lundi 11 juillet 2022

Kim Thúy - nhà văn từng đoạt giải thưởng văn học, bàn về chủ đề của cuốn sách mới nhất Em




Giao Châu
2022-04-11
352




Từ “em” dùng để chỉ em trai hoặc em gái nhỏ trong một gia đình; hoặc chỉ
người nhỏ tuổi hơn trong mối quan hệ bạn bè; hoặc chỉ người phụ nữ
trong một cặp đôi.
Còn tôi thì lại thích nghĩ rằng từ “em” là từ đồng âm của động từ “aimer”,
tức “to love” trong tiếng Pháp, trong câu mệnh lệnh: aime.

Em, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Kim Thúy, được mở đầu với một đoạn
văn xuôi như vậy nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp bất tận của ngôn ngữ.
Cuốn sách được tác giả lấy cảm hứng từ Chiến dịch Không vận Trẻ em
Việt Nam (Operation Babylift), một cuộc di tản hàng loạt con lai hai chủng
tộc khỏi Sài Gòn vào năm 1975 cũng như từ sự thống trị ngành công
nghiệp làm móng của người Việt Hải ngoại ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong bối cảnh này, hành trình của các nhân vật bắt đầu được mở ra,
mỗi người lại tiếp tục cuộc sống của mình khi gặp những ngã rẽ bất
ngờ rồi cuối cùng lại đoàn tụ với nhau.

“Em” – một cuốn tiểu thuyết ngắn gọn và đầy chất thơ với từng câu
từng chữ đều được tác giả chọn lọc rất cẩn thận và có chủ ý. Mỗi một
đoạn văn và chương được trình bày ngắn gọn tựa như những mảnh
ghép ký ức khiến người đọc không ngừng tiếp tục lật từng trang để
khám phá. Giống như những tác phẩm trước của cô, Em tràn ngập
một niềm đam mê vô bờ bến của Thúy đối với những sắc thái của tiếng
Việt. Việc tất cả
các tên, thành ngữ, từ ngữ Việt Nam được viết đầy đủ dấu cho phép người
đọc có cơ hội tìm hiểu về ngôn ngữ cũng như truyền thống của đất nước
 Việt Nam, đồng thời mở ra một cái nhìn mới mẻ về thế giới bên ngoài.

“Khi bạn hiểu điều gì đó, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu,” Thúy giải thích
với tạp chí Culture trong cuộc gọi video từ nơi cô đang sống, Montreal,
vào tháng Một vừa qua.

Trong cuộc trò chuyện đó, Thúy cũng thảo luận với chúng tôi về chủ đề
của Em, về con đường viết lách cũng như những dự định sắp tới của cô.
Chị sẽ mô tả Em như thế nào với một người chưa bao giờ đọc qua sách
 này?

Một cuốn sách ngắn gọn chăng? Để đọc xong cuốn sách này chắc sẽ 
không cần nhiều hơn một tiếng rưỡi đồng hồ đâu, cùng lắm là hai tiếng
 thôi. Tôi hy vọng rằng Em sẽ mang đến cho độc giả những câu hỏi về điều
 gì là đúng và điều gì là sai. Mỗi câu chuyện đều có nhiều khía cạnh cần
 tìm hiểu, và hầu hết mọi người luôn cảm thấy bản thân mình là đúng. 
Nên nếu chúng ta biết lắng nghe lẫn nhau thì có lẽ chúng ta có thể hiểu rõ
 hơn về thực tế này. Tôi chỉ hy vọng rằng sau khi đọc xong, những gì đọng 
lại trong lòng độc giả sẽ là cảm giác này vì tôi không nghĩ rằng họ có thể 
nhớ hết chi tiết của tất cả các nhân vật hay sự kiện đâu.
Góc nhìn là một trong những chủ đề của cuốn sách. Như bạn đã nói, một 
số người nhìn nhận cuộc chiến này là Chiến tranh Việt Nam, còn một số 
người khác lại gọi đó là Chiến tranh Hoa Kỳ.

Cả hai đều đúng vì thực tế là như vậy. Tùy thuộc vào vị trí của bạn, bạn sẽ
nhìn nhận vấn đề một các khác nhau. Có một tác phẩm nghệ thuật mà khi
bạn nhìn vào đó, bạn sẽ thấy một quả táo nguyên vẹn ở trong gương,
 nhưng ở mặt khác thì quả táo đó lại bị thối rữa. Tất nhiên là cả hai hình
 ảnh đều đúng 
và đều là cùng một quả táo, nhưng nếu nhìn ở trong gương thì không thể nào
 thấy phía còn lại. Tôi mong rằng các độc giả sẽ đọc cuốn sách này với tâm 
thế là để tìm kiếm cái đẹp, để mưu cầu cái đẹp ở khắp mọi nơi.
Ở trang bìa cho bản tiếng Pháp của Em là một bức tranh của nghệ sĩ gốc
Quebec Louis Boudreault về một chiếc hộp với rất nhiều sợi dây chằng chịt.
Chị có thể chia sẻ một chút về ý nghĩa của bức tranh này được không?

Phong cách nghệ thuật của Louis là tạo ra rất nhiều bức tranh thêu với những
sợi chỉ thừa hoặc chưa được buộc. Điều này quả thực rất hợp với cách kể
chuyện của tôi, không cần mở đầu hay kết thúc. Khi chúng ta kể câu chuyện
về một ai đó, chúng ta không nhất thiết phải nói về nơi mà họ sinh ra hoặc
nơi mà họ đang sống, ta chỉ cần nói về người đó trong một thời điểm nhất
định mà thôi. Và bạn không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó hay không biết
người
đó sẽ làm gì vào 3 hay 10 năm sau, đúng chứ? Tôi cho phép bản thân kể
những câu chuyện theo cách đó, nghĩa là tôi chỉ tập trung vào phần quan
trọng nhất đối với thông điệp mà tôi đang truyền tải. Louis nói rằng tôi có
 thể nghịch những sợi chỉ này. Thường thì bạn sẽ không chạm vào các tác
 phẩm của anh ấy. Nhưng ngay sau khi bạn đặt nó vào ô tô và mang về nhà, những
sợi chỉ này sẽ bị xê dịch. Và đó cũng là cách mà cuộc sống này vận hành
– không bao giờ đứng yên. Những sợi chỉ như tượng trưng cho cuộc sống
vậy, không chắc chắn và luôn bị lung lay bởi gió.
Các nhân vật trong cuốn sách của chị luôn hiện lên với một hình ảnh rất 
kiên cường, bất chấp sự ảnh hưởng của chất độc da cam hay khói độc
 từ tiệm làm móng.Chị có thể cho biết tại sao chị quyết định nói về ngành
 công nghiệp làm móng và mối liên kết đó đến từ đâu?

Một vài người bạn của tôi đang làm trong ngành này nên tôi đã đến tiệm
 làm móng và có cơ hội trò chuyện với các người thợ ở đây. Tôi thích đến
 đó chỉ để tâm sự với những người phụ nữ này và tìm hiểu về công việc
 mà họ đang làm. Tôi quan niệm rằng bất cứ điều gì trên thế giới này, nếu 
chúng ta bắt đầu tìm hiểu, dành thời gian và quan tâm đến thì chúng ta 
sẽ biết được câu chuyện đằng sau đó. Tôi cứ tự hỏi là tại sao chúng ta 
cứ bắt đầu mọi thứ bằng cách đi  làm móng nhỉ? Nguyên tắc này từ đâu
 ra vậy? Sao lại có truyền thống này chứ? Và đó cũng là lúc tôi biết về 
căn bệnh ung thư và tất cả các chất độc hóa học khác. Tôi có một người
 bạn đang mắc phải căn bệnh ác tính này và để điều trị thì các bác sĩ đã
 phải mổ da cho cô ấy. Hình ảnh da mặt của cô ấy được lấy ra để làm
 sạch các khối u bên trong luôn ám ảnh tôi từ khi đó. 
Và khi tìm được sự liên kết giữa căn bệnh ung thư với các chất độc hóa 
học mà bạn tôi phải hít thở hàng ngày, tôi bắt đầu tìm tòi trên trang New 
York Times, một trang báo hay có các chuyên mục viết về vấn đề này và 
từ đó  nhận ra rằng mọi thứ đều liên quan với nhau, nghề làm móng thực
 sự là kết quả của cuộc di tản của Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh.
Là một nhà văn, chắc hẳn chị đã gặp gỡ rất nhiều người và được nghe qua
 rất nhiều câu chuyện. Chị có hệ thống lại hoặc có một cách nào đó để nhớ hết 
những câu chuyện đó không?

Tôi nên như vậy nhỉ. Giờ tôi đã đến cái tuổi bắt đầu quên quên nhớ nhớ rồi
nên tôi nghĩ mình phải ghi chép lại tất cả mọi thứ thôi. Nhưng không, tôi 
sẽ không làm như vậy đâu, và đó là điều xa xỉ khi trở thành một nhà văn
 đấy. Ngay khi bạn ngồi xuống để viết về điều gì đó tức là bạn đang dành
 thời gian để quay trở về ký ức của mình. Bạn kết nối với những phần ký
 ức vốn luôn hiện hữu trong trí óc của bạn mà bạn cứ ngỡ là mình
đã quên mất.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi trở nên thụ động, ví dụ như 
chỉ đi bộ, đẩy xe đẩy, đi tắm hoặc rửa bát, thì não của bạn sẽ kết nối với
 các bộ phận mà chúng ta không thể tiếp cận khi đang hoạt động. Tôi nghĩ
 điều xa xỉ của việc  trở thành một nghệ sĩ hay một nhà văn là bạn có thể
chỉ ngồi yên và để các tế bào não kết nối với những bộ phận đó. Bạn có
 thể nghĩ rằng não đang không hoạt động, nhưng thực tế là có. Vì vậy,
cách mà tôi hệ thống tất cả mọi thứ là đi tắm. Nghe thì có vẻ không thân
 thiện với môi trường lắm nên thỉnh thoảng tôi mới làm thôi. Mỗi khi tắm,
đầu tôi luôn nảy ra rất nhiều ý tưởng. Có một vài đoạn trong cuốn Em đã
đến trong khi tôi đang tắm. Giờ tôi có thể nói cho bạn biết giây phút nào 
trong lúc tắm mà tôi đúc kết ra những ý tưởng đó.
Chị có thể chia sẻ luôn với chúng tôi đó là đoạn văn nào không?

Đó là đoạn mà viên phi công lôi cô bé lên để giải cứu cô bé khỏi cuộc thảm
 sát.Tôi nhớ trong đoạn đó mình đang cố gắng mô tả chiếc áo choàng bởi
 vì tôi không biết làm cách nào để anh ta có thể kéo cô bé lên. Không biết 
sẽ nắm eo kéo cô bé lên? Hay là nhấc cô bé lên? Hay là xách tay kéo lên?
 Khi bạn viết về những điều như vậy thì bạn cần phải nắm thật rõ. Lúc đó 
tôi nghĩ rằng vì anh ấy không nán lại được lâu nên có lẽ anh ấy đã kéo 
áo cô bé lên chăng. Nhưng mà phải có cái gì đó trên chiếc áo chứ nhỉ?
 Lúc viết tôi luôn cố gắng không làm mất thời gian của người đọc. 
Đáp án dễ nhất có thể là do máu, hoặc do cô bé ấy nằm trong số những
 người đã chết. Nhưng điều đó thì khi đọc mọi người đều đã biết rồi.

Và đó là những lúc mà tôi cần phải đi tắm, bởi vì tôi đã mất khá nhiều
 thời gian, khoảng 24 hay 48 giờ gì đó, chỉ để suy nghĩ về mỗi vấn đề này.
 Tôi cũng đã tính viết rằng chiếc áo bị ố vàng, nhưng vì cái gì mà nó bị ố? 
Tôi không thể tìm thấy chi tiết nào diễn tả cho việc này được. Lúc đó tôi 
đang ở trong khách sạn. Lúc đó tôi đang ở trong một khách sạn, và bên 
ngoài thì trời đã trở nên chập choạng tối khi mặt trời bắt đầu lặn bên
cửa sổ. Tôi tự nhủrằng, “Không, bây giờ  một là tôi phải tìm cho bằng 
được chi tiết đó hoặc hai là tôi phải từ bỏ.” Thế là tôi bước vào phòng tắm, 
và vậy là xong! Chiếc áo choàng sẽ bị nhuộm màu bởi những kỷ niệm
 cùng với những hồi ức – Chiếc áo đã bị nhuộm màu bởi những kỷ niệm. 
Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng chỉ riêng việc suy nghĩ về từ để diễn đạt
 thôi mà khiến tôi mất đến 48 giờ đấy.
Tôi cũng làm tương tự như vậy khi tới đoạn mô tả tâm trạng nhân vật là 
một đứa trẻ con mới tỉnh dậy sau vụ thảm sát Mỹ Lai. Nếu là bạn thì bạn 
sẽ miêu tcảnh đó như thế nào chỉ trong một vài câu ngắn ngủi? Tôi tự 
hủ “Không, mình  không muốn miêu tả cô bé là một cái xác không hồn.
” Mọi người đều có thể tưởng tượng được điều đó mà. Tôi muốn làm sao
 diễn tả được sự thay đổi ngỡ ngàng này chỉ sau một đêm, từ khoảnh khắc
 đắm chìm trong hạnh phúc của một đứa bé được đón ngày sinh nhật cho
 đến niềm đau thương ngập tràn trong vụ thảm sát. Tại sao mọi chuyện lại
 xảy ra như vậy? Chỉ sau một giấc ngủ, từ một cô bé có đầy đủ cả bố lẫn 
mẹ yêu thương đùm bọc nhưng khi tỉnh giấc em lại không còn ai bên cạnh.
Từ một cô bé chìm vào giấc ngủ với những  bím tóc thắt gọn gàng giờ đây
 tỉnh dậy xung quanh lại là xác người phủ đầy những mảng bụi bám. 
Chính những chi tiết đó bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi rõ rệt của số phận
 nhân vật. Và để viết ra được điều đó thôi cũng đã ngốn của tôi mất 48 giờ
 trong khách sạn đó. Tốn nhiều tiền lắm.
Ha ha. Cho nên mới nói điều xa xỉ của việc trở thành một nhà văn là bạn 
phảidành rất nhiều thời gian chỉ để chọn ra được một từ vừa ý.
Vậy khi viết lách, chị có đặt ra một quy trình hay một quy tắc cụ thể nào
 không?

Ngày nay chúng ta làm gì cũng có máy tính xách tay nên bạn có thể viết
 ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể là viết khi ở trên xe buýt, ở sân bay, hay là ngay
 tại quầy bếp ở nhà. 
Tôi thì không có văn phòng riêng nên tôi sẽ thường vừa viết vừa nấu ăn 
ngay ở quầy bếp của nhà mình luôn. Khi nào đến giờ ăn thì tôi sẽ cất máy
 tính đi.
 Chuyện viết lách đối với tôi sẽ không phụ thuộc vào không gian vật chất 
xung quanh mà sẽ phụ thuộc vào tâm trí. Khi đó bạn dừng tất cả các
hoạt động khác ở bên ngoài  để dành không gian cho việc viết.

Thường thì tôi sẽ viết trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng,
bởi vì mọi thứ xung quanh tôi lúc đó đều là bóng tối. Tất cả đồ vật trong
 nhà đều trở nên im lặng. Khi đó bức tranh mà bạn nhìn thấy sẽ nói chuyện
 với bạn, cho bạn biết bạn đã mua nó ở đâu. Bạn cũng có thể nhớ luôn 
mình đã uống loại trà nào trong tách trà kia, hay thậm chí cũng nhớ luôn
 loại trà nào mà bạn lần đầu tiên được nếm thử. Còn nếu ở khách sạn, tuy 
có thoải mái thật, nhưng các đồ vật ở đó sẽ không trò chuyện với bạn. 
Ở đó sẽ không có bất kỳ món quà nào gợi lên ký ức. Dù ở đó có thể là 
một ấm trà đẹp, nhưng cũng chỉ là một ấm trà bình thường mà thôi.
Vậy cứ khi chị cảm thấy rằng mình đang gặp phải bế tắc thì chị sẽ đi tắm?

Thực ra tôi cũng không biết đó có phải là sự bế tắc hay không nhưng
 thỉnh thoảng tôi lại thích có những chướng ngại vật như vậy. Vì phải có
 điều gì đó cản trở thì bạn mới biết mình đang khám phá và sự khám phá
 của bạn sẽ trở nên đáng giá khi sắp sửa có một cánh cửa được mở ra.
Chứ nếu chuyện viết lách mà diễn ra quá trơn tru thì tôi sẽ thấy có gì đó
 sai sai ở đây. Nếu tôi viết một mạch 10 câu liền mà không suy nghĩ thì
 chắc là đoạn đó sẽ dở tệ lắm. Vì việc đó chứng mình rằng bạn đang chọn
 một  con đường quá dễ dàng chứ đang không cố gắng để trở nên tốt hơn. 
Tôi thích những khoảnh khắc khiến tôi phải dừng lại, suy ngẫm và tìm
 kiếm.
Chị nói đúng, đi trên con đường dễ dàng thì không giúp chúng ta trở
 nên tốt hơn.
Tôi nghĩ rằng sự phá cách là một món quà. Một người bạn của tôi hiện
 là CEO trong một công ty có nói rằng có thay đổi thì chúng ta mới càng 
tiến bộ. Đối với anh ấy, tôi chính là người mang lại sự đổi mới đó. Đáng lẽ 
các doanh nghiệp hay các hội đồng quản trị nên mời tôi về làm bởi vì tôi 
sẽ là người phá vỡ các quy tắc nhàm chán đó đấy. Dẫu biết rằng khi xuất
hiện sự thay đổi phá cách như vậy thì cảm giác đầu tiên chúng ta thấy
chính là phiền toái và không thích điều đó xảy ra, nhưng tôi nghĩ chính 
sự phá cách đó mới khiến chúng ta đi theo một chiều hướng khác biệt
 hơn. Nếu cứ chăm chăm đi theo một con đường dễ dàng thì trước sau gì 
chúng ta cũng trở thành  những cỗ máy mà thôi.
Lớn lên ở Việt Nam và nói tiếng Việt thành thạo nhưng tôi chưa bao giờ
 ngừng suy nghĩ về những từ như bụi đời (mồ côi – nghĩa đen là bụi đời)
 hay chị vú (vú em – chị gái lớn) *. Cho nên đọc cuốn sách của chị đã mang
 lại cho tôi một khoảng thời gian rất tuyệt vời. Việc đem nghĩa tiếng Việt và
 bản dịch từ tiếng Pháp dịch sang tiếng Anh thực sự đã nắm bắt được cái 
hồn của từng câu từng chữ. Vậy làm thế nào mà chị lại đúc kết được sự
 kết nối uyển chuyển giữa các ngôn ngữ như vậy, đặc biệt là khi chị biết 
rằng sách sẽ được biên dịch?

Thực sự là tôi đã không nghĩ nhiều về điều đó. Tôi chỉ đặt bút viết ra bất 
cứ điều gì xuất hiện trong đầu của tôi mà thôi. Dù vậy thì việc chuyển giao
 giữa hai ngôn ngữ đối với tôi cũng khá dễ dàng, bởi vì trí óc của tôi đều
 đang sử dụng cả hai ngôn ngữ, mà tiếng Pháp thì dùng nhiều hơn tiếng 
Việt. Bởi vì tôi là người Việt Nam, nên thế giới xung quanh tôi cũng rất
 Việt  Nam. Nhưng ngôn ngữ tôi sử dụng để nhìn nhận thế giới đó thì lại 
là tiếng Pháp. Đó là lý do tại sao việc chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ lại 
khá mượt  mà. Tôi nghĩ bằng tiếng Việt, nhưng tôi dùng tiếng Pháp để 
xác định suy nghĩ đó. Trong luồng suy nghĩ của tôi, sự chuyển đổi đó hoàn toàn hòa 
quyện và gắn bó với nhau. Tôi không thể tách rời hai ngôn ngữ này ra 
được nữa, bởi vì chúng tồn tại tuy hai mà như một.

Có thể nói rằng, tiếng Việt luôn chảy trong dòng máu còn tiếng Pháp thì lại
 luôn gắn chặt trong tâm trí của tôi. Tôi luôn nhìn tiếng Việt từ con mắt 
của một người nói tiếng Pháp rồi sau đó sẽ bắt đầu phân tích từng câu 
từng chữ bởi vì tiếng Việt có rất nhiều từ mà tôi cần phải học hỏi. Ở 
Canada thì có khi nào bạn nói từ chị vú chứ? Làm gì có. Khi bạn bắt đầu
 thắc mắc rằng “Sao mà có thể gọi họ là chị vú được? Sao mà vú em lại 
là vú được chứ? ” thì cũng chính lúc đó bạn quay về và tìm kiếm nguồn
 gốc của từ đó, à đôi khi tôi lại chính là người đã tạo ta nguồn gốc đó. 
Đó là sự tự do mà ta có được khi viết lách đấy. Có thể từ chị vú không 
có nghĩa là cho mượn vú mà có thể là do cách đọc của từ thôi. Nhưng
 ngay cả khi không có nghĩa là vú, tôi vẫn cho phép mình nói rằng đó có
 nghĩa là vú.

Việc viết lách mang lại cho tôi sự tự do để có thể chơi đùa với các con chữ.
 Ví dụ như từ vú chẳng hạn. Lúc đầu mới nghe, cả gia đình tôi đều tỏ ra 
rất ngạc nhiên. Họ nói rằng “Tại sao con lại nói là vú? Từ đó tầm thường 
ai cũng sử dụng mà. ” Nhưng chính bởi vì chúng ta sử dụng hàng ngày 
nên  chúng ta chưa bao giờ để ý đến. Chúng ta đã không nhận ra từ đó đẹp 
dường nào. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ tiếng Việt rất đẹp. Bởi vì tôi luôn để 
ý từng chữ một. Tôi không sống với tiếng Việt. Nhưng tôi luôn dành thời
 gian quan sát tiếng Việt từ xa.

* Trong cuốn tiểu thuyết, Thúy giải thích từ tiếng Việt “vú em” xuất phát từ 
việc những người phụ nữ giàu có thuê một bà mẹ trẻ đến để cho con của 
họ bú, tránh việc cho con bú sẽ làm xồ xề bộ ngực của họ.
Kế hoạch sắp tới của chị là gì?

Tôi luôn luôn có những kế hoạch cho riêng mình, kể cả những việc nhỏ
 nhặt. “Ru” hiện đang được dựng thành phim nên chắc sẽ khiến tôi trở nên khá 
bận rộn. Dù vậy thì chuyện dựng phim này cũng nhận được rất nhiều sự
quan tâm của người dân Quebec bởi vì rất nhiều người đã đọc “Ru” và
 cũng phần nào hiện hữu trong trí tưởng tượng của họ. Cho nên điều 
quan trọng là quá trình sản xuất phải làm cho thật tốt. Không chỉ được
 đón nhận tại  Quebec và Canada mà Ru cũng được biết đến ở khắp mọi 
nọi cũng như có mặt ở khoảng 40 nước trên thế giới. Vì vậy chúng tôi phải
 lưu tâm đến tất cả các quốc gia hiểu rõ về Việt Nam để từ đó tạo ra
 một cái gì đó thật sự  mới mẻ, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của mọi
 người, nhưng đồng thời cũng phải đi theo đúng nguyên tác.

Hiện cuốn sách “Em” cũng đang có mặt khắp nước Mỹ nên tôi cũng mong 
rằng mình sẽ có cơ hội sớm được ghé thăm nước Mỹ một chút. Bài phỏng
 vấn đã được chỉnh sửa và cô đọng cho ngắn gọn và rõ ràng.

This post is also available in: English

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire