jeudi 1 juillet 2021

KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG


Một bài viết trên tạp chí công giáo Aleteia nhận xétMẹ Têrêsa và công nương Diana có hai cuộc sống rất khác biệt; một bên là vị thánh chấp nhận cuộc đời hàn vi để phục vụ “những người nghèo nhất trong số người nghèo”, bên kia là công nương kiều diễm của hoàng gia Anh. Tuy nhiên, cả hai người phụ nữ này có điểm tương đồng là, họ đều mở rộng tấm lòng nhân hậu cho những người khốn khó, và đây cũng chính là cầu nối để xây dựng một tình bạn vong niên.

Kính thưa Anh Chị em,

Như tính cách của Mẹ Têrêxa và công nương Diana, Lời Chúa ngày lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hôm nay là ngày lễ nhớ đến hai vị thánh của những khác biệt và tương đồng. Chính qua hai tính cáchnày, Chúa Kitô sẽ đặt nền móng cho toà nhà Giáo Hội.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu trực tiếp trao chìa khoá Nước Trời cho Phêrô, một biểu tượng của thẩm quyền, thì Phaolô chưa một lần gặp Chúa Giêsu trước khi Ngài qua đờiPhêrô chỉ là một ngư phủđánh cá  vùng quê Galilê, Phaolô là một biệt phái uyên bác từ thành phố đại học Tarsus; ngôn ngữ đầu tiên của Phêrô là tiếng Aram, ngôn ngữ đầu tiên của Phaolô là tiếng Hy Lạp; Phêrô biết Chúa Giêsu sau khi Ngài chịu phép rửa của Gioan, Phaolô chỉ gặp Chúa Phục Sinh ở một vùng lân cận thành Đamas; và trong khi Phêrô được gọi là đá, tâm điểm của sự hợp nhất Hội Thánh, thì Phaolô được gọi làm tông đồ dân ngoạiMỗi vị đều có những kinh nghiệm rất khác nhau về Đấng đã kêu gọi mình và mỗi người nhận một sứ mệnh cũng rất khác biệt từ Ngài; thế nhưng, chung quy, họ đã cùng nhau xây dựng Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Bên cạnh đó, Phêrô và Phaolô cũng có những điểm rất tương đồng. Nếu Phêrô đã chối Thầy, thì Phaolô cũng đã bách hại Thầy khi bắt bớ Hội Thánh; và một trong những nét tương đồng nhất của hai ngài, là cùng bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá và cả hai đều được đỡ nâng.

Bài đọc thứ nhất hôm nay tiết lộ cho chúng ta điều đã xảy ra với Phêrô. Sách Công Vụ Tông Đồ ghi nhận, “Thấy việc giết Giacôbê đẹp lòng người Do TháiHêrôđê cho tống ngục Phêrôgiao cho bốn đội binh, mỗi đội bốn người canh giữ”; cũng thế, bài đọc thứ hai, từ trong ngục thất, Phaolô viết cho Timôtê với ý thức rằng, cuộc đời ngài sắp kết thúc, “Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồiVậy mà khi hai ngài đi theo con đường thập giá của Thầycác ngài đều khám phá ra rằng, Chúa đang nâng đỡ các ngài, nâng đỡ một cách đặc biệtCông Vụ Tông Đồ tiếp tục cho biết, Phêrô bị giam trong ngục, nhưng Hội Thánh vẫn luôn luôn cầu nguyện cùng Chúa cho ngài”; chính thiên thần Chúa đã vào tận ngục giải thoát Phêrô, khiến ngài tưởng như mơ, “Thiên thần lại bảo Phêrô, “Hãy khoác áo vào mà theo ta; để cuối cùng, Phêrô kết luận, “Bây giờ, tôi biết thật Chúa đã sai thiên thần cứu tôi khỏi tay Hêrôđê và khỏi mọi âm mưu của dân Do Thái!”. Cũng thế, qua thư Timôtê, Phaolô lại tuyên bố, “Có Chúa phù hộ giúp sức cho cha, để nhờ cha, việc giảng đạo nên trọn.Như thế, Chúa đã ở cùng hai ngài, giải thoát hai ngài, đúng như Thánh Vịnh đáp ca tuyên tín, “Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng!”.

Một trong những tương đồng nổi bật nhất chính là triều thiên tử đạodành cho hai ngài; có khác chăng là Phêrô chịu đóng đinh ngược, Phaolô bị chặt đầu; Phêrô trong thành, Phaolô ngoại thành. Vậy mà thật lạ lùng, hai con người ‘khác biệt và tương đồng’ này đã hợp tác với nhau để sau hơn 2000 năm, Tin Mừng Chúa Kitô được rao giảng khắp cùng thế giới.

Anh Chị em,

Dù ở bậc sống nào, ơn kêu gọi của mỗi người chúng ta vẫn là duy nhất.Chúa làm việc qua chúng ta với tất cả sự độc đáo và khác biệt của mỗi người; Chúa không tìm kiếm sự đồng nhất nhưng tìm kiếm sự hợp nhất trong đa dạng. Chúng ta ‘khác biệt và tương đồng’ với nhau vì chúng ta cùng đi trên một con đường Chúa đã đi“Đường Thập Giá”. Như hai thánh tông đồ, khi cố gắng trung thành với ơn gọi của mình, chúng ta cũng sẽ khám phá ra sự hiện diện bền vững và sự đỡ nâng đặc biệt của Ngài trong cuộc sống. Ngày lễ hôm nay cũng trấn an chúng ta rằng, bất xứng của chúng ta không là trở ngại cho công trình Chúa đang thực hiện; những thất bại của chúng ta không xác định chúng ta là ai. Phaolô sẽ tiếp tục nói, Ân sủng của Thiên Chúa đối với tôi không hề vô íchCũng thế, âsủng của Chúa đối với chúng ta trong tình trạng yếu đuối cũng không bao giờ là vô ích nếu chúng ta tiếp tục mở lòng đón nhận công việc của ân sủng như hai thánh tông đồ.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

Lạy Chúa, Chúa đã làm những việc cả thể, lạ lùng trên hai con người yếu hèn và mỏng dòn này; xin hãy cứ làm điều tương tự trên con”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)


T.Anh chuyển


CHẤP DÍNH LÀ GỐC KHỔ ĐAU



( Thiền Quán trong Kinh Điển Đạo Phật)

1. Sở dĩ người ta đau khổ là do đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Tất cả do nội tâm bạn. Chỉ do bạn không chịu buông xuống.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai tạo ra nghịch cảnh cho bạn.

4. Bạn phải luôn thật sự mở lòng khoan dung, lượng thứ cho người khác, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn. Bạn phải buông bỏ để có được niềm vui đích thực.

5. Khi đang vui, bạn nên nghĩ rằng niềm vui này không vĩnh hằng. Khi đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí mạng sống mình tại những nơi mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, tự sửa đổi mình, bạn mới có thể
thay đổi người khác.

T.Anh chuyển

dimanche 27 juin 2021

Chìa khóa vạn năng

 


(Suy niệm Tin mừng Mác-cô (5, 21-43) trích đọc vào Chúa Nhật 13 thường niên) 

 

Có một ông vua rất giàu sang và vô cùng quảng đại. Nhà vua có một kho tàng đầy ắp những báu vật mọi người hằng mơ ước. Nhà vua tuyên bố với thần dân rằng bất cứ ai muốn lấy bất cứ thứ gì trong kho tàng vô tận của vua thì cứ lấy, miễn là phải dùng một loại chìa khoá rất đặc biệt mới mở được kho tàng. Chìa khoá ấy, vua cũng chỉ cho biết là đang nằm trong tầm tay mọi người. Tiếc thay, rất nhiều người không biết đó là chìa khoá thần kỳ và chưa mấy ai đem ra sử dụng. 

Khi nghe tin nầy, nhiều người nao nức hỏi: Vị vua đại lượng đó là ai? Kho tàng nằm ở đâu? Chìa khoá nào mở được kho tàng, xin mau mau cho biết. 

 

Đức vua đó chính là Thiên Chúa quyền năng. Kho tàng của Ngài là vô vàn phúc lộc không bao giờ vơi cạn. Chìa khoá để mở kho tàng ấy là lòng tin. Ai có lòng tin mạnh mẽ, người đó có thể mở được cửa kho tàng và chiếm lấy những gì mình muốn. Ai không có lòng tin, thì đành bó tay và chẳng kiếm chác được gì.  

Hai sự kiện thánh sử Mác-cô thuật lại trong Tin mừng hôm nay minh chứng cho chân lý nầy: 

 

Trường hợp người phụ nữ bị bệnh băng huyết 

Một phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm, đã lắm phen tìm thầy chạy thuốc nhưng bệnh của bà vẫn vô phương cứu chữa. Nay gặp Chúa Giê-su, bà mừng như người sắp chết đuối vớ được tấm phao.   

Vì luật cấm những người mang thứ bệnh nhơ uế như bà tiếp cận với người khác[1] nên bà không dám công khai gặp Chúa Giê-su, chỉ len lén tiến lại phía sau lưng Ngài, tự nhủ lòng rằng: "Mình chỉ cần sờ được vào áo Ngài thôi là sẽ được cứu." Và điều nhiệm mầu đã xảy ra: bà vừa đụng vào áo Chúa Giê-su thì tức khắc huyết cầm lại và bà được chữa lành. 

Chúa Giê-su biết có một năng lượng từ mình xuất ra nên quay lại tìm hiểu và khi người phụ nữ thú nhận việc bà vừa làm, Chúa Giê-su bảo:  "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh." 

Chính Chúa Giê-su xác nhận lòng tin là chìa khoá thần kỳ mở ra cho người đàn bà kho tàng chứa đựng điều mà bà khao khát: được chữa lành chứng bệnh nan y. 

  

Trường hợp ông trưởng hội đường 

Ông trưởng hội đường đang cùng Chúa Giê-su tiến vội về nhà để nhờ Chúa cứu chữa đứa con gái đang hấp hối, thì người nhà của ông này chạy đến báo cho ông biết rằng con gái ông chết rồi, đừng phiền Chúa đến nhà làm gì mất công.  

Nghe vậy, Chúa Giê-su động viên ông ta: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi." Tin là được. Thế rồi, nhờ lòng tin, con gái ông đã được cứu sống.  

Một lần nữa, Tin mừng chứng tỏ cho thấy lòng tin là chìa khoá đem lại ân sủng nhiệm mầu: đứa con gái thân yêu chết rồi nay được cứu sống! 

  

Còn nhiều sự kiện khác được ghi lại trong Tin mừng chứng tỏ cho thấy phải có lòng tin thì mới đạt được điều mong muốn và không tin thì chẳng được gì[2]. Lòng tin có thể chuyển núi dời non. Với lòng tin, người ta làm được tất cả như lời Chúa Giê-su dạy: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “Rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ chuyển qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được"[3] 

 

Quả vậy, điểm lại những khuôn mặt đạt được thành công lớn lao trên thế giới, ta thấy rằng nguyên nhân chính giúp họ thành đạt là nhờ mạnh tin. Vững tin rằng mình sẽ làm được thì sẽ được như ý.  

Như thế, lòng tin là bí quyết để thành công trên đường đời và cũng là chìa khoá mở vào kho tàng ân sủng của Thiên Chúa.  

 

Lạy Chúa Giê-su, 

Chúng con tạ ơn Chúa đã trao vào tay mỗi người chúng con chìa khóa thần kỳ để mở kho tàng ân sủng vô biên của Chúa. Xin cho chúng con biết sử dụng chìa khóa kỳ diệu này để chiếm hữu được những điều chúng con hằng khao khát đợi trông. 

 

Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà 

 

Tin Mừng Mác-cô (5, 21-43) 

21 Đức Giê-su xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ.22 Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giê-su, ông ta sụp xuống dưới chân Người,23 và khẩn khoản nài xin: "Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống."24 Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. 

25 Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm,26 bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác.27 Được nghe đồn về Đức Giê-su, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người.28 Vì bà tự nhủ: "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu."29 Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh.30 Ngay lúc đó, Đức Giê-su thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: "Ai đã sờ vào áo tôi? "31 Các môn đệ thưa: "Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã sờ vào tôi? "32 Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó.33 Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người.34 Người nói với bà ta: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh." 

35 Đức Giê-su còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: "Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa? "36 Nhưng Đức Giê-su nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi."37 Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an.38 Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Đức Giê-su thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ.39 Người bước vào nhà và bảo họ: "Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! "40 Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm.41 Người cầm lấy tay nó và nói: "Ta-li-tha-kum", nghĩa là: "Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! "42 Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ.43 Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn. 



[1] Lv 15, 25

[2] Mt 13, 58

[3]Xem thêm: Mt 17, 19-20; Mt 15, 28; Mt 21, 21-22. 


T.Anh chuyển

vendredi 25 juin 2021

LÀM CHỨNG CHO CHÚA

 Làm chứng cho Chúa

Như Chúa Giêsu đã xuống thế để làm chứng cho Chúa Cha, các tông đồ và các nhà truyền giáo đã đi khắp bốn phương để làm chứng cho Chúa Giêsu theo như lời truyền dạy cuối cùng của Người trước khi về Trời, mọi Kitô hữu cũng đều có sứ vụ làm chứng để người chung quanh nhận biết Chúa ngõ hầu được hạnh phúc. Ý thức được điều này, tôi cố gắng làm chứng cho Chúa bằng cách luyện tập nhân đức để trở thành người hoàn hảo hầu làm gương cho mọi người. Chúa Giêsu chẳng kêu gọi các môn đệ: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” đó sao (Mt 5,48)?


Nhưng tôi sớm khám phá ra rằng tôi không bao giờ có thể trở nên hoàn hảo và làm chứng cho Chúa không phải là làm gương về nhân đức. Vả lại, làm chứng theo cách đó chỉ đưa đến thất bại, bằng chứng là tôi có làm chứng được cho những người ở gần tôi nhất là các con tôi đâu. Tôi cứ tưởng đã làm tròn bổn phận của bậc cha mẹ Công giáo khi cho chúng theo học trường Công giáo, học giáo lý để rước lễ lần đầu và thêm sức và bắt chúng phải đi lễ ngày Chúa nhật, theo đúng luật Hội Thánh. Rồi khi đến tuổi trưởng thành, chúng viện cớ này cớ kia để không đến nhà thờ nữa, mới đầu tôi chỉ đổ lỗi cho thời đại vô thần và xã hội hưởng thụ khiến các con tôi bỏ Chúa, bỏ đạo. Nhưng khi thấy có đứa theo Tin lành và đứa khác lại hành thiền theo Phật giáo, tôi lại cho rằng đó là vì cách tổ chức mục vụ của Giáo Hội Công giáo, nhất là việc dạy giáo lý và cử hành thánh lễ, đã không đáp ứng được nhu cầu tâm linh của giới trẻ hiện nay. Có thể đúng phần nào, nhưng tôi đã nhận ra chủ yếu là do mình đã không làm chứng cho Chúa để con cái nhận biết Thiên Chúa đích thật hầu khi lớn lên chính chúng tin yêu, gắn bó với Người và không thể bỏ vị Thiên Chúa yêu thương ấy.



Giờ đây tôi đã hiểu, Thiên Chúa là Tình Yêu, nên chỉ khi sống yêu thương thực sự chúng ta mới làm chứng được cho Người. Vả lại, lời kêu gọi nên hoàn thiện là được Chúa Giêsu rút ra như kết luận sau khi đã dạy các môn đệ phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi mình. Vậy sự hoàn thiện Chúa nói ở đây chính là sự hoàn thiện của tình yêu. Chúa đã làm chứng cho chúng ta về sự hoàn thiện này qua việc hiến mình cho nhân loại trên thập giá, và nhất là tha thứ cho những kẻ hại mình. Vì thế, khi nói làm chứng cho Chúa thì chỉ có thể là làm chứng cho tình yêu hoàn thiện của Chúa mà thôi. Gia đình chính là nơi đầu tiên mà mọi người học sống yêu thương qua việc làm chứng của cha mẹ, những người duy nhất được Thiên Chúa ban cho con tim yêu thương vô vị lợi như Người ngay trong bản năng. Mặt khác, cha mẹ có bổn phận phải sớm hướng dẫn con cái đến với Thiên Chúa để chúng nhận biết, tin yêu mà làm chứng về Người cho thế hệ sau, và cứ nối tiếp như vậy cho đến tận thế.


Vậy mà trong suốt bao năm qua, vợ chồng chúng tôi chỉ giữ đạo như một tín ngưỡng truyền thống trong gia đình. Do đó, trừ việc dạy con đọc kinh trước khi đi ngủ và trước khi ăn, chúng tôi không bao giờ nhắc đến Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Tuy có dạy con phải sống tử tế với mọi người, nhưng chúng tôi không nhấn mạnh đến lòng yêu thương cho bằng là để giữ thể diện gia phong, dạy con phải học hành siêng năng, giỏi giang, nhưng không phải để sau này ra giúp đời, giúp người, mà để làm được nghề nghiệp có thu nhập cao hoặc có địa vị trong xã hội. Ở bàn ăn, khi nhắc đến người này người kia hoặc đến các gia đình khác, chúng tôi thoải mái chỉ trích, chế riễu, chê bai, cho rằng họ không bằng mình, con mình, gia đình mình. Chúng tôi đã làm gương xấu cho con vì quan niệm sống trọng danh lợi, thái độ ngạo mạn, tham sân si và những lời thiếu bác ái đối với người khác như thế mà vẫn tưởng mình là gương nhân đức cho chúng khi không ăn gian nói dối, không phạm tội ngoại tình, không làm gì hại ai, đến nỗi đi xưng tội cũng không biết tội gì để xưng nữa mà!


Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa đã mở mắt cho con thấy và con xin lỗi Chúa vì đã không làm tròn bổn phận Chúa giao với tư cách là cha mẹ, nên không những con đã không làm chứng cho Chúa mà còn là cớ vấp phạm cho con cái. Con xin Chúa giúp con từ nay biết làm chứng cho Chúa trong thái độ yêu thương và khiêm tốn, và dẹp đi thái độ tự kiêu hợm hĩnh muốn tỏ ra hoàn hảo dưới mắt mọi người!

ULTD & ltd

T.Anh chuyển


mardi 22 juin 2021

Anti-grignotage : testez les exercices de respiration !

 

Les problèmes de grignotage sont bien souvent l’expression d’émotions fortes, souvent négatives. Déception, stress, fatigue, surmenage, anxiété, peur, tristesse, colère, culpabilité, honte, frustration, rancune, etc. La respiration est une technique très efficace pour gérer ses émotions.

Vigilance sur : l’équilibre des trois repas quotidiens, car si la respiration permet de mieux gérer les envies de grignotage, il est important de veiller à ne pas avoir faim. Attention donc à bien dissocier envies de manger et véritables faims !

 Le bon réflexe : pratiquez la respiration en cohérence cardiaque !

Très simple à apprendre et à utiliser, la cohérence cardiaque a montré son impact bénéfique sur la gestion du stress et la santé physique, mentale et émotionnelle. Dans une situation de bien-être, le nombre moyen de respirations complètes (une inspiration suivie d’une expiration) se situe autour de 6 par minute.

6 respirations complètes par minute, cela signifie que le cycle respiratoire à adopter est d’environ 10 secondes : 5 secondes d’inspiration longue et profonde suivies de 5 secondes d’expiration totale. Pour pratiquer la cohérence cardiaque, vous devez modifier votre respiration pour adopter ce rythme de respiration (6 respirations complètes par minute) pendant 5 minutes. Répétez l’exercice à raison de 3 fois par jour.

 Comment procéder ?

  • Placez-vous dans un endroit calme, détendez-vous, relâchez vos bras le long du corps, les yeux fermés. Prenez quelques respirations profondes et amples, en prenant bien soin d’allonger votre expiration.
  • Inspirez profondément (environ 5 sec) en imaginant que l’air pénètre en vous, non par les narines, mais par le cœur. Laissez le souffle l’envahir comme un vent de quiétude.
  • Puis expirez lentement (environ 5 sec). Peu à peu, l’activité cérébrale se cale sur le rythme de la respiration et l’activité cérébrale se calme.
  • Continuez à respirer ainsi pendant 5 minutes, ce qui correspond à une trentaine de respirations complètes.
Rédaction : Claire-Aurore Doray
Diététicienne
12 avril 2021, à 12h17

ĐẠI DƯƠNG THỨ NĂM

 Trái đất đã chính thức có thêm một đại dương mới, vậy bạn đã biết gì về đại dương thứ 5 nầy?

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Đại dương Thế giới 8-6, Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ đã tuyên bố vùng nước xung quanh Nam Cực là đại dương thứ 5 của hành tinh. Vùng nước này được gọi là Nam Đại Dương.
1.- Vị trí: Nam Đại Dương nằm ở phía Nam vĩ tuyến 60° Bắc. Đại dương này nằm xung quanh Nam Cực, ngăn Nam Cực với châu Phi, châu Đại Dương và Nam Mỹ.
2.- Tuổi đời: Nam Đại Dương là đại dương trẻ nhất vì nó được hình thành cách đây khoảng 30 triệu năm khi Nam Mỹ và Nam Cực tách rời nhau.

Đại dương thứ 5 trên Trái Đất: Khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn - 1

                                                            (Ảnh: National Geographic)

3.- Kích thước: Nam Đại Dương là đại dương lớn thứ tư (hoặc nhỏ thứ hai - Nam Đại Dương lớn hơn Bắc Băng Dương) trên Trái Đất và chỉ bao phủ 6% bề mặt Trái Đất.

4.- Độ sâu: Nam Đại Dương có độ sâu từ 4.000m đến 4.800m với một số rãnh sâu, độ sâu trung bình rơi vào khoảng 3.200m. Điểm sâu nhất ở Nam Đại Dương là ở rãnh South Sandwich với độ sâu hơn 7.000m.
5.- Nhiệt độ: Nước biển của Nam Đại Dương có nhiệt độ dao động từ -2 độ C đến 10 độ C. Điều kiện khí hậu cũng phụ thuộc vào các mùa. Mùa đông dài và bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Khi đó, nhiệt độ nước trung bình thường sẽ dưới 0 độ C. 

Đại dương thứ 5 trên Trái Đất: Khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn - 2

                                                       (Ảnh: BARON REZNIK/FLICKR)

Đại dương thứ 5 trên Trái Đất: Khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn - 3

                                                                   (Ảnh: Nasa)

Có thể dễ dàng bắt gặp băng trôi ở Nam Đại Dương trong bất kỳ mùa nào, nhưng từ tháng 5 đến tháng 10 có thêm gió mạnh khiến việc băng qua đại dương càng trở nên nguy hiểm hơn. Các mảnh băng trôi lớn (tảng băng khổng lồ) trôi trong nước có thể cao vài trăm mét. Các mảnh băng được coi là nhỏ nếu chúng không dày hơn 1m. Ngay cả trong mùa hè, tàu thuyền trên hành trình băng qua vùng biển Nam Đại Dương cần phải có các tàu phá băng hộ tống.

Mặc dù khí hậu khắc nghiệt và địa hình nguy hiểm là vậy, nhưng điều đó không ngăn cản khách du lịch thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm tại đây. Mỗi năm có hơn 50.000 khách du lịch đến Nam Đại Dương trải nghiệm. Một số cuộc đua du thuyền lớn cũng đã từng được tổ chức ở Nam Đại Dương, một trong số những cuộc đua nổi tiếng nhất là Volvo Ocean Race và Global Challenge.

Đại dương thứ 5 trên Trái Đất: Khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn - 4

                                                                  (Ảnh: World Sailing)

Nam Đại Dương là nơi sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế và chim hải âu, cá voi xanh và hải cẩu. Một số loài hải cẩu săn mồi dưới nước và sinh sản trên cạn hoặc trên băng. Hải cẩu lớn nhất là hải cẩu voi nặng tới 4.000kg. Mỗi mùa xuân, hơn 100 triệu con chim làm tổ trên các bờ đá của Nam Cực. 

Đại dương thứ 5 trên Trái Đất: Khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn - 5

                                                                           (Ảnh: Ecowatch)

Ngoài ra còn có một số loài động vật không xương sống cư ngụ ở Nam Đại Dương, nhưng chỉ có một số loài cá. Loài động vật không xương sống lớn nhất được tìm thấy trên hành tinh của chúng ta là mực khổng lồ, sống ở Nam Đại Dương với chiều dài có thể phát triển lên đến 15m.

Ở Nam Đại Dương chỉ có một số cảng. Các cảng này chủ yếu thuộc về các trạm nghiên cứu, chẳng hạn như Trạm Rothera (cơ sở nghiên cứu của Anh), Trạm Palmer (Hoa Kỳ), Trạm Mawson (Úc), nhưng các cảng ở cực Nam của Úc cũng được công nhận là cảng của Nam Đại Dương. 


lundi 21 juin 2021

Người vẽ áo dài đi tìm người mẫu đầu tiên

 Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) chính là cha đẻ của chiếc áo dài Việt Nam. Từ kiểu áo Lemur của Nguyễn Cát Tường, chiếc áo dài tiếp tục được cải tiến và dần dần trở thành trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ nước ta.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường

Thế nhưng, ít ai biết rằng, một trong những người đầu tiên góp công phô diễn chiếc áo dài của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, chính là vợ ông - bà Nguyễn Thị Nội!

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây - Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, họa sĩ Nguyễn Cát Tường cộng tác với báo Phong Hóa do nhà văn Nhất Linh làm chủ biên. Bằng con mắt liên tài, nhà văn Nhất Linh nhận ra chàng họa sĩ trẻ ấy ngoài vẽ tranh minh họa còn có khả năng đưa ra những ý kiến bỏ ích để tư vấn làm đẹp cho phái nữ.

Vì vậy, trên báo Phong Hóa số 85 ra ngày 11/2/1934, nhà văn Nhất Linh mở chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà, các cô” và giao cho họa sĩ Nguyễn Cát Tường phụ trách. Sau 4 số báo nhẩn nha phân tích về trang phục phụ nữ Việt, họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhấn mạnh: “Quần áo tuy dùng để che thân thể, nhưng nó có thể như tấm gương phản chiếu trình độ trí thức của một nước. Bộ quần áo rồi sẽ phải như thế nào? Trước hết, nó phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân hình mỗi bạn.

Sau nữa, nó phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ thẩm mỹ lịch sự. Nhưng dù thế nào, nó cũng phải có cái tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn”.

Với quan niệm ấy, trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23/3/1934, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã công bố bản vẽ chiếc áo dài đầu tiên, đặt tên là áo dài Lemur. Nhà văn Thạch Lam đã lên tiếng ủng hộ áo dài Lemur rất nồng nhiệt: “Sự cải cách y phục của phụ nữ ta có thể bởi cái nguyên nhân sau: cái dáng điệu tự nhiên của thân thể người ta mà các họa sĩ biết thưởng thức.

Biết sự mềm mại tha thướt của dáng điệu, rồi làm thế nào cho cái ống quần, cái tà áo theo cái mềm mại tha thướt đó, để làm tăng vẻ đẹp của thân hình cô thiếu nữ trẻ trung”.

Để chiếc áo dài Lemur bước từ trang báo ra cuộc đời, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã hợp tác với hiệu may Cử Chung ở số 100 phố Hàng Bông - Hà Nội và hiệu may Phạm Tá ở số 23 phố Bờ Hồ - Hà Nội. Đích thân họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã đi tìm những phụ liệu nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn cho chiếc áo dài. Và một lần ra ga Hàng Cỏ để gặp một ông chủ xưởng dệt ren ở Bắc Ninh lên, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã nhận được món quà nhân duyên lớn nhất đời mình!

 

Khi tàu từ Bắc Ninh vào ga Hàng Cỏ, nhưng họa sĩ Nguyễn Cát Tường chờ mãi không thấy ông chủ xưởng dệt ren đã có hẹn với mình. Đang mắt trái mắt phải ngó nghiêng kiếm tìm, họa sĩ Nguyễn Cát Tường sửng sốt khi phát hiện một cô gái đi ngang. Không trang điểm, trên đầu lại chít khăn xô đại tang, nhưng nhan sắc của cô gái làm họa sĩ Nguyễn Cát Tường ngơ ngẩn.

Sau mấy phút choáng váng, họa sĩ Nguyễn Cát Tường hoàn hồn và chạy theo cô gái. Lễ nghi lúc ấy không cho phép trai gái làm quen sỗ sàng, họa sĩ Nguyễn Cát Tường dò la biết được cô gái ấy tên Nội cũng ở Bắc Ninh và là con gái một chủ xưởng dệt ren vừa qua đời.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường xã giao với người kéo xe của Nội để nhờ đưa thư. Sau mấy lần thư đi thư lại và thưởng không ít bạc cho người kéo xe, họa sĩ Nguyễn Cát Tường được thông báo rằng cô Nội hẹn ông ở chuyến tàu Bắc Ninh - Hà Nội dịp cuối tuần.

Đúng giờ, họa sĩ Nguyễn Cát Tường chưng diện bảnh bao để đứng đợi cô Nội ở ga Hàng Cỏ. Cô Nội xuống tàu thật, với hai chiếc va li to đùng. Họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhào đến, cúi chào cô Nội rất điệu đàng kiểu quý ông. Cô Nội hơi ngơ ngác nhưng vẫn không tỏ thái độ gì, chỉ nhìn xuống… hai cái va li. Dù không phải loại người khỏe mạnh, nhưng họa sĩ Nguyễn Cát Tường cũng tỏ ra ga- lăng, hai tay nhấc bổng hai cái va li lên.

Cứ thế, nàng nhẹ nhàng đi trước, chàng hổn hển theo sau. Ra khỏi cổng ga, nàng đi thẳng vào… đồn cảnh sát. Hơi khó hiểu, nhưng chàng cũng vào luôn và… hồn xiêu phách tán khi nghe nàng tố giác tội phạm: “Ông này lấy cắp hai cái va li của tôi!”.

Nhân chứng và vật chứng đều có đủ, họa sĩ Nguyễn Cát Tường không biết cách nào biện hộ cho bản thân, đành lấy mấy lá thư của cô Nội mà mình lúc nào cũng mang bên mình để chứng minh cả hai có quan hệ với nhau. Cô Nội khăng khăng “không phải chữ của tôi”, và mượn giấy bút của cảnh sát để biểu diễn chữ viết hoa mỹ gấp trăm lần thứ chữ viết mà họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhận được.

Trời đất như sụp đổ dưới chân họa sĩ Nguyễn Cát Tường. Cô Nội thì nhận lại hai cái va li để đi xa rồi, còn họa sĩ Nguyễn Cát Tường phải ngồi ở đồn cảnh sát để tường trình sự việc và chờ người của báo Phong Hóa đến bảo lãnh.

Tất nhiên, lúc ấy nhà văn Nhất Linh - chủ báo Phong Hóa cũng là nhân vật có quyền lực, nên họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhanh chóng thoát nạn. Bấy giờ, họa sĩ Nguyễn Cát Tường mới vỡ lẽ bị người kéo xe giở trò lừa đảo. Cái gọi là thư của cô Nội, đều do người kéo xe tự viết để mong có mấy đồng tiền thưởng từ họa sĩ Nguyễn Cát Tường.

Oan gia ngõ hẹp, mấy ngày sau họa sĩ Nguyễn Cát Tường nhận được trát của tòa án. Lý do, cô Nội về nhà kể lại cho mẹ nghe những điều đã xảy ra trên Hà Nội. Và bà góa chủ xưởng thêu ren ở Bắc Ninh quyết không buông tha kẻ đã bôi nhọ thanh danh con gái cưng của mình bằng sự vu vạ “viết thư cho trai”. Thủ phạm là người kéo xe bị vạch mặt, nhưng họa sĩ Nguyễn Cát Tường vẫn thua kiện và phải “bồi thường một đồng danh dự” cho cô Nội!

Hình ảnh cô Nội ngỡ đã tan thành mây khói trong giấc mộng của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, thì cái câu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” lại ứng nghiệm. Tuy chồng đã qua đời, nhưng cam kết cung cấp nguyên liệu cho việc may áo dài vẫn được người vợ thừa kế xưởng dệt ren thực hiện, Họa sĩ Nguyễn Cát Tường được mời xuống Bắc Ninh để gặp mặt cho một thương vụ êm thắm.

16-04-30_b_nguyen_thi_noi_khi_lm_chu_hieu_o_di_lemur

Bà Nguyễn Thị Nội thời điểm khai trương Hiệu may Lemur tại số 16 Lê Lợi - Hà Nội!

Thật bất ngờ, cô gái của bà chủ xưởng thêu ren thay mẹ rót trà mời khách, không ai khác chính là cô Nội. Không giống như sự giận dữ trước đây đối với kẻ xúc phạm cô gái mình, mẹ của cô Nội hết sức khen ngợi tài năng của họa sĩ Nguyễn Cát Tường và không giấu giếm ý muốn nhận họa sĩ Nguyễn Cát Tường làm con rể.

Cuối năm 1936, sau khi mãn tang thân phụ, Nguyễn Thị Nội xuất giá. Đám cưới được tổ chức tưng bừng ở Bắc Ninh, và trong ngày vu quy, cô dâu Nguyễn Thị Nội mặc chiếc áo dài do tân lang Nguyễn Cát Tường thiết kế. Vốn có gien kinh doanh của gia tộc, Nguyễn Thị Nội đã giúp chồng phát triển thương hiệu áo dài Lemur rất thịnh vượng tại Hà Nội. Hiệu may Lemur với đặc sản áo dài được mở tại số 16 phố Lê Lợi, trở thành địa chỉ nổi tiếng nhất về y phục phụ nữ.

Bà chủ Nguyễn Thị Nội không chỉ khéo léo chiều chuộng khách hàng, mà còn là người mẫu thuyết phục nhất để người ta yêu thích chiếc áo dài. Cũng nhờ người mẫu Nguyễn Thị Nội, họa sĩ Nguyễn Cát Tường có cảm hứng sáng tạo rất nhiều mẫu áo dài, để in thành cuốn sách “50 mẫu y phục phụ nữ Lemur” do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành. Năm 1939, hiệu may Lemur chuyển về số 14 phố Hàng Da. Và tại địa chỉ này, bà Nguyễn Thị Nội đã mở phòng trà Thiên Hương quy tụ những nghệ sĩ lừng lẫy nhất thủ đô hội ngộ hàng đêm.

Bà Nguyễn Thị Nội sinh cho họa sĩ Nguyễn Cát Tường cả thảy 5 người con, 3 trai 2 gái. Ngày 17-12-1946, họa sĩ Nguyễn Cát Tường qua đời, hiệu may Lemur cũng đóng cửa. Sau năm 1954, bà Nguyễn Thị Nội đưa gia đình vào Sài Gòn, và một mình làm lụng nuôi các con khôn lớn.

GIA QUAN

Kim Hạnh chuyển