jeudi 12 janvier 2023

Bức hình 12 con giáp được làm từ rau củ tuyệt đẹp.

Đây là những bức hình 12 con giáp được làm từ rau củ tuyệt đẹp.


Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Tý



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Sửu



Hình ảnh 12 con giáp
Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Thỏ (Mẹo)



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Thìn



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Tỵ



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Ngọ



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Mùi



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Thân



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Dậu



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Tuất



Hình ảnh 12 con giáp rau xanh tuổi Hợi

N.Diệu chuyển

mardi 10 janvier 2023

MÙI CỦA TẾT - FB DODUYNGOC

 MÙI CỦA TẾT

FB DODUYNGOC



☘️ Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì. Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não. Mùi của Tết khác hẳn, nó không phải là mùi của bốn mùa gộp lại mà nó có mùi rất riêng. Tôi gọi đó là MÙI CỦA TẾT. Mùi này một năm chỉ có một thời gian rất ngắn rồi phai đi chờ đến Tết năm sau.

Trước hết, trong tôi là mùi của hoa. Đó là mùi hăng hắc độc đáo và nồng nàn của những chậu hoa vạn thọ mà Ba tôi rất thích bày khắp sân mỗi dịp Tết về. Những chậu hoa với những bông vàng rực, sáng cả một góc sân. Đó là hương của những cành hoa huệ trắng Mạ ưa cắm trong chiếc bình bằng đồng được đánh bóng sáng ngời đặt trên bàn thờ. Ngay phòng khách mùi hoa lay ơn đỏ Mạ cắm đặt ở bàn salon cũng có mùi nhè nhẹ. Đó là mùi thơm thoang thoảng của những chậu lan khoe sắc trên giàn ở bìa sân do nhiều người biếu Ba trong dịp Tết. Đó cũng là mùi thơm rất mỏng từ chậu mai vàng nhiều cánh nở bung được đặt trang trọng ở giữa nhà. Tất cả hương của những thứ hoa bàng bạc trong nhà báo hiệu đã cận Tết rồi.

Mùi của Tết còn là mùi của nhang, trầm khiến cho căn nhà ấm lại trong cái lạnh đầu xuân. Mùi nhang khói như sợi dây nối liền những người đã khuất với những người đang sống. Mùi để nhớ về, mùi của những cuộc đoàn viên. Cháu con thắp lên cây nhang, đốt lên ánh nến, mẩu trầm rồi vái lạy trước bàn thờ, trước di ảnh của ông bà, cha mẹ. Cái mùi nhang khói ấy theo mãi suốt một đời người.

Đó còn là mùi thơm của thau mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt khoai, mứt me Mạ làm. Cái mùi cháy của đường phảng phất mùi va ni cuốn hút thằng bé chực chờ được vét thau. Cái mùi và miếng mứt hơi cháy ở đáy thau theo thằng bé đi suốt cho đến tuổi già. Giờ không mấy nhà tự làm mứt nữa, tiệm, siêu thị bán đầy, chẳng mấy ai mất công ngồi đổ mồ hôi bên bếp lửa. Mạ tôi mất hai chục năm rồi, tôi không còn được thưởng thức món mứt của Mạ và cũng chẳng còn được nhìn dáng Mạ chảy mồ hôi bên nhiều thau mứt nữa. Bóng Mạ vẫn về trong ký ức mỗi độ Tết đến, xuân về.

Tết còn có mùi của các loại bánh in. Ngày xưa Mạ làm đủ loại bánh gói trong những loại giấy bóng màu. Mùi của bánh thơm thơm hương bưởi, hương va ni, mùi của bột. Tất cả đặt trong những chiếc khay gỗ quý khảm xà cừ. Nó còn là mùi của những chén chè đậu xanh, chè khoai tím chứa trong những chiếc chén sứ mỏng tang vẽ rồng men xanh, xếp từng dãy trên bàn. Còn mùi bánh chưng trong thùng sôi sùng sục đêm giao thừa, nó có thoảng nhẹ của mùi nếp chín, mùi của lá chín và mùi chi nữa không tả được và cũng chẳng quên được.

Còn mùi của thịt heo luộc, thịt heo ngày xưa luộc chín có mùi thơm của thịt mà bây giờ khó tìm thấy nữa. Thịt luộc chín ăn đã ngon, ngâm vào nước mắm lại càng ngon. Ngâm đến khi thịt biến màu sẫm, mỡ trong màu hổ phách. Lúc đấy miếng thịt heo ngâm nước mắm lại mang mùi khác. Không phải mùi của thịt jambon, thịt nguội mà là mùi đúng chất Việt Nam bởi nó thấm đẫm mùi nước mắm Việt qua tay chế biến của người phụ nữ Việt. Cũng phải kể đến mùi của món bắp bò ngâm nước mắm nữa. Và cũng không quên tảng thịt heo quay thơm lạ lùng với những mảng da dòn tan. Đó là chưa kể đến mùi thơm của những đòn chả nóng, xâu nem chua, những cây tré đượm mùi riềng.

Rồi đến mùi hăng hăng của kiệu. Phơi một nắng, kiệu bỏ vào lọ giấm lại có mùi khác. Thêm mùi của dưa món, ngâm chín tới mà ăn với bánh chưng, bánh tét mới thấy hết cái ngon của dưa món. Một sự hoà điệu tuyệt vời.

Nó còn là mùi của những bếp than hồng đỏ lửa trên đó có nồi thịt kho tàu với trứng, trên đó có nồi cá kho thơm phức mùi nghệ, trên đó có mùi cá nướng, cá chiên chuẩn bị bữa cúng rước ông bà.

À còn mùi của những loại rau. Rau thơm miền Trung nhỏ lá nhưng thơm hơn nhiều vùng lá to mà tinh dầu kém. Món chi ăn cũng có rau kèm, ngày Tết ăn nhiều dầu mỡ lại càng cần rau.

Ngày xưa còn có mùi pháo. Mùi mang âm hưởng Tết nhiều nhất. Nghe mùi pháo là biết Tết đã tới rất gần. Đêm Giao thừa, trong khoảnh khắc giao thoa giữa cái cũ và cái mới, trong không gian thiêng liêng, mùi pháo, tiếng pháo báo hiệu Tết tới, thể hiện không khí rộn ràng của một năm mới, đón chào những thành công mới. Chỉ tiếc giờ đây Tết không còn pháo. Không tiếng nổ của pháo nên mùi của Tết thiếu đi một nửa khi không còn mùi pháo. Đứa bé ngày xưa chỉ giữ mãi hình ảnh những phong pháo nổ dòn và cậu bé hân hoan lượm pháo lép trong mùi nồng nặc của khói pháo. Tội nghiệp những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên khi Tết không còn pháo. Trong ký ức của chúng không có mùi của pháo. Không được nghe những tiếng nổ giòn giã và xác pháo hồng ngập sân.

Mùi của giấy tiền, vàng mã cũng là mùi của Tết dù ngày giỗ chạp cũng thường đốt loại này. Nhưng ngày Tết thì mùi này có khác hơn, đượm mùi thiêng liêng, trân trọng hơn. Lại nhớ Ba mỗi lần đốt vàng mã, Ba bắt phải đốt cháy hết thành tro, Ba bảo không thể cúng cho ông bà áo quần, tiền vàng rách vì chưa cháy hết.

Cuối cùng là mùi của những dĩa trái cây, mỗi loại trái có một mùi riêng, tổng hợp lại thành mùi hoa quả ngày Tết đến.

Mùi của Tết là sự tổng hoà của nhiều mùi mà chỉ có ngày Tết mới có. Nó không chỉ là mùi của những vật phầm. Nó còn là mùi thiêng liêng đi theo suốt quãng đời của mỗi người. Có thể mỗi gia đình, mỗi dòng tộc có mùi Tết riêng nhưng tựu trung mùi của Tết là mùi khó quên nhưng giờ khó tìm cho đầy đủ cái mùi ấy như những ngày xưa cũ.

Chẳng còn bao ngày nữa lại đến Tết. Nhắc mùi của Tết lại nhớ Ba, nhớ Mạ, nhớ những người đã mất quá chừng. Nỗi nhớ trào nước mắt.
4.1.2023
( Đã 13 tháng chạp Nhâm Dần, 17 hôm nữa là Tết)

🍁🍁🍁
FB DODUYNGOC

lundi 9 janvier 2023

Vĩnh Biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh

 Vĩnh Biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh- Jan 7, 2023



image.png

Lê Xuân Trường

 

Nhạc sĩ Ngọc Chánh ra đi chiều thứ Bảy ngày 7 tây tháng 1 năm 2023.

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ NGỌC CHÁNH

13 tháng 3 năm 1937 – 7 THÁNG 1 NĂM 2023

 

 

Trước năm 1975, khi nói đến phòng trà ca nhạc cũng như sản phẩm băng nhạc phát hành tại Sàigon, ai yêu nhạc cũng đều phải biết tới Queen’s Bee và Shotguns. Những băng nhạc mang nhãn hiệu Shotguns là một tác phẩm nghệ thuật, và được yêu thích nhất của giới yêu nhạc thời đó.

Nhạc sĩ Ngọc Chánh thành lập ban Shotguns vào năm 1969, gồm những nhạc sĩ – Nhạc sĩ dương cầm Lê Văn Thiện, người đã hòa âm hàng ngàn nhạc phẩm và được rất nhiều những ca sĩ ưu hạng trình bầy. Nhạc sĩ Hoàng Liêm, người chơi guitar solo được khách ái mộ phong tặng đệ nhất Đế Vương Tây Ban Cầm. Hoàng Hải, Mạnh Tuấn là hai tay trống cừ khôi. Trần Vĩnh, Xuân Tiên là hai tiếng kèn như hai đỉnh gió hú, quyến rũ. Duy Khiêm, tay bass được cho trầm ấm của đáy lòng đại dương. Đan Thọ, tiếng vĩ cầm, day dứt, lừng danh thuở đó. Cao Phi Long, tiếng kèn trumpet không đối thủ. Tất cả những nhân tài ấy đã được nhạc sĩ Ngọc Chánh đúc kết để trở thành một ban nhạc đệ nhất của Sàigon hoa lệ - Shotguns.

Sau biến cố năm 1975, Năm 1980, tại San José (Hoa Kỳ) - nhạc sĩ Ngọc Chánh đã tái phối hợp lại ban nhạc Shotguns. Băng nhạc đầu tiên thực hiện là tiếng hát Kim Anh - Mùa Thu Lá Bay, đã có số bán đạt kỷ lục vào năm 1982. Cho đến năm 1984 – Với lòng say mê nghệ thuật, ông thành lập vũ trường pha lê Ritz, là nơi mà ban Shotguns làm mưa làm gió tại quận Cam trong suốt hơn 10 năm, cho đến lúc nghỉ hưu.

Bên ông bao nhiều lần, mà lần nào ông cũng luôn nhắc về những ngày tháng kỷ niệm, mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ ông kể từ trước tháng 4 năm 1975, và sau này ở Hoa Kỳ. Nhạc sĩ Ngọc Chánh yên nghỉ, để “Bao Giờ Biết Tương Tư” khi tôi bắt đầu xa một người mà tôi quý mến, mà là người đã đóng góp thật nhiều cho Văn Nghệ Việt Nam.

Vĩnh Biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh ������.

Shotguns là một huyền thoại của nền Tân Nhạc Việt Nam. ❤️

TIỂU SỬ-SỰ NGHIỆP

Nhạc sĩ Ngọc Chánh được người yêu nhạc trữ tình biết đến với những bài hát nổi tiếng sáng tác chung với Phạm Duy là Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Bao Giờ Biết Tương Tư và Tuổi Biết Buồn. Ngoài ra ông còn là trưởng ban nhạc nổi tiếng Shotguns, đã thành lập hãng băng đĩa Shotguns và có nhiều đóng góp quan trọng trong làng nhạc khi đã lăng xê thành công được nhiều bài hát, ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975. Nhạc sĩ Ngọc Chánh và nhạc sĩ Phạm Duy Nhạc sĩ Ngọc Chánh tên thật Nguyễn Ngọc Chánh, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1937 tại Sài Gòn trong gia đình có tất cả 10 anh chị em. Tuy nhiên 8 trong số 10 anh chị em này đều không may qua đời từ lúc nhỏ, chỉ còn lại 2 người là nhạc sĩ Ngọc Chánh (thứ sáu) và người em gái út là Ngọc Lan (tên giấy tờ là Nguyễn Thị Trí). Nhạc sĩ Ngọc Chánh mê nhạc và có năng khiếu từ thuở bé. Lúc lên 6 tuổi, ông được học guitar với một người bạn lớn tuổi hơn tên là Cổ Tấn Tịnh Châu, rất giỏi về ngón đàn Flamenco, rồi sau đó học thêm với một nhạc sĩ người Philippines là Monito. Có lẽ nhờ vậy mà ngay từ lúc nhỏ ông đã có kiến thức khá vững vàng về nhạc lý, có thể tự soạn được 2 cuốn sách hướng dẫn Tự Học Đàn Guitar từ khi mới 13, 14 tuổi. Năm 1945, khi được 8 tuổi, ông được vào trường dòng Lasan Đức Minh ở Tân Định, đến năm 11 tuổi thì chuyển sang trường Lê Văn Hai học trong 2 năm rồi vào học trung học đệ nhất cấp tại Trường Kỹ Thuật Cao Thắng vào năm 1950. Trong khoảng thời gian học tại đây, nhạc sĩ Ngọc Chánh viết 2 cuốn sách tự học về guitar rồi bán bản quyền sách cho nhà xuất bản Mỹ Tín vào năm 1953 với giá 24.500. Đây có lẽ là một trong những cuốn sách dạy về guitar sớm nhất của làng nhạc thời đó. Lúc đó ông Mỹ Tín có một tiệm nổi tiếng sản xuất và bán đàn guitar ở đường Võ Tánh, đồng thời có trưng một số cây đàn piano cũ, là niềm mơ ước của Ngọc Chánh nên ông đã xin mua một cây piano cũ với giá 22.000 đồng bằng cách đổi bản quyền sách của mình và được ông chủ trả thêm 2.500 đồng. Số tiền đó mang về biếu mẹ và đãi bạn ăn mừng.

nguồn; nhacxua

CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU

 CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU


Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

Chú chuột đi chợ đường xa.

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.




Đây là bài đồng dao mà thời nhỏ đa số chúng ta đều biết.

Trong văn học tiếng Việt, con mèo có khá nhiều nickname: Miêu, Mão, Mỉu  (đọc chệch ra từ âm miu ), Mẹo, Tiểu Hổ . Năm Mão vậy chúng ta tản mạn một chút về mèo nhe !

Con mèo hình dáng của nó từ từ, yểu điệu thục nữ lắm. Từ ngàn xưa nó đã sống chung với con người. Chẳng thế mà mấy cô hoa hậu , người mẫu phải tập dáng đi kiêu sa, nhẹ nhàng trên sàn catwalk (“ miêu lộ “) . Đa số người Việt hay cho là mèo đi cùng xe sẽ bị xui xẻo lắm, nhất là cánh tài xế, phụ xế. Họ sẵn sàng đuổi ta xuống xe nếu phát hiện ta ôm theo một con mèo. Vì câu tục ngữ “ mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang “. Ở đâu ra câu này thì tôi không biết. Mấy chục năm trước người quen của tôi ôm con mèo đi về quê phải cho nó uống rượu để nó say xỉn , bỏ vô bao, đem lên xe khách. Nhưng được 2/3 chặng đường con mèo tỉnh rượu kêu meo meo. Thế là chủ tớ đều bị đuổi xuống xe, tự kiếm xe khác mà đi !!!

Nhưng nhau mèo sau khi mèo cái đẻ xong thì có người rình để lấy vì họ cho là sẽ phát lộc. Những người rình để lấy nhau mèo thì tôi không rõ họ có tài lộc vô như nước hay không. Nhưng tôi chứng kiến một con mèo cái đem cái nhau của nó để vào ngăn tủ của một người và người đó có phất lên tiền tài thật. Con mèo cái thường tự ăn hết nhau mèo của nó, nên rình để lấy chắc khó lắm.

Vì mèo là con vật dễ thương ở bên cạnh con người nên các bạn thấy truyện, phim ảnh đề cập đến mèo nhiều lắm. Nhưng tôi ấn tượng nhất là truyện “Chú mèo đi hia” của Pháp, nhân vật Tom trong phim hoạt hình Tom and Jerry. Anh mèo Tom rượt đuổi mãi mà chẳng thấy tóm được con chuột tinh ranh Jerry. Bộ phim không đề cập về sự giết chết, triệt tiêu mà đứng ở góc nhìn hài hước, dí dỏm cho trẻ em xem. Lâu lâu tôi cũng xem lại phim này. Hay lắm đây các bạn ! Con mèo Doraemon nổi tiếng , nhân vật Catwoman trong phim Người dơi. Tôi rất ấn tượng với trang phục đen tuyền của Catwoman và ngọn roi – vũ khí của cô ấy. Phải nói là quá đẹp ! Năm mèo các bạn cũng nên xem lại các tác phẩm nổi tiếng về loài mèo nhe.

Còn ca dao, tục ngữ của văn học Việt Nam có nhiều câu nói về mèo không, chúng ta cùng ôn lại nhé. Nhiều lắm đấy !

a/ Nam thực như hổ, nữ thực như miêu : Nam giới ăn uống nhiều như hổ, như cọp, còn nữ giới ăn uống nhỏ nhẹ, chút xíu. Ờ ! Nhưng bây giờ phải xem lại à nghe vì tôi thấy nữ bây giờ bạo dạn giữa đám đông, nhậu bia so kè với nam giới , không lép vế chút nào.

b/ Mèo khen mèo dài đuôi : Mỉa mai những kẻ tự đề cao về mình.

c/ Mèo nhỏ bắt chuột con : Tùy theo sức mình mà lựa chọn công việc cho phù hợp.

d/ Mèo mù vớ cá rán : Chỉ những kẻ nghèo hèn đang túng quẫn nhưng gặp vận may bất ngờ.

e/ Mèo già hóa cáo : Ý chỉ người già sống lâu nên đúc kết được nhiều kinh nghiệm quí báu. Hay ám chỉ người mới thì rụt rè, nhút nhát , nhưng càng lâu thì càng tinh ranh, khôn lõi.

g/ Chẳng biết mèo nào cắn mỉu nào: nghĩa bóng là mỗi người có sở trường riêng, chưa biết ai hơn ai.

h/ Buộc cổ mèo, treo cổ chó : Nói kẻ hà tiện, có tính bủn xỉn.

i/ Chó chê mèo nhiều lông : Phê phán kẻ không thấy lỗi mình, mà chỉ thấy lỗi người.

k/ Chuột cắn dây buộc mèo : Làm ơn cho kẻ có thể hại mình.

l/ Chuột gặm chân mèo : Làm một việc liều lĩnh, nguy hiểm.

m/ Mèo mả gà đồng : ám chỉ hạng người vô lại, trai trộm cướp, gái lăng loàn khiến ai cũng khinh ghét.

n/ Sát nhất miêu, cứu vạn thử : Giết một con mèo là cứu chục ngàn con chuột.

Còn rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về mèo nhưng tôi không thể trích ra hết nơi đây. Chỉ xin hỏi bạn một câu :

“ Bạn có bao giờ quan sát chú mèo dành hằng giờ ngắm nhìn vào khoảng không hay chưa ? " người bạn 4 chân của chúng ta học cách tìm sự bình an trong tư tưởng.

( Có sưu tầm từ Internet ) Oanh Ngô


image.png

samedi 7 janvier 2023

“ Yêu Là Yêu “ của nhạc sĩ Thanh Trang


Bài hát “ Yêu Là Yêu “ của nhạc sĩ Thanh Trang do 4 chị em cua Hiếu Thuận hát .  
Trong bài này có 4 đoạn solo :

Hiếu Thuận hát đoạn 1
chi Hiếu Tâm hát đoạn thứ 2
Hiếu Phương hát đoạn 3
Hiếu Trang hát đoạn 4

https://m.youtube.com/watch?v=AOrBRJzrF84

Lệ Chi chuyển

vendredi 6 janvier 2023

Thế giới với những món ăn sáng làm từ trứng

Thế giới với những món ăn sáng làm từ trứng

 BM

Làm tăng thêm hương vị cho bữa sáng — hoặc bữa tối — với một vài nguồn cảm hứng từ khắp thế giới.


BM
Nếu có thứ gì đó được coi thực phẩm hoàn hảo thì trứng là một ứng viên. Trứng luôn sẵn có, dễ nấu, rẻ tiền và nhiều protein.

Nhờ sự phong phú, dễ nấu, và ngon miệng, mà các món trứng phổ biến trên toàn thế giới. Các món ăn này hoàn toàn phù hợp cho bữa sáng và hơn thế, các nền văn hóa khác nhau có những cách chế biến món trứng khác nhau. Dưới đây là bảy cách chế biến được sưu tầm thông qua các chuyến du lịch mà tôi yêu thích.

 

Menemen


BM


Các bữa sáng cổ điển kiểu Thổ Nhĩ Kỳ là một lựa chọn ưa thích của tôi. Họ trưng bày một phần ăn hấp dẫn bao gồm trứng luộc chín, phô mai, những quả ô liu, cà chua, và dưa chuột thái lát dùng kèm với trà và bánh mì tươi và mật ong — điểm đặc sắc nhất trong khâu trình bày chính là sự đơn giản.


BM


Nhưng trong rất nhiều bữa sáng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, món menemen cũng là một điều đặc biệt. Được đặt tên cho một thị trấn ở phía bắc thành phố Izmir trên bờ biển Aegean, về căn bản menemen gồm trứng khuấy, cà chua thái hạt lựu, ớt Thổ Nhĩ Kỳ, hành tây, và gia vị như là tiêu đen và tiêu Aleppo, tất cả được nấu trong dầu ô liu. Những trái ớt dài, thon, có vị cay nhẹ, và có màu xanh nhạt, với phần thịt mỏng nhưng cứng và giòn hơn một quả ớt chuông (mặc dù chắc chắn có thể dùng ớt chuông để thay thế).


BM


Trứng được nấu ở nhiệt độ trung bình; họ nấu chín trứng, nhưng phần nước sốt cà chua vừa giữ cho phần trứng tách rời nhau vừa ngăn trứng không khô hoặc vón cục.

 

Trong các nhà hàng, menemen có thể được phục vụ trong một chiếc chảo bằng đồng thay vì được đặt trên đĩa, cùng với một giỏ bánh mì mới ra lò giòn rụm.

 

Shakshouka


BM


Từ “shakshouka,” cũng được đánh vần là “shakshuka,” xuất phát từ một từ vựng tiếng Ả Rập địa phương có nghĩa là “một hỗn hợp.” Mặc dù món ăn này có nguồn gốc ở vùng Tây Bắc Phi Châu, nhưng vùng Trung Đông cũng đã tiếp nhận nó. Trên thực tế, lần đầu tiên tôi được phục vụ món này là tại một nhà hàng có tên là Dr. Shakshuka ở thành phố Tel Aviv, và một số vùng của Thổ Nhĩ Kỳ có phục vụ món này trong thực đơn. Bởi vì shakshouka đã lan truyền đến nhiều quốc gia khác nhau, do đó món ăn này đã trở nên hơi giống các công thức nấu ăn với ớt: Mọi người đều có cách chế biến riêng.


BM


Chúng ta có thể dùng món Shakshouka cho một bữa ăn sáng hoặc bữa tối. Thành phần chính của món này là trứng chần lòng đào trong chảo sốt cà chua đang sôi riu riu, lúc ngọt, lúc cay. Nước sốt cà chua được làm từ hành tây và các loại ớt khác nhau, cùng với các loại gia vị phổ biến bao gồm thì là Ai Cập, rau mùi, thì là Ba Tư (caraway), ớt bột paprika (ngọt hoặc hun khói), và hạt tiêu Aleppo. Các nguyên liệu khác có thể là phô mai feta, ô liu, thịt cừu xay, chanh muối, harissa (bột ớt đỏ cay), hoặc xúc xích cay.

 

Trứng Scotch (trứng bọc thịt lòng đào)


BM


Ở Scotland, trứng Scotch thường là một món ăn nhẹ khi đi dã ngoại, và ở Hoa Kỳ, món này phổ biến trong các quán bia. Đây là món sử dụng xúc xích heo xay, bọc quanh một quả trứng luộc chín, sau đó được phủ lớp vụn bánh mì, và chiên ngập dầu.

 

Điều chú ý là, cái tên trứng Scotch này không có ý nhắc đến người Scotland; những câu chuyện về nguồn gốc món ăn này có rất nhiều, với một bộ phận kinh doanh ở Luân Đôn xác nhận rằng lần đầu tiên họ rao bán món ăn này vào năm 1738, nhưng không có lời xác nhận nào trong số này đến từ Scotland. Vì vậy, có thể nói món trứng Scotch không phải của người Scotland, nhưng mọi người đã vui vẻ đón nhận món ăn này.

 

Dan Bing (Bánh Crêpe trứng)


BM


Khi người Đài Loan đi làm vào buổi sáng, các cửa hàng ngoài trời và xe bán thức ăn cung cấp đa dạng các loại thức ăn nóng được chế biến nhanh. Dan bing là một trong những món như vậy, đây là một loại bánh crêpe cuộn.

 

Những người bán hàng múc một ít bột bánh crêpe lên vỉ nướng nóng (bạn có thể làm món này ở nhà với chảo chống dính) và cuộn lớp bột thành hình tròn để bắt đầu làm món bánh crêpe này. Sau đó, đầu bếp sẽ thêm một lớp trứng trộn với dầu mè và hành lá cắt nhỏ, cẩn thận không để các nguyên liệu này tràn ra ngoài vòng tròn bánh crêpe.


BM


Khi trứng sắp đông lại, bạn có thể thêm một vài nguyên liệu ăn kèm, chẳng hạn như những lát giăm bông xắt nhỏ, phô mai bào nhỏ, bắp, chà bông heo, hoặc miếng thịt xông khói. Sau đó, bánh crêpe này được cuộn thành một ống dài, cắt thành từng miếng, và ăn kèm với nước sốt — thường là hắc xì dầu dạng đặc hoặc nước sốt ớt ngọt.

 

Ở Đài Bắc, những chiếc bánh crêpe này được đóng gói gọn trong một chiếc túi giấy sáp nhỏ để bạn có thể mang đi ăn.

 

Tortilla Tây Ban Nha

 

BM

Bạn không nên để cái tên này đánh lừa bạn. Bánh tortilla, một món ăn đặc trưng của Tây Ban Nha, không phải là lớp vỏ phẳng làm từ ngũ cốc để làm bánh taco và những món tương tự được nhiều người Mỹ biết đến. Mặc dù cũng được phân loại là món trứng ốp lết, nhưng bánh tortilla của Tây Ban Nha thực sự được làm bằng trứng và khoai tây, thường có một ít hành tây. Khoai tây không chỉ là một nguyên liệu bổ sung cho món ăn thêm phần hương vị; các công thức nấu ăn thường yêu cầu sử dụng lượng phần trứng và khoai tây bằng nhau. (Một số công thức có thể thêm giăm bông serrano hoặc chorizo vào hỗn hợp này.)


BM


Các lát khoai tây và hành tây xắt nhỏ được nấu trong một cái chảo, sử dụng một lượng dầu ô liu vừa đủ cho đến khi ngả màu nâu. Để ráo nước và trộn vào trứng đánh bông, nêm nếm với muối và hạt tiêu, sau đó cho tất cả vào chảo đã được tráng một lớp dầu mỏng. Bánh phải dày, chỉ hơn một inch một chút. Bạn hãy làm thật cẩn thận sao cho lửa nóng đến phần giữa để trứng đông lại và bên ngoài bắt đầu ngả sang màu nâu một chút. Sau đó, lật toàn bộ hỗn hợp trong chảo để hoàn tất việc chế biến.

 

Bạn có thể tìm thấy món này trong bữa sáng buffet ở khách sạn, nhưng, vì món này được phục vụ ở nhiệt độ phòng, nên cũng có sẵn vào cuối ngày tại các quán bar phục vụ bữa ăn nhẹ.

 

Cilbir


BM


Phát âm là “chuhl-buhr”, đây là một món ăn khác của Thổ Nhĩ Kỳ. Trứng chần được đặt trong một cái tô với một hỗn hợp đặc bao gồm nước sốt sữa chua và sốt kem tỏi, sau đó rưới một chút dầu ô liu hoặc bơ tan chảy cùng với ớt đỏ. Đây là sữa chua nguyên chất, không phải loại trái cây, và được phục vụ ở nhiệt độ phòng. Hạt tiêu, hoặc hạt tiêu Aleppo, nên được khuấy trong dầu hoặc bơ và đun nóng một chút — không đun sôi xèo xèo — trước khi đổ hỗn hợp này lên món ăn.

 

Cũng khá giống với món menemen, cilbir được dọn kèm những lát bánh mì mới ra lò giòn rụm có thể dùng để phết lòng đỏ và sốt sữa chua. Tất nhiên, món này rất ngon, sữa chua và dầu ô liu khiến cilbir trở thành món ăn tốt cho sức khỏe — phải vậy không?

 

Tamagoyaki


BM


Một vài điều bất ngờ trong một bữa sáng buffet đúng kiểu Nhật Bản: món mà bạn có thể nghĩ là trứng luộc kỹ nhưng thật ra là trứng còn sống, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra điều này nếu chẳng may làm rơi một quả trứng xuống sàn, và món trứng ốp lết sẽ có một chút vị ngọt của đường.

 

Tamagoyaki, một món trứng ốp lết cuộn của Nhật Bản thường được dùng nguội, được làm từ trứng, nước tương, dashi (một loại súp có vị umami làm từ tảo bẹ khô và cá ngừ bào khô), và đường. Ngoài việc món này được phục vụ như bữa sáng, tamagoyaki còn có thể được cắt thành lát dày bán tại các quán sushi.


BM


Còn món trứng sống nằm đó, chỉ chờ một người ngoại quốc làm trò, người Nhật thường đập trứng khuấy vào bát cơm nóng, ăn rất bùi. Bạn không nên đập vỏ trứng cho đến khi bạn dùng món — tốt nhất là với một chút nước tương.

 

BM 

Kevin Revolinski  _  Trường An

jeudi 5 janvier 2023

Gâteau à la banane cuit à la poêle

.

Recette de gâteau à la banane

Ingrédients :

– 2 bananes
– 1 œuf
– 80g de fructose
– 150 ml de lait de noix de coco
– Une pincée de sel
– 60 ml d’huile de coco
– 8g de levure chimique
– 7g de sucre vanillé
– 150g de farine d’amande
– 1 cuillère à soupe de vinaigre blanc

Préparation :

Dans le fond d’une poêle antiadhésive, parsemez une cuillère à soupe de fructose.

Coupez deux bananes en rondelles égales et mettez-les dans la poêle.

Dans un récipient, mettez un œuf entier et ajoutez-y le sel, le sucre vanillé, 60g de fructose et mélangez le tout.

Tout en continuant à fouetter, ajoutez le lait de noix de coco et l’huile de coco.

Ajoutez ensuite la farine et la levure tamisées au mélange, puis incorporez-y le vinaigre blanc ou du jus de citron afin de rendre le gâteau plus léger.

Versez le mélange dans la poêle contenant les tranches de banane et laissez cuire pendant 20 minutes à couvert sur feux doux.

A L’aide d’une assiette, retournez le gâteau sur l’autre face et laissez-le cuire pendant 5 minutes mais à découvert. Une fois cuit, vous pouvez le déguster !

Pour que la préparation de ce gâteau soit plus facile pour vous, voici une vidéo qui explique étape par étape sa préparation.

REF

CAMPAGNE DE RECRUTEMENT de DÉVELOPPEMENT ET PAIX (CARITAS CANADA)

 

Campagne de recrutement

Offrez-vous
la solidarité en cadeau.

Devenez membre
de Développement et Paix !

Cliquez ici
https://www2.devp.org/fr/civicrm/contribute/transact?reset=1&id=4&reset=1&id=4

Si vous êtes déjà membre,

nous vous en remercions.

 

 



de Développement et Paix

Joyeux anniversaire !
(1967-2022)


Cliquez ici ou sur le 55 pour voir la 

 

Solidairement,

 

Philippe Lafortune, Votre Animateur

Régions de Montréal, Saint-Jean-Longueuil, Saint-Hyacinthe, Sherbrooke, Joliette

1-800-494-1401 ou 514-257-8710 #313 | plafortune@devp.org | devp.org

DÉVELOPPEMENT ET PAIX DEVELOPMENT AND PEACE

 

« Rappelons-nous que chaque homme, femme, enfant rassasié a, quelque part dans le monde, un frère, une sœur qui a faim, froid, soif – de justice. »

Développement et Paix : 55 années au service de la dignité humaine grâce à l’engagement de ses 11 234 membres dévoué.e.s d’un océan à l’autre.