dimanche 10 novembre 2024

Sur les pas de Sainte Thérèse de l'Enfant Jésus à Lisieux le 16 Octobre 2024

 

3 nuits à Ermitage Sainte Thérèse pour suivre les pas de Sainte Thérèse de l'Enfant Jésus à Lisieux

 
 
 
  

Le Carmel de Lisieux
 
 

 

 

Thérèse est née à Alençon le 2 janvier 1873 de Louis et Zélie Martin , à 15 ans elle entre au Carmel de Lisieux. Durant 9 ans jusqu'à sa mort en 1897, elle y vit les joies et les difficultés de la vie.

 Grâce à ses écrits, un an après sa mort 'Histoire d'une âme ' Thérèse est rapidement connue et aimée dans le monde entier et se termine par sa canonisation en 1925 par le Pape Pie XI comme la plus grande sainte des temps modernes. En 1927 Thérèse est déclarée Patronne des misions et des missionnaires et le titre Docteur de l'Église en 1997 par le Pape Jean-Paul II.

 

Mémorial sainte Thérèse
 





 
 





 

 
 
 
 
 
 
  
 
 
 
Chapelle du Carmel  


se recueillir  devant sa châsse





 

 

LA CATHÉDRALE ST-PIERRE
 

Thérèse assistait à la messe chaque dimanche dans cette église du XIIe siècle












la maison familiale de sainte Thérèse ' Les Buissonnets' à Lisieux, la famille Martin s'installe dans cette maison après la mort de la maman, Zélie. Thérèse y vivras de l'âge de 4 ans jusqu'à son entrée au Carmel à 15 ans.

 
dans la cour de sa maison ' Les Buissonnets'
 
 
 
 
 elle fait une visite guidée ' Les Buissonnets'
















 
 


jardin en arrière 
 
marcher vers la CATHÉDRALE St-PIERRE





visite  guidée  la CATHÉDRALE St-PIERRE





rencontrer sœur Thọ de la congrégation St Croix 






informations générales de cette visite




















retour à l'Ermitage pour diner





bon échange avec père David et père Michel





bonne fête Sylvie


Kevin est serviable











 la BASILIQUE Sainte-Thérèse consacré en 1954
ses mur couverts de mosaïques illustrent le message de sainte Thérèse
elle abrite une relique de sainte Thérèse et celles des saints 
Louis et Zélie Martin










 
 





voir le film sur la vie  de sainte Thérèse















relique de sainte Thérèse




pensées aux malades , aux victimes de la guerre, aux affamées et la paix sur terre











 




des saints 
Louis et Zélie Martin


 
 










 

père Jean Luc 
 
lectrice Líse
diacre Claude














très belle célébration de nos prêtres à la Basilique 


une journée bien remplie et ressourçant 

merci Anh Tuấn pour ces photos




mercredi 6 novembre 2024

Mở toang biên giới-Ouvrir la frontière

Mở toang biên giới-Ouvrir la frontière



Một nước phải có biên giới thì mới gọi là 1 nước, có những người cùng chủng tộc, cùng tiếng nói, sống hòa đồng với nhau và tạo ra luật lệ để giữ sự an bình, cùng giúp đất nước đó tốt hơn.

Nếu không có biên giới, thì chỉ là 1 giải đất không thuộc về ai, và không gọi là 1 nước được.

Đơn giản nữa là 1 cái nhà, 1 gia đình cũng có 4 bức tường và hàng rào để phân định diện tích nhà mình, tránh sự va chạm với hàng xóm. Đơn giản là thế đó và hiển nhiên ai cũng công nhận là lẽ phải, là bình thường ở đời.



Ấy thế bây giờ có 1 nước đang tự mở toang biên giới của mình cho bất cứ ai vào cũng được, không cần biết lý lịch, tại sao đến, bệnh tật ra sao và muốn vào bao nhiêu cũng được, bất chấp hơn 1/2 dân trong nước không đồng ý. Chuyện tưởng kỳ lạ, không tưởng mà nó đang xảy ra trước mắt chúng ta và giới lãnh đạo và đám loa phường truyền thông tay sai cố tình giấu diếm và bịp bợm người dân như không có gì xảy ra.




Khỏi cần nói ai cũng biết là chuyện này đang xảy ra tại nước Mỹ, 1 nước tự hào văn minh và tiên tiến, có luật lệ rõ ràng.!!




Ai cũng biết từ hồi lập quốc, khi người Tây Ban Nha đến St Augustine năm 1565 và thành lập vài pháo đài sát biển nhưng chưa đưa dân đến, thì ở miền Bắc nước Mỹ 1 nhóm người Anh đã đến nước Mỹ thành lập thành phố Jamestown Virginia năm 1607. Họ sống bằng nghề nông và trồng thuốc lá, nhưng gặp sự chống đối của thổ dân (Algonquian tribes) và năm 1609,hơn 100 người mới tới để lập nghiệp đã chết vì đói và bệnh tật(starvingtime) .Một người định cư tên John Rolfe đã cưới 1 cô thổ dân tên Pocahontas tạo sự hòa bình giữa 2 giống dân và được thổ dân giúp đỡ. Sau đó ông John Rolfe tìm giống thuốc lá mới để trồng và bán về Anh và từ đó Jamestown phát triển.






Năm 1620 để tìm tự do tôn giáo thêm 1 nhóm người Anh (pilgrims) khoảng 100 người đã tới Mỹ trên 1 chiếc tàu tên Mayflower và thiết lập vùng Plymouth, Massachusetts .Sau đó cả chục ngàn người theo sau và tạo ra các nhóm ở Massachusetts, Connecticut, New Haven..

Những người Anh tới sau đa số là dân thành phố có giáo dục và nhiều tay nghề khác nhau. Họ đã tạo ra trường Đại học đầu tiên của nước Mỹ là Đại học Harvard năm 1635 và thiết lập các cơ cấu để giúp đỡ để bảo vệ lẫn nhau.



Sau đó ta thấy các di dân Âu Châu khác đổ tới như người Hòa Lan (Dutch) tới lập nghiệp dọc theo giòng sông Hudson River, (tức tiểu bang New York ngày nay) năm 1626. Họ làm nghề nông và buôn bán đổi chác với thổ dân và tạo ra thành phố New Amsterdam (nay là New York City) và Albany. Họ phát triển thêm xuống các vùng như Delaware, Maryland, Pennsylvania, Connecticut và New Jersey.

Người Hòa Lan kiểm soát các vùng này 40 năm trước khi nhượng lại cho người Anh quản lý (1664). Cũng khoảng thời gian này ta thấy di dân từ Đức và Tô cách Lan (Scotland) Ái nhĩ Lan chạy qua Mỹ để tránh chiến tranh ngược đãi tôn giáo, sự nghèo đói tại quê hương.. Họ thiết lập các khu định cư tại New York, Virginia, North Carolina, Georgia.. Ohio, Indiana.

Khác với các vùng miền Bắc vì mùa đông lạnh giết chết muỗi nên ít bệnh tật. Các vùng phía Nam có nhiều bệnh sốt rét, sốt vàng da (yellow fever) và nhiều bệnh tật khác nên dân định cư mới gặp nhiều khó khăn kể cả đụng chạm với thổ dân. Sau đó thổ dân bị bệnh tật như sởi, đậu mùa, dịch hạch.. do di dân mới mang tới nên chết rất nhiều.



Các vùng đồn điền trồng thuốc lá, gạo, bông gòn.. được thành lập và chủ đồn điền cần nhân công nên mướn dân lao động từ Âu Châu và Phi Châu. Từ 1700 tới 1740, đa số dân mới tới là người da đen từ Phi Châu. Khoảng thời gian đó vùng phía Nam có 55% là gốc Anh, 7% gốc Đức và 38% gốc Phi Châu. Các vụ buôn bán người gốc Phi Châu chỉ chấm dứt sau cuộc cách mạng chống lại người Anh (American revolution) và bất hợp pháp tại đa số các tiểu bang khoảng 1800.

13 tiểu bang Mỹ đầu tiên đều có tính cách tự trị, tự mình sản xuất và cai quản. Lúc đầu người Đức và Hòa Lan còn nói tiếng nước họ và dùng Anh ngữ là ngôn ngữ buôn bán giao dịch. Các tiểu bang này thiết lập luật lệ riêng và chọn người quản lý hành chánh.



Năm 1776, 13 tiểu bang này tuyên bố độc lập từ Vương quốc Anh và nước Mỹ ra đời (July 4th 1776) Dân số lúc này khoảng 2.5 triệu người (Người gốc Anh khoảng 64 %, dân da đen từ Phi Châu khoảng 20%, gốc Đức 7%, Hòa Lan 4%, còn lại là Pháp và các di dân khác.

Từ 1774 đến 1830 ít có di dân mới, dân số tăng trưởng vì đẻ nhiều chết ít.

Từ giữa năm 1850 đến 1930 có 5 triệu người Đức di dân đến Mỹ và đa số ở các tiểu bang Midwest.

Năm 1875, nước Mỹ có luật di trú đầu tiên (First immigration law) The page Act of 1875 cũng được gọi là The Asian exclusion Act vì cấm nhập khẩu thợ thuyền gốc Á Châu. Năm 1882 Quốc hội Mỹ thông qua luật The Chinese Exclusion Act cấm nhập khẩu người lao động Trung cộng và đạo luật này bị xoá bỏ năm 1943.



Năm 1910 có hơn 2 triệu người Ý di dân qua Mỹ và 1.5 triệu người từ Thụy Điển và Na Uy tới.

Năm 1921 có luật The Emergency quota Act và 1924 có luật di dân (Immigration Act) hạn chế số người tới từ Đông Âu và ngăn chặn người Á Châu.



Ellis Island là 1 hòn đảo nổi tiếng ở vịnh New York, nơi đã là chỗ tiến hành việc kiểm soát và thông qua việc định cư của 8 triệu di dân khoảng năm 1855 và 12 triệu người nữa từ 1892 đến 1954. Sau đó nó được sửa chữa và tu bổ năm 1976 và 1990.
Từ 1920 đến năm 2000., nước Mỹ cho nhập cư hạn chế 1 số người lánh nạn cộng sản từ Âu Châu và Cuba, người Do Thái chạy trốn Đức quốc xã..
Người Mễ vào Mỹ từ đầu 1900 vì nội chiến tại nước Mễ tây cơ và sau này vì lý do tìm việc làm.



Người Phi luật Tân di dân nhiều tới Mỹ từ năm 1965 và tới năm 2004 có khoảng gần 2 triệu. Còn người Đại Hàn sau chiến tranh 1950 tới Mỹ khoảng 1 triệu người (2005).
Năm 1965 có 1 sự thay đổi quan trọng do Tổng thống London Johnson ký thông qua: Immigration and Nationality Act of 1965 (còn gọi là Hart -Cellar Act). Đạo luật này thay đổi hẳn khuôn mặt của nước Mỹ. Nó chấm dứt chính sách nhận di dân dựa trên chủng tộc và quốc gia và đưa đến tình trạng di dân hàng loạt hợp pháp và bất hợp pháp .Nó chấm dứt số lượng dựa trên các quốc gia (National-origins quotas) đã áp dụng từ năm 1920 để bảo đảm di dân tới Mỹ là người Âu Châu và giới hạn số di dân từ Á Châu, Phi Châu, Trung Đông..



Đạo luật này đưa ra chính sách di dân dựa vào quan hệ gia đình với dân Mỹ (family-based immigrants) và sau đó tay nghề.

Đạo luật này đã thay đổi sâu rộng nước Mỹ. Năm 1965 có gần 300,000 người được cấp thẻ xanh, sau đó tăng dần lên 1 triệu mỗi năm. Năm 1965 có 9.6 triệu người Mỹ đẻ tại nước ngòai, năm 2015 con số này tăng lên 45 triệu. Sau năm 1970, có rất nhiều di dân tới Mỹ từ Đại Hàn, Trung cộng, Ấn độ, Philippines, Pakistan và Phi Châu.. Người tị nạn Việt Nam đổ tới Mỹ sau biến cố 1975 khi miền Nam mất về tay Cộng sản.



Số người Việt Nam định cư tại Mỹ hiện nay khoảng 2.5 triệu người (1/2 tổng số người Việt tị nạn tại nước ngoài). Dân số người Việt đứng thứ 4 trong nhóm người Mỹ gốc Á Châu sau người Hoa, Ấn, và Phi luật Tân.

Dân Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho quê hương mới, đáng kể là mục ẩm thực. Phở và bánh mì thịt rất thông dụng tại Mỹ.



Nhìn chung ta thấy nước Mỹ bành trướng theo thời gian từ khởi thủy gốc Anh và Âu Châu sau đó pha trộn thêm các sắc dân khác. Tuy nhiên các người di dân tuyệt đại đa số đều hợp pháp theo các quy định khác nhau. Chỉ gần về sau ta mới thấy rất nhiều di dân bất hợp pháp xuất hiện. Dưới thời Tổng thống Trump số người di dân bất hợp pháp khoảng 1.4 triệu.

Con số này tăng vọt lên gấp 4 lần dưới chính phủ của Tổng thống Biden, kỷ lục là hơn 12000 người 1 ngày tháng 12 năm 2023., tức hơn 300, 000 người vào trái phép 1 tháng!!

Ước tính hiện tại là từ 8 đến 10 triệu người tràn vào bất hợp pháp, Tổng thống Biden cho phép nhập khẩu dễ dàng trên căn cứ là sợ hãi vì 1 lý do nào đó!!!



Nguy hiểm nhất là không ai kiểm soát được số người này từ đâu đến với mục đích gì. Rất nhiều người đến từ các nước thù địch với Mỹ như Trung cộng, Trung Đông, Ả rập, Iran, Nga, đám Hồi giáo cực đoan ISIS ..

Giám đốc FBI Christopher Wray đã cảnh báo trước Quốc hội Mỹ nhiều lần là Nguy cơ khủng bố từ đám dân lậu này rất cao, chưa rõ khi nào đám điệp viên hay đặc công này ra tay!!!

Hiển nhiên chúng ta không ai chấp nhận cho 5 hay 10 người lạ mặt không biết tông tích vào nhà mình ở và bắt mình phải nuôi dưỡng. Họ có thể giết mình hay thân nhân mình và cướp nhà mình!!!

Do đó chính sách mở toang biên giới hiện nay của chính quyền Biden là 1 sai lầm lớn và chúng ta không chấp nhận.



Một lãnh đạo tốt là biết đặt quyền lợi của tổ quốc trên quyền lợi mình hay đảng mình, phải đòan kết quốc gia thay vì chia rẽ và đàn áp. Sẵn sàng bước xuống nếu thấy ai giỏi hơn mình làm nước Mỹ tốt hơn.

Chúng ta nên theo dõi đường lối từ thành quả kinh tế, ngoại giao, y tế, lạm phát, chiến tranh trên thế giới, tình trạng tội ác, dân không nhà, dân chết vì nghiện ngập.. ảnh hưởng trực tiếp đời sống mình ra sao.. và từ đó kết luận mình nên bỏ phiếu cho ai.



Nước Mỹ đang rơi vào khủng hoảng nội bộ chia rẽ trầm trọng, do đó lá phiếu chúng ta rất quan trọng.

Ta nên tỉnh táo lúc này.

Vinh Ngô

Hồng Phúc chuyển

dimanche 3 novembre 2024

Ẩm thực cao cấp bùng nổ từ các nhà hàng đạt sao Michelin


Anan Saigon ở Việt Nam đạt sao Michelin. (Hình: Anansaigon)

Các nhà hàng đạt sao Michelin của Việt Nam đang dẫn đầu xu thế ẩm thực cao cấp khi du lịch hạng sang mở rộng. Theo SCMP.

Akuna là một trong những địa điểm trong danh sách các điểm ăn uống sang trọng đang phát triển tại Việt Nam. Đất nước này nổi tiếng với nhiều loại mì, xiên que và bánh mì sandwich giá rẻ và ngon. Nhưng bây giờ, du khách “đói bụng” đang tìm kiếm cả sự sang trọng và phong cách tinh tế được công nhận từ loại ẩm thực mà họ dùng.

Tuy vậy, một tuần trước khi khai trương nhà hàng Akuna ở Sài Gòn vào Tháng Bảy năm 2023, đầu bếp người Úc Sam Aisbett đột nhiên “hoảng loạn” với quyết định của mình. Akuna với mức giá thực đơn là 3.9 triệu VNĐ ($155), cao gấp 20 lần giá của các quầy hàng bên kia đường – làm sao có thể tồn tại được, mặc dù ông đã có một ngôi sao Michelin.

Sam Aisbett tại nhà hàng Akuna. (Hình: Akuna)

Nhưng nỗ lực và đam mê đã được đền đáp. Akuna không ngừng phát triển mạnh mẽ và khoảng một năm sau, nơi này đã giành được một ngôi sao Michelin cho các món ăn tinh tế của Aisbett nhưng được chế biến từ các nguyên liệu của Việt Nam. Mực bào được phục vụ với rau samphire địa phương, tim cọ và há cảo mực, trong khi uni được ăn kèm với nghêu sò và sầu riêng ngâm.

Năm 2023, Cẩm nang Michelin đến Việt Nam và trao một sao Michelin cho bốn nhà hàng. Ba nhà hàng khác đã gia nhập danh sách năm nay, bao gồm La Maison 1888 tại Đà Nẵng, một tín hiệu cho thấy nền ẩm thực Việt Nam mở rộng ra ngoài hai thành phố lớn nhất.

Trong số bảy nhà hàng được trao sao, chỉ có một nhà hàng là của Pháp, mặc dù ẩm thực của họ gắn liền với ẩm thực cao cấp và quá khứ thuộc địa của Việt Nam. Ba nhà hàng – Tam Vị, Anan Saigon và Gia thuộc về Việt Nam. (Akuna được dán nhãn là “sáng tạo”)

Michelin gia nhập thị trường Việt Nam khi quốc gia này dự kiến mức chi tiêu kỷ lục 771 nghìn tỷ VNĐ ($31 tỷ ) cho du lịch và lữ hành, theo ước tính của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới. Tổ chức này cho biết thêm, du khách trong nước dự kiến sẽ chi tiêu ở mức cao kỷ lục 435 nghìn tỷ VNĐ trong năm nay khi nền kinh tế và tầng lớp trung lưu của quốc gia này tăng lên.

Du khách hiện có thể thưởng thức cả bánh mì đường phố ngon tuyệt giá chỉ $1 và bánh mì Anan Saigon sang trọng giá $100.

Du lịch hạng sang đang phát triển nhanh hơn các phân khúc khác của ngành, Margaux Constantin, đối tác tại McKinsey, người tập trung vào du lịch, cho biết. Điều này bao gồm cả những du khách đầy tham vọng, những người có thể không giàu có nhưng sẵn sàng chi tiêu vào những dịp đặc biệt, làm tăng nhu cầu về dịch vụ ăn uống cao cấp. Vị trí gần của Việt Nam với các quốc gia khác có tầng lớp trung lưu đang gia tăng như Ấn Độ cũng góp phần giúp ích – số lượng du khách từ Ấn Độ tăng gấp ba lần kể từ năm 2019, đạt 312,000 người từ Tháng Một đến Tháng Tám năm nay, bù đắp một phần cho sự sụt giảm của du khách Trung Quốc.

Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút những người thích du lịch vòng quanh thế giới, trong đó trải nghiệm ẩm thực cao cấp là hoạt động phổ biến thứ hai đối với khách du lịch, theo khảo sát của McKinsey đối với 877 du khách Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vào đầu mùa hè này, chỉ sau tham quan và trải nghiệm nghệ thuật.

Ít nhất một nhà cung cấp tour du lịch sang trọng đã chuyển trọng tâm sang ẩm thực tại Việt Nam. Abercrombie & Kent đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên cho các tour du lịch tập trung vào ẩm thực, bắt đầu vào Tháng Năm. Suzanne Teng, giám đốc sản phẩm toàn cầu của tập đoàn cho biết nhu cầu ngày càng tăng đối với các trải nghiệm ẩm thực trong các tour du lịch trước đây đã thúc đẩy quyết định này. Teng cho biết việc phát hành Cẩm nang Michelin cho Việt Nam vào năm 2023 đã tạo ra một xu hướng tiếp thị, cho phép du khách kết hợp trải nghiệm ẩm thực đường phố với các bữa ăn tại Anan Saigon và Gia được xếp hạng một sao. Nhu cầu cao hơn dự kiến đã khiến công ty tăng gấp đôi số chuyến đi ẩm thực Việt Nam được lên kế hoạch cho năm 2025 lên 12 chuyến.

Khi Peter Franklin lần đầu tiên mở Anan Saigon vào năm 2017, bạn bè nghĩ rằng ông đang “cố bán đá cho người Eskimo,” ông nói. Một bữa ăn nếm thử tại đó có giá 2.3 triệu VNĐ, tuy nhiên thành công của nó cho thấy có một thị trường cho ẩm thực Việt Nam đương đại.

 

Hình chụp qua trang web của nhà hàng Anansaigon.

Đồng sáng lập kiêm chủ sở hữu Gia, Sam Tran, người đã dành nhiều năm làm việc tại Melbourne, Úc trước khi trở về quê hương Hà Nội, cho biết điều quan trọng là phải nhận ra rằng nền ẩm thực của đất nước này không chỉ giới hạn ở đồ ăn đường phố. “Tôi đã nhìn thấy cơ hội để nâng ẩm thực Việt Nam lên một tầm cao mới,” bà nói.

Việt Nam có lịch sử phong phú về thực phẩm chế biến cho hoàng gia bắt nguồn từ nhiều thế kỷ là chế độ quân chủ, kết thúc vào năm 1945. Tran cho biết đây là nguồn cảm hứng cho cô. Ví dụ, húng Láng dùng trong món sứa có nguồn gốc từ Láng Thượng, một phường ở Hà Nội, nơi từng trồng các loại thảo mộc cho hoàng gia.

Các đầu bếp tiết lộ trước đây khách hàng của họ chủ yếu là người địa phương, nhưng hiện nay du khách quốc tế chiếm một nửa lượng khách hàng của họ.

Tuy nhiên Aisbett cho biết, cạnh tranh với những người bán hàng rong vẫn là thách thức cực kỳ lớn. Điều hướng chuỗi cung ứng thực phẩm của Việt Nam cũng vậy, vì vẫn chưa có ngành công nghiệp ăn uống cao cấp đáng kể nào.

So với các đối tác châu Á, bối cảnh ẩm thực cao cấp của đất nước này vẫn còn non trẻ. Thái Lan có 35 nhà hàng đạt sao Michelin, Singapore có 51 nhà hàng và Hong Kong có 78 nhà hàng. Anan Saigon là nhà hàng Việt Nam duy nhất nằm trong danh sách 50 nhà hàng tốt nhất châu Á.

Tuy nhiên, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi bối cảnh ẩm thực của Việt Nam bắt kịp, Tran cho biết. Khi thế hệ đầu bếp nổi tiếng hiện tại đào tạo trợ lý của họ, nhiều nhà hàng sẽ xuất hiện và ngành công nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.

“Sau một vài năm làm việc với tôi, những đầu bếp xuất sắc và tham vọng có thể mở nhà hàng riêng của mình. Và họ sẽ làm điều đúng đắn cho ẩm thực Việt Nam,” Tran hào hứng nói.

Thanh Hai chuyển

vendredi 1 novembre 2024

Marguerite Duras – cuộc đời là một cuốn tiểu thuyết

 Nữ văn sĩ nổi tiếng nước Pháp Marguerite Duras là người đã giúp thế giới nhìn Việt Nam bằng con mắt của “L’Amant” (Người tình – 1984) lãng mạn hơn hình ảnh “đất nước của chiến tranh”.

Marguerite Duras – cuộc đời là một cuốn tiểu thuyết



“Người phụ nữ của ngôn từ”

Marguerite Duras (1914-1996) sinh tại Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) trong một gia đình người Pháp có cha là giáo sư toán. Ông mở đồn điền nhưng thất bại, lâm vào cảnh nợ nần và mất năm 1918. Mẹ của Duras là hiệu trưởng một trường ở thị xã Sa Đéc bên bờ sông Mekong. Sau khi chồng qua đời, bà ở vậy nuôi ba anh em Duras trong cảnh khốn khó.

Năm 18 tuổi, Duras rời xứ Đông Dương trở về quê mẹ theo học Luật và Chính trị học. Sau đó, bà làm thư ký tại Bộ Thuộc địa. Duras từng là một chiến sĩ cộng sản, từng hoạt động hết mình trong phong trào kháng chiến chống Đức Quốc xã hồi Thế chiến II. Sau đó bà chuyển sang viết văn.

Trong suốt cuộc đời, Marguerite Duras đã dùng ngôn ngữ để chuyển tải niềm đam mê và khao khát, nỗi đau và sự tuyệt vọng. Bà đã viết 51 cuốn tiểu thuyết, thực hiện 15 bộ phim cùng hàng chục vở kịch khác nhau, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20 của nước Pháp.



Tiểu thuyết “L’Amant” (Người tình) của bà ra mắt năm 1984 tức khắc gây chấn động lớn, vùn vụt đạt tới số bán kỷ lục, sau đó được tặng giải Goncourt 1984 – giải thưởng văn học danh giá của Pháp, được dịch ra 43 thứ tiếng và được đạo diễn Jean-Jacques Annaud chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.

Bảy năm sau đó, Duras một lần nữa trở lại với câu chuyện tình yêu ám ảnh giữa cô bé người Pháp mới lớn với chàng thanh niên Trung Hoa qua tác phẩm “L’Amant De La Chine Du Nord” (Người tình Hoa Bắc – 1991). Nổi tiếng trong trò chơi thật giả với văn chương, không ai biết những cuốn tiểu thuyết của Duras có bao nhiêu phần trăm là tự truyện.

Một trong những đóng góp lớn của Marguerite Duras là bà đã lưu lại bằng tiếng Pháp một phần văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Trả lời tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur về cuốn “L’Amant”, Duras nói: “Tôi không thể giải thích được rõ rệt tại sao, chỉ cảm thấy nơi chốn chào đời ấy, với tuổi nhỏ và tuổi trẻ tôi ở đó, càng về cuối đời càng trở thành một hiện tại sáng rỡ trong tôi, như đó là bản mệnh tôi, như chính phần đời xa thẳm ấy tạo ra tất cả những phần đời của tôi sau nó. Và điều lạ lùng, cuốn sách này còn như một vệt sáng, một cắt nghĩa cho tất cả những cuốn sách tôi đã viết ra”.

Tình yêu không có tuổi

Người tình cuối cùng trong cuộc đời Marguerite Duras là Yann Andréa (sinh năm 1952), kém bà tới 38 tuổi.

Họ gặp nhau lần đầu vào năm 1975 trong lần ra mắt bộ phim “India Song”, khi Duras lừng danh đã 61 tuổi còn chàng sinh viên khoa triết Yann Andréa mới 22. Trong 5 năm liền, chàng trai quê vùng Bretagne đã viết hàng trăm bức thư gửi nữ sĩ bày tỏ lòng khâm phục và ngưỡng mộ bà. May mắn thay, anh được bà hồi âm.

Một ngày tháng 7/1980, Andréa gọi điện xin được gặp mặt nữ sĩ, lúc đó đang nghỉ tại thành phố biển Trouville. Bà nói: “Hãy đến đây đi, chúng ta sẽ cùng nhau cụng ly”. Andréa nhớ lại: “Lúc đó tôi đang ở không xa Trouville nên đã đến đó ngay. Tôi và bà cùng uống với nhau một ly rượu và không rời xa bà nữa. Một ly rượu thôi mà có thời gian dài đến 16 năm cơ đấy”.

Mối tình say đắm, khập khiễng và tốn nhiều bút mực của công luận này từng được Duras nói đến với tất cả lòng say mê và biết ơn, như báu vật cuộc đời đã ban tặng cho bà. Một số tiểu thuyết của bà đã in dấu mối tình sâu đậm của hai người như “L’homme Atlantic” (Người đàn ông Đại Tây Dương), “Yann Andréa -Steiner”… Về phần mình, trong tác phẩm “Cet amour” (Tình yêu ấy), Andréa cũng đã dành tặng cho Duras những xúc cảm tươi mới và nồng nàn nhất.

Chênh nhau gần 40 tuổi, giữa hai người thường xảy ra nhiều sóng gió và xung đột. Yann Andréa kể, đôi khi Duras muốn coi ông là sở hữu riêng của mình, không muốn ông tiếp xúc hay quan hệ với người khác. Nhưng ông lại muốn có cuộc sống riêng.

“Sống với bà thật tuyệt vời nhưng cũng thật khó khăn. Văn chương chính là người thứ ba trong cuộc sống của chúng tôi, giúp chúng tôi gắn bó với nhau” – ông giãi bày.

Có thể coi giai đoạn yêu Yann Andréa là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Marguerite Duras. Cần mẫn, ái mộ, Yann Andréa không chỉ là người tình của Marguerite Duras mà còn là thư ký, tài xế, y tá, nô lệ và là nơi để bà trút tức giận nữa. Chỉ đến khi Marguerite Duras qua đời, Andréa mới sực tỉnh và hiểu ra rằng, với tuổi tác chênh lệch như thế, Duras hoàn toàn có thể là bà nội của ông.

Nhưng từ khi gặp bà lần đầu cho đến lúc bà mất, ông dường như bị cuốn vào chốn mê cung của ái tình. Đã bao lần, vì không chịu nổi cái tính khí kỳ quặc của Duras, Andréa đã chạy trốn khỏi bà, nhưng rốt cuộc cũng vẫn quay trở lại bên bà.

Người tình tri kỷ

Mùa hè năm 1929, trên chuyến phà băng qua một nhánh sông Mekong để về Sài Gòn, một nữ sinh trung học 15 tuổi người Pháp tình cờ làm quen với một chàng công tử người Việt gốc Hoa, sống tại Sa Đéc. Người sau đó đã trở thành tình nhân của cô.

Mối quan hệ tình cảm này đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn thiếu nữ và sau này trở thành nguồn cảm hứng cho ba tác phẩm văn học, làm nên tên tuổi Marguerite Duras.

Trải qua hai cuộc hôn nhân đổ vỡ cùng nhiều mối tình phóng túng nhưng tình yêu đầu luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng Duras. Duras từng nói: “Anh ấy làm cho những mối tình khác trong cuộc đời tôi đều bị lu mờ, kể cả những cuộc tình chính thức thành chồng thành vợ”.

Mối tình đầu đã ám ảnh bà cho đến tận những năm tháng cuối đời. Tiểu thuyết “L’Amant” ra mắt năm Duras đã 70 tuổi mà văn chương vẫn rạo rực như thuở thiếu thời.

Mấy năm sau, khi nghe tin người tình tri kỷ qua đời, tất cả những kỷ niệm nồng nàn cháy bỏng từ thời thanh xuân lại ùa về nguyên sơ khao khát trong bà.

Trong “L’Amant De La Chine Du Nord”, bà viết: “Tôi được biết anh ấy đã qua đời. Đó là vào tháng 5/1990, cách đây một năm. Tôi chưa bao giờ từng nghĩ đến sự ra đi của anh ấy. Người ta còn nói với tôi rằng anh được an táng tại Sa Đéc, rằng ngôi nhà màu xanh vẫn luôn ở chỗ đó, nơi gia đình và con cái anh ấy cư ngụ… Tôi viết cuốn truyện này trong niềm hạnh phúc điên dại. Tôi đắm chìm vào cuốn tiểu thuyết một năm, giam mình trong năm đó cùng với tình yêu giữa người đàn ông Trung Hoa và cô bé. Tôi không đi xa hơn chuyến khởi hành của con tàu, nghĩa là chuyến ra đi của cô bé. Tôi đã không hình dung ra được người đàn ông Trung Hoa lại có thể ra đi, sự ra đi của thân thể, làn da, đôi bàn tay anh. Trong suốt một năm, tôi đã thấy lại cái độ tuổi khi mình đi qua dòng Mekong trên chuyến phà từ Vĩnh Long”.

Và Duras nhận ra rằng, bà đã mãi mãi để lại trái tim tuổi thanh xuân của mình ở mảnh đất Sa Đéc…

Thanh Hải chuyển