vendredi 14 juin 2019

Đi tìm “Động Hoa Vàng” của Phạm Thiên Thư:

Đi tìm “Động Hoa Vàng” của Phạm Thiên Thư: 
Rằng xưa có gã từ quan…
Những ai say đắm bài thơ Động Hoa Vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát bất tử “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng”.
Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long chính là “động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.
Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam…
Ngẫm về chốn cũ
Chúng tôi tìm gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư khi ông đã chuyển về sống cùng người vợ thứ ba trong căn nhà nhỏ trên đường Hồng Lĩnh, thuộc khu cư xá Bắc Hải (Q.10).
Tầng dưới của ngôi nhà ông mở quán cà phê đặt tên Hoa Vàng, luôn vang tiếng dương cầm réo rắt. Phía trước quán, ông để vài cái ghế, và đó cũng là chỗ ngồi thường xuyên của ông.
Gặp Phạm Thiên Thư bây giờ, thật đúng như hình dung của chúng tôi về một nhà thơ – tu sĩ khi tuổi đã về già. Mặc bộ đồ giản dị, ông ngồi dưới giàn dây leo râm mát với một cuốn sách cũ, cặm cụi ghi ghi chép chép. Trước mặt ông đặt một tảng đá, cắm những bông cúc vàng.
Có lẽ cuộc đời người thi sĩ hằn sâu, ấn tượng với cảnh hoa vàng, nên mỗi địa điểm cư ngụ ông đều để hoa vàng như một biểu tượng của ký ức. Trong số đó có căn nhà trong hẻm Trần Kế Xương, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm.
Có thể nói hình ảnh hoa vàng xuất hiện dày đặc trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó trở thành một biểu tượng xuyên suốt, một nỗi hoài niệm.
Ông kể: “Năm 1942 khi cả gia đình còn ở xã Chi Ngãi, huyện Chí Linh (Hải Dương), bố tôi mua hẳn ngọn đồi Phượng Hoàng. Hoa cúc dại vàng mênh mông, bát ngát chạy dài che khuất đường chân trời”.
Năm 14 tuổi, ông theo mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại khu Tân Định. Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học Trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời kinh tiếng kệ.
Năm 1968, gia đình nhà thơ mua 400m2 đất ở khu cù lao. Rồi ông sáng tác thi phẩm Động Hoa Vàng với 100 đoạn thơ.
Mỗi đoản khúc là một tiếng hót của loài dị điểu, sẵn sàng yêu và chết, và để tiếng hót của mình rơi rụng trên sông.
Trong thời gian sống cùng bà Tuệ Mai (con gái Á nam Trần Tuấn Khải), ông bà thường đọc thơ cùng nhau ở nơi này. Lúc đó Phạm Thiên Thư đã nổi tiếng với tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh. Ông từng tu hành 7-8 năm ở chùa Vạn Thọ, gần kênh Nhiêu Lộc.
Động hoa vàng trong ký ức
Chính vì tuổi cao, lại trải một qua cơn bệnh cách đây chưa lâu, nhà thơ Phạm Thiên Thư không còn nhớ được nhiều. Nhưng khi nghe nhắc về “động hoa vàng” ở căn nhà cũ nơi cù lao thơ mộng, nhà thơ gọi tên người bạn thân thiết: tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông và Phạm Thiên Thư biết nhau từ những năm tháng tuổi đôi mươi, khi bắt đầu chung nhóm nghiên cứu về văn hóa.
Có lần cha của ông Nhã qua cầu bị té xuống kênh, chính Phạm Thiên Thư vì nhà trổ cửa nhìn ra sông trông thấy nên hô hào người dân kéo lên bờ. Tiến sĩ Nhã kể nhà ông và nhà Phạm Thiên Thư ở gần nhau.
Khi nghe nhắc về cây hoa vàng, ông Nhã xác nhận đúng là trước đây ở đầu ngõ nhà của nhà thơ có cây hoa vàng rực, khung cảnh nên thơ vô cùng.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư lúc còn trẻ chụp trước căn nhà có cây hoa vàng trong khu cù lao Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận mà ông gắn bó nhiều năm 
Năm 1968, nơi này gọi là đường Hàng Keo. Nhà Phạm Thiên Thư có hình chữ L, ở cuối xóm. Ông làm một cái gác nhỏ, nhìn ra hướng sông.
Ông nói đó là động hoa vàng, có chuẩn bị hoa cỏ, đèn dầu, thuốc lá cho bạn bè thân hữu mỗi khi ghé chơi (Phạm Duy, Trụ Vũ, Bùi Giáng, Sơn Nam, Nguyễn Nhã…).
“Căn gác gỗ của Phạm Thiên Thư rất thơ mộng, cửa sổ trổ ra balcon nhìn về hướng mặt trăng. Căn gác trang trí mây tre cũng là sự hữu ý của Phạm Thiên Thư vì nhà thơ rất đề cao tính truyền thống, yêu thích hình ảnh cây tre khi gió mạnh thì cúi rạp người nhưng khi cần chiến đấu thì có thể chặt thành từng đoạn cắm dưới lòng sông” – ông Nhã kể.
Thi thoảng, ông Nguyễn Nhã cũng ghé đến quán cà phê Hoa Vàng hiện nay để thăm người bạn già Phạm Thiên Thư. Trong mắt ông, Phạm Thiên Thư là người giản dị, yêu sâu đậm đất nước qua những vần thơ giàu tính truyền thống, hòa nhã với bạn bè thân hữu.
Duyên kỳ ngộ Phạm Thiên Thư – Phạm Duy
Trong những năm sống ở khu cù lao, Phạm Thiên Thư và nhạc sĩ Phạm Duy có mối liên hệ mật thiết. Cách đây hơn 40 năm, Phạm Duy đã lui tới căn gác của Phạm Thiên Thư để phổ nhạc một số bài thơ của ông.
Năm 1971, Phạm Duy đã phổ nhạc 10 bài đạo ca của Phạm Thiên Thư mà chính nhà thơ đã nhận xét rằng cách phổ nhạc rất hay.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết thi thoảng khi ghé nhà Phạm Thiên Thư, ông cũng gặp nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ và nhà thơ bàn về nhạc, về thơ say sưa, tâm đầu ý hợp.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ khá nhiều bài thơ của Phạm Thiên Thư, có thể kể đến Động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu… Thậm chí giữa Phạm Thiên Thư và người nhạc sĩ hơn ông 20 tuổi đã có mối tri kỷ từ những ngày đầu mới gặp.
Khi Phạm Thiên Thư còn tu tập trong chùa, nhạc sĩ Phạm Duy có ghé vào thăm. Họ cũng đã nhiều lần chia sẻ những dự định, những trăn trở về đường sáng tác, về nỗi cô đơn trong cuộc đời.
Về mối lương duyên với Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy kể trong cuốn Vang Vọng Một Thời:
“Sau vụ Tết Mậu Thân, tức là khoảng 1969 – 1970, giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn bị dao động trước những biến cố của đất nước, có chủ trương trở về nguồn. Cơ sở văn nghệ hoặc tập san đều chọn những tên thấm nhuần tinh thần về nguồn: An Tiêm, Ca Dao, Giữ Thơm Quê Mẹ… Trong văn có Lý Chánh Trung với cuốn Tìm Về Dân Tộc, có Người Việt Đáng Yêu của Doãn Quốc Sĩ… Trong nhạc có nhóm Tiên Rồng, nhóm Nguồn Sống và có tôi với nhạc tập Dân Ca và cuốn Biên khảo về dân nhạc.
Về nguồn, nghĩa là về với mình – về với loại nhạc của cõi tâm – thì tôi muốn thăng hoa mọi thứ lên. Lúc đó cũng có nhiều người muốn làm như tôi, ví dụ như Phạm Thiên Thư. Anh là một nhà sư trẻ (đạo danh Tuệ Không), có một đàm trường – kiểu đàm trường Viễn Kiến của Nguyễn Đức Quỳnh – để bạn bè tới nói chuyện văn nghệ. Tất cả đều rất trẻ nhưng cung cách của họ giống như các ông cụ non. Tuy nhiên khi đàm luận với nhau, họ không có gì là lúng túng hết. Họ rất ung dung và họ cũng rất già dặn trong tâm hồn, bởi vì họ già trước tuổi. Khi phải sống dưới biết bao nhiêu đe dọa, cũng như trong hoàn cảnh kinh tế sa sút, họ chỉ còn có cách trốn vào một đàm trường, vào một cái vỏ trong đó họ có thể ung dung ngồi nói chuyện thi phú, nói chuyện tư tưởng, những chuyện nhẹ nhàng bên trong với nhau, không lý gì đến chuyện bên ngoài và không cần phải ai biết đến họ.
Sự gặp gỡ của tôi với Phạm Thiên Thư – mà thi sĩ gọi là của một ngọn núi và một đám mây – là nhờ ông Nguyễn Đức Quỳnh. Vào năm 1971, ông Quỳnh bị ung thư dạ dày và vào nằm trong bệnh viện cho hai bác sĩ Phạm Biểu Tâm và Trần Ngọc Ninh cứu chữa. Ngày tôi tới thăm ông tại bệnh viện thì gặp Phạm Thiên Thư ở đó. Và chúng tôi yêu mến nhau ngay.
Sau đó, chúng tôi gặp nhau gần như hằng ngày. Gặp tu sĩ Tuệ Không kiêm thi sĩ Phạm Thiên Thư là tôi như thoát xác, vượt ra khỏi những đắng cay, chán chường và bế tắc của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca. Phạm Thiên Thư đưa cho tôi tập thơ Ðưa Em Tìm Động Hoa Vàng hay bài thơ Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu… để tôi phổ thành những bài hát thanh cao nhất của thời đại. Ðối với tôi lúc đó, hình ảnh thiền, chùa, động hoa vàng thật là mát mẻ và rất cần thiết. Bài Ðưa Em Tìm Động Hoa Vàng được rút ra từ mấy trăm câu thơ của thi sĩ, và ta chỉ cần có ba đoạn ca là nói lên hết được cái cảnh ngày xưa, có kẻ từ quan, lên non tìm động hoa vàng… Ðể làm gì? Không phải chỉ để nhớ nhau mà chính ra là để ẩn náu vậy”. 
Bài thơ Động Hoa Vàng với 100 đoạn, 400 câu, chứng tỏ sự tài hoa của tác giả, nhưng ít người quan tâm đến nét thâm trầm của những câu thơ, diễn tả giấc mơ thoát tục của con người trong một giai đoạn nhiễu nhương, đồng thời niềm hoài vọng hướng về quá khứ xa xưa của dân tộc, nhớ nhung nhiều kỷ niệm cũ càng, có thật hay hư tưởng, từ quê hương thôn dã, một thuở thanh bình đã phôi pha.
Rằng xưa có gã từ quan…
Muốn từ quan thì phải làm quan, thường là quan to, bậc khoa bảng, thành phần giai cấp quyền lực. Tác giả đã hạ giá danh vọng bằng từ “gã” bình dân, thân mật.
Lên non tìm động hoa vàng ngú say
Trong lối hiểu thông thường, thì ngủ say đây là cách quên công danh, những hệ lụy công danh, mà cũng là cách quên đời:
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan… 
Nói chung, bài Động Hoa Vàng là bài ca siêu thoát, giữa xã hội và thời sự đảo điên, những lời thơ chấp chới đào vong vào một giấc mơ dài, kết nối nhiều hình ảnh thi vị của một trần gian xa cách. Quê hương thanh bình, con người an vui, trong một nền văn hóa đã quá khứ. Hạnh phúc đơn sơ :
Ngày xưa trên giậu vàng hoa
Chiều chiều kê chõng nằm ra ngó trời
Người đọc, nhất là người nghe nhạc, chú ý đến những câu thơ tình trong bài. Ái tình ở đây chỉ làm đề tài cho thơ hồi tưởng. Những cô áo hồng, áo xanh phơ phất, cho dù có mang một ít sắc màu ký ức, cũng chỉ là đề tài thi ca, kết hợp nhuần nhuyễn với toàn bộ tập thơ. Tình yêu ở đây là mơ mộng, trắc trở, xa cách, nhớ nhung.
Có lúc chàng kể :
Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa
Hồi khác chàng lại kể :
Từ hôm em bỏ theo chồng
Áo trắng em cất áo hồng em mang
Thì không ai biết cô nàng mặc áo màu gì. Thậm chí nàng có thực hay không, hoặc nàng chỉ là ảo ảnh của thiên nhiên, thường xuyên thay áo.
Khi tình yêu chỉ là điển cố văn chương, như mượn ý ca dao, Phạm Thiên Thư vẫn có thể làm được câu thơ hay:
Thôi thì em chẳng yêu tôi,
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng
Có lúc chữ nghĩa gây nên tình cảm thê thiết :
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi.
Ý thơ dàn trải, không có gì cao siêu. Nhưng lời thơ da diết, luyến láy, dằn vặt. Nhạc sĩ Phạm Duy đã thể hiện tài phổ thơ của mình bằng cách “nhặt” ra những câu khúc chiết nhất trong bài thơ rất dài để viết thành 1 bài hát bất hủ, chắp cánh cho tên tuổi của bài thơ và tác giả bài thơ bay cao trong bầu trời nghệ thuật miền Nam.
Phạm Thiên Thư viết Động Hoa Vàng những ngày đầu ngấm giáo lý nhà Phật, như đánh dấu mình vào một cõi của chính mình trong thi đàn. Dĩ nhiên, Động Hoa Vàng chưa hẳn là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời viết của ông, nhưng nó đã làm nên một ‘thương hiệu’ của Phạm Thiên Thư. Những câu thơ đẩy cái đạo đời bềnh bồng trên cõi Phật, làm hiện hữu cuộc đời đáng sống trong mênh mang bao la của phù vân hư ảo:
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên giục bây giờ chim đi…
Nhiều người đã cho rằng Phạm Thiên Thư đi tu mà lòng vẫn hướng về cõi tục. Ông chỉ cười: ‘Tôi tu theo cách của mình, tu để sống cuộc đời của mình, nuôi dưỡng lối tư duy và trí tuệ của mình’. Quả thực là từ cõi Phật, ông đã làm được những điều đáng nể: thi hóa kinh Phật, sáng tác những thi phẩm hay và đẹp thuộc diện hiếm hoi trong văn học Việt Nam… Thơ của ông được nhiều người có tên tuổi trong giới và rất nhiều bạn đọc mến mộ…”
Trích đoạn từ tập thơ “Động Hoa Vàng”
Ừ thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông
Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa
Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu
Đêm dài ươm ngát nhụy hoa
Chim kêu cửa mộ trăng tà gõ bia
Em ơi rủ tóc mây về
Nhìn trăng nỡ để lời thề gió bay
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên dục bây giờ chim di
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe dường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc trên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say.
Bài hát “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chảy một giòng thôi
Mấy đầu sông thấm tóc người cuối sông
Nhớ xưa em chửa theo chồng
Mùa Xuân may áo áo hồng đào rơi
Mùa Thu em mặc áo da trời
Sang Đông lại khoác lên người áo hoa
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng
Thôi thì thôi mộ người tà dương
Thôi thì thôi nhé… đoạn trường thế thôi
Nhớ xưa em rũ tóc thề
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi Tây hững hờ
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu.
Theo nhacxua.vn 
Ngọc Hà 🌷

 Sưu tầm Mai Ngọc Dung

Nancy Quách chuyển 



Cụ ông 111 tuổi chia sẻ 5 bí quyết sống thọ

Cụ ông 111 tuổi chia sẻ 5 bí quyết sống thọ


Cụ Chu Hữu Quang sinh năm 1906, tháng 1 vừa qua cụ đã trải qua sinh nhật lần thứ 111. Có thể nói rằng một đời của cụ bằng nhiều cuộc đời của người khác.

Trước năm cụ Chu 50 tuổi, cụ theo ngành kinh tế, là giáo sư kinh tế học và nhà tiền tệ học.. Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang theo đuổi ngành ngôn ngữ học, cụ đã dùng 3 năm để phát minh ra “Bính âm Hán ngữ” mà chúng ta thường dùng ngày nay. Cụ Chu được gọi là “cha đẻ của Bính âm Hán ngữ”. Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn đó là nhà vật lý học lỗi lạc thế giới Albert Einstein đã từng gặp cụ hai lần.


Cụ Chu Hữu Quang, 111 tuổi.

Nếu so về thành tựu một đời thì số tuổi 111 của cụ mới khiến mọi người bất ngờ hơn. Sau năm 100 tuổi, cụ còn viết sách, xuất bản sách, bây giờ dù đã 111 tuổi nhưng cụ vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt. Nói đến việc sống thọ, cụ đã tổng kết ra 5 bí quyết sau:


1.. Con người ta không chết vì đói mà chết vì ăn, tôi không ăn đồ bổ.

Tôi không ăn đồ bổ, những thứ bổ dưỡng mà người ta tặng tôi cũng không ăn. Trước đây tôi làm việc ở ngân hàng, có rất nhiều người mời mọc, có vài người cố mà ăn, nhưng tôi thì không ăn lung tung như thế. Còn nhớ trước đây tôi có một bác sĩ cố vấn ở Thượng Hải, ông ấy bảo tôi rằng đa số chúng ta không chết vì đói mà chết vì ăn, ăn những thứ bậy bạ không tốt cho sức khỏe, trên bàn tiệc có rất nhiều thứ ăn vào rồi thì nên nôn ra..

Tục ngữ có câu “bệnh từ miệng mà ra”, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, chẳng phải bệnh nào cũng do ăn uống mà ra hay sao? Cơ thể không cần còn cố mà ăn thì sẽ hại ngược lại cơ thể. Ăn uống phải điều độ, đa số người ta không chết vì đói mà chỉ có ăn mà chuốc lấy bệnh. Trong việc ăn uống, không nên ăn quá nhiều món mặn, đừng ăn thịt thà dầu mỡ nhiều, chủ yếu nên ăn bốn loại đó là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ.


Nhưng sữa và trứng gà cũng không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày một quả trứng gà, sáng và chiều đều uống một ly hồng trà.


2.. Nhẹ lòng thì sống lâu, gặp phải chuyện gì tôi cũng không tức giận.

Tôi xem mọi thứ của cải, vật ngoại thân rất nhẹ nhàng. Nhà Phật có câu, người coi trọng vật ngoại thân quá nặng nề thì tinh thần của người đó sẽ càng khổ sở. Rất nhiều năm trước tôi mắc chứng mất ngủ, ngủ không ngon. Đến thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, tôi bị đưa về nông thôn, vừa khỏe ra lại chữa được bệnh mất ngủ, cho đến bây giờ tôi cũng không bị mất ngủ nữa. Vì thế tôi và bà nhà đều tin một câu: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc”(Nghĩa bóng: Họa phúc ở đời khó mà lường trước được). Gặp phải bất cứ việc gì không thuận lợi cũng đừng thất vọng, đừng tức giận.




Dù đã 111 tuổi nhưng cụ Chu vẫn kiên trì viết lách, không hề bị lẫn, mắt không hề mờ, ăn được uống được, sức khỏe cực kỳ tốt.

Có hai câu mà tôi thường hay nói: “Thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ” (Gặp phải những việc ngoài dự liệu cũng đừng hoảng loạn, đừng tức giận vì những việc vô duyên vô cớ). Đây là danh ngôn triết lý của cổ nhân, rất có lý lẽ. Quý Tiện Lâm từng viết trong quyển “Ngưu Bàng tạp ức”, dù có bị buộc tội, đừng tức giận, đừng hoảng loạn. Đây là một thử thách sự kiềm chế và công phu của chúng ta. Muốn sống thọ thì phải biết kiềm chế, đừng để lỗi lầm của người khác trừng phạt chính mình.


3.. Sống càng giản dị càng tốt!

Cuộc sống của tôi bây giờ chỉ có ngủ, ăn, đọc sách, viết lách. Mỗi tháng tôi đăng một bài viết lên báo.

Về việc ăn uống, chủ yếu tôi ăn bốn thứ là trứng gà, rau xanh, sữa và đậu hũ. Quần áo mặc cũng đơn giản, những thứ quần áo đẹp đẽ người ta tặng thì chẳng có dịp để mặc, bởi vì không hay ra ngoài, mà mặc vào thì cũng thấy không hợp. Tôi cũng ít đi du lịch, chỉ ở nhà viết lách, uống trà, đọc sách, tu thân dưỡng tính.

Trước đây, người ta thường cho rằng, một người không thể sống thọ nếu khi còn trẻ sức khỏe không được tốt. Lúc tôi còn trẻ từng bị lao phổi, bị chứng trầm cảm. Khi kết hôn thì mẹ tôi bí mật tìm một vị thầy bói xem tướng số cho tôi, nói rằng hai vợ chồng tôi chỉ sống được đến 35 tuổi, chúng tôi liền cười cười. Tôi thấy rằng ông thầy bói không nói sai đâu, chỉ là chúng tôi đã tự cải biến số mạng của chính mình thôi.




Cuộc sống của chúng tôi khá là giản dị, có quy củ, không ăn lung tung, không hút thuốc, không uống rượu, có uống thì cũng chỉ uống chút bia. Trước đây có khách thì chúng tôi phải mời thuốc, mua rất nhiều nhưng đều chỉ mời khách hút, chúng tôi thì không. Chúng tôi muốn sống có quy củ, đầu phải suy nghĩ nhẹ nhàng, gặp phải nhiều việc khó khăn, cứ nghĩ thoáng gì sẽ không có vấn đề gì nữa.


4.. Cho đến già tôi vẫn luôn kiên trì “3 không”

Một là không lập di chúc, hai là không mừng sinh nhật, ba là không ăn Tết. Không lập di chúc – gia đình hòa thuận, không mừng sinh nhật – quên đi số tuổi, không tổ chức ăn Tết – cuộc sống thanh đạm.

Cuộc sống hằng ngày càng giản dị càng tốt, nhu cầu trong cuộc sống cũng càng ít càng tốt.




Ảnh gia đình cụ Chu.

5.. Đời sống vợ chồng phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”

Lúc vợ tôi Trương Doãn Hòa (93 tuổi) còn sống, sáng trưa chiều chúng tôi đều uống trà cùng nhau. Tôi thích uống cà phê còn bà ấy thích uống trà xanh, cùng nâng chén cung kính. Quan điểm của chúng tôi là cuộc sống vợ chồng chẳng những phải có yêu thương mà còn phải kính trọng nhau, “coi nhau như khách”.

Khi uống trà và cà phê, cả nhà cùng nâng ly, chỉ một động tác nhỏ này thôi nhưng chúng tôi đã kiên trì thực hiện cả đời. Tuy chỉ là một việc nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích, có thể tăng niềm vui trong cuộc sống gia đình, giúp cho gia đình ổn định hơn. Giữa vợ chồng cần phải tôn trọng lẫn nhau, đây là do người xưa truyền lại, rất đáng học tập. Vợ chồng là những người sống cùng nhau lâu nhất, mỗi ngày phải vui vẻ thì cả thể xác và tâm hồn mới khỏe mạnh được. Ngược lại, ngày ngày cãi nhau, đánh nhau, chẳng những không ai vui vẻ được mà còn gây tổn hại đến sức khỏe.



Cụ Chu Hữu Quang và vợ Trương Doãn Hòa.

Trên đời có rất nhiều chuyện không thuận lợi, nếu nhịn được thì nhịn một chút không có gì là to tát cả. Làm người thì phải nghĩ thoáng, đừng tức giận, trong gia đình có rất nhiều chuyện đều chỉ là những việc nhỏ nhặt.

Theo Secretchina
Tâm Thanh

Những điều bạn không nên làm khi vào Thánh lễ

Những điều bạn không nên làm khi vào Thánh lễ
Những chi tiết nhỏ làm cho nhà thờ trở nên khác biệt và hiệp nhất, những điều mà bạn không nên làm ở đó nhưng có thể làm ở bất cứ đâu nếu bạn muốn.

- Đừng đi trễ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.

- Đừng ăn mặc không phù hợp. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.

- Đừng vào nhà thờ mà không chào Chúa. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.

- Đừng cảm thấy uể oải khi phải cúi mình hay bái quỳ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.

- Đừng nhai kẹo cao su, ăn hay uống bất cứ gì khi đang trong Thánh lễ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.

- Đừng vươn vai hay ngồi nhoài trên ghế tựa. Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.

- Không cần bổ sung bất cứ "câu phụ thêm" nào vào các bài đọc và thánh vịnh. Nghĩa là, đừng đọc các dòng chữ đỏ, đừng đọc "Bài đọc 1" hay "Thánh vịnh đáp ca."

- Đừng làm dấu Thánh giá "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" trước khi nghe Tin Mừng. Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.

- Tuyệt đối đừng bao giờ ngồi khi đang linh mục truyền phép. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.

- Hãy cầu nguyện thầm trước Chúa Thánh Thể khi linh mục truyền phép. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con" của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.

- Đừng đọc thành tiếng "Chính nhờ Người, với Người và trong Người" (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.

- Đừng rời khỏi chỗ và đi xung quanh để chúc bình an. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.

- Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.

- Đừng nhất định đòi rước lễ từ tay linh mục mới chịu. Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh, không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là linh mục hay một thừa tác viên phụ thêm nào khác được uỷ nhiệm.

- Sau khi rước lễ, đừng nói chuyện với ai hết. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.

- Hãy tắt điện thoại. Đừng nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.

- Hãy giữ con cái bên cạnh bạn, đừng để chạy lung tung. Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.

- Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.

Theo Aleteia
Gioakim Nguyễn lược dịch

La pensée positive pour être en meilleure santé

La pensée positive pour être en meilleure santé

Apparue dans les années 1950, la pensée positive permettrait de rester en bonne santé physique et mentale, augmenterait la longévité et favoriserait le succès dans la vie personnelle et professionnelle. Qu'est-ce que la pensée positive ? Quels sont ses bienfaits ? Zoom sur ce mouvement en pleine expansion.

La pensée positive, c'est quoi ?

La pensée positive, c'est quoi ?
Ce concept est né au milieu du XXème siècle, notamment avec la parution en 1952 de l’ouvrage « Puissance de la pensée positive » de Vincent Norman Peale, pasteur et auteur américain. Bien qu’il se soit vendu à plusieurs millions d’exemplaires, il reste à cette époque un grand sujet de controverse : on reproche à l’ouvrage de trop s’adresser aux croyants du christianisme.
La pensée positive est étroitement liée avec la notion d’optimisme, une personne qui perçoit le monde de manière positive et qui voit le « bon côté des choses » se sentira en meilleure santé mentale et physique qu’une personne qui pense négativement, anxieuse, voire déprimée. La pensée positive n’est pas un concept nouveau, la méthode Coué, mise au point par le pharmacien et psychologue Français Emile Coué, a été présentée pour la toute première fois en 1926 dans l’ouvrage « La maîtrise de soi-même par l’autosuggestion conscient ». C’est une méthode thérapeutique fondée sur l’autosuggestion et qui a pour objectif de faire adhérer le patient aux idées positives. En répétant une vingtaine de fois par jour des messages positifs du type « je suis heureux » ou « je vais de mieux en mieux », l’individu est censé accéder au bien-être et atteindre une santé optimale.
Au milieu des années 60, Norman Cousins, un professeur et journaliste américain, est frappé par une maladie arthritique soi-disant incurable et extrêmement douloureuse. Son état de santé se dégradant très rapidement, il décide d’utiliser la pensée positive et la thérapie par le rire pour favoriser sa guérison. La méthode thérapeutique consistait à visionner régulièrement des films comiques et à consommer en grande quantité de la vitamine C. Six mois plus tard, Norman Cousins était complètement guéri.
Bon à savoir : La pensée positive ne doit pas être confondue avec la psychologie positive.
 La pensée positive tire ses origines d’une série d’ouvrages rédigés par des non-spécialistes 
tandis que la psychologie positive est fondée sur l’étude scientifique empirique et reproductible1.
Bien que la psychologie positive reconnaisse certains bienfaits de la pensée positive (meilleur
moral, amélioration des performances, facteur de réussite…), elle prend également en compte 
dans ses recherches les effets de la pensée négative et des troubles psychiques (dépression, 
anxiété, traumatismes…) sur la santé et le comportement humain.

Les principes de la pensée positive

Les principes de la pensée positive
En se basant sur des émotions agréables, la pensée positive permettrait d’atteindre un meilleur bien-être général, elle rendrait également plus performant et augmenterait les chances de réussite dans la vie professionnelle et personnelle. En d’autres mots, il s’agit de rester optimiste en toutes circonstances. A contrario, une personne dont les pensées sont souvent négatives se décourage vite et atteint difficilement les objectifs qu’elle s’est fixée. La pensée négative freinerait la réussite et favoriserait les états dépressifs. 
La pensée positive n’est pas un concept inné, il est nécessaire d’effectuer un travail sur soi-même pour réussir à l’assimiler. Tout d’abord, il faut apprendre à créer des pensées et des émotions positives : par exemple, face à une situation difficile, il faut se dire « je vais atteindre mes objectifs », « je peux le faire facilement » ou « je crois en mes capacités. » Les phrases construites dans une forme positive et formulées au présent de l’indicatif doivent être préférées aux phrases à connotation négative et formulées au futur simple (« je réussis petit à petit à diminuer la cigarette » plutôt que « « je ne fumerais plus. ») Il s’agit ensuite de répéter régulièrement ces pensées positives afin de les intégrer, petit à petit, au subconscient.
L’autosuggestion ne suffit pas, la pensée positive repose sur 2 autres principes fondamentaux

Vivre mieux et plus longtemps avec la pensée positive ?

Vivre mieux et plus longtemps avec la pensée positive ?
De nos jours, de plus en plus de chercheurs se penchent sur la question de la pensée positive pour avoir une meilleure santé physique et mentale. En 2002, une étude américaine menée auprès de 660 personnes a montré que l’optimisme et la pensée positive permettaient de vivre plus longtemps et en meilleure santé. Les chercheurs ont comparé les réponses données par les participants en 1975 lors d’une enquête longitudinale sur le vieillissement et la retraite, puis ils les ont corrélés aux données de mortalité, plus précisément à l’âge auquel certains participants sont décédés. Toutes les personnes qui avaient une perception positive du vieillissement ont vécu en moyenne 7,5 années de plus que celles qui se sont montrées plus pessimistes, indépendamment d’autres facteurs de risque tels que l’âge, le sexe, la santé fonctionnelle, la solitude…
Une autre étude2 de l’Université du Wisconsin-Madison, publiée en 2003 et menée auprès de 52 personnes âgées entre 57 et 60 ans a démontré que le système immunitaire était plus performant chez celles qui percevaient la vie de manière positive. Au cours de cette étude, les chercheurs ont vaccinés tous les participants contre le virus de la grippe mais avant la vaccination, ils ont enregistré leur activité cérébrale en même temps que les sujets se remémoraient un souvenir heureux et un souvenir triste. Les participants ont dû également écrire pendant 5 minutes sur ces différents souvenirs pendant que leur activité cérébrale était enregistrée. Six mois plus tard, les résultats de l’étude ont révélé que les personnes qui présentaient une plus grande activité dans la partie gauche du cortex préfrontal, partie cérébrale associée aux émotions positives, avaient un nombre d’anticorps contre la grippe beaucoup plus élevé que celles chez qui l’activité dans la partie droite du cortex préfrontal (= émotions négatives) était plus importante.

Un sommeil suffisant favorable à la pensée positive

Un sommeil suffisant favorable à  la pensée positive
Un sommeil suffisant et de qualité favoriserait les pensées positives et chasserait, à l’inverse, les pensées négatives répétitives. C’est ce que révèle une récente étude menée à l’Université de Binghamton auprès d’une centaine d’étudiants. Pendant plusieurs mois, les participants ont dû répondre à des questionnaires sur la durée et la qualité de leur sommeil, ils ont également été soumis à plusieurs exercices sur ordinateur censés évaluer la fréquence et l’intensité des pensées négatives. Les résultats ont démontré que les participants qui avaient une meilleure qualité de sommeil et qui se couchaient régulièrement plus tôt étaient moins sujets aux pensées noires et donc moins anxieux que ceux chez qui le sommeil s’avérait insuffisant et de mauvaise qualité. 
Selon les chercheurs, la pensée négative répétitive, un des symptômes majeurs du stress chronique, de l’anxiété, voire de la dépression, survient généralement en fin de soirée. De ce fait, aller se coucher un peu plus tôt qu’à l’accoutumée permettrait de bloquer l’apparition des pensées négatives et intrusives. Finalement, un sommeil suffisant et de qualité serait un allié de choix pour développer la pensée positive et se sentir mieux au quotidien.
Prudence tout de même, une récente étude canadienne3 a révélé que la pensée positive entraînerait de légers bénéfices chez les personnes ayant une bonne estime d’elles-mêmes mais pas chez celles qui ont une faible estime d’elles-mêmes. La méthode de l’autosuggestion aggraverait même l’état d’esprit dans lequel se trouvent les personnes qui pensent ne rien valoir.
  • L’émotion. Ressentir des émotions positives (joie, satisfaction, humour, amitié, amour…) pendant la formulation permet de renforcer les pensées positives. 
  • La conviction. Se convaincre de la véracité des formulations facilite l’intégration des pensées positives. Il faut croire en ce que l’on dit ou pense, tout comme un acteur rentre dans la peau de son personnage et convainc le public.

Phó Đề Đốc Mỹ gốc Việt Nam Cộng hòa đầu tiên Nguyễn Từ Huấn


Hải Quân Đại Tá Mỹ Nguyễn Từ Huấn (bé trai bị thương và đã được cứu sống trong vụ tên VC Bảy Lốp giết chết toàn gia đình Trung Tá VNCH Nguyễn Tuấn) được đề cử lên chức vụ Phó Đề Đốc Hải Quân Mỹ (Rear Admiral, tương đương với Chuẩn Tướng) trong năm nay, Tháng 6, 2019.

Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp chỉ huy tấn công trại Phù Ðổng của binh chủng Thiết Giáp VNCH. Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, dùng vợ con của TrT Tuấn để áp lực bắt Ông chỉ dẫn cách sử dụng xe tăng còn lại trong trại. TrT Tuấn từ chối, Bảy Lốp đã giết chết toàn thể gia đình Ông, gồm cả bà mẹ già của Ông đã 80 tuổi, chỉ có một bé trai bị thương nặng và sau đó đã được cứu sống. Và bé trai đó chính là Hải quân Đại Tá Nguyễn Từ Huấn.


Phó Đề Đốc Mỹ gốc Việt Nam Cộng hòa đầu tiên

Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn vừa được Tổng thống Trump đề cử thăng cấp Phó Đề Đốc Mỹ gốc Việt Nam Cộng hòa đầu tiên trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông được thăng cấp Đại Tá 5 năm về trước. 
Phó Đề Đốc = Rear Admiral (lower half) RDML --VN International 

Mậu Thân 1968, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp chỉ huy tấn công trại Phù Ðổng của Binh chủng Thiết Giáp. Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, dùng vợ con của Trung tá Tuấn để áp lực bắt Trung tá Tuấn chỉ dẫn cách xử dụng xe tăng còn lại trong trại.. Trung Tá Nguyễn Tuấn từ chối, Bảy Lốp đã giết chết toàn gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn, gồm cả bà mẹ già của Trung tá Tuấn đã 80 tuổi, chỉ có một bé trai bị thương nặng và sau đó đã được cứu sống. 

Và bé trai đó chính là Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn.

lundi 10 juin 2019

Bên trong căn biệt thự xây 7 năm của Bill Gates


Tư dinh của Bill Gates nằm bên cạnh ngọn đồi nhìn ra hồ Washington ở Madina, bang Washington, Mỹ. Ngôi biệt thự này được định giá hơn 178 triệu USD trong năm 2018.

Biệt thự có tên “Xanadu 2.0” của nhà sáng lập Microsoft rộng 6.100m2 được xây cất trong 7 năm và tiêu tốn 63 triệu USD. Trước đó, Bill Gates mua mảnh đất này với giá 2 triệu USD vào năm 1988. Hiện tại, ông phải trả 1 triệu USD /năm tiền thuế cho căn nhà của mình.


Nằm giữa những ngọn đồi nhìn ra hồ Washington, tòa dinh thự lộng lẫy của người giàu thứ 2 thế giới là một công trình đồ sộ kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và công nghệ.


Gần 500.000 cây gỗ đã được dùng để xây dựng căn nhà này, gồm có cả những cây linh sam 500 tuổi. 300 công nhân đã được thuê để xây dựng căn nhà, trong đó có 100 thợ điện.


Phòng ngủ được trải thảm lông êm ái. Không những phòng ngủ mà mọi căn phòng trong nhà đều được trang bị cảm biến sức nặng, cho phép nhân viên an ninh biết được ai đang ở trong nhà chỉ qua bước chân.


Xanadu 2.0 có đến 6 gian bếp và một đầu bếp riêng. Gian bếp chính có tường bằng kính nhìn ra rừng cây bên ngoài, có hầm chứa rượu và hai quán bar nằm ở hai đầu căn phòng.


Với diện tích khổng lồ của mình, Xanadu 2.0 sẵn sàng tổ chức những bữa tiệc hoành tráng nhất trong giới tỷ phú nước Mỹ. Phòng tiếp khách của nó có sức chứa 150 người đối với tiệc ngồi và 200 người với tiệc cocktail.


Một khoảng không dài hơn 6,5 m gắn 24 màn hình TV kích cỡ 24 inch, đây được xem là một trong những căn phòng tiếp khách sang trọng và công nghệ hiện đại nhất bang Washington. Mọi thiết bị trong nhà đều được trang bị công nghệ cao, từ hệ thống cảm biến cho đến thắp sáng. Đèn tự động bật và tắt khi bạn vào hay ra khỏi phòng.


Hệ thống cảm biến công nghệ cao giúp người ở có thể điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng trong phòng. Khi đến căn nhà, khách ở được phát một tấm điều khiển tương tác với các cảm biến được lắp khắp nhà. Họ có thể vào mục nhiệt độ và ánh sáng để điều chỉnh theo ý muốn. Hệ thống loa lắp sau tường sẽ phát nhạc theo mỗi bước chân qua các căn phòng. Thậm chí, đường đi vào nhà cũng được sưởi ấm.


Phòng chiếu phim rộng gần 140m2, vô cùng rộng rãi và thoải mái cho 20 khách với hàng dãy ghế bành và ghế bọc lông sang trọng. Thậm chí ở đây có cả máy làm bắp rang với lượng bắp và bơ tự chọn.


Bể bơi sâu 18m nằm ở một tòa nhà riêng rộng hơn 360m2. Thiết kế độc đáo cho phép bơi bên dưới tường kính để di chuyển ra phía hành lang bên ngoài. Bể bơi này cũng được trang bị hệ thống âm thanh phát nhạc dưới nước.


Một căn nhà rộng hơn 80m2 đã được di dời bằng xà lan để dành chỗ cho một tòa nhà chuyên cho hoạt động thể thao của vị tỷ phú người Mỹ.


Có nhiều garage đặt tại các khu vực khác nhau của dinh thự, trong đó có một garage dưới lòng đất làm bằng bê tông và thép không rỉ. Chỉ riêng garage “hang động” này đã có sức chứa 10 ô tô.

n

Suối nhân tạo để nuôi cá. Dọc bờ hồ cạnh dinh thự của Gates được trải đầy cát nhập thường xuyên từ Caribe mỗi năm. (Infonet)