mercredi 14 septembre 2022

Những quan niệm sai lầm trong ăn uống

Top 7 quan niệm sai lầm trong ăn uống nhiều người mắc phải 

Trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, không ít người mắc phải những quan niệm sai lầm dưới đây.

Những quan niệm sai lầm trong ăn uống

Ăn uống lành mạnh là điều mà ai cũng muốn, nhất là trong thời tiết mùa hè oi bức. Không ai muốn tăng cân, thiếu máu dẫn đến mệt mỏi hay bị bệnh trong thời tiết này, vì vậy, mọi người cố gắng tìm kiếm cách ăn uống tốt nhất cho cơ thể.

Nhưng, trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, không ít người mắc phải những sai lầm trầm trọng như dưới đây.

1. Ăn chuối khiến cơ thể tăng cân

Ai cũng biết, ăn quá nhiều trái cây có đường có thể làm cho bạn tăng cân. Trong chuối có nhiều đường nhưng chuối lại không phải là thực phẩm khiến bạn tăng cân. Nếu bạn ăn chuối kết hợp với các thực phẩm khác như bơ hạt hoặc thực phẩm chứa chất béo thì có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên nếu bạn chỉ ăn mỗi chuối thì bạn sẽ không phải lo về điều này.

3 quan niệm sai lầm trong việc ăn uống mà nhiều người mắc phải

Theo các nhà khoa học, chuối là loại hoa quả giàu calo, giàu chất xơ và chất đường, vì vậy, một mặt loại quả này có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói, mặt khác có thể giúp bạn bố sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Trong chuối có 3 loại đường thiên nhiên là: sucro, frutose, và gluco được tích hợp cùng với chất xơ, khiến cho nó có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể.

Không những thế, chuối còn được cho là có tác dụng giúp bạn giảm cân. Khi ăn chuối, quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra nhanh hơn, tạo một lớp màng bảo vệ trong ruột, giúp tiêu diệt các độc tố trong cơ thể, kích thích tiêu hoá tốt.

2. Chế độ ăn chay sẽ gây bệnh

3 quan niệm sai lầm trong việc ăn uống mà nhiều người mắc phải

Bản thân chế độ ăn chay không phải là tác nhân gây bệnh hoặc đe dọa sức khỏe của bạn nếu bạn ăn chay đúng. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn là tín đồ của thịt cũng như các thực phẩm giàu chất béo, đạm, cholesterol thì rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận… Trong khi đó, nếu bạn ăn chay khoa học, bạn có thể giảm được 20% nguy cơ tim mạch.

Một số nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Đức chỉ ra rằng, người ăn chay có thể giảm 40% nguy cơ mắc ung thư so với người không ăn chay. Đặc biệt với phụ nữ, ăn chay có tác dụng phòng tránh ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Nếu bạn ăn chay, hãy đảm bảo bạn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng từ rau lá xanh, các loại rau, trái cây, các loại hạt, hạt và một lượng vừa phải các loại ngũ cốc...

3. Không ăn thịt sẽ gây thiếu máu

3 quan niệm sai lầm trong việc ăn uống mà nhiều người mắc phải

Một số loại thịt chứa hàm lượng sắt phong phú và khi bạn tiêu thụ sẽ góp phần tăng cường chất lượng của máu. Nhưng sắt không phải là chất duy nhất tốt cho máu của bạn và thịt không phải là nhóm thực phẩm duy nhất chứa sắt.

Nếu không thích ăn thịt, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bổ mãu cho cơ thể từ thực phẩm thực vật (rau, củ, quả, hạt...). Ví dụ như rong biển, chỉ cần một muỗng rong biển có thể bổ sung 100% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 80% nhu cầu vitamin B12 mà cả sắt và vitamin B12 đều tốt cho máu. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung hạt gai dầu, hạt chia... vì chúng cũng rất giàu chất sắt.

1 thìa cà phê nhỏ có thể cung cấp 45% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn, 1 muỗng hạt quinoa cung cấp 15% và cacao nguyên chất cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn.

4. Ăn nhiều rau có thể chữa táo bón?


Ảnh: Chowhound

Ăn nhiều rau có thể giúp bạn hết táo bón nếu nguyên nhân là do thiếu chất xơ.

Tuy nhiên, có nhiều lý do khác dẫn tới táo bón. Ở hầu hết người cao tuổi, tình trạng này thường liên quan đến sự suy giảm số lượng vi khuẩn đường ruột, bệnh ở phần hông hoặc hậu môn, tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trong những trường hợp đó, ăn nhiều rau không có tác dụng cải thiện táo bón.

Bởi vậy, nếu bạn ăn một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có chế độ ăn kiêng thiếu khoa học sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có chức năng tiêu hóa kém.

5. Tì vị yếu không thể ăn cay?

Thực phẩm cay
Ảnh: SCMP

Có nên ăn cay hay không thực tế phụ thuộc vào thể lực. Vị cay mang tính nóng, có tác dụng thải khử độ ẩm khỏi cơ thể. Đối với những người ăn không ngon miệng, thực phẩm cay với lượng vừa phải có thể đánh thức vị giác.

Do đó, những thực phẩm cay như hành, gừng, tỏi nếu ăn đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị chứng đau dạ dày do nhiễm hàn. Nhưng đối với những người bị loét dạ dày, hãy sử dụng ít hơn.

6. Đa dạng hóa dầu ăn là dùng các loại dầu có tên gọi khác nhau?

Đa dạng hóa dầu ăn là dùng các loại dầu có tên gọi khác nhau?
Ảnh: Medical News Today

Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhấn mạnh sự đa dạng hóa trong việc dùng dầu ăn. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng tháng này ăn dầu đậu nành, tháng sau nên chuyển qua dầu hướng dương hoặc dầu hạt cải…

Tuy nhiên, từ “đa dạng” đề cập đến việc thay đổi dầu theo cấu trúc axit béo. Các loại dầu có cấu trúc axit béo tương tự nhau được phân loại theo các nhóm dưới đây:

  • Nhóm 1: Dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương
  • Nhóm 2: Dầu đậu phộng và dầu gạo
  • Nhóm 3: Dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hạt trà
  • Nhóm 4: Dầu hạt lanh và dầu hạt tía tô

7. Xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít bị thất thoát chất dinh dưỡng?

Xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít bị thất thoát chất dinh dưỡng?

Nhiều người cho rằng vitamin “sợ” nhiệt độ cao, nếu xào rau ở nhiệt độ thấp sẽ ít làm thất thoát chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nếu xào rau trên lửa lớn trong thời gian ngắn thì chỉ mất 17% lượng vitamin C. Nếu sau khi xào nấu lại đem om rim, thực phẩm sẽ mất đến 59% lượng vitamin C.

Do đó, bạn nên xào rau ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, có thể thêm chút giấm sẽ giúp ích cho việc bảo quản vitamin có trong rau.


H.Phúc sưu tầm

mardi 13 septembre 2022

Những Chiếc Bánh Trung Thu Độc Đáo Nhất

 Những Chiếc Bánh Trung Thu Độc Đáo Nhất


Trung thu đang đến rất gần, lòng người rộn ràng chờ đón ngày trăng tròn đẹp nhất trong năm. Gia đình nào cũng chọn mua những chiếc bánh nướng bánh dẻo ngon và đẹp để dành tặng người thân và để làm quà cho bọn trẻ. Hãy tham khảo những chiếc bánh thú vị nhất của năm nay. Ngày nay bánh trung thu được chế biến rất cầu kỳ, tinh tế, có nhiều sắc màu, hương vị, hình dáng và kích thước, khiến bạn vừa thích thú nhưng cũng rất lưỡng lự khi phải lựa chọn.

1. Bánh trung thu giòn

image.jpg
Những chiếc bánh hình hoa hồng vô cùng đẹp mắt này xuất xứ từ Singapore, được làm với quy trình đặc biệt. Bánh được nướng chín sau đó lại mang ướp lạnh nên phần vỏ giòn, nghe thật lạ, bánh trung thu mà lại giòn. Nhưng độ giòn vỏ vừa phải kết hợp với phần nhân mềm nhiều hương vị hấp dẫn như: trà xanh, hạt sen, hạt dẻ hay sữa dừa lại tạo được sự hấp dẫn riêng, ăn không ngán.

2. Bánh trung thu hoa quả

image.jpg
image.jpg
Trái cây mang lại hương vị mới lạ “đột phá” cho chiếc bánh. Thơm ngon và vô cùng bắt mắt, những chiếc bánh cũng đa dạng theo sự phong phú của các loại hoa quả, từ vị sầu riêng, vua của các loại trái cây, đến dâu tây quyến rũ, vị chuối ngọt ngào cho đến vị quả vải mùa hè…
Ngoài ra các đầu bếp còn kếp hợp các loại trái cây lạ làm nhân bánh như nhân mít, nhân quả bơ hay nhân xoài xốp. Các loại hoa quả được xay nhuyễn hoặc thái nhỏ rồi trộn với nhân, khi ăn đôi khi bắt gặp những miếng trái cây thực khách sẽ thấy ngạc nhiên thích thú.

image.jpg
Bạn sẽ không bao giờ chán bánh trung thu nữa.

3. Bánh trung thu vị rượu
Những chiếc bánh dẻo được làm tỉ mỉ như tác phẩm nghệ thuật, màu sắc của nó khiến ta phải ngỡ ngàng. Tất cả đều là nguyên liệu tự nhiên nhưng với cách kết hợp khéo léo, một chút phương tây và một chút á đông: nhân khoai lang Nhật với chocolate và rượu champagne.

image.jpg
Vỏ bánh màu hồng bao nhân kem-hạt dẻ-whisky

image.jpg
Hay kỳ lạ hơn nữa với viên chocolate chứa rượu bailey bên trong rồi nhân nho khô rượu rum, nhân kem-hạt dẻ-whisky. Thật tuyệt vời.

4. Bánh trung thu oải hương

image.jpg
Hoa oải hương không chỉ là thứ thảo mộc chữa bệnh, làm mỹ phẩm hay dầu thơm thư giãn nữa. Nó còn xuất hiện trong món bánh trung thu của người châu Á.

Loại bánh này có màu tim tím nhẹ nhàng như hoa oải hương nước Pháp. Không những thế người làm bánh còn trực tiếp cho hoa oải hương vào trong bánh khiến người ăn thấy tò mò và háo hức, bên cạnh hạt dưa, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, hoa oải hương tạo nên thứ mùi hương huyền ảo. Và bạn đã bao giờ thử bánh trung thu vị hoa chưa?

5. Bánh trung thu kiểu Tây

image.jpg
Các nghệ nhân Hồng Kông đã tạo ra một thứ bánh trung thu mới với hơn 40 hương vị khác nhau. Vỏ bánh mềm mịn và lớp nhân mượt như nhung, những chiếc bánh này sẽ chinh phục bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn sẽ không thể từ chối bánh nhân đậu xanh pho mát, bánh caramel cà phê và đậu đỏ, bánh vừng đỗ trắng hay bánh pho mát và chocolate.

6. Bánh trung thu “mỹ phẩm”

image.jpg
Mỹ phẩm từ bánh trung thu? Hoàn toàn không phải mà đó là những chiếc bánh được tạo hình và tạo màu như một bộ đồ trang điểm của phái đẹp.
Bạn sẽ thắc mắc, bánh trung thu màu đen ư? Có thể chứ khi người ta tạo ra thứ màu huyền bí của bóng đêm đó cho chiếc bánh từ những hạt vừng đen.

7. Bánh trung thu vị mùa xuân

image.jpg
Lấy cảm hứng từ mùa xuân loại bánh này có màu xanh mịn màng, phần nhân được sáng tạo với đậu nành, lòng trắng trứng và hương trà xanh. Màu sắc của chiếc bánh gợi cho ta không khí đầy sức sống, màu hồng dịu dàng của hoa đào, màu xanh mướt của lộc non tươi mới. Ngoài hình thức vô cùng hấp dẫn nhân bánh được làm từ đậu nành cũng là một nét độc đáo, quyến rũ mới.
Thanh Lan sưu tầm 


TẾT TRUNG THU Ở CHÂU Á
Khắp nơi từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, đến Việt Nam... người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng.

Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm lịch, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là bánh Trung thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Đối với người phương Đông, Trung thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau Tết Âm lịch. Trong những ngày này các gia đình thường quây quần bên nhau, cùng ăn bánh Trung thu, ăn bưởi, uống trà và ngắm trăng. Có khi họ dùng bữa ngoài trời. Trẻ con nông thôn thường hay đặt vỏ quả bưởi trên đầu như là một biểu hiện để xua đi những điều không may không tốt lành trong nửa năm vừa qua. Ngoài ra, đây cũng là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra: đốt đèn lồng, múa rồng, múa lân.

image.png
Ở Trung Hoa, tết Trung thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương quý phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng.

image.png
Nhiều nơi ở Trung Quốc, người dân mặc trang phục cổ truyền thống và tổ chức Lễ cúng trăng. Ảnh:Xinhua

Trong lễ Trung thu, người ta làm bánh Mooncake. Có thể nói bánh Trung thu Trung Quốc rất gần vũi với người Việt Nam bởi cách chế biến gần như giống nhau. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều. Ở Trung Quốc có rất nhiều loại bánh Trung thu.

Tại Singapore, lễ đón Trung thu diễn ra khá vui nhộn. Ở quảng trường Sengkang, mọi người tập trung đông đủ để chơi các trò chơi thú vị.

image.png
Tại Nhật Bản, trung thu được gọi là Tsukimi hay Otsukimi, nghĩa là “ngắm trăng”. Người ta quây quần bên nhau ngồi ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ của vầng trăng và làm thơ. Người Nhật không ăn bánh Trung thu trong lúc ngắm trăng, mà thay vào đó là món bánh gạo nếp. Vì rằm tháng 8 cũng là lúc thu hoạch của các loại cây trồng, nên người Nhật cũng tổ chức các nghi lễ để cảm tạ sự ưu ái của thiên nhiên. Mặc dù lịch âm đã không được sử dụng từ sau cải cách Minh Trị, nhưng hiện nay người Nhật Bản vẫn giữ được thói quen đón Trung thu. Một số đền, chùa ở Nhật Bản cũng tổ chức lễ hội Trung thu theo truyền thống.

image.png
Bánh mặt trăng (Tsukimi Dango) - Nhật Bản

Người Thái gọi Tết Trung thu là “lễ cầu trăng”, vì vào đêm Trung thu, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc. Trên bàn thờ còn quả đào và bánh Trung thu. Theo truyền thuyết của người Thái, nếu làm như vậy, Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Người Hàn Quốc gọi Trung thu là Chusok và họ có ba ngày để vui chơi, ăn bánh Trung thu, các cửa hàng giảm giá một tháng trước lễ hội. Ngoài ra, các khu phố người Hoa ở Philippines, Malaysia, Thái Lan cũng ngập tràn màu sắc trong ngày này.

image.png
Trong ngày lễ Chuseok, trẻ em cũng mặc trang phục truyền thống.

Người Lào gọi tết Trung thu là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.

Camphuchia: Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm - từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

image.png
Việt Nam: Lúc tết Trung thu sắp đến gần, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai cuộc đua về bánh Trung Thu cùng đồ chơi, làm cho không khí ngày lễ hội trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam trở nên tưng bừng, rộn rã hẳn lên.

Khác với tết Trung thu Trung Quốc, tết Trung thu Việt Nam là một ngày lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em. Bánh Trung thu đủ kiểu, với nhiều hương vị khác nhau, cùng với lồng đèn thiên hình vạn trạng, đồ chơi muôn màu muôn vẻ, cho đến các loại thức ăn đồ uống... đáp ứng những ước ao của các em nhỏ trong ngày lễ hội.


SỰ TÍCH BÁNH TRUNG THU VIỆT NAM
Tết Trung Thu là cái Tết lớn thứ ba trong năm. Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.

Truyền thống Ăn!
Người Việt ta vốn coi trọng truyền thống "ăn," do đó thường dành một món ăn đặc thù cho mỗi dịp tết nhất hội hè. Theo cổ tục, người Việt trong quá khứ đã từng ăn bánh chưng, bánh dầy vào Tết Nguyên Đán; ăn bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn Thực; ăn rượu nếp, bánh tro, bánh ú vào Tết Đoan Ngọ; ăn heo quay cúng ngày Rằm Tháng Bảy; ăn bánh dẻo, bánh nướng vào Tết Trung Thu; uống rượu cúc vào tiết Trùng Cửu.

Ngày nay, nhiều cổ tục trên đã biến mất, tuy nhiên tập tục ăn bánh Trung Thu vẫn thịnh hành. Trước đây, nhiều người tự hào từng ăn bao nhiêu bánh mua từ những tiệm như Đông Hưng Viên, Đồng Khánh, Tân Tân, Á Đông, nhưng mấy ai biết bánh Trung Thu có một sự tích lâu đời, mang nhiều biến thái qua không gian và thời gian và nhất là mang nhiều giai thoại lý thú.

image.png
Chẳng hạn như sau 1975, dù kinh tế chật vật, bánh Trung Thu không hề ế, và bánh Trung Thu vẫn đóng vai trò quà "hữu nghị" trong sự giao tế với giới chức cửa quyền, cũng như ngày trước, một viên chánh sự vụ Bộ Kinh Tế chỉ cần hứa ký một giấy phép cho nhập hàng ngoại hóa từng được biêù một khay bánh Trung Thu tròn lớn, trên có con rồng có cặp mắt long lanh. Bà vợ mừng hụt hơi khi khám phá ra mắt rồng là một cặp hột xoàn 7, 8 li và bụng bánh chứa toàn vàng lá.

Và cách đây ba năm, 50 công nhân của công ty thực phẩm Đồng Khánh (hay nhà hàng Đồng Khánh cũ bị quốc doanh hoá) đã làm một cái bánh nướng khổng lồ kỷ lục cho 10,000 người ăn, nặng 735 kilô, đường kính 2 thước, cao 4 tấc.

Bánh Trung Thu ở Việt Nam và ở Trung Hoa
Ở VN từ xưa đến nay, bánh Trung Thu gồm hai hình thức: dẻo và nướng.
Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái VN hơn bánh nướng. Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa "đoàn viên của gia đình" và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng:

"Đêm khuya chung bóng trăng tròn sánh vai" (Kiều). Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoạ Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.

image.png
Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở VN hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.

Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.
Nhìn qua lục địa Trung Quốc vốn là cái nôi khai sinh ra tục ăn bánh Trung Thu thì chúng ta thấy hình thức của chúng rất khác và thay đổi tùy theo tình trạng thổ sản, môi trường kinh tế và khẩu vị của từng địa phương như sau:

- Kiểu Tô Châu có một lịch sử gốc gác hơn 1,000 năm. Tại vùng này, đếm ra có hơn cả tá kiểu thức mà phổ thông nhất là chiếc bánh Kim-Thuỷ Mai-Quế Nguyệt Bính nặn bằng tay, vỏ bánh mỏng chứa nhân bằng trái cây hay hạt tán nhuyễn. Bánh kiểu Tô Châu nổi danh với lớp vỏ làm bằng bột lên men thành từng lớp mỏng tanh, ăn ngọt và béo.

- Kiểu Bắc Kinh có hai biến thể: một gọi là bánh "Ti-chiang" (đề tương) chịu ảnh hưởng Tô Châu, khác chăng là vỏ xốp nhẹ hơn là từng lớp mỏng như bánh Tô Châu; hai là bánh "Fan Mao" (phiến mao) - nhẹ như lông, vỏ bánh nhẹ tơi màu trắng, nhân bánh có vị dược liệu Sơn Tra. Bánh Bắc Kinh là bánh cung đình nên trang hoàng tỉ mỉ rất ngon mắt và rất hấp dẫn gợi thèm.
- Kiểu Ninh Ba thoát thai từ kiểu Tô Châu và rất thịnh hành ở vùng Chiết Giang. Vỏ bánh đặc chắc chứa nhân dăm-bông hay hải tảo, điểm mùi gia vị cay và mặn.
- Kiểu Vân-Nam được dân điạ phương gọi là "T'o," có vỏ làm bằng nhiều thứ bột phối hợp của gạo, lúa mạch, v.v., có vị ngọt.
- Kiểu Quảng Đông rất quen thuộc với dân VN về những đặc điểm như đã nói trên.
- Kiểu Đài Loan gọi là "Nguyệt quang bính" với nhân làm bằng khoai lang, ăn rất ngọt, mềm và không ớn.

Trên thực tế, người Hoa quen dùng bốn tiếng sau để gọi bốn kiểu thức theo bốn địa phương chính là: Bình Tô Quảng Đài (Bình hoặc Ping chỉ Bắc Bình hay Bắc Kinh), Tô (Su - tức Tô châu), Quảng (Kuang - tức Quảng Đông), Đài (Tai chỉ Đài Loan).

image.png
Ngoài ra, người ta còn phân biệt bánh mặn (huân) dùng mỡ heo và bánh chay (tố trai) dùng dầu mè.

Ở vùng Đông Nam Á, chiếc bánh Trung thu cũng bị biến thái, ví dụ như bánh kiểu Mã Lai thì vỏ bọc bằng súc cu la và có nhân bằng đậu đỏ và dầu mè, hoặc có nhân hạt sen và nhiều thứ lá thơm ngọt; bánh kiểu Hương cảng có nhân đậu nành thơm vị cam, hột sen trắng, đậu đen và lá trà.

Ở VN, tại Sài Gòn và Chợ Lớn những nhà sản xuất như Kinh Đô, Đồng Khánh, Ái Huê, Hỉ Lâm Môn còn chế những bánh nhân cùi dừa, ngó sen trộn sữa, sầu riêng, đậu xanh và những loại hạt giẻ. Có nhà lại chế thêm nhiều rượu whisky, lại có nhà quảng cáo làn bánh Trung Thu "kiểu đai-ét" tbớt ngọt và không có cholesterol theo nhu cầu y tế thời thượng.


H.Phúc chuyển 

Thưởng Thức Đặc Sản Huế Bằng Thơ (18 Món)

Thưởng Thức Đặc Sản Huế Bằng Thơ (18 Món)

September 12, 2022


Image insérée

Image insérée

Đến Huế, thưởng thức những món được gọi là đặc sản Huế là điều đương nhiên, nhưng vừa nhâm nhi, vừa được thả hồn mình theo những dòng thơ lục bát giới thiệu tỉ mỉ từng món ăn ấy mới gọi là thưởng thức.

Huế, từ lâu luôn nổi danh là xứ sở cầu kỳ, chuẩn mực trong từng lời ăn, tiếng nói, luôn đa dạng trong hệ thống thảm thực vật, đó là nguồn nguyên liệu cho những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đảm đang xứ Huế. Cùng điểm qua những món ăn quen thuộc đã trở thành nét văn hóa ẩm thực rất riêng, đặc trưng cho mảnh đất cố đô :

Image insérée
Mè xửng

Mè xửng là thức quà nổi tiếng nhất của xứ Huế, được làm từ các nguyên liệu chính là đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Khi ăn, mè xửng có vị ngọt thanh, bùi bùi,  dai dai rất ấn tượng. Nhưng nếu chỉ giới thiệu sơ lược như vậy sẽ chẳng mấy ai nhớ đến món đặc sản đất Thần Kinh, mà phải là:

Thơm tho mềm dẻo ngọt ngào

Mè vàng bột nhuyễn ôi chao! Tuyệt vời!

Món quà xứ Huế em ơi

Kẹo ngon mè xửng tặng người tình chung

Image insérée

Tôm chua là một trong rất nhiều món ăn được biết đến là đặc sản Huế vì chất lượng hơn hẳn các nơi khác, nhưng Huế lại không phải là nơi cho ra đời món tôm chua. Người Huế rất khiêm nhường và ý nhị, vì vậy, dù thừa nhận là món ngon cố đô, vẫn không quên nhắc nhở, tâm tình:

Nguyên là đặc sản miền trong

Theo bà Từ Dũ ra cùng Hương Giang

Tôm hồng, ớt đỏ, riềng vàng…

Vị chua thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay

Image insérée
Nem chua
Thanh Hóa cũng có nem, Huế cũng có nem nhưng mỗi nơi mỗi khác.
Mời em khai vị món nem
Em nem anh chả tình thêm mặn mà
Nem thơm, chua, ngọt đậm đà
Nhờ ai quết nhuyễn thịt thà đêm đêm
Image insérée
Chả Huế

Mời anh thử miếng chả này

Nâng ly hào sảng hương say tận lòng

Cung đình chả phượng nem công

Đôi ta nem chả vốn dòng dân gian

Image insérée
Tré Huế
Không cần rườm lời, chỉ bốn câu thơ dưới đây đã đủ khái quát được món ngon khó cưỡng của Huế:
Tai heo, riềng, thính, tỏi, mè…
Các nguyên liệu chính mới nghe đã thèm
Gói trong lá ổi tươi nguyên
Tré cùng nem chả ông ghiền, bà mê
Image insérée
Bún thịt nướng

Kim Long có gái mỹ miều”, có chùa Thiên Mụ, có quả giáng châu, có “đặc sản” nhà vườn… và hơn hết là có món bún thịt nướng miễn chê…

Thịt thơm bún trắng rau tươi

Nước mắm ớt tỏi em mời anh chan

Kim Long vườn cũ nắng tràn

Mời nhau “chút Huế” duyên càng đượm duyên

Image insérée

Bánh khoái cá kình

Bánh khoái cá kình là một món ăn dân dã nhưng rất đặc trưng của sông nước làng Chuồn (làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang). Vào mùa này, cá kình vừa ngon vừa rẻ, ai có duyên qua mà không nỡ ngồi lại, được tận mắt xem người dân nơi đây đổ bánh thoăn thoắt, vừa ăn vừa thổi nóng giòn, lại có tác dụng an thần, ngủ ngon…

Cá kình vừa béo vừa ngon

Em đổ bánh khoái xương dòn thịt thơm

Vừa ăn vừa nhấp rượu Chuồn

Món quê dân dã tiếng đồn gần xa
Image insérée
Bánh canh cá lóc Thủy Dương

Bánh canh cá lóc Thủy Dương

Đang thành đặc sản phố phường Huế thơ

Sáng trưa chiều tối đêm khuya

Trẻ già trai gái tìm mê vị nhà

Image insérée
Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ là món ăn vừa dân dã, vừa thanh tao và thể hiện chuẩn mực sự tài tình trong cách chế biến của người phụ nữ Huế. Phải nấu đúng quy trình và đong đếm nguyên liệu theo đúng tỉ lệ thì mới cho sản phẩm bánh canh Nam Phổ sền sệt, ăn lại không bị ngấy và rất dậy mùi.

Nhờ em dáo bột tài ba

Bánh canh Nam Phổ nhà nhà đều ưa

Nhụy tôm hồng thắm màu xưa

Tiếng rao thánh thót bài thơ Ưng Bình

Ngày xưa, cụ Ưng Bình cũng có bài thơ về Bánh canh Nam Phổ vẫn mãi lưu truyền như sau:

Mời chị mời anh chén bánh canh Nam Phổ

Xơi vô bổ khỏe, có chất bổ có mùi hương

Lại thêm mát mẻ can trường

Sâm Cao Ly cũng sút, rượu Quỳnh Tương cũng không bì

Không biết tự bao giờ, món quà quê này đã theo chân các bà, các mẹ gánh gồng từ Nam Phổ lên phố bán. Hiện nay, vào tầm buổi chiều tối, con đường Phạm Hồng Thái, thành phố Huế là nơi bán bánh canh Nam Phổ được ưa chuộng và luôn hút khách.

Image insérée
Bánh phu thê

Lá dừa ôm bột lọc trong

Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ửng vàng

Phu thê vui chuyện xóm làng

Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hòa duyên.

Image insérée
Bánh bèo
Gọi là bánh bèo vì hình dáng của chiếc bánh trông như cánh bèo trôi nổi, khi ăn kèm với nước mắm, miếng bánh vừa trong khuôn miệng, vừa đủ để cảm nhận hết vị ngon nhưng trông hết sức thanh lịch, đó là người Huế.
Tôm chấy hồng thắm cánh bèo
Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương
Hẹn em ngồi quán ven đường
Bánh bèo kết mối tơ duyên đôi lòng
Image insérée
Bánh Nậm

Mảnh mai xanh sắc lá dong

Mềm mại bánh nậm ấm trong tay người

Nhụy hồng bột trắng tươi mươi

Xuýt xoa nước mắm ngọt lời tỉ tê

Image insérée
Bánh Ram ít

Mời em ăn ngậm mà nghe

Bánh ram dòn rụm đắm mê vị nhà

Bánh ít mềm dịu tình ta

Ít ram khăng khít đôi ta chung lòng

Image insérée
Chè bột lọc thịt quay

Ngọt ngào bùi béo tìm nhau

Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm

Quen nhau tình đã nên duyên

Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về

Image insérée
Xứ Huế còn rất đa dạng các món chè khác cũng hết sức thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Nghệ thuật ẩm thực khi được kết hợp với nghệ thuật văn chương, đó sẽ là những hành trang nhỏ cho những thế hệ sau tiếp nối, để bất cứ ai khi đến với Cố đô, sẽ nhớ thêm và mang về “một chút gì rất Huế”, để rồi:

Ra đi mà chẳng đành lòng

Nón che tay ngoắc chạnh lòng quay lui

dimanche 11 septembre 2022

LÉGUMES LACTO FERMENTÉS

 LÉGUMES LACTO FERMENTÉS

 mars 30, 2021
légumes lactofermentés

Choucroute, kimchi… On entend de plus en plus parler de ces préparations fermentées ni tout à fait crues, ni cuites, que ce soit pour leurs bienfaits ou pour leur goût. Les légumes lacto fermentés séduisent les consommateurs depuis déjà de nombreuses années. Peu coûteux, ils ont l’avantage de pouvoir être réalisés chez soi très facilement. Différentes recettes peuvent ainsi être réalisées. Mais quand on dit “fermentation”, de quoi parle-t-on exactement ? Réponse à 3 questions autour des légumes lacto fermentés et 3 recettes de lacto fermentation inratables.

Les légumes lacto fermentés, c’est quoi ?

La lacto fermentation est une ancienne méthode de conservation. Ici, c’est le sel qui est utilisé comme agent conservateur et qui va entrainer la production de ferments lactiques qui vont permettre la conservation des légumes. Les vitamines sont elles aussi conservées et les aliments sont enrichis en enzymes, en minéraux et en probiotiques. Opter pour des légumes lacto fermentés permet donc de découvrir de nouvelles saveurs, mais aussi de déguster un aliment avec de nombreux bienfaits notamment pour la flore intestinale ou encore le système immunitaire. L’occasion de se faire plaisir avec une recette bonne pour la santé et très facile à réaliser !

lacto fermentation de légumes

Comment lacto fermenter des légumes ?

  • Comment préparer des aliments lacto fermentés ? C’est simple.
  • Choisissez les légumes que vous voulez faire fermenter et découpez les en tranches par exemple
  • Placez les dans un pot propre d’environ 1 l de contenance, en tassant au maximum
  • Ajoutez les épices et herbes de votre choix
  • Ajoutez entre 1 cuillère à soupe de sel
  • Complétez avec de l’eau de source (non chlorée) et appuyez bien sur les légumes : ils doivent être immergés. Vous pouvez y placer un poids de fermentation afin d’être sûr.e qu’ils ne soient pas en contact avec l’air du bocal
  • Serrez le couvercle sur le pot et laissez le à température ambiante.
  • Au bout de 8 jours, ou plus, vous allez pouvoir gouter…

Quels sont les bienfaits de la Lacto-fermentation des légumes ?

La lactofermentation est un processus de culture des bonnes bactéries : les fameux « probiotiques ». Celles ci aident à améliorer les processus digestifs et sont d’ailleurs recommandées après un traitement antibiotique pour régénérer la flore intestinale. de plus, en lacto fermentant, les aliments sont modifiés et leurs minéraux deviennent plus accessibles pour notre corps. Enfin, comme la fermentation lactique ne cuit pas les aliments, elle ne détruit pas les vitamines, dont on ne rappellera jamais assez l’importance pour être en bonne santé !

Comment préparer les aliments fermentés ?

Vous pouvez faire lacto fermenter presque tous les légumes : les choux blancs ou rouges donneront de la choucroute tandis que le chou chinois donnera le fameux kimchi coréen. Osez la fermentation du chou-fleur ou du brocoli mais aussi des légumes racine comme les carottes, les navets… Essayez de faire lacto fermenter du concombre, des radis, des cornichons, du céleri sous toutes ses formes, des betteraves, des cucurbitacées diverses, des courgettes aux butternut, des haricots, des tomates… Bref, tous les légumes sont de bons candidats à la lactofermentation.

Carottes fermentées à l’ail

Les carottes fermentées à l’ail seront d’excellents légumes lacto fermentés à consommer en accompagnement au moment du repas. Pour les préparer, il faut :

  • 400g de carottes
  • 3 gousses d’ail
  • 3g de sel fin iodé sans additifs
  • Un bocal et son joint en caoutchouc
  1. Éplucher et râper les carottes.
  2. Éplucher et tailler l’ail en fines lamelles.
  3. Dans un saladier, mélanger les carottes, l’ail et le sel.
  4. Laisser reposer 15 minutes pour que le jus s’écoule.
  5. Bien mélanger à nouveau et remplir le bocal jusqu’à 2cm du bord.
  6. Placer le joint et fermer le bocal.
  7. Laisser fermenter 5 à 7 jours et placer au frigo. Les carottes seront bonnes à consommer après 2 semaines au frais.

Tomates cerises lacto fermentées

Les tomates cerises peuvent aussi être d’excellents légumes lacto fermentés. Elles pourront venir agrémenter une salade composée pour lui donner un petit goût acidulé. Pour les réaliser il faut

  • 300g de tomates cerises
  • 10g de sel de mer gris
  • 30cl d’eau non chlorée
  • 2 gousses d’ail
  • 3 feuilles de laurier
  • 2 brins de romarin
  • Un bocal et son joint en caoutchouc
  1. Mélanger l’eau et le sel pour que ce dernier soit dissous et réserver.
  2. Laver les tomates et les placer dans le bocal.
  3. Ajouter les gousses d’ail épluchées, le laurier et le romarin.
  4. Verser l’eau salée dans le bocal jusqu’à 2cm du bord (un poids peut être ajouté pour que les tomates restent immergées).
  5. Fermer le bocal et laisser fermenter 7 jours à température ambiante. Les légumes lacto fermentés sont prêts à être consommés !

Céleri lacto fermenté

Une autre idée de légumes lacto fermentés, le céleri lacto fermenté ! Croquant, il sera lui aussi parfait dans une salade, dans un sandwich ou encore à l’heure de l’apéritif. Pour réaliser cette recette, il faut :

  • 4-5 branches de céleri bio en tronçons (garder quelques feuilles pour parfumer la saumure)
  • 15g de gros sel gris sans additifs
  • 500ml d’eau non chlorée à température ambiante
  • Des graines de carvi, de la coriandre et des graines de moutarde
  • 7 grains de poivre noir
  • 2 branches d’aneth frais
  • 1 grosse gousse d’ail épluchée et coupée en deux
  • 2 feuilles de laurier
  • Un bocal avec son joint en caoutchouc
  1. Mélanger l’eau et le sel dans un récipient jusqu’à dissolution.
  2. Placer le céleri dans le bocal en ajoutant les assaisonnements.
  3. Verser le mélange eau et sel.
  4. Fermer le bocal et laisser reposer une semaine à température ambiante puis 3 semaines minimum au réfrigérateur.

Et si vous testiez aussi les courgettes lacto fermentées ? La recette est délicieuse…

REF