lundi 12 novembre 2018

BÊN TRE, MỸ THO , LONG AN Việt Nam







Nhà thờ ở Long An

Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo đường Quốc lộ 1A.










  








 








































Đến Bến Tre thăm Cụ mẹ của bà Mục Sư



đang mùa bưởi

















Chú mèo dễ thương quá giống Mambo



























  Lẩu 3 chuông ở Bến Tre



Au revoir Bến Tre




BẾN TRE (theo wikipédia) 

Bến Tre est une grande province de la région du delta du Mékong au Viêt Nam. Son chef-lieu est Bến Tre. Sa superficie est de 2 247 km21 et sa population de 1 258 500 habitants1.

Administration[modifier | modifier le code]


Le village de Cái Mon.
La Province est composé d'une municipalité Bến Tre et de 8 districts:

Source[modifier | modifier le code]

  1. ↑ a b et c Area, population and population density in 2012 by province, General Statistics Office Of Vietnam (lire en ligne [archive])

Liens externes[modifier | modifier le code]

Liens internes[modifier | modifier le code]

*********************

MỸ THO

Mỹ Tho
Mỹ Tho
Vue de Mỹ Tho (2006).
Administration
PaysDrapeau de la République socialiste du Viêt Nam Viêt Nam
ProvinceProvince de Tiền Giang
Démographie
Population168 000 hab. (2004)
Population de l'agglomération215 000 hab.
Densité2 694 hab./km2
Géographie
Coordonnées10° 21′ 20″ nord, 106° 21′ 48″ est
Superficie de l'agglomération7 980 ha = 79,8 km2
Localisation
Géolocalisation sur la carte : Viêt Nam
Voir la carte topographique du Viêt Nam
City locator 14.svg
Mỹ Tho
Mỹ Tho (Mytho pendant toute la période coloniale française) est une ville du Sud du Viêt Nam, capitale de la province de Tiền Giang, dans le delta du Mékong. La commune compte 168 000 habitants (2004) dont environ 110 000 habitent au centre ville.
Située sur le bras le plus septentrional du Mékong, cette ville de l'ancienne Cochinchinefrançaise a donné son premier nom au futur navire-école Armorique.

Toponymie[modifier | modifier le code]

La ville porte le nom de la rivière Mỹ Tho, qui signifie beaux (Mỹ) roseaux (Tho).

Histoire[modifier | modifier le code]

Mỹ Tho a été fondée dans les années 1680 par des réfugiés chinois ayant fui Taïwan au moment de la victoire du général Shi Lang de la dynastie Qing sur les derniers partisans des Ming du sud en 1683. La région faisait alors partie de l'empire khmer et elle ne fut annexée par le Viêt Nam qu'au xviiie siècle.
Du fait de sa proximité de Saïgon, Mỹ Tho est un point d'entrée traditionnel dans le delta du Mékong. Dès le xviie siècle, elle était devenue un des plus grands centres commerciaux du sud de l'actuel Viêt Nam.
Dans les années 1860, Mỹ Tho, comme Saïgon, joua un rôle stratégique dans la campagne de Cochinchine (1858-1862). La Prise de Mỹ Tho le 12 avril 1861 fut considérée comme une étape importante dans l'établissement de la domination française au Viêt Nam.
À l'époque de l'Indochine française, l'économie de la ville continua à prospérer, attirant plus d'immigrants chinois, principalement du Guandong (région de Chaozhou). En 1876, la province de Mỹ Tho fut une des six créées dans le sud-ouest de la Cochinchine.
En 20 juillet 1885, Mỹ Tho devint le terminus de première ligne ferroviaire du Viêt Nam, qui la reliait à Saïgon1.
Elle donne son nom à une canonnière de Cochinchine, le Mytho qui sera sabordée avec le Paul-Bert, l’Avalanche et l’Amiral-Charner à My Tho, la Marne, le Lapérouse et le Capitaine-Coulon à Can Tho lors du Coup de force japonais de 1945 en Indochine.
Durant la Seconde Guerre mondiale, le gouvernement de Vichy emprisonna des étrangers à Mỹ Tho. En mai 1945, les Japonais s'emparèrent de ces camps de crainte d'une attaque alliée. Les étrangers restèrent prisonniers jusqu'à la fin de la guerre, mais leur régime ne fut pas trop pénible, comparé à celui d'autres camps d'Asie du Sud-Est.
En octobre 1945, la ville est réoccupée par les troupes françaises débarquée par la marine.
Lors de la guerre du Vietnam, My Tho sera un important centre stratégique. C'est dans un village proche qu'a lieu l'une des premières batailles d'une guerre qui n'est alors pas officielle, la bataille d'Ấp Bắc en 1963.

Économie[modifier | modifier le code]

Aujourd'hui l'économie de la ville est basée sur le tourisme, la pêche et le commerce de produits agricoles comme les noix de coco, les bananes et les longanes.

Cultes[modifier | modifier le code]


Intérieur de la cathédrale de l'Immaculée-Conception.

Références[modifier | modifier le code]

  1.  Frédéric Hulot: Les chemins de fer de la France d'outre-mer 1: L'Indochine - Le Yunnan. Saint-Laurent-du-Var 1990. (ISBN 2-906984-05-1)p. 14.

Voir aussi[modifier | modifier le code]

Sur les autres projets Wikimedia :





Mỹ Tho

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Mỹ Tho
Thành phố trực thuộc tỉnh
My Tho City logo.jpg
Biểu trưng
Duong 30-4, My Tho.jpg
Đường 30-4 ở thành phố Mỹ Tho
Địa lý
Tọa độ10°21′8″B 106°22′1″ĐTọa độ10°21′8″B 106°22′1″Đ
Diện tích81,55 km²
Dân số (2018)
 Tổng cộng
282.000-295.000 người (có đăng kí cư trú)
316.000 (có lẫn không đăng kí cư trú)
 Mật độ3460 người/km²
Dân tộcChủ yếu là Kinh
Hành chính
Quốc giaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
Thành lập1967
Chính quyền
 Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Hồng
 Bí thư Thành ủyĐặng Thanh Liêm
 Trụ sở UBND36 Hùng Vương, phường 7, thành phố Mỹ Tho
Phân chia hành chính11 phường và 6 xã
Mã bưu chính860000
Websitehttp://mytho.tiengiang.gov.vn/
Mỹ Tho là đô thị loại I và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay (trước đó là tỉnh Mỹ Tho), vùng đồng bằng sông Cửu LongViệt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù Lao PhốBiên Hòa là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ. Dân số của thành phố Mỹ Tho vào khoảng 290.000 người (năm 2018)[1]. Dân tộc Kinh chiếm đa số, và có người dân tộc HoaChăm và Khmer cùng chung sống. Mỹ Tho nổi tiếng với món ăn đặc sản Hủ tiếu Mỹ Tho. Du lịch Mỹ Tho với chèo thuyền ven sông Mỹ Tho, tham quan Chùa Vĩnh Tràng.

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều ý kiến về nguồn gốc địa danh Mỹ Tho. Đa số ý kiến cho rằng Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer như Mi Sâr biến thể thành Mỹ và Tho, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp. Từ đó Mỹ, chữ Hán nghĩa là đẹp, nhưng từ Tho không có trong chữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉ vùng nước thơm hay cỏ thơm.[2]
Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho", không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng trắng). Người Việt gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại Mỳ Xó.
Mỹ Tho trong lịch sử là một vùng đất quan trọng được sớm khai phá bởi người Hoa, là một thành phố có tổ chức… trích dẫn như sau:
  • Mỹ Tho đồn: Đồn Mỹ Tho tại phía nam trấn, xưa là rừng hoang, hổ báo làm hang ổ…(Tại trấn Nam nhất lý hứa, cựu vi hoang lâm, hổ báo quần huyệt...).
  • Mỹ Tho sông ngòi: Sông Mỹ Tho ở trước mặt trấn, là con sông lớn của trấn, bắt nguồn từ nội địa tỉnh Vân Nam…(Tại trấn tiền, vi bản trấn đại giang, kỳ nguyên phát ư nội địa Vân Nam tỉnh...).
  • Mỹ Tho phố lớn: chợ, quán: chợ Mỹ Tho tại huyện Kiến Hưng, thường gọi là chợ là phố lớn. Nhà ngói, rui chạm, đình cao, chùa rộng. Sông sâu tàu thuyền, buồm giong qua lại như dệt cửi…(Mỹ Tho thị tại Kiến Hưng huyện, tục danh đại phố thị, ngõa ốc, điêu manh, cao đình, quảng tự. Dương hà thuyền sưu phẩm tường, vãng lai như chức ty...)
  • Mỹ Tho quan thuế: Cửa ải Mỹ Tho ở huyện Kiến Hưng, năm thứ mười sáu Minh Mạng lập ra cửa ải thu thuế. Đến năm thứ ba Thiệu Trị thì bãi bỏ…(Tại Kiến Hưng huyện, Minh Mạng thập lục niên, thiết quan chinh thuế. Thiệu Trị tam niên đình...)
  • Theo "Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ" ("Histoire de la conquête de la Cochinchine") tác giả người Pháp viết:
Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mãi. Các ghe thuyền của người Nhật người Tàu, người An Nam, nười Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trên sông gần nơi sản xuất gạo, thêm vào truyền thống người dân địa phương từ bao thế kỷ, khiến cho Mỹ Tho trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam kỳ, trước khi người Âu đến.
... Mỹ Tho là một vùng có nhà cửa rộng lớn, lợp bằng là dừa nước theo theo tập quán. Nhưng dọc theo bờ kinh Bưu điện (Arroyo de la Poste hay kinh Bảo Định) nhà cửa thanh nhã hơn nhiều, mái lợp ngói giữa những vườn dừa vườn cau, tất cả có vẻ trang nhã, phong lưu, đôi khi giàu có. Có thể so sánh với cảnh phồng hoa đô hội của Chợ Quán và kinh người Tàu ở Sài Gòn...
  • Theo "Địa phương chí Mỹ Tho 1902" (Monographie de Mỹ Tho 1902), tác giả người Pháp viết:
...Vị trí của Mỹ Tho thật tuyệt diệu. Nó chiếm một vị thế trung chuyển quan trọng vào bậc nhất cho các loại ghe chài to lớn từ miền Tây lên Chợ lớn (Sài Gòn) qua con kinh Bảo Định và con kinh Chợ Gạo. Mỹ Tho lại có con đường sắt đầu tiên của Đông Dương, con đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho và con đường thủy nối liền Sài Gòn và các tỉnh miền Tây lên tận Pnôm Penh qua bến Tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho...

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính
Diện tích, dân số
  • Diện tích tự nhiên: 81.54 km², trong đó phần diện tích nội thị là 16,17 km².
  • Dân số thường trú và tạm trú khoảng 282.000 người-295.000, khu vực nội thành là 205.000 người, mật độ dân số đô thị đạt 16.105 người/km².
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đi qua đang được xây dựng.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Mỹ Tho
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)34.834.936.838.238.936.436.535.835.433.536.234.538,9
Trung bình cao °C (°F)30.230.832.233.533.231.931.431.131.030.530.429.831,3
Trung bình ngày, °C (°F)25.526.127.328.528.227.627.327.026.926.826.625.627,0
Trung bình thấp, °C (°F)22.022.724.025.325.424.924.524.424.524.223.622.124,0
Thấp kỉ lục, °C (°F)14.915.915.719.421.521.219.621.221.219.918.616.114,9
Giáng thủy mm (inch)5
(0.2)
1
(0.04)
6
(0.24)
42
(1.65)
145
(5.71)
198
(7.8)
177
(6.97)
188
(7.4)
231
(9.09)
262
(10.31)
98
(3.86)
32
(1.26)
1.384
(54,49)
độ ẩm79.478.378.277.881.483.483.984.284.985.585.381.581,8
Số ngày giáng thủy TB1.00.51.04.614.317.819.519.420.319.211.35.2134,2
Số giờ nắng trung bình hàng tháng2632613002692111831971941731742062162.645
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Nhà mặt sông ở ven sông Bảo Định

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1679, một nhóm khoảng 3.000 người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm do Dương Ngạn Địch đứng đầu, lập Mỹ Tho đại phố (chữ Hán美萩大浦) ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa.
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao PhốBiên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông - ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.
Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, đến năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Trường Đồn. Năm 1781, dinh Trường đồn lại đổi tên thành dinh Trấn Định. Đến năm 1785, quân Xiêm đã tràn sang và biến nơi đây thành bãi chiến trường (Trận Rạch Gầm - Xoài Mút). Phố xá bị tàn phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Thương nhân ở đây hầu hết đều chuyển lên làm ăn ở Sài Gòn - Bến Nghé. Năm 1788, mặc dù được khôi phục dần, nhưng không còn nhộn nhịp như trước. Đến năm Nhâm Tý (1792), Chúa Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho thuộc thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, 3 và 8 ngày nay) và cũng tại đây chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Trấn Định. Thành được xây theo đồ họa kiến trúc của ông Trần Văn Học.
Năm 1826, vua Minh Mạng lại cho dời lỵ sở trấn Định Tường sang phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc các phường 1, 4 và 7), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Cũng trong năm này, ông Dương Tấn Tuyên lập một ngôi chợ bên cạnh thành mới tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay.
Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lỵ tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh lỵ tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.

Tượng đài Tết Mậu Thân tại công viên Giếng nước.
Mỹ Tho từng có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp.

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1900[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp. Lúc đầu địa bàn tỉnh Định Tường được chia làm 4 hạt Thanh tra, tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Đó là:
  • Hạt Thanh tra Kiến An hay Kiến Hưng, sau đổi là hạt Thanh tra Mỹ Tho.
  • Hạt Thanh tra Kiến Hòa sau đổi là hạt Thanh tra Chợ Gạo.
  • Hạt Thanh tra Kiến Đăng sau đổi là hạt Thanh tra Cai Lậy.
  • Hạt Thanh tra Kiến Tường sau đổi là hạt Thanh tra Cần Lố.
Ngày 5 tháng 12 năm 1868, giải thể hạt Thanh tra Cai Lậy nhập vào hạt Thanh tra Mỹ Tho, kể từ ngày 15 tháng 12 năm 1868. Tiếp theo, ngày 23 tháng 12 năm 1868, giải thể hạt Thanh tra Chợ Gạo nhập vào hạt Thanh tra Mỹ Tho. Nhưng đến ngày 20 tháng 10 năm 1869 hạt Thanh tra Cai Lậy được lập lại theo địa bàn cũ và đến ngày 8 tháng 9 năm 1870 dời trụ sở về Cái Bè, nên gọi là hạt Thanh tra Cái Bè. Ngày 20 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt Thanh tra Cần Lố, đưa hai tổng Phong Hòa và Phong Phú vào hạt Thanh tra Cái Bè, đồng thời đưa hai tổng Phong Nẫm và Phong Thạnh qua hạt Thanh tra Sa Đéc. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, giải thể hạt Thanh tra Cái Bè nhập vào địa bàn hạt Thanh tra Mỹ Tho. Như vậy 4 hạt Thanh tra trên lần lượt bị giải thể và hợp nhất lại thành Hạt Thanh tra Mỹ Tho.
Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các hạt Thanh tra được thay bằng hạt Tham biện. Năm 1876, tỉnh Định Tường bị Pháp giải thể và biến thành 2 tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) là Mỹ Tho và Gò Công, thuộc khu vực hành chính (circonscription) Mỹ Tho.

Sau năm 1900[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Mỹ Tho trở thành tỉnh Mỹ Tho. Tỉnh lỵ Mỹ Tho đặt tại làng Điều Hòa thuộc tổng Thuận Trị, quận Châu Thành.
Năm 1912, chính quyền thực dân Pháp chia tỉnh lỵ Mỹ Tho ra hai vùng: vùng 1 thị tứ có 2 đại lý (délégation), vùng 2 có hai làng Điều Hòa và Bình Tạo. Ngày 1 tháng 1 năm 1933, mở rộng ranh giới tỉnh lỵ Mỹ Tho về phía tây, lấy thêm phần đất các làng Thạnh Trị, Đạo Ngạn và Bình Tạo.
Ngày 16 tháng 12 năm 1938, Mỹ Tho được công nhận là thị xã hỗn hợp (còn gọi là Hiệp xã). Ngày 29 tháng 7 năm 1942, chia Hiệp xã Mỹ Tho thành 4 khu hành chánh:
  • Khu hành chánh 1: tương đương các phường 1 và 7 hiện nay
  • Khu hành chánh 2: tương đương các phường 2, 3 và 8 hiện nay
  • Khu hành chánh 3: tương đương phường 4 và một phần phường 6 hiện nay
  • Khu hành chánh 4: tương đương phường 5 và một phần phường 6 hiện nay
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), về phía chính quyền Cách mạng, cho thành lập thị xã Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Địa bàn thị xã Mỹ Tho khi đó còn bao gồm luôn ba xã vùng ven: Trung An, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh.

Giai đoạn 1956-1976[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoàgồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là "Mỹ Tho", về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể thị xã Mỹ Tho, nhập địa bàn vào xã Điều Hòa, quận Châu Thành. Trong giai đoạn 1956-1960, xã Điều Hòa vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Định Tường.
Ngày 08 tháng 11 năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định, đồng thời dời quận lỵ tới xã Long Định. Lúc này, về mặt hành chánh tỉnh lỵ Mỹ Tho thuộc địa bàn xã Điều Hòa, quận Long Định, tỉnh Định Tường. Ngày 23 tháng 05 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia quận Long Định thành quận Châu Thành và quận Long Định. Khi đó, xã Điều Hòa trở lại thuộc quận Châu Thành và tỉnh lỵ Mỹ Tho tiếp tục nằm trong địa bàn xã Điều Hòa, quận Châu Thành cho đến năm 1970. Ngoài ra, từ năm 1964 đến năm 1975 quận lỵ quận Châu Thành đặt tại xã Trung An.
Địa bàn xã Điều Hòa khi đó bao gồm 25 ấp trực thuộc: Lạc Hồng, Võ Tánh, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Trương Vĩnh Ký, Thái Lập Thành, Nguyễn Trãi, Phan Văn Trị, Trịnh Hoài Đức, Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Chánh, Phan Thanh Giản, Học Lạc, Đốc Binh Kiều, Nguyễn Huỳnh Đức, Mỹ Phúc, Xóm Dầu, Cộng Hòa, Quyết Tiến, Cộng đồng, Đồng Tiến, Dân Chủ, Võ Thắng, Bình Thành, Bình Tạo.
Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV cải biến xã Điều Hòa thành thị xã Mỹ Tho, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia địa bàn thị xã Mỹ Tho thành 6 khu phố:
  • Khu phố 1: gồm các ấp Lạc Hồng, Võ Tánh, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Trương Vĩnh Ký, Thái Lập Thành, Nguyễn Trãi (tương đương phường 1 và phường 7 hiện nay)
  • Khu phố 2: gồm các ấp Phan Văn Trị, Trịnh Hoài Đức, Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Chánh (tương đương phường 2 hiện nay)
  • Khu phố 3: gồm các ấp Phan Thanh Giản, Học Lạc, Đốc Binh Kiều, Nguyễn Huỳnh Đức, Mỹ Phúc, Xóm Dầu (tương đương phường 3 và phường 8 hiện nay)
  • Khu phố 4: gồm các ấp Cộng Hòa, Quyết Tiến, Cộng đồng, Đồng Tiến, Dân Chủ (tương đương phường 4 hiện nay)
  • Khu phố 5: gồm ấp Chiến Thắng,ấp Nguyễn Tri Phương (tương đương phường 5 hiện nay)
  • Khu phố 6: gồm các ấp Bình Thành, Bình Tạo (tương đương phường 6 hiện nay)
Ngày 3 tháng 1 năm 1972, đổi tất cả các đơn vị ấp thành khóm trực thuộc khu phố; đồng thời khóm Bình Thành thuộc Khu phố 6 được chia làm 3 khóm: Bình Thành, Lý Thường Kiệt, Ngô Tùng Châu

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòakhông công nhận tên gọi tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên tỉnh cũ là tỉnh Mỹ Tho. Đồng thời, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn duy trì thị xã Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Mỹ Tho trong giai đoạn 1956-1967.
Ngày 24 tháng 8 năm 1967Trung ương cục miền Nam đã chuẩn y tách thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, đồng thời nâng thị xã lên thành thành phố Mỹ Tho trực thuộc Khu 8.
Lúc bấy giờ, chính quyền cách mạng chia thành phố Mỹ Tho thành 4 quận, 1 thị trấn, 6 phường và 5 xã:
  • Quận 1: các phường 1 và 7 hiện nay
  • Quận 2: các phường 2, 3 và 8 hiện nay
  • Quận 3: các phường 4, 5 và 6 hiện nay
  • Quận 4: các phường 9, 10 và Tân Long; các xã Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Mỹ Phong, Trung An hiện nay.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho cho đến đầu năm 1976.
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Long An, tỉnh Bến Tretỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.

Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Thotỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang (trừ huyện Bình Đại nằm phía nam sông Tiền đã nhập vào tỉnh Bến Tre từ trước). Đồng thời, các quận cũ trực thuộc (quận 1, quận 2, quận 3 và quận 4) cũng bị giải thể, các phường xã trực thuộc thành phố do thành phố Mỹ Tho lúc này chuyển thành thành phố cấp huyện, trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Thành phố Mỹ Tho đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay.
Năm 1976, thành phố Mỹ Tho được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Thành phố Mỹ Tho khi đó gồm có 8 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 5 xã vùng ven: Tân Long, Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Mỹ Phong, Trung An.[4].
Ngày 9 tháng 12 năm 2003Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 154/2003/NĐ-CP[5] về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nội dung Nghị định về việc thành lập các phường mới thuộc thành phố Mỹ Tho như sau:
  • Thành lập phường Tân Long thuộc thành phố Mỹ Tho trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Long.
  • Thành lập phường 9 thuộc thành phố Mỹ Tho trên cơ sở 274 ha diện tích tự nhiên và 9.270 nhân khẩu của xã Tân Mỹ Chánh.
  • Thành lập phường 10 thuộc thành phố Mỹ Tho trên cơ sở 69,32 ha diện tích tự nhiên và 3.323 nhân khẩu của xã Đạo Thạnh, 197,26 ha diện tích tự nhiên và 6.964 nhân khẩu của xã Trung An. Phường 10 có 266,58 ha diện tích tự nhiên và 10.287 nhân khẩu.
Ngày 7 tháng 10 năm 2005Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg[6] về việc công nhận thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II.
Ngày 26 tháng 9 năm 2009Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP[7] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang như sau:
1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho: Mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho trên cơ sở điều chỉnh 2.585,77 ha diện tích tự nhiên và 24.440 nhân khẩu của huyện Châu Thành (bao gồm toàn bộ 1.211,64 ha diện tích tự nhiên và 5.505 nhân khẩu của xã Thới Sơn; 329,90 ha diện tích tự nhiên và 4.174 nhân khẩu của xã Long An; 177,69 ha diện tích tự nhiên và 1.754 nhân khẩu của xã Thạnh Phú; 510,01 ha diện tích tự nhiên và 6.177 nhân khẩu của xã Phước Thạnh; 356,53 ha diện tích tự nhiên và 6.830 nhân khẩu của xã Bình Đức) và 709,51 ha diện tích tự nhiên và 6.917 nhân khẩu của huyện Chợ Gạo (bao gồm 502,33 ha diện tích tự nhiên và 4.986 nhân khẩu của xã Lương Hòa Lạc; 207,18 ha diện tích tự nhiên và 1.931 nhân khẩu của xã Song Bình) về thành phố Mỹ Tho quản lý.
Thành phố Mỹ Tho có 8.154,08 ha diện tích tự nhiên và 204.142 nhân khẩu.
2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.
  • Thành lập xã Phước Thạnh thuộc thành phố Mỹ Tho trên cơ sở điều chỉnh 329,90 ha diện tích tự nhiên và 4.174 nhân khẩu của xã Long An; 177,69 ha diện tích tự nhiên và 1.754 nhân khẩu của xã Thạnh Phú; 510,01 ha diện tích tự nhiên và 6.177 nhân khẩu của xã Phước Thạnh (phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phước Thạnh thuộc huyện Châu Thành điều chỉnh về thành phố Mỹ Tho). Xã Phước Thạnh có 1.017,60 ha diện tích tự nhiên và 12.105 nhân khẩu.
  • Điều chỉnh 356,53 ha diện tích tự nhiên và 6.830 nhân khẩu của xã Bình Đức (phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu điều chỉnh về thành phố Mỹ Tho) về xã Trung An thuộc thành phố Mỹ Tho quản lý;
  • Điều chỉnh 502,33 ha diện tích tự nhiên và 4.986 nhân khẩu của xã Lương Hòa Lạc (phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu điều chỉnh về thành phố Mỹ Tho) về xã Đạo Thạnh thuộc thành phố Mỹ Tho quản lý;
  • Điều chỉnh 207,18 ha diện tích tự nhiên và 1.931 nhân khẩu của xã Song Bình (phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu điều chỉnh về thành phố Mỹ Tho) về xã Tân Mỹ Chánh thuộc thành phố Mỹ Tho quản lý;
  • Điều chỉnh 323,14 ha diện tích tự nhiên và 3.093 nhân khẩu còn lại của xã Phước Thạnh về xã Thạnh Phú thuộc huyện Châu Thành quản lý.
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo:
  • Xã Đạo Thạnh có 1.031,47 ha diện tích tự nhiên và 12.427 nhân khẩu.
  • Xã Tân Mỹ Chánh có 931,59 ha diện tích tự nhiên và 8.975 nhân khẩu.
  • Xã Trung An có 1.063,03 ha diện tích tự nhiên và 14.651 nhân khẩu.
Thành phố Mỹ Tho sau khi điều chỉnh, mở rộng có diện tích tự nhiên là 8.154,08 ha (tăng 3.295,28 ha), dân số 204.142 người (tăng 94.725 người), 17 đơn vị hành chính phường – xã (tăng 02 đơn vị). Diện tích và dân số tăng thêm để mở rộng TP được điều chỉnh từ một phần của các xã: Long An, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức và toàn bộ xã Thới Sơn (huyện Châu Thành) và một phần các xã: Song Bình – Lương Hoà Lạc (Chợ Gạo). 17 đơn vị hành chính cấp phường – xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Phước Thạnh, Trung An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong [8].
Thành phố Mỹ Tho có 8.154,08 ha diện tích tự nhiên và 270.700 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: 12345678910Tân Long và các xã: Đạo ThạnhMỹ PhongPhước ThạnhTân Mỹ ChánhThới SơnTrung An.
Ngày 05 tháng 02 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg[9] về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Như vậy, tính đến thời điểm này, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I thứ hai của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau thành phố Cần Thơ và là đô thị loại I thứ 17 của cả nước.
Dự kiến sau năm 2020, thành phố Mỹ Tho sẽ lập thêm 6 phường mới: Bình Tạo, Trung An, Trung Lương, Thạnh Mỹ, Thạnh Phong, Đạo Thạnh trên cơ sở giải thể 2 xã Trung An và Đạo Thạnh theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Mỹ Tho đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Các đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Mỹ Tho gồm 11 phường: 12345678910Tân Long và 6 xã: Đạo ThạnhTrung AnMỹ PhongTân Mỹ ChánhThới SơnPhước Thạnh.
Danh sách các đơn vị hành chính thuộc thành phố Mỹ Tho:
STTTên đơn vị hành chínhDiện tích (km²)Dân số (người)Mật độ (người/km²)Số ấp/khu phốTrụ sở Ủy ban Nhân dân
1Phường 10,7720.56726.7106 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 643 Lê Lợi
Điện thoại: (073) 3872184
2Phường 20,7116.50123.2415 khu phố: 1, 2, 3, 4, 545 Nguyễn Huỳnh Đức
Điện thoại: (073) 3872986
3Phường 30,549.08916.3817 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 74C2 Học Lạc
Điện thoại: (073) 3872988
4Phường 40,7910.40813.17511 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11Tết Mậu Thân
Điện thoại: (073) 3872790
5Phường 52,7215.6415.7508 khu phố: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9479 Ấp Bắc
Điện thoại: (073) 3872791
6Phường 63,1113.6864.40112 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12153/3 Lê Thị Hồng Gấm
Điện thoại: (073) 3873192
7Phường 70,4011.90429.7607 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7139 Nguyễn Huệ
Điện thoại: (073) 3872193
8Phường 80,7023.25033.2148 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 813/11 Tạ Thu Thâu
Điện thoại: (073) 3873994
9Phường 92,407.0862.9536 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6Khu phố 1
Điện thoại: (073) 3950047
10Phường 102,8310.4333.6876 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, Trung LươngKhu phố 1, Quốc lộ 1A
Điện thoại: (073) 3858215
11Phường Tân Long2,733.4561.2664 khu phố: Tân Thuận, Tân Hà, Tân Hoà, Tân BìnhKhu phố Tân Hà
Điện thoại: (073) 3852530
12Xã Đạo Thạnh10,318.5981.2346 ấp: 1, 2, 3A, 3B, 4, 5, Long Hoà A, Long Hoà BẤp 3A
Điện thoại: (073) 3855692
13Xã Trung An10,6312.0282.0779 ấp: 1, 2, 3, 4, 5, 8, Bình Tạo, Chợ, ĐồngẤp 5
Điện thoại: (073) 3855420
14Xã Mỹ Phong10,4413.3291.2777 ấp: Mỹ Lương, Mỹ Phú, Mỹ Hoà, Mỹ Hưng, Mỹ An, Hội Gia, Mỹ Lợi, Mỹ ThạnhẤp Hội Gia
Điện thoại: (073) 3872198
15Xã Tân Mỹ Chánh9,3212.2201.3116 ấp: Phong Thuận, Tân Tĩnh, Bình Phong A, Bình Phong B, Bình Thạnh, Bình LợiẤp Phong Thuận A
Điện thoại: (073) 3850145
16Xã Thới Sơn12,125.5744604 ấp: Thới Hoà, Thới Bình, Thới Thuận, Thới ThạnhẤp Thới Hoà
Điện thoại: (073) 3895300
17Xã Phước Thạnh10,1712.2401.2045 ấp: Phước Hoà, Phước Thuận, Long Hưng, Long Mỹ, Giáp NướcẤp Phước Hoà
Điện thoại: (073) 3893072
Toàn thành phố81,57244.6873.00012036 Hùng Vương - phường 7

Quy hoạch[sửa | sửa mã nguồn]


Đường phố Mỹ Tho bên bờ Giếng nước lớn.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 1336/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) TP. Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Đến năm 2020, TP. Mỹ Tho có vai trò vị trí trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của tỉnh và là trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp, du lịch sinh thái của khu vực Bắc sông Tiền.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, KT-XH. Cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; nâng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; phát triển thêm các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh trật tự xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Cập Nhật Ảnh Giếng Nước Mỹ Tho

Các chỉ tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020:[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

- Định hướng phát triển: Phát triển các ngành chế biến và tinh chế nông sản, thủy sản, thực phẩm… tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và hướng về xuất khẩu; đầu tư mới ngành cơ khí chế tạo và sửa chữa, điện - điện tử, hóa chất để phục vụ các ngành khác và phục vụ dân sinh; đầu tư cơ sở gia công may quần áo, giày da nhằm giải quyết lao động tại địa phương và lân cận; di dời các cơ sở gây ô nhiễm và ách tắc giao thông trong các phường và khu vực đông dân cư sang các cụm công nghiệp; tích cực hỗ trợ, ưu đãi cho hợp tác xã hoặc doanh nghiệp ngành nghề truyền thống. Sử dụng công nghệ nhiều tầng vào từng địa bàn, thích hợp với trình độ lao động, từng bước đầu tư chiều sâu...
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Xây dựng hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An mở rộng 20 ha, cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh (53 ha), cụm công nghiệp Mỹ Phong (20 ha)... Bố trí các làng nghề sản xuất chiếu, thảm, làm bánh, mứt...

Xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

- Định hướng phát triển: Tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng mà chủ yếu là các cơ sở công quyền, khu tái định cư, các khu dân cư mới và nhà ở trong dân, các cơ xưởng trong các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các công trình phúc lợi công cộng.
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Xây dựng mới các trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc văn phòng tại ngã ba Trung Lương; xây dựng khu du lịch Thới Sơn; các khu dân cư mới, phố thị tại các phường mới; xây dựng mới và nâng cấp các chợ phường xã, chợ vựa, các cụm và nhà máy công nghiệp… Kiên cố hóa và xây dựng đúng chuẩn các trường mầm non, trường phổ thông các cấp, Trung tâm tổng hợp kỹ thuật hướng nghiệp; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao; xây dựng các cơ sở công quyền của các phường, xã mới và của thành phố tại khu đô thị mới Trung Lương…

Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

- Định hướng phát triển: Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đầu tư thành phố Mỹ Tho thành một trung tâm dịch vụ, đầu mối thương mại dịch vụ, hội chợ - thông tin triển lãm, trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa, trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao… của cả khu vực Bắc sông Tiền.
- Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu:
a) Thương mại
Đầu tư phát triển mạng lưới chợ đồng bộ từ chợ trung tâm thành phố đến các chợ phường xã. Các chợ sẽ được mở rộng, cải tạo hoặc xây mới, kiện toàn bộ máy quản lý chợ, nhằm đảm bảo việc giao lưu hàng hóa thuận lợi hơn. Ưu tiên quy hoạch và xây dựng khu thương mại dịch vụ Trung Lương, trung tâm thương mại Bình Tạo, khu chợ vựa và sàn giao dịch trái cây Trung Lương, chợ nông sản Tân Mỹ Chánh, Trung An. Phát triển các siêu thị mini tại Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong…
b) Du lịch
+ Phương hướng: Tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, các khu bảo tồn, các cơ sở văn hóa vật thể và phi vật thể, chùa, đình miếu, trường Nguyễn Đình Chiểu (Collège de My Tho), các làng nghề hiện có… Mở thêm các tuyến điểm mới, nâng chất và đổi mới các sản phẩm du lịch hiện có để tạo sức hấp dẫn. Thu hút đầu tư xây dựng khu du lịch Thới Sơn, tạo nên điểm nhấn quan trọng thu hút khách du lịch. Đầu tư phát triển vui chơi trên sông giữa các cồn Tứ Linh, tuyến du lịch villa nhà vườn Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, chợ vựa trái cây. Nối kết với các địa phương trong tỉnh, hoàn chỉnh khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, trung tâm sinh vật cảnh Đồng Tâm, chùa Sắc Tứ, đình Long Hưng…. Hình thành các tour du lịch sinh thái, văn hóa. Xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch, "ngày du lịch, năm du lịch", tổ chức các tour du lịch công vụ, hội thi thể thao cấp vùng, xây dựng các chương trình du lịch trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu thương mại, du học, tham quan của nhân dân. Kết hợp hoạt động với ngành du lịch tỉnh, các tuyến du lịch liên tỉnh, trong đó có tuyến du lịch đường sông.
+ Mục tiêu phát triển: Đến năm 2020, thành phố có 25 khách sạn từ 3 sao trở lên với 3.370 phòng, trong đó có 1.113 phòng có khả năng tiếp khách quốc tế; 35 nhà hàng với 9.965 chỗ ngồi và 976 phương tiện vận chuyển thủy bộ có khả năng đưa đón cùng lúc 16.900 du khách. Lượng khách du lịch tăng từ 876.000 người năm 2015 lên 1.488.000 người năm 2020, với vòng lưu khách tăng từ 1,21 hiện nay lên 1,27 vào năm 2020.
c) Vận tải
Sản lượng vận tải công cộng đạt mức 25 - 30% vận tải hành khách.
d) Thông tin liên lạc
Phát triển mới bưu điện văn hóa phường xã, đảm bảo khép kín 100%, mở rộng đại lý Internet công cộng sang các phường xã mới; nâng cấp bưu điện trung tâm, xây dựng mới bưu cục cấp II tại ngã ba Trung Lương; xây dựng hoàn chỉnh tuyến cáp quang, tăng cường mạng cáp treo tại các bưu cục.

Hạ tầng kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

a) Giao thông
- Đường bộ:
+ Phát triển đường vành đai: ĐT 870B sẽ nối dài lên ĐT 878, từ đó hướng ra đường cao tốc; tuyến Lộ Xoài thông ra ĐT 879B hướng về Long An; tuyến Bến Chùa, song song với rạch Bến Chùa, từ thị trấn Chợ Bưng ra QL.1A; tuyến ĐH.31 thông từ ĐT.879B đến ĐT.879 thông ra đường cao tốc.
+ Phát triển hệ thống đường đối ngoại: Tuyến Ấp Bắc - QL 1A, đường liên huyện Trung An, ĐT 879, ĐT 879B, nâng cấp đường Lộ Me lên cấp V.
+ Phát triển hệ thống đường trục đô thị bao gồm 2 tuyến chính theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây: trục Bắc - Nam, nâng cấp đoạn nối dài phía Bắc cầu Hùng Vương; trục Đông - Tây, lộ Y tế - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Trãi - Anh Giác, đoạn từ vòng xoay Ấp Bắc đến đường Lý Thường Kiệt sẽ thay thế bằng 2-3 tuyến đường nhỏ. Hệ thống đường hành lang đô thị, gồm các tuyến chính: tuyến hành lang Tây, đường Lý Thường Kiệt, tuyến hành lang Tây - Bắc, lộ Đạo Thạnh, có vai trò ngày càng quan trọng, cần nâng cấp lên đường đô thị; tuyến hành lang Đông, tuyến Lộ Ma và Trần Nguyên Hãn.
- Đường thủy:
+ Đường thủy do trung ương quản lý: tuyến sông Tiền có chiều dài trên địa bàn 8,2 km, sẽ nâng cấp theo kế hoạch của Trung ương.
+ Đường thủy cấp địa phương quản lý bao gồm sông Bảo Định và kênh Xáng, nâng cấp và xây kè tại một số điểm, đạt tiêu chuẩn đường thủy cấp 4 có khả năng thông ghe tàu trên 500 tấn.
b) Thủy lợi
- Nạo vét các kênh rạch tạo nguồn thuộc hệ thống Bảo Định.
- Chống sạt lở trên cù lao Tân Long.
c) Thoát nước mưa
+ Tại khu chức năng đô thị trung tâm, cải tạo và nâng cấp theo hướng tận dụng các công trình hiện có và quản lý chặt chẽ; từng bước xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng khỏi hệ thống hiện hữu. Tại các phường 5, 6, 8, 9, 10, Tân Long, đầu tư thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn; tiến hành xây dựng hệ thống cống trên khu vực chưa có hệ thống thoát nước kết hợp với nạo vét kênh rạch, nâng cao trình đô thị.
+ Tại các khu chức năng đô thị mới, trên cơ sở quy hoạch xây dựng, tiến hành xác định chỉ giới đỏ và xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa. Trên các tuyến cống chính, quy hoạch chỉ giới và các giếng tách tràn nhằm tạo thuận lợi cho việc tách 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải sau này.
+ Xây dựng các tuyến cống tròn thoát nước mưa trong khu vực đường hẻm, từng bước xây dựng và thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn tại các trung tâm xã và các cụm dân cư nông thôn.
+ Tại các khu, cụm công nghiệp, tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

a) Giáo dục - đào tạo
Đến năm 2020, thành phố sẽ có 24 nhà trẻ với 76 phòng học, 20 trường mẫu giáo với 313 phòng học; 25 trường tiểu học với 794 phòng học; 12 trường trung học cơ sở với 182 phòng học; 6 trường trung học phổ thông với 114 phòng học. Đầu tư nâng cấp mở rộng các trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, trường Chuyên của tỉnh, trườngTrần Hưng Đạo, Ấp Bắc và 7 trường trung học cơ sở hiện có. Xây dựng thêm 2 trường trung học phổ thông, 5 trường trung học cơ sở, 6 trường tiểu học, 8 trường mẫu giáo, 8 trường mầm non cho các phường - xã mới.
b) Y tế
Đến năm 2020, trên địa bàn thành phố sẽ có 6 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Y học cổ truyền; 4 trung tâm chuyên khoa: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe-sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm chẩn đoán kỹ thuật cao. Tuyến thành phố có Trung tâm Y tế, nhà bảo sanh khu vực. Đồng thời, đầu tư sửa chữa, nâng cấp và trang bị mới cho tất cả trạm y tế phường xã theo chuẩn quốc gia, xây mới các trạm cho phường xã mới.
c) Văn hóa, thông tin và thể dục thể thao
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao. Đầu tư nâng cấp trung tâm văn hóa tỉnh, trung tâm văn hóa thiếu nhi tỉnh, nhà bảo tàng tỉnh, trung tâm văn hóa thành phố, trung tâm văn hóa thiếu nhi thành phố, các nhà văn hóa phường xã, các tụ điểm sinh hoạt văn hóa ở các ấp văn hóa, khu phố văn hóa. Xây dựng nhà hát thành phố, thư viện thành phố. Nâng cấp và tăng cường trang thiết bị cho đài truyền hình tỉnh, đài truyền thanh tỉnh, đài truyền thanh thành phố, xây dựng mới trạm truyền thanh cho các xã mới và tăng cường trang bị cho 13 đội thông tin lưu động. Nâng cấp sân vận động tỉnh, nhà thi đấu đa năng tỉnh, nhà thi đấu thanh niên, các sân bóng đá thành phố, xã, phòng thể dục thẩm mỹ...

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hạn chế dần đi đến chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý vào sông, rạch, kênh, mương, ao, hồ. Đảm bảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới phải xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, các cơ sở đã xây dựng trước đây phải nhanh chóng đầu tư xử lý chất thải, đồng thời phải xin giấy phép về môi trường. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch là 100%; tỷ lệ thu gom rác đô thị đạt 98%; phấn đấu trên 95% cơ sở sản xuất xây dựng mới đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Quy hoạch đề ra phương hướng tổ chức không gian phát triển bao gồm:[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng I (vùng nội thành): Gồm 19 phường, chia thành 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng Ia: Khu vực nội thành cũ, giữ chức năng trung tâm về hành chánh, chính trị, dân cư đô thị, trung tâm văn hóa - du lịch và trung tâm giao dịch đầu mối về thương mại - dịch vụ của Thành phố. Chia thành 2 khu vực:
+ Khu vực trung tâm đô thị cũ, bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 7, là trung tâm về hành chính, chính trị và văn hóa của thành phố. Hướng phát triển chủ yếu là cải tạo kết cấu hạ tầng, nâng cấp cảnh quan và đời sống dân cư đô thị, hình thành các trung tâm giao dịch đầu mối thương mại - dịch vụ.
+ Khu vực trung tâm đô thị mới, bao gồm các phường 5, 6, 8, 9, 10, 11, Tân Long, được xem là khu vực dân cư đô thị phát triển nhanh nhất với nhiều khu chức năng đô thị mới năng động. Hướng phát triển chủ yếu là xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng đô thị, các trung tâm thương mại-dịch vụ và cảnh quan đồng bộ với quá trình quy hoạch phát triển các khu dân cư mới.
- Tiểu vùng Ib: Khu vực nội thành mở rộng với nhiều khu chức năng mang tính chất trung tâm tỉnh và vùng Bắc sông Tiền. Chia thành 3 khu vực:
+ Khu vực đô thị mở rộng phía Tây, dự kiến sẽ hình thành các phường Bình Tạo, An Trung, Trung An (mới), chức năng chính là khu đô thị công nghiệp, bao gồm khu trung tâm phát triển công nghiệp tại khu vực Bình Đức hiện nay, các cụm tuyến công nghiệp vệ tinh, cảng Mỹ Tho, các khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nghiệp.
+ Khu vực đô thị mở rộng phía Bắc, dự kiến sẽ hình thành các phường Trung Lương, Thạnh Phong, Đạo Thạnh (mới), được xây dựng thành khu đô thị Mỹ Tho mới hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chức năng chính là khu đô thị dịch vụ - thương mại với nhiều khu chức năng quan trọng như: khu trung tâm thương mại, trung tâm giải trí - triển lãm - hội chợ, khách sạn, cao ốc văn phòng, đầu mối dịch vụ đầu tư, chợ đầu mối trái cây, khu phố thị, các cơ sở y tế chất lượng quốc tế.
+ Khu vực đô thị mở rộng phía Đông, dự kiến sẽ hình thành phường Trung Chánh (một phần xã Tân Mỹ Chánh), chức năng chính là khu đô thị xanh với các khu nghĩ dưỡng, biệt thự nhà vườn.
Vùng II (vùng ngoại thành): Gồm 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng nội địa bao gồm các xã nội địa phát triển kinh tế vườn, hoa, rau màu, các khu dân cư nông thôn, cơ sở hậu cần nghề cá
- Tiểu vùng cù lao (xã Thới Sơn), xã Phú Thạnh phát triển kinh tế vườn kết hợp du lịch, nuôi cá lồng bè, các khu dân cư nông thôn, phát triển khu du lịch Thới Sơn.
Các khu chức năng đô thị
- Khu chức năng đô thị trung tâm: Bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, Tân Long, một phần phường 5. Là nơi tập trung các công trình hành chính, chính trị, thương mại dịch vụ quy mô cấp thành phố và cấp tỉnh; đồng thời cũng là khu vực tập trung dân cư với mật độ cao nhất thành phố, phát triển chủ yếu là thương mại - dịch vụ; đầu tư tôn tạo, nâng cấp cảnh quan đô thị, cải thiện kết hợp phát triển mới các kết cấu hạ tầng và các khu dân cư, phát triển các trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm đầu mối du lịch sinh thái, du lịch sông nước vùng cồn bãi.
- Khu chức năng đô thị mới: Bao gồm các phường 10, 11, Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Trung Lương và một phần phường 5. Khu chức năng đô thị mới được quy hoạch hướng về trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn phát triển các khu dân cư mới cũng như các công trình thương mại - dịch vụ quy mô cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp tiểu vùng Bắc sông Tiền. Hình thành các tiểu khu chức năng quan trọng như: trung tâm thương mại, trung tâm triển lãm - hội chợ, khách sạn, cao ốc văn phòng, đầu mối dịch vụ đầu tư, chợ đầu mối trái cây, khu phố thị (khu vực ngã 3 Trung Lương), khu chẩn đoán và bệnh viện kỹ thuật cao.
- Khu chức năng đô thị công nghiệp: Bao gồm Bình Tạo, Trung An được quy hoạch hướng về phía Tây và thông ra đường cao tốc qua ĐT 870B nối dài, là địa bàn phát triển khu công nghiệp của thành phố. Đầu tư hoàn chỉnh khu công nghiệp Mỹ Tho, hình thành các khu cụm công nghiệp vệ tinh, khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nghiệp, kết hợp với cảng Mỹ Tho và các công trình kết cấu hạ tầng đầu mối quan trọng.
- Khu chức năng đô thị xanh: Bao gồm các phường 9, Tân Mỹ Chánh. Là địa bàn phát triển các khu villa nhà vườn được chuyển dịch từ các trang trại quy mô nhỏ tại Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong. Trên địa bàn còn có cụm công nghiệp phường 9 và cảng cá Mỹ Tho.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire