mercredi 16 octobre 2013

9 loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn probiotic cho cơ thể

Tempeh

9 loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn probiotic cho cơ thể
  Theo Trí thức trẻ  
Probiotics là những vi khuẩn hoặc nấm men có ích hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột. Chính vì vậy, các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩn probiotic có vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

Nó có thể duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột, nhưng cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta và kéo dài tuổi thọ. 
1. Pho mát
Không phải tất cả pho mát đều là nguồn chế phẩm sinh học tốt cho cơ thể, nhưng một số pho mát mềm lên men, chẳng hạn như cheddar, pho mát Thụy Sỹ, pho mát Parmesan... có chứa probiotics có thể tồn tại trong ruột, giúp làm sạch đường ruột và tăng cường sức khỏe cho bạn.
Những loại pho mát này được sản xuất bởi vi khuẩn axit lac tic lên men trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn có thể bổ sung 30g pho mát mềm hoặc ½ chén phô mai mềm vào khẩu phần ăn nhẹ vào các ngày trong tuần, vừa giúp cung cấp probiotic, lại tăng cường protein, canxi cho cơ thể.
9 loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn probiotic cho cơ thể 1
Ảnh minh họa 
2. Bơ
Qua quá trình lên men, axit lactic cũng khiến cho bơ có một lượng probiotic dồi dào. Nhưng có một điều bạn cần phải biết là nhiệt độ cao sẽ làm cho thực phẩm này dễ bị hỏng. Vì vậy, để sử dụng bơ như một nguồn cung cấp probiotic tốt cho cơ thể, bạn nên hạn chế cách chế biến qua nhiệt độ cao như nấu, nướng... Thay vào đó bạn dùng cách thêm nó vào đồ uống, canh lạnh hay làm salad.
3. Rượu 
Nghiên cứu cho thấy rằng hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày hoặc một loại rượu không cồn và rượu gin thì sau bốn tuần, số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với những bệnh nhân cao huyết áp, béo phì thì cần hạn chế 1 ly mỗi ngày để tránh làm gia tăng mức cholesterol.
4. Tempeh
Tempeh là sản phẩm lên men đậu nành, dạng đặc màu trắng, nguyên hạt, có nguồn gốc từ Indonexia. Nó là một loại ngũ cốc vô cùng giàu probiotic và giàu vitamin B12 giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe nói chung. Bạn có thể dùng thực phẩm này để xào, nướng hoặc trộn salad. Chính vì vậy, nó có thể là nguồn thay thế tốt cho thịt hoặc đậu phụ nếu bạn không muốn ăn các thực phẩm đó.
9 loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn probiotic cho cơ thể 2
Ảnh minh họa
5. Trà Kombucha
Trà Kombucha là một loại trà lên men có chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic nên có tác dụng giúp cho đường ruột khỏe mạnh. 
Vi khuẩn này tác động giống như lợi khuẩn thường có trong các loại sữa chua lên men. Uống trà này giống như hình thức uống sống probiotic đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và được cho là giúp tăng cường năng lượng, an sinh và thậm chí giúp giảm cân. Tuy nhiên, cần chú ý là trà Kombucha không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có vấn đề với nấm candida.
6. Quả hồ trăn
50-100g mỗi ngày quả hồ trăn mỗi ngày sẽ làm tăng mức độ khỏe mạnh của hệ thực vật đường ruột. Tuy nhiên, lưu ý là các loại quả tự nó không chứa probiotic, chỉ chứa prebiotic. Prebiotic là thức ăn của probiotic, khi đi vào cơ thể, chúng được giữ nguyên và chỉ đến khi vào ruột già mới kích thích sự hoạt động của probiotic.
7. Súp Miso
Miso làm từ lúa mạch đen, đậu nành hoặc gạo lên men, quá trình này sẽ sản xuất ra chế phẩm sinh học. Nó là một trong những thực phẩm cổ truyền Nhật Bản và thường được sử dụng trong nấu ăn chay nhằm tác dụng điều chỉnh tiêu hóa. Thêm một muỗng canh miso với nước nóng sẽ tạo ra một món canh cực kỳ giàu probiotic. Tuy nhiên, vì miso chứa nhiều muối nên bạn cần kiểm soát lượng dùng hàng ngày.
9 loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn probiotic cho cơ thể 3
Ảnh minh họa
8. Kim chi
Kim chi là loại bắp cải muối lên men rất chua cay, thường được dùng trong các bữa ăn tại Hàn Quốc. Kim chi là một trong những thực phẩm probiotic tốt nhất bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình, tất nhiên, để vừa miệng bạn có thể gia giảm các gia vị cho phù hợp. Bên cạnh vi khuẩn có lợi, kim chi còn là một nguồn Beta-carotene, canxi, sắt và vitamin A, C, B1 và B2 giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. 
9. Chuối, bột yến mạch, mật ong
Ba loại thực phẩm này có chứa men vi sinh, nhưng chúng chỉ chứa prebiotic. Chúng là các loại đường phức tạp, và quan trọng nhất, chúng giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi, và không gây bệnh và là mối đe dọa của các vi khuẩn có hại hoạt động. Bạn có thể kết hợp các thực phẩm này trong cùng một món ăn cho bữa sáng. Chúng có thể sẽ cung cấp các chế phẩm sinh học chất lương cao cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
 

mardi 15 octobre 2013

Người Đàn Bà "Rất Đàn Bà"

Teresa of Avila by Peter Paul Rubens
 
15 Tháng Mười
Người Đàn Bà "Rất Đàn Bà"
 
Hôm nay là ngày kính nhớ thánh nữ Têrêxa Avila.
Vị nữ tiến sĩ hội thánh này đã sống trong một giai đoạn có nhiều xáo trộn nhất đối với Giáo Hội. Thánh nữ chào đời khi cuộc cải cách của người Tin Lành bắt đầu và qua đời khi Công Đông Trento vừa chấm dứt. Ngài đã được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội như một đóa hoa đẹp đẽ nhất giữa những gái góc đang ụp phủ trên Giáo Hội. Nhưng Têrêxa Avila cũng chỉ là một người đàn bà giống như rất nhiều người đàn bà khác. Đẹp, có nhiều năng khiếu, đảm đang, đa tình... Têrêxa lại là một người đàn bà "rất đàn bà". Thế nhưng nơi người đàn bà này, người ta thấy có nhiều tương phản: thông minh nhưng lại thực tế; biết nhiều nhưng không xa vời với kinh nghiệm sống; thần bí nhưng lại đầy nghị lực để trở thành một nhà cải cách.
Têrêxa là một người đàn bà hoàn toàn sống cho Chúa, nghĩa là một người đàn bà cầu nguyện, kỷ luật và biết cảm thông. Trái tim của Têrêxa hoàn toàn thuộc về Chúa. Đã thách thức tất cả mọi chống đối của người cha để gia nhập dòng kín, Têrêxa cũng tiếp tục đương đầu với không biết bao nhiêu chống đối khác khi muốn cải tổ dòng kín. Người đàn bà yếu đuối này chỉ còn một nơi nương tựa duy nhất: đó là Thiên Chúa.
Là một người sống cho Chúa hoàn toàn, Têrêxa cũng hoàn toàn sống cho người khác. Canh tân cuộc sống của mình, Têrêxa cũng không ngừng đi khắp đó đây để giúp người khác canh tân cuộc sống.
Suốt cuộc đời trải qua trong gian lao và thử thách, về cuối đời, Thánh nữ đã thốt lên: "Ôi lạy Chúa, tất cả những ai làm việc cho Chúa đều được đpá trả bằng gian lao, khốn khó. Nhưng cao quý thay phần thưởng dành cho những ai yêu mến Chúa, nếu họ hiểu được giá trị của nó".
Hiện nay, người ta nói đến rất nhiều thứ giải phóng, trong đó có giải phóng người phụ nữ.
Có lẽ tất cả những ai đang tranh đấu cho nữ quyền nên nhìn vào mẫu gương của thánh nữ Têrêxa Avila. Một người đàn bà đã có thể thực hiện được nhiều việc vĩ đại, nhưng bản chất đàn bà vẫn không hề thay đổi trong con người ấy. Phải chăng người đàn bà có thể đóng trọn vai trò của họ trong Giáo Hội và trong xã hội khi họ biết trung thành với ơn gọi cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban qua nữ tính của họ!
Người nữ có phúc nhất trong những người nữ, người nữ cũng đã sống trọn vẹn ơn gọi làm người: đó là Đức Maria. Bí quyết để người nữ ấy thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người nữ và làm người của mình chính là hai tiếng "Xin vâng". Thiên Chúa đã tạo dựng con người và đã quy định cho con người một định mệnh: định mệnh đó chính là sống cho Chúa. Đức Maria, thánh nữ Têrêxa và bao nhiêu vị thánh nam nữ khác, đã thực hiện được định mệnh đó qua một cuộc sống hoàn toàn vâng phục ý Chúa. Chỉ có một sự bình đẳng duy nhất: đó là sự bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Đức Maria đã minh chứng được sự bình đẳng đó qua sự cộng tác của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Đức Kitô.
Trước mặt Chúa, mỗi người chúng ta đều có một chỗ đứng. Không có chỗ đứng nào cao trọng hơn chỗ đứng khác. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc ở sự đáp trả của chúng ta đối với tiếng gọi của Chúa.
 
Chén cơm trong ngày
 Phạm Anh sưu tầm
 
Teresa of Avila by Peter Paul Rubens
Nguồn Wikipedia
 
Virgin and Doctor of the Church
Born March 28, 1515
Gotarrendura, Avila, Crown of Castile (today Spain)
Died October 4, 1582 (aged 67)[1]
Alba de Tormes, Salamanca, Spain
Honored in Roman Catholic Church
Lutheran Church[2][3]
Anglican Communion[4][5]
Beatified April 24, 1614, Rome by Pope Paul V
Canonized March 12, 1622, Rome by Pope Gregory XV
Major shrine Convent of the Annunciation, Alba de Tormes, Spain
Feast October 15
Attributes habit of the Discalced Carmelites, Book and Quill, arrow-pierced heart
Patronage bodily ills; headaches; chess; lacemakers; laceworkers; loss of parents; people in need of grace; people in religious orders; people ridiculed for their piety; Pozega, Croatia; sick people; sickness; Spain
 
 

vendredi 11 octobre 2013

Lễ Tạ Ơn - Mùa Thu Sherbrooke Canada 2013


Thu2013 - diaporama
Xin bấm vào loa để nghe nhạc Strauss (violin)


Thanksgiving  Canada 2013

Hình ảnh Thu Sherbrooke được chụp từ nhà thờ Beauvoir trên ngọn  đồi cao nhìn xuống, nơi đây mùa hè được tiếp đón rất nhiều du khách đến hành hương và hay được gọi là Montmartre- Sherbrooke * , thêm vào đó khuôn viên Đại Học Sherbrooke cũng đượm sắc thắm đỏ của các cây Fusain, Érable trông  rất đẹp mắt. Mont Bellevue, Mont Orford nhìn từ đaị học rất hữu tình vì đượm nhiều mầu sắc .
Con đường  quanh co dọc ven sông Magog, chảy ngang thành phố Sherbrooke, dành cho xe đạp và khách bộ hành, khi trời  vào thu với lá vàng, lá đỏ  rất nên thơ, và tiếp đến một vài cảnh thu trong sân có lá rụng với các chú sóc Suisse thân quen đến ăn hạt hướng dương mỗi ngày.
Xin tạ ơn đời, ơn trời về sự no đủ cũng như những phong cảnh tuyệt đẹp đã do tạo hóa dựng nên.

Kim Đoan
Sherbrooke mùa Lễ Tạ Ơn 2013.

* http://kim-doan.blogspot.ca/2012/07/beauvoir-01-07-2012-k.html

Thanksgiving Day in Canada

Quick Facts

Thanksgiving Day is a holiday to give thanks for the blessings in one's life, particularly the harvest. It is a day off work for many Canadians.

Local names

NameLanguage
Thanksgiving DayEnglish
le Jour d'Action de grâceFrench

Thanksgiving Day 2013

Monday, October 14, 2013

Thanksgiving Day 2014

Monday, October 13, 2014
List of dates for other years
Thanksgiving Day in Canada has been a holiday on the second Monday of October since 1957. It is a chance for people to give thanks for a good harvest and other fortunes in the past year.
Thanksgiving Day
Thanksgiving Day in Canada is linked to the European tradition of harvest festivals.
©iStockphoto.com/Olga Lyubkina

What do people do?

Many people have a day off work on the second Monday of October. They often use the three-day Thanksgiving weekend to visit family or friends who live far away, or to receive them in their own homes. Many people also prepare a special meal to eat at some point during the long weekend. Traditionally, this included roast turkey and seasonal produce, such as pumpkin, corn ears and pecan nuts. Now, the meal may consist of other foods, particularly if the family is of non-European descent.
The Thanksgiving weekend is also a popular time to take a short autumn vacation. This may be the last chance in a while for some people to use cottages or holiday homes before winter sets in. Other popular activities include: outdoor breaks to admire the spectacular colors of the Canadian autumn; hiking; and fishing. Fans of the teams in the Canadian Football League may spend part of the weekend watching the Thanksgiving Day Classic matches.

Public life

Thanksgiving Day is national public holiday in Canada. Many people have the day off work and all schools and post offices are closed. Many stores and other businesses and organizations are also closed. Public transport services may run to a reduced timetable or may not run at all.

Background

The native peoples of the Americas held ceremonies and festivals to celebrate the completion and bounty of the harvest long before European explorers and settlers arrived in what is now Canada. Early European thanksgivings were held to give thanks for some special fortune. An early example is the ceremony the explorer Martin Frobisher held in 1578 after he had survived the long journey in his quest to find a northern passage from Europe to Asia.
Many thanksgivings were held following noteworthy events during the 18th century. Refugees fleeing the civil war in the United States brought the custom of an annual thanksgiving festival to Canada. From 1879, Thanksgiving Day was held every year but the date varied and there was a special theme each year. The theme was the "Blessings of an abundant harvest" for many years. However, Queen Victoria's golden and diamond jubilees and King Edward VII's coronation formed the theme in later years.
From the end of the First World War until 1930, both Armistice Day and Thanksgiving Day were celebrated on the Monday closest to November 11, the anniversary of the official end of hostilities in World War I. In 1931, Armistice Day was renamed Remembrance Day and Thanksgiving Day was moved to a Monday in October. Since 1957, Thanksgiving Day has always been held on the second Monday in October.

Symbols

Thanksgiving Day in Canada is linked to the European tradition of harvest festivals. A common image seen at this time of year is a cornucopia, or horn, filled with seasonal fruit and vegetables. The cornucopia, which means "Horn of Plenty" in Latin, was a symbol of bounty and plenty in ancient Greece. Turkeys, pumpkins, ears of corn and large displays of food are also used to symbolize Thanksgiving Day.

Thanksgiving Day Observances

WeekdayDateYearNameHoliday typeWhere it is a statutory holiday
MonOct 81990Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 141991Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 121992Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 111993Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 101994Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 91995Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 141996Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 131997Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 121998Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 111999Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 92000Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 82001Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 142002Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 132003Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 112004Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 102005Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 92006Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 82007Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 132008Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 122009Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 112010Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 102011Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 82012Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 142013Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 132014Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 122015Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 102016Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 92017Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 82018Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 142019Thanksgiving DayNational holidayAll
MonOct 122020Thanksgiving DayNational holidayAll

Other holidays in October 2013 in Canada

*********************************************************************************

Vào mùa Thu vùng Estrie có nhiều lễ hội để thu hút du khách đến thăm viếng phong cảnh đẹp đặc biệt của vùng này
Festival à Compton hay còn gọi là "Comptonales" là  một lễ hội mà bạn có thể đến thăm vùng Compton, nhân dịp này bạn có thể đi hái táo tại khu vườn Gros Pierre và tại nơi này có trồng nhiều loại táo ngon và ít bán trong các chợ như loại "Prime Gold Apples" rất dòn và ngọt cũng như loại táo đặc biệt "Honney Christ".
 Diaporama có hình chụp phong cảnh Thu ở Compton với Cầu có mái (covered bridge), với rừng Thu lá vàng, với những quả bí rợ vàng ươm mà bạn có thể đến hái tại chố , một sinh hoạt gia đình rất hấp dẫn đối với các cháu bé.

 

jeudi 10 octobre 2013

Giải Nobel về Văn học, Hóa học , Vật lý 2013

 nhà văn nữ Canada Alice Munro. Ảnh: AFP

Đây là lần đầu tiên, Canada đoạt được giải Nobel  Văn học 2013 

3 GS đại học Mỹ , Harvard , USC và Stanford , được giải Nobel vì đã mang vi tính và tin học vào hóa học để giải quyết những phản ứng hóa học cực nhanh ....

 *********************

Bậc thầy truyện ngắn Alice Munro đoạt giải Nobel Văn học 2013

10/10/2013 18:51

(TNO) Ngày 10.10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Văn học 2013 thuộc về nhà văn nữ Canada Alice Munro. 

Ủy ban Nobel cho biết bà Munro đạt giải Nobel Văn học 2013 nhờ vào những truyện ngắn và tiểu thuyết độc đáo của mình.

Giới phê bình đánh giá các câu chuyện cảm động và giản dị của bà đã đưa người đọc khám phá sự phức tạp của con người theo một phong cách rất nhẹ nhàng.
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ gốc Do Thái Cynthia Ozick từng nhận xét bà Munro là "một trong những tiểu thuyết gia đương đại vĩ đại nhất của nhân loại".
Theo Ủy ban Nobel, giải Nobel Văn học đã được trao 105 lần trong giai đoạn 1901 - 2012, ngoại trừ những năm 1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942, và 1943 là không có bất kỳ một tác phẩm, tác giả nào được trao.
Đến nay, không ai được trao giải Nobel Văn học hai lần, và có hai người từ chối nhận giải Nobel Văn học.
Tác giả người Anh Doris Lessing trở thành người đoạt giải Nobel Văn học cao tuổi nhất. Bà đoạt giải ở tuổi 87 vào năm 2007. Bà Lessing từng cho rằng giải Nobel là “một thảm họa” vì khiến bà không còn thời gian để viết sách.
Cho đến ngày 10.10, người đoạt giải Nobel Văn học trẻ tuổi nhất là nhà văn người Anh Rudyard Kipling. Ông nổi tiếng với cuốn The Jungle Book, đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1907, khi ông 42 tuổi.

Những người đoạt giải Nobel năm 2013 sẽ được trao giải tại một buổi lễ tổ chức long trọng ở thành phố Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 10.12 tới.
Do khủng hoảng kinh tế, số tiền thưởng cho mỗi giải Nobel đã giảm từ 10 triệu kronor xuống còn 8 triệu kronor (1,2 triệu USD).
Năm nay có 259 ứng viên cho giải Nobel nhưng tổ chức trao giải Nobel không công bố danh sách này.

Hoàng Uy - Phúc Duy

******************************************


Thứ tư, 9/10/2013 18:51 GMT+7

Người Mỹ giành trọn giải Nobel Hóa học 2013

Ba nhà khoa học người Mỹ Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel đã giành giải Nobel hóa học năm nay, với công trình nghiên cứu phát triển của mô hình máy tính cho các hệ thống hóa học.

Ba nhà khoa học người Mỹ vinh dự nhận giải Nobel Hóa học 2013. Ảnh: AFP
Theo BBC, với công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể sử dụng các chương trình máy tính để hiển thị và phân tích chi tiết cấu trúc của các phân tử phức tạp. Khám phá trên cũng đặt nền nóng cho các chương trình nghiên cứu và dự đoán phản ứng hóa học. Việc hiểu chi tiết các phản ứng hóa học có thể giúp tối ưu hóa chất xúc tác, các loại thuốc và các tế bào năng lượng mặt trời.

Karplus đang làm việc tại Đại học Harvard và Đại học Strasbourg, Pháp. Levitt là giáo sư của Đại học Stanford còn Warshel đến từ trường Đại học Southern California. Trả lời qua điện thoại từ Los Angeles (Mỹ), Warshel cho biết "vô cùng hạnh phúc" khi biết tin được nhận giải Nobel Hóa học.

Ba nhà khoa học người Mỹ sẽ được nhận giải thưởng trị giá 1,25 triệu USD từ Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển.

Nobel Hóa học là giải thứ ba được trao mùa giải Nobel năm nay. Trước đó, giải Nobel Y học và Vật lý đã được trao lần lượt vào các ngày 7 và 8/10.

Thùy Linh


****************************************

Nobel Vật lý cho 'Hạt của Chúa'

Nobel Vật lý năm 2013 đã về tay hai lý thuyết gia từng dự đoán sự tồn tại của loại hạt được mệnh danh “Hạt của Chúa” cách đây gần 40 năm.

Nhà vật lý học Peter Higgs (phải) và Francois Englert đã được trao giải Nobel Vật lý năm nay - Ảnh: AFP
Theo website www.nobelprize.org hôm 8.10, giải Nobel Vật lý năm nay được trao cho hai nhà khoa học có công phát hiện hạt Higgs là Peter Higgs (Anh) và Francois Englert (Bỉ). Ông Higgs, 84 tuổi, chính là người được đặt tên cho hạt cơ bản mới nhất vừa được phát hiện vào năm 2012 nhờ Máy gia tốc hạt lớn (LHC) đặt tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ở biên giới Pháp - Thụy Sĩ. Chuyên gia Englert, 80 tuổi, và đồng sự quá cố là ông Robert Brout từng đề xuất về sự tồn tại của hạt Higgs vào năm 1964, trong nỗ lực tìm ra cơ chế nhằm giải thích tại sao hầu hết các khối xây dựng cơ bản nhất của vũ trụ lại có khối lượng.

Hạt Higgs từng được nhà vật lý học đoạt giải Nobel Leon Lederman mệnh danh là “Hạt của Chúa”, do vai trò nền tảng trong các cơ chế chi phối vũ trụ. Việc phát hiện hạt Higgs cũng là mục tiêu chính của dự án LHC với chi phí 10 tỉ USD. Do phải mất 1 nghìn tỉ lượt va đập mới xuất hiện một đợt sản sinh hạt Higgs, nên CERN phải mất nhiều thời gian mới xác định được đây là hạt cơ bản tối quan trọng cho sự hình thành vũ trụ.

Các nhà vật lý học đã thông báo về sự tồn tại của nó trong một phát hiện chấn động vào tháng 7.2012, nhưng đã quá trễ để được tham gia vòng xét tuyển cho giải Nobel Vật lý năm đó. Do vậy, việc công trình nghiên cứu hạt Higgs đoạt giải năm nay không nằm ngoài dự đoán. Tuy nhiên, trước khi giải được công bố, danh tính các cá nhân có thể giật giải vẫn là một ẩn số.

Đầu tiên là có ít nhất 3 nhà vật lý khác đã tham gia vào việc hình thành khung lý thuyết về sự tồn tại của hạt cơ bản này vào năm 1964, nhưng truyền thống của tổ chức Nobel quy định không thể trao giải cho quá 3 cá nhân còn sống. Quyết định này càng thêm phức tạp khi có đến hàng ngàn nhà vật lý không được nêu tên đã góp công phát hiện hạt Higgs tại 2 lò phản ứng chính của LHC là ATLAS và CMS. Cuối cùng, Ủy ban Nobel quyết định chỉ trao giải cho hai ông Higgs và Englert.

Ông Higgs là Giáo sư danh dự của Đại học Edinburgh, trong khi chuyên gia Englert là Giáo sư danh dự của Đại học Tự do Bruxelles. Hai ông sẽ cùng chia sẻ giải thưởng trị giá 1,25 triệu USD trong buổi lễ trao giải tổ chức tại Stockholm vào tháng 12. Phát biểu trong một tuyên bố sau khi được xướng tên tại Stockholm, nhà vật lý Higgs cho hay: “Tôi hy vọng sự công nhận về khoa học cơ bản này sẽ giúp nâng cao nhận thức về giá trị của các nghiên cứu vũ trụ”.

Trong khi đó, hàng chục nhân viên tại trụ sở CERN đã nhảy múa ăn mừng ngay khi tên của hai nhà khoa học nói trên được xướng lên tại Stockholm, theo AFP. Tổng giám đốc CERN Rolf Heuer phát biểu với các nhân viên: “Nhờ công sức của các bạn mà Ủy ban Nobel đã trao giải thưởng này. Các bạn hãy tự dành cho mình một tràng pháo tay. Tôi thật sự tự hào về các bạn”, ông Heuer nói. 

Thụy Miên

Nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131008/nobel-vat-ly-cho-hat-cua-chua.aspx

Ăn sao cho đúng ? (Bs Lương Lễ Hoàng)


Có thực mới vực được đạo. Ăn thì ai cũng phải ăn. Nhưng lắm khi sinh bệnh không vì miếng ăn mà vì cách ăn. Nói có sách mách có chứng, ở CHLB Đức rõ ràng không thiếu bệnh viện chuyên khoa với công nghệ tiên tiến, cũng không thiếu thuốc đặc hiệu. Ấy vậy mà hàng năm vẫn có cả chục ngàn người tìm các tu viện cổ kính ở tiểu bang Badem-Wurtemberg để học cách… ăn!
Sở dĩ như thế không dưới 60% bệnh nhân bên đó quyết liệt đòi hỏi được điều trị bằng liệu pháp sinh học thay vì với thuốc hóa chất tổng hợp. Thêm vào đó, hơn 70% thầy thuốc ở Đức trước sau vẫn trân trọng kinh nghiệm của y học dân gian. Đó là lý do tại sao hàng trăm ngàn bệnh nhân ở Đức thường xuyên tham gia chương trình nghỉ dưỡng trong các tu viện để được chăm sóc sức khỏe với nước khoáng, dược thảo, món ăn… theo kinh nghiệm của các thầy thuốc đồng thời là thầy tu. Nhiều bệnh nhân, kể cả không ít thầy thuốc bên đó, đều nằm lòng nhiều bài thuốc dược thảo gia truyền của nữ tu Hildegard von Bingen, thay vì chuộng lối dùng thuốc theo kiểu đau đâu chữa đó để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường. Bên mình thì phản ứng phụ của thuốc dường như vẫn còn là chuyện trà dư tữu hậu!
Nếu tưởng thầy dòng ở xứ làm xe BMW chữa bệnh mát tay nhờ biết cách “tiếp thị” đặc sản nào đó theo kiểu độc quyền “made by thầy tu” thì sai. Cái hay của thầy thuốc mặc áo dòng bên Đức chính là biện pháp hướng dẫn cho “khách hàng” về cách ăn uống sao cho đừng mang bệnh vào thân. Theo các thầy tu trên quê hương của Goethe, nhiều trường hợp mắc bệnh một cách oan uổng, dù tính cho cùng chẳng oan chút nào, là vì gia chủ:
1.   Ăn quá nhanh đến độ mỗi miếng ăn không được nhai tối thiểu 10 lần. Thức ăn vì thế xuống đến bao tử ở dạng khó được hấp thu. Hậu quả là ăn có thể nhiều nhưng hưởng chẳng bao nhiêu!

2.   Ăn trong trạng thái quá căng thằng vì mang theo công việc lên bàn ăn nên tuyến yên không trung hòa nổi lượng nội tiết tố thặng dư do stress. Hậu quả là lượng nước chua trong dạ dày được bài tiết quá sớm trước bữa rồi sau đó quá trễ sau bữa ăn, nghĩa là lúc bao tử còn trống. Dạ dày vì thế dễ bị viêm loét. Đã vậy nếu gia chủ ăn khi đang bực bội hay buồn rầu thì không cần học bói dịch cũng biết sớm muộn cũng gặp hạn “quan lang”!
3.    Quên uống ly nước lớn trước bữa ăn ít phút, hay chọn món canh khai vị, để nhờ nước vừa pha loãng dịch vị, vừa giúp bao tử xay nhuyễn thức ăn, thay vì lúc nào cũng phải rồ ga vì gặp hàng cứng rồi mau cháy máy!

4.    Ăn một lần quá no khiến trái tim sau đó phải gồng mình bơm thêm máu đến trục tiêu hóa rồi đành bỏ quên nơi khác như não bộ, thành tim, đáy mắt… Chính vì thế phải ăn chầm chậm, ăn vừa đủ no nếu đã thiếu máu cơ tim, đã bị bệnh võng mạc. Với người ăn quá nhanh, đến khi có được cảm giác no thì lượng thức ăn đã quá tải trong dạ dày.

5.    Dùng nhiều thực phẩm sống trong bữa cơm chiều để rồi suốt đêm khó ngủ vì hiện tượng lên men trong khung ruột. Đó là chưa kể hậu quả lâu dài trên trục thần kinh – nội tiết – biến dưỡng vì các cơ quan nội tiết như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng… ngày nào cũng phải tăng năng suất.

6.    Không lưu ý về quân bình giữa thực phẩm gốc động vật và rau quả tươi theo tỷ lệ món đỏ đừng hơn phân nửa món xanh, thậm chí chỉ 1/3 càng tốt, để độ pH trong máu đừng quá chua rồi kéo theo rối loạn biến dưỡng.

7.    Hay tráng miệng bằng món quá ngọt ngay sau bữa ăn khiến tụy tạng mau mệt nhoài vì đã bù đầu với việc điều chỉnh lượng đường huyết ngày nào cũng bội tăng mấy chục lần.

8.    Không cho cơ quan trọng yếu giữ nhiệm vụ giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột có dịp nghỉ xã hơi nhờ không phải đối đầu với độc chất ngoại lai hay phế phẩm nội sinh từ tiến trình biến dưỡng. Đáng tiếc vì biện pháp tương đối đơn giản. Đó là nhịn đói ít ngày trong tháng, hay một ngày trong tuần, hay vài ngày trong tuần chỉ ăn một bữa.

9.    Ăn nhậu là tiếng kép. Đừng uống rượu mà không ăn. Nên nhớ là lượng thức ăn khi “vô” giữ vai trò chất độn để nhờ đó giảm độ hấp thu của rượu vào máu.
10.    Nhậu nhẹt cũng là tiếng kép. Thầy tu bên Đức không cấm nhậu, miễn là đừng nhậu đến… nhẹt! Trong chương trình dinh dưỡng của các nhà dòng bao giờ cũng hoan nghênh ly rượu vang đỏ hay cốc bia đen sau mỗi bữa ăn. Kẹt một nổi là ở xứ mình nhiều người vẫn chưa phân biệt được giữa một ly với một chai rượu mạnh hay một két bia!
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ắt hẳn đã có cơ sở vững chắc khi quả quyết sai lầm trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân của tối thiểu 70% bệnh chứng nghiêm trọng. Không cần dông dài, khỏi cần thống kê cũng hiểu tại sao nhiều bệnh chứng nghiêm trọng như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, dị ứng… lại có tỷ lệ cao đến thế ở nước ta! Không cần dông dài cũng hiểu tại sao doanh nhân là miếng mồi ngon của nhiều bệnh chứng chỉ vì mấy ai tránh khỏi ăn uống thất thường, ăn quá nhanh, uống nước không đủ… Đáng tiếc vì ăn thì ai cũng phải ăn nhưng do cách ăn mà sinh bệnh thì đúng là vụng về đến độ đáng trách.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.
             Kiểm Lê chuyển

mercredi 9 octobre 2013

Ý nghĩa của các loài HOA


 
Nguồn Internet

Butchart Gardens

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search

Sunken Garden
The Butchart Gardens is a group of floral display gardens in Brentwood Bay, British Columbia, Canada, located near Victoria on Vancouver Island. The gardens receive more than a million visitors each year. The gardens have been designated a National Historic Site of Canada due to their international renown.[1]

History

Butchart Gardens is located in British Columbia
Location of Butchart Gardens in British Columbia

Entrance to the Butchart Gardens
Robert Pim Butchart (1856–1943) began manufacturing Portland cement in 1888 near his birthplace of Owen Sound, Ontario, Canada. He and his wife Jennie Butchart (1866–1950) came to the west coast of Canada because of rich limestone deposits necessary for cement production.

The Ross Fountain
In 1904, they established their home near his quarry on Tod Inlet at the base of the Saanich Peninsula on Vancouver Island. [2]
In 1907, 65 year old garden designer Isaburo Kishida of Yokohama came to Victoria, at the request of his son, to build a tea garden for Esquimalt Gorge Park. This garden was wildly popular and a place to be seen. Several prominent citizens, Jennie Butchart among them, commissioned Japanese gardens from Kishida for their estates. He returned to Japan in 1912.
In 1909, when the limestone quarry was exhausted, Jennie set about turning it into the Sunken Garden, which was completed in 1921. They named their home "Benvenuto" ("welcome" in Italian), and began to receive visitors to their gardens. In 1926, they replaced their tennis courts with an Italian garden and in 1929 they replaced their kitchen vegetable garden with a large rose garden to the design of Butler Sturtevant of Seattle. Samuel Maclure, who was consultant to the Butchart Gardens, reflected the aesthetic of the English Arts and Crafts Movement.
In 1939, the Butcharts gave the Gardens to their grandson Ian Ross (1918–1997) on his 21st birthday. Ross was involved in the operation and promotion of the gardens until his death 58 years later.
In 1953, miles of underground wiring was laid to provide night illumination, to mark the 50th anniversary of The Gardens. In 1964, the ever-changing Ross Fountain was installed in the lower reservoir to celebrate the 60th anniversary. In 1994, the Canadian Heraldic Authority granted a coat of arms to the Butchart Gardens. In 2004, two 30-foot (9.1 m) totem poles were installed to mark the 100th anniversary, and The Gardens were designated as a national historic site.
Ownership of The Gardens remains within the Butchart family; the owner and managing director since 2001 is the Butcharts' great-granddaughter Robin-Lee Clarke. [3]

The representation of the Butchart Gardens at the Canada exhibit at Epcot Centre in Orlando
In 1982 the Butchart Gardens was used as the inspiration for the gardens at the Canadian pavilion opened at Epcot Centre in Orlando Florida.
In December, 2009 the Children's Pavilion and the Rose Carousel were opened. The menagerie includes thirty animals ranging from bears, to horses, to ostriches, to zebras and mirrors the world from which The Gardens draws its visitors. The designs were hand picked by the owner, in consultation with an artist from North Carolina. The carvings were done by some of the few remaining carvers of carousel art. Each animal is carved from basswood and took many months to complete. There are also two chariots able to accommodate disabled persons.

Collections


Sturgeon fountain

Birds

While Mrs. Butchart collected plants, Mr. Butchart collected ornamental birds from all over the world, having a parrot in the house, ducks in the Star Pond and peacocks on the front lawn. He built several elaborate birdhouses for the gardens and trained pigeons on the site of the present-day Begonia Bower.

Statuary

Several bronze statues are displayed in the gardens.
One, of a wild boar, purchased on a Mediterranean trip in 1973, was cast in Florence, a replica of a 1620 bronze cast by Pietro Tacca. It is called "Tacca" in honor of the sculptor and, just as the original's, its snout is shiny from the many visitors rubbing it for luck.
Another, nearby in front of the residence, of a donkey and foal is by Sirio Tofanari. A fountain statue of three sturgeon, also by Tofanari, is installed near the Japanese garden.
In 1993, "Circle of Doves", which Ann-Lee Ross gave her husband Ian in 1991 to commemorate their 50th wedding anniversary, was installed in front of the begonia bower.
In the summer of 2008, The Gardens introduced the Jennie B, an electrically driven 12-passenger boat, which plys the local coastlines in the summer giving visitors an appreciation of the waterside history plus coastal aquatic plants and animals.
On December 1st, 2009 the Children's Pavilion and Rose Carousel were opened to the public. The Rose Carousel, crafted by Brass Ring Entertainment of Sun Valley, California is the only carousel on Vancouver Island. The menagerie includes thirty animals ranging from bears, to horses, to ostriches, to zebras, to cats and mirrors the world from which The Gardens draws its visitors. The designs were hand picked by Robin Clarke, The Gardens' owner and great grand daughter of Jennie Butchart, in consultation with an artist from North Carolina. The carvings were done by some of the few remaining carvers of carousel art. Each animal is carved from basswood and took many months to complete. There are also two chariots able to accommodate disabled persons.
The Rose Carousel is housed within the 700 sq m (7,534 sq ft) Children’s Pavilion, which has a dome with a 23m (75 ft) clear span, a full-fronted glass façade and a roof planted with native plant species. The pavilion also has an event room for such things as children’s birthday parties.

Entertainment

In the early days, weekly symphony concerts were hosted by Mr and Mrs. Butchart. These were often held for guests of the family, but later attracted a larger audience. More recently, in the Summer Season (July and August) and during the Winter Holiday Season they provide a wide range of local entertainment, from Jazz to classical music. Also, The Weeds, a band made up of staff members from The Gardens, sometimes plays during the Summer Season. In 1977, Ian Ross's son Christopher (1944–2000) introduced firework shows accompanied by show tunes on summer Saturday evenings. During the Winter, lights and seasonal decorations adorn the gardens along with an ice-skating rink in the Waterwheel Square.

Gallery

References

  1. Jump up ^ Butchart Gardens. Canadian Register of Historic Places. Retrieved 24 October 2011.
  2. Jump up ^ Smith, Rollin (1998). The Aeolian pipe organ and its music. Richmond VA USA: The Organ Historical Society. p. 363. ISBN 0-913499-16-1.
  3. Jump up ^ Koch, Jessica (2008-01-30). "Generosity blooms at Butchart Gardens". Saanich News: A34.

External links

Coordinates: 48°33′55″N 123°28′10″W