vendredi 1 juillet 2022

NƯỚC MẮM CỦA RIÊNG TÔI.

 NƯỚC MẮM CỦA RIÊNG TÔI.

●Bruce Weigl






Giáo sư Bruce Weigl được biết đến như một hiện tượng của thi ca Mỹ . Sinh ngày 27-1-1949 tại Lorain , Ohio , ông từng tham chiến ở chiến trường Quảng Trị từ năm 1967 đến 1968 và đã chứng kiến những sự thật kinh hoàng của cuộc chiến tranh Việt Nam .





Trở về sau cuộc chiến , ông tìm đến văn chương như một sự cứu rỗi linh hồn . Sau tập thơ đầu tay Một mối tình (1979) , ông là tác giả của 13 tập thơ riêng và quyển hồi ký nổi tiếng mang tên Vòng tròn của Hạnh . Giáo sư Bruce Weigi nguyên là chủ tịch Chương trình viết văn quốc gia , chủ tịch hội đồng thẩm định thơ của giải thưởng Văn học quốc gia Mỹ . Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học . Tập thơ Bài hát bom na-pan viết về chiến tranh Việt Nam của ông đã được đề cử cho giải thưởng Pulitzer .



Nước mắm của riêng tôi là một trong những câu chuyện có thật mà ông viết riêng cho tập sách Khi mưa thôi nã đạn 


Tôi ngửi thấy mùi nước mắm lần đầu tiên trong lúc tên lửa và đạn cối pháo kích dữ dội tại một nơi chúng tôi đặt tên là Trại Evans , một căn cứ của lữ đoàn kỵ binh bay số 1 , trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam , cách Huế 35 km về phía bắc theo quốc lộ số 1 .

Đối diện với hầm trú ẩn của chúng tôi - cái hầm đã cứu mạng chúng tôi rất nhiều lần -là một chiếc lều và hầm trú ẩn của những người lính Việt Nam Cộng Hoà . Lúc đó chúng tôi đã bị hai quả tên lửa 122 li nổ rất gần , một mảnh tên lửa đã xé toang chiếc lều ngủ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà dù lúc đó họ thoát chết vì đã kịp ẩn náu dưới hầm sau đợt pháo kích , tôi và một số đồng đội bước khoảng năm mươi mét để quan sát mảnh tên lửa đã xé rách chiếc lều .

Khi cách lều chừng mười lăm mét , chúng tôi bị choáng váng bởi một mùi nồng nặc hơn tất cả các loại mùi mà tôi đã từng tiếp xúc . Lúc đó tôi nghĩ phải có một người hoặc con thú to lớn nào đó đã chết và thối rữa gần đó . Tôi không kìm nén được cơn ho dữ dội , cơn ho đã khiến tôi phải hít thở rất sâu và điều đó làm tôi mắc nghẹn , tiếp tục ho không thể kiềm chế .

Tôi di chuyển càng nhanh càng tốt xa khỏi cái lều đã bị tên lửa đánh trúng , nơi những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã trữ một lu nước mắm trên dưới 80 lít , một thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt . Sau đó tôi mới biết điều này và biết rằng lu nước mắm đậm đặc đó bị mảnh tên lửa bắn vỡ . Nước mắm tràn vào lều , chảy xuống chiế mương nhỏ gần đó .

Nhưng có điều gì trong cái mùi nồng nặc đó làm tôi thích thú và nó lưu lại trong tôi . Một đôi lần ở trại căn cứ trên quốc lộ số 1 , nơi chiến trường đầy bom và lửa đạn , hoặc ở bãi đậu máy bay gần đó , tôi đã ăn cùng những người lính Việt Nam Cộng Hoà - những người đã vui vẻ cho tôi nhập cuộc . Tôi rất biết ơn họ vì tôi ghét cay ghét đắng lương khô được cung cấp cho lính Mỹ . Có một lần trong những bữa ăn chung đó , tôi hỏi họ về nước mắm . Họ rất vui khi tôi đề cập đến nó - lúc này tôi đã biết đôi chút về tính cách của người Việt - và họ nhanh nhảu rót ra một ít , chan lên một chén cơm trắng nhỏ và đưa cho tôi . Thật là ngon : một sự phối hợp tuyệt vời giữa sự đậm đà và ngọt ngào , và sự trù phú của một dòng sông chảy về bóng tối nơi thời gian chiếm hữu .

Kể từ lúc đó tôi ăn với nước mắm bất cứ khi nào có thể ở chiến trường Việt Nam , nhưng cơ hội đó không nhiều .Dĩ nhiên nước mắm không nằm trong khẩu phần lương khô hoặc trong những bữa ăn được chuẩn bị cho lính Mỹ nơi căn cứ trại . Nhưng tôi luôn giữ hương vị của nó trong tâm trí tôi và chỉ cần nghĩ về nước mắm là tôi đã ứa nước bọt . Tôi tìm hiểu nhiều hơn về nước mắm : nước mắm dùng làm nước chấm , dùng nấu ăn để thêm hương vị và thay cho muối . Trong chiến tranh , một số người Việt thậm chí còn uống nước mắm để giữ cho thân thể họ ấm áp , đặc biệt là khi họ phải ngâm mình xuống nước trong thời gian dài . Với cái mùi đặc biệt của nước mắm , nó cũng giúp mồi hoặc bẫy thú lợi hại hơn . Và nước mắm làm cho tất cả những thứ bạn ăn ngon hơn .

Khi rời chiến trường Việt Nam , tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ quay trở lại . Tôi mang theo rất ít văn hoá Việt về cùng , lý do chính là bởi nền văn hoá đó đã bị ngăn cách với chúng tôi . Tôi biết rằng nó đã bị biệt lập với chúng tôi vì nó là một nền văn hoá lâu đời , giàu có . Nó bị ngăn cách với chúng tôi để chúng tôi không thể nhìn thấy con người Việt Nam như những con người thật , nhất là những con người đang chiến đấu cho miền Bắc , chống lại chúng tôi ở chiến tuyến bên kia , để chúng tôi cảm thấy dễ dàng hơn khi giết họ . Tôi không mang nhiều văn hoá Việt theo về cùng tôi sau chiến tranh , nhưng tôi mang theo tình yêu về một đất nước xanh như thiên đàng , nơi mà những con người tôi gặp luôn luôn tỏ ra tốt bụng và rộng lượng . Tôi cũng đem theo về một balô đầy những nỗi buồn sâu thẳm , một sự trống vắng niềm tin đối với chính phủ của mình . Và tôi đem theo một sự nghiện ngập đối với nước mắm .

Ở Lorain , Ohio , một thị xã có nhiều xưởng chế biến sắt nơi tôi sinh ra và lớn lên , không thể nào tìm thấy nước mắm vào tháng 12 năm 1968 . Tôi cũng không thể tìm thấy nước mắm ở Cleveland , không có một nhà hàng , cửa hiệu hoặc chợ bán đồ ăn Việt Nam nào . Lúc đó chưa có một người Việt nào sống ở khu vực xung quanh . Sau khi rời chiến trường , trở về quê hương , tôi thường nhìn đăm đắm qua cửa sổ căn nhà cha tôi , quan sát tuyết phủ đầy những khoảng sân để biết rằng không có ai đang trốn sau bụi cây để tìm cách giết tôi .

Tôi cảm thấy an toàn nhưng tôi cũng thấy rất nhớ Việt Nam . Nhưng tôi không thể bày tỏ nỗi nhớ đó với những cựu binh khác và với cả gia đình của mình . Nếu biết , họ sẽ nghĩ rằng có điều gì không ổn với tôi và chiến tranh đã làm tôi mất trí . Vì thế tôi giữ nỗi nhớ đó cho riêng mình . Sau đó thời gian trôi đi như những mảnh vụn trên sông , tôi bị lạc vào cơn mộng tưởng không thể gọi tên . Tôi không là con người của một năm về trước , tôi đã bỏ lại một phần hồn vía của mình ở Việt Nam .

Khi mùa xuân tới , tôi làm một việc mà tôi luôn làm trong mỗi mùa xuân : câu những con cá hồi to đã nảy nở sinh sôi nơi những con sông , dòng suối gần nhà . Sau một ngày may mắn , tôi đem về ba con cá to , mỗi con nặng khoảng hai đến ba cân . Khi làm vảy chúng sau gara ôtô của cha tôi , tôi ngửi thấy mùi cá . Lúc đó tôi nhớ về cuộc trò chuyện với một người lính Việt Nam Cộng Hoà . Chúng tôi đã nói về nước mắm , về việc nó là gia vị quan trọng và đặc biệt nhất trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam , rằng nó có sức mạnh huyền bí để biến đổi hương vị của những loại thức ăn khác nhau , theo những cách khác nhau và về cách làm nước mắm .

Cuối câu chuyện , anh ta cho tôi biết cách làm nước mắm tại nhà . Tôi đã quên câu chuyện này cho đến khi tôi làm vảy cá vào mùa xuân mà tôi trở về nhà và bỏ lại rất nhiều trí nhớ của tôi nơi chiến trường xưa . Tôi nhớ anh ấy đã bảo tôi rằng chỉ cần mổ bụng , mổ ruột , xẻ đôi con cá , ướp muối và trải chúng trên những chiếc que xếp sẵn , sau đó cứ chờ chúng rã xuống chiếc nồi bên dưới . Anh ấy nói rằng khi mà chúng đã rã hết ra , tôi sẽ nấu chúng với lửa nhỏ cho đến khi chúng thật nhừ và quánh đặc thành một chất lỏng tuyệt đẹp . Ý nghĩ về nước mắm nơi căn lều của những người lính Việt Nam Cộng Hoà tại trại Evans đưa tôi trở về Việt Nam , và mùi nước mắm rất nặng thật sự đã trở thành mùi của một đất nước .



Vì thế tôi quyết định mà không cần suy nghĩ nhiều là mình sẽ tự làm nước mắm . Tôi ra cửa hàng vật liệu tìm mua dây thép và đinh . Dùng những thanh gỗ thừa trong gara ôtô của cha tôi , tôi dựng một giàn phơi nhỏ . Tôi lấy một chiếc chảo từ bếp của mẹ tôi , dùng gạch kê nó dưới giàn phơi để đón lấy chất lỏng từ những con cá đang rữa ra .

Tôi biết rằng tôi phải chờ chúng rữa , vì thế tôi vào nhà và quên mất nước mắm của riêng tôi đang lên men đằng sau gara ôtô của cha tôi tại thị xã Lorain , Ohio , cách cuộc chiến vẫn đang ác liệt mười hai nghìn dặm . Tôi quên như tôi đã để quên phần lớn trí nhớ của mình tại cuộc chiến ấy . Tôi quên cho đến một buổi tối , tôi đang ngồi trong nhà của cha tôi nhìn ra cửa sổ . Tôi không nhớ tôi đã nghĩ gì , nhưng tôi nhớ rằng lúc đó tôi đã loay hoay tìm lối đi cho mình .

Tôi biết rằng chiến tranh đã ăn vào tôi và bám riết , không buông tha tôi . Ngồi trong ngôi nhà của cha , tôi nghe có sự náo động bên ngoài và bước sát đến cửa sổ , nhìn ra ngoài và thấy nửa tá xe cảnh sát đang đỗ bên đường và những khoảng sân ngập xanh màu áo cảnh sát . Tôi đi ra ngoài và nhập vào đám đông nơi hàng xóm của tôi đang tụ tập . Tôi hỏi người cảnh sát thường tuần tra quanh khu vực tôi sống rằng điều gì đang xảy ra vậy .

“Có người báo với chúng tôi có một xác chết ở một trong những căn nhà này" - anh ta nói .

“Tại sao họ nghĩ thế ?" - tôi hỏi .

“Chúa ơi - anh ta thốt lên - Vì cái mùi nồng nặc này . Anh không ngửi thấy nó sao ?"

Đứng giữa con phố , ban đêm , xung quanh tôi hàng xóm đang tụ tập như thể một nghi lễ, những khoảng sân nhà đầy cảnh sát , tôi hít hơi thở sâu đầu tiên từ khi tôi ra ngoài . Tôi biết ngay vấn đề và bảo cảnh sát tôi biết mùi nồng nặc phát sinh từ đâu . Ba người cảnh sát và một số hàng xóm đi theo tôi đến giàn phơi , đằng sau gara ôtô của cha tôi . Trước khi họ thấy cảnh tượng phơi cá của tôi , họ choáng váng bởi mùi nồng nặc và buộc phải quay chân .

“Đây là xác chết của anh" - người cảnh sát thường tuần tra khu vực của tôi đứng đằng xa và nói , chỉ tay vào những con cá đang thối rữa .

Sau khi mọi việc đã được giải quyết với cảnh sát và với những người hàng xóm tốt bụng của tôi , tôi hứa với họ rằng tôi sẽ tiêu huỷ những con cá càng sớm càng tốt . Tôi nhặt nhạnh những thứ còn lại của ba con cá hồi và bỏ chúng vào nồi . Bên ngoài nhà , tôi nhóm lửa và nấu những con cá này với lửa thật nhỏ , thật lâu cho đến khi chúng thật nát và hầu như biến thành chất lỏng . Tôi lược bỏ phần xác qua một chiếc rây và lại nấu tiếp . Cuối cùng , màu của chất lỏng trở nên giống màu mặt trời trước khi lặn xuống chân trời .Tôi đổ đầy chất lỏng vào một cái lọ , đậy nắp thật chặt và giấu nó trong phòng ngủ của mình .

Năm 1968 , ở cao nguyên Trung phần Việt Nam , một số người lính Việt Nam Cộng Hoà đã chia cho tôi ăn nhu yếu phẩm của họ , đã dạy tôi cách làm một loại nước từ cá lên men , loại nước giống như thuốc trường sinh bất lão diệu kỳ , như một phương thuốc chữa cho tất cả các loại bệnh thể xác và linh hồn . Đối với riêng tôi , mùi nước mắm đã trở thành mùi của đất nước Việt Nam khi tôi ở Mỹ và thương nhớ về đất nước thứ hai của tôi .

Mùa xuân năm ấy , tôi làm nước mắm của riêng mình nơi sân sau của ngôi nhà cha tôi - một người công nhân làm ở xưởng chế biến sắt . Nước mắm ấy tôi đã đậy nắp thật chặt như một loại tinh hoa mà tôi cần phải mãi mãi giữ gìn . Tôi dùng nước mắm một cách bí mật cùng thức ăn , nhưng luôn luôn phải rất cẩn trọng vì mùi của nó rất nặng và vì cảnh sát đã đến thăm hỏi tôi chính vì cái mùi đó .

Sau rất nhiều năm , chiến tranh đã di trú vào tôi , mặc dù làm đủ cách để quên nó , có những điều cứ khắc sâu vào tâm khảm . Khi tôi ăn ở những cửa hiệu , nhà hàng Việt Nam trên đất Mỹ , tôi luôn nói với họ rằng hãy đừng cho tôi nước mắm kiểu Mỹ mà phải là kiểu chính hiệu Việt Nam . Tôi đã học được rằng thức ăn Việt Nam ngon hơn khi nấu với nước mắm ngon , hoặc chấm với nước mắm được pha khéo léo với đủ lượng tỏi , ớt , chanh , nước và đường . Từ một người hâm mộ nước mắm , tôi trở thành một người sành sõi khó tính , lùng sục những cửa hiệu Á châu ở Mỹ để tìm nước mắm ngon . Ở quê hương tôi , trong thập niên 1980 và 1990 , mặc dù người Việt bắt đầu di cư sang , rất khó tìm được nước mắm ngon .

Một số loại nước mắm hình như chỉ được pha bằng nước , muối và màu thực phẩm nhưng đã đánh lừa được những cái mũi to . Chỉ qua một quá trình tìm kiếm công phu , tôi mới tìm được những cửa hiệu tin cậy có thể cung cấp nước mắm tốt cho tôi . Thỉnh thoảng , khi nấu ăn mời bạn bè , tôi dùng một ít nước mắm để nấu những món ăn Âu châu mà họ yêu thích . Và thường sau bữa ăn , bạn tôi sẽ nói rằng thức ăn thật ngon và mùi vị rất đặc biệt , rồi hỏi "Anh đã dùng gia vị gì trong công thức chế biến đấy ...? Cái vị này rất đặc biệt" ... Tôi không bao giờ kể cho họ nghe . Cho đến hôm nay , tôi muốn giữ bí mật đó cho mình .

●Bruce Weigl

Nguyễn Phan Quế Mai

Anh Thư chyển

MỘT KINH NGHIỆM MỚI MẺ VỀ TÌNH YÊU

 MỘT KINH NGHIỆM MỚI MẺ VỀ TÌNH YÊU 


J.I. Packer nói, “Nếu không có lời giải thích của Thiên Chúa, không ai có thể nhận biết hành động cứu chuộc của Ngài; và người ta tự hỏi, nó có ra để làm gì! Tuy nhiên, thật trớ trêu! Sự mặc khải rõ ràng nhất về Thiên Chúa, công cuộc nhập thể, lại là điều không rõ ràng nhất đối với con người! Ấy thế, một khi hiểu được, con người sẽ có ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu!’”.  

Kính thưa Anh Chị em,

“Con người sẽ có ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’ khi hiểu được công cuộc nhập thể!”. Chúa Giêsu nhập thể, chữa lành và cứu độ con người! Trong Tin Mừng hôm nay, hình ảnh người bại liệt cho thấy, tội lỗi không chỉ làm tê liệt tâm trí và trái tim; nhưng còn làm tắc nghẽn dòng chảy của tình yêu. Giải pháp duy nhất là quyền năng tha thứ của Thiên Chúa, Đấng trả lại cho con người sự tự do đích thực.

“Bại liệt”, biểu tượng của tội lỗi, vốn là công việc của vương quốc bóng tối, nó giam giữ chúng ta trong sự trói buộc vĩnh viễn; tội lỗi làm chúng ta tê liệt hơn bất kỳ một loại ốm đau xác thể, tinh thần nào khác! Người bại liệt hôm nay nói với chúng ta về những người Pharisêu và linh hồn họ nhiều hơn là về người tàn tật mang nó! Chúa Giêsu nhìn thấy sự trì trệ trong lòng những người biệt phái, những người muốn đặt Thiên Chúa vào một chiếc hộp, nơi mà mối quan hệ của họ với Ngài có thể tích chứa đầy đủ địa vị, tiện nghi và ‘cái tôi’. Họ không có và cũng không cảm thấy cần có ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu!’. 

Chính chúng ta, có thể cũng đã sống trong những ‘lề thói’ hủ bại của người biệt phái; sống đời sống tâm linh nhưng không chịu điều chỉnh theo yêu cầu của Chúa Thánh Thần. Đang khi với các linh hồn thánh thiện, Chúa Kitô luôn luôn mới; họ luôn được yêu cầu nhiều hơn, và kết quả là, ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’ từ Chúa Kitô và Thánh Thần đã lấp đầy họ. Tình yêu của họ không bao giờ cũ vì họ từ chối tự mình kiểm soát những gì Chúa có thể làm với họ.

Như Amos, qua bài đọc hôm nay, tố cáo sự cứng lòng của Israel, Chúa Giêsu cũng đã tố cáo sự cứng lòng của những người biệt phái, “Tại sao các ông lại suy tưởng những sự xấu trong lòng?”. Sau đó, Ngài tỏ cho họ thấy một quyền năng không tưởng, “Nói rằng, ‘Tội con được tha rồi’, hay nói ‘Hãy chỗi dậy mà đi’, đàng nào dễ hơn? Nhưng để các ông biết, trên đời này Con Người có quyền tha tội’. Bấy giờ Ngài nói với người bất toại, ‘Hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà!’. Người ấy chỗi dậy và đi về nhà”. Đó là một tuyên bố đầy thẩm quyền mà chỉ Thiên Chúa mới có thể thực hiện và công bố. Chúa Giêsu không chỉ chứng minh uy quyền của Ngài đến từ Thiên Chúa, nhưng còn cho thấy sức mạnh tình yêu và lòng thương xót của Ngài qua việc chữa lành cả hồn lẫn xác. Ngài giải thoát người bại liệt khỏi gánh nặng tội lỗi và phục hồi thân thể anh; Ngài trả lại cho anh ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’.

Anh Chị em,

“Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha rồi!”. Một người bại liệt, cần được chữa lành, mà Chúa Giêsu lại tha tội cho anh. Đúng là khó hiểu! Thế nhưng điều này lại chứng tỏ rằng, sức trì kéo của tội lỗi mạnh biết chừng nào; nó có thể đưa chúng ta đến sự bại liệt không chỉ thể xác mà cả khối óc và con tim. Vì thế, một khi con tim biết mở ra cho Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta mới thật sự được tháo cởi khỏi sức nặng của nó. Đó chính là ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’ mà Chúa Giêsu muốn có nơi mỗi người chúng ta. Ân sủng Ngài mang lại cho chúng ta sự tự do khỏi quyền lực của tội lỗi và khỏi sự trói buộc với những ham muốn và nghiện ngập có hại; ân sủng Ngài cho chúng ta tìm lại các mối tương quan yêu thương. Vậy có điều gì ngăn cản bạn khỏi quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu không? 

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin sức mạnh chữa lành và tình yêu Ngài chạm đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ký ức sâu thẳm của con; xin phục hồi cho con ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

T.Anh chuyển

mardi 28 juin 2022

Tại sao nhà thờ Đức Bà xây thêm 2 tháp chuông?



Theo Pierre Barrelon tác giả bài viết về Nhà thờ Đức Bà trong Tạp chí Địa lý mạo hiểm Le tour du Monde xuất bản từ tháng 7 đến 12.1893 cho biết: tại thời điểm xây dựng nhà thờ Đức Bà vào tháng 10.1877, Sài Gòn lâm vào tình trạng thiếu nước ngọt khiến chính quyền lúc đó phải tìm nguồn nước cung cấp cho người dân. Thật tình cờ trong khi làm việc, công nhân tìm thấy một tầng nước nằm sâu dưới lòng đất gần khu vực nhà thờ. Cuối năm 1877, chính quyền xây dựng tháp nước đầu tiên ở địa điểm Hồ Con Rùa hiện nay. Nước được bơm về tháp nước này sau đó được phân phối cho người dân thông qua mạng lưới đường ống ngầm...."Đó là tầng chứa nước ngầm tuyệt vời mà bấy giờ nhiều thành phố ở Pháp cũng phải ghen tị. Dòng chảy của mạch nước ngầm này là vô tận cả trong mùa khô và mùa đông. Nước lúc nào cũng có ở đài phun nước công cộng và đường ống không bao giờ khô cạn".

Tuy nhiên, như Pierre Barrelon tiếp tục giải thích, sự phát hiện của tầng chứa nước ngầm này lại không được chào đón bởi đội ngũ đang xây dựng nhà thờ. Tầng nước ngầm này vô tình đã gây ra muôn vàn khó khăn cho việc thi công nhà thờ Đức Bà - một công trình xây dựng hạng nặng - khiến bên thi công phải đưa ra nhiều giải pháp khắc phục. Tuy vậy cuối cùng nhà thờ cũng được hoàn tất và được khánh thành ngày 11.4.1880 với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Le Myre de Vilers.

Trong những năm tiếp theo, công trình tuyệt đẹp bằng gạch và đá này trở nên thân thiết với người Sài Gòn.
Cho đến một ngày, một số cư dân phát hiện nhà thờ bắt đầu nghiêng qua một bên, một trong những phần của nhà thờ bắt đầu chìm nhẹ xuống khiến hai tòa tháp nằm phía trước nhà thờ có chiều cao không đồng đều.

Việc xử lý sự cố nghiêng lún của nhà thờ được thực hiện gấp rút nhưng độ nghiêng của nhà thờ vẫn còn. Cuối cùng, giải pháp được đưa ra là bổ sung hai ngọn tháp sắt với chi phí 66.500 franc trên hai tháp chuông phía trước nhà thờ.
(bài viết Ngọn tháp kim loại của Nhà thờ Sài Gòn của tác giả Albert Butin xuất bản tháng 5.1896 trên Tạp chí Le Génie civil mô tả chi tiết việc xây dựng hai ngọn tháp được giao cho Michelin) Công việc này được tiến hành vào ngày 26.12.1894. Hai ngọn tháp được gắn thêm vào cao 27 m, có hình bát giác (8 cạnh), trên đỉnh tháp có gắn cây thánh giá. Có bốn cửa sổ nằm xung quanh tháp để tạo sự thông thoáng cho phía trên tòa nhà.

Cũng theo tác giả Albert Butin, trong quá trình thi công ngọn tháp, một quyết định được đưa ra là tăng thêm một chút chiều cao của ngọn tháp phía tây (nằm bên phía công viên 30.4), làm cho nó cao hơn ngọn tháp phía đông (nằm bên phía tòa nhà Bưu điện Sài Gòn) nhằm khôi phục lại sự cân xứng của toàn bộ tòa nhà khi nhìn trực diện từ phía trước. Hai ngọn tháp đã được hoàn tất vào ngày 28.2.1895.

Hồng Phúc chuyển

GẮNG MÀ HIỂU CHO TƯỜNG!

 GẮNG MÀ HIỂU CHO TƯỜNG!



“Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, gắng mà hiểu cho tường!”.

Thánh Augustinô nói, “Sự hiểu biết là phần thưởng của niềm tin. Vì vậy, đừng tìm cách hiểu tại sao bạn có thể tin; nhưng hãy tin rằng, bạn có thể hiểu!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Đừng tìm cách hiểu tại sao bạn có thể tin; nhưng hãy tin rằng, bạn có thể hiểu!”. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay đặt cho chúng ta một câu hỏi từ ý tưởng của Augustinô, ‘Vậy tại sao bạn không tin?’. Như Israel thời Amos, hoặc như viên luật sĩ thời Chúa Giêsu, thật khó tin, nhiều lúc, dường như chúng ta không biết Thiên Chúa là ai; đúng hơn, chúng ta lãng quên Ngài! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói, “Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, ‘gắng mà hiểu cho tường!’”.

Qua bài đọc thứ nhất, Amos lưu ý dân, ‘gắng mà hiểu cho tường’ những việc Thiên Chúa làm. Sự quan tâm và chăm sóc Ngài đã dành cho họ giờ đây phải được phản ánh trong sự quan tâm và chăm sóc của họ đối với cộng đồng, nhất là với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vậy mà, đáp lại, những hành vi bất nhân của họ vẫn xảy ra nhan nhản, và điều đó khiến Thiên Chúa nổi giận; Ngài lên tiếng, “Các ngươi sẽ rên siết như tiếng rít của một chiếc xe chở đầy cỏ bị kẹt”. Vì vậy, đừng như Israel, bạn và tôi ‘gắng mà hiểu cho tường’ việc Chúa làm cho mình!

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho thấy quá trình chuyển tiếp để trở thành một môn đệ của Ngài thật không dễ! Đang khi người môn đệ cần quảng đại giao phó ý chí của mình cho Chúa một cách vô điều kiện, thì viên luật sĩ lại cậy vào ý chí riêng của bản thân một cách cao cả nhất có thể, “Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, tôi cũng xin theo Thầy!”. Chúa Giêsu không lạnh lùng bỏ qua con người tự tôn này; Ngài tìm cách lôi cuốn ông vào một lối sống khác, một lối sống nghèo khó đơn sơ. Tuy nhiên, điều mà sự nghèo khó tự làm rỗng chính mình của Ngài không phải là sự khốn khổ; đúng hơn, nó hấp dẫn và cuốn hút, vì nó là dấu chỉ không thể sai lầm về sự giàu có của Thiên Chúa. Gương nghèo khó của Chúa Giêsu cho phép bạn và tôi rời bỏ thế giới riêng của mình để tìm một điều gì đó tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với cuộc sống đã được ban tặng!  

Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn cho thấy, một môn đệ trở nên đồng nhất với Đấng Kitô không phải chỉ bằng ý chí, hoặc nhờ tích luỹ giáo lý, kiến thức và sự hiểu biết; nhưng bằng cách sống một cuộc sống chung với Ngài, vốn được sinh ra từ sự kết hợp với ý muốn của Ngài, nên giống Ngài. Ai muốn làm môn đệ Giêsu, ‘gắng mà hiểu cho tường’ rằng, Ngài đang thiết lập một nhịp độ nên thánh trong đời họ, mời họ bỏ lại ý chí của mình vì cuộc sống mới mà Ngài giới thiệu!

Tin Mừng còn nói đến một người khác được Chúa Giêsu gọi, “Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã”; Ngài đáp, “Hãy theo Ta, hãy để kẻ chết chôn kẻ chết!”. Có một âm sắc nào đó gần như tàn nhẫn trong phản ứng của Ngài trước những ngụy biện bào chữa của những ai tránh đi theo Ngài. Chúa Giêsu muốn nói, ‘gắng mà hiểu cho tường’, việc dứt bỏ khỏi những ước mong và khát vọng của bản thân là con đường dẫn đến sự đơn giản của trái tim; sự đơn giản này đòi hỏi chúng ta phải thành thật một cách khá khắc nghiệt với chính mình! 

Anh Chị em,

“Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, gắng mà hiểu cho tường!”. Như vậy, đi theo và đồng hành với Chúa Giêsu, ở lại với Ngài… đòi hỏi bạn và tôi phải ‘ra khỏi chính mình’, ra khỏi cái tôi, thoát khỏi lối sống đức tin tẻ nhạt vốn đã trở thành thói quen, hoặc duy ý chí. ‘Ra khỏi chính mình’ là ra khỏi cám dỗ rút lui vào kế hoạch riêng của mình; bởi lẽ, tất cả những điều đó sẽ dập tắt không thương xót hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không có một nơi gối đầu, vì nhà của Ngài chính là những trái tim con người; chính chúng ta là nơi cư ngụ của Ngài. Sứ mệnh của Ngài là mở cửa lòng thương xót cho mọi người; và mỗi chúng ta, sẽ là những nhà tạm di động, trở thành nơi hiện diện thường xuyên của tình yêu đầy lòng xót thương đó.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin biến trái tim con nên đơn sơ và quảng đại; hầu mỗi ngày, con thấu hiểu tường tận thánh ý nhiệm mầu của Chúa đang thực hiện trên con và trên anh chị em con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

lundi 27 juin 2022

La capucine , tout est comestible, un régal

La capucine , tout est comestible, un régal

la capucine, tout se mange
Dans la capucine tout se mange ; les fleurs, les feuilles et les graines. Apprenez à l’apprivoiser dans vos salades pour retrouver des goûts d’autrefois. La capucine est utilisée en cuisine depuis Charlemagne, rien de nouveau, mais à redécouvrir.

 LA CAPUCINE, UNE PLANTE UTILE

La capucine est une plante facile à semer et à faire pousser dans son jardin. Sans poser de problème particulier, il faut le lui reconnaitre, la capucine est une des plantes les plus utiles au jardin. Au potager, on la sème volontiers pour attirer les pucerons qui en raffolent ; ainsi les autres plantes ont une paix royale.

Souvent, on l’utilise pour garnir des clôtures disgracieuses et avec ses touches colorées, elle donne de la gaité.

LA CAPUCINE EST À DÉVORER

La capucine est une plante annuelle décorative mais aussi gustative. Ces feuilles regorgent d’une huile essentielle au léger goût poivré qui relèvera le goût de toutes vos salades. Dans les sandwichs,  à la place de la traditionnelle salade, elle  apportera une note piquante.

La fleur très décorative et attractive, est à croquer. Bien sur, elle va égayer vos salades et vos palais. Attention, toutefois à disposer les fleurs dans votre salade à la dernière minute, sinon la vinaigrette va les cuire et le visuel ne ressemblera à rien.

Les graines ont des propriétés antiseptiques. Une fois écrasées et infusées, elles sont efficaces contre les maux de gorges, les sinusites et même les infections urinaires. Cette même infusion peut être utilisée par application, afin de corriger quelques imperfections sur une peau un peu grasse.

LES BOUTONS FLORAUX ET LES GRAINES, UN SUPER CONDIMENT !

Lorsque les fleurs fanées laissent la place aux fruits, c’est le moment de cueillir les grosses graines vertes, à la saveur piquante, qui rappelle celle des câpres. Il faut les placer une nuit dans un récipient, en les saupoudrant de gros sel. Le lendemain, égouttez et mettez en bocal avec de l’estragon, thym, laurier, ail, poivre. Je couvre de vinaigre bouillant.

Vous pouvez faire la même opération avec les boutons floraux lorsqu’ils sont encore petits et bien fermés. Les graines se récoltent surtout de septembre à octobre.

LA TRAPAEOLUM TUBÉREUSE

Sans oublier la capucine tubéreuse qui est vivace, dont les tubercules se mangent comme des pommes de terre. Ancien légume revenu à la mode, la plante est très décorative.

REF

CUỘC SỐNG KHÔNG BÁN VÉ KHỨ HỒI

 CUỘC SỐNG KHÔNG BÁN VÉ KHỨ HỒI



Tất cả rồi cũng sẽ trở thành quá khứ vậy tại sao ta không sống hết mình để có một quá khứ tuyệt vời nhất.

1. Đừng phí phạm thời gian để tìm hiểu xem người khác đánh giá bạn như thế nào. Bạn không cần quan tâm đến họ, bạn chỉ cần làm tốt công việc của mình, sống một cuộc đời hạnh phúc và thoải mái. Kể cả nếu bạn có bận tâm đến những lời người khác nói về mình, bạn cũng không thể kiểm soát được hết chúng, vậy thì chẳng việc gì phải đánh đổi những giây phút quý báu của bản thân để nhận lấy những lời bàn tán vô nghĩa.

2. Bạn không thể nào hạnh phúc nếu cứ để những thứ thuộc về quá khứ làm phiền cuộc sống hiện tại. Buông bỏ quá khứ khiến bạn có thể sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn cho ngày hôm nay.

3. Khi còn trẻ còn khỏe, ai cũng có suy nghĩ phải tìm được một công việc thật tốt, nỗ lực hết mình vì nó để kiếm được nhiều tiền lo cho cuộc sống giàu sang hạnh phúc. Nhiều người đã chấp nhận đánh đổi cả gia đình, bạn bè, sức khỏe chỉ vì công việc. Nhưng đổi lại thì sao, khi bạn ốm đau, công việc trì trệ, nhiều người sẽ la mắng nhưng gia đình thì không bao giờ quay lưng lại với bạn. Kiếm tiền cũng tốt nhưng gia đình là điều vô giá mà không một đồng tiền nào có thể mua được.

4. Hãy đi gặp những người mà bạn muốn gặp. Theo đuổi những người mà bạn thích. Làm những việc mà bạn muốn. Nhân lúc mặt trời còn đang chiếu rọi, nhân lúc gió chưa thổi to, tuổi trẻ chưa qua đi. Hãy làm điều bạn muốn đừng để mọi thứ trở thành tiếc nuối.

5. Thời gian là miễn phí nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn có thể dùng nó, nhưng bạn không thể giữ nó. Một khi bạn làm mất nó, bạn sẽ không thể nào có lại được nó.

6. Không có gì chắc chắn rằng bạn sẽ làm một công việc đến hết đời, hay được một người yêu mãi mãi. Trong xã hội nhiều ồn ào này, bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới mà không thể thỏa hiệp.
Chúc mọi người thật an lạc và hạnh phúc

SỰ THẬT MỘT KIẾP NGƯỜI

- Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.

- Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới mùa đông giá lạnh.

- Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi.

- Sự việc luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng: trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại...
Vì một khi đã lướt qua, thì khó có thể gặp lại.
* Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng.
* Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao.
* Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau, học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.
* Sau 50 tuổi thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang.
* Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.
* Sau 70 tuổi thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì xương khớp thoái hóa không thể đi được hết những không gian muốn đi.
* Sau 80 tuổi thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.
* Sau 90 tuổi thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện gì nữa.
* Sau 100 tuổi thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì?!

Vậy nên: trước hay sau, trẻ hay già, giàu hay nghèo, sang hay hèn, quan hay dân dù là bất cứ ai đều giống nhau.

Hãy sống và giữ cho mình thứ tồn tại bất biến là: Niềm tin, Tình người và Nhân nghĩa.
St
Inline image

dimanche 26 juin 2022

Alzheimer : une étude révèle les 10 facteurs de risque et signes précoces les plus fréquents

 

Alzheimer : une étude révèle les 10 facteurs de risque et signes précoces les plus fréquents

Vérifié le 09/03/2022 par Florine Dergelet, Rédactrice
Alzheimer : une étude révèle les 10 facteurs de risque et signes précoces les plus fréquents

Une nouvelle étude franco-britannique a permis d’identifier les 10 pathologies les plus fréquentes chez les patients atteints d'Alzheimer. Les facteurs de risques ou signes avant-coureurs ont été observés jusqu’à 15 ans avant le diagnostic de la maladie.

 Identifier les états de santé associés à la maladie d'Alzheimer jusqu'à 15 ans avant le diagnostic

Dans une récente étude, des chercheurs français de l'Institut du cerveau à Paris et de l'Inserm à Bordeaux ont identifié les états de santé associés à la maladie d'Alzheimer jusqu'à 15 ans avant le diagnostic. Pour ce faire, ils ont utilisé les données médicales de près de 80 000 patients français et britanniques issues de la base de données européenne THIN (The Health Improvement Network). Sur les 80 000 patients, 40 000 étaient atteints de la maladie d’Alzheimer.

En s’appuyant sur des analyses statistiques, les chercheurs ont pu tester le lien entre l’apparition de la maladie et 123 associations possibles, extraites dans tout le corpus de données médicales. Ils ont alors pu définir les 10 pathologies les plus fréquentes qui apparaissent chez les malades jusqu’à 15 ans avant le diagnostic et l’apparition de la maladie d’Alzheimer.

 Les 10 pathologies les plus fréquemment rencontrées par les patients atteints d’Alzheimer

Selon les résultats de l’étude publiés dans la revue The Lancet Digital Health, les Les 10 pathologies les plus fréquemment rencontrées par les patients atteints d’Alzheimer sont dans l’ordre :

  • La dépression,
  • l’anxiété,
  • l'exposition à un stress important,
  • la perte d'audition,
  • la constipation,
  • la spondylarthrose cervicale,
  • les pertes de mémoire,
  • la fatigue et
  • les chutes et les pertes de poids soudaine
Selon Thomas Nedelec, l’un des auteurs de l’étude, « les rapprochements ainsi effectués nous ont permis de confirmer des facteurs de risque connus, comme les problèmes d'audition, et d'autres facteurs ou symptômes précoces qui le sont moins, comme la spondylarthrose cervicale ou la constipation ». « La question reste de savoir si les problèmes de santé rencontrés sont des facteurs de risque ou bien des symptômes ou signes avant-coureurs de la maladie » ajoute t-il.

Bien que les résultats soient précieux pour les professionnels de santé afin de détecter le plus tôt possible les signes précoces et facteurs de risques de la maladie, l’étude ne démontre pas de lien de cause à effet. Les résultats devront donc faire l'objet d'études complémentaires pour comprendre les mécanismes sous jacents de la maladie d’Alzheimer.

Florine Dergelet
Rédaction : Florine Dergelet
Rédactrice
09 mars 2022, à 10h19

La voie mystérieuse de Dieu



 “Je suis très timide et mal à l’aise avec les gens. Je suis totalement vide et sec en moi et pour moi-même. Je ne

sais jamais rien d’avance. Les lumières ne me viennent que pour les autres et à mesure qu’ils me demandent”.

Cette révélation du père Huvelin, directeur spirituel de Saint Charles de Foucauld, sur lui-même, m’a comme

illuminée et libérée, car je m’y reconnaissais complètement. D’autant plus que le conférencier a fait ce commentaire:

“Il faut Huvelin le souffreteux pour guider Foucauld le fougueux”. La voie de Dieu est si mystérieuse, Dieu ne se

sert-il pas de moi comme le père Huvelin pour certaines personnes?

Ceux qui gardent l’image de moi du temps où Dieu ne s’est pas encore servi de moi, me voient seulement comme

une personne douce, mais superficielle ("simple" pour ceux qui m’aiment), ne sachant pas réfléchir, n’ayant ni

volonté, ni position, donc influençable et qui change souvent d’avis. Et comment pourrais-je en être autrement, étant

donné que je suis “totalement vide et sèche en moi et pour moi-même”? Ce caractère vide et sec me suit aussi

dans la prière, ainsi, au début, j’étais très découragée, voulant abandonner la prière, mais, malléable, il m’était facile

de suivre le conseil de demeurer fidèlement en Dieu comme un acte de foi. Puis je ne sais depuis quand, il m’arrive

d’entendre l’un ou l’autre me dit que telle parole de moi l’a beaucoup aidé, alors que je ne me rappelle même pas lui

avoir dit cela.

Ne sachant pas penser, je ne sais pas méditer, à plus forte raison, contempler la Parole de Dieu. Mais également

selon un conseil, je lis toujours les textes de la Parole de Dieu pour préparer la messe du lendemain. Pendant un

voyage, une amie qui était dans la même chambre que moi, m’a demandé ce que disait la Parole de Dieu que je

venais de lire, toute gênée, j’ai répondu que je ne me souvenais de rien. Ainsi suis-je, mais, maintenant, quand il

s’agit de partager la Parole de Dieu avec les autres, je suis débordée d’dées, alors qu’avant, je ne savais que dire,

et que, même maintenant, lisant toute seule la Parole de Dieu, je continue de n’avoir aucune idée. Puis, de plus en

plus de personnes sont venus me faire des confidences, au début, je les ai écoutées comme une poubelle qui

recevait ce dont elles voulaient se débarrasser, mais, après, Dieu m’a donné de leur parler de telle manière que,

désormais, elles me considèrent comme leur “guide spirituelle” et pour tout problème, elles me demandent de

discerner pour elles et semblent être satisfaites de mes opinions.

Pourtant, “je ne sais jamais rien d’avance, les lumières ne me viennent que pour les autres et à mesure qu’ils me

demandent”. Par conséquent, j’ai très peur quand on me dit de penser par moi-même afin de faire un discernement

personnel. J’ai besoin de catalyseurs pour réagir: pour les autres, ce sont leurs épanchements ou leurs questions;

et pour moi-même, ce sont des événements, des rencontres, des conflits qui m’arrivent comme “par hasard”. Si

après, je dois faire un choix, je verrai la volonté de Dieu dans ce que, par nature, je ne veux pas ou ce qui exige de

moi le plus de sacrifices. Ces choix, je les fais toujours avec sénérité et sans hésitation, ainsi, quand la décision est

prise, je ne change jamais d’avis. Ce qui me rend plus convaincue que c’est la volonté de Dieu et que c’est lui qui

garantit ma fidélité.

Toutefois, aujourd’hui, je suis toujours vue comme quelqu’un qui change souvent d’avis et cela blesse parfois les

autres. Ne sachant pas réfléchir d’avance, je ne fais aucun plan pour moi, et ne vivant plus que pour les autres, je

fais ce que je pense être le mieux pour eux dans le moment présent. Me voyant tourmentée, une amie m’a

réconfortée en disant que je ne change pas d’avis, je suis juste flexible et change de programme pour d’autres

personnes ou pour un plus grand besoin, je le fais donc par amour et il n’y a rien de mal. Entendant cela, j’ai été

quelque peu soulagée, mais, à travers la parole du père Huvelin, je réalise que, des fois, je change d’avis non pas

pour quelqu’un d’autre mais pour moi-même. Il s’avère que, étant “très timide et mal à l’aise avec les gens”, après

avoir accepté d’assister à une occasion regroupant un grand nombre de personnes, à la dernière minute, je refuse

souvent d’y aller. En fait, généralement, je décline l’invitation dès le début, mais si on essaie de me convaincre, je

finis par accepter. J’espère que maintenant, connaissant la cause et ne voulant blesser personne, il me sera plus

facile d’être plus catégorique.

Mes amis, si jamais je vous ai blessés en changeant d’avis d’une manière ou d’une autre, je vous prie de me

comprendre et de me pardonner! Pour compenser, dans les moments difficiles, si vous ne savez plus à qui avoir

recours, appelez-moi, je viendrai sans tarder, et soyez certains qu’à ce moment-là je ne changerai jamais d’avis!

ULTD & ltd

22/05/2022

samedi 25 juin 2022

THÀNH TỰU KHOA HỌC CỦA HOA KỲ

 THÀNH TỰU KHOA HỌC CỦA HOA KỲ



Phát minh robot chui vào cơ thể tiêu diệt khối ác tính trong cơ thể và thông các mạch máu bị tắc hay cầm máu bên trong…
Hy vọng phát minh này sẽ giúp được nhiều cho nhân loại.
Con robot hình cua này bé tí xíu, chỉ nửa mm. Nhưng nó có thể chui vô cơ thể người để tìm và diệt các khối u ác tính, thông các mạch máu bị tắc hay cầm máu bên trong. Nó vừa được nhóm nghiên cứu tại đại học Northwestern tại Mỹ phát minh ra và công bố. John A. Rogers, một giáo sư về khoa học vật liệu và kỹ thuật là người đứng đầu nhóm nghiên cứu này.

Thêm vào đó, bởi vì toàn bộ cơ thể robot nhỏ hơn một milimet không cần dây điện hoặc điện để hoạt động, nó thậm chí có thể đi lang thang trong cơ thể con người vào một ngày nào đó, hoạt động giống như một trợ lý y tế sáu chân.

Túm lại, đây là một thành tựu mới cho Y khoa thế giới từ các bước tiến vượt bậc của khoa học vật liệu và robot.

Vì ở nhiều xứ sách giáo khoa là miễn phí, đi học phổ thông từ nhỏ tới hết lớp 12 cũng miễn phí, nên hỏng xảy ra các vụ tranh cãi mất thời gian làm gì. Rảnh thì ráng làm cái gì cả nhân loại đều cần như con robot tí hon này sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho thế gian hơn nhiều.

Hình từ đại học Northwestern

Nguồn : Nguyễn Thị Bích Hậu

vendredi 24 juin 2022

Đời người ngắn ngủi


Inline image

Đời người ngắn ngủi, bạn đã biết như thế nào là hạnh phúc? Người không cần thật đẹp, chỉ cần có tình yêu thương; người không cần phải thật giàu, chỉ cần cảm thấy ấm áp. Biết thỏa mãn, biết đạm bạc, đó chính là hạnh phúc.

Có một số việc, không phải không để ý, mà là có để ý thì sẽ như thế nào đây!

Đời người không có chữ nếu, chỉ có hậu quả và kết quả.

Trưởng thành chính là dùng nụ cười để đối diện với mọi việc.

Đường, có lúc không thông thì ta sẽ chọn đi đường vòng.

Tâm, lúc không thoải mái, thì ta xem nhẹ nó đi.

Tình cảm, đến lúc rời bỏ, nên để tùy duyên.

Có một số việc, cố gắng chút sẽ trôi qua.

Có một số người, rất hung ác thì nên quên đi.

Có chút khổ sở, chỉ cần cười lên sẽ tiêu tan hết thảy.

Có tổn thương, đau đớn qua đi, còn lại chính là sự kiên cường.

Rượu, không uống thì sẽ không say; người, không mệt mỏi sẽ không gục ngã; tâm, không bị thương sẽ không tan nát; việc, không học sẽ không biết.

Vạn người theo không bằng một người thương; vạn người yêu không bằng một người hiểu. Chuyện tình cảm không ai có lỗi với ai, chỉ có ai không hiểu ai; người cùng với người không có ai rời bỏ ai, chỉ có thể là ai không biết quý trọng ai.

Inline image

Người không cần thật đẹp, chỉ cần có tình yêu thương; người không cần phải thật giàu, chỉ cần cảm thấy ấm áp.

Biết thỏa mãn, biết đạm bạc, đó chính là hạnh phúc! Trong cuộc đời có một người yêu ta, hiểu ta, bao dung ta, lo lắng cho ta, thì ta chính là người hạnh phúc nhất.

Nếu có một ngày, có một người sẽ đi vào cuộc sống của ta, làm cho ta hiểu được vì sao ta cùng với những người khác đều không có kết quả. Kỳ thực, không có cái gì là không thể buông tay.

Thời gian trôi qua, khi ta nhìn lại, ta sẽ phát hiện, những thứ mà ta tưởng sẽ không thể buông tay, chỉ như là một lực đẩy, giúp ta trưởng thành.

Khi biết rằng mình có thể phấn đấu, thì đừng bỏ cuộc.

Chờ đợi thật khổ sở, nhưng hối hận sẽ càng khổ sở hơn.

Lúc tâm tình không tốt, nhắm mắt lại, tự nói với chính mình, đây chỉ là ảo giác.

Khóc cho mình nghe, cười cho người khác nhìn, đây được gọi là nhân sinh.

Cho dù chính mình không vui vẻ, cũng tuyệt đối không đi quấy nhiễu hạnh phúc của người khác, đây là nguyên tắc.

Những chuyện đã qua thì hãy để cho nó qua đi, nhất định hãy để nó qua đi.

Inline image

Cho dù đánh mất tất cả, cũng không được đánh mất nụ cười.

Cuộc đời không có điểm dừng, hiện tại luôn là điểm xuất phát.

Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào, không thể bỏ cuộc, chỉ có thể giữ vững ý chí phấn đấu, mới có thể chứng tỏ được sự tồn tại của sinh mệnh.


Cuộc sống mặc dù có khó khăn, nhưng nhất định phải tự mình đứng vững, không được dễ dàng dựa vào người khác. Học cách nhẫn nại, đừng phạm sai lầm của người khác, cũng đừng lấy sai lầm của người khác mà trừng phạt chính mình.

Hôm nay có thể là đại sự, nhưng tới ngày mai sẽ trở thành việc nhỏ; Năm nay sẽ là đại sự nhưng tới sang năm sẽ trở thành chuyện đã qua; kiếp này là đai sự, nhưng đến kiếp sau sẽ thành truyền thuyết. Chúng ta cùng lắm cũng chỉ là người có chuyện xưa mà thôi, cho nên, trong cuộc sống, trong công việc gặp việc không như ý, thì hãy nói với chính bản thân mình rằng: Hôm nay sẽ là quá khứ, ngày mai sẽ là tương lai, một ngày mới lại bắt đầu, cần buông bỏ hết thảy mọi thứ.

Inline image

Đời người tựa như cây Bồ công anh, nhìn thì như tự do, nhưng thân bất do kỷ. Nhân sinh không có nếu, chỉ có hậu quả cùng kết quả.

Vận mệnh chỉ do mình nắm giữ, người khác không thể nắm được.

Trưởng thành, chính là dùng nụ cười để đối diện với mọi việc. Khi phiền muộn hãy đọc bài này, đọc xong sẽ nhoẻn miệng cười.

Cái gì là của mình, thì sẽ là của mình. Càng muốn chiếm lấy thì càng dễ dàng mất đi.

Inline image

Mộng Thu

jeudi 23 juin 2022

Cảnh thần tiên phản chiếu trên mặt nước ở Nam Hàn

Cảnh thần tiên phản chiếu trên mặt nước ở Nam Hàn

Mặt nước như một tấm gương phản chiếu khổng lồ khiến cho những cảnh đẹp như được nhân lên gấp nhiều lần.



Jaewoon U, nhiếp ảnh gia đến từ Seoul, Nam Hàn đã dành thời gian khám phá vẻ đẹp tuyệt diệu của đất nước mình khi chọn những khung cảnh ven hồ nước đưa vào trong những bức ảnh.



Mặt nước phẳng gần như tuyệt đối phản chiếu toàn bộ cảnh quan khiến cho bức ảnh trở nên hoàn hảo.



Khung cảnh nên thơ như bước ra từ một câu chuyện cổ tích.



Cảnh đẹp được nhân đôi khi in bóng xuống mặt nước.



Thiên nhiên hài hòa tựa bức tranh.



Người xem như có cảm giác đang bước vào một chốn "bồng lai tiên cảnh".



Khung cảnh huyền ảo của mây trời, núi non.



Giấc mơ của mùa xuân.








Những mảng màu khác nhau của cây cối hòa vào nhau.



Sắc màu của mùa thu.



Huyền bí.




Hồ Anapji ở Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc.

Theo Hà Phương/VOV

CHÚA HẠNH PHÚC

 


Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo cuối cùng đều tin cùng một Thượng đế.  Điều thú vị là, trong tâm trí bình dân, tất cả đều có khuynh hướng quan niệm Chúa theo cùng một cách, cụ thể là nam giới, sống độc thân, và đặc biệt không hạnh phúc. 

Chắc chắn giới tính của Chúa là điều chúng ta không bao giờ khái niệm được.  Thượng đế không đàn ông cũng không đàn bà, cũng không phối hợp nam tính nữ tính của giới tính.  Vì thế làm sao chúng ta có một khái niệm về giới tính của Thượng đế được?  Chúng ta không thể, thuần túy và đơn giản.  Theo kiểu cổ điển, chúng ta nói Thượng đế là nam giới, dù chúng ta biết điều này hoàn toàn không đúng, vì về mặt giáo điều chúng ta khẳng định, Thiên Chúa là khó tả nên lời, không bao giờ có thể đặt Ngài trong một khái niệm nào được.  Điều này cũng áp dụng cho quan niệm của chúng ta về Thiên Chúa độc thân, không có vợ.  Kết hợp nam tính và nữ tính nơi Chúa cũng không thể tả nên lời được, không thể nhận thức nhưng chúng ta biết Chúa không chỉ đơn giản là một đấng nam nhi độc thân. 

Nhưng còn quan niệm phổ biến khác, cụ thể là Chúa đặc biệt không hạnh phúc, nhất là với chúng ta?  

Ở đây chúng ta có một câu trả lời rõ ràng: Chúa hạnh phúc.  Làm thế nào Chúa không thể hạnh phúc?  Nếu Chúa là Đấng trọn hảo duy nhất, trọn hảo lòng lành, chân lý trọn vẹn, đẹp toàn mỹ, viên mãn trọn vẹn về mọi mặt, thì làm sao Chúa lại không thể hạnh phúc trọn vẹn được?  Một Chúa không hạnh phúc sẽ không phải là Chúa vì như vậy Chúa không có quyền năng để làm cho mình hạnh phúc trọn vẹn được sao.  Không có một bất cập nhỏ nào với Chúa.  Vì thế một Thượng đế hoàn hảo cũng là một Thượng đế hoàn toàn hạnh phúc.  Nhưng đó là lời tuyên bố siêu hình.  Chúng ta vẫn có thể hỏi, Chúa có hạnh phúc về mặt tình cảm và Chúa có hạnh phúc với chúng ta không?  Hẳn đôi khi Chúa cũng phải nhíu mày và lắc đầu thất vọng trước hành vi của chúng ta đó sao?  Chắc chắn Chúa không thể hài lòng với rất nhiều điều đang xảy ra trong thế giới.  Chúa không thể hạnh phúc trước tội lỗi.

 

Và cũng giống như mọi điều khác về Chúa, có những điều ở đây chúng ta không thể hiểu được.  Tuy nhiên, cần phải khẳng định điều này, cả từ điều sâu sắc nhất được mặc khải trong Sách Thánh và trong chứng từ của vô số người tốt: Chúa hạnh phúc!  Chúa không quen thất vọng về chúng ta, không nhíu mày trước các yếu đuối của chúng ta và đưa đa số chúng ta xuống địa ngục.  Nhưng ngược lại, Chúa như cha mẹ yêu thương đứa con bé bỏng của mình, Chúa luôn hướng chúng ta đi về phía trước, vui với năng lượng của chúng ta, muốn chúng ta thăng tiến, buồn khi chúng ta cư xử không tốt với người khác và với chính chúng ta, nhưng Ngài thông cảm yếu đuối của chúng ta hơn là tức giận và không hạnh phúc.

 

Nhà thần nghiệm danh tiếng Julian de Norwich mô tả Chúa theo cách này: Chúa ở trên thiên đàng, mỉm cười, hoàn toàn thoải mái, gương mặt giống như bản giao hưởng kỳ diệu.  Cách đây vài năm khi đọc đoạn này lần đầu tiên, tôi đã sửng sốt vừa về khái niệm Chúa mỉm cười vừa hình ảnh Chúa “thoải mái.”  Tôi chưa bao giờ nghĩ Chúa “thoải mái.”  Với tất cả những gì xảy ra trong thế giới, và chắc chắn với tất cả các phản bội lớn nhỏ trong cuộc sống chúng ta, Chúa hẳn căng thẳng, thất vọng và lo lắng.  Hình dung Chúa đang cười (ít nhất là đôi khi) thì khó nhưng còn dễ hơn, nhưng cực kỳ khó để hình dung Chúa thoải mái, không căng thẳng về tất cả những gì không ổn với chúng ta và thế giới chúng ta.

 

Và đây là hành trình của tôi trong việc đấu tranh với điều này.  Tôi đã được ân phước vô cùng trong môi trường tôn giáo của tôi.  Từ cha mẹ và gia đình, từ cộng đoàn giáo xứ tôi lớn lên, từ các nữ tu Dòng Ursuline đã dạy tôi ở trường, quý vị không thể nào có một một môi trường đức tin lý tưởng hơn.  Tôi đã trải nghiệm đức tin và đời sống tu trì trong đời sống thực, và nó đã mang đến lòng tin tưởng cho tôi và trở nên hấp dẫn.  Việc đào tạo ở chủng viện và nghiên cứu thần học của tôi đã củng cố mạnh mẽ cho điều này.  Nhưng, trong suốt quá trình, bên dưới vẫn có bức tranh của một vị thần không được hạnh phúc cho lắm và người chỉ mỉm cười trong trường hợp xứng đáng và điều này cũng không thường xuyên cho lắm.  Hậu quả là trong đời sống của tôi luôn có khuynh hướng lo âu để ở tầm cao, để khá tốt, để không làm Chúa buồn và để được Chúa chấp thuận và yêu mến.  Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ có thể đủ tốt, không bao giờ ở tầm cao và vì thế, thật tự nhiên khi chúng ta nghĩ Chúa chẳng bao giờ thực sự hài lòng với chúng ta và Ngài cũng không bao giờ thực sự hạnh phúc. 

Dĩ nhiên về lý thuyết chúng ta biết rõ hơn.  Chúng ta thường có khái niệm lành mạnh hơn về Chúa; nhưng trái tim không dễ dàng để ở bên cạnh.  Thật khó để tôi cảm nhận trong tôi Chúa hạnh phúc, hạnh phúc với chúng ta, hạnh phúc với tôi.  Tôi đã mất bảy mươi năm để nhận ra, chấp nhận, an ủi và cuối cùng đắm mình trong sự thật, rằng Chúa hạnh phúc.  Tôi không chắc điều gì đã khơi trong tôi tất cả yếu tố thúc đẩy bên trong giúp tôi thay đổi, nhưng thực tế, bây giờ mỗi khi tôi cầu nguyện hết lòng, trần trụi và chân thành, tôi cảm nhận Chúa hạnh phúc.  Và đó cũng là điều xảy đến với tôi khi tôi nhìn các vị thánh trong cuộc đời tôi, các thánh nam nữ tôi tôn kính nhất trong đức tin, những người phản ánh khuôn mặt của Chúa cho tôi.  Họ vui vẻ, thoải mái và ít khi nhíu mày vì không hài lòng. 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

T.Anh chuyển