lundi 13 août 2018

CẦN GIỜ VN 11-2017


 Chờ đi Cần Giờ












 








Cần Giờ thuộc tỉnh Gia Định



 






trên đường ra bãi biển Cần Giờ






 sắp đến rồi

























 Ông Cụ kể về sự đổi thay của vùng bãi biển này



















 



























Cần Giờ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jump to navigationJump to search
Huyện Cần Giờ
Huyện
VN-F-HC-HCG position in metropolitan area.png
Vị trí Huyện Cần Giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa lý
Tọa độ10°30′43″B 106°52′50″ĐTọa độ10°30′43″B 106°52′50″Đ
Diện tích704 km²[1]
Dân số (2010)
 Tổng cộng70.697 người[1]
 Mật độ100 người/km²[1]
Dân tộcKinh, Hoa...
Hành chính
Quốc giaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Huyện lỵCần Thạnh
Chính quyền
 Chủ tịch UBNDHuỳnh Cách mạng
 Bí thư Huyện ủyNguyễn Thị Kim Dung
Đại biểu quốc hội
Mã hành chính787[2]
WebsiteHuyện Cần Giờ
Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km.
  • Vào năm 2009, huyện có số dân là 68.213 người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm.

Rừng Cần Giờ

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện gồm 1 thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới ĐôngBình KhánhLong HòaLý NhơnTam Thôn HiệpThạnh An.
Ngoài ra, huyện này có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Bãi biển Cần Giờ
Ngày 18 tháng 12 năm 1872, thực dân Pháp thành lập tổng Cần Giờ gồm 05 làng, từ phần đất cắt ra của hai tổng: Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ vốn thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định vào thời nhà Nguyễn độc lập.
Ngày 28 tháng 2 năm 1875, thành lập thêm tổng An Thít do chia tách từ tổng Cần Giờ.
Tỉnh Gia Định từ ngày 1 tháng 1 năm 1911 chia thành 4 quận: Hóc MônThủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Quận Nhà Bè có bốn tổng: Bình Trị Hạ, Dương Hòa Hạ, An Thít (còn gọi là An Thịt) và Cần Giờ.
Ngày 3 tháng 5 năm 1947, hai tổng: Cần Giờ và An Thít của quận Nhà Bè tách khỏi tỉnh Gia Định, chuyển sang thuộc tỉnh Vũng Tàu, lập mới quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu (đến năm 1952 tỉnh này đổi thành thị xã Vũng Tàu). Quận Cần Giờ gồm 2 tổng: Cần Giờ và An Thít.

Giai đoạn 1956-1976[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, quận Cần Giờ (gồm hai tổng: Cần Giờ và An Thít) thuộc thị xã Vũng Tàu. Ngày 3 tháng 1 năm 1957, do thị xã này giải thể, quận Cần Giờ bị phân ra: tổng An Thít giải thể, các xã của tổng này nhập vào tổng Dương Hòa Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An; quận còn lại tổng Cần Giờ chuyển sang trực thuộc tỉnh Phước Tuy (tên gọi mới của tỉnh Bà Rịa lúc đó). Quận Cần Giờ gồm 05 xã: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Thạnh An và Tân Thạnh và 10 ấp. Quận lỵ đặt tại xã Cần Thạnh.
Ngày 30 tháng 8 năm 1957, tái lập tổng An Thít thuộc quận Cần Giuộc, gồm bốn xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp của tổng Dương Hòa Hạ.
Ngày 29 tháng 1 năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập mới quận Quảng Xuyên thuộc tỉnh Phước Tuy, trên cơ sở tổng An Thít tách từ quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Quận Quảng Xuyên bao gồm 04 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Quận lỵ đặt tại xã An Thới Đông.
Ngày 9 tháng 9 năm 1960, hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên của tỉnh Phước Tuy chuyển sang thuộc tỉnh Biên Hoà.
Ngày 17 tháng 11 năm 1965, hai quận Quảng Xuyên và Cần Giờ được cắt từ tỉnh Biên Hoà nhập vào tỉnh Gia Định:
  • Quận Cần Giờ gồm 05 xã: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Thạnh An và Tân Thạnh;
  • Quận Quảng Xuyên gồm 04 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp.
Sự phân chia hành chính này của quận Cần Giờ và quận Quảng Xuyên vẫn giữ ổn định cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Biển Cần Giờ

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, huyện Cần Giờ vẫn thuộc tỉnh Gia Định như cũ. Huyện Cần Giờ có địa bàn tương đương với hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa gộp lại.
Từ ngày 5 tháng 7 năm 1968, sáp nhập huyện Cần Giờ với hai xã Phú Hữu, Phước Khánh của huyện Nhơn Trạchtỉnh Biên Hòa và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa để lập huyện Duyên Hải trực thuộc tỉnh Biên Hòa.
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Biên Hòanhư trước cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1976, huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai (tỉnh mới được thành lập do hợp nhất tỉnh Biên Hòatỉnh Bà Rịa và tỉnh Long Khánh trước đó).
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Duyên Hải được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ theo nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 4). Huyện Duyên Hải có 07 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Cần Thạnh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An. Trước đây huyện này có 09 xã, trong thời gian thuộc tỉnh Đồng Nai, chính quyền đã nhập xã Tân Thạnh vào xã Thạnh An; sáp nhập hai xã: Đồng Hòa và Long Thạnh với nhau, thành xã Long Hòa.
Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện lấy lại tên cũ là huyện Cần Giờ (theo quyết định số 406-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ngày 5 tháng 11 năm 2003Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP[3] về việc thành lập thị trấn Cần Thạnh - thị trấn huyện lỵ huyện Cần Giờ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cần Thạnh. Thị trấn Cần Thạnh có 2.408,93 ha diện tích tự nhiên và 9.834 nhân khẩu. Như thế huyện Cần Giờ bao gồm 01 thị trấn và 06 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Chùa[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cần Giờ có 8 ngôi chùa; 2 chùa thuộc phái Tịnh Độ Cư sĩ; Chỉ có Chùa Hải Đức (thị trấn Cần Thạnh), Chùa Quang Minh Như Lai (xã Bình Khánh) và Chùa Nhơn Hòa (xã Lý Nhơn) là có tu sĩ trụ trì. Chùa Thạnh Phước (Chùa Cây Me) ở thị trấn Cần Thạnh là chùa cổ hơn cả.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

^ Theo Tập bản đồ Hành chính Việt NamNhà xuất bản Bản đồ, 9/2005.
  1. a ă â Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân chia theo quận, huyện, Theo Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.
  2. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.