lundi 16 août 2021

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

 Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi cực đơn giản mà các chị em nội trợ nhất định phải biết. Mọi người đều cho rằng các món luộc là món đơn giản và rất dễ làm, nhưng thực tế không phải như vậy, nhất là đối với các món gà, vịt luộc. Luộc vịt không đơn giản là cho vịt vào nước rồi nấu chín, mà phải chọn lựa kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu đến thời gian luộc để vịt chín không quá mềm, không bị hôi khi ăn. Có nhiều cách khác nhau để luộc vịt ngon, nhưng hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ 2 cách luộc vịt gồm cách luộc vịt không cần nước và cách luộc vịt thơm ngon dưới đây, mời mọi người cùng theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn nhé.

Hãy cùng theheso.vn học hỏi cách luộc thịt vịt ngon thơm hấp dẫn mà đơn giản dưới đây và thực hiện ngay nhé.

1. Cách luộc vịt ngon không hôi đơn giản

1.1. Nguyên liệu món vịt luộc

  • Vịt: 1 con nặng khoảng 2 – 2,5 kg
  • Gừng tươi: 2 củ
  • Hành khô: 1 củ
  • Giấm gạo, rượu trắng

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

1.2. Các bước luộc vịt ngon

Bước 1: Sơ chế vịt

Khi mua vịt sống, bạn có thể nhờ người bán làm hộ rồi về chế biến ngay hoặc tự sơ chế tại nhà. Vịt sau khi cắt tiết sẽ được nhúng vào nước sôi để vặt sạch lông. Bạn sẽ thấy ở các lỗ chân lông trên mình vịt có chất lỏng màu đen, nhớ nặn ra hết rồi rửa sạch vì nó làm cho vịt có mùi hôi.

Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra nhé!

Sau khi làm sạch lông, bạn mổ bụng vịt lấy hết phần lòng ra ngoài. Lòng vịt bạn có thể sơ chế sạch, cho vào luộc với vịt hoặc thái nhỏ để làm món lòng vịt xào miến, xào đậu cô ve, xào hoa thiên lý…

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Bước 2: Khử mùi hôi cho thịt vịt

Đây là bước quan trọng, mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng, nếu không sơ chế sẽ có mùi hơi khó chịu khi ăn.

Bạn dùng muối hạt (trong nhà lúc nào cũng nên có 1 bịch muối hạt loại to) chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.

Bước 3: Luộc vịt

Thịt vịt ngon phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu và cách luộc vịt. Bạn bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi, (lượng nước đủ để ngập hết con vịt), cho vào đó 1 củ gừng đập dập, hoặc 1 củ hành khô nướng, hoặc 1 củ gừng nướng. Các nguyên liệu này sẽ giúp món vịt luộc có mùi hương thơm lừng và vô cùng hấp dẫn.

Khi luộc vịt, bạn không nên để lửa lớn, nước vừa sôi thì hạ lửa nhỏ, luộc trong khoảng 20 – 30 phút cho vịt chín từ từ. Luộc vịt trong khoảng 20 phút, bạn lấy đũa xiên vào đùi vịt, nếu thấy nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín bên trong. Vớt ra, để nguội bớt rồi chặt nhỏ ăn ngay.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Bước 4: Chặt vịt và xếp vào đĩa

Với thịt vịt, khi mới luộc, vịt còn nóng đem chặt ngay thịt sẽ mềm và ăn ngon hơn (ngược lại với thịt gà là phải để nguội rồi mới chặt). Bạn chặt vịt thành những miếng dài vừa ăn rồi xếp vào đĩa.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Bước 5: Làm nước mắm gừng chấm vịt

Bạn nên tranh thủ lúc luộc vịt để làm nước mắm gừng, làm xong để sẵn chỉ chờ chặt vịt rồi ăn ngay cho nóng. Công thức làm nước mắm gừng như sau:

Nguyên liệu:

  • Nước mắm ngon: 3 muỗng canh
  • Đường cát trắng: ½ muỗng canh
  • Gường tươi 1 nhánh, cạo sạch vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
  • Tỏi 1 củ nhỏ, bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
  • Ớt tươi 1 trái, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Chanh tươi 1 trái, bổ đôi vắt lấy nước cốt.

Cách làm nước mắm gừng chấm vịt luộc:

  • Cho nước mắm và đường vào chén, khuấy tan đều.Tiếp đó, bạn cho gừng và tỏi băm, thêm chút nước cốt chanh vào khuấy đều là xong. Bạn có thể thay đổi lượng gia vị và thêm ớt tùy ý.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

1.3. Lưu ý khi luộc vịt

Với cách luộc gà, bạn cho gà vào nồi nấu ngay từ đầu thì cách luộc vịt lại khác, khi nước sôi mới cho vịt vào luộc. Nếu luộc lâu trong nước, thịt vịt sẽ quá mềm và không ngon vì chất ngọt đã ra hết nước.

Khi đã luộc vịt chín mà chưa muốn ăn ngay, bạn có thể tắt bếp và để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ luôn mềm và nóng, khi ăn thì vớt ra rồi chặt. Nếu là vịt già, bạn tắt bếp và ngâm vịt trong nồi cho đến khi nguội, vịt sẽ không bị dai. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín hãy vớt ra cho vào thau nước mát (hoặc nước đá lạnh), vịt sẽ nhanh nguội, da vịt giòn, dai như ăn ngoài nhà hàng.

Phần nước luộc vịt rất ngọt, bạn có thể nêm gia vị rồi dùng để nấu canh rau, nấu canh măng, nấu miến hoặc chan với bún ăn rất ngon.

2. Cách luộc vịt không cần nước

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Vịt: 1 con khoảng 1.5kg đến 2kg
  • Lá móc mật: 1 bó nhỏ.
  • Gừng: 2 củ
  • Tỏi: 4 nhánh
  • Hạt tiêu: 1/2 thìa cafe
  • Muối hạt: Nửa bát (dùng để lót dưới đáy nồi là chủ yếu)
  • Đường: 1/2 thìa cà phê. Nếu không thích có chút ngọt thì có thể bỏ qua
  • Bột canh: 1/2 thìa
  • 1 chiếc nồi đáy dày. Nồi dày giúp việc luộc vịt không bị cháy. Nếu có nồi gang thì càng tốt.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

2.2. Các bước luộc vịt không cần nước

Bước 1: Sơ chế và ướp thịt vịt

Gừng, tỏi đập dập rồi băm nhỏ. Lấy 1/3 lá móc mật vò nát.

Cho tất cả các nguyên liệu: gừng, tỏi, bột canh, hạt tiêu, đường, lá móc mật vào bóp và trộn cho vịt ngấm gia vị. Bóp chừng 2 phút thì cho 1 phần lá móc mật vào bụng vịt để nguyên liệu trong khi luộc được ngấm đều.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Với chiếc nồi đáy dày dùng để luộc vịt, Bạn dải 1 lớp muối hột xuống dưới, dày chừng 1.5 đến 2cm là được. Sau đó dải 2/3 lá móc mật lên trên. Đặt vịt lên trên cùng và chuyển sang bước 2.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Việc này giúp vịt không tiếp xúc với muối nên món ăn sẽ không bị mặn. Có thể cho thêm 1 chút xíu nước để trước khi vịt ra mỡ cho đỡ cháy.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Nếu cần thận hơn nữa thì bạn có thể chuẩn bị thêm vài nhánh sả, cắt miếng dài rồi đập dập và lót ở phía dưới cho đỡ cháy cũng được.

Bước 2: Luộc vịt

Bắp nồi lên bếp đun với lửa nhỏ ( bạn chú ý là chỉ đên với lửa nhỏ thôi nhé ). Trong lúc đung thì đậy vung kín để vịt nhanh chín hơn. Luộc khoảng 30 phút thì lật vịt rồi đung tiếp khoảng 20 đến 30 phút nữa.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Tổng thời gian luộc khoảng 50 đến 60 phút là vịt chín. Có thể dùng đũa chọc vào phần đùi xem còn nước hồng chảy ra không. Nếu không là vịt đã chín và bạn đã hoàn thành cách luộc vịt không cần nước với lá móc mật thơm ngon đặc biệt rồi.

Hướng dẫn 2 cách luộc vịt ngon chín đều đẹp mắt mà không bị hôi

Thịt vịt luộc xong, chặt thật đẹp, bày biện lên đĩa dùng nhậu uống bia hoặc ăn kèm bún, cơm như bình thường cũng đều rất ngon

Sau khi theo dõi hướng dẫn cách luộc vịt ngon chín đều mà khong bị hôi trên đây, chắc hẳn mọi người đã biết thêm nhiều bí quyết luộc thịt vịt hấp dẫn, thể hiện được tay nghề nấu nướng khéo léo với mọi người. Nếu bạn đang muốn làm món vịt luộc cho gia đình thì ngần ngại gì mà không thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi nhỉ và hãy luôn đồng hành cùng theheso.vn để có thêm nhiều thông tin mới lạ, thú vị nhé.

Tháng Tám 6, 2021 • Món Ngon • Tag:  •  •  •  đầu đinh tóc nam ngắn mặt vuông để tóc gì gin tuấn kiệt

dimanche 15 août 2021

Canada chống dịch ra sao?

  

Canada, cũng như hầu hết những quốc gia khác trên thế giới, đã trải qua gần hai năm 2020-2021 kinh hoàng vì đại dịch Covid-19. Người chết, y tế quá tải, xã hội đảo lộn, kinh tế trì trệ đình đốn, mọi thứ sa sút không biết đến bao giờ mới mong hồi phục trở lại được.

Nhưng phải công tâm mà xét rằng, mọi cấp chính quyền ở Canada, từ thành phố, tỉnh bang đến liên bang, bất luận đảng phái nào, khuynh hướng chính trị nào, Bảo Thủ hay Tự Do, ly khai hay bất ly khai, bờ đông hay bờ tây, trong suốt hai năm qua thì tất cả họ đều đã chung tay, tận lực, gạt bỏ mọi khác biệt chính kiến, đảng phái để cùng thông qua những quyết sách chống dịch rất đúng đắn, khoa học, kịp thời, và tương đối hợp lòng dân.

Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng Canada đã tương đối thành công qua hai năm chống dịch, dù với một cái giá phải trả quá đắt, là mức thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa 2021 gần 382 tỷ dollar cdn, tức gần 19% tổng giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân toàn Canada.

Đó là chưa kể con số hơn 26.6 ngàn sinh linh người dân Canada đã vĩnh viễn ra đi hai năm qua vì Covid-19, chiếm tỷ lệ 0.07% dân số (Dân số Canada là 37.59 triệu người, thống kê 2019).

So sánh với các nước khác, xin ghi lại đây những khác biệt của Canada trong hai năm chống dịch. Xin nói rõ là tôi hoàn toàn không có ý chỉ trích bất kỳ ai bất kỳ chính phủ nào, chỉ muốn ghi lại đây những quan sát chủ quan (subjective observations), để lưu lại về sau cho riêng mình:

1. Canada không có chính sách truy vết tìm người bệnh. Canada không có khái niệm F0, F1, Fn.

2. Canada cấm tiết lộ danh tánh hành trình của người bệnh, vì đó là phạm luật riêng tư cá nhân.

3. Canada không có chính sách cách ly tập trung người bệnh, và chỉ dành giường bệnh, bệnh viện cho những trường hợp bệnh trở nặng, cần thở máy.

4. Canada không có chính sách test khu vực đại trà, mà chỉ có những cơ sở y tế test miễn phí riêng lẻ cho người có nhu cầu. Ai muốn test thì đến đó mà test, không bắt buộc ai cả.

4b. Canada cũng không có loại giấy tờ gì như kiểu “giấy chứng nhận âm tính”.

5. Canada không có những cuộc chiến sặc mùi phe phái chính trị về cái vật dụng rẻ tiền thông dụng chả đáng gì, là chiếc khẩu trang. Chả có bà nghị Canada nào than rằng đeo khẩu trang ngộp như phòng hơi ngạt, cũng chả có ông quan chức nào nói rằng bắt ép dân đeo khẩu trang là vi hiến.

6. Các cấp chính quyền Canada không có những qui định chồng chéo, đối kháng nhau về những chuyện như mở cửa hay không mở cửa trường học, phong tỏa hay không phong tỏa một thành phố, hay một tỉnh bang nào đó.

7. Người đứng đầu cơ quan Canada’s Chief Public Health (tương đương với Dr. Fauci của Hoa Kỳ), là Dr. Theresa Tam, bà là một người châu Á di dân gốc Hong Kong. Bà này được ông cựu TT Canada thuộc đảng Bảo Thủ đặt lên vị trí mấy năm về trước, và được ông đương kiêm TT Canada thuộc đảng Tự Do trọng dụng. Bà này được cả hai phe cầm quyền và đối lập bảo vệ thoát khỏi mọi búa rìa chính trị, chỉ để bà ta chuyên tâm việc chuyên môn, góp phần hiến kế những quyết sách đúng đắn cho chính phủ về mặt phòng chống dịch bệnh.

8. Canada không phun thuốc sát khuẩn ngoài đường, chưa bao giờ làm vậy trong mùa dịch.

9. Canada có lúc lockdown cả thành phố, như mọi quốc gia khác. Nhưng Canada không lập chốt chặt xét hỏi ra vào thành phố, khu dân cư.

9b. Không có “giăng dây” tại bất kỳ khu phố nào tại Canada, nhưng cũng có những “khu xanh, khu đỏ”. Tại những “khu đỏ”, tức khu vực có người nhiễm Covid-19 nhiều, thì y tế Canada ưu tiên chích vaccine cho toàn bộ dân cư khu vực đó trước.

10. Việc phong tỏa và dừng việc đi lại chủ yếu thông qua sự hô hào của chính phủ, kêu gọi sự tự giác của người dân, chứ không thông qua chốt chặn, cưỡng chế. Cũng có bắt phạt, nhưng rất hiếm.

11. Canada không cấm hay qui định giờ giấc nghiêm ngặt cho từng người dân đi mua thức ăn.

11b. Tuy vậy, nhiều siêu thị tại Canada lại tự phát ưu tiên khung giờ giấc thuận tiện trong ngày chỉ dành cho người cao niên đi chợ (vì họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội), hay cho người trong ngành y tế (như một cách tỏ lòng biết ơn sự hy sinh vất vả của ngành này)

12. Cái gì thuộc về ăn, uống, hút (không có chích!), thì đều được kể là thiết yếu ở Canada. Rượu bia thuốc lá là mặt hàng tiêu thụ khủng khiếp qua mùa dịch tại Canada. Một thứ cũng được tiêu thụ rất mạnh đầu mùa dịch tại Canada là yeast (men, để làm bánh mì) và bột làm bánh.

13. Không ai đói qua mùa dịch tại Canada. Phần lớn mọi người thì mập phì ra qua lockdown vì ăn rồi ngủ rồi ăn rồi lại ngủ rồi lại… ăn.

14. Cái gì thuộc về thuốc men y tế thì cũng được kể là thiết yếu tại Canada. Condom và băng vệ sinh cũng được tính là mặt hàng thiết yếu.

15. Cái gì không thiết yếu thì cũng có thể mua online trong lúc bị phong tỏa tại Canada, được ship tới nhà, dù cũng có khó khăn, chậm chạp đôi chút.

16. Cũng có những thứ vật giá leo thang trên trời qua mùa dịch tại Canada, có thể kể là gỗ xây dựng, tất cả mọi thứ có liên quan đến TDTT tại nhà, làm việc tại nhà, thị trường địa ốc, và đặc biệt là cottage (nhà nghỉ gia đình ở vùng quê, sông nước, v.v.)

17. Canada không cấm người dân đi bộ, đi tập thể dục ngoài trời trong suốt mùa phong tỏa, miễn sao mỗi người ra ngoài phải có khẩu trang, không tụ tập, và phải luôn cách nhau 2m giãn cách. Cũng có lúc Canada ra lệnh cấm ra ngoài đường, bắt phạt, nhưng chính lực lượng cảnh sát Canada đã bất tuân thượng lệnh, không đồng ý phạt người dân, nên lệnh cấm phải rút lại sau một thời gian ngắn.

18. Canada phát tiền cho dân thông qua computer, laptop, iPhone, tablet, chứ không phát tiền mặt, cũng không phát bằng cheque có chữ ký của ông Thủ Tướng, cũng không phát trên tivi. Mỗi người dân trong độ tuổi lao động tại Canada, nếu mất việc vì Covid-19, được hưởng $1,800 đến $2,000 cdn một tháng. Trợ cấp cho doanh nghiệp có những khoản riêng. Trợ cấp cho người già, tàn tật, trẻ em, lại có những khoản riêng khác nữa.

19. Suốt mùa dịch, Canada vẫn mở hoạt động giao thông công cộng trong thành phố (bus, subway), nhưng không mở cho giao thông xuyên tỉnh bang, tức ai ở tỉnh nào, ở yên tỉnh đó.

20. Suốt mùa dịch, bộ sậu lãnh đạo mọi cấp chính quyền của Canada, từ ông Thủ Tướng, ông Thủ Hiến đến ông Thị Trưởng chường mặt lên ti vi hầu như là mỗi ngày, công bố đủ thứ biện pháp giúp dân qua mùa dịch, thôi thì lớn nhỏ hằm bà lằng như bà già cắp rổ đi chợ mua rau, từ việc cho dân, doanh nghiệp, sinh viên mượn tiền đến việc hốt dân Canada còn lang thang trên thế giới về lại quý quốc, đến việc đặt mua vaccine và dự trữ máy thở. Chẵng nghe ai kêu gọi chống dịch như chống giặc, cũng chẵng nghe ai an ủi người dân là ráng đợi qua mùa hè nóng thì virus sẽ tự biến mất đi.

20. Sau một thời gian rồi thì người dân Canada cũng phát chán với mấy cái “bản mặt” “Thủ, thủ, thị” đó, không thèm bật ti vi nữa, nhưng họ không nhận ra một dụng ý mà mấy tay chính trị gia đó đã đạt được: Yên lòng dân. Lòng dân Canada nói chung suốt mùa dịch cũng bức bối, giận dữ, nhưng không mấy người oán giận chính phủ, vì biết rằng chính phủ đã tận lực với dân, minh bạch, công bằng, bất kể cầm quyền hay đối lập.

20b. Quan chức Canada không dám bỏ đi đánh golf trong mùa dịch (vì sân golf đóng cửa). Tại tỉnh bang Ontario có tay quan chức nọ lẻn đi chơi, bay sang mấy đảo Caribean (chắc vì quá nghiện golf?), bị báo chí phanh phui, nên chưa bay về lại mà đã bị ông Thủ Hiến buộc phải từ chức, để làm gương, vì thuộc cấp của chính ông ta mà vi phạm lệnh phong toả, thì ổng còn nói được cho con ma nhà họ Hứa nào nghe nữa?

21. Canada cũng có những lúc dịch bùng phát cực điểm, người chết rất nhiều trong các khu dưỡng lão, nhà bệnh. Nhưng Canada không có cảnh quá tải lò thiêu, cũng ít quá tải bệnh viện.

22. Có lẽ Canada làm được điều này (ít quá tải bệnh viện) là nhờ công lớn của chính sách san phẵng đường cong (đỉnh dịch) của chính phủ được người dân đồng lòng ủng hộ và làm theo.

23. Có lẽ phần nữa là nhờ chính sách đúng đắn của chính phủ Canada (biết nghe lời các cố vấn y tế) là cho 80% người bệnh nhẹ chữa trị tại nhà, chỉ dành toàn lực y tế cho số 20% trở nặng cần nhập viện, nên số lượng máy thở có lúc gần như quá tải, nhưng chưa bao giờ Canada thật sự khủng hoảng máy thở hay máy oxy (ventilator/ concentrator).

23b. Nếu người nhà của bạn dính Covid-19, phải tự cách ly ở nhà, thì bạn cũng được chính phủ Canada trợ cấp tiền thất nghiệp, trong thời gian ở nhà lo nuôi người thân của bạn. Đây là nói về những người vẫn còn ra ngoài đi làm suốt mùa dịch, bao gồm lực lượng y tế, cảnh sát, các hãng xưởng sản xuất quan trọng, và dân ngành xây dựng (tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn thì dân xây dựng cũng bị bắt ở nhà luôn). Những người làm việc tại nhà (work-from-home) thì lẽ đương nhiên là không được hưởng một đồng trợ cấp nào từ chính phủ Canada.

24. Số người tử vong tại Canada vì Covid-19, tuy vậy, cũng tương đối nhiều (26.6 ngàn người), có lẽ vì tháp dân số tương đối già của Canada.

25. Canada không có tiêu chuẩn cán bộ, chính trị gia được chích vaccine trước, vì đối với y tế Canada thì thành phần này có rủi ro nhiễm bệnh và chết thấp hơn rất nhiều lần so với người già, người có bệnh nền, và nhân viên y tế. Mấy hạng người sau được ưu tiên chích trước mọi chính trị gia.

26. Hai ông “Thủ, thủ”, tức Thủ Hiến (đầu tỉnh) và Thủ Tướng (đầu Canada) cũng phải đợi gần 2, 3 tháng sau khi Canada bắt đầu có vaccine, thì mới tới lượt mình chích, vì theo đúng qui định ưu tiên của Y Tế Canada về độ tuổi.

27. Hai ông này cũng không có quyền lựa chọn vaccine Pfizer, vì hình như mấy “ông ngoại” của hai ông này đã qua đời từ trước.

28. Canada cũng có thành phần antivaxx, nhưng cũng không nhiều, chắc vì dân Canada họ nghĩ Bill Gates chắc không nỡ lòng nào đặt chip vô người dân Canada, vốn dĩ quá hiền lành hiếu khách. Cho đến nay, đã có 50 triệu liều vaccine đã được chích tại Canada.

28b. Canada có tỷ lệ toàn dân được chích ngừa Covid-19 cao nhất hiện nay trong khối G20.

29. Vaccine ở Canada miễn phí, nhưng không mua được, cũng không mang về nhà dùng riêng được. Hổng ai cho mượn, xin, vay vaccine ở Canada, nhưng đồng đều ai cũng có 2 mũi chích.

30. Hiện nay, chính phủ Canada đang lo chuẩn bị đối phó với “làn sóng thứ 4” của đại dịch, sắp sửa tới, dù số người nhiễm mới hiện nay vẫn còn thấp, nhưng sẽ có đà tăng nhanh. Chỉ hy vọng “sóng” kỳ này yếu hơn mấy kỳ “sóng” trước, cho dân Canada đỡ khổ chút xíu, chứ thật ra thì ai cũng mệt mỏi quá rồi!!

Còn nhiều thứ khác biệt rất “Canada” trong suốt mùa dịch hai năm qua. Để từ từ nhớ ra rồi bổ túc thêm. Bạn bè tôi dân Cà Na Điên ai nhớ thêm điều gì vui vui, xin góp thêm vào đây nha…

DAVID HUYNH

Thanh Hải chuyển


vendredi 13 août 2021

Phát hiện kháng thể mạnh gấp 1,000 lần chặn được mọi biến chủng Covid-19

 


Các nhà khoa học tìm ra loại siêu kháng thể mạnh gấp 1,000 lần, chống lại được mọi biến chủng COVID-19.

Các kháng thể đặc biệt này được tìm thấy trên lạc đà Alpaca, có kích thước siêu nhỏ và hứa hẹn mở ra biện pháp mới trong điều trị Covid-19.

Theo Scitech Daily, các nhà nghiên cứu tại Göttingen, Đức, đã phát triển một loại kháng thể siêu nhỏ (nanobodies), có khả năng ngăn chặn hiệu quả nCoV và những biến chủng nguy hiểm của chúng. Các nanobodies liên kết và vô hiệu hóa virus tốt gấp 1,000 lần những kháng thể mini đã được phát triển trước đó.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã tối ưu hóa nhằm tạo ra sự ổn định và khả năng chống chọi với nhiệt độ khắc nghiệt. Sự kết hợp độc đáo này khiến chúng được kỳ vọng mở ra chân trời mới trong điều trị Covid-19.

Bởi các hạt nanobodies có thể sản xuất với chi phí thấp, số lượng lớn. Chúng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của thế giới về phương pháp điều trị Covid-19. Các kháng thể siêu nhỏ này chuẩn bị được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.


Kháng thể đặc biệt mà nhóm chuyên gia tại Đức phát hiện có nguồn gốc từ lạc đà Alpaca.

Kháng thể siêu nhỏ, hiệu quả vượt trội

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Hóa lý Sinh học Max Planck ở Göttingen, Đức và Trung tâm Y tế Đại học Göttingen (UMG) thực hiện. Họ phát hiện các kháng thể siêu nhỏ mang tất cả đặc tính cần thiết cho một loại thuốc chống Covid-19.

Giáo sư Dirk Görlich, Giám đốc Viện Hóa lý Sinh học Max Planck, nhấn mạnh: “Lần đầu tiên chúng ta tìm thấy kháng thể có tính ổn định cao và hiệu quả vượt trội chống lại nCoV và cả các biến chủng như Alpha, Beta, Gamma, Delta”.

Các nanobodies mà nhóm chuyên gia phát hiện có nguồn gốc từ lạc đà Alpaca. Để tạo ra kháng thể, các nhà nghiên cứu đã tiêm protein tăng đột biến nCoV vào 3 con lạc đà là Britta, Nora, Xenia, được lấy từ phòng thí nghiệm của Viện Hóa lý Sinh học Max Planck.

Sau đó, những con lạc đà cái tạo ra kháng thể. Nhóm nghiên cứu lấy máu của chúng và trích xuất thành một tỷ bản thiết kế nanobodies. Sau khi phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã chọn ra những kháng thể tốt nhất.

Không phải mọi kháng thể đều vô hiệu hóa được virus. Do đó, chúng tiếp tục được thử nghiệm chống lại SARS-CoV-2 và cải thiện khả năng sau nhiều vòng nghiên cứu.

Các kháng thể có cấu trúc như kiềng 3 chân, tương thích 100% với miền thụ thể của nCoV. Nhờ đó, chúng mang lại hiệu quả ngăn chặn virus gấp 1,000 lần các kháng thể khác. (Hình Max Planck Institute for Biophysical Chemistry).

Đặc biệt, ngay cả với các biến chủng nCoV mới, kháng thể đều cho hiệu quả chống virus mạnh mẽ. Đây cũng là niềm hy vọng của nhóm tác giả trước thực trạng biến chủng Delta ngày càng lây lan.

Thoạt nhìn, các nanobodies hầu như không khác với kháng thể chống nCoV từng phát triển trước đó. Chúng đều có tác dụng vô hiệu hóa miền thụ thể liên kết của SARS-CoV-2. Đây là “chìa khóa” để virus xâm nhập tế bào vật chủ. Các nanobodies chặn vùng liên kết này, từ đó ngăn virus lây nhiễm vào tế bào.

Các kháng thể giúp hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Phân tử kháng thể sẽ gắn vào bề mặt gai của virus và vô hiệu hóa chúng, khiến nCoV không còn khả năng lây nhiễm sang tế bào khác.

Thông thường, kháng thể có thể sản xuất nhân tạo, sử dụng cho bệnh nhân nặng. Chúng hoạt động như một loại thuốc, giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục. Đây là cơ chế được sử dụng để điều trị bệnh dại, viêm gan B.
Các kháng thể mới phát hiện được kỳ vọng mở ra chân trời mới cho thuốc chữa Covid-19 và vaccine. (Hình Freepik).



Các kháng thể cũng được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19. Song, việc sản xuất các phân tử này ở quy mô công nghiệp quá phức tạp và tốn kém. Sự xuất hiện của các nanobodies có thể giải quyết vấn đề này.

Giáo sư Matthias Dobbelstein, Giám đốc đốc Viện Ung thư phân tử của UMG, giải thích: “Các kháng thể mini của chúng tôi có thể chịu được nhiệt độ lên tới 95 độ C mà vẫn giữ nguyên chức năng, khối kết tụ. Chúng vẫn hoạt động trong cơ thể người đủ lâu để sản sinh hiệu quả. Các kháng thể chịu nhiệt tốt bao giờ cũng dễ sản xuất, xử lý và bảo quản hơn”.

Hứa hẹn một loại thuốc giá thành thấp, ít tác dụng phụ

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia cho thấy các kháng thể của họ liên kết protein đột biến mạnh gấp 1,000 lần so với những nanobodies được phát hiện trước đó. Đặc biệt, chúng có cấu trúc như kiềng ba chân, tương thích 100% với miền liên kết thụ thể của virus.

Theo nhà khoa học Thomas Güttler, thành viên dự án, điều này thậm chí còn mang lại hiệu quả vô hiệu hóa virus gấp hàng nghìn lần so với những kháng thể đơn lẻ khác. Chúng cũng ở lại cơ thể lâu hơn, ngăn bệnh nhân khỏi Covid-19 tái nhiễm virus.

Giáo sư Dobbelstein cho biết: “Các nanobodies đơn của chúng tôi có thể trung hòa virus trực tiếp trong đường hô hấp. Với kích thước siêu nhỏ, chúng dễ dàng xâm nhập mô và ngăn virus lây lan thêm”.

Nhờ cấu trúc như kiềng ba chân, các nhà khoa học phát hiện chỉ cần lượng rất nhỏ kháng thể cũng có thể ngăn chặn được mầm bệnh. Nếu chúng ta sử dụng nó và điều chế thành công thuốc chữa Covid-19, bệnh nhân sẽ chỉ cần dùng liều lượng rất thấp, hạn chế tối thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra. Chi phí để sản xuất loại thuốc này cũng được đánh giá là rất thấp.

Nhóm nghiên cứu tại Göttingen đang chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ an toàn. Nếu nó đáp ứng các điều kiện, ông Dobbelstein cho rằng đây sẽ là loại thuốc chữa Covid-19 mới mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nặng và những người chưa được tiêm chủng.
Bên cạnh đó, các kháng thể nói trên cũng sẽ được ứng dụng để sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19. Ưu điểm của chúng là chi phí rẻ, nhanh chóng thích nghi được với các biến chủng mới. Đây cũng là hy vọng mới cho các quốc gia chưa tiếp cận được vắc-xin. (TTO)
Phát hiện kháng thể mạnh gấp 1,000 lần chặn được mọi biến chủng Covid-19 

– Nhân Quyền

Các bạn cũng có thể đọc nguyên tác Anh ngữ trên Google
HTTPS: //www.mpg.de/en

Thanh Hải chuyển

Nên Uống Hai Ly Sữa Mỗi Ngày - Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

 Nên Uống Hai Ly Sữa Mỗi Ngày      

                                          Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức


Trong phần ăn của mọi người, các nhà dinh dưỡng và y học đều khuyên nên bao gồm sữa, vì đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.
Sữa là một chất lỏng mầu trắng đục chẩy ra từ tuyến vú của phụ nữ hoặc một số động vật giống cái để nuôi con.
Về ẩm thực, khi nói đến sữa thường là nói tới “sữa bò” vì loại sữa này rất thông dụng và chiếm hầu hết thị trường sữa. Ngoài ra còn sữa trâu nước, sữa cừu, sữa lừa, sữa dê…

Sữa được dùng theo nhiều cách và có thể phối hợp với các thực phẩm khác. Ta có thể nấu thịt, rau, đậu với sữa; làm nước xốt khi nấu chung với thịt, trứng, rau hoặc dùng như món điểm tâm mỗi buổi sáng với ngũ cốc chế biến khô (cereals).

Bài dưới đây trình bày một số kiến thức thông thường về sữa bò.

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho con người nên bò cái đã được mệnh danh là “Mẹ Nuôi của Loài Người” (The Foster Mother of Human Race). Suốt thời gian dài gần 300 ngày sau khi sanh con, bò liên tục tiết ra nguồn sữa bổ dưỡng, nhưng không phải chỉ để nuôi con mà phần lớn lại đi vào dạ dầy con người.

Các loại sữa bò

Trên thị trường, có nhiều dạng sữa bò khác nhau mà ta có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu.


1- Sữa tươi lỏng

Có nhiều loại sữa khác nhau nhưng theo tiêu chuẩn chung thì mỗi lít sữa đều có 36g chất đạm, 600mcg sinh tố A, 10mcg sinh tố D. Khác biệt nhau ở các loại sữa là ở số lượng chất béo.

a- Sữa nguyên dạng không pha chế, đã được khử trùng, có khoảng 3.25% chất béo.
b- Sữa ít béo là dạng sữa đã được loại bỏ bớt một phần chất béo, nhưng vẫn còn khoảng từ 0.5% đến 2% chất béo.
c- Sữa không béo chỉ còn dưới 0.5% chất béo.
đ- Sữa không đường.

Lactose là loại đường có tự nhiên trong sữa và cần chất xúc tác lactase để được tiêu hóa. Nhiều người, đặc biệt là dân Á Đông, không có chất lactase, nên khi uống sữa thường bị tiêu chẩy, đầy hơi, đau bụng. Đó là tình trạng “không dung nạp” (intolerence) với sữa, thường xuất hiện vào tuổi lên năm. Muốn tránh tình trạng này, người ta thêm men lactase vào sữa để phân hóa lactose.
Sữa mà 99% lactose được phân hóa gọi là “sữa không đường” (lactose free); phân hóa hết 70% thì gọi là “sữa giảm đường” (lactose reduced).

e- Sữa thô (raw milk). Đây là dạng sữa tự nhiên vừa được vắt từ bò cái, không qua bất kỳ sự chế biến nào, kể cá việc tiệt trùng. Nhiều người cho rằng loại sữa nguyên chất tự nhiên này có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế là các điều kiện vắt sữa, cất giữ và chuyên chở không bảo đảm vô trùng nên sữa có nguy cơ gây bệnh nhiễm cho người tiêu thụ. Do đó sữa thô có thể không tốt cho sức khỏe nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em và những người suy yếu tính miễn dịch.

g- Sữa hữu cơ (organic milk). Sữa từ bò được nuôi bằng thực phẩm tự nhiên không dùng đến thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc kháng sinh và thuốc tăng trưởng. Sữa này đắt hơn sữa thường rất nhiều.


2- Sữa bột

Sữa bột không chất béo rẻ hơn sữa dạng lỏng, có cùng số lượng dinh dưỡng, dễ cất giữ nên có thể để lâu, chuyên chở đi xa mà không hư. Sữa bột rất thuận tiện cho việc nấu nướng.
Sữa có ít chất béo và năng lượng và thường được bổ sung sinh tố A, D.


3- Sữa đặc có đường

Sữa đã được làm đặc bằng các phương thức như cho bay hơi, hâm nóng… để giảm đi tới 60% nước, sau đó bổ sung sinh tố D, đường sucrose rồi đóng hộp. Sữa đặc có cùng giá trị dinh dưỡng như sữa tươi.


4- Sữa mô phỏng

Ðược coi là mô phỏng (imitation) khi sữa không có đủ các chất dinh dưỡng như sữa tự nhiên.
Khi có đủ chất dinh dưỡng thì được gọi là sữa thay thế (substituted), hay giả sữa (simulated).
Giả sữa thường được làm bằng chất béo thực vật (dầu dừa), chất đạm của đậu nành, hòa trong nước với vài chất gây hương vị. Giả sữa rẻ hơn và được dùng trong việc nấu thức ăn.


5- Sữa có ga

Ngày nay, để cạnh tranh với nước giải khát có ga, nhà sản xuất sữa cũng đưa ra thị trường các loại sữa có ga (carbonated milk). Sữa này được tăng cường hương vị hấp dẫn của trái cây như dừa, táo, lê, dâu… để lôi kéo người tiêu thụ dùng sữa thay cho nước ngọt. Số trẻ em dùng nước ngọt có hơi rồi bị mập phì, ngày một gia tăng và là mối lo ngại của các bậc cha mẹ cũng như các nhà dinh dưỡng. Sữa có hơi hy vọng giúp giải quyết được vấn nạn này.


Giá trị dinh dưỡng

Sữa bò có vị nhạt, hơi ngọt và mặn vì có đường lactose và muối chlor. Sữa được xem như một trong số các thực phẩm căn bản là carbohydrat, rau, trái cây, thịt các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Sau đây là thành phần cấu tạo của sữa:
a- Sữa có 87% nước, 3.9% chất béo, 4.9% đường lactose, 3.5 chất đạm, 0.7% khoáng chất và sinh tố.
b- Sữa là nguồn cung cấp calci rất quan trọng cho cơ thể. Calci cần cho sự duy trì các hoạt động căn bản của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, giảm cao huyết áp và ngăn ngừa ung thư đại tràng.
c- Sữa có một ít sinh tố B, iod và đồng, rất ít sắt.
d- Tương tự như thịt động vật, cá và trứng, sữa là nguồn chất đạm rất phong phú với đầy đủ các amino acid căn bản mà cơ thể cần.

Nguồn đạm chính của sữa là chất casein và whey.
Casein là chất đạm đặc biệt chỉ có trong sữa, chiếm 82% tổng số đạm có trong sữa bò.
Whey là chất lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông đặc và gồm có lactoalbumin và lactoglobulin.

đ- Một nửa số năng lượng do sữa cung cấp là từ chất béo bão hòa, nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt và có thể được hớt ra.
Sữa thuần nhất (homogenized milk) là sữa mà chất béo đã được đánh thành những phần tử nhỏ để hòa lẫn với với chất lỏng thay vì nổi lên trên mặt. Sữa này thường có mầu trắng, vị dịu và nhuyễn mịn.

Chất béo trong sữa là đề tài của nhiều thảo luận nghiên cứu vì một số lý do.
Trước hết là về giá thành, sữa ít hoặc nhiều chất béo có giá tiền khác nhau.
Thứ đến, về phạm vi dinh dưỡng thì sữa chuyên chở một số sinh tố hòa tan trong chất béo của sữa mà cơ thể rất cần.
Và cuối cùng, chất béo cùng với vài hóa chất là yếu tố làm cho sữa có hương vị riêng biệt.

Một ly sữa 240ml có khoảng 8g chất đạm, 9g chất béo, 35mg cholesterol, 150mcg sinh tố A, và 290mg calci.
Trong sữa ít béo thì trong ly sữa này chỉ có 3g chất béo, 19mg cholesterol, và lượng sinh tố A mất đi một nửa.
Nếu là sữa không béo thì chỉ còn 0,50g chất béo và 4,5mg cholesterol.

g- Lactose là dạng đường chính trong sữa bò và sữa các động vật có vú khác. Ngoài ra, sữa còn một ít đường glucose, galactose.
Lactose có vai trò quan trọng trong việc chế biến một số món ăn có sữa như kem, sữa đặc có đường, sữa bột không béo, đặc biệt là sự chuyển nâu ( browning, caramelization) sữa khi nấu nướng.
Giá trị của sữa đã được các nhà dinh dưỡng chứng minh và khuyến khích nên dùng sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Chương trình dinh dưỡng trẻ sơ sinh và các bữa ăn trưa của hầu hết học sinh đều có sữa.
Các nhà dinh dưỡng khuyến khích việc uống từ hai tới ba ly sữa mỗi ngày. Trẻ em đang tuổi phát triển cần uống nhiều hơn, từ 4 đến 5 ly mỗi ngày.
Những người lớn được khuyên dùng sữa ít chất béo, còn thiếu niên thì dùng sữa còn nguyên chất béo, vì các em cần chất béo cho sự tăng trưởng.


Vấn đề an toàn của sữa

Phẩm chất của sữa tùy thuộc vào một số yếu tố như:
– Tình trạng hóa chất, sinh học và cách cất giữ sữa.
– Loại bò, tuổi tác và sức khỏe của bò.
– Thực phẩm nuôi bò.
– Thời tiết, nhiệt độ nơi nuôi bò.
– Thời gian bò tiết sữa.

Vì ở trạng thái nước và có nhiều chất dinh dưỡng nên sữa là một trong những thực phẩm dễ hư hỏng nhất. Hơn nữa sữa là sản phẩm lấy ra từ bò nên rất dễ nhiễm nhiều loại vi sinh vật có hại. Vì vậy, trước khi đưa ra thị trường, sữa rất cần được kiểm soát kỹ về các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Bò được vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy sau khi sanh con, liên tục trong khoảng 300 ngày.
Sữa được chứa trong thùng lớn ở nhiệt độ thấp (khoảng 5ºC) để ngăn sự tăng trưởng của các vi sinh vật lẫn vào, rồi được kiểm nghiệm về thành phần hóa học, vi khuẩn. Sau đó, sữa được đưa vào máy để làm cho thuần nhất (homogenization), trộn đều mỡ và kem với nhau.
Giai đoạn kế tiếp là khử trùng với nhiệt độ và thời gian thích hợp.
Sữa được hâm nóng bằng phương pháp Pasteur (pasteurisation) để tiêu diệt vi khuẩn, nấm độc, mốc meo và vô hiệu hóa một số diếu tố làm sữa có mùi.

Trước hết, sữa được làm nóng lên đến nhiệt độ 63ºC và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút rồi hạ nhiệt rất nhanh xuống còn 4ºC để tiêu diệt những vi khuẩn sống sót. Đôi khi sữa cũng được nấu ở nhiệt độ cao hơn, từ 138ºC tới 150ºC , nhưng ở nhiệt độ này, một số sinh tố bị phân hủy và chất đạm bị chuyển hóa.
Cuối cùng là bổ sung các sinh tố, khoáng chất và chất đạm trước khi đóng hộp. Các sinh tố được tăng cường là sinh tố A, D và khoáng calci. Sinh tố A hòa tan trong chất béo nên thường mất một phần khi chất béo được loại bỏ. Tăng cường sinh tố D trong sữa giúp chống bệnh còi xương trẻ em (rickets) do thiếu sinh tố này.

Nói chung, việc sản xuất sữa phải luôn luôn tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm do các giới chức có thẩm quyền quy định, để đảm bảo không gây ra bất cứ tác hại nào cho người tiêu dùng.


Cất giữ sữa

Sữa là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sản và phát triển. Hóa chất do vi khuẩn tạo ra làm thay đổi mùi vị của sữa. Cho nên, việc cất giữ sữa là rất quan trọng để bảo đảm sữa được an toàn và bổ dưỡng.

Sau đây là mấy điều cần lưu ý trong việc sử dụng sữa:
a- Khi mua, nên để ý ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Đây là những thông tin mà nhà sản xuất bắt buộc phải ghi rõ, để người tiêu dùng biết được khoảng thời gian mà sữa đó có thể sử dụng một cách an toàn.
b- Sữa tiệt trùng trong quá trình chế biến vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu không cất trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4ºC ngay sau khi mua về. Nên để sữa ở phía trong tủ lạnh hơn là ở ngăn cửa tủ lạnh.
c- Ánh sáng mặt trời, ánh đèn… khi chiếu vào sữa chỉ trong vòng vài giờ có thể làm mất đi tới 70% sinh tố B2 (riboflavin) và một số sinh tố A. Vì thế, nên giữ sữa trong bình mờ đục, trong hộp giấy cứng thì tốt hơn là bình nhựa hoặc bình thủy tinh trong suốt.
đ- Khi để trong tủ lạnh, nên đựng sữa trong bình kín để khỏi bị lẫn mùi thực phẩm khác. Không đổ sữa dùng còn dư trở lại bình sữa.
e- Sữa tươi uống lạnh là tốt nhất, nhưng vào mùa lạnh mà uống sữa ấm nóng cũng tốt. Sữa nóng nên uống ngay, nếu để lâu thì calci và chất đạm trong sữa đóng màng trên mặt. Nếu vô tình gạt bỏ màng này là bỏ đi phần lớn chất dinh dưỡng của sữa.
g- Sữa bột còn nguyên trong hộp chưa mở nếu cất giữ ở nơi khô và mát trong tủ thực phẩm thì còn an toàn tới vài ba tháng. Khi đã mở ra thì cần được đậy thật kín, tránh hơi ẩm xâm nhập để vi khuẩn không tăng trưởng và để giữ nguyên mùi vị của sữa.
h- Nhiệt độ đông lạnh thay đổi mùi vị và cấu trúc của sữa bằng cách làm các phần tử đạm tan rữa mà khi rã đá, đạm lại dính với nhau. Sữa sẽ không còn nhuyễn mịn, chất béo bị oxy hóa và sữa có mùi dầu. Tuy giá trị dinh dưỡng của sữa có bị ảnh hưởng đôi chút nhưng sữa vẫn an toàn.
i- Sữa đặc có đường đã được đun nóng để giảm bớt hơi nước nên cũng mất đi một số sinh tố C, B. Hộp sữa chưa khui cần được cất giữ nơi khô, mát, không có ánh sáng. Nếu đã khui ra mà không dùng hết thì đổ vào bình chứa, đậy kín và cất trong tủ lạnh.
k- Khi nấu với thực phẩm khác, nên đun nhỏ lửa để tránh sữa chuyển mầunâu vì đường lactose bị phân hóa.


Vài hàng về sữa dê

Sữa dê cũng là thực phẩm rất tốt nhưng chỉ một số người cần kiêng khem hoặc có dị ứng với sữa bò mới dùng.
Sữa dê cũng có các dạng chế biến khác nhau như sữa tươi, sữa chua, pho mát, đóng hộp.
Sữa dê có vị hăng cay mà sữa bò không có nhưng có cùng chất dinh dưỡng và chất béo lại dễ tiêu hơn. Sữa dê thường không được tăng thêm các sinh tố A, D như sữa bò nên người dùng sữa dê cần dùng thêm các sinh tố này.

Một vài công dụng khác của Sữa:

a- Tráng trứng gà: Cứ hai quả trứng cho thêm một thìa cà phê sữa, khuấy đều rồi cho vào chảo rán. Trứng sẽ cuốn mềm mại và ngon ngọt hơn.
b- Làm bánh. Cho một chút sữa vào bột, bánh sẽ có mầu vàng óng ánh.
c- Hầm cá. Đun sôi nước có gia vị, bỏ cá vào, thêm một thìa sữa. Món ăn hết mùi tanh của cá mà cá lại mềm ngon hơn.
đ- Luộc bắp cải hoặc khoai tây: Cho thêm một thìa sữa vào nồi, rau sẽ trắng hơn và ngon hơn.


Kết luận

Sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và thích hợp cho mọi lứa tuổi để có một sức khỏe tốt.
Cho nên, uống hai ly sữa mỗi ngày là điều nên làm!


Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức


lundi 9 août 2021

Thuốc chủng ngừa Covid- 19 bảo vệ mình được bao lâu ?

Thuốc chủng ngừa Covid- 19 bảo vệ mình được bao lâu ?

Phạm Thanh Nga

Thuốc chủng ngừa Covid-19 bảo vệ mình được bao lâu?




Người ta focus vào chữ vaccine nhiều quá...nên nghĩ đơn giản là vaccine (một khi chích vào rồi) thì nó bảo vệ mình (không bị nhiễm). Phải nói lại cho chính xác như sau: cái bảo vệ mình, không phải là vaccines mà là antibodies của mình. Antibodies này được (cơ thể) làm ra, khi chích vaccines vào.

Từ định nghĩa này, cho thấy:

1) Không cần biết là vaccine loại nào, của hãng nào. Cứ hễ chích vào, thì nó tạo ra antibodies. Cho nên, đợt này chích Pfizer, năm sau chích J&J cũng được...chứ không nhất thiết là phải chích cùng loại.

2) Mục tiêu là để đưa cái antibodies của mình lên tới Protective Level. Vấn đề ở đây là:

- Cái protective level của antibodies này, kéo dài trong bao lâu ? Những vaccines truyền thống (vì có chất adjuvant) nên kéo dài rất lâu...có khi cả đời...như vaccine về yellow fever, measles, BCG etc...

Nói thêm ở đây là được tạo ra (do vaccines), có 2 thành phần là B cell và T cell. Cái B cell nó gọi là immune memory. Một khi được tạo ra...nó sẽ chạy vô "tủy" và nằm trong đó. Khi cần thì nó lại chạy ra để tạo antibodies tiếp (coi hình ở cuối e-mail). Chính vì thế, nên những em bé (khi xương chưa phát triển) hoặc người quá lớn tuổi (xương bị co lại), thì B cell trong tủy rất ít, nên khi cần thì phải có thời gian rất lâu để tạo ra antibodies.

- Những vaccines loại mới như của Pfizer, Moderna, J&J và Astrazenecca, vì không xử dụng adjuvant, nên dù có antibodies (sau khi chích vào), thì cái antibodies này cũng giảm rất nhanh (trong vòng 6-8 tháng max). Cho nên, sau đó, nếu muốn antibodies lên lại ở protective level...phải chích booster nữa. Mà nên nhớ, đây là chưa nói tới variants đó...

Cái lằn đỏ là level cần thiết để bảo vệ. Chích mũi đầu...antibodies chưa lên tới, phải chích mũi thứ 2, thì nó mới vượt lên trên lằn đỏ này (protective level), nhưng sau đó (tự nhiên) nó sẽ giảm xuống với thời gian (6-8 tháng). Đến khi nó xuống dưới lằn đỏ...thì phải chích mủi thứ 3 (booster) để đưa nó lên lại. Cứ như thế...là mỗi 6-8 tháng phải chích lại một lần (mà nhớ là không cần chích lại cùng loại thuốc...vì mục tiêu là antibodies chứ không phải vaccine).

Hơn nữa, bây giờ lại có đủ loại variants...nên nhiều khi cái cũ chưa giảm (xuống khỏi lằn đỏ), lại phải chích nữa để deal với variants mới (xem hình 4)

Đó là mới nói sơ lược....nói thêm chi tiết, thì phải đề cập tới cái B cell (nằm trong tủy). Theo lý thuyết (giải thích ở trên) thì (coi lại hình phía dưới), chuyện gì xảy ra, khi antibodies giảm xuống dưới lằn đỏ, và mình không chích mũi booster số 3 (hoặc vì không sản xuất kịp để mọi người có thể chích) ?

Lúc đó (lúc antibodies giảm xuống dưới lằn đỏ) và mình bị nhiễm...thì B cell sẽ từ trong tủy nhào ra, và sẽ tự chế tạo antibodies để đưa nó lên trên lằn đỏ lại, với điều kiện: thời gian khi bị nhiễm và thời gian nó phác tác (vì virus cần một khoảng thời gian gọi là incubation period để bắt đầu hoành hành) chậm hơn thời gian mà B cell đưa antibodies lên. Vấn đề là:

1) Những con virus trước đây (yellow fever, measles etc...), thời gian incubation là 6 tuần - 6 tháng. Do đó, B cell có thời giờ làm antibodies trước khi nó hoành hành. Khi nó phát tác, thì antibodies đã mạnh mẽ (trên protective level)...nên có thể dứt điểm virus nhẹ nhàng...

2) Hiện nay, Covid (cũng giống như vài loại virus khác) có thời gian incubation quá nhanh (14 ngày). Nên khi bị nhiễm, mà antibodies đang ở chỗ thấp và B cell không kịp làm ra antibodies mới trong vòng 14 ngày...thì coi như dính chấu...

Kết luận: Covid này còn kéo dài lắm...đừng nghĩ là đã chích vaccine rồi thì ...có thể đi vui chơi khắp nơi và tất cả sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Trái lại, bình thường thì chưa chắc nhưng có thể sẽ phải chích tiếp mỗi 6-8 tháng Trừ khi:

Novavax và Sanofi Pasteur cho ra vaccines được bào chế bằng adjuvant, nên thời gian antibodies bị giảm...sẽ lâu hơn (thí dụ 1 hay 2 năm hay lâu hơn), có đủ thời giờ (để sản xuất) để có thể đạt được herd immunity trên toàn thế giới...thì lúc đó mới hy vọng trở lại bình thường...

Cám ơn chị Tdsgx Phương-mai đã giúp em dịch những danh từ chuyên môn qua tiếng Việt để mọi người hiểu rõ hơn và chúng ta cùng nhau cảnh giác cái con vìrus quái ác này

Novavax thì cở cuối mùa thu 2021 sẽ có. Còn Sanofi thì tới cuối năm 2021

N.M.VO sưu tầm





dimanche 8 août 2021

Hãy vui ở tuổi vàng vì đó chính là tuổi tuyệt vời nhất! Bài: BS Đỗ Hồng Ngọc

Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60… thật là đáng thương!

 Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi…


Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi… chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn… ráng viết Già sao cho sướng?… để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.

Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại…”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi!

Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút… ngậm ngùi.

Một anh bạn nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi”.

Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí… chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ… kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

Từ ngày có trang web riêng mình, do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối… Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao tiếp, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là… ngu!

Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có… Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác… giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đờ
i ta”…

CҺúng ta kɦôпg vì già mà ngừng cҺơi, cҺúng ta già vì ngừng cҺơi

 Một cụ bà 87 tυổi, câυ nói của bà khiến vô số пgườι trên ṭhế giới phải bội phục: “cҺúng ta кɦôпg vì già mà ngừng cҺơi, cҺúng ta già vì ngừng cҺơi.”


Nước ngoài có một bà lão tên Rose, bà rất ṭhícҺ học, ở tυổi 87, bà đã đạt được ước ngυyện của mình khi nhận được giấy ṭhông báo nhập học.

Ngày đầυ tiên nhập học, giáo sư yêυ cầυ mọi пgườι tự giới ṭhiệυ về mình và làm qυen cҺo mình một пgườι bạn mới.

Bà Rose trông ṭhấy một cҺàng ṭhanh niên đẹp trai, bà nhẹ nhàng vỗ vào vai của cậυ, nói: “Hi, cҺàng đẹp trai, bà là Rose, năm nay 87 tυổi, có ṭhể ôm cҺáυ một cái кɦôпg?”


CҺàng trai ngạc nhiên nhưng rồi cũng “hùa” ṭheo: “Tất nhiên rồi ạ!”, saυ đó đùa bà Rose: “Tυổi bà “nhỏ” vậy sao vẫn còn đi học?”

Bà Rose cũng hài hước trả lời: “À, bà dự định vào đây câυ vài “con cá vàng” rồi sinh mấy đứa con, saυ khi nghỉ hưυ ṭhì đi dυ lịcҺ vòng qυanh ṭhế giới ý mà.”


Trong sυốt một năm học, bà Rose, một пgườι với tính cácҺ ṭhân ṭhiện và hài hước đã trở nên nổi tiếng khắp trường, bất kể đi đâυ bà cũng có ṭhể Ԁễ Ԁɑ̀пg kết bạn với пgườι khác.

Dù tυổi кɦôпg còn nhỏ nữa nhưng bà vẫn rất biết cҺăm cҺút vẻ ngoài, lυôn trang điểm ăn vận rất cҺỉn cҺυ khi ra ngoài.

Khi học kì kết ṭhúc, trường học mời sinh viên “trẻ” này lên phát biểυ, và đó là một bυổi phát biểυ rất khó qυên.

Khi пgườι dẫn cҺương trình giới ṭhiệυ xong, bà Rose cҺυẩn bị phát biểυ ṭhì tờ giấy trên tay bà bỗng rơi xυống đất, trong vài giây, bà Rose cảm ṭhấy mắc cỡ, tυy nhiên, vài giây saυ bà ngay lập tức trấn tĩnh, cầm mic nhẹ nhàng nói:

“Rất xin lỗi, tôi gần đây hay đánh rơi đồ, vừa rồi trước khi lên sân khấυ vốn dự định υống tý bia để lấy dũng khí, ai dè υống nhầm whisky (một loại rượυ mạnh).

кɦôпg ngờ cái ṭhứ rượυ đó lại đùa cái mạng già này của tôi, giờ tôi кɦôпg nhớ mình định nói gì nữa rồi, ṭhôi ṭhì để tôi nói những điềυ ṭhân ṭhυộc nhất với mình vậy.”


Trong tiếng hoan hô của mọi пgườι, bà Rose nói ra câυ nói đánh động cả ṭhế giới:

“cҺúng ta кɦôпg vì già mà ngừng cҺơi, cҺúng ta già vì ngừng cҺơi.


CҺỉ có một bí qυyết có ṭhể khiến con пgườι trẻ mãi кɦôпg già, lυôn lυôn vυi vẻ, đó là lυôn mỉm cười, hài hước, ṭhú vị và кɦôпg ngừng ước mơ. Khi một пgườι mất đi ước mơ, cυộc sống sẽ trở nên vô vị, nhàm cҺán. Già đi và trưởng ṭhành rất khác nhaυ, ai rồi cũng sẽ già đi, nhưng кɦôпg phải ai cũng có ṭhể trưởng ṭhành, cҺín cҺắn.


Ý nghĩa của trưởng ṭhành đó là, bạn phải liên tục tìm cơ hội phát triển và tận dụng tốt cҺúng trong qυá trình phát triển.

Phải sống mà кɦôпg hối tiếc, con пgườι khi già đi ṭhường sẽ кɦôпg hối hận về việc mình đã từng làm, mà sẽ hối tiếc về những cҺυyện mà khi còn trẻ mình cҺưa làm. cҺỉ пgườι lυôn sống trong hối tiếc mới sợ cái cҺết.”


Giải trí = vυi cҺơi + ṭheo đυổi ước mơ

CҺúng ta phải dám “vυi cҺơi”, saυ khi nghỉ hưυ vẫn phải кɦôпg ngừng ṭheo đυổi ước mơ của bản ṭhân, vυi vẻ sống vì hiện tại.


“Giải trí” ở một giai đoạn nào đó là vô cùng qυan trọng. Vυi cҺơi, giải trí một cácҺ hợp lý có ṭhể giúp ta giải tỏa áp lực, gột sạcҺ tâm hồn, giúp ta phấn khởi hơn saυ khi qυay lại với gυồng qυay hàng ngày của cυộc sống, giúp ta dυy trì một tâm ṭhái lạc qυan hơn khi đối diện với cυộc sống, giúp ta sống lâυ sống ṭhọ hơn.

ṭheo đυổi giấc mơ có ṭhể ṭhỏa mãn cảm giác ṭhành tựυ của ta, giúp ta lυôn lυôn trong trạng ṭhái кɦôпg ngừng tiến bộ, dυy trì sự trẻ trυng mãi mãi.


Nυôi dưỡng hứng ṭhú, sở ṭhícҺ

Nhà triết học пgườι Anh Rυssell từng nói: “Sở ṭhícҺ mãnh liệt giúp tôi кɦôпg bị già đi.”

CҺúng ta phải học cácҺ tìm ra sở ṭhícҺ riêng trong cυộc sống ṭhường nhật, cố gắng tìm cácҺ làm cҺo tυổi già của cҺúng ta trở nên trọn vẹn, vυi vẻ và phong phú hơn.


Nhiếp ảnh, giúp não già cҺậm

Tập tành cҺụp ảnh, có ṭhể giúp vận động cơ bắp, rèn lυyện ṭhân ṭhể, gần gũi với ṭhiên nhiên và hít ṭhở кɦôпg khí trong lành, còn có ṭhể làm qυen với nhiềυ пgườι đồng cҺí hướng, làm trọn vẹn hơn cυộc sống của bản ṭhân.


Ca hát, giải tỏa căng ṭhẳng, tâm trạng ṭhoải mái

Hít ṭhở trong khi hát có ṭhể tăng cường cҺức năng tim phổi. Nhớ lời bài hát có ṭhể giúp bộ não tập ṭhể dục.

Ca hát cũng có ṭhể khiến mọi пgườι cảm ṭhấy ṭhoải mái, loại bỏ sự cô đơn và áp lực, và làm cҺậm sự lão hóa của tinh ṭhần và trí ṭhông minh.


Nhảy múa, qυên đi tất cả phiền não

Khiêυ vũ là một bài tập aerobic. cҺỉ cần bạn nhảy đúng cácҺ, cơ ṭhể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.

Những пgườι khiêυ vũ còn cҺú trọng vẻ bề ngoài, dυy trì làn da, dυy trì vóc dáng, mặc những bộ qυần áo đẹp, khiến toàn bộ con пgườι trông trẻ trυng hơn.


Dυ lịcҺ, cởi mở tâm trí

Đọc vạn cυốn sácҺ кɦôпg bằng đi vạn dặm đường. Tầm mắt mở rộng, tâm trí cũng sẽ mở rộng, кɦôпg còn sυy nghĩ về áp lực, được mất, qυên đi những rắc rối và bất hạnh, làm sao một пgườι như vậy có ṭhể Ԁễ Ԁɑ̀пg già đi?

Kim Hạnh chuyển