samedi 20 février 2016

Puerto Madryn- Peninsula Valdes (Argentina 12-2015)







Mặt trời mọc tuyệt đẹp trên đại dương



    Puerto Madryn
    City in Argentina
    Puerto Madryn is an Argentine city on the coast of northern Patagonia. Its sandy beaches and restaurant-lined promenade face Golfo Nuevo bay, where southern right whales breed from May to December. Ecocentro is a clifftop museum with exhibits on Patagonian nature, plus a lighthouse-style tower for ocean views. Across the bay, rocky Valdes Peninsula is home to penguins and elephant seals, which are preyed on by orcas.
    Area330 km²
    Weather20°C, Wind W at 16 km/h, 36% Humidity
    Local timeSaturday 7:48 AM
    Population93,995 (2015)







cành sát giữ an ninh quanh cảng








Nhìn ra vịnh Golfo Nuevo






















khu nhà giàu









khu nhà của tour guide Tandy

cây nghiêng vì vùng Patagonia thường có nhiều gió
bye bye Puerto Madryn

**************************

Peninsule Valdes

Đến Interpretation center vùng Peninsule Valdes  cách cảng khoảng 1 giờ lái xe, nơi này  Unesco xếp vào di sản của thế giới




 







Xương cá voi có rất nhiều ở vùng này
 














tour guide đang giải thích






tower that featured a view of Golfo Nuevo (New Gulf) towards the south and Golfo San José (Saint Joseph's Gulf) to the north.


Either before or after the tour around the Península Valdés Natural Reserve, it is convenient to stop for a while at the Interpretation Center and learn more about the sea fauna that has turned this site into their habitat.


The Interpretation Center located at the access to the Valdés Peninsula gets visitors ready to understand the characteristics of local biodiversity and shows the interaction between animal species, geography and man. 



We took a few minutes to tour around its rooms, which give a very educational and amusing account of the ecological features of the region and the sea fauna species that dwell the Patagonian coastline. 



The colonies located all along the peninsula are explained and illustrated, thus showing the real actors of the natural reserve: elephant seals, South American sea lions, killer whales, right whales and dolphins. But there is also reference to Patagonian fauna living on solid ground, such as guanacos, rheas, Patagonian hares, piches, wild cats, red and grey foxes. All this image is completed by Patagonian sea birds like penguins, white-breasted cormorants, southern sea gulls and terns, mockingbirds and rufous-collared sparrows.



We watched a map displaying the areas where visitors can have free access to make visual contact with the protected sea species. There are also intangible areas and areas of special use which cannot be visited by tourists. It is in these locations that specialists study the ecosystem and protect it from natural predators or men. 



Finally, at the narrowest area on Carlos Ameghino isthmus, we accessed a tower that featured a view of Golfo Nuevo (New Gulf) towards the south and Golfo San José (Saint Joseph's Gulf) to the north, with its deep blue waters and the strong sound made by thousands of birds that inhabit the proximity and did not want to go unnoticed.

Contact 

Áreas Protegidas de Chubut 

9120 Puerto Madryn - Chubut – Argentina 

Tel: 54 280 4485271 / 1113 / 5272



lên đường đi xem Penguins


thấy chim trĩ nhỏ , đoàn Lama dọc đường






 trên đường vào Peninsula Valdes Wildlife Sanctuary
vùng đất rất rộng, phải lái xe thêm 1 giờ để đến sanctuary của Penguins





đến nơi xem Chim cánh cụt rồi

Chim cánh cụt Magallanes là 1 trong 18 loại penguins

Penguin lên phơi nắng, rờ nó bị mổ vào tay


2 penguins đang âu yếm









Chú penguin đang ngủ ngon lành

ngủ đứng dễ thương quá

nước biển xanh trong, nắng đẹp, ít gió hơn hôm xem penguins ở port  Standley


giật mình tỉnh giấc
nhiều penguins ngủ rải rác, có con thích ngủ trong hố

















 có chú penguin nhỏ đang chui ra dưới chân penguin 











Khám phá những điều thú vị về loài chim cánh cụt

Chim cánh cụt Hoàng Đế

Nếu như độc giả nào đã từng xem bộ phim Happy Feet của đạo diễn George Miller nói về 1 chú chim cánh cụt tên là Mumble không biết hát nhưng bù lại khiêu vũ rất giỏi thì chắc hẳn sẽ không thể quên được hình hài dễ thương của loài động vật này. Một loài chim với thân hình ngộ nghĩnh sống chủ yếu ở Nam Bán Cầu với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trên trái đất. Chúng ta hãy cùng khám phá những thông tin về những chú chim cánh cụt mập mạp nhưng ẩn chứa khá nhiều điều thú vị này nhé.

kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut

Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang còn thắc mắc khá nhiều về lịch sử tiến hóa của loài chim cánh cụt. Đến nay, chỉ có những hóa thạch còn tồn tại ở vùng đất New Zealand khoảng 62 triệu năm trước cho biết chi Waimaru là loài chim cánh cụt cổ nhất. Cấu tạo cơ thể của chúng khá giống với loài cánh cụt hiện giờ, cánh chúng rất ngắn không bay được. Chỉ khác một điều Waimaru thời đó chưa thực sự sống trong môi trường nước và thích nghi với việc lặn sâu để bắt con mồi.
Hình dạng các bạn thường thấy ở loài chim cánh cụt là phần trắng ở bụng và phần sẫm bao phủ đằng sau lưng. Chúng sử dụng đôi cánh ngắn để làm chân chèo khi lặn ngụp dưới nước. Chân trước dùng để di chuyển trên mặt đất với dáng vẻ khá lạch bạch và đặc biệt loài cánh cụt biết tận dụng tấm bụng phía trước để trườn trên tuyết mỗi khi muốn đi với tốc độ nhanh hơn.

kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut

Trên thế giới hiện có khoảng 18 loài chim cánh cụt khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó 13 loài đã bị suy giảm quần thể do khí hậu, môi trường sinh sống và sự thiếu trách nhiệm trong việc bảo tồn loài động vật của con người. Đáng báo động hơn, có 5 loài được liệt vào danh sách nguy cơ tiệt chủng do hiệp hội liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế thống kê gồm có White-flippered, Erect-crested, Galapagos, Humboldt và Yellow eyed.
Chim cánh cụt là loài sống theo quần thế, có tính xã hội cao, luôn tập trung theo bầy đàn. Mỗi quần thể có thể lên tới hàng chục ngàn con. Mặc dù với số lượng đông và khó kiểm soát như thế này, nhưng mỗi cặp đôi cha mẹ cánh cụt, chúng đều có thể nhận biết và trông chừng đứa con của mình thông qua thính giác đặc biệt.

kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut

Tùy thuộc vào mỗi loài cánh cụt khác nhau, tuổi thọ của loài chim này vào khoảng từ 15-20 năm. Trong đó, chúng dành tới 75% cuộc đời của mình sống ở môi trường nước biển. Đối với loài cánh cụt, tuyến lệ của chúng khá đặc biệt, có thể lọc được lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài dưới dạng lỏng qua hốc mũi. Vì vậy chúng có thể uống được nước biển và sinh sống tại môi trường này một cách dễ dàng.
Những con chim cánh cụt đực sẽ đảm nhận vai trò ấp trứng trong vòng khoảng hai tháng trong khi những con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển. Trong suốt quá trình ấp, chim cánh cụt bố sẽ ngưng các hoạt động đời thường, chỉ chú tâm vào công việc bảo vệ trứng. Chúng dùng chất béo dự trữ trong cơ thể để duy trì sức lực. Thông thường, những con cánh cụt đực sẽ giảm mất một nửa trọng lượng cơ thể sau quá trình này. Khi kết thúc giai đoạn hai tháng, cánh cụt đực và cái sẽ luân chuyển vai trò để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut

Trong cộng đồng xã hội chim cánh cụt, chúng giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau qua ngôn ngữ cơ thể bằng cách sử dụng đầu và chân chèo của mình. Đặc biệt, đối với loài cánh cụt, các nhà nghiên cứu không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước tình cảm trong mối quan hệ mẹ con của chúng. Khi con cái bị lạc mất con hoặc con chúng chết, nó sẽ tìm cách “bắt cóc” con của gia đình khác mang về nuôi. Lý do giải thích hợp lý nhất có  lẽ là do những con mẹ không chịu được nỗi đau mất con và phải tự lừa dối mình.
Chim cánh cụt có thể bơi khoảng 15 dặm một giờ vượt xa huy chương vàng Olympic quốc tế môn bơi lội Michael Phelps với 4.7 dặm một giờ. Chúng có thể lặn dưới nước với kỉ lục khoảng 20 phút. Thông thường loài chim cánh cụt nhỏ lặn không sâu, trung bình chỉ nhịn thở khoảng 1-2 phút để tìm kiếm con mồi. Tuy nhiên đối với loài lớn hơn, chúng có thể lặn tới độ sâu cần thiết trong khả năng của mình, trong đó phải kể đến loài chim cánh cụt hoàng đế với kỉ lục lặn tới 565m.

kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut

Không ngẫu nhiên khi chim cánh cụt lại có một lớp lông đặc biệt ở trước bụng màu trắng và ở đằng sau lưng là màu sẫm. Đó là một cách ngụy trang trước con mồi của cánh cụt. Màu đen để che dấu khi lặn xuống vùng biển sau màu tối, màu trắng để ẩn nấp trên những tảng băng hay vùng tuyết trắng buốt lạnh giá.
Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài vì vậy bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là con cái đâu là con đực. Chỉ khi kiểm tra nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng. Đặc biệt, trong quần thể các loài chim cánh cụt, cũng xuất hiện sự đồng tính. Tại công viên hoang dã thuộc Bremerhaven, miền bắc nước Đức, có hai chú chim cánh cụt đực đã cùng nhau ấp một quả trứng, cư xử với nhau như những cặp vợ chồng.

kham-pha-nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-chim-canh-cut

Lời kết: Những thông tin thú vị về loài chim cánh cụt này không chỉ dừng lại tại đây, còn rất nhiều điều chưa thể kể hết và khám phá ra. Những độc giả yêu thích loài động vật này hãy cùng đóng góp thêm cho GenK thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Tham khảo: tổng hợp

tiếc quá đến giờ phải  lên đường đi xem hải sư

*************************************************



 đến nơi rồi


 đàn hải sư đang tắm nắng
















chăm chú chụp hình hải sư

 con đực lớn gấp 2 con cái

 đi xem một loại hải sư khác Lobo Marino





quán ăn 









 Nguyên một bầy hải sư đang phơi nắng















với tour guide 






nhiều loại chim đến sát cánh với bầy hải sư ở nơi này
















































Valdes Peninsula

From Wikipedia, the free encyclopedia
UNESCO World Heritage Site
Península Valdés
Name as inscribed on the World Heritage List
Eared seals
TypeNatural
Criteriax[1]
Reference937
UNESCO region
Official nameValdes Peninsula Wetlands
DesignatedJuly 20, 2012 [2]
Inscription history
Inscription1984 (8th Session)
The Valdes Peninsula (Spanish: Península Valdés) is a peninsula on the Atlantic coast in the Viedma Department in the north east of Chubut ProvinceArgentina. Around 3,625 km2 (896,000 acres; 1,400 sq mi) in size (not taking into account the isthmus of Carlos Ameghino which connects the peninsula to the mainland), it is an important nature reserve which was listed as a World Heritage Site by UNESCO in 1999.

Geography[edit]


Peninsula Valdés, photo taken during shuttle mission STS-68.

Whale in Valdes Peninsula
The nearest large town is Puerto Madryn. The only town on the peninsula is the small settlement of Puerto Pirámides. There are also a number of estancias, where sheep are raised.
Most of the peninsula is barren land with some salt lakes. The largest of these lakes is at an elevation of about 40 m below sea level (seeextremes on Earth), until recently thought to be the lowest elevation inArgentina and South America (the lowest point actually being Laguna del Carbón, Argentina).

Climate[edit]

Valdes Peninsula has a semi-arid climate.[3] It has a climate typical of northern Patagonia that is modified with interactions between atmospheric circulation patterns and the adjacent ocean.[4][5] The peninsula is located between the subtropical high pressure belt (located at 30oS) and the subpolar low pressure zone (located between 60o–70oS), resulting in the wind being predominantly from the west.[3][5] The mean annual temperature is 10.6 °C (51.1 °F),[3] ranging from a mean monthly temperature of 8 °C (46.4 °F) in winter to 18 °C (64.4 °F) in summer.[5] During winter, temperatures fluctuate between 0 to 15 °C (32.0 to 59.0 °F) with frosts being common, averaging 12–20 days during the season.[3] Temperatures in the summer can fluctuate between 15 to 35 °C (59.0 to 95.0 °F).[3]
Mean annual precipitation is low, averaging 240 mm (9.4 in) although this is highly variable from year to year.[3] The interior of the peninsula receives slightly lower precipitation than the coastal areas, receiving 200 to 225 mm (7.9 to 8.9 in) per year.[4] Precipitation is fairly evenly distributed throughout the year though April–June receives the most precipitation.[5][4] The El Niño Southern Oscillation strongly influences the climate of the peninsula.[5] During an El Niño year, precipitation is higher from November to February.[5]
[hide]Climate data for Punta Delgada Lighthouse, Valdes Peninsula
MonthJanFebMarAprMayJunJulAugSepOctNovDecYear
Record high °C (°F)35.9
(96.6)
35.6
(96.1)
34.9
(94.8)
30.1
(86.2)
24.5
(76.1)
20.9
(69.6)
17.9
(64.2)
21.9
(71.4)
26.9
(80.4)
30.4
(86.7)
34.9
(94.8)
37.2
(99)
37.2
(99)
Average high °C (°F)22.8
(73)
23.2
(73.8)
21.1
(70)
18.6
(65.5)
14.6
(58.3)
12.2
(54)
11.2
(52.2)
11.6
(52.9)
13.7
(56.7)
17.2
(63)
19.4
(66.9)
21.8
(71.2)
17.3
(63.1)
Daily mean °C (°F)17.4
(63.3)
17.6
(63.7)
16.1
(61)
13.7
(56.7)
10.8
(51.4)
8.2
(46.8)
7.1
(44.8)
7.7
(45.9)
9.2
(48.6)
11.5
(52.7)
13.8
(56.8)
15.7
(60.3)
12.4
(54.3)
Average low °C (°F)13.1
(55.6)
13.3
(55.9)
12.0
(53.6)
10.2
(50.4)
7.0
(44.6)
4.3
(39.7)
3.6
(38.5)
3.2
(37.8)
5.5
(41.9)
7.4
(45.3)
9.8
(49.6)
12.0
(53.6)
8.5
(47.3)
Record low °C (°F)5.1
(41.2)
5.4
(41.7)
4.3
(39.7)
0.3
(32.5)
−0.1
(31.8)
−3.4
(25.9)
−3.5
(25.7)
−2.9
(26.8)
−4.9
(23.2)
−2.4
(27.7)
1.6
(34.9)
2.7
(36.9)
−4.9
(23.2)
Average precipitation mm (inches)13.9
(0.547)
10.5
(0.413)
23.5
(0.925)
25.9
(1.02)
25.0
(0.984)
25.2
(0.992)
27.9
(1.098)
14.8
(0.583)
16.5
(0.65)
12.1
(0.476)
13.1
(0.516)
15.1
(0.594)
223.5
(8.799)
Average relative humidity (%)68.068.568.568.572.576.577.072.572.568.069.067.570.8
Source: Secretaria de Mineria[6]

Fauna[edit]

The coastline is inhabited by marine mammals, like sea lionselephant seals and fur sealsSouthern right whales can be found in Golfo Nuevo and Golfo San José, protected bodies of water located between the peninsula and the Patagonian mainland. These baleen whales come here between May and December, for mating and giving birth, because the water in the gulf is quieter and warmer than in the open sea. Orcas can be found off the coast, in the open sea off the peninsula. In this area, they are known to beach themselves on shore to capture sea lions and elephant seals.
The inner part of the peninsula is inhabited by rheasguanacos and maras. A high diversity and range of birds live in the peninsula as well; at least 181 bird species, 66 of which migratory, live in the area, including the Antarctic pigeon.
Southern right whale cavorting. 
Wild guanaco 

References[edit]

  1. Jump up^ Selection criteria: "to contain the most important and significant natural habitats for in-situ conservation of biological diversity, including those containing threatened species of outstanding universal value from the point of view of science or conservation." "The Criteria for Selection". UNESCO World Heritage Centre. Retrieved February 2010.
  2. Jump up^ "Ramsar List". Ramsar.org. Retrieved 13 April 2013.
  3. Jump up to:a b c d e f "Ficha Informativa de los Humedales de Ramsar (FIR) – Versión 2009-2012" (PDF) (in Spanish). Secretaría de Ambiente y Desarrollo Sustentable. RetrievedOctober 10, 2015.
  4. Jump up to:a b c "Location and Climate". Municipio de Puerto Pirámides. Retrieved October 10, 2015.
  5. Jump up to:a b c d e f "Capítulo I: Caracterización y Antecedentes" (PDF)Plan de Manejo del Sistema Península Valdés (in Spanish). Administración Area Natural Protegida Península Valdés. Retrieved October 10, 2015.
  6. Jump up^ "Provincia de Chubut - Clima Y Meteorologia: Datos Meteorologicos Y Pluviometicos" (in Spanish). Secretaria de Mineria de la Nacion (Argentina). Retrieved August 20,2015.

External links[edit]

**********************************************************************


Puerto Piramides

Puerto Pirámides is the only urban center of Valdés Peninsula. It is surrounded by cliffs resembling pyramids and the waters are crystal clear.

Puerto Pirámides
This small village is located on the Peninsula de Valdés, 97 km. from the city of Puerto Madryn, on the small Bahía de Pirámides, in the Province of Chubut. Approximately two hundred people live there. Its surroundings are desertic, typical of the Atlantic Patagonia.
At the beginning of the 20th. century the town grew with salt extraction. Much time later, tourism became its main economic activity that shaped its present profile.
Punta PirámideFrom Puerto Pirámides, authorized boats leave for Whale Watching, assembling thousands of visitors between the months of May and November.
The greatest affluence of these cetaceans occurs between September and November.
Lodging and gastronomy services are available in the village.
A peaceful place for nature lovers.
nhìn vào thành phố Puerto Pyramides 

























Bye Bye Puerto Piramyde 

****************************

Một chuyện lạ về chim cánh cụt


Chim cánh cụt lại vượt hơn 8.000 km về thăm ân nhân cứu mạng


Khoảnh khắc ngư dân Brazil ôm con chim cánh cụt vừa trải qua hành trình hơn 8.000 km trên biển để về thăm ông gây xúc động cho nhiều người.

chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang
Con chim cánh cụt tên Dindim trở về làng Proveta trên đảo Ilha Grande, Brazil, hôm 5/9 để thăm ngư dân 71 tuổi Joao Pereira de Souza, theo Metro.
chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang-1
Ông Souza phát hiện con chim cánh cụt Magellan Nam Mỹ nằm hấp hối trên những mỏm đá năm 2011. Ở thời điểm đó, Dindim gần như chết đói và bị dầu bao phủ toàn thân. Ông Souza đưa nó về nhà, cho nó ăn cá và chăm sóc đến khi con chim cánh cụt hồi phục. Lão ngư dân mất một tuần để làm sạch cặn dầu dính trên bộ lông của Dindim.
chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang-2
Khi Dindim khỏe hẳn, ông Souza thả nó về biển. Tuy nhiên, ông rất bất ngờ khi con chim quay lại hòn đảo vài tháng sau và về ở cùng nhà với ông.
chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang-3
Từ đó tới nay, Dindim ở cùng với ông Souza 8 tháng trong năm, sau đó quay trở về vùng biển Argentina và Chile vào mùa sinh sản. Con chim vượt qua chặng đường hơn 8.000 km trong mỗi chuyến đi.
chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang-4
"Tôi yêu con chim cánh cụt như thể con mình và tôi tin chắc nó cũng yêu tôi như vậy. Nó không cho bất kỳ người nào khác chạm vào. Nó sẽ mổ họ nếu họ làm trái ý nó. Nó ngồi trong lòng tôi, để tôi tắm, cho nó ăn và ôm nó", ông Souza chia sẻ.
chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang-5
"Mọi người từng nói nó sẽ không quay về, nhưng nó đã trở về thăm tôi suốt 5 năm qua. Mỗi năm, nó càng trở nên thân thiết hơn và có vẻ vui mừng hơn khi trông thấy tôi", ông Souza nói.
chim-canh-cut-lai-vuot-hon-8000-km-ve-tham-an-nhan-cuu-mang-6
"Tôi chưa bao giờ bắt gặp tình bạn nào giống thế này. Tôi đoán con chim cánh cụt xem ông Souza như một phần gia đình của nó. Khi trông thấy ông ấy, nó vẫy đuôi giống như một con chó và kêu lên với vẻ mừng rỡ", nhà sinh vật học Paulo Krajewski, người từng phỏng vấn ông Souza, nhận xét.

  

jeudi 18 février 2016

Giai đoạn đẹp nhất cuộc đời ?



Đó là ngày mười lăm tháng sáu, còn hai ngày nữa là ngày tôi bước sang
tuổi 30. Tôi có cảm giác lo lắng khi bước vào độ tuổi “tam thập nhi
lập” và sợ rằng những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời đang xa dần.

Tôi vẫn thường tập thể dục ở một công viên gần nhà vào mỗi buổi sáng.
Ở đó tôi có dịp làm quen người bạn già Nicholas, ông ta đã 79 tuổi.
Hôm đó, khi gặp tôi ông bảo rằng trông tôi không vui vẻ như mọi ngày
và đoán rằng tôi đang có chuyện buồn.

Tôi tâm sự với ông rằng tôi đang cảm thấy lo lắng khi sắp bước sang
tuổi 30. Tôi tự hỏi làm thế nào để tôi có thể quay trở về những giai
đoạn đẹp nhất trong cuộc đời. Vì thế tôi hỏi ông: “Khi nào là giai
đoạn đẹp nhất trong cuộc đời ông?”. Không chút ngập ngừng, Nicholas
trả lời: “Này Joe, đó là câu hỏi của triết học và đây là câu trả lời
của tôi".
Rồi ông nói:
Khi tôi là một đứa trẻ sống ở nước Áo, được bố mẹ yêu thương, chăm sóc
thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.
Khi tôi đến trường và được học những điều ngày nay tôi biết thì đó là
giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Khi tôi tìm được việc làm đầu tiên, có trách nhiệm và quyền lợi với
những việc mình làm thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.
Khi tôi gặp được vợ tôi và khi chúng tôi yêu nhau thì đó là giai đoạn
đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, tôi và vợ tôi phải rời khỏi
nước Áo để được an toàn. Khi chúng tôi được bên nhau an toàn trong một
chuyến tàu đi Bắc Mỹ thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Khi chúng tôi bắt đầu một gia đình mới thì đó là giai đoạn đẹp nhất
trong cuộc đời tôi.
Khi tôi trở thành một người cha trẻ và được nhìn thấy đứa con của
mình lớn lên hàng ngày thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời
tôi.

Joe à, và bây giờ khi tôi đã 85 tuổi, tôi có sức khỏe, tôi cảm thấy
cuộc đời vẫn đẹp và điều đặc biệt là tôi vẫn còn yêu người tôi yêu,
như lúc chúng tôi gặp nhau lần đầu thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong
cuộc đời tôi.
TL chuyển

Quốc hoa các nước ASEAN trên áo dài Việt đẹp lung linh

TTO - Những bộ áo dài có họa tiết quốc hoa các quốc gia ASEAN được trình diễn trong chương trình nghệ thuật chào mừng ngày thành lập cộng đồng ASEAN ở TP.HCM đêm 30-12.



Quốc hoa các nước trên áo dài Việt tại chương trình nghệ thuật chào mừng ngày thành lập cộng đồng Asean. Ảnh: Hữu Khoa
Quốc hoa các nước trên áo dài Việt tại chương trình nghệ thuật chào mừng ngày thành lập cộng đồng Asean. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa sim trên áo dài Việt quóc hoa của nước Brunei. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa sim trên áo dài Việt quóc hoa của nước Brunei. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Rumdul tren áo dài Việt quốc hoa của Campuchia. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Rumdul tren áo dài Việt quốc hoa của Campuchia. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối quốc hoa của Indonesia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối quốc hoa của Indonesia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Đại – quốc hoa của Lào trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Đại – quốc hoa của Lào trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Râm Bụt quốc hoa của Malaysia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Râm Bụt quốc hoa của Malaysia trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa dáng hương mắt chim quốc hoa của Myanmar trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa dáng hương mắt chim quốc hoa của Myanmar trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài Ả Rập quốc hoa của Philippines trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa nhài Ả Rập quốc hoa của Philippines trên áo dài Việt. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Lan quốc hoa của Singapore. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Lan quốc hoa của Singapore. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Muông hoàng yến quốc hoa của Thái Lan. Ảnh: Hữu Khoa
Hoa Muông hoàng yến quốc hoa của Thái Lan. Ảnh: Hữu Khoa

Hoa sen quốc hoa của nước Việt Nam. 
Ảnh Hữu Khoa
Phạm Anh chuyển 

mardi 16 février 2016

Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết

Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết


Những chậu đu đủ bonsai, dáng hoành, quả và hoa trĩu trịt… đang là món hàng chưng Tết được nhiều người săn đón.


Theo quan niệm của người xưa, đu đủ thể hiện một cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu. Chính vì vậy, những năm gần đây, nhiều người đang tìm mua đu đủ bonsai về chưng trong nhà hoặc làm quà biếu trong dịp Tết.

Ông Trương Ngọc Xuân (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một trong những người trồng thành công đủ đủ trong chậu cho biết, đu đủ bonsai trong chậu là loại cây đang được nhiều người “chuộng” vào dịp Tết. Tuy nhiên, hiện nay, ở miền Bắc có rất ít người trồng thành công loại cây này.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ bonsai trồng trong chậu đang là loại cây được nhiều người săn đón trong dịp Tết Bính Thân 2016.

Theo ông Xuân, thời điểm trồng khá quan trọng để có được chậu cây đẹp cung ứng ra thị trường đúng dịp Tết Nguyên đán. Chỉ cần tính toán sai thời điểm là cây sẽ ra quả trước hoặc sau Tết nên không còn giá trị làm cảnh.

“Mỗi cây từ lúc trong bầu đưa lên chậu đến khi có giá trị làm cảnh cần khoảng 7-8 tháng. Vì vậy, thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch để kịp thời thu hoạch vào dịp Tết”, ông Xuân chia sẻ.

Ông Xuân cũng cho biết thêm, để đu đủ bonsai phát triển tốt trong chậu cần trồng bằng loại đất thịt ải hoặc đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào. Đây là khâu kỹ thuật then chốt, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau trồng.

Ngoài ra, cần chăm sóc cây rất cẩn thẩn bởi, đu đủ lúc mới trồng vào chậu rất dễ mắc bệnh. Nếu để ngoài trời có sương muối, lá đu đủ sẽ xoăn, quả teo lại không phát triển được.

Khâu cuối cùng là tạo dáng cho cây. Sau khoảng 25 - 30 ngày từ lúc đưa cây vào chậu cần tiến hành uốn vít cây. Dùng dây mềm, chắc, to bản (2 - 3cm), không co dãn, buộc vít cây tại vị trí 3/4 thân, kéo ngã dần về hướng đã định, ghim cố định dây chặt xuống đất, cần uốn vít dần dần để cây không bị gãy. Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ nghiêng 30 - 35 độ so với mặt đất.

Năm nay, ông Xuân trồng hơn 30 chậu nhưng chỉ thành công 10 chậu bán vào dịp Tết nguyên đán 2016. Và hiện tại, số đủ đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân đã có người đặt mua hết. Giá của mỗi chậu dao động từ 3-4 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước và số lượng hoa, quả trên cây.

Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ thể hiện một cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Mỗi cây cần phải trồng từ 7-8 tháng để có được bộ gốc, rễ to xù xì và nghiêng 30-35 độ so với mặt đất.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Nhiều cây phát triển theo hướng vuông góc 90 độ.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Theo ông Xuân, các cây đu đủ được làm theo dáng hoành. Đi từ dưới lên trên thể hiện sự vươn lên.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ cần được chăm sóc cẩn thận hơn các loại cây khác bởi chúng rất dễ mắc bệnh.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Giá của mỗi cây đu đủ bonsai dao động trong khoảng 3-4 triệu đồng.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Những quả đu đủ sai trĩu trên cây sẽ chín vàng vào đúng dịp Tết Nguyên đán.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Ngoài ra, các cây còn rất nhiều hoa.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Đu đủ bon sai đang là món hàng chưng Tết được nhiều người săn tìm.


Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Hơn 10 chậu đu đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân (đội mũ) đã được khách đặt mua hết.

Phạm Anh chuyển 

Sự khác biệt thức ăn Việt và Tàu

Sự khác biệt thức ăn Việt và Tàu
GS Trần văn Khê

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi : Người Việt Nam ăn uống thế nào ? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng ? Vì đó chỉ là những phần nhận xét đã được nhanh chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự sưu tầm có tính cách khoa học. Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận sét sơ bộ của tôi có phần nào lý thú, nghe vui tai nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Ban, đánh trống trước cửa nhà Sấm.
Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi: – Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nàỏ – Tôi rất ngại so sánh . . . tôi trả lời . . . vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh. Thỉnh thoảng tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách nấu ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng ? Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.
1- Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v. v. . . Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới. Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác. Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay v. v. Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện.
2- Ăn khoa học : Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo “âm” và “dương” Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương tương xứng. Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học. Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn.
Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh (bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh (âm) vào người phải đem gừng (dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng (bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành (âm) . Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua (âm) hoặc hải sâm (âm) ; mùa đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu : “mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển” Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc lào, thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình (âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổi. Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê – hàn – thì chấm với nước mắm gừng – nhiệt. Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòa. Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng.
3- Ăn dân chủ : Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể dùng những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy cách của người Việt Nam rất dân chủ. Anh bạn người Pháp thích chí cười to : ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam. Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm :
4- Ăn cộng đồng : Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơi.
5- Ăn lễ phép : Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.
6- Ăn tế nhị : Ăn ớt cử cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhứt là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt : bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.
7- Ăn đa vị : Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay), chuối sống (chát), khế (chua), tương (ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay (béo). Ăn có năm vị chánh : ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún). Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa.
Một lần khác, một anh bạn của tôi khai trương một tiệm ăn lớn tại Paris. Anh có mời đài phát thanh và báo chí đến để cho biết rằng tiệm của anh có cả thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Các phóng viên muốn biết Việt Nam và Trung Quốc nấu ăn có khác nhau như thế nào Hai đầu bếp Việt Nam và Trung Quốc được mời ra để báo chí hỏi thì hai người đều khẳng định là cách nấu ăn rất khác, nhưng phải xuống bếp coi mới thấy. Nhà bếp nhỏ không chứa được mấy chục phóng viên, và ai cũng ngại hôi dầu hôi mỡ nên ông chủ tiệm nhờ tôi tìm câu trả lời cho các nhà báo. Tuy không phải là một chuyên gia về nghệ thuật nấu bếp, nhưng tôi cũng phải tìm câu trả lời thế nào để cho các nhà báo bằng lòng. Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào chi tiết nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản.
1/- Cách dùng bột: Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung Quốc thích dùng bột mì, cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò, bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc thì bánh bao. Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì.
2/- Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm là bằng cá; còn nước chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành.


3/- Người Việt thì thường pha mặn ngọt; người Trung Quốc thích chua ngọt. Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đã hài lòng về viết bài tường thuật nêu lên những điểm khác nhau ấy. Ông giám đốc tạp chí Đông Nam Á, sau lời nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung Quốc ở chỗ nào. Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút. Hôm nay tôi chỉ tóm tắt cho các bạn những điểm chính sau đây.


a/- Về rau : người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống.
b-/ Về cá : Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam. Nhưng người Trung Quốc có cá mặn không làm mắm như người Việt. Có rất nhiều cách làm mắm và ăn mắm: mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm v. v. . . Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết làm nhiều loại mắm như người Việt.
c/- Về thịt : Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt, mà không biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế v. v. . .
d/- Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu vị: lạt lạt của bánh tráng, bún, hơi mát mát ngọt ngọt như dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú. Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng ta.
Khi dạy dỗ một trẻ em thì phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với người ta. Ra đường phải biết “ăn bận” hay “ăn mặc” cho phải cách phải thế. Đối với mọi người không nên “ăn thua” làm chi cho bận lòng. Làm việc gì phải cẩn thận “ăn cây nào, rào cây nấy”. Trong việc tiêu tiền phải biết “liệu cơm, gắp mắm” và dẫu cho nghèo đi nữa “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Không nên ham ăn quá độ vì ” no mất ngon, giận mất khôn”. Ra làm ăn phải quyết tâm đừng ” cà lơ xích xụi” chạy theo ” ăn có” người khác. Phải biết ” ăn chịu” với người làm việc nghiêm túc thì công việc khỏi bị “ăn trớt”. Không nên “ăn gian, ăn lận” hay bỏ lỡ cơ hội thì “ăn năn” cũng muộn. Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước đừng để mang tiếng “ăn hại” “ăn bám” người khác. Khi đàn chơi phải biết lên dây đàn cho” ăn” với giọng ca, hòa đàn cũng phải “ăn” với nhau, “ăn ý” , “ăn rơ” thì mới haỵ
Các bạn thấy chăng ? Cái “ăn” cũng khá quan trọng nên mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam. Tuy chúng ta không như người Trung Quốc ”dĩ thực vi tiên” nhưng phải có ăn mới làm nên việc vì có “thực mới vực được đạo”.
Giáo sư Trần Văn Khê

-------
Xì dầu và Nước Mắm




Thời thơ ấu, tôi lớn lên trong một thành phố nhỏ miền Trung, một thành phố nghèo nàn, quanh quẩn có mấy con phố chính, “đi dăm phút đã trở về chốn cũ.” Những nhân vật của thành phố này, trong ký ức bề bộn của gần 70 năm qua, tôi còn nhớ rõ, lạ lùng đối với tôi là những nhân vật người Hoa. Trên con đường ra chợ, tôi ít khi dám nhìn thẳng vào những ngôi nhà người người Hoa, với bàn ghế chất đầy, những khung ảnh treo la liệt trên tường và nhân vật làm tôi sợ hãi nhất là một bà già, chân bó những lớp vải dày, khuôn mặt quắt queo như xác ướp, với những móng tay dài, cong vút thường ngồi bất động trên một chiếc ghế, nhìn ra đường.
Trong thành phố này, hình như tất cả việc buôn bán đều tập trung vào những gia đình người Hoa, có lẽ đã đến đây cả trăm năm trước khi tôi ra đời. Ở đây tôi không thấy những nhân vật những người Hoa nghèo khó như người Hoa bán lạc rang hay đẩy xe mì gõ như sau này khi lớn lên, tôi thấy ở Sài Gòn và Chợ Lớn. Trong thành phố này có một tiệm thuốc Bắc với bảng hiệu mang theo chữ “Ðường,” đại khái như Tế Sinh Ðường hay Thiên Lương Ðường, mà tôi thường lãnh nhiệm vụ mang cái phái thuốc của ông cụ tôi đến “bổ” mấy thang.
Có hai tiệm ăn nằm ở hai con đường khác nhau, mang chữ “Ký” ở đàng sau, tôi không còn nhớ rõ là Nhuận Ký hay Minh Ký, trông cũng tối tăm, với những chiếc bàn ghế xỉn màu, mà tôi nghĩ chỉ có những người sang trọng mới đủ tiền để vào ăn! Tôi vẫn ao ước có dịp đến đó, như để ăn một bát mì hay được sở hữu một cái bánh bao, nhưng không bao giờ có dịp, cho đến lúc tôi chưa lên được lớp ba, thì cha tôi đổi việc làm, gia đình dời đi thành phố khác.
Hầu hết tiệm buôn trong chiếc chợ nhỏ đều do người Hoa làm chủ. Hai đại lý gạo, một hai tiệm bán dầu hỏa, một đại bài rượu, những tiệp “chạp phô” bán đủ thứ gia dụng, từ đường, muối, mè, đậu, bột… mà tôi thường thấy những nông dân mang lên thành phố bán cho họ, cũng như những tiệm buôn nhỏ ở nhà quê, hay người tiêu dùng thường xếp hàng dài trước các tiệm buôn này để “cất” hàng.
Trong ngôi chợ nhỏ này, tôi chỉ nhớ người Việt có một cái chợ cá, ồn ào, hối hả, một khu khác bán rau cỏ, những tiệm bán nồi niêu bằng đất, đồ nhôm, than củi, hai tiệm bán vải vóc, chăn chiếu. Nhưng những món cần thiết khác cho đời sống như gạo, muối, đường thì chỉ có thể tìm thấy ở những tiệm buôn người Hoa.



Trong ý nghĩ của một đứa trẻ, tôi nghĩ trong thành phố này, nếu không có người Hoa, gia đình tôi sẽ không có cơm, chén nước mắm, hạt muối hay ly chè hay chén xôi để ăn hay một chai rượu cho cha tôi và bạn bè. Trong thành phố này tôi không thấy người Hoa nào làm nghề kéo xe, đi làm thuê hay ngồi xin ăn bên vệ đường.
Mẹ tôi thường khen người Hoa buôn bán thật thà, không nói thách, không lừa dối khách hàng, trọng chữ tín và có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau tận tình. Tôi không biết rõ những người Hoa trong cái thành phố nhỏ năm xưa ấy thuộc người Quảng Ðông, Tiều (Triều Châu), Hải Nam, Phúc Kiến, hay là người Hẹ (Hạ Phương), nhưng thấy họ có trường học, chùa miếu và nghĩa trang riêng.
Tuy người Việt từ xưa đã từng có thời gian lệ thuộc Trung Hoa nhưng vẫn có cái nhìn miệt thị đối với dân họ, ngoài cách gọi riêng theo gốc gác như người Quảng, người Tiều, người Hẹ, người Hán, người Ngô, còn thì chung chung người Hoa được gọi là Khách Trú, Ba Tàu, Các Chú, Chú Chệt, Chú Khách, Tàu Khựa, Tàu Phù, Tàu Ô…
Người Hoa ít khi gả con gái họ cho người Việt, nhưng trong thành phố nhỏ ngày xưa đó và cả sau này, tôi thấy nhiều cô gái Việt lấy chồng người Hoa. Ngày nay gần như người Hoa đã bị đồng hóa, có chăng chỉ còn lại những cái tên, khuôn mặt và giọng nói.



Chợ lớn nay
Thời Pháp thuộc cho mãi đến năm 1954, vùng Chợ Lớn được xem như lãnh địa của Hoa kiều, phố xá, bảng hiệu chằng chịt chữ Hán. Dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Hoa kiều muốn sinh sống làm ăn phải nhập tịch Việt Nam, hoặc ra khỏi nơi đây. Các bảng hiệu, tên họ phải viết lại bằng tiếng Việt. Tuy vậy, hầu hết trong các nước Ðông Nam Á, người Hoa thao túng nền kinh tế, các mặt hàng trọng yếu, mua chuộc các giới chức chính quyền từ trên xuống dưới. Ngay ở miền Nam trước đây, mùa Trung Thu, đường trở nên khan hiếm. Gạo, sữa và các nhu yếu phẩm đều nằm trong tay các chủ nhân Hoa kiều. Người Hoa nổi tiếng là hối lộ giỏi, kín đáo. Những chức vụ quận trưởng, cảnh sát trưởng các địa phương đông người Hoa đều là những chức vụ béo bở, không phải là họ hàng thân tín, thì cũng phải chạy bằng tiền.
Vụ “trở cờ” lớn nhất của Hoa kiều tại Việt Nam là sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi quân Bắc Việt tràn vào Sài Gòn, Chợ Lớn đồng loạt treo cờ Trung Cộng đỏ rực cả một vùng, nhưng sau đó là cờ này phải hạ xuống và khi việc đánh tư sản bắt đầu, Hoa kiều là những nạn nhân đầu tiên. Cuối cùng một số người Hoa trở về cố quốc qua biên giới phía Bắc, phần bỏ nước Việt ra đi tị nạn, vượt biển, tăng con số Hoa kiều ở Châu Mỹ lên cao, trong khi đó gần đây qua các doanh nghiệp và công trình được ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng, một số người Hoa lại tràn sang Việt Nam. Cuối cùng đi đâu cũng thấy người Hoa!

Nhiều khi tôi tự hỏi, ngày xưa, không biết người Hoa rời đất nước họ bằng phương tiện gì và cái bản năng sinh tồn, ý chí kiếm sống của họ mạnh đến mức nào mà trên trái đất này không có chỗ nào là không có mặt họ? Từ thế kỷ 16, 17 người Hoa đã bỏ nước ra đi, để ngày nay họ có 40 triệu người ở hải ngoại, Châu Á có 31 triệu ở Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Cambodia, Lào, Việt Nam, và ngay tại Mỹ cũng có trên 3.5 triệu người Hoa sinh sống.
Người Hoa bỏ xứ ra đi vào những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự đàn áp của chế độ nhà Thanh (phản Thanh phục Minh) nhưng thực tế là những đợt di dân ồ ạt vì sinh kế. Câu chuyện ông Hui Bon Hoa ở Sài Gòn, lập nghiệp từ một gánh ve chai trở thành tỉ phú, đã nói lên khả năng cần cù, chịu khó và làm thương mãi giỏi của người Hoa trên thế giới.
Khi lớn lên, ra đời, đi xa, ở đâu tôi cũng thấy có sự hiện diện của người Hoa như câu nói “Ở đâu có khói là có người Tàu!” Móng Cáy, Lào Cai… là biên giới cực Bắc đã đành, vì sao tận cùng phía Nam của nước Việt, Cà Mau, Châu Ðốc, Hà Tiên đi đâu cũng đụng người Hoa, đến nỗi xứ Bạc Liêu có câu ca dao được truyền tụng: “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ, dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu!”





China Town Los Angeles 

Bây giờ ở Mỹ, đi thành phố nào cũng thấy “China Town,” xứ nào phát triển thương mãi nhiều thì xứ đó có nhiều người Hoa như San Francisco, Los Angeles, New York… mà không phải ở Châu Mỹ, cả đến những xứ xa xuôi như Ghana, Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania… cũng có người Hoa.
Ít khi thấy người Hoa mang ơn đất nước đã cho họ đời sống mới, chỉ thấy gián điệp Trung Cộng có mặt khắp nơi, trong các địa hạt chính trị, quốc phòng, thương mãi… Nói chung nước nào cũng sợ người Hoa!

Bị lệ thuộc Tây Ban Nha trong vòng 300 năm, gia tài văn hóa truyền thống của Mexico đã bị phá hủy, ngày nay đất nước này có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công Giáo La Mã. May mắn, với gần 1,000 năm lệ thuộc, người Việt chưa ai nói tiếng Hoa, có chữ viết, phong tục riêng, chiếc áo dài có thể gài bên tay phải thay vì gài nút bên tay trái, nhưng rõ ràng là chúng ta chưa “mất gốc.”
Tuy trong đời sống của mỗi người Việt Nam hình như đều có một chút văn hóa người Hoa, một ấm trà, một câu thơ, một bức tranh thủy mạc, coi tuồng Hồ Quảng, hương khói, nhang đèn mù mịt, ngày nay người ta đem cả đoàn lân vào trong chánh điện nhà chùa, nhưng rồi cuối cùng trong bữa cơm cũng phải có một chén nước mắm thay vì… xì dầu.


Nancy Quách chuyển