mardi 13 août 2024

Sixième rencontre ' Les Joyeux 5à8 du CVQN , été 2024 ' le Mercredi 7-Aout- 2024

  LES JOYEUX 5 @ 8 DU QUARTIER NORD 2024  (6ème édition)


SIXIÈME  RENCONTRE DE LA SAISON DES JOYEUX 5À 8 DU QUARTIER NORD LE MERCREDI 7AOUT 2024 DÈS 17H15 AU PARC MARQUIS-DE-MONTCALM SITUÉ AU 2050 BOULEVARD DE PORTLAND. 
Cette rencontre est organisée conjointement avec La brise culturelle secteur Jacques-Cartier.  

 C'est une occasion unique de rapprochement entre les personnes résidentes du quartier  de créer des liens, de découvrir des ressources locales utiles, d'encourager différents types de partage, de voir et entendre des talents de chez-nous principalement des musiciens et chanteurs.

Déroulement:   

17h15   Inscription, accueil avec cocktail pour faire connaissance, se retrouver.
Collation préparée par une équipe de bénévoles
Flash communautaire

18h15  Prestation musicale 

PEP (le Petit Ensemble Populaire) nous fait revisiter les grands succès musicaux des années 1850 à 1970, en nous charmant avec un répertoire diversifié allant du Tango, à la musique bavaroise du ragtime ou encore au jazz. Laissez-vous surprendre par une instrumentation colorée comprenant clarinette, saxophone, trompette, trombone, tuba et percussion. Le tout, joué par des musiciens professionnels, mais surtout passionnés.

Répertoire varié des grands succès musicaux des années 1850 à 1970. Plusieurs styles musicaux sont touchés.


19h25 - Prix de présence fournis par de généreux donateurs
19h45 - Mot de la fin

Pour protéger l'environnement, nous souhaitons que vous apportiez votre bouteille d’eau. Comme par les années passées, si vous avez des objets neufs ou usagés en bon état ( œuvres d’art ou d’artisanat, articles d’usage domestique ou de décoration…) dont vous voulez vous départir, ceux-ci pourront faire plaisir à des participants.es lors du tirage des prix de présence.
N’hésitez pas à inviter vos voisins à venir partager notre fête. Entrée libre, tout est gratuit. Contribution volontaire serait appréciée. Au plaisir de vous rencontrer.


Hélène Ouellet, coordonnatrice
Kim Doan Nguyen, responsable des inscriptions
Comité Joyeux 5 à 8 du quartier Nord
Comité Vie de quartier Nord (CVQN)


sixième rencontre (7 aout 2024)

Inscription





Nous sommes prêtes pour vous servir 











Hélène présente le groupe PEP


quelques mots concernant les activités du PEP et les muisiciens.es de ce groupe



















ovation après une très belle prestation musicale du PEP





Flash communautaire avec M. Marcel Cyr : fête de la rivière



bon échange


beaux prix
Lucie et Micheline sont prêtes à distribuer les prix de présence aux gagnants.es





















rendez vous à la septième rencontre le mercredi prochain 14-aout 2024. 
Soyez les bienvenus



Les photos de la cinquième rencontre mercredi 31 juillet 2024















































vendredi 9 août 2024

10 recettes parfaites pour des partys potluck réussis-Ricardo

On partage un dîner entre collègues juste avant le congé des fêtes ou encore on est invité à un party de Noël de type potluck? Cette formule de repas-partage est très populaire. Et grâce aux recettes et aux astuces qui suivent, on est fin prêt pour faire bonne impression et se faire demander: «Tu l’as prise où, ta recette?»

1. Salade de macaronis classique

La salade de macaronis fait toujours consensus auprès de la famille sur la table du temps des fêtes. Cette recette colorée inclut du poivron et du céleri et réunit des saveurs qui nous rappellent la salade que faisait notre mère. Et elle est encore meilleure lorsqu’elle est préparée à l’avance!

2. Salade de brocolis et de raisins frais

On nous a confié la mission d’apporter la salade? Celle-ci allie des minibouquets de brocoli cru à des raisins frais plutôt que les habituels raisins secs. Des amandes et de l’oignon vert complètent la liste des ingrédients liés par une mayonnaise. Un conseil: on n’hésite pas à multiplier la recette, qui compte 6 portions, en fonction du nombre d’invités.

3. Canapés au gravlax de saumon et crème à la moutarde

On veut impressionner, mais on est un peu à court de temps? On a le gravlax qu’il vous faut pour court-circuiter cette recette. On peut préparer du gravlax maison, bien sûr, mais avec le gravlax prêt à déguster RICARDO, il n’y a qu’à faire l’assemblage. Et ce ne sera pas mentir aux autres que de leur dire: «Les canapés, oui, oui, c’est moi qui les ai faits… et la recette est de RICARDO!»

4. Millefeuille facile (pouding étagé à la vanille et aux biscuits Graham)

Notre hôte nous suggère d’apporter le dessert? On opte idéalement pour une recette rassembleuse et qui se fait à l’avance. C’est le cas de ce millefeuille, aussi appelé napoléon ou encore gâteau frigidaire, qu’on réfrigère 24 heures avant de le servir. 

5. Bûche roulée à la verticale aux canneberges et au chocolat

On surprend tout le monde avec cette bûche revisitée où le gâteau est roulé en sens inverse, côté plat orienté vers le bas. C’est en s’en découpant une part au moment de prendre le dessert que se dévoile l’alternance de rayures chocolatées et crémeuses de chaque tranche. Pour faire bonne impression, c’est réussi!

6. Trempette chaude aux artichauts à la mijoteuse

Pour plusieurs, cette trempette à servir avec des croûtons de pain et des crudités est devenue un incontournable. On aimerait bien la faire découvrir à tout le monde, mais l’idéal est d’en discuter avec notre hôte. La raison? La recette est préparée à la mijoteuse qu’on utilise en mode réchaud pour qu’elle reste chaude. Aura-t-on accès à une prise de courant, les invités risquent-ils de trébucher sur une rallonge encombrante? La question mérite d’être posée! Sinon, on peut toujours se rabattre sur une version à cuire au four.

7. Punch de Noël tutti frutti

Cette boisson parfumée aux fruits, qui contient des agrumes, des fruits rouges, du triple sec et du brandy, fait partie des classiques à cette période-ci de l’année. En plus d’être délicieux, ce punch se prépare rapidement, en 10 minutes seulement. On l’assemble avant de partir et on s’assure de le transporter dans un contenant parfaitement hermétique pour éviter les dégâts. Et surtout, on n’oublie pas le bol à punch dans lequel le transvider une fois arrivé à destination.

8. Gratin de pommes de terre et de poireaux

Si la gestion du four ne pose pas de problème pour notre hôte, on suggère ce plat parfait pour accompagner la volaille, la viande et le poisson. Un de ses avantages est qu’on le prépare la veille et qu’il se transporte facilement. Il suffit de le réchauffer au four, couvert de papier d’aluminium quelque 30 minutes avant de le déposer sur un sous-plat sur la table, parmi les autres plats.

9. Plateau de sandwichs

Les petits sandwichs sont des incontournables dans un repas-partage parce qu’ils se transportent et se mangent facilement, sans ustensiles. On élève le niveau des «sandwichs pas de croûtes» avec des propositions plus raffinées, mais simples à réaliser, comme des sandwichs au saumon confit, à la mortadelle et poire ainsi que des roulés aux œufs

10. Carrés aux chocolat blanc, aux canneberges et aux pistaches

Cette recette, qui se conserve facilement 3 semaines, est idéale si on souhaite prendre de l’avance sur ses préparatifs du temps des fêtes. Les carrés, qu’on transporte simplement dans un contenant en plastique, peuvent être disposés dans une assiette de service ou sur une élégante planche en bois

Besoin d’encore plus d’idées? Voici une liste de desserts de Noël à emporter:

jeudi 8 août 2024

VINH DANH PHỞ SÀI GÒN…_HOMMAGE À SAIGON PHO

 VINH DANH PHỞ SÀI GÒN…

( Chỉ hợp với người Miền Nam)

Tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh Time Out ngày 29/5/2024, công bố 20 thành phố có ẩm thực ngon nhứt thế giới. Trong đó, Sài Gòn là đại diện của Việt Nam được nhắc đến trong danh sách và xếp thứ 4.

Trong bảng sắp hạng của Time Out, đứng vị trí số 1 là Naples (Ý), là quê hương của pizza, tiếp theo gồm Johannesburg (Nam Phi), Lima (Peru) và Sài Gòn ở vị trí số 4 với món nhứt định phải ăn là phở.




Theo Time Out, món nên ăn khi đến Sài Gòn là phở. Sài Gòn còn có nhiều món ăn khác được giới thiệu như bánh mì thịt, cơm tấm, các loại bánh ở các quán ăn hay trong các khu chợ, hết thảy đều ngon và vừa túi tiền.

Time Out viết:

"Ngoài các quán ven đường và những khu chợ nhộn nhịp bán bánh mì, ốc, cơm tấm…Nhưng đến nay, món được nhắc đến nhiều nhứt trong khảo sát của chúng tôi chính là phở. Món phở ở Miền Nam thường được trang trí và thưởng thức với nhiều rau húng quế, rau thơm, ớt và tương đen, và nơi nào trong thành phố cũng có phở".

Time Out vinh danh và chỉ cái tên rõ ràng: Phở Sài Gòn.

Vì phở có ở khắp nơi, Hà Nội hay Nam Định, Hải Phòng có phở. Nhưng nhứt định phở Sài Gòn mới được vinh danh.

Người Sài Gòn, người Miền Nam đã nấu và ăn  phở theo cách của mình, chế biến để phở thành món Sài Gòn.

Trong trường phái phở, phở Nam chiếm một vị trí đáng kể, rất dễ hiểu, không ai làm thương mại giỏi hơn người Sài Gòn, người Miền Nam.

Phở bắt đầu từ nồi nước lèo mà người Bắc kêu là nước dùng, đó là nước hầm xương cùng một số vị thuốc Bắc như quế, đại hồi, thảo quả, đinh hương, tiểu hồi, gừng nướng, củ hành nướng.

Mùi thuốc Bắc này giúp nước lèo của phở đánh bật mùi hăng hắc của thịt bò.

Tuy nhiên phở Sài Gòn có nước lèo khác phở Bắc, người Nam không xài đinh hương.

Nước phở Bắc trong, có vị mặn, ăn hơi chua. Còn Nam thì ngọt và có màu đục ngà ngà, thêm nước cốt óng ánh từ xương.

Người Bắc thích ăn hơi chua, đồ ăn ít cay, chuộng tiêu hơn ớt, thích xài hành và rau thơm.

Người Miền Nam thường thích vị ngọt. Phở Bắc xài bột ngọt rất nhiều, phở Nam thì ngọt của xương hầm và có vị đường.

Phở Bắc người ta xử dụng sợi phở lớn. Còn Nam sợi phở mềm, dài và nhỏ hơn.

Bạn gọi một tô phở Bắc chánh gốc, chủ quán bưng ra một tô phở chỉ có bánh và thịt bò cùng một chén củ hành tây bào mỏng, ai thích hành tây thì ăn, không thì để đó. Muốn cay có tiêu, có chổ bỏ hành rất nhiều.

Người Bắc ăn phở cùng với giò cháo quẩy và không xài chanh ớt, họ sẽ bỏ dấm vào cho chua, không bao giờ ăn giá trụng.

Phở Sài Gòn thì chủ quán bỏ hành tây, giá trụng vào luôn tô phở, ngoài ra còn có hành, đầu hành, khi ăn phở sẽ cho thêm thật nhiều ớt và gia vị như tương đen, tương ớt và rất nhiều rau. Người Miền Nam không bỏ giò cháo quẩy vào phở, giò cháo quẩy chỉ để ăn cháo lòng.

Người Miền Nam, người Sài Gòn rất tự nhiên trong ăn rau, rau có nhiều chất xơ, bác sĩ đã khẳng định, ăn nhiều tốt tiêu hóa, lại điều hòa huyết áp, phòng nhồi máu cơ tim.

Nói về rau thì dân Nam Kỳ mình mê rau hơn mê gái, mâm cơm nào cũng đầy nhóc rau là rau, rau hiện diện trong ẩm thực Miền Nam thành đặc trưng.

Có thể kể rau ăn phở của người Sài Gòn là giá sống, ớt xắt, chanh, quế, ngò gai, cần nước, ngò om, hung cây

Ngoài phở bò, người Sài Gòn còn có phở gà. Nước lèo phở gà hầm khác phở bò, nó bao gồm 4 vị gừng, hành, hồi và quế .

Khi nói về nguồn gốc phở người ta hay xầm xì, là vì phở có bà con với hủ tíu bò viên của người Hoa Chợ Lớn.

Tại vì quán phở Sài Gòn ngoài thịt bò tái, gầu, nạm còn có thêm bò viên thiệt ngon.

Chúng ta phân biệt được hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc với hủ tíu người Hoa là ở cọng bánh.

Sợi bánh hủ tíu Nam Kỳ là sợi dai, sợi hủ tíu Hoa là sợi mềm. Sợi hủ tíu người Hoa mềm và kích cỡ của nó khá giống sợi phở Bắc .

Thành ra người Sài Gòn đã làm sợi bánh phở ở Miền Nam nhỏ hơn sợi bánh phở ở Miền Bắc.

Phở Nam và phở Bắc hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta là người Miền Nam, thành ra sẽ luôn ăn phở kiểu Sài Gòn mới thấy nó ngon cái miệng, mà thực ra ngày nay "phở Bắc" ở Sài Gòn cũng thành phở Nam hết ráo rồi.

Quán phở Bắc nào nếu kiên quyết giữ vị Bắc thì khó tồn tại trong đất Nam, phở Bắc bị lai từ ít tới nhiều.

Nói về một quán phở Sài Gòn, nhiều người sẽ nói xứng đáng đồng tiền khi bạn bỏ ra.

Nhiều người nói phở Sài Gòn nhìn như ông "trọc phú" là một kiểu dằn mâm xán chén thôi. Tô phở kiểu Nam là một bài ca vẹn toàn.

Thứ nhứt là nó nhiều thịt, có bò viên, nước lèo thơm và rất đậm đà. Nó có vị không quá béo cũng không quá thanh đạm. Rau nhiều mà xanh mát mắt. Ăn nhiều nhưng vừa đủ no và nhờ rau nên không bị căng bụng.

Tô phở Sài Gòn có nước lèo bốc khói sóng sánh minh mông nhìn vô là thực khách phải nén cái sự tham ăn của mình xuống, rồi thịt bò xếp lớp làm người ta không thể ngừng cái sự sung sướng lại.

Một rổ rau kế bên, ngắt rau bỏ vô, vắt một miếng chanh vào, vài lát ớt xắt vào thì trời đất không còn gì trước mặt bạn.

"Thò tay mà ngắt cọng ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ"

Người Sài Gòn làm ẩm thực là muốn thực khách phải quíu đều khắp các giác quan, từ cái nhìn tới cái lổ tai, lổ mũi và sự "ngưỡng mộ" trong tâm trí của thực khách sẽ được đẩy lên cao độ, thực khách nhiều khi không muốn "ăn" tô phở vì ăn vô… uổng quá.

Ăn phở Sài Gòn như cung bậc làm tình vậy, từ bước đầu ngồi nói chuyện, xong nắm tay, nắm chưn, ôm ấp, hun hít, lột đồ, mơn trớn, đi vào nhau và thỏa mãn tột đỉnh rồi đổ mồ hôi hột ra.

Khi đã thỏa mãn thì người Sài Gòn không vội chạy liền, họ sẽ ôm ấp mơn trớn, an ủi nhau lần thứ hai, đó lại là tâm sự, nói chuyện tiếp.

Ăn phở Sài Gòn nói riêng và tất cả các món khác đều chứng kiến cảnh thực khách sau khi ăn xong ngồi lại, nán lại 5, 10 phút rủ rỉ tâm tình trước khi kêu tính tiền ra về, đó mới là tinh hoa kinh doanh và thưởng thức ẩm thực.

Cho nên khi nói về phở, phở Nam, phở Sài Gòn tạo ra trường khái riêng biệt rồi, nó đóng đinh vào ẩm thực Việt Nam khá chắc chắn mà bạn có đi dâu đó cũng không bao giờ tìm thấy được.

Ngẫm cũng vui, phở mà cũng phân ra Nam và Bắc, 🤣mà đừng nghĩ nó trầm trọng hóa như lịch sử, nó là một món hòa điệu ân tình làm phong phú thêm khẩu vị trong ẩm thực.❤️

Nay Tây nó còn vinh danh phở Sài Gòn.
Nói ra câu này không hề quá đáng.

NGUYỄN GIA VIỆT
🍁 Đấy cứ chê Sài Gòn không có Phở …Mà lại ngon nữa.

H.Phúc sưu tầm


****************************************************************

HOMMAGE À SAIGON PHO…
(Convient uniquement aux sudistes)

Le célèbre magazine de voyage britannique Time Out a annoncé le 29 mai 2024 les 20 villes offrant la meilleure cuisine du monde. Saigon est notamment le représentant du Vietnam mentionné dans la liste et classé 4ème.

Dans le classement Time Out, le numéro 1 est Naples (Italie), la ville natale de la pizza, suivi de Johannesburg (Afrique du Sud), Lima (Pérou) et Saigon au numéro 4 avec certains plats incontournables : le pho.




Selon Time Out, le plat à manger en venant à Saigon est le pho. Saigon propose également de nombreux autres plats tels que les sandwichs à la viande, les brisures de riz, les gâteaux au restaurant ou sur les marchés, tous délicieux et abordables.

Time Out a écrit :

"En plus des boutiques en bord de route et des marchés animés vendant du pain, des escargots, des brisures de riz... Mais de loin, le plat le plus mentionné dans notre enquête est le pho. Dans le Sud, le pho est souvent décoré et dégusté avec beaucoup de basilic, d'herbes, de piment. et de la sauce hoisin, et le pho est disponible partout dans la ville."

Time Out lui rend hommage et le nomme clairement : Pho Saigon.

Parce que le pho est partout, Hanoi ou Nam Dinh, Hai Phong ont du pho. Mais c'est bien le Saigon pho qui est à l'honneur.

Les Saigonnais et les sudistes ont cuisiné et mangé le pho à leur manière, faisant du pho un plat de Saigon.

Dans l'école du pho, le pho du Sud occupe une place importante, c'est facile à comprendre, personne ne fait mieux les affaires que les Saigonnais, les Sudistes.

Le pho commence à partir d'un pot de bouillon que les habitants du Nord appellent bouillon, qui est un bouillon d'os avec des herbes chinoises comme la cannelle, l'anis étoilé, la cardamome, les clous de girofle, l'anis étoilé, le gingembre grillé et les oignons grillés.

L'odeur de cette médecine chinoise aide le bouillon pho à surmonter l'odeur âcre du bœuf.

Cependant, le phở de Saigon a un bouillon différent du phở du Nord, les sudistes n'utilisent pas de clous de girofle.

Le bouillon phỏ du Nord est clair, salé et légèrement aigre. Quant au Nam, il est sucré et a une couleur ivoire, avec le jus pétillant des os.

Les habitants du Nord aiment manger des aliments légèrement acides et moins épicés, préfèrent le poivre au piment et aiment utiliser des oignons et des herbes.

Les gens du Sud aiment souvent les saveurs sucrées. Le pho du Nord utilise beaucoup de MSG, tandis que le pho du Sud est sucré à partir d'os cuits et a un goût sucré.

Dans le nord du Phở, les gens utilisent de grosses nouilles phở. Pendant ce temps, les nouilles phở de Nam sont plus douces, plus longues et plus petites.

Vous commandez un bol de véritable pho du Nord, le propriétaire sort un bol de pho avec uniquement du pain et du bœuf et un bol d'oignons émincés. Ceux qui aiment les oignons peuvent les manger, sinon les laisser là. Si vous le voulez épicé, utilisez du poivre, certains endroits ajoutent beaucoup d'oignons.

Les habitants du Nord mangent du pho avec des bâtonnets de pâte frits et n'utilisent pas de citron ni de piment, ils ajoutent du vinaigre pour le rendre aigre et ne mangent jamais de germes de soja.

À Saigon Pho, le propriétaire met des oignons et des germes de soja dans le bol de pho. De plus, il y a aussi des oignons et des têtes d'oignons. Lorsqu'il mange du pho, il ajoute beaucoup de piment et d'épices comme la sauce hoisin, la sauce chili et beaucoup. de légumes. Les sudistes ne mettent pas des bâtonnets de pâte frits dans le pho, ils en mangent juste avec du porridge .

Les sudistes et les Saigonnais mangent très naturellement des légumes. Les légumes sont riches en fibres. Les médecins ont confirmé que manger beaucoup est bon pour la digestion, régule la tension artérielle et prévient les crises cardiaques.

En parlant de légumes, les habitants du Sud aiment les légumes plus que les filles. Chaque plateau-repas est rempli de légumes. Les légumes sont une caractéristique de la cuisine du Sud.

On peut dire que les légumes pho des Saigonnais sont des germes de soja crus, du piment haché, du citron, de la cannelle, de la coriandre, de la coriandre braisée et du basilic.

En plus du pho au bœuf, les Saigonnais ont également du pho au poulet. Le bouillon pho de poulet est différent du pho de bœuf, il comprend 4 saveurs de gingembre, d'oignon, d'anis et de cannelle.

Quand les gens parlent de l'origine du pho, c'est parce que le pho est lié aux nouilles aux boulettes de bœuf des Chinois Cho Lon.

Parce que le restaurant Saigon Pho, en plus du bœuf cru saignant et de la viande cuite, propose également de délicieuses boulettes de bœuf.

On peut distinguer la soupe de nouilles My Tho, la soupe de nouilles Sa Dec de la soupe de nouilles chinoise par la tige du gâteau.

Les fibres des gâteaux de nouilles Nam Ky sont résistantes, les nouilles Hoa sont des fibres douces. La soupe de nouilles chinoises est douce et sa taille est assez similaire à celle des nouilles pho du Nord.

Par conséquent, les habitants de Saigon ont fabriqué des nouilles pho du Sud plus petites que celles du Nord.

Le pho du Sud et le pho du Nord sont complètement différents.

Nous sommes des sudistes, donc nous mangerons toujours du pho à la Saigon pour le trouver délicieux, mais en fait, de nos jours, le « pho du Nord » à Saigon est complètement devenu le pho du Sud.

Si un restaurant de pho du Nord est déterminé à conserver le goût du Nord, il sera difficile de survivre dans le Sud, le pho du Nord étant hybridé du moins au plus.

En parlant d'un restaurant pho à Saigon, beaucoup de gens diront qu'il vaut plus l'argent que vous dépensez.

Beaucoup de gens disent que le Saigon pho ressemble à un « homme riche et chauve » et n'est qu'un type de nourriture. Le bol pho de style sudiste est une chanson parfaite.

Premièrement, il contient beaucoup de viande, des boulettes de bœuf et le bouillon est parfumé et très riche. Son goût n'est ni trop gras ni trop léger. Les légumes sont abondants et verts. Mangez beaucoup mais juste assez pour vous sentir rassasié et grâce aux légumes, vous ne vous sentirez pas ballonné.

Le bol de Saigon pho contient un bouillon fumant qui oblige les convives à réprimer leur gourmandise lorsqu'ils le regardent, puis les couches de bœuf rendent les gens incapables d'arrêter leur bonheur.

Un panier de légumes à côté de vous, coupez les légumes et mettez-les dedans, pressez un morceau de citron, ajoutez quelques tranches de piment, alors le ciel et la terre n'auront plus rien devant vous.

"Tendez la main et arrachez la tige de coriandre
Je t'aime tellement que je fais semblant de t'ignorer"

Les Saigonnais qui travaillent dans la cuisine veulent que les convives apprécient tous les sens, du regard aux oreilles et au nez, et « l'admiration » dans l'esprit des convives sera poussée à un niveau élevé, avec de nombreux convives lorsque ce n'est pas le cas. je veux "manger" un bol de pho parce que c'est trop de gaspillage.

Manger du Pho à Saigon, c'est comme faire l'amour, dès le premier pas : s'asseoir et parler, puis se tenir la main, se tenir la main, se serrer dans ses bras, s'embrasser, se déshabiller, se caresser, se pénétrer et atteindre la satisfaction ultime, puis sortir.

Une fois satisfaits, les Saigonnais ne se précipitent pas pour s'enfuir, ils s'embrassent, se caressent et se réconfortent une seconde fois, ce qui est une autre confiance et conversation.

En mangeant du pho de Saigon en particulier et tous les autres plats, les convives s'assoient après avoir mangé, s'attardent pendant 5 à 10 minutes, murmurant leurs sentiments avant d'appeler pour que l'addition parte. C'est la quintessence des affaires et profiter de la cuisine.

Ainsi, quand on parle de pho, de pho du Sud, le Saigon pho a créé un concept à part, il est fermement ancré dans la cuisine vietnamienne et même si vous y allez, vous ne le trouverez jamais.

C'est amusant d'y penser, le pho est aussi divisé entre Nord et Sud, 🤣ne pensez pas que c'est agaçant comme l'histoire, c'est un plat harmonieux qui enrichit le palais culinaire.❤️

De nos jours, les Occidentaux rendent également hommage au Saigon pho.
Dire cela n’est pas une exagération.

NGUYEN GIA VIET

lundi 5 août 2024

Vài cảm nhận về những tranh cãi xung quanh lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Paris 2024

Tối thứ sáu xem lễ khai mạc Thế Vận hội mùa hè Paris 2024 ở nhà. Xem xong, một cảm giác lạ lùng xâm chiếm tâm hồn. Một sự thú vị và cả thán phục sau một màn trình diễn đậm màu sắc, âm thanh, giai điệu, hội hoạ và lịch sử.




Dĩ nhiên, hơn bốn giờ ngồi tại nhà, mát mẻ, xem trực tiếp trên tivi vẫn có cái hay khi không bị mưa gió hành hạ như hơn 300 ngàn khán giả phải đội mưa xem trực tiếp bên hai bờ sông Seine, dài sáu cây số!

Có thể nói, chương trình mang tên Grande Seine (Seine to lớn) với ý tưởng táo bạo: lấy sông Seine, biểu tượng của thủ đô Paris, làm một sân khấu to lớn cho cuộc diễu hành của các đoàn vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia.

Các cuộc diễu hành bằng tàu lớn, tàu nhỏ trên sông là ý tưởng chưa từng có trong lịch sử các Lễ Khai mạc. Cũng trên sông Seine, là 12 hoạt cảnh, có thể được xem như những bức tranh, kết thành nội dung của chương trình. Mỗi bức tranh là sự sống động hài hoà làm nổi bật một khía cạnh liên quan đến lịch sử của Paris, của nước Pháp và của cả lịch sử Olympic!

Các hoạt cảnh theo thứ tự: Enchanté, Synchronicité, Liberté, Égalité, Fraternité, Sororité, Sportivité, Festivité, Obscurité, Solidarité, Solennité và sau cùng là Éternité như một câu chuyện kể về Paris và nước Pháp.

Ngay từ phần mở đầu, buổi lễ được xây dựng như một cuộc phiêu lưu xuyên qua Paris, phá vỡ truyền thống vốn có và mang lại những điều bất ngờ thú vị, thậm chí tranh cãi. Enchanté đưa người xem khám phá một Paris vui tươi và lộng lẫy, làm nổi bật những bản đúc liên quan đến Kinh đô Ánh sáng đồng thời phá bỏ chúng. Tấm bưu thiếp Paris này gợi lên lịch sử, văn hóa, ẩm thực và tinh thần Pháp thông qua những bức ảnh nuôi dưỡng trí tưởng tượng chung.

Ba hoạt cảnh Liberté, Égalité và Fraternité minh họa cho khẩu hiệu của nước Pháp: Tự do, bình đẳng và bác ái.

Hoạt cảnh Liberté đã gây ra một làn sóng tranh cãi chính tại nước Pháp. Cần hiểu cái bối cảnh lịch sử mà nhà đạo diễn chương trình muốn thuật lại cho người xem. Hoạt cảnh Tự do là sự pha trộn giữa cuộc biểu tình Paris của Những người khốn khổ và cuộc Cách mạng Pháp, giữa sự giải phóng con người, với sự giải phóng thể xác và tình yêu nơi một thành phố thấm đẫm sự lãng mạn, huyền bí và khát khao. Conciergerie, nơi ở của các vị vua Pháp vào thời Trung Cổ, bên bờ sông Seine, đã trở thành nhà tù trong Cách mạng Pháp. Chính nơi này đã trở thành sân khấu cho hoạt cảnh với hình ảnh hoàng hậu Marie-Antoinette cầm cái đầu của chính mình và hát bài “Ah ça ira” với sự tham gia của Gojira, ban nhạc rock Pháp. Đó là bài hát nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Pháp.

Hình ảnh một người phụ nữ bị chặt đầu và cầm chính cái đầu của mình để hát bên một cửa sổ của cung điện khiến cho không ít người xem bất bình. Phải chăng nước Pháp từng xoá bỏ mức trừng phạt tử hình/chặt đầu nay lại muốn cổ xuý cho sự bạo lực như thế trong lễ Khai mạc Thế vận hội?

Trong phút chốc, ít ai liên tưởng đến Conciergerie, một cung điện [lộng] lẫy nhất châu Âu thời đó, tọa lạc trên đảo Ile de la Cité, giữa lòng Paris, với tòa tháp đôi sừng sững bên bờ sông Seine, đã được sử dụng như một nhà tù khét tiếng, nơi giam giữ nhiều nhân vật lịch sử quan trọng dưới thời Cách Mạng Pháp 1789, trong đó có hoàng hậu Marie-Antoinette. Bà đã bị chặt đầu và hình ảnh người phụ nữ cầm cái đầu của mình và hát trong hoạt cảnh Liberté chính là bà hoàng hậu nổi tiếng đó. Nhắc đến sự Tự do – Liberté, người Pháp phải khơi dậy, với sự tự hào, cuộc Cách mạng Pháp, và cung điện Conciergerie với sự kiện lịch bà hoàng hậu Marie-Antoinette bị xử trảm vào ngày 16/10/1793.

Những giai điệu âm nhạc và không gian muôn màu đã đưa người xem lướt qua một sự kiện lịch sử quan trọng của Paris và nước Pháp. Bạo lực được thay bằng màu sắc và giai điệu đã làm mờ nhạt đi một Thời đại Kinh hoàng – Terreur vào năm 1793. Tuỳ theo sự nhạy cảm cá nhân để cảm thấy có hay không sự cổ xuý cho bạo lực hay sự châm chọc quá đáng cho một sự kiện lịch sử nhưng rõ ràng, nhà đạo diễn cũng như các sử gia cố vấn đã chuyển tải thành công, theo ý muốn, sự kiện lịch sử cho người xem.

Nhưng hoạt cảnh gây chấn động, gây sốc cho người xem và khiến cho chính Hội đồng Giám mục Pháp phải lên tiếng chính là Festivité – Hoan lạc. Trong hoạt cảnh này, khái niệm “muốn thấy/cảm nhận những gì muốn thấy/cảm nhận” là một minh chứng rõ ràng cho cái mà người xem muốn thấy. Phải chăng đã có sự bôi bác “Tiệc Ly” (La Cène), bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo Da Vinci về bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su với 12 vị thánh tông đồ? Nhiều người bất bình và cả giới chính trị gia cũng nhảy vào để chỉ trích, lên án hoạt cảnh này. Họ cho rằng các tín đồ Thiên chúa giáo đã bị sỉ nhục và bôi nhọ bởi màn diễn lố bịch của các Drag Queen (nam nghệ sĩ nhưng mang phong cách nữ tính) trong hoạt cảnh Hoan lạc với bức tranh Tiệc Ly đã bị bôi nhọ.

Câu hỏi cần được đặt ra một cách nghiêm túc là, có hay không sự nhạo báng và xúc phạm đạo Thiên chúa trong hoạt cảnh này? Ông Thomas Jolly, đạo diễn nghệ thuật của chương trình và ông Patrick Boucheron, một sử gia và là người đồng đạo diễn lễ khai mạc đã lên tiếng bác bỏ việc lấy cảm hứng từ bức họa La Cène về Chúa Giê Su của Leonardo da Vinci. Họ cũng không lấy ý tưởng từ bức tranh “Bữa tiệc Thần thánh’’ đầu thế kỷ 16 của danh họa Hà Lan Jan Harmensz van Biljart, như nhiều người khẳng định để xây dựng hoạt cảnh gây nhiều tranh cãi.

Đạo diễn lễ khai mạc Thế Vận hội Paris giải thích ý nghĩa của nam ca sĩ Philippie Katerina với cơ thể phủ màu xanh và gần như khoả thân trên bàn tiệc trong hoạt cảnh. Ông nói đó là hình ảnh của Dionysos, vị thần Hy Lạp thời cổ đại, biểu tượng của hội hè, của rượu vang và những buổi tiệc. Những nhà đạo diễn muốn tạo nên hình ảnh bình dị và vui tươi của các hội hè dân dã với Dionysos, biểu tượng của các vị thần trên đỉnh Olympia, cội nguồn của tinh thần Thế Vận Hội và tinh thần Olympic.

Thomas Jolly và bà Daphné Bürki, giám đốc về y phục của buổi lễ đã bộc bạch tâm sự rằng, ban tổ chức đã phải làm việc trong sự bí mật tuyệt đối. Họ phải thay đổi văn phòng làm việc liên tục, cứ mỗi hai tuần, trong suốt hai năm, để xây dựng nên một chương trình cho lễ Khai mạc.

Cá nhân người viết có cảm nhận rằng “các bộ óc” của ban tham mưu, đạo diễn thừa biết khả năng tranh cãi sẽ xảy ra cho hoạt cảnh thứ tám. Họ cũng thừa hiểu sẽ có sự liên tưởng giữa bức tranh nổi tiếng La Cène với sự xuất hiện của vị thần Dionysos nhưng họ vẫn chấp nhận cái giá sẽ phải trả mang tên Tự do Sáng tạo.

Cho rằng họ không tiên liệu trước mọi tranh luận là nguỵ biện. Chính Patrick Boucheron đã gọi đó là “Buổi tiệc thăng hoa – Cène subliminale”.

Trước mọi sự chỉ trích và phẫn nộ, thậm chí kêu gọi tẩy chay, Thomas Jolly đã nhấn mạnh mục tiêu tối cao của buổi lễ khai mạc, một sự kiện nghệ thuật chưa từng có, trước hết là “để sửa chữa, để hòa giải và tái khẳng định các giá trị của nền Cộng hòa Pháp”. Chương trình với các hoạt cảnh “không nhằm đả kích, hay phỉ báng bất cứ ai” hay bôi nhọ hoặc bài bác một tôn giáo nào cả.

Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy ban lãnh đạo chương trình nghệ thuật cho lễ Khai mạc tập hợp các cá nhân tài giỏi và trẻ trung. Chính yếu tố trẻ tuổi này đã khiến họ táo bạo hơn và quyết đoán hơn trong việc xây dựng kịch bản gây nhiều tranh cãi. Họ táo bạo trong nhận thức và họ phải có nhiều can đảm để chống chọi lại với mọi làn sóng đả kích đến từ thế giới và cả nước Pháp. Họ thừa biết nhưng vẫn âm thầm làm việc vì chính họ, chính cái thế hệ trẻ tuổi này, mới là những người nắm vận mệnh nước Pháp nói riêng và cả thế giới nói chung.

Tất cả những gì họ trình diễn qua hơn bốn giờ trong lễ khai mạc là mọi sự căm ghét cay đắng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan. Hình ảnh một nước Pháp đa văn hoá, đa sắc tộc: Trắng, Đen, Vàng và Bơ, với những di dân hàng năm vẫn chọn nước Pháp làm chốn mưu sinh là nỗi lo lắng khủng khiếp của chủ nghĩa dân túy. Khi các chính trị gia kêu gào xây tường ngăn cản di dân hay trao trả những di dân cho một quốc gia thứ ba tại châu Phi thì nước Pháp của đêm khai mạc vẫn rộng lượng đón chào mọi người để làm nên lịch sử của ngày hôm nay.

Khi vấn đề giới tính vẫn đang phải đối đầu với những suy nghĩ bảo thủ và tiêu cực thì nước Pháp lại đưa ra một hình ảnh hoàn toàn mới mẻ. Nam, nữ hay lưỡng tính,… vẫn vui chơi một cách hồn nhiên trong cuộc sống ngập tràn hơi thở, quyến rũ và màu sắc. Không ít người cho đó là sự buồn nôn, tha hoá hay bệnh hoạn của nước Pháp thì chính nước này lại đang mở rộng vòng tay bao dung vì tất cả, trong xã hội Pháp nói riêng, và cả thế giới nói chung, đều có quyền bình đẳng để sống.

Câu hỏi bản sắc dân tộc, thượng đẳng hay kỳ thị chủng tộc cũng được đưa ra một cách rõ ràng, táo bạo và dứt khoát trong chương trình nghệ thuật. Khi chọn lựa một cô ca sĩ hay tên tuổi thể thao huyền thoại của nước Pháp là những người da màu, đại diện cho nước Pháp, để trình diễn một ca khúc hay châm đuốc Thế Vận hội cho Đài lửa Olympic mang hình tượng khinh khí cầu, đã thể hiện sự tự do và bác ái trong nhận thức của xã hội Pháp. Chắc chắn, những kẻ dân túy hay dân tộc cực đoan sẽ vô cùng khó chịu khi thấy da trắng thượng đẳng bị “bỏ quên” trong ngày Thế Vận hội.

Chương trình nghệ thuật sẽ gây tranh cãi, ban tổ chức thừa biết. Không có tranh luận hay tranh cãi thì đó mới là sự nhàm chán. Nước Pháp và người Pháp luôn đi đầu trong “cách mạng” từ cải cách xã hội đến tư tưởng. Những biến động, ý tưởng đột phá về chính trị-văn hoá-nghệ thuật-xã hội tại Pháp của ngày nay, rất có thể sẽ là trào lưu chung cho các thế hệ mai sau trên thế giới.

Lễ Khai mạc Thế vận hội Paris 2024 tuy/ của/ do người Pháp thực hiện, tuy nhiên, ít thấy sự ngạo mạn và trịch thượng của người Pháp khi họ nói về lịch sử và văn hoá của họ cho thế giới. Có chăng là khát vọng đổi thay và ước mơ sống trong hoà bình như khẩu hiệu của Liên minh châu Âu: In varietate concordia – Thống nhất trong đa dạng mà các nhà đạo diễn lễ khai mạc đã nhấn mạnh xuyên suốt buổi lễ.

Cái sự ngạo mạn đó, người xem có thể thấy, một cách công tâm tại Thế Vận hội Bắc Kinh 2008. Một chương trình nghệ thuật quy mô và hoành tráng mang khẩu hiệu “Cùng một thế giới, chung một ước mơ – One World, One Dream” như nhắn nhủ với nhân loại rằng Trung Hoa sẽ là một thế lực quan trọng dẫn dắt nhân loại trong tương lai.

Cả Thế Vận hội 2022 mùa đông ở Bắc Kinh cũng vẫn là màn phô trương sức mạnh và tiềm lực của “cái rốn nhân loại” với lời kêu gọi “Cùng nhau vì một tương lai chung – Together for a Shared Future”, một tương lai được bảo đảm bởi Tập Cận Bình và Trung Hoa.

Và cả Putin với Thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi cũng chỉ là màn phô trương sức mạnh với thế giới khi bỏ ra một khối tiền khổng lồ để đạt mục đích. Sự hoài vọng về một Liên bang Xô-viết hùng mạnh đã khiến Putin, bằng mọi giá, sử dụng thể thao để gây ảnh hưởng đến thế giới.

Nước Pháp với Thế Vận hội Paris 2024 không ngạo mạn hay trịch thượng nhưng mong mỏi chuyên chở những giá trị Tự do, Bình đẳng và Bác ái đến với nhân loại và dẫu có khơi dậy sự tranh cãi, nhưng không khiêu khích, cũng nhằm đưa ra ánh sáng những vấn đề mấu chốt của thời đại: Môi trường, tự do chính trị, tín ngưỡng, sắc tộc và giới tính.

Đó là những khát vọng của tuổi trẻ thời đại. Dù muốn hay không, dẫu có bảo thủ tuyệt đối đi chăng nữa nhưng xu hướng chung của thời đại, sẽ là những gì đêm khai mạc Thế Vận hội Paris 2024 đã trình diễn cho hơn một tỷ người xem qua truyền hình trực tiếp.

Và còn gì tuyệt vời hơn khi thông điệp về tình yêu, sau bao biến cố, sóng gió, thù hận, đau thương, sau cùng vẫn là tình yêu bất diệt dành cho nhau như giọng ca tuyệt vời của Céline Dion với L’Hymne à l’Amour: Tụng ca Tình yêu.

“…Et si un jour la vie t’arrache à moi

Si tu meures que tu sois loin de moi

Peu m’importe si tu m’aimes

Car moi je mourrai aussi…”

(Nếu một ngày cuộc đời giật anh khỏi em

Nếu anh chết đi trong xa cách

Có hề chi nếu anh yêu em

Vì em cũng sẽ chết theo anh).

Lâm Bình Duy Nhiên

*
Có thì giờ mời đọc những tin tiếng Pháp saư đây để thấy là dân Pháp, tuy là một giống dân khó tánh và không bao giờ đồng ý, và tuy là cuộc diễn hành dưới cơn mưa tầm tả, phần đông (85 %) đều hài lòng và báo chí thế giới (ngoại trừ đám Mỹ và Anh luôn chống đối Pháp trên mọi mặt, gọi là "France bashing") đều cho là thành công, ngoạn muc chưa từng thấy trong lịch sử TVH. Chúng ta cứ đợi xem trong 4 năm nữa bọn Mỹ (một lũ dốt nát về văn hoá nghệ thuật) sẽ làm được gì ?

Jeux olympiques de Paris 2024 : à l'étranger, on salue la cérémonie d'ouverture
https://www.vanityfair.fr/article/jeux-olympiques-de-paris-2024-a-letranger-on-salue-la-ceremonie-douverture?utm_source=pocket-newtab-fr-fr


JO de Paris 2024 : plus de 85 % des Français ont jugé la cérémonie sur la Seine "réussie", selon un sondage
https://www.marianne.net/societe/jo-de-paris-2024-plus-de-85-des-francais-ont-juge-la-ceremonie-sur-la-seine-reussie-selon-un-sondage

https://fr.news.yahoo.com/news/jo-paris-2024-devenue-star-164600917.html

Certains pointant notamment du doigt la prestation de Philippe Katerine. Mais selon un sondage Harris, 85 % des Français l'ont jugée réussie. A l'international, même impression. La BBC a parlé d'un spectacle émouvant, "brillamment frénétique" et au style particulier.

Pour Marca (Espagne), c'était même la meilleure cérémonie d'ouverture de l'histoire.

« Les Français sont fous ! » : la délégation américaine sous le charme des JO de Paris


https://www.lepoint.fr/sport/les-francais-sont-fous-la-delegation-americaine-sous-le-charme-des-jo-de-paris-31-07-2024-2566865_26.php

Thanh Hải chuyển

vendredi 2 août 2024

Mỹ Phẩm Sài Gòn, Tôn Vinh Nét Đẹp Việt- Saigon Cosmetics

3 Động tác dưỡng sinh



1- Xoa tay, vuốt mặt sau khi bàn tay nóng ,30 lần

2 Ngủa cánh tay trái, lấy tay phải  để lên cổ tay trái, vuốt vào từ từ đến vai , lât úp tay trái xuống, tay phải từ vai vuốt ra , 30 lần.

3- bàn tay trái và tay phải đan vào nhau , để lên trán rồi từ từ kéo lên đỉnh đầu rồi ra sau gáy, lây 2 ngón tay cái nhân vào 2 huyệt  dọc theo vành tai, 30 lần