samedi 16 juillet 2022

Top 10 des aliments anti-cancer

 Top 10 des aliments anti-cancer

Top 10 des aliments anti-cancer
C'est prouvé, l'alimentation joue un rôle primordial sur la santé de l'organisme. Et pour prévenir les cancers, le contenu de notre assiette est essentiel. Voici dix aliments à privilégier.

Comment tenter de se préserver au maximum des cancers ? En privilégiant une activité physique régulière et une alimentation saine et variée, on donne plus de chances à notre organisme pour s'en protéger. Voici nos conseils.

1. Côté poissons

Les produits de la mer font partie des aliments anti-cancer. Attention toutefois au saumon et au thon souvent pollués. Préférez les crevettes, les oursins, le cabillaud, les huîtres et le lieu. Le tout en bio ou sauvage si possible.

2. Des épices

Vous connaissez le curcuma ? Son action est proche de celle du gingembre. Cette épice jaune d'or permet de prévenir les cancers mais également de ralentir voire de diminuer la prolifération des cellules cancéreuses. N'oubliez pas d'en consommer un gramme par jour.

3. La viande blanche

On sait que la viande rouge est moins bonne pour la santé que les viandes blanches comme la volaille. La viande rouge favorise les maladies cardiovasculaires, le cholestérol et le développement de certains cancers. Et si vous troquiez l'entrecôte pour un émincé de dinde ou de poulet ? 

4. L'ail est un trésor

On oublie parfois d'en agrémenter nos plats et pourtant... Invitez-le à votre table ! L'ail est un excellent anti-cancer car il diminue les mutations génétiques.

5. Les baies en dessert

Si vous devez éviter les produits trop sucrés, sachez que les baies sont excellentes pour tuer les cellules cancéreuses. On imagine aisément qu'elles protègent aussi notre organisme de l'apparition de certaines maladies. Mettez-donc à votre menu baies, fraises, framboises, myrtilles et mûres !

6. Un thé vert

C'est l'heure du thé. Privilégiez le thé vert ! Il est recommandé pour prévenir et même aider au traitement des cancers. Choisissez un thé sans pesticides, ni métaux lourds et certifié bio.

7. Côté légumes

Pour éviter les cancers, rien de telle qu'une alimentation riche en légumes. Variez les plaisirs, il en existe tant que l'on ne consomme jamais ! Le chou, les algues, les champignons, le soja, les carottes sont essentiels pour une alimentation saine.

8. Le chocolat noir

Consommé avec modération, le chocolat noir est reconnu comme anti-cancer grâce à ses vertus anti-oxydantes. Un seul carré de chocolat noir contient deux fois plus de polyphénols qu'un verre de vin rouge et presque autant qu'une tasse de thé vert longuement infusé. Des études ont montré que le chocolat noir retarde l'évolution de certains cancers comme celui du poumon.

9. Un jeûne thérapeutique

On en entend de plus en plus parler : le jeûne. Des cliniques du jeûne ouvrent leurs portes un peu partout dans le monde et offrent une véritable cure de l'organisme. Privé de nourriture pendant quelques jours, le corps va puiser dans ses ressources et se débarrasser de ses toxines. Un petit coup de neuf indispensable de temps en temps ! Demandez conseil à votre médecin.

10. Quelques aliments à éviter

Une liste d'aliments à privilégier oui, une liste de choses à fuir également. Sachez que les produits laitiers, le sucre sous toutes ses formes (et même dans les fruits), les aliments frits ou les cuissons à très haute température sont à éviter. 

Maylis Choné

L'équipe PasseportSanté
Rédactrice
Février 2018



jeudi 14 juillet 2022

NHÓM TRẺ KHUYẾT TẬT CỘNG ĐOÀN BAN MÊ THUỘT

Nhóm trẻ Khuyết Tật Cộng Đoàn Ban Mê

NHÓM TRẺ KHUYẾT TẬT CỘNG ĐOÀN BAN MÊ THUỘT

Trong tinh thần Luật Sống số 41 “ Việc cầu nguyện trước Thánh Thể với cuộc sống và mọi hoạt động, làm cho trần gian thấm nhuần Tình Yêu mà Thánh Thể biểu hiện và hiện tại hóa”, các chị thuộc cộng đoàn Ban Mê đã đáp lại lời mời gọi trên bằng cách an ủi và đồng hành với những con người đau khổ trên vùng cao nguyên này.

Vào ngày 09/10/2018, tình yêu Thánh Thể đã thôi thúc các chị lên đường, vào làng dân tộc Ê-đê thăm viếng dân làng và thuyết phục họ gửi con cháu đến trường và cháu Y SURI B YĂ 8 tuổi, Chậm phát triển trí tuệ và Bại Não, trẻ đầu tiên của bản làng đã đáp lời mời gọi. Trước đó 1 ngày, ba mẹ cháu Trần Công Đạt cũng đăng ký gửi con để đi làm. Ba ngày sau, các sơ trường Vi Nhân đã giới thiệu thêm 2 cháu Phúc và Đăng. Vì thế, vào thứ hai ngày 15.10 được coi như là ngày khai giảng và cũng là ngày “ NHÓM TRẺ KHUYẾT TẬT – GP BAN MÊ THUỘT” ra đời. Các chị nhận giúp các cháu cả ngày. Chiều đến, các cháu lại được ba mẹ đón về sum họp trong tình thân gia đình. Ba mẹ các cháu vui vì được cộng tác trong công việc nuôi, dạy con em mình.

Ngày khai giảng của cháu nhưng không hẳn là ngày đầu tiên của các chị, vì các chị là những người đã có tay nghề lâu năm, lắm kinh nghiệm nhưng cũng nhiều gian nan. Nhưng có một điều, niềm tin và tình yêu Thánh Thể như mỗi ngày cháy sáng hơn trong tâm hồn các chị, khiến các chị nói bằng cuộc sống như các thánh Tông Đồ xưa “ Đức tin không có việc làm là đức tin chết” và “tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi”. Sau một ngày phục vụ trên vùng truyền giáo cao nguyên tại giáo phận Ban Mê này, các chị cùng nhau dâng lời tạ ơn Chúa đã ban sự may lành và niềm vui cho từng người, để cộng đoàn có thể thi hành sứ mệnh Thánh Thể trong “những mảnh vụn đời thường”- những người khiếm khuyết bé nhỏ, luôn được Thiên Chúa và các chị yêu thương.

Người đưa tin, SSS 

NGUỒN

       

       

       

lundi 11 juillet 2022

Kim Thúy - nhà văn từng đoạt giải thưởng văn học, bàn về chủ đề của cuốn sách mới nhất Em




Giao Châu
2022-04-11
352




Từ “em” dùng để chỉ em trai hoặc em gái nhỏ trong một gia đình; hoặc chỉ
người nhỏ tuổi hơn trong mối quan hệ bạn bè; hoặc chỉ người phụ nữ
trong một cặp đôi.
Còn tôi thì lại thích nghĩ rằng từ “em” là từ đồng âm của động từ “aimer”,
tức “to love” trong tiếng Pháp, trong câu mệnh lệnh: aime.

Em, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Kim Thúy, được mở đầu với một đoạn
văn xuôi như vậy nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp bất tận của ngôn ngữ.
Cuốn sách được tác giả lấy cảm hứng từ Chiến dịch Không vận Trẻ em
Việt Nam (Operation Babylift), một cuộc di tản hàng loạt con lai hai chủng
tộc khỏi Sài Gòn vào năm 1975 cũng như từ sự thống trị ngành công
nghiệp làm móng của người Việt Hải ngoại ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong bối cảnh này, hành trình của các nhân vật bắt đầu được mở ra,
mỗi người lại tiếp tục cuộc sống của mình khi gặp những ngã rẽ bất
ngờ rồi cuối cùng lại đoàn tụ với nhau.

“Em” – một cuốn tiểu thuyết ngắn gọn và đầy chất thơ với từng câu
từng chữ đều được tác giả chọn lọc rất cẩn thận và có chủ ý. Mỗi một
đoạn văn và chương được trình bày ngắn gọn tựa như những mảnh
ghép ký ức khiến người đọc không ngừng tiếp tục lật từng trang để
khám phá. Giống như những tác phẩm trước của cô, Em tràn ngập
một niềm đam mê vô bờ bến của Thúy đối với những sắc thái của tiếng
Việt. Việc tất cả
các tên, thành ngữ, từ ngữ Việt Nam được viết đầy đủ dấu cho phép người
đọc có cơ hội tìm hiểu về ngôn ngữ cũng như truyền thống của đất nước
 Việt Nam, đồng thời mở ra một cái nhìn mới mẻ về thế giới bên ngoài.

“Khi bạn hiểu điều gì đó, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu,” Thúy giải thích
với tạp chí Culture trong cuộc gọi video từ nơi cô đang sống, Montreal,
vào tháng Một vừa qua.

Trong cuộc trò chuyện đó, Thúy cũng thảo luận với chúng tôi về chủ đề
của Em, về con đường viết lách cũng như những dự định sắp tới của cô.
Chị sẽ mô tả Em như thế nào với một người chưa bao giờ đọc qua sách
 này?

Một cuốn sách ngắn gọn chăng? Để đọc xong cuốn sách này chắc sẽ 
không cần nhiều hơn một tiếng rưỡi đồng hồ đâu, cùng lắm là hai tiếng
 thôi. Tôi hy vọng rằng Em sẽ mang đến cho độc giả những câu hỏi về điều
 gì là đúng và điều gì là sai. Mỗi câu chuyện đều có nhiều khía cạnh cần
 tìm hiểu, và hầu hết mọi người luôn cảm thấy bản thân mình là đúng. 
Nên nếu chúng ta biết lắng nghe lẫn nhau thì có lẽ chúng ta có thể hiểu rõ
 hơn về thực tế này. Tôi chỉ hy vọng rằng sau khi đọc xong, những gì đọng 
lại trong lòng độc giả sẽ là cảm giác này vì tôi không nghĩ rằng họ có thể 
nhớ hết chi tiết của tất cả các nhân vật hay sự kiện đâu.
Góc nhìn là một trong những chủ đề của cuốn sách. Như bạn đã nói, một 
số người nhìn nhận cuộc chiến này là Chiến tranh Việt Nam, còn một số 
người khác lại gọi đó là Chiến tranh Hoa Kỳ.

Cả hai đều đúng vì thực tế là như vậy. Tùy thuộc vào vị trí của bạn, bạn sẽ
nhìn nhận vấn đề một các khác nhau. Có một tác phẩm nghệ thuật mà khi
bạn nhìn vào đó, bạn sẽ thấy một quả táo nguyên vẹn ở trong gương,
 nhưng ở mặt khác thì quả táo đó lại bị thối rữa. Tất nhiên là cả hai hình
 ảnh đều đúng 
và đều là cùng một quả táo, nhưng nếu nhìn ở trong gương thì không thể nào
 thấy phía còn lại. Tôi mong rằng các độc giả sẽ đọc cuốn sách này với tâm 
thế là để tìm kiếm cái đẹp, để mưu cầu cái đẹp ở khắp mọi nơi.
Ở trang bìa cho bản tiếng Pháp của Em là một bức tranh của nghệ sĩ gốc
Quebec Louis Boudreault về một chiếc hộp với rất nhiều sợi dây chằng chịt.
Chị có thể chia sẻ một chút về ý nghĩa của bức tranh này được không?

Phong cách nghệ thuật của Louis là tạo ra rất nhiều bức tranh thêu với những
sợi chỉ thừa hoặc chưa được buộc. Điều này quả thực rất hợp với cách kể
chuyện của tôi, không cần mở đầu hay kết thúc. Khi chúng ta kể câu chuyện
về một ai đó, chúng ta không nhất thiết phải nói về nơi mà họ sinh ra hoặc
nơi mà họ đang sống, ta chỉ cần nói về người đó trong một thời điểm nhất
định mà thôi. Và bạn không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó hay không biết
người
đó sẽ làm gì vào 3 hay 10 năm sau, đúng chứ? Tôi cho phép bản thân kể
những câu chuyện theo cách đó, nghĩa là tôi chỉ tập trung vào phần quan
trọng nhất đối với thông điệp mà tôi đang truyền tải. Louis nói rằng tôi có
 thể nghịch những sợi chỉ này. Thường thì bạn sẽ không chạm vào các tác
 phẩm của anh ấy. Nhưng ngay sau khi bạn đặt nó vào ô tô và mang về nhà, những
sợi chỉ này sẽ bị xê dịch. Và đó cũng là cách mà cuộc sống này vận hành
– không bao giờ đứng yên. Những sợi chỉ như tượng trưng cho cuộc sống
vậy, không chắc chắn và luôn bị lung lay bởi gió.
Các nhân vật trong cuốn sách của chị luôn hiện lên với một hình ảnh rất 
kiên cường, bất chấp sự ảnh hưởng của chất độc da cam hay khói độc
 từ tiệm làm móng.Chị có thể cho biết tại sao chị quyết định nói về ngành
 công nghiệp làm móng và mối liên kết đó đến từ đâu?

Một vài người bạn của tôi đang làm trong ngành này nên tôi đã đến tiệm
 làm móng và có cơ hội trò chuyện với các người thợ ở đây. Tôi thích đến
 đó chỉ để tâm sự với những người phụ nữ này và tìm hiểu về công việc
 mà họ đang làm. Tôi quan niệm rằng bất cứ điều gì trên thế giới này, nếu 
chúng ta bắt đầu tìm hiểu, dành thời gian và quan tâm đến thì chúng ta 
sẽ biết được câu chuyện đằng sau đó. Tôi cứ tự hỏi là tại sao chúng ta 
cứ bắt đầu mọi thứ bằng cách đi  làm móng nhỉ? Nguyên tắc này từ đâu
 ra vậy? Sao lại có truyền thống này chứ? Và đó cũng là lúc tôi biết về 
căn bệnh ung thư và tất cả các chất độc hóa học khác. Tôi có một người
 bạn đang mắc phải căn bệnh ác tính này và để điều trị thì các bác sĩ đã
 phải mổ da cho cô ấy. Hình ảnh da mặt của cô ấy được lấy ra để làm
 sạch các khối u bên trong luôn ám ảnh tôi từ khi đó. 
Và khi tìm được sự liên kết giữa căn bệnh ung thư với các chất độc hóa 
học mà bạn tôi phải hít thở hàng ngày, tôi bắt đầu tìm tòi trên trang New 
York Times, một trang báo hay có các chuyên mục viết về vấn đề này và 
từ đó  nhận ra rằng mọi thứ đều liên quan với nhau, nghề làm móng thực
 sự là kết quả của cuộc di tản của Việt Nam sau khi kết thúc chiến tranh.
Là một nhà văn, chắc hẳn chị đã gặp gỡ rất nhiều người và được nghe qua
 rất nhiều câu chuyện. Chị có hệ thống lại hoặc có một cách nào đó để nhớ hết 
những câu chuyện đó không?

Tôi nên như vậy nhỉ. Giờ tôi đã đến cái tuổi bắt đầu quên quên nhớ nhớ rồi
nên tôi nghĩ mình phải ghi chép lại tất cả mọi thứ thôi. Nhưng không, tôi 
sẽ không làm như vậy đâu, và đó là điều xa xỉ khi trở thành một nhà văn
 đấy. Ngay khi bạn ngồi xuống để viết về điều gì đó tức là bạn đang dành
 thời gian để quay trở về ký ức của mình. Bạn kết nối với những phần ký
 ức vốn luôn hiện hữu trong trí óc của bạn mà bạn cứ ngỡ là mình
đã quên mất.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi trở nên thụ động, ví dụ như 
chỉ đi bộ, đẩy xe đẩy, đi tắm hoặc rửa bát, thì não của bạn sẽ kết nối với
 các bộ phận mà chúng ta không thể tiếp cận khi đang hoạt động. Tôi nghĩ
 điều xa xỉ của việc  trở thành một nghệ sĩ hay một nhà văn là bạn có thể
chỉ ngồi yên và để các tế bào não kết nối với những bộ phận đó. Bạn có
 thể nghĩ rằng não đang không hoạt động, nhưng thực tế là có. Vì vậy,
cách mà tôi hệ thống tất cả mọi thứ là đi tắm. Nghe thì có vẻ không thân
 thiện với môi trường lắm nên thỉnh thoảng tôi mới làm thôi. Mỗi khi tắm,
đầu tôi luôn nảy ra rất nhiều ý tưởng. Có một vài đoạn trong cuốn Em đã
đến trong khi tôi đang tắm. Giờ tôi có thể nói cho bạn biết giây phút nào 
trong lúc tắm mà tôi đúc kết ra những ý tưởng đó.
Chị có thể chia sẻ luôn với chúng tôi đó là đoạn văn nào không?

Đó là đoạn mà viên phi công lôi cô bé lên để giải cứu cô bé khỏi cuộc thảm
 sát.Tôi nhớ trong đoạn đó mình đang cố gắng mô tả chiếc áo choàng bởi
 vì tôi không biết làm cách nào để anh ta có thể kéo cô bé lên. Không biết 
sẽ nắm eo kéo cô bé lên? Hay là nhấc cô bé lên? Hay là xách tay kéo lên?
 Khi bạn viết về những điều như vậy thì bạn cần phải nắm thật rõ. Lúc đó 
tôi nghĩ rằng vì anh ấy không nán lại được lâu nên có lẽ anh ấy đã kéo 
áo cô bé lên chăng. Nhưng mà phải có cái gì đó trên chiếc áo chứ nhỉ?
 Lúc viết tôi luôn cố gắng không làm mất thời gian của người đọc. 
Đáp án dễ nhất có thể là do máu, hoặc do cô bé ấy nằm trong số những
 người đã chết. Nhưng điều đó thì khi đọc mọi người đều đã biết rồi.

Và đó là những lúc mà tôi cần phải đi tắm, bởi vì tôi đã mất khá nhiều
 thời gian, khoảng 24 hay 48 giờ gì đó, chỉ để suy nghĩ về mỗi vấn đề này.
 Tôi cũng đã tính viết rằng chiếc áo bị ố vàng, nhưng vì cái gì mà nó bị ố? 
Tôi không thể tìm thấy chi tiết nào diễn tả cho việc này được. Lúc đó tôi 
đang ở trong khách sạn. Lúc đó tôi đang ở trong một khách sạn, và bên 
ngoài thì trời đã trở nên chập choạng tối khi mặt trời bắt đầu lặn bên
cửa sổ. Tôi tự nhủrằng, “Không, bây giờ  một là tôi phải tìm cho bằng 
được chi tiết đó hoặc hai là tôi phải từ bỏ.” Thế là tôi bước vào phòng tắm, 
và vậy là xong! Chiếc áo choàng sẽ bị nhuộm màu bởi những kỷ niệm
 cùng với những hồi ức – Chiếc áo đã bị nhuộm màu bởi những kỷ niệm. 
Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng chỉ riêng việc suy nghĩ về từ để diễn đạt
 thôi mà khiến tôi mất đến 48 giờ đấy.
Tôi cũng làm tương tự như vậy khi tới đoạn mô tả tâm trạng nhân vật là 
một đứa trẻ con mới tỉnh dậy sau vụ thảm sát Mỹ Lai. Nếu là bạn thì bạn 
sẽ miêu tcảnh đó như thế nào chỉ trong một vài câu ngắn ngủi? Tôi tự 
hủ “Không, mình  không muốn miêu tả cô bé là một cái xác không hồn.
” Mọi người đều có thể tưởng tượng được điều đó mà. Tôi muốn làm sao
 diễn tả được sự thay đổi ngỡ ngàng này chỉ sau một đêm, từ khoảnh khắc
 đắm chìm trong hạnh phúc của một đứa bé được đón ngày sinh nhật cho
 đến niềm đau thương ngập tràn trong vụ thảm sát. Tại sao mọi chuyện lại
 xảy ra như vậy? Chỉ sau một giấc ngủ, từ một cô bé có đầy đủ cả bố lẫn 
mẹ yêu thương đùm bọc nhưng khi tỉnh giấc em lại không còn ai bên cạnh.
Từ một cô bé chìm vào giấc ngủ với những  bím tóc thắt gọn gàng giờ đây
 tỉnh dậy xung quanh lại là xác người phủ đầy những mảng bụi bám. 
Chính những chi tiết đó bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi rõ rệt của số phận
 nhân vật. Và để viết ra được điều đó thôi cũng đã ngốn của tôi mất 48 giờ
 trong khách sạn đó. Tốn nhiều tiền lắm.
Ha ha. Cho nên mới nói điều xa xỉ của việc trở thành một nhà văn là bạn 
phảidành rất nhiều thời gian chỉ để chọn ra được một từ vừa ý.
Vậy khi viết lách, chị có đặt ra một quy trình hay một quy tắc cụ thể nào
 không?

Ngày nay chúng ta làm gì cũng có máy tính xách tay nên bạn có thể viết
 ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể là viết khi ở trên xe buýt, ở sân bay, hay là ngay
 tại quầy bếp ở nhà. 
Tôi thì không có văn phòng riêng nên tôi sẽ thường vừa viết vừa nấu ăn 
ngay ở quầy bếp của nhà mình luôn. Khi nào đến giờ ăn thì tôi sẽ cất máy
 tính đi.
 Chuyện viết lách đối với tôi sẽ không phụ thuộc vào không gian vật chất 
xung quanh mà sẽ phụ thuộc vào tâm trí. Khi đó bạn dừng tất cả các
hoạt động khác ở bên ngoài  để dành không gian cho việc viết.

Thường thì tôi sẽ viết trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng,
bởi vì mọi thứ xung quanh tôi lúc đó đều là bóng tối. Tất cả đồ vật trong
 nhà đều trở nên im lặng. Khi đó bức tranh mà bạn nhìn thấy sẽ nói chuyện
 với bạn, cho bạn biết bạn đã mua nó ở đâu. Bạn cũng có thể nhớ luôn 
mình đã uống loại trà nào trong tách trà kia, hay thậm chí cũng nhớ luôn
 loại trà nào mà bạn lần đầu tiên được nếm thử. Còn nếu ở khách sạn, tuy 
có thoải mái thật, nhưng các đồ vật ở đó sẽ không trò chuyện với bạn. 
Ở đó sẽ không có bất kỳ món quà nào gợi lên ký ức. Dù ở đó có thể là 
một ấm trà đẹp, nhưng cũng chỉ là một ấm trà bình thường mà thôi.
Vậy cứ khi chị cảm thấy rằng mình đang gặp phải bế tắc thì chị sẽ đi tắm?

Thực ra tôi cũng không biết đó có phải là sự bế tắc hay không nhưng
 thỉnh thoảng tôi lại thích có những chướng ngại vật như vậy. Vì phải có
 điều gì đó cản trở thì bạn mới biết mình đang khám phá và sự khám phá
 của bạn sẽ trở nên đáng giá khi sắp sửa có một cánh cửa được mở ra.
Chứ nếu chuyện viết lách mà diễn ra quá trơn tru thì tôi sẽ thấy có gì đó
 sai sai ở đây. Nếu tôi viết một mạch 10 câu liền mà không suy nghĩ thì
 chắc là đoạn đó sẽ dở tệ lắm. Vì việc đó chứng mình rằng bạn đang chọn
 một  con đường quá dễ dàng chứ đang không cố gắng để trở nên tốt hơn. 
Tôi thích những khoảnh khắc khiến tôi phải dừng lại, suy ngẫm và tìm
 kiếm.
Chị nói đúng, đi trên con đường dễ dàng thì không giúp chúng ta trở
 nên tốt hơn.
Tôi nghĩ rằng sự phá cách là một món quà. Một người bạn của tôi hiện
 là CEO trong một công ty có nói rằng có thay đổi thì chúng ta mới càng 
tiến bộ. Đối với anh ấy, tôi chính là người mang lại sự đổi mới đó. Đáng lẽ 
các doanh nghiệp hay các hội đồng quản trị nên mời tôi về làm bởi vì tôi 
sẽ là người phá vỡ các quy tắc nhàm chán đó đấy. Dẫu biết rằng khi xuất
hiện sự thay đổi phá cách như vậy thì cảm giác đầu tiên chúng ta thấy
chính là phiền toái và không thích điều đó xảy ra, nhưng tôi nghĩ chính 
sự phá cách đó mới khiến chúng ta đi theo một chiều hướng khác biệt
 hơn. Nếu cứ chăm chăm đi theo một con đường dễ dàng thì trước sau gì 
chúng ta cũng trở thành  những cỗ máy mà thôi.
Lớn lên ở Việt Nam và nói tiếng Việt thành thạo nhưng tôi chưa bao giờ
 ngừng suy nghĩ về những từ như bụi đời (mồ côi – nghĩa đen là bụi đời)
 hay chị vú (vú em – chị gái lớn) *. Cho nên đọc cuốn sách của chị đã mang
 lại cho tôi một khoảng thời gian rất tuyệt vời. Việc đem nghĩa tiếng Việt và
 bản dịch từ tiếng Pháp dịch sang tiếng Anh thực sự đã nắm bắt được cái 
hồn của từng câu từng chữ. Vậy làm thế nào mà chị lại đúc kết được sự
 kết nối uyển chuyển giữa các ngôn ngữ như vậy, đặc biệt là khi chị biết 
rằng sách sẽ được biên dịch?

Thực sự là tôi đã không nghĩ nhiều về điều đó. Tôi chỉ đặt bút viết ra bất 
cứ điều gì xuất hiện trong đầu của tôi mà thôi. Dù vậy thì việc chuyển giao
 giữa hai ngôn ngữ đối với tôi cũng khá dễ dàng, bởi vì trí óc của tôi đều
 đang sử dụng cả hai ngôn ngữ, mà tiếng Pháp thì dùng nhiều hơn tiếng 
Việt. Bởi vì tôi là người Việt Nam, nên thế giới xung quanh tôi cũng rất
 Việt  Nam. Nhưng ngôn ngữ tôi sử dụng để nhìn nhận thế giới đó thì lại 
là tiếng Pháp. Đó là lý do tại sao việc chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ lại 
khá mượt  mà. Tôi nghĩ bằng tiếng Việt, nhưng tôi dùng tiếng Pháp để 
xác định suy nghĩ đó. Trong luồng suy nghĩ của tôi, sự chuyển đổi đó hoàn toàn hòa 
quyện và gắn bó với nhau. Tôi không thể tách rời hai ngôn ngữ này ra 
được nữa, bởi vì chúng tồn tại tuy hai mà như một.

Có thể nói rằng, tiếng Việt luôn chảy trong dòng máu còn tiếng Pháp thì lại
 luôn gắn chặt trong tâm trí của tôi. Tôi luôn nhìn tiếng Việt từ con mắt 
của một người nói tiếng Pháp rồi sau đó sẽ bắt đầu phân tích từng câu 
từng chữ bởi vì tiếng Việt có rất nhiều từ mà tôi cần phải học hỏi. Ở 
Canada thì có khi nào bạn nói từ chị vú chứ? Làm gì có. Khi bạn bắt đầu
 thắc mắc rằng “Sao mà có thể gọi họ là chị vú được? Sao mà vú em lại 
là vú được chứ? ” thì cũng chính lúc đó bạn quay về và tìm kiếm nguồn
 gốc của từ đó, à đôi khi tôi lại chính là người đã tạo ta nguồn gốc đó. 
Đó là sự tự do mà ta có được khi viết lách đấy. Có thể từ chị vú không 
có nghĩa là cho mượn vú mà có thể là do cách đọc của từ thôi. Nhưng
 ngay cả khi không có nghĩa là vú, tôi vẫn cho phép mình nói rằng đó có
 nghĩa là vú.

Việc viết lách mang lại cho tôi sự tự do để có thể chơi đùa với các con chữ.
 Ví dụ như từ vú chẳng hạn. Lúc đầu mới nghe, cả gia đình tôi đều tỏ ra 
rất ngạc nhiên. Họ nói rằng “Tại sao con lại nói là vú? Từ đó tầm thường 
ai cũng sử dụng mà. ” Nhưng chính bởi vì chúng ta sử dụng hàng ngày 
nên  chúng ta chưa bao giờ để ý đến. Chúng ta đã không nhận ra từ đó đẹp 
dường nào. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ tiếng Việt rất đẹp. Bởi vì tôi luôn để 
ý từng chữ một. Tôi không sống với tiếng Việt. Nhưng tôi luôn dành thời
 gian quan sát tiếng Việt từ xa.

* Trong cuốn tiểu thuyết, Thúy giải thích từ tiếng Việt “vú em” xuất phát từ 
việc những người phụ nữ giàu có thuê một bà mẹ trẻ đến để cho con của 
họ bú, tránh việc cho con bú sẽ làm xồ xề bộ ngực của họ.
Kế hoạch sắp tới của chị là gì?

Tôi luôn luôn có những kế hoạch cho riêng mình, kể cả những việc nhỏ
 nhặt. “Ru” hiện đang được dựng thành phim nên chắc sẽ khiến tôi trở nên khá 
bận rộn. Dù vậy thì chuyện dựng phim này cũng nhận được rất nhiều sự
quan tâm của người dân Quebec bởi vì rất nhiều người đã đọc “Ru” và
 cũng phần nào hiện hữu trong trí tưởng tượng của họ. Cho nên điều 
quan trọng là quá trình sản xuất phải làm cho thật tốt. Không chỉ được
 đón nhận tại  Quebec và Canada mà Ru cũng được biết đến ở khắp mọi 
nọi cũng như có mặt ở khoảng 40 nước trên thế giới. Vì vậy chúng tôi phải
 lưu tâm đến tất cả các quốc gia hiểu rõ về Việt Nam để từ đó tạo ra
 một cái gì đó thật sự  mới mẻ, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của mọi
 người, nhưng đồng thời cũng phải đi theo đúng nguyên tác.

Hiện cuốn sách “Em” cũng đang có mặt khắp nước Mỹ nên tôi cũng mong 
rằng mình sẽ có cơ hội sớm được ghé thăm nước Mỹ một chút. Bài phỏng
 vấn đã được chỉnh sửa và cô đọng cho ngắn gọn và rõ ràng.

This post is also available in: English

CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA ĐỀN ANGKOR WAT LÀ AI?!?


CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA ĐỀN ANGKOR WAT LÀ AI?!?



Rất nhiều người đã từng sửng sốt trước sự vĩ đại và bí ẩn của Angkor Wat khi tham quan ngôi đền này ở Campuchia. Những nghiên cứu khảo cổ gần đây cho thấy Angkor Wat không thuộc về nền văn minh của nhân loại lần này, mà

Điều kỳ lạ là Angkor Wat có các hoa văn điêu khắc mô tả những con thú đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước, còn có hình chạm khắc chiếc kính viễn vọng và hệ Mặt Trời - lại là hình ảnh của tương lai. Làm sao mà những người thợ điêu khắc ngôi đền này có thể biết những sự việc của quá khứ hàng triệu năm trước, và cả chuyện của hàng trăm năm sau? Ai mới là người thật sự xây dựng ngôi đền huyền bí này?

Giáo sĩ người Bồ Đào Nha António da Madalena – người đến thăm ngôi đền vào năm 1586, đã kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự vĩ đại của Angkor Wat và viết rằng: “Đó là công trình xây dựng đặc biệt đến mức không thể miêu tả nó bằng bút mực, đặc biệt là vì nó không giống bất cứ công trình xây dựng nào trên thế giới. Nó có các tòa tháp, các họa tiết và các đường nét tinh tế mà chỉ những thiên tài mới có thể thực hiện được!”.

Angkor Wat được UNESCO đánh giá là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới. Biểu tượng của nó được in trên lá cờ của đất nước Campuchia xinh đẹp.

Đền Angkor Wat – khu tổ hợp với những kiến trúc đá vĩ đại.

Angkor ở phía Tây Bắc Biển Hồ, thuộc tỉnh Xiêm Riệp, Campuchia, với hơn 1.000 ngôi đền có quy mô khác nhau; bao gồm 2 cụm quần thể cách nhau 1,7km là Angkor Wat và Angkor Thom.

Theo nghĩa hiện đại, Angkor Wat, nghĩa là “THÀNH-PHỐ CỦA NHỮNG NGÔI ĐỀN”, có diện tích lên đến 1,6 triệu m2. Đền Angkor Wat được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các tượng Thần được trang hoàng trên tường đá.

Tháp trung tâm của Angkor Wat cao đến 65m, cao hơn bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng trước thế kỷ XV.

Sau khi đế chế Khmer lụi tàn, Angkor Wat dần bị quên lãng. Vào năm 1860, Angkor Wat được nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot phát hiện ra.


Ông cảm thấy chấn động và viết: “Một trong những ngôi đền này có thể chiếm một vị trí danh dự bên cạnh những tòa nhà đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn bất cứ thứ gì mà Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta”.

Một trong những giả thiết nổi bật nhất về Angkor Wat là công trình này không phải được xây dựng bởi người Campuchia vào thế kỷ XII, mà được xây dựng bởi một nền văn minh tiền sử - dựa trên các ghi chép và phát hiện của các nhà khảo cổ họ

Phải chăng đây là công trình của người tiền sử?

1. TRÌNH-ĐỘ KỸ-THUẬT

Những phát hiện gần đây của ông Praveen Mohan, một Vlogger và là nhà khảo cổ học nghiệp dư người Ấn Độ, đã mang đến những bằng chứng rất thuyết phục rằng: Với công nghệ 900 năm trước, Angkor Wat khó có thể được xây dựng bởi người Campuchia!

Ông Praveen Mohan tính toán rằng để xây dựng Angkor Wat có diện tích 1,6 triệu m2, phải sử dụng ít nhất 10 triệu m3 đá.

Giả thiết vua Suryavarman II là người đã xây dựng Angkor Wat trong 37 năm, và rằng những người công nhân đã liên tục làm việc 12 đồng hồ/ngày, thì tổng thời gian xây dựng trong 37 năm sẽ là 9.723.600 phút. Vậy khối lượng đá cần khai thác sẽ tương đương với 1 tấn trong 1 phút.


Mỏ đá tại Phnom Kulen cách Angkor Wat 80km được coi là nơi cung cấp đá chính cho công trình này. Nhưng có thể dễ dàng nhận ra rằng việc khai thác, vận chuyển 1 tấn đá qua quãng đường 80km, rồi sau đó gia công, gọt, đẽo, lắp ghép… tất cả diễn ra trong vòng 1 phút là điều không thể làm được, thậm chí kể cả với công nghệ hiện nay.


Giả sử vua Suryavarman II huy động được 1.000 nhóm thợ để làm việc, thì khả năng hoàn thành tất cả các công đoạn trên để lắp ghép 1 tấn đá trong vòng 1000 phút, tương đương 17 giờ - cũng không khả thi với trình độ công nghệ thô sơ của Campuchia 900 năm trước.


Cũng cần lưu ý rằng, để xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có diện tích chưa đến một nửa so với Angkor Wat, người Trung Quốc vào thế kỷ XV cần sử dụng đến 1 triệu công nhân, với hơn 100 ngàn thợ thủ công xây dựng liên tục trong 14 năm. Rất khó có thể hình dung rằng trong thế kỷ XII, người Khmer lại có tiềm lực ngang bằng hoặc hơn so với Trung Quốc ở thế kỷ XV, để có thể xây dựng được đền Angkor Wat vĩ đại!

2. TRÌNH-ĐỘ CHẾ-TÁC KHÁC NHAU

Một điều rất dễ nhận ra là hình tượng Thần được tạc trên các cột đá từ thời vua Suryavarman II rất đẹp, nhẵn nhụi; khớp nối giữa các khối đá được làm rất khéo và tỉ mỉ. Trong khi các bức tượng Phật được tạc thời vua Jayavarman VII sau này lại vô cùng gồ ghề và xộc xệch. Vì sao công nghệ chế tác giữa 2 thế hệ cách nhau chỉ vài chục năm lại khác nhau một trời một vực như vậy!

Ông Praveen Mohan còn phát hiện trong quần thể Angkor Wat có một tòa tháp nhỏ bằng đá được xây dựng rất xấu - tương phản hoàn toàn về kích thước, công nghệ, kỹ thuật chế tác, độ bền và mức độ thẩm mỹ so với các công trình khác ở Angkor Wat.

So với Angkor Wat, Angkor Thom bị đổ nát khá nhiều và trình độ kiến trúc cũng thua kém xa. Ông Mohan cho rằng những công trình xấu xí và kém bền vững này mới chính là sản phẩm mà người Campuchia 900 năm trước tạo ra. Còn đại công trình Angkor Wat thì có lẽ không phải là di sản của người Campuchia thời đó!

Mặc dù người ta tìm thấy bức phù điêu khắc hình vua Suryavarman II với Angkor Wat trong quần thể di tích này, nhưng, so với sự vĩ đại, tinh xảo, phức tạp của Angkor Wat thì bức phù điêu về đức vua lại quá đơn giản, nhỏ bé và mờ nhạt; khiến chúng ta tự hỏi làm thế nào mà người đã sáng tạo ra một công trình vĩ đại lại có thể được lưu danh theo hình thức này?!

3. NẰM TRÊN MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHẠY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

Vài chục năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện rằng: Nhiều công trình cổ đại nổi tiếng trên thế giới đều nằm trên một đường thẳng (còn gọi là đường LEY) chạy vòng quanh trái đất.

Một trong những đường như vậy có lộ trình chạy qua: Đảo Phục Sinh - Kim tự tháp Ai Cập - Các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru - Angkor Wat - Kinh đô Persepolis của Đế quốc Ba Tư cổ đại - Thành phố cổ Mohenjo-Daro - Đền thờ thần Ammon trên ốc đảo Siwa - Thành phố bị thất lạc Petra - Thành phố Ur của nền văn minh Sumer cổ đại - Vùng Biển Chết ở gần Địa Trung Hải - Dãy núi Himalaya - Sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc - Khu di tích lục địa Atlantis trong huyền thoại…

Như vậy, Angkor Wat cũng nằm trên đường LEY này. Ngày nay, nhiều người gọi những đường LEY này là kinh mạch của trái đất, vì nó chạy qua những công trình cổ đại có kiến trúc phi thường, và vô cùng bí ẩn; thậm chí có trình độ khoa học kỹ thuật vượt xa nền văn minh nhân loại ngày nay!

4. DÙNG KÍNH VIỄN-VỌNG ĐỂ QUAN-SÁT VÀO 900 NĂM TRƯỚC?

Tại một công trình ở Angkor Wat, có chạm khắc cuộc chiến giữa Thần Vishnu và Thần Indra, ông Praveen Mohan phát hiện ra một chi tiết mô tả một người phía Thần Indra sử dụng một vật kỳ lạ để quan sát Thần Vishnu. Vật thể đó được xác định là một ống kính viễn vọng.

Lịch sử khoa học hiện đại ghi nhận rằng kính viễn vọng được Hans Lippershey phát hiện ra vào năm 1608, cách đây 400 năm. Vậy làm sao người Campuchia có thể sử dụng chiếc kính này vào 900 năm trước?!

Một điều kỳ lạ tương tự, ông Praveen Mohan cũng phát hiện tại ngôi đền Hoysaleswara ở Ấn Độ - được cho là xây dựng từ thế kỷ XII - có hình chạm khắc một trận chiến giữa 2 vị Thần, trong đó cũng có một người sử dụng kính viễn vọng để quan sát; còn có hình chạm khắc của những thứ như tên lửa chiến đấu.

Hai ngôi đền trên đều bằng đá, có kiến trúc cực kỳ phức tạp, được cho là xây dựng trong cùng một thế kỷ, ở 2 đất nước khác nhau; và cùng mô tả kính viễn vọng - một vật thể được coi là phi hiện thực tại thời điểm xây dựng. Điều này mang lại câu hỏi lớn cho giới khoa học hiện nay!

Nhưng đây chưa phải là điều kỳ lạ nhất…

5. NHỮNG HÌNH THÙ ĐÃ TUYỆT CHỦNG

Trên bức tường đá tại Angkor Wat, ông Praveen Mohan đã phát hiện ra hình chạm khắc một con voi 4 sừng. Đây là loài thú có thật trong lịch sử và đã bị tuyệt chủng 2 triệu năm trước. Một bộ xương hóa thạch của loài thú này được tìm thấy ở Sulawesi, Indonesia và đang được trưng bày tại Bảo Tàng Quốc Gia nước này!

Ở một trụ đá tròn, ông Praveen phát hiện ra hình chạm khắc của một con thú khác với cái đuôi lúc nào cũng nằm ngang và cái đầu kỳ dị, gọi “LINH CẦU RĂNG” (Hyaenodon). Theo các nhà khoa học, thì những con linh cẩu này đã tuyệt chủng 26 triệu năm trước.

Vậy, vào 900 năm trước - khi ngành khảo cổ học còn chưa phát triển - làm thế nào mà những người thợ điêu khắc có thể nghĩ ra được những con thú đã tuyệt chủng này?!

6. NHỮNG BÍ-ẨN VỀ THIÊN-VĂN HỌC

Hàng năm, cứ vào 2 ngày điểm phân (Equinox), tức khoảng ngày 20/3 và 20/9, các du khách có thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú duy nhất trong năm: Cảnh mặt trời lên (lúc sáng ngày 20/3) hoặc xuống (lúc chiều ngày 20/9) vào đúng vị trí đỉnh tháp cao nhất của Angkor Wat - khi nhìn từ phía cổng vào của ngôi đền. Chỉ vào 2 ngày này mặt trời mới có thể đi vào đúng vị trí đó.

Làm sao mà những người Campuchia 900 năm trước có thể xác định được hiện tượng điểm phân và xây dựng Angkor Wat chính xác đến mức độ như thế?

Tại một công trình khác có khắc bức tranh, trong đó Thần Mặt Trời của đạo Hindu ngồi ở giữa và 9 người đang ngồi dưới chắp tay nhìn lên ông. Điều này mô tả hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời và 9 hành tinh lớn đang xoay quanh. Nhưng cần lưu ý rằng sao Hải Vương mới được phát hiện gần 400 năm trước bởi nhà thiên văn học Galileo; còn sao Diêm Vương thậm chí mới được phát hiện vào năm 1930. Cả 2 ngôi sao này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có kính viễn vọng!

Vậy, vì sao mà những người thợ điêu khắc 900 năm trước ở Campuchia lại có thể có được những kiến thức thiên văn chuẩn xác; và có cả kính viễn vọng để quan sát được 2 hành tinh mới trong hệ Mặt Trời này?

7. TRUNG-TÂM CỦA MỘT THÀNH-PHỐ TIỀN CÔNG-NGHIỆP LỚN NHẤT THẾ-GIỚI

Vào năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác - kết luận rằng quần thể Angkor là trung tâm của một thành phố tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới!

Thành phố này có một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp - kết nối một khu đô thị rộng từ 1.000 đến 3.000km2, tới những ngôi đền nổi tiếng ở trung tâm của thành phố. Đây được coi là một “THÀNH-PHỐ THỦY-LỰC” vì có một mạng lưới quản lý nước phức tạp, được sử dụng để ổn định, lưu trữ và phân tán nước một cách có hệ thống nhằm phục vụ sản xuất và sinh sống của lượng dân số từ 750.000 đến 1 triệu người!

Nếu thành phố này thực sự tồn tại vào những năm 1100, thì khi đó, chắc chắn Khmer là một nước hùng cường nhất thế giới, và văn minh của họ hẳn sẽ được lưu truyền đến ngày nay. Nhưng rõ ràng không phải thế!

Như vậy, chỉ có thể nghi vấn rằng thành phố “TIỀN CÔNG-NGHIỆP” có chứa Angkor Wat là một thành phố tiền sử - được xây dựng bởi những người xuất hiện trước nền văn minh 5.000 năm lần này của chúng ta.

Vậy, ai là chủ nhân thực sự của Angkor Wat vẫn còn là câu hỏi bí ẩn?

Lịch sử nhân loại chứa đựng bao điều bí ẩn và hoàn toàn vượt xa khỏi trí tưởng tượng của con người hiện đại. Có lẽ chúng ta cần thoát khỏi lối tư duy cố hữu, những định kiến, có như vậy, ta mới có thể nhận thức và lý giải một cách rõ ràng và minh xác về nguồn gốc thực sự của những công trình bí ẩn như Angkor Wat!!!

Theo NTD.