mardi 29 septembre 2020

50 ĐIỀU THÚ VỊ CÓ THỂ TA CHƯA BIẾT

Chia xẻ từ ông Thái Bá Tân đã sưu tầm

1. Con ốc sên có thể ngủ lâu tới ba năm.

2. Tất cả những con gấu địa cực đều thuận tay trái.

3. Con bướm nếm mùi bằng chân.

4. Con heo không thể ngẩng cổ lên để nhìn bầu trời.

5. Hydra - (một sinh vật sống trong nước) là động vật sống duy nhất không chết. Nó tự tái tạo, thay thế những tế bào của mình bằng những tế bào mới.

6. Voi là động vật duy nhất không thể nhảy cao.

7. Coca-Cola nguyên thủy có màu xanh bởi vì màu lá cocoa tươi.

8. Mật ong là thức ăn duy nhứt không bị hư thối.

9. Dâu tây và Đào lộn hột (quả Điều) có hột bên ngoài quả

10. Những loại rau quả khác phải được trồng lại mỗi năm ngoại trừ hai loại rau quả Asparagus (măng tây) và Rhubarb (đại hoàng) có thể sống để tự phát triển trong nhiều mùa vụ.

11. Mỗi trái banh golf có 366 chỗ lõm.

12. Trong môn cờ vua (chess), mỗi bên có 318.979.564.000 cách để đi cờ trong bốn nước đi đầu tiên.

13. Lá bài bên Ấn độ có hình tròn.

14. Quyền Anh là môn thể thao duy nhất mà khán giả và võ sĩ đều không biết điểm hoặc ai là người thắng cho tới khi trận đấu kết thúc.

15. Mỗi lá bài Già (King, không biết tiếng Nam hay tiếng Bắc gọi lá bài “K” là gì, tiếng Trung gọi là con Già) đại diện cho một ông vua vĩ đại trong lịch sử: Con Già Bích: Vua David, Già Chuồn: Vua Alexander the Great, Già Cơ: Vua Charlemagne, Già Rô: Vua Julius Caesar.

16. Cái tên phổ biến nhứt thế giới là Mohammed.

17. Tên của các châu lục kết thúc bằng chữ giống như chữ bắt đầu của nó. Asia, America, Africa, Europe

18. Nếu bức tượng của một người, trong công viên, ở trên lưng ngựa có hai chân trước ở trên không, người đó đã chết trong trận chiến.

19. Nếu con ngựa có bốn chân còn trên mặt đất, người đó chết vì nguyên nhân tự nhiên.

20-Nếu con ngựa có một chân trước ở trên không, người đó chết vì vết thương trong trận chiến.

21. Mao Trạch Đông của Tàu không bao giờ đánh răng trong suốt cuộc đời của mình.
(và kiếp sau chắc cũng vậy)

22. Khi nữ hoàng Elizabeth I (Elizaveta Petrovna) của Nga qua đời năm 1762, trong các tủ áo quần của bà có 15 ngàn bộ đồ!

23. Randy Gardner ở San Diego là người lâu nhứt không ngủ trong 11 ngày vào năm 1965. Ông ta phá vỡ kỷ lục của Peter Tripp ở New York, người đã giữ kỷ lục tám ngày rưỡi không ngủ.

24. Thường thì người thuận tay phải sử dụng phần não bên trái cho tất cả những hoạt động có ý thức và tự chủ.

25.Bắp thịt mạnh nhứt trong cơ thể là cái lưỡi.

26. Đàn bà nháy mắt gần gấp đôi đàn ông.

27.Bạn không thể tự tử bằng cách nín thở.
(Các vị thiền sư Phật giáo làm được đấy nhé!)

28.Bạn không thể nào liếm được cùi chỏ của chính bạn.

29. Giống như vân tay, vân lưỡi ở mỗi người là khác nhau.

30. Nếu bạn nhảy mũi mạnh quá, bạn có thể bị gãy xương sườn.

31. Nếu bạn cố giữ không cho nhảy mũi, bạn có thể làm đứt mạch máu trong đầu hoặc cổ và chết.

32. Một người trung bình ăn khoảng 60.000 pounds (gần 27.3 tấn) thức ăn trong đời mình.

33. Một người trung bình bỏ ra 24 năm trong đời để ngủ.
34. Một người phụ nữ trung bình tiêu thụ hết 6 pounds (gần 2.73 kg) son môi trong đời.

35. Vừa ngồi vừa nói chuyện qua điện thoại trong 8 tiếng đồng hồ sẽ đốt hết 914 calories. Lái xe trong 8 tiếng sẽ "đánh văng" đi 1219 calories. Và, đứng trong sòng bài trong 8 tiếng sẽ đốt 1402 calories.

36. Nước dừa non có thể được dùng để thay thế huyết tương.

37. Hàng năm, người ta chết do con lừa nhiều hơn là do tai nạn máy bay.

38. Bạn đốt nhiều năng lượng trong khi ngủ hơn là trong khi coi TV.

39. Sản phẩm đầu tiên có bar code là kẹo cao su Wrigley.
40. Con Già Cơ là con bài Già duy nhứt không có râu.

41. Năm 1987, hãng máy bay American Airline đã tiết kiệm được 40.000 đôla bằng cách bớt đi một trái oliu ở mỗi phần ăn ở khoang hành khách hạng nhứt.

42. Sao Thủy là ngôi sao duy nhứt xoay theo chiều kim đồng hồ. (Sao Thủy thường được gắn liền với phụ nữ, điều đó có nói gì với bạn không!)

43. Táo, chớ không phải là cà phê, có hiệu quả hơn trong việc làm bạn tỉnh ngủ vào buổi sáng.

44.Hầu hết bụi trong nhà là từ da chết!

45. Ngọc trai tan trong giấm.

46. Ba thương hiệu có giá trị nhứt trên trái đất: Marlboro, Coca Cola và Budweiser.

47. Người ta có thể dẫn con bò đi lên cầu thang... nhưng, không thể đi xuống cầu thang.

48. Tiếng kêu của con vịt không có tiếng vang, và chẳng ai hiểu tại sao.

49.Các nha sĩ đã từng gợi ý rằng bàn chải đánh răng cần giữ ít nhứt là xa 6 feet (cỡ 1.83 thước) từ cầu tiêu để tránh khỏi cái vi khuẩn bay lên không khí do việc dội cầu.

50.Và điều lạ nhất để dành cuối cùng ... Con rùa có thể thở thông qua hậu môn

Thịt Nướng Lụi (Vành Khuyên)



Thịt nướng nhanh gon bằng Air fryer, màu đẹp .

dimanche 27 septembre 2020

Bán Bệnh

Một bài sưu tầm rất giá trị và có ích cho người đọc!

Mong quí vị bỏ chút thì giờ để đọc cho biết vì có thể giúp cho cá nhân mình.
Cám ơn BS Nguyễn Thượng Chánh, Tác giả bài viết.
BS Nguyen Thuong Vu

Thưa các anh chị
Anh BS Hoàng Cơ Lân, Y sĩ Đại tá tại Paris, vừa gửi cho tôi một bài viết của BS Nguyễn Thượng Chánh. Disclosure: tôi không liên hệ gia đình và cũng không hề quen biết BS Nguyễn Thượng Chánh.

Tựa đề của bài viết của BS Nguyễn Thượng Chánh là: Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán Bệnh. 

Thật tinh ra BS Nguyễn Thượng Chánh không chính tay tham dự vào cuộc điều tra mà ông viết trong bài này. BS Chánh lượm lặt các bài phóng sự, các bài điều tra của các báo Âu Châu, nhất là các báo bên Pháp. Sau đó BS Chánh dịch 1 cách nôm na những điều mà các phóng viên nêu ra bằng tiếng Pháp.

Tuy dịch nôm na nhưng tất cả những điều quan trọng BS Chánh đã ghi lại hết , bằng tiếng Việt cho người đọc hiểu rõ vấn đề. Vấn đề BS Chánh viết lại rất quan trọng:
Trong 2 chục năm gần đây, chúng ta nhận thấy có rất nhiều căn bệnh “mới” mà các giới kỹ nghệ làm thuốc Tây ( Pharmaceutical Industry) với các Lobby của họ, với những người tiến sĩ, bác sĩ “đánh mướn” cho họ đã tạo ra các căn bệnh này hay là họ định nghĩa lại các căn bệnh sẵn có, với những tiêu chuẩn định bệnh mới: 

Chúng ta thấy bệnh “cao máu” Hypertension, thời chúng tôi còn đi học trong thập niên 50 -60 thì được định bệnh khi áp huyết systolic cao hơn 140mm Hg khi đo áp huyết của cánh tay, trên cùi chỏ/Khỉu tay.
Về sau, lần lần giới Lobby này hạ cách định bệnh “Cao Máu” là trên 130 mm Hg cũng là cao máu, hiện nay trên 120 mm hg cũng là cao máu và phải uông thuốc hạ máu ngay
Vô hình chung, ngủ qua 1 đêm, người ta tạo thêm lên 1 tổng số “bệnh nhân” lớn hơn 7-8 lần con số nguyên thuỷ và kết quả là số thuốc được bán ra củng gấp 7-8 lần số thuốc nguyên thuỳ.
Lẽ dĩ nhiên, có những người áp huyết máu giữa 130 mm và 120 mm Hg cũng bị các tai biến mạch máu, tuy nhiên con số này rất, rất nhỏ.
Nhìn tổng quát hơn , thì cũng có các người áp huyến “bình thường” dưới 120 mm Hg cũng có thể chết vì tai biến mạch máu, nhưng con số này quá nhỏ.
Định bệnh và điều trị “Áp Huyết Cao” chỉ là một trường hợp điển hình. 

Bệnh Tiểu Đường cũng được thay đổi phương cách định bệnh.
Khi chúng tôi mới vào học Y Khoa trong thập niên 1950 thì bệnh “Tiểu Đường” được định bệnh là chất đường trong máu cao hơn 120 mg.
Trong mấy chục năm qua, con số này được hạ thấp lần lần xuống duới 100 mg/dl
Những năm gần đây thì người ta định bệnh Tiểu Đường bằng Hemoglobin A 1 C, phải dưới 6 thì mới tốt. Và kỹ nghệ sản xuất Dược Khoa dương nhiên có 1 con số khổng lồ các người “tiền” Tiểu Đường cần phải điều trị...Nhiều thuốc mới được chế tạo ra, và thuốc nào củng vô cùng mắc tiền cả, và thuốc nào cũng khó xử dụng, có thể dễ dàng gây nguy hiểm.
Tôi có 1 người bạn đồng nghiệp, ngày xưa làm bác sĩ Nhẩy Dù, trong mấy chục năm qua hành nghề bác sĩ Nhi Khoa tại San José. Bà xã người bạn tôi hồi đó được một người bạn thân khác điều trị bệnh Tiểu Đường, cho dùng 1 loại thuốc mới “rất công hiệu” và cũng rất đắt tiền.
Sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc mới này, bệnh của chị trở nên trầm trọng, phải mang vào nhập viện , năm Bệnh Viện Stanford,và chị qua đời sau ít ngày nhập viện.
Hành nghề Y Khoa lắm khi là một cái vòng luẩn quẩn.
Một khi các cơ quan Y tế Quốc Gia định nghĩa lại Bệnh và cách Điều Trị Bệnh, thì người bác sĩ gia đình cũng như người bác sĩ chuyên khoa bắt buộc phải theo.
Nếu không theo , mà vì môt lý do nào mà người bệnh bị tai biến trong cơ thể, nếu người bác sĩ đó bị kiện ra toà thì có thể tan tành sự nghiệp.
Người bác sĩ điều trị muốn cưỡng lại cũng không được , một khi các cơ quan Y tế, các Trường Đại Học Y Khoa thay đổi lập trường và đòi hòi phải điều trị các trường hợp mà mới tháng trước, minh nghĩ người ta không bị bệnh và không cần thiết phải điều trị.
Bài viết phóng sự của bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh rất đáng cho chúng ta đọc và suy nghĩ.
Cám ơn anh BS Hoàng Cơ Lân đã chuyển lại cho chúng tôi 1 bài viết rất quan trọng


Thân mến
BS Nguyen Thuong Vu


Đọc cho biết.
Black heart (cards)Black heart (cards) Xin chuyen 1 de tai rat HUU ICH.
Nếu đang khỏe mạnh, không nên nghe lời quảng cáo mua thuốc uống “ngừa bịnh”, vì thuốc nào cũng có chất độc để giết vi trùng, đồng thời cũng giết một số tế bào chung quanh và không có vi trùng thì nó giết các tế bào hữu ích của ta. Đồng thời cơ thể cũng tự đề kháng chất lạ vào cơ thể. Đến khi có bệnh thật sự, thì loại thuốc đó mất hiệu nghiệm vì cơ thể mình đã kháng thuốc đó rồi..
Hay nhất là uống nước lọc hàng ngày đừng để thiếu nước, tập thể dục và ăn chất bổ dưỡng, tránh ăn đồ ăn có hóa chất độc hại…
Vạch trần sự thật của ngành Y DƯỢC .
Xin chuyển đến mọi người cùng theo dõi bài này !
Hy vọng ai cũng thích thú vì mang nhiều lợi ích cho chúng ta .
Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán Bệnh


Bs Nguyễn Thượng Chánh


Phóng sự điều tra (journal denquête) tố cáo một số đại công ty dược phẩm cố tình “tạo bệnh mới” để bán thuốc.
Người gõ xin phỏng dịch ra những ý chánh trong cuốn phim.
Video: LES VENDEURS DE MALADIES – FR2 (1.31 hrs)-nói tiếng Pháp
Các nhà bào chế cố tình “tạo ra” ra một bệnh lý (pathologie) phù hợp với phân tử (molécule) mà họ vừa tìm ra được mặc dù đôi khi món thuốc mới nầy có những phản ứng phụ không thể tránh khỏi được. Ròng rã trong thời gian 6 tháng, nhóm Cash Investigation đã điều tra về lề lối làm ăn của một số nhà tài phiệt lớn trong ngành dược phẩm và họ đã phải giật mình trước những điều khám phá ra: “Từ 15 năm qua, các nhà bào chế lớn đã tạo (façonner) ra nhiều bệnh mới để bán thêm được nhiều thuốc”.
Bệnh lý giả tạo, hội chứng tưởng tượng…Lề lối làm ăn vô lương tâm kiểu nầy có hại vô cùng cho sức khoẻ bệnh nhân. Thuốc mới chứa đầy phản ứng phụ nguy hiểm mà nhà sản xuất cố tình lờ đi.
Đây là một cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu của các nhà báo Pháp. Họ đã dám vuốt râu hùm để tìm sự thật và gom góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada.
Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích đểbán thuốc.
(Phỏng dịch từ: Psychologies.com/seniors/ les vendeurs de maladies)


http://forum.psychologies.com/ psychologiescom/Seniors/vendeu rs-maladie-sujet_3972_1.htm


Các bệnh mới không ngớt ra đời, lấy thí dụ như “Hội chứng biến dưỡng” (Syndrome métabolique) hay còn gọi lại Hội chứng thùng nước lèo hay bụng bự(Syndrome de la bédaine).Công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) tuyên bố rầm rộ về sự ra đời của một món thuốc mới: Acomplia (Ribonabant) và tung ra một chiến dịch nhồi sọ quảng cáo trên khấp thế giới. Ngày nay, nhiều nhà chuyên môn trong y khoa quả quyết rằng tất cả đều trên là bịa đặt, sai bét hết.
Hội chứng biến dưỡng thật sự ra không có. Nhưng đó là bốn loại bệnh đã được biết từ trước rồi: áp huyết cao, cholesterol, tiểu đường, và dư cân (hypertension, cholesterol, diabète et surpoids) kết hợp lại chung với nhau trong một bao bì mới (nouvel emballage) hay nói một cách khác là bình cũ nhưng rượu mới. (fait du neuf avec du vieux).
Thuốc Acomplia cho thấy đã gây phản ứng phụ cho trên 1000 bệnh nhân tại Pháp (xáo trộn tâm thần nặng, troubles psychiatriques graves). Có 10 người chết trong số nầy có 4 người tự tử…
Một năm rưởi sau ngày có mặt trên thị trường, Acomplia bị cấm bán tại Pháp và sau đó thuốc cũng bị cấm trên cả thế giới.
Hơn nữa, qua thí nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được phép bán,công ty Sanofi hơn ai hết đã biết rất rõ tầm quan trọng của các phản ứng phụ…
Cơ quan quản lý dược phẩm Liên Âu (Agence européenne du médicament) đã quyết định cho phép bán Acomplia sau khi họ cân nhắc “ lợi nhiều nhiều hơn hại” (bénéfice supérieur au risque).
Thiên phóng sự đã cho chúng ta thấy có mối liên hệ tài chánh giữa cty Sanofi và một số bác sĩ specialists “chuyên môn” về “bệnh” đó.(chẳng hạn như Gs Després tại Canada hay Bs Boris Hansel tại Pháp...)
Riêng tại Pháp, có thể nói rằng 90% dân chúng rất tính nhiệm bác sĩ gia đình của họ. Nhưng sau những scandales về thuốc men lòng tính nhiệm của người bệnh đối với bác sĩ cũng bị sứt mẻ đi rất nhiều. Được biết là các nhà bào chế chi 25 000 euros/ mỗi năm/cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới. (rapport IGAS, inspections générales des affaires sociales).
Để nhắm vào một thị trường càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản xuất thuốc dể chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.
Nói chung, đó là những bệnh không rõ ràng thường hay thấy xãy ra ở những người bình thường. Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó.. Thị trường dược phẩm nở rộng ra. Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi của căn bệnh.
Bằng cách nào? Nhà bào chế cho hạ ngạch số định bệnh (baisse le seuil de diagnostic) để có thể trị được một số lớn bệnh nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.
Một khảo cứu Hoa Kỳ cho biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới.($$$$).


Bênh tiểu đường type II.
Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.
Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…
Lập tức có thêm 1,700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)


Cholestérol.. Năm 1998.ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL.Lâp tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42 600 000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu…Các nhà bào chế có thêm được 86% khách hàng mới.“Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh.”
Đó là mục tiêu của các nhà bào chế dược phẩm.«Dans le monde, il ny a plus que 2 groupes de gens: ceux qui sont malades… et ceux qui ne le savent pas encore… et ça, cest lobjectif des firmes pharmaceutiques.»


Những chiến lược thường được các công ty bào chế áp dụng
1 – Cho giảm ngạch số định bệnh (réduire le seul de diagnostic):Đây là chiến lược nhằm thổi phồng lên một cách giả tạo số bệnh nhân cần phải được điều trị.Lấy thí dụ bệnh tiểu đường type 2. Như vậy số người cần phải uống thuốc gia tăng thêm lên mặc dù nguy cơ tiểu đưởng rất ư là thấp.Nay họ lại phải bị bắt buộc chịu đựng thêm nguy cơ phản ứng phụ từ những loại thuốc uống vào.Réduire le seuil de diagnostic: il sagit dune stratégie destinée à gonfler artificiellement le nombre de gens à traiter. On peut prendre par exemple le cas du diabète de type 2. Bien que garder un niveau faible de glucose dans le sang na pas de réel impact pour la majorité des patients, le seuil de glucose à partir duquel le diabète est diagnostiqué ne cesse de baisser. Ainsi, le nombre de gens médiqués augmente, et les personnes avec un risque diabétique très faible sont soumis aux risques dus aux effets secondaires des médicaments quon leur fait prendre


2 – Phóng đại sự hiệu nghiệm (Exagérer lefficacité);tạo cho bệnh nhân ấn tượng thuốc có hiệu nghiệm rất lớn nhằm thống lĩnh thêm thị trường. Theo các nhà chuyên môn, chiến lược nầy rất thường được áp dụng nhưng cũng chỉ là để hổ trợ cho những chiến lược khác mà thôi.
Exagérer lefficacité: de la même façon, faire croire à une plus grande efficacité permet de conquérir de nouveaux marché. Daprès les auteurs, cette stratégie est fréquente mais nest quun complément aux autres stratégies.


3 – Tạo ra những bệnh mới (créer de nouvelle maladie):Có gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường (Pre-diabète) và tiền cao máu (Pré-hypertension)
Đồng thời với việc giảm ngạch mức định bệnh,( baisser seuil de diagnostic) hoặc áp dụng những sự thay thế (utilisation de substituts). Người ta có thể nghĩ đến chứng ostéopénie nghĩa là những xương có mật độ thấp (faible densité) nhưng chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương ostéoporose.
Ngày nay, ostéopénie được công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương ostéoporose thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc Fosamax(bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp các bà bị loãng xương.
Được biết thuốc bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm osteonecrosis hư mục xương hàm (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.


BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞ


Thông tin y học láo khoét Năm 2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “ Những người sáng chế ra bệnh” cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý niệm loãng xương ostéoporose (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương ostéopénie) là một định mệnh (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollars và euros. Láo khoét càng to tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.
Từ lúc ngạch mức chẩn đoán cholesterol được người ta cố tình hạ xuống thì số bệnh nhân lúc trước là 6 triệu người phải uống thuốc suốt đời, nay thì tăng lên 36 triệu người. Như vậy có biết bao là những người có sức khỏe bình thường nay thì trở thành nạn nhân của một khảo cứu thiên vị (biasé) và bắt buộc họ phải uống thuốc hết. John Abramson, là bác sĩ và tác giả của quyển:Overdosed America – John Abramson M.D..- the Dove.us Theo Bs John Abramson, kỹ nghê dược phẩm tập trung việc phòng ngừa bệnh tim mạch qua việc làm hạ cholestérol bằng thuốc statines trong khi các khảo cứu minh chứng là việc phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhứt là thực phẩm dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao.
Đọc cho biết tin mới nhứt: Bệnh tự kỷ không phải do thuốc chủng MMR gây ra.
Năm 1998 tạp chí y học nổi tiếng thế giới Lancet có đăng bài“đính chánh” (a now retracted study) khảo cứu của Gs Andrew Wakefield liên hệ đến nguyên nhân bệnh của bệnh tự kỷ(autism) liên quan đến thuốc chủng ngừa MMR (measles, mump, rubella) tức là sởi, quai bị và sởi Đức. Bs Wakefield bị treo bằng sau đó.
Vừa qua, July 1, 2014, tập chí y khoa Pediatrics cho biết nhiều khảo cứu liên quan đến “Sự liên hệ của vaccine MMR và bệnh tự kỷ” đã đưa ra kết luận là Vaccin MMR không có gậy ra “ hội chứng phổ tự kỷ” (autism spectrum disorders).


Vaccine MMR là gì?
http://www.healthlinkbc.ca/hea lthfiles/bilingua/vietnamese/h fil::4Â1::-V.pdf


Đọc thêm: video:Maladies inventées:un juteux marché
http://www.youtube.com/watch?v =3EQ2nn3Jx7o


Video:Overdosed America – John Abramson M..D.- the Dove.us
http://www.youtube.com/watch?v =OYBrXcsDzhI (44phút) –nói tiếng Anh


(Các bạn nên xem đoạn video của 1 bs Mỹ dám nói lên sựthật về thuốc men, FDA và kỹ nghệ dược phẩm!)


Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan:


– Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây:
http://khoahocnet.com/2012/07/ 23/duoc-si-nguyen-ngoc-lan-bac -si-thu-y-nguyen-thuong-chanh- ben-trong-ky-nghe-thuoc-tay/


– Bệnh loãng xương, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
http://nguoivietboston.com/?p= 23694


Psychologies.com-Seniors /Les vendeurs de maladies


http://forum.psychologes.com/ psychologiescom/Seniors/vendeu rs-maladie-sujet_3972_1.htm


– Le Nouvel Observateur- Anne Crignon-Maladie,un marché juteux
http://tempsreel.nouvelobs.com /societe/20111107.OBS3985/la-m aladie-un-marche-juteux.html

vendredi 25 septembre 2020

Linh Hồn và Cõi Âm- Bs Bùi Duy Tâm

 

- Bùi Duy Tâm -


 

BS Bùi Duy Tâm là một người rất quen thuộc với giới trí thức, sinh viên của Huế. Trước năm 1975, ông có một thời gian làm khoa trưởng Đại Học Y Khoa Huế.  Đó là một người rất đặc biêt và khác thường, thể hiện bằng một số việc làm khác người ở trường ĐH Y Khoa Huế  như:
              – thay hình  tượng ông Tổ ngành Tây Y  Hippocrate  bằng Ông Tổ ngành Y Việt Nam  Hải Thượng Lãn Ông.
             – Lễ tốt nghiệp bác sĩ Y khoa Huế: thay vì sinh viên ra trường mặc  toge truyền thống, lại thay bằng áo dài xanh, khăn đóng.
             – Khuyến khích làm luận án tiến sĩ Y khoa bằng đề taì Y học Đông Phương (như Hà Thúc Như Hỉ – em GS Hà Như Chi – với luận án về hệ thống huyệt đạo trên cơ thể con người….           – và một số vụ việc trong nội bộ khác …     

Sau một thời gian ngắn, chức khoa trưởng ĐH Y Khoa Huế được trao cho BS Lê Ná Vận  cho đến năm 1975).

*****

**Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ. Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái Chết, về Linh Hồn, về Cõi Dời sau khi chết nhưng hơi nhiều hơn mọi người.

Tôi, Bùi Duy Tâm, sinh ra trong một gia đình ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đã đọc Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh Mục Bửu Dưỡng và Hoà Thượng Thích Mãn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Tôi đã được hiểu cái tinh tuý của Lý Dịch và Đạo Nho với cố Bác Sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đã đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại. Tôi đã sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng… để tìm hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu Hình Học. Nhưng tất cả đều mù mờ về “Linh Hồn” và “Cõi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi không yên tâm với tín ngưỡng và chán ngấy các loại sách viết huyên thuyên xích đế chẳng có gì cụ thể.

Tôi trở thành một người theo phái bất khả tri: “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế, Linh Hồn và Cõi Dời sau khi chết”. Và như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cõi Âm của tôi chưa đi đến đâu cả, chưa thấy một sự kiện gì đủ thực tế để bấu víu.

Đầu thế kỷ 21, tình cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5, 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô hình và việc tìm kiếm mồ mả ở Việt Nam” của Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn Hoá, Giáo Dục, Y Tế, Xã Hội thời Việt Nam Cộng Hoà). Trong bài báo, Bác Sĩ Viên tả lại việc tìm mộ gia đình của Kỹ Sư Trần Lưu Cung (nguyên tổng giám đốc Giáo Dục kỹ Thuật và thứ trưởng Đại Học thời Việt Nam Cộng Hoà) do hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện…). Các nhà ngoại cảm tìm mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đã chỉ cho họ những chi tiết để hướng dẫn gia đình tìm mộ. Đặc biệt trong bài báo, Bác Sĩ Viên còn đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đã mất (vong) tại nhà cô Phương ở Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá. Ông Nguyễn Hùng Phong.

Ông Phong đã tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên trưởng phòng Giáo Dục quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã mất đột ngột tại nơi làm việc tháng 3 năm 1999 do bệnh tim… Sau khi đọc xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc tìm mộ và còn gửi cho tôi xấp tài liệu riêng của gia đình kèm theo rất nhiều hình ảnh. Như vậy là đề tài “Linh hồn và cõi âm” đã có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. Còn đợi gì nữa mà không về Việt Nam, đến cầu Hàm Rồng để tìm gặp cô Phương cho ra nhẽ?

*Tháng 10 năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm hôm trước, thì sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương. Tôi mời mẹ tôi đi cùng, lấy cớ đưa mẹ đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa. Trước khi rời Hà Nội, mẹ con tôi ghé lại tiệm may áo dài. Tôi mang từ Mỹ về xấp vải nhung đỏ để may cho mẹ một áo dài mặc trong lễ Cửu Tuần Đại Thọ sắp tới.  Trên đường đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại Sài Gòn) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha. Chúng tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi vì mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy. Khi đến nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên: Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong tên… thì vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tấp đi vào… Chúng tôi mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp các khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà mình có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được vong, đành phải ra về tay không).

Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm ba người đi ra. Người thì tỏ ra hớn hở. Người thì nước mắt sụt sùi. Tôi sốt ruột đi hỏi xem có phải đăng ký hay làm thủ tục gì nữa không, thì mọi người đều xác nhận không phải làm gì cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà mình về thì người ta gọi vào. Tôi thắc mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi thì ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhạo tôi là hỏi thật ngớ ngẩn!

Chúng tôi chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều thì người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên nói to: “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quý vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em tôi ngao ngán cùng với vài ba chục người đứng dậy ra về. Chúng tôi đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở về nơi mà tôi đã sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm). Sáng hôm sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi giãy nảy lên: “Đến chỗ ma quỷ! Tao không vào đâu!”. Chúng tôi lại phải đành mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm trước.. Lần này tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện cô Phương thì bỗng nghe có tiếng gọi: “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu?” (cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng vì nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần thì anh em tôi mới biết là gọi mình. Tôi chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ: “Mợ ơi, Cậu về gọi mợ đấy!”. Mẹ tôi hốt hoảng đứng bật dậy chạy theo em tôi, quên mất lập trường chống ma quỷ của mình.

Qua cánh cửa, chúng tôi bước vào một căn phòng khá rộng rãi, trống rỗng. Ngoài cái bệ trên tường để trái cây và các phong bì (chắc là tiền thưởng), thì không có bàn thờ hay trang trí gì khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dúa như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với một gia đình đông trên chục người. Cô cất tiếng:

“Gọi mãi mà các bác không vào, nên vong nhà khác chanh vào trước. Thôi, các bác vui lòng ngồi chờ nhé!”

Thế cũng tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm. Cô Phương gọi tên hết người này đến người nọ trong gia đình ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai thì giơ tay thưa: “Dạ, con đây (hay em đây, cháu đây…)”. Và người đó nói chuyện với vong (qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời: “Dạ, đúng vậy…” có vẻ cung kính lắm. Có một chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi: “Thằng Thanh đâu?”. Một thanh niên chừng 25 tuổi đứng bật dậy: “Dạ, con đây!”. Vong nói: “Mày không biết thương vợ con. Mày tằng tịu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hãi líu ríu nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở.

Sau gần một giờ, gia đình đó mới kéo nhau ra. Bỗng cô Phương nhìn chằm chằm vào mẹ tôi rồi kêu to lên: “Mợ ơi! Con của Mợ đây! Thắng đây! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi). Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi! Con tôi… Nhưng con mất từ hồi mới… tám tháng…”

Vong nói qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, còn anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con”

Rồi quay sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói: “Hai anh chẳng nhớ gì đến em. Hai anh chỉ khấn Cậu thôi!”.

Đúng vậy! Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đã mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho chúng tôi.

Quay trở lại mẹ tôi, cô Phương nói: “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Sao Mợ lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng?”.

Mẹ tôi luống cuống: “Tại bố con đấy! ”. (Hồi đó cả nhà trách bố tôi vì đặt tên thằng út là Tất Thắng. Tất còn có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm.

Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, còn quan trọng như thế nào thì tôi không biết. Nhưng tôi có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc tên là ông biết con người ấy như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.) Vong em tôi nói tiếp qua cô Phương: “Thôi, Mợ đã khắc tên con trên bia mộ rồi!” Đúng thế. Tên em tôi đã được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa trang Bất Bạt. Đến lượt bố tôi vào.

Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói: “Hơn mười năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm…”. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi: “Bà diện lắm! Mới đi may áo đỏ…”

Trời ơi! Sao bố tôi biết nhanh thế? Trong gia đình tôi đã có ai biết chuyện may áo đỏ của mẹ tôi đâu! Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước thì sáng hôm sau trên đường đi Thanh Hoá ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ để may áo cho mẹ kịp mặc vào Lễ Đại Thọ. Mẹ tôi đương líu ríu chống chế thì bố tôi bồi thêm một câu đùa yêu tiếp: “Bà còn muốn tô son đánh phấn nữa!” Mẹ tôi rên rỉ: “Cái gì ông cũng biết! Đúng rồi! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con gái anh Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi răn reo quá, sợ thằng con trai cả của ông nó ngượng với bạn bè”. (Chuyện này mẹ tôi giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết gì, thế mà bố tôi cũng biết!)”

Rồi cô Phương quay sang tôi: “Tâm ơi! Cậu buồn quá vì chuyện con Hà nhà con. Nó lôi thôi với chồng nó thì chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi. Chuyện của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu giếm được!)

Một lúc sau thì ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương: “Tao là Bùi Văn Khanh, ông nội đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây!” Tôi vội thưa: “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai là chị ruột bố tôi.) Ông nội tôi gắt lên: “Tên tao là Khanh, chứ không phải là Khánh”. Rồi quay sang mắng mẹ tôi: “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần!”.

Mẹ tôi sợ hãi chống chế: “Gia đình con ở Hà Nội, Hải Phòng. Quê nội ở mãi Bái Đô, Lam Kinh – Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà”.

Cứ như thế trong 90 phút vui buồn, khóc lóc… Hai anh em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ vì cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ về thẳng Hà Nội, nhưng chắc còn luyến tiếc những giờ phút quý báu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở ngược lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương. Kỳ này mẹ tôi không phản đối nữa mà còn hăm hở muốn gặp cô Phương. Cô Phương vui vẻ cho biết thêm: “Cụ ông lại vừa về cho biết đã đăng ký chỗ dạy học cho bà rồi” Lại thêm một ngạc nhiên: Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con thì ở nhà. Khi các con khôn lớn thì bà mới đi dạy lại vì sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào bố tôi cũng muốn mẹ tôi sử dụng cái tri thức của mình.

Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh hồn và cõi âm. Dù cho sau này cô Phương có nói bậy gì đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có nói bậy vì mưu sinh thì kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chối cãi được, nếu không nói là được tuyệt đối chấp nhận. Khác nào như ta cố gắng gọi điện thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi ta nghe rõ tiếng người thân trò chuyện với ta về những chuyện gia đình mà người ngoài không thể biết được, thì cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn tồn tại. Tuy ta không nhìn thấy được vì giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân quá cố của ta vẫn tồn tại với các ký ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó mà ta không biết, ta tạm gọi là “Linh hồn”, trong một thế giới nào đó mà ta cũng không biết, tạm gọi là “cõi âm” (để phân biệt với cõi Dương mà ta đang sống) hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Life after death”)

Sau này mỗi lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi: “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi.. Một cách bình yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh. Sau này tôi có gặp nhiều nhà ngoại cảm khác ở Việt Nam, họ cũng có khả năng như cô Phương – cô Bằng, cô Thao, cô Mến trên đường từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Phòng. Tôi cũng đã gặp các nhà ngoại cảm tìm mộ như Cậu Liên, anh Nguyễn Khắc Bảy, cô Phan Thị Bích Hằng… Tôi cũng đã gặp các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh như TS Nguyễn Chu Phác, GS Ngô Đạt Tam, GS Phi Phi, TS Ngô Kiều Oanh… làm việc ở các cơ quan khác nhau. Tôi đã được đọc câu kết luận của một tài liệu ở Việt Nam (không phổ biến công khai) như sau:

Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hãy bình tĩnh, khách quan lắng nghe những lời nhắn nhủ từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương thiện hơn”.

Bùi Duy Tâm


Hồng Công chuyển 

jeudi 24 septembre 2020

Sushi xếp hình đẹp như tranh

Sushi miếng xưa rồi, bây giờ người Nhật chuyển qua ăn sushi xếp hình đẹp như tranh

Sushi từ lâu đã luôn thu hút thực khách mê đồ ăn Nhật Bản không chỉ bởi màu sắc hấp dẫn mà còn là cảm nhận mới lạ từ sự kết hợp của cơm, giấm cùng nhiều món gia vị và nguyên liệu tuyệt vời khác. Những miếng sushi trong tay các đầu bếp không chỉ là ẩm thực, mà chúng còn là những tác phẩm nghệ thuật với muôn màu sắc khác biệt. Và mới đây, người Nhật lại một lần nữa nâng tầm món ăn truyền thống này lên một chuẩn mực mới với các tác phẩm Mosaic sushi.




Bức tranh Mosaic sushi hoàn mỹ của đầu bếp Nhật Bản.
Trong hội họa, mosaic là một hình thức nghệ thuật trang trí - tạo ra hình ảnh từ những mảnh nhỏ và đặt chúng lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Tương tự như vậy với đồ ăn, các đầu bếp sẽ tạo hình cho miếng sushi rồi xếp chúng vào hộp gỗ đựng sẵn. Tùy vào độ khéo tay cũng như chăm làm của đầu bếp mà từng mảnh ghép sẽ trùng lặp nhiều hay ít. Bước cuối cùng sẽ là cho các loại rau thơm và gia vị trang trí lên phía trên.

Video hướng dẫn cách làm Mosaic sushi vừa đẹp vừa nhanh.
Ngay sau khi ra đời, Mosaic sushi đã tạo nên cơn sốt với hội mê ẩm thực cũng như chụp ảnh đồ ăn tại xứ hoa anh đào. Thậm chí, còn có người làm cả hướng dẫn bằng video cách để tạo nên một tác phẩm Mosaic sushi vừa ngon vừa đẹp mắt nhất. Hãy cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt vời ở phía dưới và biết đâu đấy, nó sẽ tạo cảm hứng để bạn làm nên một bức tranh sushi của riêng mình.

Nguyên liệu làm nên các mảnh ghép sushi tương tự với sushi thông thường.


Bức tranh có khác biệt nhiều hay không tùy vào độ khéo tay và chăm chỉ của người làm ra nó.

Cách trưng bày thú vị này làm cho món sushi ấn tượng hơn rất nhiều.

Với đặc tính dễ làm và không quá đắt đỏ, khá nhiều cư dân mạng đã nhanh chóng thử làm Mosaic sushi.

Trào lưu này hiện đang gây sốt mạng xã hội Nhật Bản.

Thậm chí, các nhà hàng cũng đang nghiên cứu để đưa món ăn này vào thực đơn.

Mosaic còn là sự thay thế hoàn hảo với người Nhật vốn có thói quen mang đồ ăn tới trường học và văn phòng thay vì đi mua ngoài.
Nguồn: RocketNews24

Ăn tối sớm có thể giúp đốt cháy chất béo và giảm lượng đường trong máu


Khi còn nhỏ, chúng ta luôn được người lớn tuổi dặn ăn tối sớm. Đó là cách sống lành mạnh, họ nói. Nhiều lúc, chúng ta có thể đã phớt lờ những lời cảnh báo của họ và lẻn vào một bữa ăn khuya. Khi chúng ta lớn lên, ăn tối muộn dần dần trở thành thói quen của nhiều người. Mặc dù chúng ta vẫn tiếp tục đọc về những cạm bẫy của việc ăn khuya vào buổi tối, cuộc sống của chúng ta trở nên bận rộn đến mức chúng ta dường như không thể bỏ được thói quen đó.



Hóa ra, các trưởng lão của chúng tôi đã đúng. Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết, ăn tối muộn có liên quan đến tăng cân và lượng đường trong máu cao.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Jonathan C. Jun, cho biết: “Chúng tôi đã biết về một nghiên cứu khác cho rằng ăn khuya có liên quan đến béo phì và bởi vì mối liên hệ không giống như nguyên nhân, nên chúng tôi muốn xem xét vấn đề này một cách chặt chẽ hơn. phó giáo sư y khoa tại Đại học Johns Hopkins.




Ăn tối sớm, người đàn ông ăn mì vào ban đêm

Động cơ chính của nhóm nghiên cứu là tìm hiểu xem liệu ăn khuya có thực sự làm thay đổi quá trình trao đổi chất theo hướng làm tăng bệnh béo phì hay không. Trước đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã lưu ý rằng ăn tối muộn có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe như bệnh tim và béo phì, trong số những bệnh khác. Các chuyên gia nói rằng khi ai đó trì hoãn việc ăn uống, cơ thể họ sẽ trì hoãn việc chuẩn bị đi ngủ. Điều này cuối cùng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc quy định của một người cho ngày hôm sau.

Nghiên cứu mới này giải thích rõ hơn về điểm đó và giúp chúng ta hiểu chính xác việc thường xuyên ăn tối muộn có thể liên quan trực tiếp đến việc tăng cân như thế nào.



Nghiên cứu chứng minh điều gì? (What does the study prove?)



Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 20 tình nguyện viên khỏe mạnh (10 nam và 10 nữ) để xác định cách cơ thể họ chuyển hóa bữa tối được ăn vào lúc 10 giờ tối. thay vì 6 giờ chiều, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều đi ngủ lúc 11 giờ đêm.

Kết quả cho thấy khi ăn tối muộn, lượng đường trong máu cao hơn và lượng chất béo bị đốt cháy thấp hơn. Đây cũng là trường hợp của những người có bữa ăn nhỏ.

Ăn tối sớm, đồ ăn trên bàn

Jun cho biết: “Các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện công việc tương tự khi xem xét nhịp sinh học và chế độ ăn uống, và các phòng thí nghiệm khác đã chỉ ra rằng nếu bạn ăn uống lệch pha với nhịp sinh học bình thường của cơ thể, bạn sẽ không chuyển hóa glucose theo cách tương tự.


Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy rằng so với những người ăn tối sớm hơn, lượng đường trong máu của những người ăn muộn cao hơn gần 20% và việc đốt cháy chất béo của họ giảm gần 10%.


Tác giả đầu tiên của nghiên cứu Chenjuan Gu, Ph.D., một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins, cho biết: “Những tác động mà chúng tôi đã thấy ở những người tình nguyện khỏe mạnh có thể rõ ràng hơn ở những người bị béo phì hoặc tiểu đường, những người đã có sự trao đổi chất bị tổn thương. bản tường trình.




Ăn tối sớm, người phụ nữ ăn nhẹ

Điều thú vị là các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng không phải tất cả mọi người đều phản ứng với việc ăn các bữa ăn muộn theo cùng một cách. Theo họ, những người quen ngủ sớm sẽ có biểu hiện tồi tệ nhất khi được cho ăn muộn. Mặt khác, những người đã quen với việc thức quá nửa đêm dường như không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong bữa ăn của họ.

Do đó, người ta kết luận rằng có sự khác biệt trong quá trình trao đổi chất của mọi người khiến họ dễ bị ăn muộn hơn hoặc chỉ đơn giản là không ảnh hưởng đến họ.

These findings may help people cultivate good eating habits. (Những phát hiện này có thể giúp mọi người xây dựng thói quen ăn uống tốt) Mặc dù nghiên cứu mới này được thực hiện với những người trẻ tuổi và tình nguyện viên có cân nặng khỏe mạnh, nhưng nó vẫn cung cấp cho chúng ta đầy đủ thông tin để sửa đổi thói quen ăn uống của mình. Điều này chứng tỏ việc trau dồi thói quen ăn uống tốt là điều cần thiết để phòng bệnh. Những thói quen ăn uống này thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim sau này trong cuộc sống.




Ăn tối sớm, salad

Theo nhóm nghiên cứu, bữa tối là bữa ăn lớn nhất trong ngày của hầu hết người lớn về lượng calo. Điều này là do lối sống bận rộn của chúng ta ngày nay, hầu hết chúng ta đều vội vàng ăn sáng và ăn trưa. Điều này dẫn đến việc chúng ta ăn muộn hơn và nhiều hơn chúng ta nên làm. Trên thực tế, vội vàng qua bữa sáng và bữa trưa khiến bạn thèm một bữa ăn lớn vào đêm muộn. Như nghiên cứu này đã nhấn mạnh, điều này có thể dẫn đến một số khó khăn trong quá trình chuyển hóa glucose hoặc chất béo ngay cả ở những người trẻ tuổi.

mercredi 23 septembre 2020

11 dấu hiệu bệnh tim bạn không thể bỏ qua

 

11 dấu hiệu bệnh tim bạn không thể bỏ qua

Tham vấn y khoa:  | Tác giả: Ngọc Vũ



Hầu hết trường hợp, những dấu hiệu bệnh tim đều xảy ra ở tim và các khu vực gần đó. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể phát sinh tại những bộ phận khác, chẳng hạn như dạ dày, phổi, mắt cá chân…

Bệnh tim mạch sẽ khiến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng phát sinh, bao gồm:

  • Các bệnh liên quan đến mạch máu, chủ yếu là hẹp hoặc tắc nghẽn mao mạch dẫn đến đau tim như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch
  • Những bệnh ảnh hưởng đến cơ, van hoặc nhịp tim, ví dụ như hở van tim, dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim

Nhìn chung, phần lớn bệnh tim mạch đều có triệu chứng đặc trưng là đau tim và đau thắt lồng ngực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đôi khi bệnh có thể kéo đến một số triệu chứng liên quan không phổ biến. Điều này khiến người bệnh khó xác định liệu bản thân có đang gặp vấn đề ở tim hay không, từ đó làm chậm trễ quá trình điều trị.

Vậy, bạn đã nhận biết được bao nhiêu dấu hiệu bệnh tim rồi?

11 dấu hiệu bệnh tim mà bạn không thể bỏ qua

Thực tế, không phải lúc nào các bệnh tim mạch cũng bộc lộ triệu chứng rõ ràng để bạn bắt gặp. Một số yếu tố tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo tim đang gặp vấn đề nghiêm trọng và cần nhận sự chăm sóc y tế.

Do đó, theo khuyến nghị từ các chuyên gia, nếu nghi ngờ sức khỏe tim không ổn, bạn nên nhanh chóng đi khám tim mạch.

Tiếp theo đây, Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn 11 dấu hiệu bệnh tim bạn cần lưu tâm, bao gồm:

1. Ngực khó chịu

Đau, tức ngực khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh về tim mạch. Cường độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số người cảm thấy đau đến khó thở, trong khi số khác lại chỉ cảm nhận cơn đau nhói qua.

Ngoài ra, tình trạng tức ngực còn có khả năng phát sinh bất kể lúc nào, bao gồm khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc rèn luyện thể chất. Thông thường, cảm giác trên sẽ kéo dài trong vài phút. Nếu cơn đau dữ dội và không nhanh chóng biến mất, bạn nên đi khám tim mạch ngay lập tức.

Mặt khác, trong một số trường hợp, các bệnh về tim mạch có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến đau ngực. Tình huống này có xu hướng phổ biến ở phụ nữ.

2. Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày

Thực tế, phần lớn trường hợp, đau dạ dày hoàn toàn không liên quan đến tim. Tình trạng này chủ yếu phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn đã tiêu thụ.

Một số người có thể cảm thấy đau dạ dày khi cơn đau tim phát sinh

Tuy nhiên, trong vài tình huống hy hữu, bạn có thể “trải nghiệm” cảm giác buồn nôn và khó chịu trong dạ dày ngay khi cơn đau tim đang diễn ra. Thậm chí, một số người còn không kiềm chế được việc nôn mửa tại chỗ. Phụ nữ là đối tượng dễ gặp phải những triệu chứng như trên nhất.

Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hay đau dạ dày, đồng thời bạn cũng có một vài yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để kiểm tra cũng như tiếp nhận điều trị nếu cần thiết.

3. Cơn đau lan đến cánh tay

Một dấu hiệu bệnh tim đặc trưng khác là cơn đau từ tim có xu hướng “mở rộng” ra khắp khu vực bên trái cơ thể. Thông thường, mọi người có xu hướng đau cánh tay trái.

4. Chóng mặt

Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, tầm nhìn mờ hay thậm chí là mất thăng bằng trong giây lát bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Ăn uống không đủ chất
  • Ngủ không đủ giấc
  • Đột ngột đứng lên quá nhanh

Tuy vậy, đôi khi chóng mặt có thể phát sinh bởi các bệnh về tim mạch. Do đó, nếu bạn đột nhiên cảm thấy hoa mắt chóng mặt kèm theo cảm giác khó thở hay tức ngực, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Điều này có thể do huyết áp đang giảm nhanh chóng bởi tim không còn đủ sức để hoạt động như bình thường.

5. Đau họng và đau quai hàm

Theo lý thuyết, các triệu chứng như đau họng hay đau quai hàm sẽ không liên quan đến tim. Chúng chủ yếu ảnh hưởng từ những vấn đề như đau cơ bắp, cảm lạnh hoặc viêm xoang.

Tuy nhiên, thực tế, đôi khi cơn đau từ ngực cũng có nguy cơ lan đến cổ họng và hàm. Ngay khi bắt gặp dấu hiệu bệnh tim này, bạn sẽ cần đến bệnh viện để kiểm tra nhằm đảm bảo mọi thứ đều trong tầm kiểm soát.

6. Dễ dàng kiệt sức

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc hụt hơi sau những hoạt động thường ngày như leo cầu thang hay bưng đồ, hãy mau chóng sắp xếp công việc để đi khám tim mạch càng sớm càng tốt.

Các bệnh về tim mạch có thể khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức

Theo một số chuyên gia, sự thay đổi rõ ràng về sức lực này là dấu hiệu bệnh tim rõ ràng nhất, đặc biệt khi nó kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, tương tự tức ngực, sức khỏe của phụ nữ dễ dàng suy yếu hơn so với nam giới.

7. Ngủ ngáy

Hầu hết mọi người đều có thể ngáy một chút trong lúc ngủ. Tuy nhiên, tiếng ngáy to bất thường hoặc thở khò khè có thể cảnh báo bạn đang gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một trong những tình trạng dễ gây thêm áp lực lên tim, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về tim mạch phát sinh.

Khi bạn yêu cầu chẩn đoán, bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu bạn có rơi vào trường hợp trên hay không bằng một số thủ thuật nhỏ. Nếu bạn thật thật sự mắc chứng ngưng thở khi ngủ, các chuyên gia sẽ khuyến nghị bạn dùng một loại t hiết bị đặc hiệu có công dụng làm dịu hơi thở trong lúc ngủ để “thoát khỏi” tình cảnh này.

8. Đổ nhiều mồ hôi

Bạn có thể đổ mồ hôi sau khi vận động cơ thể. Tuy nhiên, đổ mồ hôi lạnh không rõ nguyên nhân lại có nhiều khả năng là dấu hiệu bệnh tim nghiêm trọng.

Vì vậy, nếu triệu chứng này phát sinh kèm theo những biểu hiện khác như khó thở, đau ngực… bạn hãy mau chóng đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, lúc này bạn nên nhờ người chở thay vì tự lái xe.

9. Cơn ho kéo dài

Trong hầu hết các trường hợp, cơn ho kéo dài đại diện cho những vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp, hoàn toàn không phải là dấu hiệu bệnh tim. Tuy vậy, nếu bạn vốn có bệnh tim hoặc có nguy cơ gặp phải những vấn đề liên quan đến tim, hãy đặc biệt chú ý biểu hiện này.

Đôi khi, cơn ho kéo dài mang thông điệp cảnh báo tim của bạn đang gặp vấn đề

Tình trạng ho ra chất nhầy màu trắng hoặc đỏ nhạt rất có thể cảnh báo cho việc suy tim đang có xu hướng xảy ra. Điều này có thể giải thích bởi tim không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể, khiến máu rò rỉ vào trong phổi.

Đối với tình huống này, bạn nên yêu cầu làm xét nghiệm để kiểm tra nguyên nhân gây ra cơn ho kéo dài của bạn đến từ đâu.

10. Sưng cẳng chân, bàn chân hoặc mắt cá chân

Tình trạng sưng phù ở chi dưới cho thấy hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả. Lúc này, máu có thể chảy ngược trong tĩnh mạch và gây sưng phù tại đây.

Mặt khác, suy tim cũng là một trong những tác nhân gây khó khăn cho thận trong việc đào thải bớt chất lỏng và ion natri ra khỏi cơ thể. Hai yếu tố này tích trữ quá nhiều trong cơ thể rất dễ dẫn đến tình cảnh phù nề.

11. Nhịp tim rối loạn

Khi bạn lo lắng hoặc vui mừng quá đỗi, việc tim hẫng mất một nhịp hoặc đập nhanh hơn đôi chút là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tim vẫn duy trì nhịp đập nhanh trong nhiều giây tiếp theo hoặc thường xuyên phát sinh thể hiện bạn đang bị rối loạn nhịp tim.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hầu hết trường hợp, nhịp tim rối loạn có thể là hệ quả từ việc hấp thụ quá nhiều caffeine hoặc ngủ không đủ giấc. Tuy vậy, đôi khi nó lại đại diện cho vấn đề rung tâm nhĩ. Do đó, bạn nên đi khám tim mạch càng sớm càng tốt.

Tổng kết

Những triệu chứng của các bệnh về tim mạch thường bộc lộ rõ ràng, nhưng đôi khi chúng vẫn có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh tim để mau chóng có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.