lundi 27 mars 2017

Bí quyết sống khỏe mạnh- Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào

Quốc y Đại sư sống khỏe mạnh đến 101 tuổi chia sẻ cách dưỡng sinh rất đáng để tham khảo


Kim Liên sưu tầm

Quốc y Đại sư sống khỏe mạnh đến 101 tuổi chia sẻ cách dưỡng sinh rất đáng để tham khảo
Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào



Bí quyết sống khỏe mạnh thực tế không hề khó, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Hãy tham khảo 6 phương pháp đơn giản của quốc y đại sư, bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn.

Để sống được 101 tuổi mà vẫn khỏe mạnh liệu có quá khó?
Sinh năm 1916, Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào được xem là một trong những quốc y đại sư (một danh hiệu cao quý nhất trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc) vẫn vô cùng khỏe mạnh.
Giáo sư Đào cho rằng, điều quan trọng nhất để khỏe mạnh chính là chú trọng đến dưỡng tâm và dưỡng đức kết hợp hài hòa với ăn uống, sinh hoạt, thể thao.
Khi tiếp xúc với ông, hầu hết mọi người đều ngưỡng mộ vì biểu hiện bề ngoài rất trẻ trung, mắt sáng, tư duy rõ ràng mạch lạc, lời nói lưu loát, đi bộ nhanh nhẹn và thái độ bình thản nhẹ nhàng.
Mặc dù cao tuổi như vậy, nhưng ông vẫn đang tiếp tục làm việc. Trong một buổi tọa đàm học thuật do Cục quản lý y dược Trung y Quốc gia (TQ) tổ chức tại Trường Đại học Trung y dược Quảng Châu, giáo sư Đào vẫn có những bài tham luận để lại ấn tượng sâu sắc. Sau đó, ông phân tích những bí quyết sống khỏe của bản thân khiến hội nghị vô cùng cảm kích.
Chúng ta hãy dành thời gian để chiêm nghiệm xem, những bí quyết này có thể áp dụng để duy trì phong độ như giáo sư Đào hay không.
Giáo sư Đào có quan niệm, muốn dưỡng tâm, trước hết phải dưỡng đức. Ông là người có trái tim yêu thương rộng mở với mọi người, quan tâm chu đáo, đặc biệt là đối với bệnh nhân.
Tất cả những kiến thức mà đại sư có được, ông đều truyền dạy hết cho học trò một cách chi tiết, dễ hiểu nhất. Mỗi ngày, ông đều duy trì phương pháp thiền "tĩnh tâm công".
Giáo sư Đào có thói quen duy trì hàng ngày việc không rời khỏi giường ngay sau khi thức dậy. Ông thực hiện các động tác thở, tập thể dục nhẹ, thiền tâm ngay trên giường để duy trì trạng thái não bộ thư giãn, toàn tâm an lạc.
Khi ngồi thiền, thân thể thả lỏng, nhắm mắt tự nhiên, đầu óc không suy nghĩ, chỉ tập hít và thở theo nhịp điệu để cải thiện chức năng phổi và hệ hô hấp.
Ngồi thiền không chỉ tốt cho tim, não, toàn bộ cơ thể mà còn có thể giúp các huyết mạch lưu thông thuận lợi hơn, tạo sức bền cho cơ thể. Rèn luyện thành thói quen sẽ giúp tráng kiện hơn lên mỗi ngày.
Mỗi sáng, ông đều cố gắng thiền hít thở khoảng 50 nhịp. Nếu ngồi nhiều thì ông sẽ tự mát-xa, bấm các huyệt vị quan trọng để thông huyết mạch tứ chi.
Nghệ thuật viết chữ đẹp (thư pháp) ở Trung Quốc được coi là một trường phái hội họa quan trọng. Giáo sư Đào cũng tập cho mình thói quen luyện viết. Việc này không chỉ có tác dụng làm mềm bàn tay, tinh mắt mà còn nâng cao khả năng tư duy nghệ thuật, đặc biệt tốt cho việc bồi dưỡng tinh thần.
Theo đại sư, việc luyện viết hàng ngày mặc dù đơn giản, nhưng nó là một biện pháp có lợi cho tổng thể, cả thể chất và tinh thần, gọi là "hình thần cộng dưỡng".
Kể từ khi bước vào tuổi 50, giáo sư Đào bắt đầu tập bát đoạn cẩm. Cá nhân ông tôn sùng bài tập này vì nó không chỉ phù hợp cho người cao tuổi, mà còn tốt cho người ốm yếu suy nhược, trẻ em và phụ nữ.
Bài tập này có từ thời Bắc Tống (TQ). Theo truyền thuyết, khi Thiền Sư Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào tường ở Đền Tung Sơn Thiếu lâm tự trong chín năm và sáng tạo ra bài thể dục nhịp điệu 18 động tác, thường xuyên luyện tập sẽ duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Sau này, người dân tập nhiều và rút gọn lại thành 8 động tác. Mỗi một thế tập lại mang đến cho cơ thể một tác dụng cụ thể, điều hòa và ổn định sức khỏe.
Một số người nghĩ rằng mình dạ dày yếu nên kiêng hết món nọ đến món kia. Theo GS Đào, việc kiêng khem quá mức cũng không tốt, bản thân ông thì ăn rất đa dạng.
Ông ăn tất cả các loại thực phẩm, từ ngũ cốc đến rau quả, các loại thịt, kể cả uống rượu. Chỉ cần chú ý phương pháp ăn uống và số lượng vừa phải, đừng bao giờ ăn uống món gì quá nhiều.
Ông đặc biệt chú ý ăn uống theo sự thay đổi thời tiết 4 mùa. Ví dụ, vào mùa hè thời tiết nóng nực, GS Đào sẽ ăn các món cháo nhẹ nhàng, canh nhạt để bảo vệ tì vị. Ông thường ăn cam quýt và sầu riêng, một lượng vừa đủ mướp đắng .
Có người cho rằng ăn sầu riêng bị nóng hoặc ăn mướp đắng bị lạnh nên thường bỏ qua hai loại trái cây này. Trên thực tế, mùa hè ăn mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt cho tim, ăn sầu riêng lại làm ấm phổi tim dưỡng thận.
Nếu khi cảm ăn xong 2 loại trái cây này mà có cảm giác bị nóng thì có thể ăn thêm măng cụt để điều hòa thân nhiệt. Cách ăn uống cân bằng các loại thực phẩm là điều then chốt để có cơ thể khỏe mạnh.
Vào mùa đông, nhiều người hay nghĩ đến việc uống thuốc bổ. Theo GS Đào, ông hoàn toàn phản đối quan điểm này bởi nếu uống thuốc bổ không đúng cách sẽ làm hại sức khỏe, ông muốn mọi người hãy có thói quen bổ sung thực phẩm thay vì uống thuốc.
Nói về việc bồi bổ sức khỏe, GS Đào quan niệm rằng, thận chính là gốc của sức khỏe, nếu muốn khỏe, phải làm cho thận khỏe. Ông thường sử dụng một số vị thuốc Đông y như kỷ tử, hà thủ ô, quế, nhục thung dung, linh chi, sữa ông chúa, nấm và các loại thảo dược khác.
Việc sử dụng dài hạn các vị thuốc bắc này sẽ có tác dụng tốt và lâu dài cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều cần chú ý nhất là liều lượng, quá nhiều hay quá ít đều không có lợi.
Đại sư Đào có một thói quen ít người học theo được đó chính là đi dạo vào buổi trưa. Những ngày trời quang mây tạnh hoặc nắng ráo, ông thường ra khỏi nhà và đi bộ dưới những hàng cây.
Ông đi chậm và thư giãn trong ánh sáng mặt trời xen lẫn bóng mát, đi khoảng 10 vòng xung quanh nhà cho đến khi người ra lấm tấm mồ hôi, cơ thể thoải mái thì ông nghỉ.
Theo quan điểm Đông y, ánh nắng giữa trưa được xem là mạnh nhất trong cả ngày. Khi ánh sáng mạnh kết hợp với dương khí trong cơ thể, nó sẽ đạt đến đỉnh cao nhất, từ đó có tác dụng thúc đẩy dương khí lên cao trào, mang đến lợi ích lớn cho việc bổ thận.
Nhiều yếu người cao tuổi có thể trạng suy nhược, sợ lạnh, mệt mỏi, lưng eo đau mỏi, yếu ớt, hơi thở ngắn, hay hụt hơi, tiểu đêm nhiều là những dấu hiệu liên quan đến thận thiếu dương.
Những người hay cảm thấy tinh lực không đủ, hoặc những người trẻ tuổi bị các bệnh liên quan đến thiếu tinh, yếu tinh, xuất tinh sớm đều nên duy trì việc đi bộ vào buổi trưa để bổ dương kịp thời.
Có nhiều người khi tuổi cao lên bắt đầu cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, chất lượng giảm xuống, tâm trạng rất căng thẳng, buồn rầu.
GS Đào cho rằng, cùng với sự gia tăng tuổi tác, con người nên thay đổi bản thân để có một giấc ngủ tốt, mùa hè thì nên ngủ sớm dậy sớm. Trước khi ngủ nên đọc sách một lát, ngồi thiền, duy trì trạng thái tâm trạng yên tĩnh. Hãy bước vào giấc ngủ sâu vào lúc 11 giờ đêm, thời điểm âm khí đạt đến mức thấp nhất, rất có lợi cho sức khỏe.
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, GS Đào thường xuyên ngâm chân với nước ấm, thúc đẩy tuần hoàn máu cho vùng chân.
Trong quá trình ngâm chân, 2 tay có thể xoa bóp bấm huyệt, 2 chân tự xoa bấm các huyệt dũng tuyền, huyệt lao cung cho đến khi cảm thấy nóng ấm lên là được. Mỗi lần ngâm chân từ 10-30 phút và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản như vậy.
Là một đại sư nổi tiếng nên ông cũng rất chú trọng sử dụng các vị thuốc Đông y phù hợp. Ví dụ ông thường tự làm một số loại dược thảo để ngâm chân như Hoài ngưu tất (怀牛膝) 30 g, Xuyên khung (川 芎) 30g, Thiên ma (天麻)15g, Câu đằng(钩藤)30g, Hạ khô thảo (夏枯草)10g, Ngô thù du(吴茱萸)10g, Nhục quế (肉桂)10g.
Những vị thuốc này đun sôi sau đó ngâm chân có tác dụng bình gan, hạ huyết áp và thúc đẩy giấc ngủ ngon.
Mặc dù đã hơn trăm tuổi nhưng GS Đào có làn da trẻ trung hơn hàng chục năm so với tuổi, trên vai và tay rất ít có vết đốm nám tàng nhang, da dẻ luôn sáng đẹp, mịn màng. Ông chia sẻ, có được điều này là nhờ 1 bí quyết nhỏ, tắm nước nóng lạnh đang xen nhau.
Cách tắm nóng lạnh đan xen cũng rất đơn giản. Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào sức chịu đựng riêng của mỗi người, hơi nóng hoặc hơi lạnh trong khả năng của bạn.
Cụ thể, vào mùa hè, ông thường tắm nước lạnh trước, sau đó sẽ tắm nước nóng, mùa đông thì ngược lại, tắm nước ấm trước sau đó sẽ tắm nước lạnh.
Kiên trì như vậy nhiều năm, ông cảm thấy làn da có sự đàn hồi tốt lên rõ rệt, giảm các vết thâm nám, da sáng bóng lên.
Do nước nóng có thể làm cho huyết quản giãn nở, nước lạnh co lại nên việc làm cho mạch máu vừa giãn vừa co sẽ giúp chúng có phản xạ co thắt, nâng cao tính đàn hồi, giảm các triệu chứng bệnh xơ cứng mạch máu, có tác dụng tốt cho tuổi thọ của huyết quản.

dimanche 26 mars 2017

Bí quyết trường thọ


Bí quyết trường thọ vốn không phải nằm ở bên ngoài, mà ẩn giấu ở bên trong nội tâm của mỗi người. Bình thản, tích cực, hài hòa… Năng lượng đến từ những tâm thái này, mới thực sự là bí quyết giúp một người sống trường thọ.




Người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh. (Ảnh minh họa từ Internet)

Bí quyết trường thọ rốt cuộc là gì? Những cụ già trường thọ ăn loại “thuốc tiên” gì mà qua bao năm tháng tay chân vẫn nhanh nhẹn, tai mắt vẫn minh mẫn tinh anh? Người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tiết lộ bí mật này, vốn dĩ chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ như thế lâu nay.

Những người trường thọ ở các quốc gia khác nhau, khí hậu, thực vật, tập tục đều không giống nhau, thậm chí lối sống cũng tương phản nhau. Ví như có cụ già thì vẫn thường uống rượu, có cụ lại thích đồ béo…, nhưng có một điểm giống nhau, đó là người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Elizabeth Helen Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh lý học năm 2009 đã tổng kết rằng: Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống phù hợp chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, nhưng tác dụng của tâm lý cân bằng chiếm tới 50%.
“Hoóc-môn stress” sẽ gây tổn thương cho thân thể

“Hoàng Đế Nội Kinh” có ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”. Ý là: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo khí, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn.

Y học hiện nay phát hiện: Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… 65-90% bệnh tật là có quan hệ với áp lực tâm lý, vì vậy, những bệnh này, được xem là bệnh do tâm và thân.

Như vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, chúng nên nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực đây? Có 4 điều cần nhớ sau đây:

1. “Mục tiêu” có thể kích thích sức sống của sinh mệnh
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, “mục tiêu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ”, rất hữu ích với sức khỏe. Bởi vì có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống hay không, nó quyết định tâm tính của một người, theo đó quyết định tâm sinh lý của người đó.

Một nhà khoa học người Anh đã khảo sát những người trong độ tuổi 40-90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện, sống không có mục tiêu rõ ràng thì số người tử vong do bệnh tật hoặc tự sát cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng.

Mặt khác, y học sớm đã phát hiện, sau khi về hưu, bởi vì mục tiêu sống bỗng nhiên biến mất, khiến tinh thần và sức khỏe đồng thời suy giảm mạnh.

Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là, nếu một người sống không có mục tiêu, “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất. Như vậy, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động, khiến thân thể bạn ngày càng sa sút. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu, hơn nữa đều rất có khả năng thực hiện.

2. “Lấy việc giúp người làm niềm vui” có tác dụng trị liệu
Vua dầu mỏ Rockefeller sau khoảng thời gian ngắn ngủi hưởng thụ niềm vui do tiền tài mang đến, thân thể ngày càng sa sút. Sau khi nhận ra vấn đề, ông quyết định đem tiền tài và tinh lực tập trung vào việc từ thiện, cũng tìm cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Điều này khiến tâm tình của ông vô cùng thanh thản, đồng thời, tình hình sức khỏe của ông đã dần dần chuyển biến tốt đẹp.

Một ví dụ khác, doanh nhân Thiệu Dật Phu qua đời ở tuổi 107; vui vẻ giúp đỡ người khác là một nguyên nhân giúp ông thọ lâu. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Thiệu Dật Phu”, quỹ ngân sách lên đến 5 tỷ đô la Hồng Kông.




Ông Thiệu Dật Phu khi còn sống. (Ảnh: Gettyimages)
Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ giúp vật chất cho người khác, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 30%.

Tại sao lại như vậy?

Một nhà nghiên cứu y học người Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này, ông đã làm một nghiên cứu: Lấy 106 học sinh khoảng 20 tuổi chia làm 2 nhóm; một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị.

Sau 10 tuần, nhóm tình nguyện so với nhóm dự bị, thì các chứng viêm, tỷ lệ cholesterol và cân nặng đều thấp hơn.

Giúp người, vì sao có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì, làm điều tốt giúp người, thường làm chuyện tốt, trong nội tâm thường sinh ra một cảm giác tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hoóc-môn stress, kích thích “hoóc-môn có lợi” sinh ra.

Một chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm còn nói: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người, là cách tốt nhất để dự phòng chứng u buồn.

3. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ


Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.

Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của xã hội, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.

Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.

Khi phân tích nguyên nhân, ông nói: Quan hệ xã giao và thân thuộc không tốt, làm cho nội tâm một người đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn… sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích, adrenalin và hoóc-môn stress sẽ bài tiết ra rất nhiều.

Nhà tâm lý học Maslow đã tổng kết nhu cầu của một người như sau, từ thấp đến cao, theo thứ tự: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã giao, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện”.

Ngoại trừ nhu cầu sinh lý, còn lại đều liên quan đến quan hệ xã giao và thân thuộc. “Nhu cầu” khi được thỏa mãn sẽ mang đến cảm giác vui vẻ thoải mái.




Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ. (Ảnh minh họa từ Internet)

4. “Ban cho sự thân mật” sẽ “nhận lại sự thân mật”

Một nhà tâm lý học người Mỹ có kể câu chuyện của một bệnh nhân nữ như sau: Vài năm trước, Alice vì thất tình nên bị chứng uất hận, sau khi rời quê hương, di cư đến nơi khác sinh sống. Cuộc sống ở đây chậm rãi, người với người quan hệ rất ôn hòa.

Nhiều lần, cho dù làn xe phải xếp hàng rất đông, nhưng vẫn luôn có người nhường đường cho cô. Sự nho nhã tự nguyện, người trước mình sau này khiến Alice rất cảm động.

Dần dần, Alice cũng được dưỡng thành thói quen nhường đường ở bãi đỗ xe, cô thích làm điều này, mỗi một lần nho nhỏ “ban cho”, đều mang đến cho cô niềm vui và cảm xúc không thể nói thành lời. Một năm sau, chứng uất hận của Alice không trị mà hết.

Vậy làm sao để tạo dựng mối quan hệ hài hòa?

Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh”. Ý rằng: Dùng thiện ý đối với người, sẽ thân như anh em; ác ý đối với người, hại như việc binh đao.

Mối quan hệ và phản ứng giữa người với người, như tiếng vang khi bạn la lớn trong núi. “Bạn là thiện”, tiếng vang sẽ là “Thiện”, “Bạn là ác”, tiếng vang sẽ là “Ác”. Có những mối quan hệ của một số người khá lao đao, dĩ nhiên là kết quả khi họ khắp nơi tranh đấu với người khác.

“Ban cho sự thân mật”, dẫu chỉ là một nụ người hay là một biểu lộ hài hước, thì nồng độ protein miễn dịch trong nước bọt sẽ gia tăng, loại kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một vị giáo sư luân lý học về sinh mệnh đã phát hiện bản chất của “tiếng vang”:

“Ban cho và hồi báo có tồn tại quá trình chuyển đổi năng lượng bí mật thần kỳ. Tức là khi một người ban cho, năng lượng hồi báo sẽ thông qua đủ loại hình thức hướng người này trả lại. Chỉ có điều đa số tình huống là chúng ta hồn nhiên không hay biết…”.

Những hành động có lợi cho sự hài hòa giữa các mối quan hệ bao gồm: Ca ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, nhường nhịn, hiền hòa, bao dung, tha thứ, thông cảm, đồng cảm, trung thành, lắng nghe…

Kỳ thực, quyết định một người sống lâu dài ngắn ra sao, không chỉ là do ăn uống vận động, mà tâm tình vui vẻ và tích cực cũng vô cùng trọng yếu!


Nam Hoàng sưu tầm

mercredi 22 mars 2017

10 khám phá bí ẩn khó giải thích nhất trên thế giới khiến nhiều nhà khoa học đau đầu

10 khám phá bí ẩn khó giải thích nhất trên thế giới khiến nhiều nhà khoa học đau đầu


 Cột tháp chưa hoàn thành ở Ai Cập
Lịch sử thế giới đầy ắp những điều bí ẩn đáng kinh ngạc mà cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng. 10 khám phá bí ẩn dưới đây sẽ khiến bạn ngạc nhiên và cũng không kém phần thích thú


1. Chim Moa


Ảnh: wikipedia
Chim Moa thuộc họ loài chim không biết bay, cư trú ở Niu Di-lân và đã tuyệt chủng vào khoảng năm 1500 sau Công Nguyên. Nhiều giả thuyết cho rằng tộc người Māori đã giết chúng. Trong một chuyến thám hiểm vào đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện được chiếc móng vuốt chân đã hóa thạch của loài chim này với những móng vuốt lớn và bằng cách nào đó được bảo quản vô cùng tốt trong nhiều thế kỉ.


2. Khu Đền cổ Saksaywaman ở Peru


Ảnh: galleryhip
Thật kinh ngạc là công trình đá hoàn hảo này đã được hoàn thành mà không cần tới một giọt vữa. Ở một số nơi, người ta thậm chí không thể nhét được một tờ giấy lọt qua khe đá. Hơn nữa, mối khối đá đều có bề mặt rất phẳng và các cạnh được giũa tròn. Làm thế nào để xây dựng nó? Đó là điều bí ẩn không ai biết.


3. Cổng Trời tại Bolivia


Ảnh: altr.livejournal
Cổng Trời được tìm thấy tại Tiwanaku, một thành phố cổ xưa huyền bí của nước Bolivia. Một vài nhà khảo cổ học nhận định rằng nơi đây xưa kia từng là kinh đô của một đế chế hùng mạnh trong suốt thiên niên kỉ đầu tiên sau Công Nguyên. Không một ai có thể hiểu được ý nghĩa của những bức hình trạm khắc trên đó. Người ta cho rằng chúng có thể là dấu hiệu chiêm tinh hoặc thiên văn.


4. Động Long Du ở Trung Quốc


Ảnh: easytourchina
Những hang động ở đây được tạo nên một cách thủ công từ đá sa thạch. Quy mô của các hang động Long Du rất lớn, việc thiết kế cũng rất công phu và khoa học, việc xây dựng thì đặc biệt phức tạp chi tiết và sự chính xác của các tiểu tiết cho thấy sự lành nghề phi phàm. Toàn bộ mô hình, kiểu dáng và phong cách của mỗi động là đặc biệt giống nhau. Để có thể hoàn thành được khối lượng công việc này thì cần phải có hàng ngàn người tham gia nhưng không ai tìm được bất cứ tài liệu lịch sử hay ghi chép nào về các hang động này, về cách thức xây dựng chúng. Mục đích của hang động cũng là một bí ẩn bởi hệ thống hang chỉ tập trung trong khoảng 1 km vuông. Với mật độ cao cùng với việc không tìm thấy một đường liên kết nào giữa các hang, rất khó để hiểu được người cổ xưa sử dụng các hàng này vào việc gì.


5. Cột tháp chưa hoàn thành ở Ai Cập


Ảnh: twitter
Chiếc cột tháp này ban đầu được tao nên từ một tảng đá nguyên khối, nhưng dường như hiện giờ đã xuất hiện những khe nứt. Nó bị bỏ lại trong tình trạng chưa hoàn thành. Cột tháp này có một kích cỡ thật đáng kinh ngạc!


6. Thành phố Yonaguni dưới đáy biển Nhật Bản


Ảnh: debriiss
Quần thể cấu trúc cổ đại này tình cờ được người hướng dẫn viên lặn Kihachiro Aratake khám phá ra. Sự hình thành của thành phố này gây bối rối cho các học thuyết khoa học. Những khối đá dưới đáy biển này được chạm khắc và sắp xếp từ cách đây hàng vạn năm về trước – lâu hơn cả thời gian mà các Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng. Một số nhà khảo cổ học cho rằng con người trong thời kỳ tiền sử sống chen chúc trong các hang động và duy trì sự sống nhờ rễ cây chứ chưa săn bắn; họ chắc chắn không thể dựng lên những thành phố đá như thế.


7. Mohenjo-daro (Gò đất Chết chóc) tại Pakistan


Ảnh: liveinternet
Bí ẩn về sự sụp đổ của thành phố này đã khiến các chuyên gia phải đau đầu trong nhiều thập kỉ. Năm 1922, nhà khảo cổ học Ân Độ R.D.Banerji đã khám phá ra những tàn tích cổ này ở một trong những hòn đảo trên sông Ấn. Các câu hỏi được đặt ra là: Thành phố to lớn này đã bị phá hủy như thế nào? Điều gì đã xảy ra với những cư dân nơi đây? Tất cả những cổ vật khai quật được đểu không đem đến bất cứ lời giải đáp nào.


8. Đồng cỏ L’Anse aux Meadows, Canada


Ảnh: livejournal
Địa điểm khảo cổ này tại Canada từng là một nơi cư ngụ của người Viking từ hàng ngàn năm về trước.Sự tồn tại của nó đã chỉ ra một thực tế là những người đi biển Scandinavian đã đặt chân lên vùng Bắc Mỹ rất lâu trước khi Crít-tốp Cô- lôm-bô chào đời.


9. Các đường hầm Thời Đồ Đá


Ảnh: staedtepartner-sob
Việc phát hiện ra một mạng lưới rộng lớn các đường hầm dưới lòng đất trên khắp lãnh thổ Châu Âu, kéo dài từ Scot-len đến Thổ Nhĩ Kì đã chỉ ra rằng cộng đồng con người thời Đồ Đá không đơn giản chỉ biết săn bắn và hái lượm. Nhưng mục đích thật sự của việc tạo ra mạng lưới đường hầm này vẫn còn là điều bí ẩn. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng người xưa sử dụng những đường hầm này để bảo vệ họ khỏi thú ăn thịt, trong khi một số khác lại tin rằng chúng tạo nên một mạng lưới đường giao thông an toàn, giúp người xưa tránh được thời tiết khắc nghiệt và các cuộc xung đột khác nhau.


10. Những quả cầu đá khổng lồ ở Costa Rica


Ảnh: ucrazy
Những quả cầu đá bí ẩn này gây tranh cãi lớn không chỉ bởi hình dạng cầu hoàn hảo  mà còn bởi bí mật về nguồn gốc và mục đích tạo ra chúng. Trong những năm 1930, khi nhân viên công ty United Fruit dọn dẹp làm sạch khu rừng nhiệt đới Costa Rica để trồng chuối, họ bắt đầu phát hiện ra những quả cầu đá lớn bị chôn vùi trong đất. Truyền thuyết địa phương cho rằng vàng được giấu ở bên trong các hòn đá, nhưng hóa ra rằng bên trong nó là rỗng, đây là những hòn đá rỗng ruột.
Theo Brightside

OANH NAM sưu tầm