samedi 7 novembre 2020

8 Giai Đoạn 'HỒI' Của Đời Người

 Tôi sắp bước sang tuổi bảy mươi mốt nên thường nghĩ suy về đời người, thân phận con người mà chủ yếu là bản thân mình và bạn hữu. Khi có người gọi mình bằng bố hay ông là mình biết mình đã già. Biểu hiện dễ thấy nhất của tuổi già là sức khỏe giảm sút. Tất cả hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết… đều “có vấn đề”. Ngoài chuyện tóc bạc răng long lại còn đau xương nhức khớp, ôi thôi lắm cái khổ.. Đa phần đến tuổi nầy không ai còn ham muốn gì ngoại trừ sức khỏe tốt, không bệnh tật và rà soát lại quảng đời đã trải qua.




Tôi có mấy người bạn vong niên vì ở gần nhau nên thỉnh thoảng gặp nhau để vui vài cốc bia rượu. Đề tài rất phong phú từ sức khỏe đến thể thao hay những câu nói độc đáo của những chính khách… Nói chung là tốt vì xả được stress , mua vui cũng được một vài trống canh mà và yên tâm là bạn mình vẫn còn OK, còn uống bia được và…còn nói tếu táo với nhau. Bài học của bọn già cả quê mùa chúng tôi là lạc quan và bình tĩnh mà sống. Ông bạn tôi hơn tôi mười tuổi bị tai biến hai lần rồi mà vẫn còn uống bia.
Ông bảo:
- Mình đã đầu tư vào bia rượu sáu bảy chục năm rồi giờ bỏ cũng uổng.
Về đề tài xem xét lại cuộc đời của mỗi con người bọn tôi có đúc kết là cuộc đời mỗi người có tám giai đoạn nhưng để cho có vẻ tiếu ngạo giang hồ bọn tôi gọi là tám hồi.
Mà nói cho cùng thì mỗi người cũng giống như những kiếm sĩ, những danh thủ; sau khi luyện công xong thì xuống núi vào đời hành hiệp. Mỗi người một tuyệt kỹ, một trường phái không ai giống ai và có một điểm giống nhau là ai cũng cho rằng mình là số một.

1. HỒI 1 – HỒI NHỎ
Hồi nhỏ là thời gian từ khi mới sinh ra đến khi tốt nghiệp. Hồi nầy chúng ta chịu sự quản lý và sanh sát của gia đình, cha mẹ và thầy cô giáo.. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối êm đềm và ít biến động vì không có trách nhiệm với ai cả; mỗi mỗi chỉ là cho bản thân mình. Nói chung là học sao cho tương đối khá là được chỉ hơi vất vả là vào những năm cuối trung học và đại học. Nếu thi rớt thì phải nhập ngũ. Hồi một chấm dứt với một mảnh bằng đại học, một nghề nghiệp hoặc một binh nghiệp.

2. HỒI 2 – HỒI HỘP 
Hồi hai nầy kéo dài khoảng hơn ba mươi năm bắt đầu vào những năm cuối của hồi một. Sở dĩ gọi là hồi hộp vì toàn là những biến cố, biến động làm cho chúng ta xao xuyến, lo âu, lo sợ… và phải luôn suy nghĩ, khổ sở tìm các giải pháp… Nói chung là luôn hồi hộp.
Cái hồi hộp đầu tiên là giây phút “hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xỏa tóc ngồi bên rèm” để rồi tiếp theo là “chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…”. Rồi những trang thư trên giấy học trò được viết nhưng không gửi, những buổi tan học lẻo đẽo theo sau, rồi những chiều những đêm tan trường về chung lối mà lại chọn lộ trình xa nhất để kéo dài giây phút bên nhau. Ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nó rất dễ thương nhưng đầy hồi hộp.
Nhưng rồi một nỗi lo lớn hơn xuất hiện: Hai kỳ thi tú tài một và hai. Thời của chúng tôi hết năm lớp 11 (đệ nhị) là phải thi bằng tú tài một; đậu được tú tài một mới lên lớp 12 (đệ nhất), cuối năm nầy phải thi bằng tú tài hai. Nếu đậu tú tài hai coi như hoàn tất trung học và lên đại học. Nếu rớt tú tài một hoặc tú tài hai thì phải “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Bởi vậy nên “rớt tú tài anh đợi ngày đi, đau lòng anh muốn khóc”; đi đây là nhập ngũ là vào binh nghiệp. Đến đây thì bạn hữu bắt đầu ly tán… Hai năm cuối của bậc trung học là đầy áp lực, tất cả phải gác lại và tập trung vào việc học – kể cả việc yêu đương. Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi vì làm sao mà ngừng yêu được, rất khó.
Tôi nhớ có người bạn trước ngày thi mấy tháng anh ta phải xuống tóc (cạo đầu) và từ biệt người yêu để chuyên tâm vào việc đèn sách. Cuối cùng anh cũng đậu tú tài nhưng người anh yêu thì đã yêu người khác.
Sau khi vượt qua ải trung học thì phải thi tiếp vào những đại học chuyên nghiệp. Mỗi lần thi là một lần hồi hộp. Nếu thi đậu thì bạn sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai; bạn sẽ là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư. Nhưng nếu rớt thì bạn có thể ghi danh học các đại học không cần thi tuyển như khoa học, luật… Điều đáng lo đối với một thanh thiếu niên từ tỉnh nhỏ lên Sài Gòn học đại học là làm sao có đủ tiền chi phí cho bốn năm đại học. Nhưng nhờ trời sinh voi thì phải sinh cỏ nên dù vất vả anh em cũng tốt nghiệp và sắm bộ vest để lãnh văn bằng chấm dứt bốn năm sống như trong địa ngục.
Mọi hân hoan của ngày tốt nghiệp rồi cũng qua mau mà cái kế tiếp là phải giải quyết việc làm. Tốt nghiệp vào cuối tháng Bảy mà hạn hoãn dịch là tháng Mười Một, nghĩa là đến tháng Mười Một thì chuẩn bị nhập ngũ mà nếu không có chỗ nhận đi làm thì mình thành như con thuyền không bến. Lại thêm một lần khốn khó, được một cái là anh em chúng tôi rất thương nhau nên họp lại và người nào có khả năng hoãn dịch tiếp thì đợi chỗ mới hoặc đi làm sau nhường chỗ cho anh em khác cần đi làm trước.
Sau khi đã tu luyện xong môn võ công của mình mọi người bắt đầu công cuộc hành tẩu giang hồ và vẫn còn ở trong vòng hồi hộp.
Trong hồi nầy chúng ta bị kéo vào một vòng xoáy tràn ngập nhiều biến cố như tán gái, cưới vợ, sinh con, làm việc cật lực để xây dựng tổ ấm, lấy lòng mấy sếp lớn nhỏ mặc dù… rất chán nản. Bây giờ không biết tại sao mình có thể tồn tại được trong những ngày tháng dài đến ba bốn mươi năm với nhiều biến cố như vậy. Bây giờ thì hành giả hay kiếm sĩ hay anh hùng , bạn có thể gọi bằng bất cứ từ nào bạn thích đã thấm mệt và chuẩn bị gác kiếm.

3. HỒI XUÂN
Đây là một hồi đặc biệt, ngắn ngủi mà ông bạn vong niên yêu cầu đưa vào cho đầy đủ. Nó xảy ra trong một thời gian ngắn một vài năm khi mà ta bị mệt mỏi, chán nản thì tự dưng cảm thấy như có một luồng sinh lực mới tuôn tràn vào cơ thể làm cho hưng phấn và ta lại lao vào mọi việc một cách hăng say nhiệt tình. Nhưng rồi những ngày vui nào cũng qua mau và ta phải đối diện với sự thật là lực bất tòng tâm.

4. HỒI HƯU 
Thế rồi bỗng nhiên ta được cho phép dừng bước giang hồ trở về với mái nhà nhỏ của riêng mình. Con cái giờ đã lớn, đã lập gia đình đã đi xa; nhà chỉ còn hai người già nhưng vẫn còn son hoặc tệ hơn như tôi chỉ một mình. Việc gì làm được thì đã làm rồi, việc chưa làm được thì không còn sức để làm.
Việc đúng việc sai thì cũng xong rồi đâu sửa được. Thôi thì an phận mà vui thú chim cá cảnh vậy. Cũng có người không chịu nổi cảnh trống trải cô độc nên lại vác kiếm quay lại giang hồ, để thấy mình “hiện hữu”.
Hồi nầy kéo dài bao lâu là do phúc phận của mỗi người, ai mà biết được ngày sau. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối yên bình vì không phải chiến đấu, không tranh hơn thua với ai nữa. Thế nhưng đời đâu phải bằng phẳng như nước hồ thu đâu. Không chiến đấu với ngoại cảnh thì lại phải chiến đấu với bản thân mình.
Phần cơ thể vật chất đã bị lão hóa nên xuống cấp và nhiều bệnh xuất hiện: Đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa, bài tiết, gan mật…
Chúng ta lại có những người bạn mới như y tá, bác sĩ…
Phần tâm thức cũng không bình yên. Những lo lắng về bệnh tật, muộn phiền, tiếc nuối… Tất cả như một cơn lũ tràn về.

5. HỒI TƯỞNG
Trong hồi nầy vì vô sự nên người ta nghĩ về những ngày qua, quá khứ. Khi họp mặt hay gặp lại bạn cũ ta ưa nhắc lại những chuyện cũ. Những mùa phượng, những rung động với cô em học chung trường, những giận hờn, những xót xa… Và từ đây đưa đến một hồi phụ là… hồi ký.
Từ hồi tưởng hồi ức ta có dịp nhìn lại toàn bộ cuộc đời chiến đấu của mình, những thành công, những thất bại, những sai lầm… Rồi chúng ta tự hỏi mình: Ta đã được sinh ra, đã sống đã hoạt động qua nhiều hồi và bây giờ ngồi đây chờ đợi hồi kết; vậy thì mục đích tối hậu và ý nghĩa của đời sống mỗi người là gì? Chẳng lẽ chỉ là học tập, lập gia đình, làm việc rồi… “nghỉ ngơi”.

6. HỒI HƯỚNG 
Hồi hướng ở đây có nghĩa là quay đầu nhìn lại mình. Từ nhỏ chúng ta chỉ nhìn ra ngoài, nhìn ngoại cảnh, nhìn người khác… từ đó có đánh giá đúng sai, đẹp xấu, thiện ác… Tất cả cái đó, điều đó quyết định hành động chúng ta. Chúng ta bị ràng buộc vào mệnh đề của Descartes:
- Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu.
Suy tư trên nền của lý luận nhị nguyên tốt – xấu, thiện – ác…
Những câu hỏi trên buộc ta phải nhìn lại mình và tìm hiểu bản chất của mình, của đời người, của thân phận con người. Trước chúng ta đã có nhiều vị làm điều đó như: Đức Phật, Chúa Jesus, Lão Tử, Trang Tử, nhiều thiền sư, triết gia… Lịch sử cho thấy không nhiều người đặt những câu hỏi kiểu nầy và chịu khó tìm hiểu bản chất của đời người. Việc nầy tùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người và không có chuyện đúng sai ở đây.
“Gió theo lối gió, mây đường mây”.

7. HỒI SỨC 
Trở lại chuyện kiếm hiệp, đến hồi nầy thì rất gay go cho hành giả trong sự nghiệp chiến đấu với bệnh tật. Và tôi cũng không dám bàn thêm vì nó cũng sắp đến hồi kết mà ông bạn già của tôi gọi là hồi kèn. Gọi là bạn cũng không đúng vì ông anh nầy lớn hơn tôi mười tuổi và đã hai lần tai biến, hai lần hồi sức nhưng anh vẫn lạc quan vẫn vui với bè bạn. Mỗi khi gặp nhau thấy anh vẫn khỏe vẫn vui, ai có hỏi sức khỏe thế nào anh bảo:
- Kệ mẹ nó, thằng nào rồi cũng chết cả, cứ sống vui đi, quan tâm làm gì, chuyên gì đến sẽ đến lo sao được.

8. HỒI KẾT 
Hồi nầy được tô điểm bằng nhạc và hoa. Bạn sẽ được thưởng thức: Lòng Mẹ, Như Cánh Vạc Bay, Cát Bụi, Đường Đời, Diễm Xưa, Hạ Trắng...

A.Thư chuyển

vendredi 6 novembre 2020

NGƯỜI KHÔN KẺ DẠI


 

NGƯỜI KHÔN KẺ DẠI

 

Tỉnh thức trong tình yêu

 

Chắc chắn rằng dụ ngôn mười trinh nữ hướng tới thời cuối cùng, tương tự như các dụ ngôn trong đoạn trước và tiếp liền sau dụ ngôn này (chủ nhà, người đầy tớ trung tín, những nén vàng).  Các dụ ngôn này có một ý nghĩa rõ ràng và được nhắc đi nhắc lại, đó là sự tỉnh thức.  Người ta không biết giờ nào Chúa sẽ đến, và rất có thể Người sẽ "đến trễ", nên phải chuẩn bị sẵn sàng và kiên trì trước mọi tình huống.

 

Riêng về dụ ngôn mười trinh nữ, có lẽ không nên để ý đến những chi tiết có vẻ như giả tạo của câu chuyện: dụ ngôn không phải là một phóng sự hay một bài mô tả phong tục đám cưới, đúng và đủ mọi tình tiết.  Trái lại, nên chú ý đến bài học của dụ ngôn, đó là sự khôn ngoan, biết phòng xa.

 

Điều dễ nhận thấy trong dụ ngôn này là bài học về sự "tỉnh thức."  Bài học này làm người đọc liên tưởng đến lời cảnh giác của thánh Phao-lô: "ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm" (1 Tx 5,2).  Trong mười trinh nữ đi đón chàng rể, có năm cô khôn và năm cô dại.

 

Các cô khôn là những người biết phòng xa và chuẩn bị đầy đủ, cũng giống như người xây nhà trên đá (Mt 7,24), hay người quản gia biết chăm sóc gia nhân lúc vắng chủ (Mt 24,45).  Các cô là hình ảnh của những người biết "lắng nghe và thi hành" những lời Đức Giêsu nói, những người có óc phê phán đúng đắn và tế nhị về thực tại của cuộc sống, kèm theo một ý chí cương quyết hành động.

 

Ngược lại, các cô dại là những cô không biết dự trữ phòng xa, không biết trù liệu trước hoàn cảnh bất trắc.  Các cô là hình ảnh tiêu biểu cho những người lơ là, thiếu đầu óc thực tế, thiếu phán đoán, gây ảnh hưởng tai hại đến cuộc sống, nhất là đời sống vĩnh cửu.

 

Quả thật, các cô khôn đã chuẩn bị dầu đèn đầy đủ, lại còn mang theo bình dầu dự trữ, đề phòng trường hợp phải chờ đợi lâu.  Các cô đã được vào dự tiệc cưới, như là phần thưởng cho thái độ sẵn sàng của mình.  Trong khi đó, các cô dại, đã không mang dầu, lại còn mất thời giờ chạy đi mua, nên trở về quá trễ và không được vào dự tiệc cưới.  Các cô đã bị ngăn lại, vì đèn của các cô hết dầu, và các cô đến quá trễ: dựa theo lời thánh Âu-gút-ti-nô, các cô đã thiếu điều quan trọng là dấu chỉ tình yêu và đã không sẵn sàng đáp ứng trước tình yêu.

 

Người ta có thể ngạc nhiên và đặt câu hỏi: Tại sao các cô khôn lại xử sự có vẻ như thiếu đức ái, đó là không giúp đỡ chị em mình đang gặp khó khăn.  Thật ra, ở đây không chú trọng đến đức bác ái, nhưng muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa mỗi người phải chịu trách nhiệm về tự do và hạnh kiểm của mình, không được nông nỗi nhẹ dạ.  Hơn nữa, sự kiện các cô trinh nữ phải chờ đợi lâu và chú rể chậm đến có thể cho thấy rằng lòng thương xót được gia hạn thêm một thời gian dài, rất dài, và đến một ngày, giai đoạn này sẽ chấm dứt.  Thời gian chờ đợi có kéo dài thêm gợi lên tính cách nghiêm trọng của lời mời, đồng thời cũng bao hàm ý nghĩa: Đấng Cứu Thế không phải là sản phẩm theo sự suy đoán của con người.  Đàng khác, nên hiểu thời gian này như một hồng ân được ban tặng để mỗi người kịp sửa chữa những thiếu sót và sai lầm của mình.  Mỗi người đều có cơ hội để đáp ứng bằng chính tình yêu của mình.

 

Và như vậy, dụ ngôn không chỉ nói đến sự tỉnh thức.  Hay nói cách khác, tỉnh thức chính là phải chuẩn bị đầy đủ cho cuộc lữ hành trên mặt đất đầy đau thương, bi tráng và kỳ diệu này (Chúc thư của ĐGH Phao-lô VI).  Mỗi người phải mang theo đèn, và phải dự trữ dầu, nguồn đem lại ánh sáng, tức là phải có lòng hiếu khách, phải có tình yêu và niềm vui (ý nghĩa của dầu theo Kinh Thánh).  Không có dầu, ngọn đèn sẽ tắt, người ta sẽ chìm trong tối tăm, và không được vào dự tiệc cưới.

 

Giữ ngọn đèn luôn cháy sáng

 

Nếu có ai được mời đi gặp một nhân vật họ vẫn mong đợi, hẳn là họ sẽ chuẩn bị rất kỹ càng, có khi tỏ ra nóng nảy, bồn chồn.  Nếu họ vốn là người thờ ơ, hẳn họ sẽ phải thu xếp để có mặt đúng giờ, có khi còn đến sớm hơn giờ hẹn.  Nếu nhân vật được mong đợi lại là người có khả năng làm thay đổi cuộc đời, thì người ta lại càng náo nức chờ đợi, và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

 

Chàng rể trong dụ ngôn chính là Đức Giêsu.  Với lòng yêu thương vô bờ, Thiên Chúa Cha đã trao phó cho Người trọn vẹn vận mạng của tất cả nhân loại cũng như của mỗi người.  Người đã đến trần gian để dẫn đưa nhân loại đến tham dự sự sống và niềm vui vĩnh cửu trong Thiên Chúa.  Chính Người đang đến gặp nhân loại và nhân loại phải tiến về với Người, bởi vì Người là sự sống, sự sống đời đời.  “Mà sự sống đời đời chính là nhận biết Cha, Đấng duy nhất là Thiên Chúa thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến là Giêsu Kitô (Ga 17,3).

 

Chàng rể có thể đến trễ, nhưng người ta vẫn phải chờ đợi, vẫn phải sẵn sàng.  Ngọn đèn của mỗi người luôn phải có đủ dầu để đi đón chàng rể.  Người ta có thể ngủ quên, nhưng vẫn có thái độ sẵn sàng: khi nghe tiếng kêu vào lúc nửa đêm, họ cũng đủ dầu đèn để đi đón chàng rể và dự tiệc cưới.

 

Như thế, dầu đèn chính là khát vọng tìm gặp Thiên Chúa.  Khát vọng này cần được nuôi dưỡng để khỏi phai tàn trong cuộc chờ đợi.  Các cô trinh nữ đi đón chàng rể, lúc khởi đầu tất cả đều vui mừng.  Nhưng trong lúc chờ đợi, năm cô đã để cho lòng nhiệt thành của mình nguội dần, và khi chàng rể đến, các cô đâm bối rối, khát vọng của các cô đã tắt lịm.  Có biết bao cuộc gặp gỡ đã bị vỡ tan bởi vì ngọn đèn khát vọng đã tắt ngúm.

 

Đúng vậy, đôi khi cuộc chờ đợi có thể kéo dài và biến thành một thử thách khắc nghiệt, nhất là với những người phải bước đi trong đêm tối, tiến bước rất lâu với cảm tưởng rằng không bao giờ gặp được chàng rể mình vẫn ước mong.  Thật ra, tình trạng này là một dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa luôn khoét sâu tâm hồn con người, để rồi ngày mai hay một lúc nào đó, Người sẽ bước vào.  Phần con người, họ phải nuôi dưỡng lòng nhiệt thành bằng lòng tin, bằng việc cầu nguyện.  Thiên Chúa sẽ không để cho kẻ chờ đợi Người phải thất vọng.

 

Sự nghèo khó nội tâm

 

Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.

Đây là chủ đề được nhắc đi nhắc lại trong suốt diễn từ loan báo ngày Đức Kitô trở lại trong vinh quang.  Ở đây, Đức Giêsu đã bày tỏ rõ ràng Người là Đấng Cứu Thế trước khi Người chịu khổ nạn và phục sinh.

 

Người mong muốn chúng ta chờ đón Người, và không được bỏ cuộc; Người mong muốn chúng ta chuẩn bị dầu đèn để khi Người trở lại, mặc dù bất thình lình, và chúng ta đang thiếp ngủ, chúng ta sẵn sàng đến gặp Người như Người cũng nhận ra chúng ta.

 

Phải chuẩn bị dầu đèn!  Đây là một trách nhiệm nhưng chúng ta hãy yên lòng: Nếu Thánh Thần sử dụng dầu, thì chính Người cũng sẽ quan tâm không để chúng ta thiếu dầu.

 

Chúng ta nhớ lại câu chuyện bà goá ở Xa-rơ-phát: vò dầu đã chẳng cạn, đúng như lời Đức Chúa đã dùng ông Ê-li-a mà phán (1 V 17,16).  Bà goá này đã đặt tất cả niềm tin vào vị sứ giả của Thiên Chúa, nên vò dầu của bà đã không cạn.

 

Thật vậy, khi phục vụ Thiên Chúa và người khác, chúng ta vẫn phải khôn ngoan, dự phòng, nhưng cũng cần phải nhớ rằng sự khôn ngoan đích thực và cao cả nhất chính là sự nghèo khó trong tâm hồn, là lòng tin tuyệt đối, là xác tín rằng Thiên Chúa vẫn đang ở bên cạnh chúng ta và nâng đỡ sự yếu hèn, sự mỏi mệt của chúng ta.  Chính Người vẫn bao bọc chúng ta trong tình yêu thương của Người để chúng ta luôn trở thành ánh sáng cho thế giới, thành anh em của mọi người, thành người cứu vớt những gì đã hư mất và thành chứng ta sống động của niềm vui.

 

Giếng nước trong khu vườn,

ngọn đèn tạo ánh sáng,

kho báu trong ngăn tủ,

Man-na trong Hòm Bia.

Lạy Chúa, Ngài là Chúa của con.  H. Suso.

 

Lm. G. Nguyễn Cao Luật


10 co trinh nu.jpg

jeudi 5 novembre 2020

TÁI KHÁM PHÁ MỌI SỰ THEO LOGIC CỦA TIN MỪNG

  



TÁI KHÁM PHÁ MỌI SỰ THEO LOGIC CỦA TIN MỪNG

“Ai đến với Tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em

và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Tôi”.

Kính thưa Anh Chị em,

Chúa Giêsu có nhầm khi thốt lên những lời đó không? Không, thực sự, Ngài đã nói như thế. Đó là một tuyên bố mạnh mẽ, dứt khoát; một tuyên bố cần thiết cho những ai muốn xây dựng một toà nhà thánh thiện, toà nhà ân sủng bền vững muôn đời. Vậy những lời đó thực sự có ý nghĩa gì? Nó có ý nghĩa rằng, mỗi người phải ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’.

Mọi điều Chúa Giêsu nói phải được đọc trong bối cảnh toàn bộ Tin Mừng. Ngài từng nói đến giới răn thứ nhất, trọng nhất, “Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng”, cùng lúc, “Hãy yêu người thân cận như chính mình”; điều này hẳn bao gồm gia đình, cha mẹ, anh chị em… Tuy nhiên, qua Tin Mừng hôm nay, Ngài muốn nói rằng, bất cứ điều gì cản trở tình yêu đối với Chúa, kể cả mạng sống, chúng ta phải loại bỏ nó; phải “ghét” nó. Người môn đệ Chúa Giêsu phải từ bỏ hết mọi sự một khi đã tìm thấy ‘Điều Tốt Đẹp Nhất’ là chính Thiên Chúa; vì chính trong Thiên Chúa, mọi điều tốt lành khác mới nhận được đầy đủ giá trị và ý nghĩa nhất của nó, từ quan hệ gia đình đến các quan hệ khác như tri thức, công việc, của cải, văn hoá và kinh tế… Như vậy, người môn đệ Chúa phải giũ bỏ tất cả để ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’, logic của tình yêu, logic của phục vụ.

Để có thể ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’, Chúa Giêsu nói đến sự cần thiết phải ngồi xuống để hạch toán mọi chi phí, ước tính mọi vật liệu cần có cho một dự án xây dựng, dù ở đây là xây dựng một ‘toà thánh thiện’, ‘toà ân sủng’. Đó phải là một “nghiên cứu khả thi” cũng là bước đầu tiên của bất kỳ kế hoạch huy động vốn nào, một kế hoạch đòi hỏi nhiều tâm lực, trí lực và dũng lực; nhờ đó, mới có thể đạt được mục tiêu. Kế hoạch huy động vốn cho dự án này là phải hy sinh, từ bỏ và vác thập giá. Điều này nghe có vẻ gây sợ hãi; thế nhưng, sự sợ hãi đó sẽ như cảm giác hồi hộp khi cắt băng khánh thành, khi chi phí tòa nhà đã được thanh toán và giờ đây, toà nhà đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng. Cũng thế, mọi nỗ lực để nên thánh cũng có một kết quả tương tự vốn dẫn đến một vĩnh cửu tuyệt đẹp là sở hữu một toà nhà thiêng liêng, chính Thiên Chúa!

Một sự trùng hợp đến thú vị khi Thánh Phaolô hôm nay đôn đốc tín hữu Philipphê hãy khát khao Thiên Chúa, Đấng là ánh muôn ngàn đời rực rỡ. Phaolô nói, “Anh em phải kinh hãi run sợ mà lo cho mình được ơn cứu độ”; ơn cứu độ của Chúa là chính Chúa; đó chính là ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’. Có Thiên Chúa, sẽ có tất cả; bước trong ánh sáng Chúa, sẽ không bao giờ sai lầm. Đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi”. 

Chúa Giêsu còn nói đến một vị vua tính toán trước khi đi giao chiến; Ngài nói đến chiến lược cho cuộc chiến đấu vì sự thánh thiện. Chiến lược đó thật đơn giản: ‘Đừng để bị đánh bại’. Chiến trận sẽ rất cam go, và nếu khả năng bị đánh bại là một viễn cảnh, người môn đệ Chúa Giêsu phải tìm một chiến thuật khác. Trong cuộc chiến nên thánh, một số trận sẽ thắng dễ dàng; một số trận khác cần phải tránh hoàn toàn. Vì vậy, đừng chủ quan đánh giá cao năng lực của mình một cách ngu ngốc; điều này đặc biệt xảy ra khi chúng ta không chịu tránh xa các dịp tội, vì nghĩ rằng bản thân đủ mạnh. Vậy mà đôi khi, chiến lược ‘Đừng để bị đánh bại’ tốt nhất không phải là chiến đấu, mà là ‘chạy trốn!’.

Vậy mà chiến thắng khi giũ bỏ những gì bên ngoài hãy còn dễ, cuộc chiến bên trong mới là ác chiến, cuộc tử chiến với “thần tôi”. Carlo Acutis, vị thánh trẻ thời đại chí lý khi nói, “Ích gì khi con người chiến thắng trong ngàn trận chiến, nếu không chiến thắng bản thân mình”. Điều này đòi hỏi phải chết đi từng giây, từng phút; phải chọn Chúa Giêsu từng phút, từng giây. Giêsu trên hết, Giêsu trước hết, Giêsu là tất cả; nói cách khác, phải không ngừng ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’, dưới ánh sáng Tin Mừng; và đừng quên, chúng ta không thể làm được điều này nếu không cậy nhờ Mẹ Chúa Giêsu.

Tối hôm qua, sau giờ sám hối của linh mục đoàn Huế, đang tĩnh tâm tại La Vang, tôi đi xưng tội. Cha hưu trí giải tội cho tôi bất ngờ hỏi, “Cha có quý những ngày sống bên Đức Mẹ không?”, tôi ú ớ; “Mẹ là người đã đánh đổi tất cả để được Thiên Chúa, và với Thiên Chúa Mẹ có tất cả”, và ngài hỏi tôi, “Cha có tận hiến cho Đức Mẹ mỗi ngày không?”; tôi giật mình trả lời, “Con dâng ngày cho Chúa thì có, dâng mình cho Đức Mẹ thì thi thoảng”. Ngài trìu mến bảo, “Con tận hiến cho Đức Mẹ mỗi ngày, Đức Mẹ giữ gìn con tinh tuyền cho đến hôm nay, 82 năm cuộc đời; cũng thế, hãy bắt chước con, cha hãy tận hiến cho Đức Mẹ mỗi ngày; Đức Mẹ đầy Chúa, cha đầy Chúa, cha được thiên đàng”.

Anh Chị em,

Khi từ bỏ hay đánh đổi với ai một điều gì, chúng ta chịu thiệt thòi; nhưng với Thiên Chúa thì không, Người không để chúng ta chịu thiệt, Người sẽ đền bù gấp trăm, không chỉ ở đời sau nhưng ngay cả đời này, miễn là chúng ta dám sống những nghịch lý của tám mối phước thật để ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’, một logic người đời không thể hiểu nổi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con được nên giống Mẹ Maria, biết ‘tái khám phá mọi sự theo logic của Tin Mừng’; nhờ đó, con xin vâng, từ bỏ mỗi ngày đang khi xây dựng toà nhà thánh thiện, toà nhà ân sủng. Cũng cho con biết tháo chạy trước những dịp tội, một chiến lược tốt nhất. Lạy Mẹ, con tận hiến đời con cho Mẹ; con dốc lòng tận hiến ‘mạng con’ cho Mẹ, Mẹ hãy ‘liều mạng’ nạp con cho Chúa mỗi ngày”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

T.Anh chuyển

Cách Làm Nem Chua -Vành Khuyên


NGUYÊN LIỆU - Ham / Thịt nguội / Jambon / Schinken 465gr - Bì đông lạnh 230gr - Giấm 5% / hoặc Chanh - Màu dùng trong thực phẩm hoặc không cho tùy thích - Tỏi - Gia vị: Tiêu, Nước Mắm ngon, Bột ngọt nếu thích, Bột Nêm - Gạo rang làm Thính - Rau Răm - Ớt Sừng - Gừng và Rượu để khử mùi Bì

Các Địa Danh Gắn Với Lịch Sử Nước Mỹ

 Các địa danh gắn với lịch sử nước Mỹ

Mỹ có hơn 2.600 di tích lịch sử quốc gia đóng vai trò như "chứng nhân", các địa điểm này có tác động đáng kể thông qua sự kiện, con người, mốc thời gian, phát hiện khảo cổ...





Cầu Brooklyn, New York: Hoàn thành vào năm 1883, cầu Brooklyn là điểm tham quan nổi tiếng hàng đầu của New York. Cây cầu kết nối 2 khu Manhattan và Brooklyn bị chia cắt bởi sông East. Là một trong những cây cầu treo lâu đời nhất nước Mỹ, công trình này trở thành di tích lịch sử quốc gia kể từ năm 1964. Với trụ nhịp chính dài 486 m, Brooklyn cũng là cây cầu treo đầu tiên làm bằng thép. Ngày nay, hàng nghìn phương tiện và người đi bộ băng qua cây cầu mỗi ngày. Ảnh: TTstudio.




Old San Juan, Puerto Rico: Khu định cư lâu đời nhất ở Puerto Rico Old San Juan là một phần không thể thiếu của di sản Latino ở Mỹ. Khu San Juan đầy màu sắc, có kiến ​​trúc Gothic, Baroque và Phục hưng. Ngoài việc là một quận trong danh sách các di tích lịch sử quốc gia, Old San Juan cũng là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Photo Spirit.




Taos Pueblo, New Mexico: Nằm gần thị trấn Taos, Taos Pueblo là một trong những cộng đồng Pueblo lâu đời nhất ở Mỹ. Taos Pueblo nổi bật với các tòa nhà nhiều tầng, theo phong cách gạch nung có niên đại từ thế kỷ 13 và 14. Địa điểm này vẫn là nơi sinh sống của các dân tộc Puebloan nói tiếng Taos bản địa. Ảnh: Vladislav Gajic.




Thư viện Quốc hội, Washington DC: Thư viện Quốc hội Mỹ là cơ quan văn hóa liên bang lâu đời nhất trong cả nước và cũng là thư viện lớn nhất thế giới. Tại nơi đây, du khách có thể tìm thấy văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu của Mỹ. Bên cạnh việc trực tiếp đến tham quan, bạn cũng có thể trải nghiệm nơi đây trong dịch vụ chuyến đi ảo. Ảnh: Sean Pavone.




Đồn điền Oak Alley, Louisiana: Khởi đầu là đồn điền trồng mía, Oak Alley đã tồn tại trong hơn 200 năm. Ngày nay, du khách đến đây để tìm hiểu về lịch sử của chế độ nô lệ. Bất động sản rộng hơn 11 ha có hàng sồi kép dẫn đến ngôi nhà chính. Cảnh quan và kiến ​​trúc giúp Oak Alley có được danh hiệu di tích lịch sử quốc gia. Ảnh: FilippoB.




Biltmore Estate, North Carolina: Tọa lạc tại Asheville, Biltmore Estate mang đến du khách cái nhìn thoáng qua về cuộc sống sang trọng thuần túy. Nơi đây là dinh thự thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất ở Mỹ với nội thất xa hoa và khu vườn tuyệt đẹp. Ngày nay, địa điểm này được vận hành như một điểm thu hút du khách với các chuyến tham quan có hướng dẫn viên. Ảnh: Thomas Kreulen.




Eastern State Penitentiary, Pennsylvania: Eastern State Penitentiary từng là nhà tù đắt nhất thế giới. Một trong những tù nhân nổi tiếng nhất trước đây là trùm gangster khét tiếng Al Capone. Sau gần 200 năm, khu phức hợp đồ sộ và đổ nát Eastern State Penitentiary trở thành bảo tàng lịch sử. Du khách tham quan nhà tù có thể đến thăm phòng giam của Al Capone. Ảnh: Conchi Martinez.

mercredi 4 novembre 2020

Du Lịch và Khám Phá 10 Kỳ Quan Thiên Nhiên Nổi Tiếng Nhất Thế Giới:



Du Lịch và Khám Phá 10 Kỳ Quan Thiên Nhiên Nổi Tiếng Nhất Thế Giới: 10. Sa Mạc Sahara tại Bắc Châu Phi 9. Núi Bàn Table Mountain tại Nam Châu Phi 8. Vịnh Hạ Long, Ha Long Bay tại Việt Nam 7. Đỉnh núi Mount Everest nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, Trung Quốc 6. Thác nước Niagara Falls nằm ở giữa biên giới Canada và Hoa Kỳ 5. Công Viên Quốc Gia Yellowstone thuộc các bang Wyoming, Montana và Idaho ở nước Mỹ 4. Châu Nam Cực Antarctica là lục địa nằm về phía Cực Nam của Trái Đất và được bao quanh bởi Nam Băng Dương 3. Vườn quốc gia Serengeti nằm trên lãnh thổ châu Phi 2. Grand Canyon, tạm dịch là hẻm núi vĩ đại, còn có người đặt tên là “Đại Vực” thuộc bang Arizona phía tây nam nước Mỹ. 1. Cực Quang Aurora xuất hiện tại Bắc Bán Cầu Travel and Discover Top 10 Natural Wonders in the World: 10. Sahara Desert in North Africa 9. Table Mountain in South Africa 8. Ha Long Bay, Vietnam 7. Mount Everest, Nepal and Tibet 6. Niagara Falls, Canada and USA 5. Yellowstone National Park, Wyoming, Montana and Idaho, USA 4. Antarctica, South Pole 3. Serengeti National Parks, Tanazia and Kenya, Africa 2. Grand Canyon, Arizona, USA 1. Aurora, Northern Light, Arctic, North Pole

K.Hạnh sưu tầm

lundi 2 novembre 2020

La déclaration de Great Barrington

Trois épidémiologistes américains  ont signé  en octobre 2020 une déclaration sur l'état du Covid-19. 

De nombreux autres scientifiques se sont joints à eux.

Disponible en page multilingue: Great Barrington Declaration

ici en  version française

Ils expliquent pourquoi selon eux le confinement massif n'est pas une bonne solution, et les solutions qu'ils proposent.

Dominic Larkin


**********************************************************

La Déclaration De Great Barrington


En tant qu’épidémiologistes des maladies infectieuses et scientifiques spécialisés en santé publique, nous sommes inquiets des impacts physiques et mentaux causés par les politiques actuelles contre le COVID-19 et nous recommandons une approche alternative que nous appelons Protection focalisée (Focused Protection).

Que nous soyons de gauche ou de droite, et quel que soit notre pays d’origine, nous avons consacré nos carrières à la protection des populations. Les politiques actuelles de confinement produisent des effets désastreux sur la santé publique à court, moyen et long terme. Parmi les conséquences, on peut citer, entre autres, une baisse des taux de vaccination chez les enfants, une aggravation des cas de maladies cardio-vasculaires, une baisse des examens pour de possibles cancers ou encore une détérioration de la santé mentale en général. Cela va engendrer de grands excès de mortalité dans les années à venir, notamment dans la classe ouvrière et parmi les plus jeunes. Maintenir les écoliers en dehors de l’école est une grande injustice.

Conserver ces mesures en attendant qu’un vaccin soit disponible causera des dégâts irréparables. Les couches sociales les moins favorisées seront les plus touchées.

Heureusement, notre compréhension du virus s’améliore. Nous savons que la vulnérabilité à la mort par le COVID-19 est plus de mille fois plus haute parmi les personnes âgées et infirmes que chez les jeunes. En effet, pour les enfants, le COVID-19 est moins dangereux que bien d’autres maux, y compris la grippe.

L’immunité grandissant dans la population, le risque d’infection baisse pour tout le monde, y compris les plus vulnérables. Nous savons que toutes les populations vont finir par atteindre l’immunité collective, c’est-à-dire le point où le nombre de nouvelles infections est stable, et que ce processus peut s’accompagner (sans pour autant dépendre) de l’existence d’un vaccin. Par conséquent, notre objectif devrait être de minimiser la mortalité et le mal fait à la société jusqu’à ce qu’on atteigne l’immunité collective.

Une approche à la fois compassionnelle et prenant en compte les risques et les bénéfices consiste à autoriser celles et ceux qui ont le moins de risques de mourir du virus de vivre leurs vies normalement afin qu’ils fabriquent de l’immunité au travers d’infections naturelles tout en protégeant celles et ceux qui ont le plus de risques de mourir. Nous appelons cela la Protection Focalisée (Focused Protection).

Le fait d’adopter des mesures pour protéger les plus vulnérables devrait être le but central des réponses de santé publique au COVID-19. A titre d’exemples, les résidences pour personnes âgées devraient être dotées de personnel qui a acquis l’immunité et qui réalise fréquemment des tests PCR pour les autres membres du personnel et les visiteurs. Par ailleurs, la rotation du personnel devrait être la plus faible possible. Les personnes retraitées qui vivent chez elles devraient se voir livrer leurs courses à domicile. Quand c’est possible, elles devraient rencontrer les proches en plein air plutôt qu’à l’intérieur. Une liste de mesure complète et détaillée, incluant des approches pour les foyers comprenant plusieurs générations, peut être mise en œuvre. C’est largement dans la capacité et les prérogatives des professionnels de la santé publique.

Ceux qui ne sont pas vulnérables devraient immédiatement être autorisés à reprendre une vie normale. Des mesures d’hygiène simples, comme se laver les mains et rester chez soi si l’on est malade, devraient être pratiquées par chacun pour réduire le seuil de l’immunité collective. Les écoles et les universités devraient rouvrir pour des enseignements en présentiel. Les activités extrascolaires comme le sport devraient reprendre. Les jeunes adultes qui présentent peu de risques devraient travailler normalement plutôt que depuis chez eux. Les restaurants et les commerces devraient ouvrir. Les arts, la musique, le sport et les autres activités culturelles devraient reprendre. Les personnes qui présentent plus de risque peuvent participer si elles le souhaitent à ce processus tandis que la société dans son ensemble bénéficie de la protection ainsi conférée aux plus vulnérables par ceux qui ont construit l’immunité collective.

Cette déclaration a été rédigée et signée le 4 octobre 2020 à Barrington, aux Etats-Unis, par :

Le Dr. Martin Kulldorff, professeur de médecine à l’université Harvard, un biostatisticien et épidémiologiste spécialisé dans la détection et la surveillance du déclenchement des maladies infectieuses et l’évaluation de la sécurité des vaccins.

Le Dr. Sunetra Gupta, professeure à l’université d’Oxford, une épidémiologiste spécialisée en immunologie, dans le développement de vaccins et la modélisation mathématique des maladies infectieuses.

Le Dr. Jay Bhattacharya, professeur à l’Ecole Médicale de l’université de Stanford, un médecin, épidémiologiste, économiste de la santé et expert en santé publique spécialiste des maladies infectieuses et de leurs effets sur les populations vulnérables.


SIGNER LA DÉCLARATION


Translated by Mathias Delori

Nhật Ký Sau Khi Con Người Chết

 NHẬT KÝ SAU KHI CON NGỪƠI CHẾT




🍁- Vào một ngày, khi người không còn nữa, đứng cạnh thân xác đang nguội lạnh, cứng đờ người đã thấy... Người ghét ta, nhảy múa vui mừng, người thương ta, nước mắt rưng rưng.
 
☘️- Ngày Động Quan...thân thể ta nằm sâu dưới lòng đất. Người ghét ta, nhìn nấm mộ niềm vui hiện rõ. Người thương ta, chẳng nỡ quay đầu nhìn lần cuối. 

🍀- Ba tháng sau, thân xác ta đang dần trương sình, bốc mùi hôi thối, thuở còn sống ta vô cùng ghét côn trùng, giờ đây giòi bọ đang nhăm nhi cái thân mà ta cả đời nâng niu, tàn sát sinh mạng để cung phụng cho nó đủ thức ngon, mặc đẹp, đắp vào bao nhiêu tiền của. 

💜- Một năm Sau: Thân thể của ta đã rã tan…nấm mộ của ta mưa bay gió thổi...ngày giỗ ta, họ vui như trẩy hội, mở tiệc hội họp ca nhạc, ăn uống linh đình. Người ghét ta, lâu lâu trong buổi trà dư tửu hậu nhắc đến tên ta...họ vẫn còn bực tức. Người thương ta, khi đêm khuya vắng lặng, khóc thầm rơi lệ tìm ai bày tỏ. 

🌼- Vài năm sau: Ta không còn thân thể nữa, chỉ còn lại một ít xương tàn. Người ghét ta, chỉ nhớ mơ hồ tên ta, họ đã quên mất gương mặt của ta. Người yêu thương ta, khi nhớ về ta có chút trầm lặng. Cuộc sống xô bồ dần dần làm phai mờ đi tất cả. 

🎋- Vài Chục Năm Sau...nấm mộ của ta hoang tàn không người nhang khói, quan tài nơi ta nằm đã mục nát, chỉ còn một mảng hoang vu. Người ghét ta, đã già lú cũng quên ta rồi. Người yêu thương ta, cũng tiếp bước ta đi vào nấm mộ. 

🌱- Đối Với Thế Giới Này... Ta đã hoàn toàn trở thành hư vô, không ai biết ta từng tồn tại, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, mỗi người một nơi, kẻ già, người chết, những gì ta dùng đã mất, những gì ta để lại rơi vào tay kẻ khác. 

Ta đua chen tranh giành hơn thua cả đời, cũng không mang theo được một nhành cây ngọn cỏ nào.  Tiền tài, gia sản mà tôi cố giữ, cố thủ đoạn, mưu mô để có cũng không mang theo được một phần hư danh, vinh dự hão huyền nào.

- Ta nhận ra sống trên đời này, bất luận là giàu sang phú quý hay bần tiện nghèo nàn.  Khi nhắm mắt, xuôi tay phải bỏ lại tất cả, trả hết cho đời. Cái ta mang theo được, chính là cái ta đã cho đi là đạo đức là sự lương thiện.  Bất giác ta có chút ân hận, lòng lâng lâng một nỗi buồn khó tả, cứ da diết, da diết mãi không thôi. Bao nhiêu phồn hoa, thoáng qua phút chốc. Trăm năm sau, chỉ còn lại một nắm nấm mộ vô danh. Cuộc đời như nước chảy hoa trôi, lợi danh như bóng mây chìm nổi, chỉ có tình thương ở lại đời. 

"Đã biết chốn này là quán trọ... 
Hơn thua hờn oán để mà chi... 
Thử ra ngồi xuống bên phần mộ. 
Hỏi họ mang theo được những gì".

***
Hãy yêu thương nhau khi còn có thể.

Sưu tầm.Inline image

dimanche 1 novembre 2020

HẠCH TỘI CHÚA

 “Hạch tội” Chúa

Từ lâu tôi đã dẹp bỏ được thái độ bất mãn của mình và lên tiếng trách móc Chúa trước một hoàn cảnh tang thương, khi chợt nhận ra rằng mình là ai mà dám phán xét Chúa và tưởng mình yêu thương người khác hơn Chúa yêu thương họ. Nhưng mới đây, khi thấy hình ảnh của hai mẹ con ôm nhau chìm trong bùn vì lũ lụt, rồi hay tin người bị giết vô tội vạ vì kẻ cuồng tín, tôi lại không khỏi “hạch tội” Chúa sao không cứu lấy họ.

Nhưng tôi liền được Chúa trả lời khi cho thấy Chúa cũng đã không cứu ngay cả Con của mình khỏi cái chết vì tay loài người, trong khi Con Chúa xuống thế chính là để cứu chuộc họ. Vậy chính Chúa cũng đã phải chịu cảnh tang thương đó, để không ai có thể nghĩ rằng Thiên Chúa ở trên cao, không biết đến cảnh khổ của con người nên không động lòng để cứu họ. Rồi tôi liền nhớ lại lời Chúa trong Isaia 55,8-9: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta... Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy”.

Tôi lại phải xin lỗi Chúa và xin Người tăng thêm đức tin cho tôi. Há chẳng phải Chúa Giêsu đã nói: “Thầy đã thắng thế gian” (Gioan 16,33) và sự phục sinh của Người là một bằng chứng sao? Để bước vào đời sống đích thật vĩnh cửu, ai lại chẳng phải qua cái chết? Nhưng dù chết cách nào đi nữa, cũng không ai chết cách oan ức, đau đớn, nhục nhã, tắt một lời, thảm thương cho bằng Chúa Giêsu. Và phải chăng những ai càng yêu mến Chúa và càng chết thảm lại là những người càng được đồng hình đồng dạng với Chúa, cả trong cái chết? Và cũng chính vì vậy mà những người tử vì đạo không cần phép lạ cũng được phong thánh?

Vậy, trong cái chết của Chúa Giêsu, Người đã ôm lấy mọi cái chết của loài người chúng ta, để khi Người được phục sinh từ cõi chết, Người cũng sẽ làm cho chúng ta được phục sinh cùng với Người. Và điều này mới là quan trọng, chứ không phải cái chết, và tôi đã “hạch tội” Người cách bất công. Xin Chúa tha tội cho con!

ULTD & ltd
T.Anh chuyển

LỄ CÁC ĐẲNG : Ra Đi Cũng Là Trở Về

 Ra đi cũng là trở về

(Suy niệm Tin Mừng Gioan (14, 1-4) trích đọc vào Lễ các đẳng linh hồn)

 

Đối với những ai không tin có sự sống đời sau thì cái chết là thảm hoạ khủng khiếp nhất trên đời, vì khi chết đến, nó sẽ cướp đi tất cả, không những là tất cả tài sản, của cải tiền bạc, công danh sự nghiệp của một đời người, mà còn cướp luôn mạng sống của họ.

Tuy nhiên, đối với các Ki-tô hữu, cái chết không còn bi đát hãi hùng, không phải là một mất mát, nhưng là một sự trở về: chết là về nhà Cha.

Xin mượn câu chuyện sau đây để minh họa cho chân lý nầy :

Năm người con đưa tiễn người mẹ yêu quý xuống tàu vượt biển đến một bến bờ xa cách vạn dặm nằm bên kia bờ đại dương bát ngát.

Tàu rời bến, họ vẫy tay tiễn biệt mẹ mà lòng tê tái buồn đau. Họ đứng lặng trên bờ, đăm đăm nhìn con tàu rẽ sóng đưa mẹ ra khơi cho đến khi con tàu chỉ còn là một đốm trắng li ti và mất hút ở cuối chân trời. Mắt mỗi người đều ngấn lệ vì mẹ đã đi xa, tưởng như không bao giờ trở lại.

 

Mấy ngày sau đó, ở bờ bên kia của đại dương, ông bà ngoại, cậu, dì và nhiều người thân yêu đang tụ tập trên bến chờ đón mẹ về. Và khi thấy thấp thoáng từ xa con tàu buồm trắng mà họ tin là có mẹ trên đó, thì họ cảm thấy tâm hồn nao nức mừng vui. Đến khi mẹ vừa ra khỏi tàu, thì ông bà ngoại, cậu dì chạy ra ôm choàng lấy mẹ, mọi người rất vui mừng hân hoan vì đã chờ đợi mẹ rất lâu mà mãi tới hôm nay mới có ngày sum họp.

Thế là việc ra đi của mẹ ở bờ bên nầy lại là sự trở về của mẹ ở bờ bên kia. Sự vĩnh biệt đau thương bên nầy được tiếp nối với cuộc đoàn tụ hân hoan hạnh phúc ở bờ bến khác.

 

Chúa Giê-su dạy ta biết sự chết như là con tàu buồm trắng trong câu chuyện trên đây, đưa người ta rời khỏi bến nầy để đưa họ sang bờ bến khác, giúp con người từ giã thế giới tạm bợ đời nầy để bước vào thế giới vĩnh cửu, để được đoàn tụ với Thiên Chúa, với ông bà tổ tiên và thân nhân đã lìa đời trên thiên quốc.

 

Chính vì thế, qua trích đoạn Lời Chúa trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su an ủi những ai còn ở bờ bên nầy, nghĩa là những người còn sống trên dương gian rằng: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3).

Như thế, ngày chết mà người ta gọi là ngày đại hoạ, ngày kinh hoàng, thì đối với người tin Chúa, đó lại là ngày đoàn tụ sum vầy. Ngày đó, chúng ta sẽ được “đồng hưởng sự sống đời cùng với Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa; Thánh Giu-se bạn trăm năm Đức Trinh nữ; các Thánh Tông đồ và toàn thể các Thánh đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại[1]”, nếu hôm nay ta sống theo Lời Chúa dạy.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đi trước để dọn chỗ cho đoàn con và mai đây Chúa sẽ trở lại để đưa đoàn con về với Chúa.

Xin cho anh chị em tín hữu đã ly trần nhưng còn đang được thanh luyện, sớm thoát khỏi chốn luyện hình để đến nơi Chúa đã dọn sẵn cho họ trên thiên quốc và được đồng hưởng hạnh phúc cùng với ba ngôi Thiên Chúa và triều thần thánh đến muôn đời. Amen.

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng: Gioan 14, 1-4

1 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi." (Ga 14,1)



[1] Kinh nguyện Thánh Thể II

samedi 31 octobre 2020

Khám Phá 10 điểm Du Lịch đẹp nhất ở Châu Á (VACA)

HALLOWEEN



Trang trí nhà trong ngày Halloween. Hình: Wikipedia.


Halloween (rút gọn từ “All Hallows’ Evening”) là lễ hội được tổ chức vào ngày 31-10 hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mùa hè kết thúc!

Lễ Halloween bắt đầu từ buổi chiều tối của ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.

Halloween có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo. Đó là từ viết tắt trong “All Hallows’ Evening” (buổi tối của Lễ Chư Thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Thế nhưng cũng có tài liệu cho rằng, lễ hội Halloween ngày nay chịu ảnh hưởng nhiều từ lễ Samhain của dân tộc Celt, một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ireland, và miền Bắc nước Pháp.

Vào ngày 1-11 hàng năm, người Celtic sẽ tổ chức lễ hội Samhain để đánh dấu cho sự kết thúc của mùa hè và thời tiết chuyển sang đông, đây cũng là thời điểm để khởi đầu một năm mới. Họ tin rằng khi mùa hè kết thúc và mùa đông lạnh lẽo, tràn đầy bóng tối bắt đầu thì vào đêm trước của năm mới (tức ngày 31-10) ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mờ nhạt.

Vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1-11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt thời gian đêm 31-10, các xác chết đi lại tự do.
Trong suốt thời gian đêm 31-10, các xác chết đi lại tự do. Hình minh họa. Hình: NeONBRAND-Unsplash

Theo truyền thuyết, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình nên dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm với vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.

Theo giải thích khác thì vào đêm Samhain, người Celtic dập tắt lửa không phải để xua đuổi những linh hồn mà để sau đó họ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ireland.

Về sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Vào thế kỷ thứ nhất Trước Công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức.

Cùng với phong trào di cư của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ.

‘Bánh cầu hồn’

Lễ hội Halloween còn được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục “cầu hồn” của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9.

Ngày 2-11 hàng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin “bánh cầu hồn”. Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin nhận được càng nhiều bánh thì càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát.

Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin thường được cho một thứ bánh gọi là “bánh linh hồn” với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.

Như vậy có thể thấy lịch sử ngày lễ Halloween có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa lâu dài trên lãnh thổ nhiều quốc gia.


Snap Apple Night. Hình: Wikipedia.

Mang niềm vui đến mọi người

Bên cạnh nguồn gốc, lễ hội Halloween có nhiều ý nghĩa giáo dục, không phải ai cũng biết.

Theo truyền thuyết của người Ireland, một kẻ nghiện rượu tên là Sting Jack ăn trộm đồ trong ngôi làng và bị người dân đuổi đánh.

Jack chạy trốn, trên đường, hắn gặp một con quỷ được sai đến để bắt linh hồn của hắn đi. Tuy nhiên Jack đã lừa con quỷ leo lên cây táo cổ thụ và không cho nó xuống bằng cách khắc dấu thánh giá vào vỏ cây.

Con quỷ van xin và Jack bắt con quỷ phải thề rằng sẽ không bao giờ tước đi linh hồn của hắn.

Sau này, Jack chết nhưng linh hồn của hắn không được lên thiên đàng vì những tội lỗi khi còn sống. Địa ngục cũng không có chỗ cho linh hồn hắn dung thân vì lời thề của con quỷ. Vì thế linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.

Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho hắn hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt. Jack lấy củ cải đỏ đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, đặt hòn than bên trong.
Một cảnh trong bộ phim The Legend of Halloween Jack (2018). Hình chụp qua YouTube. Credit: 4DigitalMedia.

Từ đó, cứ mỗi mùa Halloween về, người nông dân ở các ngôi làng Ireland lại khắc những chiếc đèn lồng bằng củ cải để xua đuổi linh hồn của Jack và cả những bóng ma lang thang khác.

Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ireland đã biến quả bí ngô thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy.

Hơn nữa khi thắp đèn trong trái bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween.

Theo thời gian, lễ hội Halloween đã trở thành lễ hội truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta tin rằng những chiếc lồng đèn làm từ trái bí ngô sẽ xua đuổi ma quỷ và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.

Hình: Colton Sturgeon/ Unsplash

Thông qua lễ hội này, người ta cũng đưa ra một số ý nghĩa mang tính chất giáo dục, đặc biệt là với trẻ em:

Thứ nhất, không nên sống tham lam, ích kỷ như chàng Jack.

Thứ hai, khi sống cần phải có hàng xóm, láng giềng, phải có niềm tin vào cuộc sống, tôn kính tổ tiên và các tiền nhân.

Thứ ba, cuộc sống là một vòng tuần hoàn, luôn có sự cho đi và nhận lại, chúng ta cần phải cho đi để được nhận lại …

Đ.T. (Tổng hợp)