mardi 12 mai 2015

Những lý do khiến bạn phải ăn ngô luộc mỗi ngày


Ngô là món ăn rất quen thuộc với mỗi gia đình, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết những công dụng vàng mà nó mang tới cho sức khỏe.
Tất cả những nguyên nhân khiến bạn phải ăn ngô luộc mỗi ngày
Ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan trong ngô là chất khiến dễ tiểu tiện, cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn.
Chuỗi axit béo ngắn này có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Chắc xương
- ngô rất giàu mangan, kẽm và đồng, các dưỡng chất giúp tăng sức mạnh tổng thể cho cơ thể và củng cố hệ xương vững chắc.
Tốt cho người bị tiểu đường
- chất xơ trong ngô giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường từ đó giúp hạ lượng đường trong máu. Do đó, nếu thường xuyên ăn ngô sẽ giúp giảm nguy cơ tiểuđường tuýp 2.
Chống ung thư hiệu quả
- chị em phụ nữ ăn ngô hàng ngày sẽ giúp nguy cơ bị ung thư vú hiệu quả. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Không những thế, trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả.
Tốt cho phụ nữ mang thai
- trong ngô rất giàu folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật.
Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
Giúp bổ não
- thiếu vitamin B1 sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Vitamin B1 có nhiều trong ngô giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ.
Tốt cho mắt
- trong bắp ngô chứa beta-carotenoid và folate, đây là hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Beta-carotenoid trong bắp ngô khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Vitamin A rất cần thiết cho để có một đôi mắt sángđẹp.
Giảm tình trạng thiếu máu
- ngô chứa hàm lượng sắt phong phú có thể giúp ngăn chặn các vấn đề của bệnh thiếu máu.
Nó giúp tăng mức độ hemoglobin ở mức bình thường trong cơ thể. Axit folic có mặt trong ngô ngọt cũng góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả.
Làm đẹp da
- ngô được nhiều hãng dược phẩm trên thế giới sử dụng để chế tạo ra dược phẩm. Ăn ngô thường xuyên cực tốt cho làn da của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng bạn cũng có thể lấy hạt ngô non tươi giã ra và xoa đều lên chỗ bị dị ứng, dần dần vết ngứa sẽ dịu và mất đi.
Ngăn ngừa bệnh tim - tiêu thụ ngô ngọt sẽ có tác dụng ngăn ngừa các rắc rối gây hại cho tim.
Giảm cholesterol

- nếu bạn gặp vấn đề mức cholesterol cao thì hãy tiêu thụ ngô ngọt để cải thiện tình trạng này.


Râu ngô (Bắp) trị sỏi thận, tiểu đường
Râu ngô là loại dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
Ngoài ra, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Tác dụng dược lý của râu ngô
- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.
Bài thuốc từ râu ngô trị bệnh
1. Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu
- Cho 10g râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
- Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.
Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.
2. Ho ra máu
Râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình.
3. Trị bệnh tiểu đường
Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.
4. Râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao
Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định. Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày.
5. Chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp
Sắc 40g râu ngô khô (mua ở tiệm thuốc bắc) uống như nước trà trong ngày.
6.Mức cholesterol cao thì hãy tiêu thụ ngô ngọt để cải thiện tình trạng này.

K.Liên chuyển

Đâu là 'thiên đường' cho người về hưu?

Đâu là 'thiên đường' cho người về hưu?


Nắng ấm và giấc mơ có một cuộc sống trọn vẹn hơn với đồng lương hưu khiến ngày càng có nhiều người hưu trí chọn các nước xa xôi cho những năm cuối đời.
Những người về hưu tìm kiếm một cuộc sống có nhịp sống chậm hơn, thời tiết ấm hơn, chi phí sinh hoạt thấp hơn và mức thuế ưu đãi hơn.
Nên chọn các thị trấn có nhiều cây xanh ở phía nam nước Pháp hay là các bãi biển sôi động ở Trung Mỹ? Xin giới thiệu với các bạn bảy quốc gia được xem là tốt nhất cho tuổi nghỉ hưu.

Panama bình yên

Panama có hệ thống y tế có tiếng với nhiều bác sĩ được đào tạo ở Mỹ và châu Âu (ảnh Elmer Martinez / Getty Images)
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi để nghỉ hưu sao cho đồng tiền của bạn tiêu pha được lợi nhất thì Panama, nước cận nam Trung Mỹ, có thể là nơi phù hợp với bạn.
Thành phố Panama, thủ đô của Panama, được xếp hạng 124 về chi phí sinh hoạt trên tổng số 131 thành phố trên toàn cầu, theo Economist Intelligence Unit.
Chi phí sinh hoạt tại đây rẻ hơn so với Manila ở Philippines, một trong những thành phố vốn có chi phí thấp nhất ở Đông Nam Á.
Một bữa ăn ba món cho hai người trong một nhà hàng tầm trung ở Panama mất 32,50 balboas Panama (32,50 USD), ít hơn một nửa giá bữa ăn trưa như vậy ở thành phố New York, theo numbeo.com, một website chuyên theo dõi giá cả sinh hoạt hàng ngày.
Và với đồng tiền balboas của Panama có tỉ giá neo vào đồng đô la Mỹ, người Mỹ về hưu không phải đối mặt với bất kỳ cú sốc giá nào do biến động tiền tệ.
Thu nhập ổn định và đều đặn là yêu cầu chính để xin visa.
Nếu bạn nhận được một khoản tiền hưu 1.000 USD hoặc nhiều hơn một tháng, bạn không phải lo nhiều về việc xin "visa du lịch cho người nghỉ hưu" và một khi đã được cấp thì visa có thời hạn vĩnh viễn.
Panama là có hệ thống y tế có tiếng với nhiều bác sĩ được đào tạo ở Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, người hưu trí nên lên kế hoạch chi ít nhất là 200 USD một tháng cho bảo hiểm y tế tư nhân.
Mặc dù vậy bạn sẽ không cần nhiều tiền để tìm một căn nhà. Một căn ba phòng ngủ ở Boquete, thị trấn trên núi được nhiều người ưa chuộng, có giá khoảng 179.000 USD, theo globalpropertyguide.com.

Vẻ đẹp quyến rũ của Pháp

Pháp cũng có hệ thống y tế được xem là một trong các nước tốt nhất thế giới (ảnh Thinkstock)
Là điểm đến số một về du lịch trên thế giới, Pháp tự hào có nhiều thắng cảnh thiên nhiên: các thị trấn và thành phố xinh đẹp, món ăn ngon, rượu vang giá cả phải chăng và khí hậu ấm áp ở miền nam.
Đó là lý do Pháp là nơi thu hút nhiều người nước ngoài trong Liên minh châu Âu nhất.
Nhưng, chi phí không phải là điều luôn được mọi người cân nhắc nhiều nhất khi nghĩ về kế hoạch nghỉ hưu ở Pháp.
Đất nước này có mức thuế và chi phí xã hội tương đối cao, cũng như thuế tài sản, vốn được đánh vào tài sản toàn cầu của người sống tại Pháp khi vượt quá 800.000 euro (984.000 USD).
Nhưng bù lại chi phí đắt đỏ đó là những mặt tích cực.
Pháp có một hệ thống giao thông công cộng rất tốt, bao gồm một mạng lưới đường sắt cao tốc trên toàn quốc.
Từ Paris đến Montpellier ở miền nam nước Pháp, với khoảng cách 600km, chỉ mất hơn ba giờ trên tàu TGV, với mức vé giảm giá cho người từ 60 tuổi trở lên.
Pháp cũng có hệ thống y tế được xem là một trong các nước tốt nhất thế giới, được chính phủ trợ cấp rất nhiều, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Vì vậy, nếu bạn trở thành một cư dân hợp pháp, y tế có thể sẽ rẻ hơn nhiều so với nhiều nước phương Tây khác.
Hơn nữa, Pháp không phải là một lựa chọn tốn kém.
Đi ăn tiệm không phải là quá tốn kém, và bên ngoài Paris, giá bất động sản tương đối thấp.
Giá nhà từ khoảng 73.000 euro (91.000 USD) cho một căn tại Creuse ở Limousin trong vùng Massif Central, cho tới 415.000 euro (515.000 USD) cho một căn nhà trung bình ở Alpes-Maritimes Provence-Alpes-Côte d'Azur, tức là bao gồm cả những khu nghỉ dưỡng được mến chuộng như Cannes, theo giới buôn bán bất động sản tại Pháp.

Nắng ấm Malaysia

Malaysia được xếp hạng là một trong điểm đến "du lịch chữa bệnh" hàng đầu thế giới (ảnh Mohd Rasfan/Getty Images)
Bạn muốn hưởng nắng ấm quanh năm? Malaysia chắc chắn là một ứng viên.
Nước cựu thuộc địa của Anh này có tất cả, từ các cao ốc tại thành phố nhộn nhịp ở thủ đô Kuala Lumpur cho đến các bãi biển nhiệt và rừng nhiệt đới.
Đây cũng là nơi có chi phí sống rẻ; tạp chí International Living xếp hạng Malaysia là nước thứ ba với mức giá rẻ nhất trong chi phí toàn cầu của chỉ số sinh hoạt.
Tạp chí này nói một cặp có thể sống thoải mái trong một căn hộ sang trọng nhìn ra biển với khoảng 1.700 USD một tháng.
Website xpatulator.com, chuyên phân tích chi phí y tế và nhà ở cho người nước ngoài xếp Malaysia là "rất thấp" so với những nơi đắt đỏ như Hong Kong hay Australia.
Malaysia được xếp hạng là một trong điểm đến "du lịch chữa bệnh" hàng đầu thế giới vì thu hút hơn 700.000 du khách tới chữa bệnh trong năm 2013, theo Hội đồng Du lịch Y tế Malaysia.
Chính sách ưu đãi thuế cũng hấp dẫn. Thêm vào đó là tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, ăn ở nhà hàng là khá rẻ và người nước ngoài được quyền sở hữu bất động sản.

Malta, đảo đẹp như tranh

Có hơn 5.000 công dân Anh sống trên hòn đảo nhỏ vốn chỉ cách London ba giờ bằng máy bay (ảnh Thinkstock)
Malta, một trong những quốc gia nhỏ nhất và đông dân nhất trên thế giới, có diện tích chỉ 120 dặm vuông và tự hào có dân số 400.000 người.
Với tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tại hòn đảo phía nam châu Âu này, không có gì lạ khi người Anh thường đổ về đây. Có hơn 5.000 công dân Anh sống trên hòn đảo nhỏ vốn chỉ cách London ba giờ bằng máy bay.
Người Anh về hưu tìm thấy nhiều thứ như ở Anh (chẳng hạn như các cửa hàng và siêu thị Anh), cũng như rất nhiều thứ không có ở Anh (nắng ấm quanh năm và và có nhiệt độ trung bình hàng năm là 18 độ C (64 F).
Thêm vào đó là "Chương trình Hưu trí Malta", trong đó cho phép các công dân EU định cư tại đây hưởng mức thuế thu nhập là 15%.
Malta, được đặt tên ngôn ngữ địa phương có nghĩa là mật ong cũng là nơi có những điểm hấp dẫn hơn cho người nghỉ hưu.
Nước này tự hào có một hệ thống y tế hạng cao (xếp thứ năm trên thế giới theo WHO) và miễn phí cho tất cả các công dân, cũng như cư dân người Anh, theo một quy định y tế đối ứng với Vương quốc Anh.
Lịch sử và kiến trúc phong phú của vùng Địa Trung Hải của đảo đẹp như tranh này cũng không phải là quá đắt đỏ.
Theo trang web numbeo.com, tiền thuê nhà hàng tháng cho một căn hộ ba phòng ngủ ở thủ đô Valletta là 700 euro (850 USD) và một bữa ăn ba món cho hai người tại một nhà hàng tầm trung là chỉ khoảng 50 euro (60 USD).

Biển cát trắng Bồ Đào Nha

Bồ Đao Nha có khí hậu thuận lợi của Địa Trung Hải (ảnh Thinkstock)
Với vô số làng chài và các thị trấn từ thời trung cổ, cũng như các bãi biển, sân golf, người ta có thể dễ dàng thấy được lý do tại sao Bồ Đào Nha là nơi được người nghỉ hưu mong muốn tới.
Với số người nước ngoài ở đây đã lâu năm, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi.
Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới và có khí hậu thuận lợi của Địa Trung Hải.
Nhưng điểm đến hàng đầu ở Bồ Đào Nha cho người về hưu là bờ biển Algarve nhìn ra Đại Tây Dương. Ở đây bạn sẽ thấy biển xanh, nắng ấm phần lớn trong năm với nhiệt độ trung bình từ 12°C (54°F) vào tháng Một đến 24°C (74°F) vào tháng Bảy.
Tuy nhiên, bất cứ nơi nào người về hưu chọn để sống, Bồ Đào Nha đều áp có chính sách thuế ưu đãi.
Theo chương trình dành cho người nước ngoài nhưng định cư tại Bồ Đào Nha, thu nhập hưu trí có nguồn gốc nước ngoài có thể được miễn thuế thu nhập trong thời gian tới tối đalà 10 năm.
Ngoài các thị trấn nghỉ mát siêu sang như Quinta do Lago hoặc Vilamoura, giá bất động sản là khá hợp lý. Một căn hộ một phòng ngủ ở Albufeira, khu nghỉ mát ven biển nổi tiếng có giá từ 60.000 euro (75.000 USD), theo trang web bất động sản rightmove.com.
Hệ thống y tế của Bồ Đào Nha được xếp hạng thứ 12 trên toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Thái Lan, đất của nụ cười

Thái Lan cũng được xếp hạng là quốc gia rẻ thứ hai trong chỉ số sinh hoạt (ảnh Thinkstock)
Giá sinh hoạt thấp, không đánh thuế đối với người hưu trí có thu nhập từ nước ngoài, khí hậu nhiệt đới và một nền văn hóa tôn trọng người già – còn có gì nữa mà người ta không thể không ưa với điểm đến được gọi là "Mảnh đất của nụ cười"?
Thái Lan cũng là nơi có mức sống phải chăng, theo tạp chí Living International.
Thái Lan cũng được xếp hạng là quốc gia rẻ thứ hai trong chỉ số sinh hoạt, với căn hộ hai phòng ngủ hạng rất sang trọng có tầm nhìn đẹp được cho thuê với giá 40.000 baht (1.200 USD) mỗi tháng.
Một đĩa hủ tiếu xào (Pad Thai) có giá khoảng 1 đô la. Ngoài ra, visa cho người nghỉ hưu (có thể gia hạn hàng năm) được cấp cho những người về hưu có lương hưu hàng tháng 65.000 baht (2.000 USD) hoặc cho những người gửi 800.000 baht (24.000 USD) vào một tài khoản ngân hàng Thái Lan.
Tuy nhiên, bạn nên lên kế hoạch mua bảo hiểm y tế của Thái Lan vì giá cả tại các bệnh viện tương đối khác nhau.

Belize, sự lựa chọn tự nhiên

Mua bất động sản là tương đối dễ dàng tại Belize (ảnh Thinkstock)
Là quốc gia duy nhất ở châu Mỹ Latin với tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, Belize là một sự lựa chọn tự nhiên cho người về hưu đã và đang gia tăng bởi đây là nơi có những bãi biển cát trắng và cọ xanh ngát.
Với dân số chỉ vào khoảng 350.000, nước này cũng đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch sinh thái.
Đối với người nghỉ hưu, nước này có một chương trình ưu đãi thuế, bao gồm cả miễn thuế nhập khẩu đối với đồ gia dụng như xe hơi hay tàu thuyền.
Người nghỉ hưu hội đủ điều kiện cũng được miễn phải trả bất kỳ khoản thuế nào ở Belize đối với thu nhập hoặc các khoản đầu tư tích luỹ từ nước ngoài.
Yêu cầu chính là người nghỉ hưu phải từ 45 tuổi trở lên và có thu nhập hàng tháng hơn 2.000 USD.
Giá bất động sản là không quá đắt so với Hoa Kỳ, nhưng không phải chăng như một số thị trường khác ở Trung Mỹ.
Nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio vừa mua một hòn đảo ở phía tây của Ambergris Caye, là đảo lớn nhất ở Belize với giá được cho là 1,75 triệu USD.
Mặc dù vậy, việc mua bất động sản là tương đối dễ dàng với các giao dịch được thực hiện bằng tiếng Anh và Belize cóluật theo mô hình thuộc hệ thống của Anh, giúp bảo vệ quyền lợi của người mua.
Belize có bệnh viện tư chi phí thấp và có chất lượng cao, nhưng đối với bệnh phức tạp hơn, nhiều người nước ngoài chọn điều trị ở Mỹ.

Bài gốc tiếng Anh đã được đăng trên BBC Capital.

jeudi 7 mai 2015

Cấp cứu bệnh nhân đau tim đơn giản

Tại một tiệc cưới năm 2011, một cụ ông đang ngồi bỗng nhiên thở ngắt quãng và ngất xỉu. Nhìn ông có vẻ bị lên cơn đau tim. Có ai đó đã gọi xe cứu thương. Bỗng nhiên có một người tới xắn tay áo ông cụ lên và bắt đầu vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay của cụ (khoảng hõm dưới bắp tay). Người đó cũng yêu cầu người thân của ông cụ vỗ mạnh vào khuỷu của cánh tay còn lại. Sau vài lần vỗ mạnh, cụ ông đã bắt đầu có phản ứng. Ông đã thoát khỏi cơn nguy kịch.
Y học cổ truyền tin rằng “Khí hàn gây huyết ứ, máu lưu thông kém”. Sự hình thành và loại bỏ cục máu đông diễn ra giống như của dầu đậu phộng: dầu kết lại khi nhiệt độ thấp và tan chảy trở lại khi nhiệt độ tăng. Các dòng năng lượng của tim và màng tim (Kinh Thủ Thiếu Âm) tại khuỷu tay nối thẳng đến tim. Khi bạn vỗ mạnh hai đường kinh này ở hai bên cánh tay, “sự lưu thông của khí (năng lượng)” được thúc đẩy, vậy là máu được lưu thông. Điều này giúp người bệnh ấm lên và đổ mồ hôi. “Khí dương” gia tăng giúp loại bỏ huyết khối và thông thoáng các mạch máu.
Ai cũng có thể tự trang bị kỹ năng đơn giản này mà không cần phải huấn luyện. Hàng ngày vỗ vào mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều này giúp giảm nguy cơ bị lên cơn đau tim (nhồi máu).
Hàng ngày vỗ mạnh vào mặt trong khuỷu tay giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và giảm huyết áp.
Những vết thâm trên cánh tay sau khi bị vỗ mạnh lại có thể giúp chẩn đoán xem người đó có vấn đề về tim không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn việc dùng thiết bị y học hiện đại. Sau khi vỗ, nếu có vết thâm tím xuất hiện trên ở khuỷu tay, bạn nên tiếp tục vỗ cho tới khi vết bầm chuyển sang màu đỏ. Bất kỳ một vấn đề tim mạch nào cũng sẽ thuyên giảm, thậm chí là loại bỏ. Phương pháp điều trị này được gọi là “trị tận gốc”. Tiếp tục vỗ vào những đường kinh lạc khác (dòng năng lượng) trong cơ thể bạn, hay những nơi cảm thấy đau khi vỗ vào có thể chữa một số bệnh mà bình thường không chữa được.
Thư Hùng biên dịch
KLiên  chuyển

SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN


SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN

Nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Ostie, Nam giáo phận Rôma, ngày 03/5/2015.

Có một lời mà Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại, đặc biệt trong bữa Tiệc ly: “Hãy ở lại trong Thầy, đừng tách ra khỏi Thầy, hãy ở lại trong Thầy”. Đời sống Kitô hữu là như thế đó: ở lại trong Chúa Giêsu. Và để giải thích rõ cho chúng ta hiểu Người muốn nói gì, Chúa Giêsu dùng hình ảnh tuyệt vời của cây nho: “Thầy là cây nho và anh em là cành”. Và cành nào không gắn liền với cây sẽ chết đi, không sinh hoa trái; và bị ném ra ngoài làm củi. Rồi chúng được dùng để đốt lửa – chúng cũng có ích đấy, nhưng không phải để sinh hoa trái. Ngược lại, những cành gắn chặt vào cây, có thể đón nhận nhựa sống và phát triển, có thể lớn lên và sinh hoa trái, hình ảnh rất là đơn sơ. Ở lại trong Chúa Giêsu có nghĩa là kết hiệp với Chúa để đón nhận từ Chúa sự sống, tình yêu, Chúa Thánh Thần. Thật vậy, tất cả chúng ta đều là kẻ có tội, nhưng nếu chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu, như là cành nho với cây nho, Chúa đến cắt tỉa chúng ta, để chúng ta có thể sinh nhiều hoa trái hơn. Ngài luôn chăm sóc chúng ta. Nhưng nếu chúng ta tự tách ra khỏi Chúa, nếu chúng ta không ở lại trong Chúa, chúng ta chỉ là người Kitô hữu bằng lời nói suông, nhưng không sống là Kitô hữu; chúng ta là Kitô hữu nhưng là Kitô hữu chết, vì chúng ta không sinh hoa trái gì, như cành nho tách ra khỏi cây nho.

Ở lại trong Chúa Giêsu nghĩa là muốn đón nhận sự sống của Chúa, cả sự tha thứ, sự cắt tỉa nữa, ở lại trong Chúa Giêsu là muốn đón nhận từ Chúa tất cả những điều đó. Ở lại trong Chúa Giêsu nghĩa là: tìm kiếm Chúa Giêsu; cầu nguyện và cầu nguyện. Ở lại trong Chúa Giêsu nghĩa là đến với các bí tích: bí tích Thánh Thể, bí tích Hoà giải. Ở lại trong Chúa Giêsu nghĩa là – và điều này là khó nhất – làm những gì Chúa Giêsu đã làm, xử sự giống như Chúa. Ví dụ khi chúng ta ruồng rẫy người khác, hoặc nói xấu về ai, chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu: Chúa Giêsu không bao giờ làm như thế. Khi chúng ta nói dối, chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu: Chúa Giêsu không bao giờ làm như thế. Khi chúng ta buôn bán lừa đảo, chúng ta là những cành nho chết, chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Ở lại trong Chúa Giêsu là làm như Chúa đã từng làm: làm điều tốt, giúp đỡ người khác, cầu nguyện với Chúa Cha, chăm sóc kẻ đau ốm, nâng đỡ kẻ nghèo khó, tràn đầy niềm vui của Chúa Thánh Thần.

Một câu hỏi hay mà người Kitô hữu chúng ta nên đặt ra cho mình là: “Tôi đang ở trong Chúa Giêsu hay tôi đang ở xa Chúa? Tôi có gắn liền với cây nho ban sự sống hay tôi là một cành nho chết không thể sinh hoa trái, không thể làm chứng?”

Và còn có những cành nho khác mà Chúa Giêsu không nói đến ở đây nhưng Người nói đến ở chỗ khác: những người tỏ ra mình là môn đệ của Chúa Giêsu nhưng lại làm ngược với những gì mà một môn đệ của Chúa Giêsu làm, những người ấy là những cành nho giả hình. Có thể ngày chủ nhật nào họ cũng đi lễ, họ tỏ ra mình là người đạo đức, mặt nghiêm nghị như hình nộm, và rồi cuối cùng họ lại sống như người ngoại đạo. Những người đó, trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi họ là “cành nho giả hình”. Chúa Giêsu rất nhân từ, Chúa gọi chúng ta ở lại trong Chúa. Chúa ban cho chúng ta sức mạnh và nếu chúng ta bị sa vào tội lỗi – tất cả chúng ta đều là kẻ có tội – Chúa tha thứ cho chúng ta, vì Chúa giàu lòng thương xót. Nhưng Chúa muốn hai điều này: là chúng ta ở lại trong Chúa và chúng ta không giả hình. Với hai điều này, đời sống Kitô hữu có thể tiến triển.

Và Chúa cho chúng ta điều gì nếu chúng ta ở lại trong Chúa? Chúng ta đã nghe thấy đó: “Nếu anh em ở lại trong Thầy và Lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý”. Đây là sức mạnh của cầu nguyện: “Hãy xin tất cả những gì anh em muốn”, nói cách khác là phải cầu nguyện khẩn thiết, để Chúa Giêsu làm những gì chúng ta xin. Nếu chúng ta cầu nguyện cách hời hợt – nếu chúng ta không thật sự cầu nguyện trong Chúa Giêsu – cầu nguyện sẽ không sinh hoa trái, vì cành nho không được kết hiệp với cây nho. Nhưng nếu cành nho được gắn liền với cây nho, nghĩa là “nếu anh em ở lại trong Thầy và Lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý”. Cầu nguyện có sức mạnh toàn năng. Sức mạnh toàn năng này đến từ đâu? Đến từ việc ở lại trong Chúa Giêsu, kết hiệp với Chúa, như cành nho với cây nho. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn này.

(ltd chuyển ngữ theo bản pháp ngữ của Zenit.org)

P.Anh chuyển

NGÀY GIỜ dễ phát sinh BỆNH TẬT

           
            
Thỉnh thoảng mình cảm thấy cơ thể suy nhược và rất yếu...Có thể đó là thời khắc 
mà bệnh tật dễ phát sinh....Do tạo hóa, thời tiết và những ngày trong năm...Vào một số khoảng thời gian, thể trạng con người đặc biệt yếu, dễ bị “đánh gục” bởi mầm bệnh hoặc bệnh tái phát. Chuyên gia giải thích mối liên quan giữa quy luật thời gian và biến hóa của sức khỏe.

* Một ngày
Một ngày có hai giờ “ma quỷ”. Từ 6-9h sáng, các bệnh về tim mạch và não như thiếu máu cơ tim, co thắt ngực, loạn nhịp tim, tai biến... thường phát sinh. Tổ chức Y tế thế giới điều tra 4.769 người bệnh tử vong vì nhồi máu cơ tim, trong đó 28% phát bệnh từ 6-10h sáng. Người già và người mắc bệnh tim mạch sau khi dậy sớm nên tránh đột ngột ra khỏi nhà hoặc mở cửa sổ ngay, có thể vận động nhẹ nhàng trong phòng để lưu thông máu, để cơ thể quen với thời tiết giữa bên ngoài và trong phòng. Thời gian nguy hiểm cho sức khỏe tiếp theo là, sau chập tối, lúc này tỷ lệ phát tác của bệnh tim lại tăng lên. Nếu uống rượu khoảng 7h tối, thì sẽ cần nhiều thời gian để gan bài tiết rượu, so với các thời điểm khác trong ngày. Do đó, khoảng 7h tối uống rượu sẽ khiến gan dễ bị tổn hại, và người uống dễ bị say hơn. Sức sống của con người về đêm là rất thấp, huyết áp, thân nhiệt, hô hấp, nhịp mạch đều chậm dần, tuần hoàn máu cũng chậm theo, nồng độ hormone xuống thấp, cơ bắp giãn, phản ứng chậm chạp. Vì thế, cần hạn chế làm việc thâu đêm và thời điểm cuối ngày cần để cơ thể nghỉ ngơi, tránh căng thẳng...

* Một tuần
Các nhà khoa học Đức và Phần Lan phát hiện, vào thứ hai, số người bị đột quỵ cao nhất trong tuần và nguy cơ tử vong cũng cao hơn ngày thường 40%. Do đó, các chuyên gia sức khỏe Đức đã gọi thứ hai là ngày thứ hai đen. Điều này liên quan tới đồng hồ sinh học trong một tuần của cơ thể. Thứ hai thường được coi là ngày khởi đầu một tuần làm việc, học tập, nên khá nhiều người thấy căng thẳng khi đến ngày này, đặc biệt lại sau hai ngày cuối tuần được thư giãn. Đây cũng là ngày các căn bệnh dễ phát sinh và trầm trọng.

* Một tháng
Sau và trước ngày trăng tròn trong một tháng là thời điểm thể trạng con người dễ yếu, điều này liên quan đến khí tượng thiên văn. Sự lên xuống của thuỷ triều liên quan đến sức hút Mặt trăng, lực hút này cũng tác động đến lượng máu trong cơ thể của con người, khiến áp lực của dòng máu trong mạch giảm xuống, dẫn đến áp lực trong và ngoài thành mạch chênh lệch, khi sự chênh lệch này lớn sẽ dễ dẫn đến các bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não.

* Một năm
Mỗi năm có hai thời điểm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là tháng cực lạnh hay cực nóng. Những năm có mùa đông với nhiều đợt lạnh kéo dài, số bệnh nhân nội trú tại viện tăng cao, tỷ lệ tử vong cũng tăng. Thời tiết lạnh sâu thường khiến sức đề kháng giảm, tinh thần dễ trầm cảm, trao đổi chất chậm. Thời tiết nắng nóng kéo dài lại dễ gây các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch (trời nóng dễ mất nước, không bù đủ nước, máu có thể bị cô đặc lại tăng gánh nặng cho tim và dòng máu khó lưu thông).
P.Anh-D.Minh  sưu tầm

mardi 5 mai 2015

BẤT BẠO ÐỘNG

  ÐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
 
BẤT BẠO ÐỘNG
                          
Ngày 16 tháng 09 năm 2007 vừa qua, kỷ niệm 5 năm ngày ÐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận qua đời, Tòa Thánh khởi sự án phong chân phước cho người. Hôm sau, khi tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, ÐGH Bênêđictô XVI đã gọi ÐHY là “vị Ngôn Sứ đặc biệt của niềm hy vọng Kitô.”[1]  Tại sao?

Ðây là câu trả lời của ÐHY : “Thánh giá và dây đeo này không những là kỷ niệm quý giá về những năm tù đầy, nhưng còn là một nhắc nhớ liên lỉ cho tôi biết rằng chỉ có đức ái Kitô mới có thể hoán cải tâm hồn, chứ không phải vũ khí, lời hăm dọa hay truyền thông. Những người canh gác tôi rất khó biết khi nào tôi nói về lòng yêu thương kẻ thù, sự hòa giải và ơn tha thứ.”[2]
Khi còn sinh tiền, đi đâu ÐHY Nguyễn Văn Thuận cũng khoe cây Thánh giá Người đã dầy công tác tạc trong lao tù. Cây Thánh Giá đã khắc sâu trong tâm hồn người như một hồng ân và một dấu chỉ độc nhất giúp người nhận biết và đón nhận Vua Công Chính đang cai trị Nước Thiên Chúa bằng tình yêu bất bạo động. 

ÐĂNG QUANG TRONG NƯỚC MẮT  

Giây phút cuối cùng trên thánh giá thật ngắn ngủi, nhưng cũng đủ cho Chúa thực hiện những điều vĩ đại nhất trong cuộc đời. Chưa bao giờ Chúa trải qua cơn đau khổ, nhục nhã cùng cực như vậy. Chỉ còn khoảnh khắc nữa, Chúa sẽ bị đẩy vào cõi thinh lặng ngàn thu. Nhưng chính lúc đó, Chúa đã hoàn thành sứ mạng cao cả nhất, sứ mạng công chính hóa nhân loại. Vua Công Chính đã đăng quang trong một khung cảnh ngược đời.
 Khác hẳn mọi vua chúa trần gian, Chúa đã chọn giây phút nhục nhã nhất để tỏ ra tất cả vinh quang Thiên Chúa. Hậu cảnh càng đen tối càng làm nổi bật những nét công chính vĩ đại trong tình yêu Thiên Chúa. Trong khung cảnh tối tăm và giữa những tên đại gian ác, Con Chúa đã lên ngôi dẫn theo cả một đàn em đông đúc. Kể từ giờ phút đó, Thiên Chúa “đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái ; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.”(Cl 1:13-14)
Nhân loại đã xúc phạm đến Thiên Chúa là Ðấng Công Chính. Ðó là sự bất công vô cùng đối với Thiên Chúa. Ðồng thời họ đánh mất sư công chính thuở ban đầu. Không ai có thể đền bù nổi sự mất mát lớn lao đó. Nếu Con Chúa không lấy cái chết nhục nhã để trả lẽ công bình cho Thiên Chúa,  nhân loại muôn đời không bao giờ được công chính hóa. Hình ảnh Thiên Chúa vĩnh viễn xóa tan trong con người. May thay, Con Thiên Chúa đã đến gánh tội trần gian và chấp nhận mọi đau thương, nên con người mới lấy lại địa vị làm con Thiên Chúa.
Chính lúc đòi Thánh Tử đền thay tội trần gian, Thiên Chúa đã mạc khải tất cả tình yêu vô cùng lớn lao cho nhân loại. “Ðể cứu đầy tớ, Chúa đã hy sinh chính Con yêu.”(Lễ Phục Sinh) Hai mặt công bình và tình yêu đã tìm được hòa điệu tuyệt vời nơi Ðức Kitô, Ðấng đã chiến thắng và cứu vớt tất cả từ cây Thánh Giá.
Không có cái nhìn sâu xa đó, những người Do thái lại lên giọng thách thức Chúa : “Ông hãy cứu lấy mình!” (Lc 23:35) Câu nói được lặp lại ba lần, cho thấy công cuộc cứu độ là vấn đề chính mọi người đều quan tâm ở đây. Lần thứ nhất phát xuất từ miệng những người cầm quyền. Họ tưởng quyền bính là tuyệt đối. Họ đã không cứu, thì không ai có thể thoát khỏi tử thần. Trớ trêu thay, chính lúc họ thách thức, không những Chúa đã tự cứu chính mình, mà cả nhân loại. Thật là phi thường và bất ngờ!
Lần thứ hai những người lính cũng hò hét ngạo mạn Chúa. Theo họ, nếu thực sự là vua dân Do thái, Chúa Giêsu phải chiến đấu, như họ thường trực diện tiêu diệt quân thù. Họ muốn nhắc nhở Chúa phải triệt tiêu những điều bất chính trong trần gian. Càng gào to, họ càng không hiểu chút gì về vương quyền và vương quốc của Chúa Giêsu. Chúa không nghe theo luận điệu của họ để tiêu diệt kẻ thù trước mắt. Người không chống cự hay giận dữ. Nhưng Người phó thác số phận và cuộc đời trong tay Chúa Cha.
Lần thứ ba tiếng nhục mạ vang lên từ miệng tên gian phi. Tuy cùng chung số phận, kẻ trộm bên tả lên tiếng nghi ngờ và thách thức Chúa.  Chúa nhường lời cho người đồng phạm của y đáp trả hắn đích đáng. Chỉ cần một chút lương tri, người trộm lành lý luận với đồng phạm về bản chất công lý : “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” (Lc 23:41) Lẽ tự nhiên, có vay có trả. Tâm thức đó phản ảnh đức công chính nơi Thiên Chúa.
Người trộm lành đã tỏ ra hiểu biết Chúa chính xác. Không những thế, dù đang đau đớn cùng cực, anh vẫn tin tưởng kêu lên : “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23:42) Lập tức Chúa nói với anh : “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng.” (Lc 23:43) Như một ngôn sứ vĩ đại, Chúa đã nói lên một sự thật, sự thật về lòng thương xót vô điều kiện của Chúa. Không phải chỉ bằng lời nói, nhưng qua hành động, Người đã chu toàn sứ mệnh dù đang hấp hối : “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mc 2:17)
Thiên Chúa có cái nhìn khác hẳn con người. Ơn cứu độ không thực hiện theo bộ diện bên ngoài. Ơn cứu độ là sự công chính hóa toàn diện, phát xuất tư tình yêu Thiên Chúa. Người muốn cứu vớt tự bên trong và hướng con người đến hạnh phúc đích thực. Người không muốn biểu diễn những pha ngoạn mục trước mắt người đời. Nhưng Người thực hiện tức khắc những gì đã hứa cho những ai thuộc về Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa mạc khải tình yêu vĩ đại và hoàn toàn nhưng không khi Chúa tỏ lòng thương xót đối với người trộm lành. Người trộm lành trở thành biểu tượng cho những muốn ai đón nhận ơn tha thứ sâu xa của Thiên Chúa.
Chính nhờ tình yêu, Chúa Kitô đã biến đổi con người hoàn toàn. Người đến để cải hóa chúng ta. Người đưa dẫn chúng ta qua nẻo đường mầu nhiệm tới cảnh trời mới đất mới. Ðó là cách khiến Chúa Kitô trở thành vị vua rất phi thường. Ngày xưa, các ngôn sứ hay các nhân vật Cựu ước chỉ ảnh hưởng bên ngoài qua  các lề luật. Khác với họ, Chúa Giêsu biến đổi tận nội tâm con người nhờ ân sủng. Chúa không nói nhiều. Nhưng Người biến chúng ta thành tạo vật mới và trở thành con Thiên Chúa, vì đã đươc công chính hóa. Từ đó, không những là Vua Công Chính, Người còn là Tạo Hóa. Thật vậy, “trong Người, muôn vật được tạo thành.” (Cl 1:15)
Không có vị vua nào có thể sánh ví với Người. Lãnh thổ của Người bao trùm vạn vật, vì “tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.” (Cl 1:16) Nói khác, Người là điểm quy tụ muôn loài. Dù sống giữa những đối kháng, Người vẫn có khả năng hòa giải, vì có thể làm cho mọi loài nên công chính. Người là Vua Hòa Bình. Thật vậy, “nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Cl 1:20) Trên bàn thờ thập giá, Người đã trở thành vị Thượng Tế và Hi tế để hòa giải, nối kết và hoàn thành mọi việc trong đất trời (x. Cl 1:19).

CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH  
Quả thế, “không thể có hòa bình, nếu không có công lý. Không có công lý nếu không tha thứ.”[3] Nhìn vào thực tế, ÐGH Gioan Phaolô II lý luận : “Trong tình thế hiện tại, làm sao chúng ta có thể nói về công lý và sự tha thứ như nguồn suối và điều kiện hòa bình? Chúng ta có thể và phải nói, dù khó khăn tới mấy. Khó khăn vì thường tưởng rằng công lý và sự tha thứ không thể dung hợp. Nhưng tha thứ đối nghịch với sự oán hận và trả thù, chứ không với công lý. Thực vậy, hòa bình đích thực là “công trình của công lý.” (Is 32:17) Theo Công đồng Vatican II, ‘hòa bình là kết quả việc ổn định trật tự thiên nhiên do Ðấng Tạo Hóa đã ghi khắc vào xã hội loài người và phải được con người luôn khát vọng nền công lý hoàn hảo hơn thể hiện ra hành động.’ (Gaudium et Spes, 78) Bởi đó, hòa bình đích thực là kết quả công lý. Nhưng vì công lý nhân loại mong manh và bất toàn, lệ thuộc vào những giới hạn và tính ích kỷ của cá nhân và phe nhóm, nên nó phải được bổ túc bằng sự tha thứ, có sức chữa lành và tái thiết tận nền tảng những mối tương quan đang gặp trục trặc.”[4] 
Vì thế, tuần cuối cùng năm phụng vụ là cơ hội thuận tiện nhất cho chúng ta đi tìm điểm tựa vững chắc cho công lý, hòa bình và ơn cứu độ nơi Thánh Giá. Chính nhờ Thánh Giá, Chúa Giêsu trở thành “hòa bình của chúng ta.” (Ep 2:14) Người đã phá vỡ bức tường thù hận ngăn cách dân chúng và hòa giải họ với Thiên Chúa (x. Ep 2:14-16). Như vậy, Người đã hóa giải mọi đối kháng và công chính hóa nhân loại theo đúng chương trình của Thiên Chúa. “Lời hứa hòa bình trong suốt Cựu ước đã thực hiện trọn vẹn nơi chính con người Chúa Giêsu. Thực vậy, hòa bình là phẩm tính tuyệt hảo của thời Thiên Sai, gồm mọi hiệu quả tốt đẹp khác của ơn cứu độ. Trong tiếng Do thái, nguyên nghĩa  chữ ‘shalom’  là ‘sự hoàn thành. (x. Is 9:5 tt; Mk 5:1-4) Vương quốc Thiên Sai chính xác là vương quốc hòa bình (x. G 25:2; Tv 29:11; 37:11; 72:3, 7; 85:9, 1; 119:165; 125:5; 128:6; 147:14; Dc 8:10; Is 26:3,12; 32:17 tt.; 52:7; 54:10; 57:19; 60:17; 66:12; Hg 2:9; Dc 9:10; v.v.).”[5]
Như thế, Thánh giá đã có một chiều kích vũ trụ, bao trùm toàn thể nhân loại. Hơn lúc nào, con người cần sống chung hòa bình. Nhưng nếu không học nơi Thánh giá, họ không biết cách tha thứ, yêu thương và sống công chính. Bởi thế, chỉ Thánh Giá mới dạy chúng ta bài học sâu xa về hòa bình.
“Hòa bình là một giá trị và một bổn phận chung của mọi người. Nền tảng của nó thuộc lãnh vực lý trí và luân lý của xã hội, bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, ‘cội nguồn đầu tiên của vạn vật, chân lý cốt tử và là sự thiện tuyệt đối.’ Hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, cũng không chỉ là duy trì thế cân bằng lực lượng giữa những bên đối nghịch. Hơn nữa, muốn hòa bình, phải hiểu đúng về nhân vị và cần thiết lập trật tự dựa trên công lý và tình yêu. Hòa bình bị đe dọa khi con người không có tất cả những gì xứng với nhân vị của họ, khi phẩm giá họ không được tôn trọng và khi đời sống dân sự không hướng đến thiện ích chung. Muốn xây dựng một xã hội hòa bình và phát triển toàn thể cá nhân, các dân tộc, và các quốc gia, phải bảo vệ và cổ võ nhân quyền.”[6]
Khi bị treo trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã cho thấy tất cả giá trị lớn lao của hòa bình đều có nguồn gốc sâu xa nơi Thiên Chúa. Ðồng thời, chính Chúa đã trả lại cho con người tất cả giá trị quý báu nhất là nhân phẩm. Chính Chúa đã làm cho con người đáng được Thiên Chúa tôn trọng. Quả thế, công lý và tình yêu đã trở lại với con người. Nhờ được công chính hóa, con người còn lên tới một địa vị cao hơn nhân phẩm. Con người trở thành con Thiên Chúa trong một gia đình có Chúa Giêsu “là trưởng tử,” (Cl 1:18) một Hội thánh có Chúa là đầu (x. Cl 1:18). 

TÌNH YÊU BẤT BẠO ÐỘNG  
Khi Vua Công Chính lên ngôi, con người tìm lại được tất cả những gì đã mất. Không những nhân phẩm được phục hồi, con người còn được sống và sống dồi dào trong tình yêu và ân sủng Thiên Chúa. Ðúng như Chúa nói : “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” (Ga 12:32) Chúa kéo mọi người lên không phải bằng bạo lực, nhưng bằng tình yêu tha thứ, bất bạo động và công chính hóa. Chính người trộm lành đã làm chứng : “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” (Lc 23:41) Hành động bạo lực đã đưa đến cái chết. Tình yêu bất bạo động đã được nêu cao như một bài học nhân ái và công chính. “Chúa đã dạy các môn đệ bản chất bất bạo động của tình yêu có tính thánh thiêng và sức mạnh cứu độ.”[7] Quả thực, bản chất bất bạo động lộ rõ trong lời cuối của Chúa : "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Lc 23:34) Việc họ làm đầy bạo động, nhưng đã phải đầu hàng trước tình yêu bất bạo động của Chúa. Tất cả sức mạnh cứu độ nằm ở chỗ đó.
Thiên Chúa là một Thiên Chúa tình yêu bất bạo động. Ðạo lý Thiên sai là Con đường tình yêu bất bạo động. Kitô hữu là một người có tình yêu bất bạo động. Giáo hội phải là Cộng đồng mới với tình yêu bất bạo động. Ðường hướng bất bạo động trọn vẹn của Tin Mừng kêu gọi chúng ta thay đổi cách tư tưởng, nói năng, hành động và lối sống tình cảm nữa.
“Nhiệt lực cần cho việc điều hành các nước trên thế giới là bạo động. Ðó là lý do tại sao Chúa Giêsu không chấp thuận cơn cám dỗ trong sa mạc khi ma quỷ dâng Chúa quyền thống trị các nước trên thế giới. Ðó là lý do tại sao nhà nước không phải là đối tượng cứu độ trong Tin Mừng. Quyền lực có khả năng biến đổi. Chúa Giêsu thi hành nhiều thứ quyền lực khác. Quyền chữa lành, quyền tha tội, quyền yêu kẻ thù và quyền thương xót là tất cả mọi hình thức quyền lực và tất cả đã làm thay đổi hạnh phúc con người đời này cũng như đời sau. Thực vậy, thánh Phaolô gọi Chúa Giêsu và Thánh giá Chúa là ‘sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa’(1 C 1:24). Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chú tâm tới quyền lực Satan trao tặng, vì quyền hành đó là bạo lực giết người. Chúa Giêsu không chấp nhận trở thành vua dân Do thái hay thủ tướng của một cơ chế chính trị.”[8]
Trong khi đó, để bảo vệ an ninh và hạnh phúc cho một số nhỏ, nhiều nhà nước trên thế giới đang chà đạp nhân phẩm. Mạng sống con người không còn được tôn trọng. Các quyền căn bản nhất cũng bị tước đoạt. Người ta dùng mọi hình thức khủng bố và bạo động để đàn áp con người. Xã hội sẽ đi về đâu khi tràn ngập những hình thức bạo động như thế?!
Nhạc sĩ Tuấn Khanh đau đớn nhìn vào thực trạng xã hội Việt Nam hôm nay: “Rồi mai đây, chúng ta sẽ làm một tấm bia tưởng niệm cho lòng nhân ái của con người, lòng kính trọng cho nền giáo dục. Tấm bia có thể sẽ được dựng ở quảng trường thành phố, khắc ghi với dòng chữ “ở đất nước này, nơi đây, đã từng có một giai đoạn, con người đối xử với nhau như dã thú. Công an đã nhét súng vào họng thường dân để tra khảo. Thầy cô đã giao học trò mình cho những người có vũ trang đánh đập. Người cùng màu da đã nhục hình trẻ con 10 năm. Thế hệ trẻ đã hận thù nhà trường, căm hận xã hội và cười chê, phỉ nhổ vào nền đạo đức giáo khoa... và tất cả những điều đó, điều đã bị lãng quên trong sự vô và cố tình của của nhiều tầng lớp con người, kể cả quan chức có trách nhiệm.
Những điều dị thường đó, xảy ra hàng ngày, khiến những giọt nước mắt khóc thương cho bé trai 13 tuổi tự tử vì danh dự 47,000 đồng đã rơi ít đi, niềm vui cho bé gái bị nhà trường tra khảo đến phát điên vì 47,800 đồng oan, nay đã nói lại được cũng lặng lẽ hơn. Xã hội đã chai lì, con người đã làm quen với những điều bất khả mà nay quá thường nhật: như con thú ăn cỏ sau khi làm quen uống máu đồng loại đã biến thái vô luân.”.[9]
Ðàng khác, dưới sức ép của quyền lực bạo động nào, các tôn giáo phải chịu thiệt thòi về mọi mặt như hiện nay? Ðiển hình, “Hòa thượng Quảng Độ nói trước tập thể Dân oan khiếu kiện tại Văn phòng 2 Quốc hội CS (ở Sài Gòn) ngày 17-7-2007: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện….. Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác”. Riêng Công giáo, thì Nhà nước CS vẫn tiếp tục cưỡng chiếm 102/107 ha của đan viện Thiên An, Huế, cưỡng chiếm 17/23.5 ha của linh địa La Vang, Quảng Trị cùng hàng ngàn cơ sở (tu viện, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, viện mồ côi…)”[10]
Ðó là những thiệt hại vật chất. Nhưng thiệt hại đó làm sao so sánh với những thiệt hại về tinh thần?! Thực vậy, “Các tôn giáo vẫn không có được báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình của riêng mình.”[11]
Ðường lối khủng bố và bạo lực sẽ đưa xã hội Việt Nam về đâu?
Tự bản chất tôn giáo bất bạo động. Tôn giáo như nước. Ai có thể coi thường sức mạnh của nước? Hãy nhìn gương Miến Ðiện, Ba lan để học lấy bài học về sức mạnh của thế lực bất bạo động. “Nhu thắng cương. Nhược thắng cường.” Ðông Tây Kim Cổ thời nào cũng thế thôi!
Tóm lại, chỉ có con đường bất bạo động của Vua Công Chính mới dẫn con người đến công lý, hòa bình và tiến bộ thực sự. Chúa là nạn nhân của bạo động, nhưng đã vượt thắng bằng chính tình yêu bất bạo động của mình.  
Lạy Chúa, Chúa đã mạc khải bản chất tình yêu bất bạo động như một sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa. Xin cho chúng con biết nhìn lên Thánh Giá để học bài học tha thứ và thấy tất cả vinh quang của Vua Công Chính trong công cuộc cứu độ nhân loại. Amen. 

Đỗ lực
 (Lc 23:35-43)
Viết ngày 25.11.2007


[2] Nguyễn Văn Thuận, “Kinh Nghiệm về Quyền Lực Giải Thoát của Thiên Chúa,” Diễn Văn tại Hội Nghị về Giáo Dục Tôn Giáo tại Los Angeles, trước khi người qua đời năm 2002.
[4] ibid.
[5] Toát Yếu Giáo Lý Giáo Hội về Xã hội, 491.
[6] ibid., 494.
[8] ibid.
[11] ibid.
Tác giả:  Phúc Âm Nhật Ký, Lm. Đỗ Vân Lực, op.