samedi 20 mars 2021

Presidents ranked from worst to best

 Presidents ranked from worst to best


BY ELISHA FIELDSTADT

UPDATED ON: FEBRUARY 3, 2021 / 1:14 PM / CBS NEWSGETTY IMAGES

It's official: Donald Trump is not going down in history as America's best president — or the worst. According to the very latest available survey of presidential historians, there are two presidents who delivered worse performances during their tenure in the White House.

Who are they? And where would other recent presidents, such as George W. Bush and Barack Obama, rank on such a list? Here are the results of a sweeping survey of historians, political scientists and presidential scholars maintained by the Siena College Research Institute. Since 1982, the SCRI Survey of U.S. Presidents has been conducted during the second year of the first term of a new president, ranking presidents across 20 different categories, ranging from integrity to ability to compromise.

Biographical information for each president from WhiteHouse.gov and the Miller Center at the University of Virginia.

44. Andrew Johnson (1865-1869)WHITEHOUSE.GOV

Historians gave Johnson the lowest ratings overall.

Johnson, who became president when Lincoln was assassinated, clashed with fellow Republicans over Reconstruction in the wake of the Civil War. He often tried to side-step Congress and became the first president ever to face impeachment, but was acquitted by one vote.

43. James Buchanan (1857-1861)WHITEHOUSE.GOV

Historians have criticized Buchanan over his poor crisis leadership.

He couldn't seem to grasp the enormity of America's divisions over slavery, ignoring the strife and letting the issue fester in the years leading up to the Civil War.

42. Donald Trump (2017-2021)AL DRAGO/BLOOMBERG VIA GETTY IMAGES

Donald Trump has the dubious honor of being the only U.S. president to face impeachment twice. In the Siena survey, Trump received the lowest rank — 44th out of 44 — in the categories of integrity, intelligence, and overall ability. His highest ranking — 10th — came in the "luck" category.

41. Warren G. Harding (1921-1923)AP

Scandals that plagued Harding's presidency, like the infamous Teapot Dome scandal in which cronies profited from secret oil deals, keep him low in the rankings.

40. Franklin Pierce (1853-1857)WHITEHOUSE.GOV

History has judged Pierce unfavorably for policies that helped put the nation on the path to civil war.

He signed into law the Kansas-Nebraska act, which allowed residents of new territories to decide on the legality of slavery for themselves.

39. William Henry Harrison (1841)ALBERT GALLATIN HOIT/NATIONAL PORTRAIT GALLERY

Harrison's crisis leadership skills have failed to impress, but historians have little to judge him on, given that Harrison died on his 32nd day in office.

38. Millard Fillmore (1850-1853)WHITEHOUSE.GOV

Historians fault Fillmore for signing the Fugitive Slave Act, which required that escaped slaves be returned to their masters.

37. John Tyler (1841-1845)WHITEHOUSE.GOV

Tyler, the first vice president ever elevated to the presidency when his predecessor died, was a strong advocate of states' rights. He later joined the Southern Confederacy.

36. Herbert Hoover (1929-1933)AP

Hoover's economic management rating drags down his ranking.

Months after his election, the stock market crashed and the U.S. spiraled into the Great Depression.

35. Benjamin Harrison (1889-1893)AP

Historians have faulted Harrison for poor communication skills and lackluster leadership ability.

Harrison also tried to fix a high tariff problem, but prices rose and prosperity suffered.

34. Chester A. Arthur (1881-1885)OLE PETER HANSEN BALLING/NATIONAL PORTRAIT GALLERY

Among some historians, Arthur gets low ratings for his failure to ensure equal justice for all.

His administration enacted the first immigration law, which excluded Chinese people as well as "paupers, criminals, and lunatics."

33. George W. Bush (2001-2009)TIM SLOAN/AFP/GETTY IMAGES

In the Siena survey, Bush got his lowest ranking — 41st out of 44 — in the category of intelligence. But his overall standing has inched upwards in recent years.

His most controversial decision was the 2003 invasion of Iraq based on the mistaken belief that Iraqi President Saddam Hussein had weapons of mass destruction.

In the years since he left office at the height of an economic crisis, historians surveyed by C-SPAN have reevaluated his record and he's moved up in the rankings, from 36th place in 2009 to 33rd place today.

32. Rutherford B. Hayes (1877-1881)AP

Historians have criticized Hayes' record on equal justice as he oversaw the end of Reconstruction.

Hayes pledged to protect the rights of African Americans in the South but then withdrew federal troops, preferring what he hoped would be "wise, honest, and peaceful local self-government." Instead, Southern states swiftly imposed Jim Crow.

31. Calvin Coolidge (1923-1929)AP

Coolidge is rated poorly for crisis leadership, lack of imagination, and failing to work for equal justice for all Americans.

He refused to use the country's economic boom to help struggling farmers and workers in other flailing industries.

30. Zachary Taylor (1849-1850)AP

Taylor, a former military hero, served less than a year and a half in office before his death.

When it came to the searing debate over slavery, he tried to skirt the issue by holding that states could decide on slavery laws on their own.

29. Richard Nixon (1969-1974)AFP/GETTY IMAGES

Nixon is rated extremely low for integrity.

His accomplishments included ending the draft and enacting policies to protect the environment. He negotiated arms control with Russia and made a diplomatic breakthrough with communist China. But Nixon's triumphs were overshadowed by the Watergate scandal, which stemmed from a break-in at the offices of the Democratic National Committee during his reelection campaign. On Aug. 9, 1974, Nixon became the first U.S. president to resign.

28. James A. Garfield (1881)AP

Garfield, a former Civil War general and congressman from Ohio, got poor marks in the survey for his foreign policy skills but better ones for integrity and intelligence.

He was assassinated just 200 days into his presidency.

27. Gerald Ford (1974-1977)AFP/GETTY IMAGES

Ford ranked highest for his integrity and lowest for his vision and ability to set an agenda.

Assuming the presidency after Richard Nixon's resignation, Ford tried to move the country past the political crisis by granting Nixon a full pardon. Ford won the Republican nomination in 1976, but lost the election.

26. Jimmy Carter (1977-1981)AP

Some historians have expressed admiration for Carter's pursuit of equal justice, but not for his crisis leadership.

He is credited with creating developing a national energy policy to deal with oil shortages, and brought Israel and Egypt together for the Camp David accords. But his administration struggled with economic stagnation and experienced setbacks like the Iran hostage crisis. He lost his bid for a second term.

25. Martin Van Buren (1837-1841)AP

Van Buren received low rankings for his economic management.

When he assumed the presidency, the economy was booming, but less than three months later, businesses and banks were failing, and historians believe his policies only made things worse.

24. Ulysses S. Grant (1869–1877)AP

Grant led the North to victory in the Civil War, but received low marks for his administrative skills once he assumed the presidency.

23. Grover Cleveland (1885-1889 and 1893-1897)NYPL PICTURE COLLECTION/AP

Cleveland vetoed a bill that would have given government money to veterans, drought-stricken farmers and people with disabilities, and he sent in federal troops to break a railroad workers' strike.

He is the only president to leave the White House and later return for a second term.

22. William Howard Taft (1909-1913)PACH BROTHERS STUDIO/NATIONAL PORTRAIT GALLERY

Historians rated Taft highly for intelligence and integrity.

Taft favored the law over politics and went on to serve as Chief Justice of the United States after his term in the White House.

21. George H.W. Bush (1989-1993)WALT FRERCK/AFP/GETTY IMAGES

Historians gave high ratings to Bush for his handling of international relations.

Bush guided the country through the end of the Cold War and led a coalition to liberate Kuwait after Saddam Hussein's invasion. But he lost his bid for reelection amid and economic downturn.

20. William McKinley (1897-1901)AP

Historians give McKinley high marks for his party leadership and relationship with Congress.

He enacted the highest protective tariff in history, and under his leadership America experienced an industrial boom. He also led the country through the Spanish-American War, in which the U.S. conquered the Spanish fleet in Cuba, seized Manila in the Philippines, and occupied Puerto Rico. He was assassinated by an anarchist less than a year into his second term.

19. Andrew Jackson (1829-1837)WHITEHOUSE.GOV

Historians rate Jackson highly for his willingness to take risks and for public persuasion abilities.

A polarizing figure, Jackson waged a political battle against the Second Bank of the United States, a private company which operated as virtually a government-sponsored monopoly. He also pushed for the forcible removal of Native Americans, resulting in thousands of deaths. The American electorate handed him a huge electoral victory for his second term.

18. John Quincy Adams (1825-1829)AP

Adams ranked highly for his intelligence and moral authority.

His served during a time of great division in the country and faced a contentious Congress, but fought hard for civil liberties and the unification of the country.

17. Barack Obama (2009-2017)SEAN GALLUP/GETTY IMAGES

Obama's signature domestic policy accomplishment, the Affordable Care Act, also known as Obamacare, was unpopular with Republicans but extended health insurance coverage to 20 million more Americans. His administration helped guide the country through the Great Recession and rescued the U.S. auto industry.

Historians have given him weaker marks for his dealings with Congress and international relations.

16. Lyndon Johnson (1963-1969)AFP/GETTY IMAGES

Among some presidential historians, Johnson tops the charts for his efforts in pursuing equal justice for all Americans.

Taking office after John F. Kennedy's assassination, Johnson secured enactment of the landmark Civil Rights Act. He urged the country "to build a Great Society, a place where the meaning of man's life matches the marvels of man's labor," which became his agenda, resulting in Medicare for the elderly, increased aid for education and anti-poverty programs.

15. Bill Clinton (1993-2001)STEPHEN JAFFE/AFP/GETTY IMAGES

Clinton's highest rating in the survey is for his willingness to compromise.

The first Baby Boomer president, Clinton was the first Democrat since Franklin D. Roosevelt to win a second term, and among other achievements, he proposed the first balanced budget in decades and reached a budget surplus. In his second term he faced impeachment over his dishonesty about a liaison with a White House intern, but was acquitted by the Senate.

14. John Adams (1797-1801)NATIONAL PORTRAIT GALLERY

Adams, the nation's second president, ranked highly for his integrity and handling of court appointments.

Despite growing hostilities with France, Adams never called for war and worked through negotiations to bring about a peace deal.

13. Ronald Reagan (1981-1989)J. DAVID AKE/AFP/GETTY IMAGES

Reagan scored highly for public persuasion skills and setting the national agenda.

By working with Congress, Reagan was able to pass legislation that sped economic growth and strengthened national defense, advancing his vision of "peace through strength" in the years leading up to the end of the Cold War.

12. James K. Polk (1845-1849)MAX WESTFIELD/NATIONAL PORTRAIT MUSEUM

Polk ranked highest for his vision and agenda-setting abilities.

Under Polk's leadership, the U.S. acquired more than 800,000 square miles of western land, extending its boundary to the Pacific Ocean.

11. Woodrow Wilson (1913-1921)AP

Wilson rated highly for his vision and ability to set an agenda.

He moved many pieces of important legislation through Congress, and in 1917 convinced Congress that America could no longer remain neutral in World War I.

10. John F. Kennedy (1961-1963)AFP/GETTY IMAGES

Historians credit Kennedy most for his skills in public persuasion and his vision. He also rates well for crisis management and handling international relations.

He stood up to the Soviets and successfully defused the Cuban Missile Crisis. He also inspired Americans by vowing to put a man on the moon, and he supported progress on civil rights. He was assassinated after barely a thousand days in office.

9. Harry Truman (1945-1953)AFP/GETTY IMAGES

Truman wins praise from historians for his foreign policy leadership. Though unpopular when he left office, he has become much more highly regarded by historians over the years.

After V-E Day, when Japan refused to surrender, he ordered atomic bombs to be dropped on Hiroshima and Nagasaki, finally ending World War II in the Pacific. Shortly thereafter, Truman watched the signing of the charter of the United Nations, established to preserve peace.

8. James Monroe (1817–1825)CHESTER HARDING/NATIONAL PORTRAIT MUSEUM

Historians commended Monroe most for his skillful international relations.

He established the Monroe Doctrine, which warned European nations not to colonize or interfere with the Western Hemisphere.

7. James Madison (1809-1817)AP

Madison ranked highly for intelligence.

He declared war against Great Britain in 1812. Americans considered the war a success, leading to a period of soaring nationalism.

6. Dwight D. Eisenhower (1953-1961)AFP/GETTY IMAGES

Eisenhower, a celebrated commander in WWII, saw his energies as president largely devoted to the onset of the Cold War. He obtained a truce after years of war in Korea, continued the desegregation of the U.S. armed forces, and sent federal troops to enforce a court order desegregating public schools in Little Rock, Arkansas.

5. Thomas Jefferson (1801–1809)MATHER BROWN/NATIONAL PORTRAIT GALLERY

Jefferson was ranked highest in the survey for his intelligence and vision.

He was the the principal author of the Declaration of Independence, writing that "all men are created equal," even as he continued to own slaves. During his presidency he acquired the Louisiana Territory, vastly expanding the size of the country, and he slashed the national debt by a third.

4. Theodore "Teddy" Roosevelt (1901-1909)AP

Theodore Roosevelt ranked highly for public persuasion and willingness to take risks.

Just 42 when he became the youngest president in the nation's history, he had the excitement and energy to convince Congress to pass progressive reforms and a strong foreign policy — exemplified by his motto, "Speak softly and carry a big stick." An avid outdoorsman, he oversaw the expansion of America's national parks.

3. Abraham Lincoln (1861-1865)LIBRARY OF CONGRESS/GETTY IMAGES

Among all the U.S. presidents, Lincoln takes second place for leadership ability and third place overall in the Siena survey. But in a separate survey of historians conducted by C-SPAN, Lincoln is rated No. 1.

He led the country through one of its most trying periods, the Civil War, and in 1863 signed the Emancipation Proclamation freeing the slaves.

2. Franklin D. Roosevelt (1933-1945)AFP/GETTY IMAGES

Historians laud Franklin D. Roosevelt for his skills at party leadership, ranking him first among all presidents in that category. He also ranked No. 1 in handling of foreign relations.

FDR assumed the presidency during the worst of the Great Depression, but assured the American people: "The only thing we have to fear is fear itself." He also led the U.S. through the perilous years of World War II. He is the only American president ever elected to four terms, though he died before completing the last one.

1. George Washington (1789-1797)PRINT COLLECTOR/GETTY IMAGES

The nation's first president ranked above all others for moral authority, economic management, and overall performance within the context of his times.

Washington fought hard for the Constitution, feeling that the Articles of Confederation were not functioning well for the country. He was disappointed to see the country becoming more politically divided toward the end of his first term, and set a precedent by choosing to retire after his second.


First published on March 13, 2017 / 7:36 PM

Sự hài hòa âm dương trong ẩm thực Việt Nam

 Sự hài hòa âm dương trong ẩm thực Việt Nam 

Triết lý âm dương là nguyên lý điều phối mọi mặt của cuộc sống, trong đó có cả ẩm thực và giữ gìn sức khỏe. Khi phân loại thức ăn theo âm dương, không phải khẳng định cái này là dương, cái này là âm mà phải đặt trong mối quan hệ so sánh tương đối, quả cà là âm so với ớt nhưng sẽ là dương hơn so với quả dừa.  Khi đặt chúng vào những ngữ cảnh khác nhau, quan hệ so sánh khác, bản chất âm dương của chúng có thể thay đổi. Quả chanh âm hơn so với quả táo tây nhưng khi ngâm trong muối 3 năm làm chanh muối thì dương hơn. Nguyên lý Âm dương là sự chuyển hóa biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái kháccủa sự vật hiện tượng. Không có cái gì hoàn toàn mãi mãi nhất định là âm, hay nhất định là Dương mà trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương là 2 mặt đối lập tương sinh tương khắc của một hiện tượng sự vật.

Sự hài hòa âm dương trong ẩm thực phải nói đến 3 khía cạnh, thứ nhất là sự hài hòa âm dương của thức ăn, thứ hai là sự hài hòa âm dương trong cơ thể, và cuối cùng sự hài hòa âm dương giữa con người với môi trường xung quanh khí hậu thổ nhưỡng.

  • Sự hài hòa âm dương trong thức ăn

Người Việt Nam phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: Hàn (lạnh, tức âm nhiều, tương đương với hành Thủy trong Ngũ hành), Nhiệt (nóng, tức dương nhiều, tương đương với hành Hỏa trong Ngũ Hành),  Ôn (ấm, dương ít, Mộc); Lương (mát, âm ít, Kim), Bình (trung tính, Thổ). Theo đó người Việt có truyền thống tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến.

Trong dân gian có nhiều món ăn tuy đơn giản, nhưng chứng tỏ ý thức về Nguyên lý Âm Dương của dân tộc ta rất sâu sắc vững vàng như: món canh chua (Âm) thường ăn với cá kho tộ (Dương), cá trê (Âm) nướng (Dương) và dầm với nước mắm gừng (Dương) hoặc cà tím (Âm) đem nướng (Dương) rồi trộn mỡ hành dằm nước mắm (Dương), trứng vịt lộn (Âm) với rau răm và muối tiêu (D) cho đỡ nặng bụng khó tiêu, ốc nhồi (Â) hấp lá gừng (D). Đối với các món ăn uống Âm mát lạnh như nước dừa thì dân ta biết bỏ muối (D) vào để làm cho bớt cái âm của nước dừa có thể gây hại cho người uống. Khi ăn dưa hấu phải làm cho bớt âm bằng cách chấm muối.

Việt nam có tập quán dùng gia vị rất nhiều. Gia vị ngoài tác dụng kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn, và chứa các kháng sinh thực vật có tác dụng bảo quản thức ăn hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, còn có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, món ăn khi được chế biến bằng cách kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài hòa tự nhiên theo âm dương trở nên hấp dẫn hơn, ngon hơn. Gừng tính Nhiệt (dương) cho nên thường dùng kèm với những thực phẩm có tính hàn (âm hơn so với gừng) như bí đao, rau cải, bắp cải, cá, thịt vịt… Ớt cũng thuộc loại nhiệt (dương) cho nên được dùng trong các loại thức ăn thủy hải sản (cá, tôm, cua, mắm…) là những thứ vừa hàn (âm hơn so với ớt), lại có mùi tanh. Lá lốt thuộc loại hàn (âm) đi với mít thuộc loại nhiệt (dương). Khi luộc rau (âm) thường cho vào thêm chút muối biển (dương) khiến rau luộc xanh mà ngon hơn. Rau răm thuộc loại nhiệt (dương) đi với trứng vịt lộn thuộc loại hàn (âm). Những tri thức này đã đi vào những câu ca dao nổi tiếng:

                                            “ Con gà cục tác lá chanh

                                         Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

                                         Con chó khóc đứng khóc ngồi

                                         Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng

                                        Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng

                                        Mình đã có riềng, để tỏi cho tôi...”

 Âm dương mới nhìn tưởng như tương khắc nhưng khi biết dùng lại trở nên tương sinh, hỗ trợ với nhau. Khi nấu chè đỗ xanh, chè đỗ đen ngọt (âm) vẫn cho thêm ít muối khiến món ăn ngọt đậm đà hơn là không có muối. Dưa hấu (âm) sẽ ngọt hơn khi chấm với muối. Luộc rau (âm) thêm chút muối biển làm rau xanh và ăn ngon hơn. Nấu xôi nếp mà quên không cho chút muối thì nhạt nhẽo không ngon. Ngược lại những món như cá kho, thịt kho khi đã trót nấu quá mặn thì cách chữa tốt nhất chính là cho thêm chút đường cho âm dương tương hợp. Việc phối hợp nhiều nguyên liệu khác nhau để đạt độ quân bình âm dương tạo nên món ăn ngon một cách tự nhiên, dễ hấp thu vào cơ thể đòi hỏi người nấu ăn cần phải hết sức tinh tế.

  •    Sự hài hòa âm dương của con người

Để tạo nên sự hài hòa âm dương trong cơ thể, ngoài việc ăn các món đã được chế biến có tính đến sự quân bình âm dương, người Việt Nam còn sử dụng các thức ăn như những vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều xuất phát từ nguyên nhân gốc là sự mất quân bình âm dương trong cơ thể; vì vậy, một người bị ốm do quá âm cần được cho ăn đồ dương và ngược lại, ốm do quá dương sẽ được cho ăn đồ âm để khôi phục lại sự cân bằng đã mất.

Ví dụ, đau bụng nhiệt (dương) thì cần ăn những thức hàn (âm) như chè đậu đen, nước sắc đậu đen (màu đen là âm), trứng gà, lá mơ... Đau bụng hàn (âm) thì dùng các thứ nhiệt (dương) như gừng, giềng... Bệnh sốt cảm lạnh(âm) thì ăn cháo gừng, tía tô (dương); còn sốt cảm nắng (dương) thì ăn cháo hành (âm)... Danh mục đồ ăn với tính năng chữa bệnh của người Việt Nam vô cùng phong phú. Trong cuốn Vệ sinh yếu quyết  [7], Hải Thượng Lãn Ông (1724-1791) đã nêu ra, chẳng hạn, tới 36 loại cháo, 20 loại rượu... với những khả năng chữa bệnh khác nhau. Tổng kết kinh nghiệm dân gian, ông khuyên:

                                                  “Nên dùng các thứ thức ăn,

                                             Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn.”

Truyền thống này không có trong văn hoá phương Tây. Phương Tây chủ yếu chữa bệnh bằng thuốc, và phòng bệnh cũng bằng thuốc, là Vitamin tổng hợp và Thực phẩm chức năng.

Hãy cung cấp cho cơ thể năng lượng, vitamin, khoáng chất thuần khiết, tự nhiên bằng một cách đơn giản là ăn thức ăn sạch hàng ngày. Hãy ăn củ cà rốt thay vì uống vitamin A.  Thức ăn tốt nhất là thức ăn thiên nhiên, còn nguyên chất, ở dạng nguyên vẹn, chưa bị tinh chế, không bị nhiễm hóa chất nhân tạo, không tẩm ướt gia vị bột ngọt tạo hương vị giả tạo.   

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thiêm

Kim Hạnh sưu tầm

jeudi 18 mars 2021

LỜI NGUYỆN VÀO THÀNH JERUSALEM

 

Lạy Chúa, Chúa đã nói với người mù: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!”  Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.  Anh đã chọn một lối đi riêng cho anh. Chuẩn bị Lễ Vượt Qua, Chúa từ Jêricô về Jerusalem.  Trong đám người từ Jêricô này có anh mù Batimê.  Hôm nay con nghĩ nhiều tới anh trong cuộc rước Lá.  Bằng một linh hồn khôn ngoan, anh tìm cho mình một hướng đi.  Ở những bước chân con đang đi đây, anh mù Batimê ngày xưa cũng đã đi.


Lạy Chúa, Con không đến đây như khách du lịch.  Con là kẻ hành hương.  Con muốn đi lại những con đường lịch sử có thật.  Trên đường đi, con thấy lòng mình thật bâng khuâng.  Nơi này Chúa đã thực sự bước đi sao?  Con thấy Chúa quá gần con người.  Chúa là con người thật sự.  Nơi này anh mù Batimê đã đi hay sao.  Họ là những con người thật sự.

Khi đọc bài Chúa vào thành, con tưởng Chúa đi trên một đường mòn, như con đường làng.  Thấy địa lý vùng này con mới thấm thía khi Chúa dừng chân khóc Jerusalem.  Từ Bêtania và Bethage, leo núi Ôliu, từ độ cao con nhìn xuống, dưới chân núi Ôliu là thung lũng Kidron, và bên kia là thành Jerusalem.  Ở độ cao này, ánh mặt trời ngả chiều hắt xuống mái vàng đền thờ.  Bây giờ con mới thấy sự hoành tráng của các vì vua Salomon.  Con hiểu tại sao các môn đệ phải trầm trồ khen ngợi.  Kìa! Thầy nhìn vẻ đẹp của đền thờ.  Ðứng trên triền núi nhìn qua thung lũng Kidron, Jesusalem rất gần.  Gần trong không gian mà khó đến vì ngăn cách một thung lũng.  Thung lũng nhỏ thôi nhưng khó đến trong ý nghĩa thiêng liêng.  Phêrô chạy trốn.  Chính thung lũng Kidron này là nơi Ðavít đem quân lập quốc.  Bên này núi Ôliu, bây giờ có đền thờ Chúa khóc thương Jerusalem.  Ánh chiều hắt xuống, mầu vàng đền thờ rực sáng.  Bên bờ núi Ôliu này Chúa đem các môn đệ đến cầu nguyện và nghỉ ngơi.  Hai nghìn năm xưa với rừng ôliu thinh vắng, bên bờ núi này Chúa bị bắt.  Ðứng trên sườn đồi nhìn qua bên kia Jerusalem, con không ngờ con đang đi giữa những dấu tích lịch sử có thật của một thời Chúa đã đi qua.  Con phân vân hỏi lòng.  Thiên Chúa gần gũi con người đến như vậy sao.

Con đang vào Tuần Thánh.  Ðường đến Jerusalem với bóng hình của hai cuộc gặp gỡ: Ông Dakêu và người mù Batimê.

Ông Dakêu và người mù, cả hai đều là người “muốn nhìn.”

Ðể nhìn rõ, cả hai tìm lối lên cao.

Ðoàn người rước Lá qua chân núi Ôliu, nơi hôm nay có vương cung thánh đường Gietsimani.  Vườn Gietsimani còn sót lại mấy gốc ôliu già không biết từ nghìn năm nào.  Qua vườn Gietsimani là tới chân thung lũng vào cổng thành Jerusalem rồi.  Qua cổng thành, chừng mươi phút sẽ tới hồ Betsaiđa, nơi Chúa chữa người bất toại.

Lạy Chúa, Trên con đường này, đi thêm vài chục mét nữa là dinh tổng trấn Philatô.  Con đang ở rất gần nơi Chúa đã đứng ngày xưa.  Chặng Ðàng Thánh Giá bắt đầu từ dinh tổng trấn này lên đồi Golgotha.  Một chặng đường lên cao cho những ai muốn nhìn.  Chắc đoạn này phải có chân người mù Batimê từ Jêricô.  Vì anh là kẻ đi tìm ánh sáng, kẻ muốn nhìn.

Muốn sống vẻ đẹp phải là kẻ muốn nhìn.
Muốn nhìn vẻ đẹp phải lên cao.
Muốn lên cao cần phải bỏ đi những gì cản trở.

* * *

Lạy Chúa, nhiều người đã nâng đỡ con đi, đã chỉ cho con đi.  Con hiểu bước chân người mục tử phải đi về đâu, xin cho con những ơn cần thiết.  Làm sao con chuẩn bị lối đi hôm nay để bước vào đền thánh vĩnh cửu giờ con chết.  Con dự ngày lễ Lá ở Jerusalem cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không gặp dấu chân người xưa đã đi.

Mỗi người đều có một bước chân đi.  Chúa về Jerusalem để hoàn tất mầu nhiệm cứu độ.  Trong hành trình này Chúa nghỉ chân ở nhà mấy chị em Mácta.  Trưa nay con đang đi dưới bầu trời hanh nắng của vùng trời Chúa đã đi qua.  Căn nhà Mácta không còn.  Bóng người xưa không còn.  Còn lại là những trang Kinh Thánh nói cho con về những tình cảm êm đềm của mấy chị em này.  Con mong sao những nơi con dừng chân cũng có những tình cảm êm đềm như thế.  Có nhiều thứ tình cảm hôm nay, có nhiều thứ liên hệ thiệt thòi cho bước chân tự do.  Chúa không tránh những liên hệ cảm tình.  Phúc Âm tường thuật khi nghe tin Chúa đến, mấy chị em mừng lắm, chạy ra đón Chúa.  Tình cảm của Chúa là tình cảm rất con người.  Con mong sao và con sẽ gìn giữ những liên hệ tình cảm với người này, gia đình kia được thánh thiện, đơn sơ vui vẻ như liên hệ giữa Chúa với mấy chị em Mácta.

Xin cho con tha thiết với ánh sáng như anh mù Batimê.  Con cần can đảm đứng phắt dậy trong nhiều hoàn cảnh.  Như người mù khi nghe Chúa gọi, đứng phắt dậy, vứt cái áo choàng.  Con cần Chúa cho con tinh tế đối với những tấm áo choàng ăn xin mà hôm nay nó bao quanh cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau.  Xin tình cảm.  Xin quyền lực.  Có nhiều công trình xem ra rất đẹp, nhưng nó vẫn là những chiếc áo choàng xin ăn.  Nhiều khi xin ăn hôm nay là một nghệ thuật.  Có khi người ta xét một người có giá trị nhiều hay ít là do khả năng người đó xin được nhiều hay ít.  Từ nghệ thuật xin ăn, nếu con tự tìm giá trị cho mình bằng những cuộc xin ăn thì tấm áo choàng trở nên quá nặng rồi.  Con cần tinh tế để biết lúc nào phải bỏ chiếc áo choàng lại.

Con cần đứng phắt dậy trong nhiều đau đớn.  Có những bóng đêm con tự xoay mình trong đó.  Nó có thể là quá khứ nuối tiếc, nó có thể là hiện tại hoang mang.  Nó có thể là ngần ngại mỏi mệt.  Anh mù ngồi bên bờ đường nhưng không ngồi bơ phờ.  Anh để ý người ta nói gì về Chúa.  Anh không nhìn thấy mầu sắc ngoài trời, anh nhìn mầu sắc trong linh hồn.  Cuộc đời anh vẫn là theo dõi một người, bởi anh biết người ấy thuộc dòng dõi con vua Ðavít.  Trong cái bóng tối buồn bã của con, chớ gì con biết ngồi ở chỗ Chúa có thể nhìn thấy đời con.

Xin Chúa con con sáng kiến như ông Dakêu.  Cuộc sống đẹp là bước chân không gì ràng buộc được. Có nhiều thứ lên cao, nhưng lên cao để nhìn và để được nhìn là hai con đường khác nhau.  Cũng như con đường xuống thấp cũng vậy, xuống thấp để lãnh nhận như Dakêu thì khác xuống thấp trong bất mãn.  Con muốn lên cao để tìm mình, để nhìn trời, để gặp Chúa và yêu đời.

Lm Nguyễn Tầm Thường, SJ
(Jerusalem Tuần Thánh 2006, Trích tập suy niệm KẺ ÐI TÌM)

La Vache qui rit: Phô mai Pháp tròn 100 tuổi

 La Vache qui rit: Phô mai Pháp tròn 100 tuổi



Ảnh tư liệu: Bên trong viện bảo tàng Con Bò Cười (La Maison de la Vache qui rit) tại Lons-le-Saunier, vùng Jura (Pháp), nơi loại phô mai này được phát minh vào năm 1921.
Tuấn Thảo

Một vòng đua xe đạp ở vùng núi Jura với ngôi sao Laurent Jalabert, một cuộc triễn lãm nghệ thuật với các tác phẩm pop art nổi tiếng, một loạt sản phẩm lưu niệm có gắn logo số 100 màu đỏ: đó là nét vài nét chính của chương trình kỷ niệm 100 năm ngày ra đời hiệu phô mai Pháp (pho mát) "La Vache qui rit" - Con bò cười.

Cũng như bách bích quy LU, nước ngọt Coca Cola hay mứt chocolat hạt dẻ Nutella, phô mai Con bò cười (La Vache qui rit) thuộc vào hàng thực phẩm công nghiệp rất nổi tiếng trên thế giới. Riêng tại Pháp, đây là một thương hiệu được hầu như tất cả mọi nhà biết đến và được phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ người tiêu dùng.

Được chế biến từ sữa bò, loại phô mai mềm mịn này thường được ăn nguội kèm với bánh mì, lát bánh mì có thể mỏng nhưng trét thêm nhiều phô mai "La Vache qui rit" càng dày càng tốt. Có người lại thích ăn kèm với trái cây như táo tây, nho tươi hay là chuối. Một số khác chỉ thích ăn nóng, cho nên thường bỏ vài phút trong lò nướng cho phô mai tan chảy, hoặc ăn kèm một chút phô mai với súp khoai tây và đậu hà lan.

Hình tượng "Con bò cười" trẻ mãi không già
> Nhân sinh nhật lần thứ 100, "Con bò cười" (La Vache qui rit 1921-2021) vẫn trẻ mãi chứ không hề già đi một chút nào trong tâm trí của nhiều người Pháp. Đa số người tiêu dùng đều có kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với 8 mẫu phô mai hình tam giác, xếp ngăn nắp đều đặn trong chiếc hộp tròn. Mỗi phần được gói bằng giấy bạc, với logo con bò đeo đôi bông tai, miệng đang mỉm cười với hàm răng trắng xinh xắn. Nhờ thủ pháp nhân cách hóa ấy mà Con bò cười là biểu tượng quen thuộc của dòng sản phẩm chế biến từ sữa bò tại Pháp, rồi với thời gian trở thành một trong những mặt hàng chủ lực trong công nghiệp thực phẩm toàn cầu.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1865 tại ngôi làng Orgelet (nay có khoảng 1.600 dân) ở vùng núi Jura. Ông Jules Bel thành lập công ty Bel chuyên sản xuất loại phô mai "comté". Đến năm 1897, con trai ông là Léon Bel lên nối nghiệp bố điều khiển công ty gia đình và dời về thị trấn Lons-le-Saunier (17.000 dân) để khuếch trương hoạt động. Nhờ quyết định khôn khéo này mà Léon Bel sẽ làm giàu nhanh chóng, việc di dời cơ sở sản xuất từ ngôi làng miền núi về một thị trấn sung túc hơn, giúp cho công ty Bel mua muối chế biến phô mai với giá rẻ hơn, thị trấn này cũng có nhà ga xe lửa nối với các tuyến đường sắt chính yếu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phân phối và xuất khẩu phô mai.

Về cái tên gọi "Con bò cười", nguồn gốc của nó xuất phát từ một trò đùa. Câu chuyện bắt đầu từ những đoàn xe tiếp vận lương thực trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Vào năm 1914, ông Léon Bel (lúc bấy giờ 36 tuổi) được bổ nhiệm vào trung đoàn bộ binh chuyên cung cấp thực phẩm cho quân đội. Để nhận dạng và bảo vệ dễ dàng các chiếc xe tải chuyển hàng vào kho, Léon Bel yêu cầu họa sĩ Benjamin Rabier vẽ hình một "con bò" lên các chiếc xe chở hàng thịt.

Trung đoàn bộ binh chọn biểu tượng là một con bò vui nhộn hí hửng và ban đầu đặt tên thành "La Wachkyrie". Trong cách chơi chữ, họ dùng đồng âm để nhạo báng "Valkyrie", các nữ thần trong truyện thần thoại cổ của Bắc Âu và cũng là biểu tượng văn hóa Đức qua tác phẩm trường thiên của Wagner.

Phô mai bán chạy nhờ khẩu phần cá nhân
> Sau khi Thế Chiến Thứ Nhất kết thúc, ông Léon Bel giải ngũ, trở về nguyên quán. Các hầm chứa của công ty gia đình lúc bấy giờ đầy ấp phô mai. Để có thể bán hàng tồn kho, ông mới nghĩ tới chuyện biến các loại phô mai vỏ cứng thành phô mai mềm. Vào đầu những năm 1920, phô mai là mặt hàng không dễ gì bảo quản, cho nên trong các kiểu sản phẩm đầu tiên, ông Léon Bel bán phô mai mềm đóng hộp như các lon sữa đặc. Sáng kiến độc đáo nhất là cách đóng gói rồi bày bán thành những khẩu phần cá nhân. Nhờ vào ý tưởng tuyệt vời này, ông Léon Bel và con cháu nhanh chóng chinh phục thế giới.

Năm 1921, Léon Bel chính thức tung ra thị trường loại phô mai mềm chế biến theo khẩu phần, có gắn nhãn hiệu "La Vache qui rit", Con bò cười. Một sản phẩm khá đơn giản : phô mai được chế biến và sản xuất công nghiệp theo một công thức hầu như không thay đổi trong suốt một thế kỷ. Một khi định hình màu đỏ của logo và giữ nguyên hình tượng con bò đang mỉm cười, La Vache qui rit trở thành một trong những sản phẩm công nghiệp dễ nhận dạng nhất. Léon Bel biến công ty gia đình thành một doanh nghiệp tiên phong trong lãnh vực truyền thông, tiếp thị.

Đây là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới lập văn phòng quảng cáo và biến thành một khâu không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Một cách nhanh chóng, Con bò cười gợi hứng từ mô hình kinh doanh của Mỹ bằng cách tung ra các cuộc thi có phần thưởng cũng như các đợt quảng cáo với các dòng sản phẩm như album ảnh sưu tầm, lịch treo tường, chén đĩa, quần áo ..... Kể từ đầu những năm 1930, công ty Bel trở thành sponsor chính thức của Tour de France đưa hình ảnh của mình theo cuộc đua xe đạp đi vòng quanh nước Pháp.

Theo cô Anne-Cécile Nicollet, giám đốc điều hành bộ sưu tập "La Vache qui rit", ban đầu phô mai này là loại crème sữa mềm mịn pha thêm muối theo cách chế biến kiểu "gruyère", nhưng với thời gian phô mai này biết kết hợp thêm nhiều loại khác như emmental, mimolette, gouda trộn với bơ và sữa. Kể từ năm 1929 trở đi, công ty Bel thành lập các nhà máy ở nước ngoài trong đó có các nước như Anh, Bỉ, Ai Cập hay Algeria ....

Tên "La Vache qui rit" được dịch sang 20 thứ tiếng
Ban đầu là một thương hiệu Pháp, "La Vache qui rit" sau đó được phát triển thành một sản phẩm quốc tế, phổ biến tại 136 quốc gia. Theo ông Frank Tapiro, chuyên gia ngành quảng cáo và tác giả của cuốn sách "Why the Laughing Cow never cries" (Vì sao Con bò cười không bao giờ khóc), sáng kiến hay nhất là phô mai này đã biết thích ứng với từng thị trường, đôi khi có thêm mùi vị khác để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng địa phương (như loại phô mai pha trộn với một chút mùi quế cho thị trường Bắc Mỹ).

Ngoài ra cái tên "La Vache qui rit" thay vì giữ nguyên đã được dịch sang hơn hai 20 thứ tiếng : The Laughing Cow trong tiếng Anh, Gulen Inek trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Den Skrattande kon trong tiếng Thụy Điển hay Con bò cười trong tiếng Việt ......

Từ những năm 1970 trở đi, Con bò cười trở thành một họa tiết hay mô típ gợi hứng sáng tác cho giới nghệ sĩ. Trong số này có Daniel Buren, nhà điêu khắc Pháp, Wim Delvoye, nghệ sĩ tạo hình người Bỉ, Hans Peter Feldmann nhà thiết kế sắp đặt người Đức hay là Mel Bochner, họa sĩ người Mỹ thuộc trường phái nghệ thuật khái niệm .... tất cả những tên tuổi này đã đưa Con bò cười vào dòng văn hóa phổ thông, một biểu tượng đại chúng.

Thương hiệu "La Vache qui rit" minh họa cho câu chuyện kinh doanh của Jules và Léon Bel, biến công ty gia đình thành một tập đoàn quốc tế với doanh thu hàng năm xấp xỉ 3,5 tỷ euro. Nếu còn sống, thì có lẽ cả hai cha con nhà họ Bel cũng không ngờ rằng sản phẩm của họ sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng đương đại. Ban đầu gọi là trò đùa nhưng sau đó lại trở thành mặt hàng đắt khách thứ thiệt. Đúng một thế kỷ sau ngày ra đời, Con bò cười vẫn hái ra bạc tỷ, chứ không phải là gi
ỡn chơi.

T.Phước chuyển