samedi 29 juin 2024

Các phương pháp chụp hình để chẩn bệnh- Méthodes d'imagerie pour diagnostiquer la maladie

Các phương pháp chụp hình để chẩn bệnh

BS. Hồ Ngọc Minh

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health.
Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility.
Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708.

1. X-rays (X-quang ) là gì?


Để hiểu X-quang là gì, trước hết hãy tìm hiểu khái niệm về “sóng điện từ trường” (electromagnetic wave, electromagnetic radiation).

Image result for x ray
Chung quanh chúng ta luôn luôn hiện hữu một không gian năng lượng dưới dạng điện từ trường, trong đó ánh sánh mặt trời, hay ánh sáng mà chúng ta thấy được cũng chỉ là một dạng sóng điện từ trường. Có nhiều loại sóng từ trường, từ yếu đến mạnh theo thứ tự, gồm có: sóng radio, sóng microwaves, sóng hồng ngoại (infared, IR, dùng trong các remote controls), ánh sáng thường, tia cực tím còn gọi là tia tử ngoại (ultraviolet light, UV), tia X-quang, và cuối cùng là gamma-rays. Như thế chỉ có 3 loại sóng mạnh hơn là ánh sáng thường. Sóng càng mạnh, độ “xuyên thủng” qua tế bào càng nhiều.
Ba tia X-rays, UV, và Gamma đều được sử dụng trong y học để truy tầm hay chữa bệnh. Trong khi đó, ánh sáng thường trở xuống, khi đụng vật cản đa phần sẽ bị phản chiếu và ít ảnh hưởng đến cấu trúc hay làm hư hại vật thể bên trong. Mở ngoặc một tí cho vui, tôi nói “đa phần” ở đây vì sóng có thể tồn tại dưới dạng sóng (wave), năng lượng (energy), và vật chất (matter), vì thế năng lượng có khi một phần bị hấp thụ mà không phản chiếu ra.
Có thể hiểu, cơ thể chúng ta, có lúc hiện hữu chỉ là một khối lượng sóng và năng lượng trong không gian điện từ trường!.

X-rays được khám phá năm 1895 bởi một giáo sư vật lý người Đức,. Một công dụng thường dùng của X-rays là để “chụp hình quang tuyến”, tuy nhiên X-rays còn dùng để trị ung thư và để dò tìm các thiên thể trong ngành thiên văn (cosmos).
X-rays còn được dùng để dò tìm hàng lậu, súng ống ...

2. CT scan là gì?

CT scan còn gọi là CAT scan, viết tắt của hai chữ “computed tomography”, được phát minh năm 1967 bởi một kỹ sư người Anh tên là Godfrey Hounsfield. CT cho ta thấy hình chụp của cơ thể theo dạng mặt cắt, một khối 3 chiều, thể hiện trên những mặt phẳng hai chiều. Mỗi một hình ảnh là tập hợp bởi nhiều tia X-rays, bắn đi từ nhiều hướng khác nhau vòng quanh cơ thể. Khi chụp hình bằng X-ray thường, tia sáng bắn đi một chiều nên hình ảnh chồng lên nhau. Thí dụ chụp hình phổi, ta thấy cả tim phổi xương sườn chồng lên nhau làm cho khó thấy rõ chỗ bị bệnh. CT scan dùng computer để tổng hợp hình X-rays từ nhiều góc độ khác nhau, để có thể để tạo ra hình chụp rõ ràng, giống như cơ thể được cắt ngang từng lát mỏng như những lát chanh trong dĩa bò tái chanh!

3. MRI là gì?




Một hạn chế của X-rays là nó xuyên qua cơ thể và mang theo phóng xạ (radiation) vì thế ngày nay MRI có nhiều lợi thế hơn. MRI viết tắt của ba chữ, Magnetic Resonance Imaging. MRI được sáng chế bởiPaul C. Lauterbur vào năm 1971, nhưng kỹ thuật không được hoàn thiện mãi cho đến những năm 1990’s. Nguyên tắc của MRI là tạo ra một từ trường chung quanh phần cơ thể muốn chụp hình. Vì trong cơ thể chúng ta hầu hết là... nước, mà phân tử nước có chứa nguyên tử Hygrogen mang điện cực dương, còn gọi là proton. Khi bị kích động bởi từ trường, những hạt proton như bị “sắp hàng lại” và rung lên, phát ra sóng radio. Máy computer sẽ ghi nhận sóng radio nầy thành hình ảnh.
Như vậy, chung chung, MRI an toàn, và kỹ thuật càng ngày càng tiến bộ, độ chính xác nhiều hơn là CT.

4. PET scan là gì?


Image result for pet scan

PET scan là chữ viết tắt của Positron Emission Tomography. PET scan là một thử nghiệm dùng chất phóng xạ để truy tầm những đấu hiệu bất bình thường trong cơ thể, hầu hết là truy tầm bệnh ung thư hay ung thư di căn. Tuỳ theo trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiêm, uống, hay hít thở hơi có chất phóng xạ, gọi là radiotracer. Nguyên tắc là, các tế bào bất thường, như ung thư chẳng hạn, thường tụ tập thành khối u, và sử dụng nhiều máu, nhiều oxigen, ăn nhiều đường, tiêu hoá và sanh sản nhanh hơn tế bào thường. Như thể nhờ vào chất phóng xạ, những chỗ bất thường nầy sẽ hiện lên hình bất thường ở những tụ điểm. PET scan thường kết hợp với CT hay MRI, vì hai thử nghiệm trên chỉ phát hiện hình ảnh, thí dụ khối u chẳng hạn, trong khi đó PET sẽ cho biết khối u đó là ung thư hay không.

5. Siêu âm, ultrasound là gì?

Ultrasound, còn gọi là sonogram, là thử nghiệm dùng sóng âm thanh, siêu âm để tạo ra hình ảnh. Tương tự như sóng radar mà các loài dơi dùng để định hướng, hay ứng dụng dò tìm tàu ngầm, tìm máy bay cho trạm không lưu, hay tìm... cá cho dân đi câu! Thiết bị phát âm thanh sẽ bắn ra sóng âm thanh, khi đụng vật thể muốn dò tìm sẽ dội lại tạo ra hình ảnh. Trong nghề cấy thai nhân tạo của tôi, máy siêu âm là con mắt thứ ba của tôi mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân hỏi tôi có an toàn không. Xin trả lời là rất an toàn, vì nó chỉ là sóng âm thanh, không có phóng xạ gì cả. Chỉ là âm thanh mà chỉ có loài dơi hay những chú chó có thể nghe được mà thôi.

6. Mức độ an toàn của các thử nghiệm?

Như thế, MRI và sonogram có lẽ an toàn nhất vì chẳng dính dáng gì tới phóng xạ, radiation cả. Millisievert (mSv) là đơn vị để đo độ phóng xạ. Mỗi năm, trung bình mỗi người chúng ta chịu độ phóng xa là 3 mSv từ môi trường xung quanh. Trong một chuyến bay 5 tiếng từ Los Angeles qua New York, mỗi hành khách sẽ bị nhiễm phóng xa khoảng 0.03 mSv. Trung bình chụp hình X-rays, tuỳ theo bộ phận của cơ thể, độ nhiễm phóng xạ từ 0.001 mSv cho đến 1.5 mSv, thí dụ chụp hình ngực mammogram là 0.4 mSv và chụp hình phổi là 0.1 mSv, độ nhiễm ít hơn là một ngày phơi nắng ngoài biển! Trong khi đó, CT scan, độ nhiễm phóng xạ từ 2 dến 20 mSv. Còn, mỗi PET scan, sẽ gây ra phóng xạ khoảng 25 mSv.

So ra thì độ nhiễm phóng xạ của các phương pháp chụp hình cũng không đến nỗi nào, vì lâu lâu mới chụp một lần, và nếu cần là chuyện phải làm mà thôi.
Nhờ vào những phát minh này mà y khoa có thể dò tìm và chữa trị bệnh mau chóng.

*******************************

Méthodes d'imagerie pour diagnostiquer la maladie


1. Que sont les rayons X ?
Pour comprendre ce qu'est un rayon X, apprenez d'abord le concept d'« onde électromagnétique, rayonnement électromagnétique ».

Résultat d'image pour les rayons X

Autour de nous, il existe toujours un espace d'énergie sous la forme d'un champ électromagnétique, dans lequel la lumière du soleil, ou la lumière que nous voyons, n'est qu'une forme d'ondes de champ électromagnétique. Il existe de nombreux types d'ondes magnétiques, de faibles à fortes, notamment : les ondes radio, les micro-ondes, les ondes infrarouges (infrarouges, IR, utilisées dans les télécommandes), la lumière normale, les rayons ultraviolets également appelés rayons ultraviolets (UV). , les rayons X et enfin les rayons gamma. Il n’existe donc que 3 types d’ondes plus fortes que la lumière ordinaire. Plus l’onde est forte, plus elle « pénètre » dans la cellule.
Les trois rayons X, UV et Gamma sont tous utilisés en médecine pour détecter ou traiter des maladies. Pendant ce temps, lorsque la lumière est généralement faible, lorsqu’elle heurte un obstacle, elle sera principalement réfléchie et aura peu d’effet sur la structure ou n’endommagera pas les objets à l’intérieur. Juste une petite parenthèse, je dis "principalement" ici car les ondes peuvent exister sous forme d'ondes, d'énergie et de matière, donc l'énergie peut parfois être partiellement absorbée sans se réfléchir.
On peut comprendre que notre corps existe parfois comme une simple masse d'ondes et d'énergie dans l'espace du champ électromagnétique !.

Les rayons X ont été découverts en 1895 par un professeur de physique allemand. Les rayons X sont couramment utilisés pour « l'imagerie radiologique », mais les rayons X sont également utilisés pour traiter le cancer et pour détecter des objets célestes en astronomie (cosmos).
Les rayons X sont également utilisés pour détecter la contrebande, les armes à feu...

2. Qu'est-ce que le scanner ?

CT scan, également connu sous le nom de CAT scan, signifie 
« tomodensitométrie », inventé en 1967 par un ingénieur britannique nommé Godfrey Hounsfield. La tomodensitométrie nous montre des images en coupe transversale du corps, un volume tridimensionnel, représenté sur des plans bidimensionnels. Chaque image est composée de nombreux rayons X, pris depuis de nombreuses directions différentes autour du corps. Lorsque vous prenez des photos avec des rayons X ordinaires, les rayons lumineux sont projetés dans une direction, de sorte que les images se chevauchent. Par exemple, lors d’un scanner pulmonaire, nous constatons que le cœur, les poumons et les côtes se chevauchent, ce qui rend difficile de voir clairement la zone malade. Le scanner utilise un ordinateur pour synthétiser les rayons X sous de nombreux angles différents, afin de pouvoir créer des images claires, comme si le corps était coupé transversalement en fines tranches comme des tranches de citron dans une assiette de bœuf saignant !

3. Qu'est-ce que l'IRM ?

L’une des limites des rayons X est qu’ils pénètrent dans le corps et transportent des radiations. L’IRM présente donc aujourd’hui de nombreux avantages. IRM signifie Imagerie par Résonance Magnétique. L'IRM a été inventée par Paul C. Lauterbur en 1971, mais la technique n'a été perfectionnée que dans les années 1990. Le principe de l’IRM est de créer un champ magnétique autour de la partie du corps que l’on souhaite imager. Parce que notre corps est principalement constitué d'eau, les molécules d'eau contiennent des atomes d'hydrogène avec des électrons positives, également appelées protons. Lorsqu'ils sont excités par un champ magnétique, les protons semblent « s'aligner » et vibrer, émettant des ondes radio. L'ordinateur enregistrera ces ondes radio sous forme d'images.
Ainsi, en général, l’IRM est sûre et la technologie devient de plus en plus avancée, plus précise que la tomodensitométrie.

4. Qu'est-ce que la TEP ?


Résultat de l'image pour le scanner d'animaux

PET scan est l'abréviation de Positron Emission Tomography. La TEP est un test qui utilise des matières radioactives pour rechercher des signes d'anomalies dans le corps, principalement pour rechercher un cancer ou un cancer métastatique. Selon les cas, le patient sera injecté, pris par voie orale ou inhalé des vapeurs radioactives, appelées radiotraceurs. Le principe est que les cellules anormales, comme le cancer, se rassemblent souvent pour former des tumeurs, utilisent plus de sang, plus d'oxygène, mangent plus de sucre, digèrent et se reproduisent plus rapidement que les cellules normales. Comme si grâce à des substances radioactives, ces anomalies apparaîtraient dans des endroits inhabituels. Les TEP sont souvent combinées avec la tomodensitométrie ou l'IRM, car les deux tests ci-dessus ne détectent que des images, telles que des tumeurs, tandis que la TEP montrera si la tumeur est cancéreuse ou non.

5. Qu'est-ce que l'échographie ?

L'échographie, également connue sous le nom d'échographie, est un test qui utilise des ondes sonores ou des ultrasons pour créer des images. Semblable aux ondes radar que les chauves-souris utilisent pour la navigation, ou aux applications pour détecter les sous-marins, trouver des avions pour les stations de trafic aérien, ou trouver... du poisson pour les pêcheurs ! Le dispositif émetteur de son émettra des ondes sonores et lorsqu'il heurtera l'objet que vous souhaitez détecter, il rebondira pour créer une image. Dans ma carrière en FIV, l'échographe est mon troisième œil chaque jour. De nombreux patients me demandent si c'est sans danger. Veuillez répondre que c'est très sûr, car il ne s'agit que d'ondes sonores, il n'y a aucun rayonnement. C'est juste un son que seules les chauves-souris ou les chiens peuvent entendre.

6. Dans quelle mesure les tests sont-ils sûrs ?

Ainsi, l’IRM et l’échographie sont probablement les plus sûres car elles n’ont rien à voir avec les radiations ou les radiations. Le millisievert (mSv) est l'unité de mesure de la radioactivité. Chaque année, en moyenne, chacun de nous est exposé à 3 mSv de rayonnement provenant du milieu environnant. Lors d'un vol de 5 heures depuis Los Angeles qu'en passant par New York, chaque passager sera exposé à environ 0,03 mSv de rayonnement. En moyenne, les rayons X, selon la partie du corps, ont une contamination radioactive de 0,001 mSv à 1,5 mSv, par exemple, une mammographie thoracique est de 0,4 mSv et une radiographie pulmonaire est de 0,1 mSv, moins de contamination est une journée de bronzage à la plage! Pendant ce temps, au scanner, la contamination radioactive varie de 2 à 20 mSv. De plus, chaque TEP provoquera environ 25 mSv de rayonnement.

En comparaison, l’exposition aux rayonnements des méthodes d’imagerie n’est pas si grave, car elle n’est prise que de temps en temps et, si nécessaire, elle doit être effectuée.
Grâce à ces inventions, la médecine peut détecter et traiter rapidement les maladies.

Quỳnh Trang (Theo Boldsky.com)

Anh Thư chuyển 


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire