tuổi 60, 70 thì khi này khi khác, nhưng không mất hẳn.
Có người đã ví làm tình như đi xe đạp: đã biết đi xe đạp thì chẳng bao giờ quên được, ngoại trừ không có xe mà đi hoặc xe đổi kiểu. Đang đi xe ghi đông cao, mà đổi sang xe cuốc, xe đua, thì phải thích nghi với kiểu xe mới. Chỉ có một điều khác là, ngược lại với động tác làm tình, ta phải bơm bánh xe đang xẹp trước khi cưỡi nó. Còn làm tình thì cưỡi lên xe rồi mới bơm.

Năm 1981, Starr và Wiener nghiên cứu về tính dục của 800 người trên 60 tuổi, đưa ra kết quả như sau: 99% trả lời vẫn còn muốn có tình dục; 62% nói khi nhìn hình ảnh gợi tình thì cũng động lòng cao hứng; 75 % thấy đời sống tình dục tốt đẹp hơn lúc trung niên vì không phải lo lắng gì; 88% than phiền là chưa bao giờ được chỉ dẫn về tính dục lúc còn bé.

Theo bác sĩ Domeena C. Renshaw, giáo sư Thần Kinh Tâm Trí trường Đại học Y khoa Loyola, Chicago, thì đời sống tình dục của con người tồn tại cho tới khi chết và không có gì là bất thường khi bệnh nhân cần sự giúp đỡ về vấn đề này.

Còn GS Frank E Kaiser, chuyên khoa người già của đại học St Louis, cho rằng: “Thật là kỳ thị người cao tuổi khi gọi họ là già dịch chỉ vì họ tiếp tục muốn có đời sống tình dục” .
Năm 2000, phụ trang Parade bên Mỹ đã thực hiện vịêc thăm dò về đời sống tình ái của những vị lớn tuổi: 40% quý vị trên 75 tuổi trả lời còn rất sung mãn về vấn đề này; 45% nói vẫn còn tận hưởng lạc thú làm tình.

Kinh Cựu Ước có ghi: “Moses chết vào tuổi 120 mà nhãn quan vẫn tinh tường, khả năng tình dục không giảm.”

Tục ngữ, ca dao ta có câu :
“Gìa thì già tóc già tai;
Già răng già lợi, đồ chơi không già”
hoặc
“Càng già, càng dẻo, càng dai .
Càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường.”

Do đó, thưa quý đồng niên, còn vui xuân được thì ta cứ vui xuân, vì nếu không  “cái già sồng sộc nó thì đến ngay”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

SỐNG



1. Sống ở đời, dù ta tốt đẹp thế nào cũng không thể nhận hết được sự yêu thương của tất cả.


2. Có người hâm mộ, sẽ có người ghét bỏ; có ai đó ganh tị, ắt có kẻ chẳng coi ta ra gì.

3. Cuộc sống là như thế, ta không thể làm hài lòng hết thảy. Đừng vì để vừa lòng người khác mà đánh mất bản chất của mình, vì ai cũng có những nguyên tắc và sự tự tôn riêng.

4. Chúng ta qua miệng người khác không phải là con người toàn diện, mà có rất nhiều phiên bản khác nhau, nên chỉ cần làm một bản chánh tốt là được.

Bởi người đời:

- Ánh mắt giống nhau nhưng góc nhìn khác nhau.
- Miệng giống nhau nhưng mỗi người một cách nói.
- Trái tim cấu tạo tương đồng nhưng suy nghĩ lại rất dị biệt.
- Tiền của giống nhau nhưng cách chi tiêu mỗi người một khác.

Cũng là con người nhưng mỗi cá nhân có một cách sống, cần tự tin bước đi trên đôi chân của mình.

5. Đại bàng không có tiếng cổ vũ cũng vẫn tung cánh bay cao.

6. Đám cỏ không cần người chăm sóc cũng biết tự vươn mình lớn lên.

7. Hoa dại trong núi sâu dù không ai thưởng thức vẫn tỏa hương thơm ngát.

8. Làm việc, không cần người người đều thấu hiểu, chỉ cần dốc lòng hết sức.

9. Làm Người, không cần ai ai cũng yêu mến, chỉ cần thẳng thắn - rộng lượng.

Một đời người thật ra không dài lắm, dù sao cũng đã đến đây rồi, thì nên sống cho đẹp một chút vậy.

Sưu Tầm

Minh Châu chuyển

vendredi 22 janvier 2021

Hypertension : pourquoi les étirements sont efficaces ?

 Hypertension : pourquoi les étirements sont efficaces ?

Hypertension : pourquoi les étirements sont efficaces ?

 Selon une récente étude publiée dans le Journal of Physical Activity and Health, les étirements seraient davantage bénéfiques que la marche pour lutter contre l’hypertension.

Baisse de l’hypertension : la marche rapide ou les étirements ?

Des chercheurs de l’Université de Saskatchewan (Canada) ont indiqué que les étirements permettaient de réduire plus efficacement sa tension artérielle en cas d’hypertension que la marche rapide. Les 40 participants, âgés de 60 ans en moyenne, souffraient de pression artérielle élevée, ou une hypertension de stade 1 (pression systolique entre 140-159 mmHg et/ou pression artérielle diastolique > 90-99 mmHg). Les scientifiques ont comparé les données collectées lors des deux activités effectuées : l’un des deux groupes a fait 30 min d’étirements 5 jours par semaine tandis que l’autre a effectué une marche rapide à la même fréquence hebdomadaire. La pression a été prise en position assise et allongée, sur plus de 24h. 

L’étirement, un élément réduisant la pression artérielle

Au bout de 8 semaines, les chercheurs ont conclu que les étirements avaient permis de baisser la tension artérielle de façon plus nette que la marche rapide, même si la perte de poids est moindre. « Tout le monde pense que l'étirement consiste simplement à étirer les muscles. Mais lorsque vous étirez vos muscles, vous étirez également tous les vaisseaux sanguins qui alimentent le muscle, y compris toutes les artères. Si vous réduisez la raideur de vos artères, il y a moins de résistance à la circulation sanguine » souligne le Dr Phil Chilibeck, coauteur de l'étude et professeur de kinésiologie. Plus la circulation sanguine est bloquée, plus la pression artérielle et les risques cardiovasculaires sont importants. Le Dr Chilibeck conseille, pour ceux qui pratique la marche, d’ajouter des séances d’étirements. Alterner ces deux activités permettrait de lutter contre l’hypertension, car ce sont deux pratiques complémentaires.

Rédaction : Anaïs Lecanuet
Rédactrice
20 janvier 2021, à 15h52

Covid-19 : pourquoi des experts lancent-ils un appel pour distribuer de la vitamine D ?

 Covid-19 : pourquoi des experts lancent-ils un appel pour distribuer de la vitamine D ?

Covid-19 : pourquoi des experts lancent-ils un appel pour distribuer de la vitamine D ?

 

Un certain nombre d’études scientifiques sont parues, proclamant les bienfaits de la vitamine D sur les formes graves de la Covid-19. Lundi 18 janvier, c’est au tour d’un comité d’experts francophones d’émettre des recommandations.  

Leur demande : distribuer de la vitamine D aux Français

Le but de la vitamine D serait de protéger la population des formes graves de la Covid-19, mais aussi de la prévenir. C’est ce que pensent 73 experts de la santé ainsi que 6 sociétés du monde savant, qui lancent un appel pour donner un supplément de cette vitamine à l'ensemble des Français. L’effet est protecteur pour la santé. Pour autant, elle ne remplace en aucun cas le vaccin et n’empêche pas les personnes de respecter les gestes barrières. Ce n’est pas un remède miracle, mais les experts ont regroupé toutes les connaissances relayées dans la littérature scientifique, qui commencent à se multiplier sur le sujet. C’est ainsi qu’ils ont constaté que la vitamine D possède des bénéfices pour l’organisme dans le cadre de la Covid. Les chercheurs d’une étude menée en Norvège et une autre, réalisée par l’Académie de Médecine avaient notamment recommandé de donner de la vitamine D aux personnes âgées et vulnérables, pour prévenir de la maladie. Selon le Dr Gérald Kierzek, le médecin urgentiste qui intervient au journal télévisé, « on observe simplement que les patients en réanimation et ayant des formes graves du Covid-19 avaient un déficit en vitamine D, et que ceux au contraire qui avaient une bonne dose de vitamine D, faisaient moins de formes graves ». Attention toutefois, cela ne veut pas dire que le risque est nul.

La vitamine D, quel rôle pour la santé ?

Selon le Professeur Cédric Annweiler, chef du service de Gériatrie au CHU d’Angers (l’une des six sociétés savantes) et spécialiste en vitamine D, cette substance a plusieurs impacts positifs sur la Covid-19. Parce que c’est une hormone sécostéroïde, elle est capable « d'activer ou de réprimer plusieurs dizaines de gènes » et par conséquent, prévenir et/ou améliorer les formes graves de Covid-19. Elle parvient à réguler la synthèse des protéines, notamment le récepteur ACE2, qui sert de porte d’entrée au coronavirus. D’autre part, elle permet à l’immunité innée (première ligne de défense) de s’adapter et d’activer une action anti-inflammatoire. Enfin, d’après le Professeur, « l’hypovitaminose D semble constituer un facteur de risque indépendant de forme grave de COVID-19 », sur lequel il est possible d’agir grâce à une supplémentation médicamenteuse. De plus, c’est une mesure simple, sans effets secondaires et peu onéreuse, puisqu’elle est remboursée par l’Assurance-maladie. La vitamine D doit être prescrite par un médecin et les doses doivent être respectées.

Rédaction : Céline Desrumaux
Rédactrice
20 janvier 2021, à 16h01


Trái Cây Đỏ: Hàng Hiếm

Trái cây đỏ
Chuối đỏ au, Bưởi hồng rực : Hàng hiếm.

Chuối đỏ:

Xuất hiện trên thị trường Việt Nam vài năm gần đây, loại chuối đỏ Dacca, hay còn gọi là chuối đỏ Hỏa long siêu lạ đã được rất nhiều người săn lùng tìm mua để bày trên mâm ngũ quả ngày Tết.





Tuy có giá cao ngất ngưởng nhưng loại chuối này vẫn rất hút khách.
Chuối Dacca có xuất xứ từ Úc. Loại chuối này nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại chuối thông thường. Mặc dù bên ngoài khác lạ, nhưng khi chín phần quả bên trong vẫn có màu vàng như các loại chuối bình thường.
Chuối đỏ có giá khoảng 500 nghìn đồng/nải. Tuy có giá cao ngất ngưởng nhưng loại chuối này vẫn rất hút khách.


Bưởi đỏ:


Dòng bưởi đỏ tiến Vua Luận Văn nức tiếng trong lịch sử giờ đây đang được những gia đình nông dân vùng Thọ Xuân (Thanh Hóa) hồi sinh. Giống bưởi này có màu đỏ gấc, vỏ quả, cùi quả, vỏ múi, có màu đỏ rất đẹp mắt, mùi vị thơm ngon đặc trưng.





Dòng bưởi đỏ tiến Vua Luận Văn nức tiếng trong lịch sử.
Ngoài giá trị thuần túy là loại "trái cây ngon", điều khiến người dân thích sử dụng loại bưởi này để thờ cúng trong dịp Tết âm lịch còn vì quả bưởi đỏ Luận Văn được xem là một biểu tượng của sự may mắn, tài lộc.





Bưởi đỏ Luận Văn hàng tuyển giá có thể lên tới 1,2 triệu đồng/cặp.
Vì bưởi đỏ rất hiếm nên giá của loại trái cây độc lạ này rất đắt và nếu trúng vào dịp Tết, thì giá bán có thể lên tới 1,2 triệu đồng/cặp.


Chanh đỏ:





Quả chanh máu có màu đỏ với kích cỡ tương đương quả trứng gà.
Có màu sắc vô cùng bắt mắt, những trái chanh đỏ (hay còn gọi là chanh máu) có vỏ đỏ, ruột vàng với mùi vị chua chua, ngọt ngọt cùng hương thơm dịu nhẹ khiến không ít người mê mẩn.





Chanh máu có vỏ đỏ, ruột vàng với mùi vị chua chua, ngọt ngọt cùng hương thơm dịu nhẹ.
Chanh đỏ là giống được lai giữa chanh ngón tay đỏ (red finger lime) có nguồn gốc từ Úc và một loại quýt lai. Chanh cho năng suất cao và đem lại giá trị kinh tế lớn


Táo ruột đỏ:


Giống táo này có tên là Redlove (Tình yêu đỏ). Điều đặc biệt là cả ruột cả vỏ đều màu đỏ tươi. Ruột táo vẫn giữ nguyên màu ngay cả khi được nấu hoặc được ép.





Táo ruột đỏ lạ mắt.
Giống táo đắt giá này được nhà vườn Thụy Sĩ Markus Kobelt bỏ ra 20 năm nghiên cứu tạo ra, chứ không phải là loại quả biến đổi gen.


Sầu riêng ruột đỏ:


Mới đây, người ta đã phát hiện ra loại sầu riêng có ruột màu đỏ hết sức độc đáo. Nó xuất hiện tại Tiểu bang Sabah, miền Đông Malaysia.





Sầu riêng có ruột màu đỏ hết sức độc đáo.





Sầu riêng ruột đỏ có vị ngọt ngọt, chua chua, và có mùi hương gần giống mùi của loại sầu riêng quen thuộc.
Khác với sầu riêng thông thường, ruột của chúng có màu đỏ đặc trưng, phần múi mỏng, khô. Khi ăn vào nó có vị ngọt ngọt, chua chua, và có mùi hương gần giống mùi của loại sầu riêng quen thuộc.. Sầu riêng ruột đỏ nhỏ cỡ quả bóng cầu mây, giá bán khoảng 130.000 đồng/kg


Xoài lạ đỏ au:


Gần đây, thị trường xuất hiện loại xoài lạ có vỏ màu đỏ au, quả tròn xoe chứ không vàng hay xanh, thon dài như những loại xoài thường thấy. Bên trong, xoài đỏ có ruột màu vàng, nhiều thịt, ăn rất ngọt. Mỗi quả thường nặng 5-7 lạng, loại to có thể lên tới 1kg.





Loại xoài Úc quả to, tròn, khi chưa chín có màu xanh pha hồng.





Khi chín, xoài có màu đỏ au.
Nhiều người tò mò mua về ăn thử song vẫn hoang mang liệu đây có phải xoài nhập từ TC? Tuy nhiên, đây là giống xoài Úc, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Khánh Hòa.


Dưa chuột đỏ:


Giống dưa chuột vỏ đỏ có tên Cassabanana cho trái to lớn và màu sắc bắt mắt, được dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến món ăn. Dưa chuột đỏ có kích thước dài tới 60cm. Giống dưa này có hương thơm giống vị dưa chuột ở Việt Nam, ăn khá ngọt.





Giống dưa chuột vỏ đỏ cho trái to lớn và màu sắc bắt mắt.
Loại dưa chuột đỏ này có nguồn gốc từ Brazil, nhưng được trồng nhiều ở vùng đồng bằng từ Mexico đến Brazil và quần đảo Caribbean.


Giống dưa này có hương thơm giống vị dưa chuột ở Việt Nam, ăn khá ngọt.


Ổi đỏ:


Giống ổi đỏ có nguồn gốc từ Brazil có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường. Ổi đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị thơm ngọt.





Ổi đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị thơm ngọt.
Khi chưa chín quả có màu xanh và khi chín chuyển sang màu đỏ sậm, bên trong mọng nước và có mùi rất thơm. Ruột trái ổi đỏ lại có màu trắng, ăn ngon ngọt và có mùi thơm vị dâu tây. Ngoài được sử dụng như một loại hoa quả thông thường, ổi đỏ còn được dùng để làm mứt, hoặc làm các loại nước ép,...





Khi chưa chín quả có màu xanh và khi chín chuyển sang màu đỏ sậm, bên trong mọng nước và có mùi rất thơm.


Theo Hạnh Nguyên.
Anh Thư chuyển

jeudi 21 janvier 2021

Chủng SARS-CoV-2 mới ở Nam Phi có thể gây đại dịch mới


 

Tiến sĩ  NGUYỄN HỒNG VŨ – Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California

https://saigonnhonews.com/chung-sars-cov-2-moi-o-nam-phi-co-the-gay-dai-dich-moi/

Có một câu nói “khi con người tạo ra cái bẫy chuột tinh xảo thì tự nhiên sẽ tạo ra con chuột thông minh hơn.” Đây là quy luật của tự nhiên và nền tảng của thuyết tiến hóa khiến vạn vật trên thế giới luôn phải đấu tranh để tồn tại.


Khi đại dịch COVID-19 kéo dài, virus vẫn tồn tại ở nhiều nơi và trong cơ thể của nhiều người thì chúng vẫn còn “cơ hội” để tiếp tục tiến hóa tạo ra các chủng khác nguy hiểm hơn. Cho đến nay dù đã có hơn 4,000 chủng đột biến được nhận diện bởi các nhà khoa học, nhưng may mắn là các chủng này vẫn còn nằm trong “vòng kiểm soát”, kể cả chủng đột biến mới ở Anh, dù rằng đột biến N501Y trên protein S của chủng này làm cho chúng có thể làm tăng tốc độ lây lan lên đến 50-70% so với chủng cũ.

Tin rất xấu, là một chủng đột biến mới gần đây được phát hiện ở Nam Phi, tên là SARS-CoV-2 501Y.V2, có lẽ đã “vượt ra khỏi tầm kiểm soát” hiện nay của con người và chứa đựng nguy cơ mang lại một đại dịch mới.

Báo cáo khoa học mới đây của nhóm nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy rằng chủng này có nhiều sự thay đổi trên protein S, protein quan trọng đóng vai trò trong việc lây nhiễm của virus: Ở vùng N của protein S có chứa 4 đột biến làm thay đổi amino acid (L18F, D80A, D215G và R246I) và 1 đột biến mất đoạn (Δ242-244).Ở vùng bám lên thụ thể tế bào người (Receptor Binding Domain, RBD) có chứa 3 đột biến làm thay đổi amino acid (K417N, E484K và N501Y).

Các đột biến trên đã làm thay đổi cấu trúc của protein S một cách “nguy hiểm” cho con người chúng ta. Trong các thí nghiệm được thực hiện để kiểm tra độ trung hòa của kháng thể và virus thì cho thấy chủng đột biến mới này “không còn được nhận biết” bởi các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) được dùng trước đó để bám lên protein S và thậm chí hỗn hợp kháng thể đa dòng (polyclonal antibodies) trong huyết tương của người đã từng nhiễm chủng cũ trước đó cũng khó mà nhận diện được nó.

Khi protein S của chủng đột biến mới này không còn được nhận diện bởi các kháng thể trên thì khả năng chủng mới này có thể tái nhiễm lên người đã nhiễm chủng cũ là có thể dự đoán được và nguy hiểm hơn nữa là nó có thể làm cho các vaccine đang được sử dụng khẩn cấp hiện nay trở nên vô dụng!

Các nghiên cứu sâu hơn về chủng mới này cần được thực hiện để hiểu thêm về độc tính, độ lây nhiễm, phản ứng miễn dịch của cơ thể,…Tuy nhiên, một động thái cô lập các vùng nhiễm chủng mới của Nam Phi có lẽ nên được thực hiện ngay để tránh lây lan và tạo một đại dịch mới. Các kết quả khoa học mới đây từ Nam Phi là một lời cảnh báo quan trọng về cuộc chiến của con người với đại dịch COVID-19 tưởng chừng như sắp kết thúc, có thể trở nên phức tạp hơn.  Hiện nay, các nhóm nghiên cứu vaccine COVID-19 trên thế giới cũng đang rốt ráo chuẩn bị phương án B để thay đổi lại cấu trúc vaccine cho phù hợp với chủng mới nếu cần thiết!

Tiến sĩ  NGUYỄN HỒNG VŨ – Viện Nghiên cứu ung , City of Hope, California
https://saigonnhonews.com/chung-sars-cov-2-moi-o-nam-phi-co-the-gay-dai-dich-moi/

Nguồn tham khảo: https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2021.01.18.427166v1 và https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2021.01.18.427166v1