Xin vui lòng đọc câu chuyện thú vị này sắp được quay thành phim “Cô gái với những quả táo”. Một câu chuyện có thật về nhừng người còn sống sót từ cuộc thảm sát Holocaust kinh hoàng của Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến và những cách thức bí ẩn của Chúa đã cứu vớt nhiều người đến nước Mỹ sau khi sinh mạng của họ cần kề những ngày tháng đen tối dưới chế độ Hitler.
Tháng 8 năm 1942. Piotrkow, Ba Lan
Bầu trời ảm đạm sáng hôm đó khi chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở khu phố ổ chuột Do Thái Piotrkow đã bị dồn vào một quảng trường.
Tin đã nhận được rằng chúng tôi sẽ phải di chuyển. Cha tôi vừa mới chết vì bệnh ban sốt. Cơn bệnh nầy đã tràn lan qua khu ổ chuột đông đúc. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là gia đình chúng tôi sẽ bị chia cách.
- “Dù em có làm gì đi nữa”, Isidore, anh cả của tôi, thì thầm với tôi, “ thì cũng đừng nói với họ tuổi thật của em. Cứ nói rằng em đã 16 tuổi.”
Thực ra, tôi hơi cao với số tuổi 11, vì vậy tôi có thể nói lớn hơn con số đó. Như vậy, tôi có thể được như là một công nhân.
Một người lính Phát Xít SS tiến lại gần tôi bằng đôi giầy sô dẫm trên đám đá sỏi. Anh nhìn hết cả người tôi, rồi hỏi tuổi tôi.
- “Mười sáu” tôi nói. Anh biểu tôi quay sang trái, nơi ba anh em tôi và những thanh niên khỏe mạnh khác đang đứng.
Mẹ tôi được chuyển sang bên phải với những người phụ nữ, trẻ em, người bệnh và người già.
Tôi thì thầm với Isidore “Tại sao?”
Anh không trả lời.
Tôi chạy đến bên mẹ tôi và nói tôi muốn ở lại với bà.
“Không” Mẹ tôi nghiêm khăc nói. “Đi đi. Đừng làm phiền. Hãy đi với mấy anh em của con đi”
Bà chưa bao giờ nói quá gay gắt trước đây. Nhưng tôi hiểu: Mẹ tôi đang bảo vệ tôi. Bà thương tôi rất nhiều nhưng chỉ lần này thôi, bà giả vờ không. Đó là lần cuối cùng tôi từng thấy bà như vậy.
Anh em tôi và tôi được chở trong một chiếc xe gia súc đến Đức.
Một đêm sau, chúng tôi đến trại tập trung Buchenwald và được dẫn vào một doanh trại đông đúc. Ngày hôm sau, chúng tôi được cấp đồng phục và số căn cước.
- “Đừng gọi tôi là Herman nữa”. Tôi nói với anh em tôi. “mà hãy gọi tôi là 94983”.
Tôi được đưa vào làm việc trong lò thiêu của trại mà công việc là đưa người chết vào thang máy quay tay.
Tôi cũng vậy, cảm thấy chết. Căng thẳng đã biến tôi trở thành một con số.
Chẳng mấy chốc, anh em tôi và tôi đã được gửi đến Schlieben, một trong những trại tập trung chi nhánh gần Bá Linh.
Một buổi sáng, tôi nghĩ rằng tôi nghe thấy giọng nói của mẹ tôi. “Con trai” bà nói giọng nhẹ nhàng nhưng rõ ràng “Mẹ sẽ gởi cho con một thiên thần”
Rồi tôi tỉnh dậy. Chỉ là giâc mơ. Một giấc mơ đẹp.
Nhưng ở nơi này không thể có thiên thần. Chỉ có công việc. Và đói. Và sợ hãi.
Vài ngày sau, tôi đang đi dạo chung quanh trại, xung quanh khu nhà ở, gần hàng rào kẽm gai nơi lính canh không thể dễ dàng nhìn thấy. Tôi đứng đó một mình.
Ở phía bên kia của hàng rào, tôi phát giác ra một người đúng ra là một cô bé với những lọn tóc xoăn nhẹ, gần như ánh dạ quang. Cô che khuất một nửa người sau một cây bạch dương.
Tôi liếc nhìn xung quanh để chắc chắc rằng không ai nhìn thấy tôi. Tôi khẽ gọi cô bằng tiếng Đức. “Em có gì để ăn không?”
Cô không hiểu.
Tôi nhích lại gần hàng rào và lặp lại câu hỏi bằng tiếng Ba Lan. Cô bước về phía trước. Lúc bấy giờ tôi thật gầy và hốc hác, với đám giẻ rách quấn quanh chân, nhưng cô gái có vẻ không sợ hãi. Trong đôi mắt sinh động của cô bé, tôi mới ý thức được cuộc sống.
Cô ta lấy một quả táo từ áo khoác len của mình và ném nó qua hàng rào.
Tôi nhanh tay chụp lấy và khi tôi bắt đầu chạy trốn, tôi vẫn nghe được cô bé với giọng nhỏ nhẹ dịu dàng: “Em sẽ gặp anh vào ngày mai nha”.
Thế là kể tử đó, tôi tới cũng ngay chỗ hàng rào vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Cô bé luôn ở đó với một món gì đó để tôi ăn - một miếng bánh mì hay khá hơn là một quả táo.
Chúng tôi không dám nói hay nấn ná lại vì nếu bị bắt gặp đồng nghĩa là cái chết cho cả hai chúng tôi.
Tôi không biết gì về cô ấy, chỉ biết đó là một cô gái nhà quê tốt bụng và cô ấy hiểu tiếng Ba Lan. Thế thôi! Tên cô ấy là gì? Tại sao cô ấy liều mạng vì tôi?
Chỉ hy vọng là nguồn cung cấp nhỏ nhoi như vậy sẽ được kéo dài, và cô gái ở phía bên kia hàng rào đã cho tôi một ít để nuôi dưỡng tôi bầng bánh mì và táo.
Gần bảy tháng sau, tôi và anh em tôi bị dồn nhét vào một chiếc xe than và được chuyển đến trại Theresienstadt ở Tiệp Khắc ...
"Đừng trở lại" tôi nói với cô gái ngày hôm đó. “Chúng tôi sẽ rời khỏi đây”.
Tôi quay về phía doanh trại và không ngoảnh lại, thậm chí không nói lời tạm biệt với cô bé mà tôi chưa bao giờ biết tên, cô gái với những quả táo.
Chúng tôi đã ở Theresienstadt trong ba tháng. Chiến tranh đã kết thúc và các lực lượng Đồng Minh cũng đã giải tán, nhưng số phận của tôi dường như bị phong kín.
Vào ngày 10 tháng 5 năm 1945, tôi dự định chết trong buồng đầy hơi gas lúc 10:00 sáng.
Trong sự yên tĩnh của bình minh, tôi cố gắng chuẩn bị xong xuôi để ra đi về vùng miên viễn. Rất nhiều lần cái chết dường như đã sẵn sàng đến với tôi, nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn còn sống sót. Bây giờ, nó đã kết thúc.
Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi. Ít nhất, tôi nghĩ chúng tôi sẽ được đoàn tụ.
Nhưng lúc 8 giờ sáng đã có một cuộc hỗn loạn. Tôi nghe thấy tiếng hét, và thấy mọi người chạy khắp mọi nơi trong trại. Và nhờ đó, tôi gặp được hết mấy anh em của tôi.
Quân đội Nga đã giải phóng trại! Cánh cổng mở toang. Mọi người đều chạy, nên tôi cũng vậy. Thật đáng kinh ngạc, tất cả anh em của tôi đều sống sót; Tôi không biết nhờ vào phép mầu nào... Nhưng tôi biết rằng cô gái với những quả táo là chìa khóa cho sự sống còn của tôi.
Ở một nơi mà cái ác dường như chiến thắng thì lại có lòng tốt của một người đã cứu mạng tôi, đã cho tôi hy vọng ở một nơi không có tín hiệu gì.
Mẹ tôi đã hứa sẽ gởi cho tôi một thiên thần, và thiên thần đã đến rồi đây.
Cuối cùng, tôi tìm đường đến Anh, nơi tôi được một tổ chức từ thiện Do Thái bảo trợ. Tôi được đưa vào một nhà trọ với những cậu bé khác sống sót sau cuộc tàn sát Holocaust và được đào tạo về ngành điện tử. Sau đó tôi đến Mỹ, nơi anh trai Sam của tôi cũng đã chuyển đến đó. Tôi phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, và trở về Thành phố Nữu Ước sau hai năm.
Đến tháng 8 năm 1957 tôi đã mở cửa hàng sửa chữa điện tử của riêng mình và cuộc đời bắt đầu ổn định.
Một ngày nọ, người bạn Sid mà tôi quen biết từ Anh gọi cho tôi nói: “Tôi đã có người yêu. Cô ấy có một cô bạn Ba Lan. Bạn hãy hẹn hò với cô bạn đó cho chúng ta thành hai cặp.”
Một cuộc hẹn hò chưa thấy mặt nhau? Không, đó không phải là cách của tôi. Nhưng Sid cứ kèo nài tôi, và vài ngày sau chúng tôi đã đến khu vực Bronx cùng tham dự cuộc hẹn hò của anh ấy và cô bạn Roma.
Tôi đã phải thừa nhận, đối với cuộc hẹn hò chưa biết mặt quả thật không tệ lắm. Roma là một y tá tại bệnh viện Bronx. Nàng tốt bụng và thông minh. Xinh đẹp quá, với những lọn tóc nâu xoáy và đôi mắt màu xanh lá cây hình quả hạnh nhân lấp lánh trong cửa sổ linh hồn..
Bốn người chúng tôi lái xe ra đảo Coney. Roma rất hòa mình thân thiện và dễ gần. Hóa ra nàng cũng có cùng cảm giác với những cuộc hẹn hò một người chưa từng gặp mặt!
Lúc ban đầu, cả hai chúng tôi chỉ đển với nhau vì nễ lòng tốt bạn bè muốn kết hợp. Chúng tôi đi dạo trên cầu tàu, tận hưởng làn gió Đại Tây Dương mặn nồng, rồi ăn tối bên bờ biển. Tôi không thể nhớ có một thời gian nào tốt hơn như vậy.
Chúng tôi cùng lên xe của Sid, Roma và tôi ngồi hàng ghế sau.
Là những người Do Thái Châu Âu sống sót sau chiến tranh, chúng tôi nhận thức rằng còn nhiều điều chưa nói hết với nhau. Roma thì thầm bên tôi: “Anh ở đâu” cô khẽ hỏi “trong chiến tranh?”
"Các trại" tôi nói. “Những ký ức kinh hoàng vẫn còn sống trong anh, những mất mát không thể khắc phục. Anh đã cố quên. Nhưng chắc em không bao giờ có thể quên”. Nàng gật đầu. "Gia đình em đã trốn trong một trang trại ở Đức, cách Berlin không xa" Roma nói với tôi. “Cha em biết một linh mục, và ông ấy đã đưa cho gia đình em giấy tờ Aryan”
Tôi tưởng tượng làm thế nào mà nàng phải chịu đựng sự sợ hãi như một người bạn đồng hành liên tục.
Nhưng ở đây, cả hai chúng tôi đều sống sót trong một thế giới mới.
“Có một trại bên cạnh nông trại” Roma tiếp tục. 'Tôi thấy một cậu bé ở đó và tôi đã ném táo mỗi ngày.'
Thật là một sự trùng hợp đáng kinh ngạc khi nàng đã giúp đỡ một cậu bé khác. “Cậu ấy trông như thế nào? Tôi hỏi.
“Cậu ta cao, gầy và đói. Em đã nhìn thấy cậu ta mỗi ngày trong vòng sáu tháng”
Trái tim tôi đã rộn lên Tôi không thể tin được. Điều này hoàn toàn là không thể. “Có phải cậu ta đã nói với em là đến một ngày nào đó đừng quay lại vì cậu ấy đã rời khỏi Schlieben?”
Roma kinh ngạc nhìn tôi “Đúng!”
-“Em ơi! Người con trai đó chính là anh đây” Tôi đã sẵn sàng để vỡ òa trong niềm vui và sự sợ hãi, cũng như tràn ngập cảm xúc. Tôi không thể tin được! Thiên thần của tôi đây rồi.
“Anh không để cho em đi đâu”. Tôi nói với Roma. Và ngay ở phía sau xe vào ngày hẹn hò không biết trước, tôi đã cầu hôn nàng Tôi không muốn chờ đợi.
“Anh thật điên rồi!” nàng nói. Nhưng vẫn mời tôi đến gặp cha mẹ nàng – hay nói rõ hơn là ông bà nhạc tương lai của tôi-cho bữa ăn tối Shabbat vào tuần sau.
Có rất nhiều điều tôi mong đợi để tìm hiểu thêm về Roma, nhưng điều quan trọng nhất tôi luôn biết: sự kiên định, lòng tốt của nàng.
Bằng cớ là trong nhiều tháng, trong hoàn cảnh tồi tệ và nguy hiểm nhất, nàng đã đến hàng rào để nuôi sống tôi bằng những quả táo ân tình và nhất là đã cho tôi niềm hy vọng. Bây giờ tôi đã tìm thấy Roma một lần nữa, tôi không bao giờ có thể để nàng rời đi.
Hôm đó, nàng gật đầu ưng thuận và tôi sung sướng đã giữ lời. Sau gần 50 năm kết hôn với sự ra đời của hai đứa con và ba đứa cháu, tôi chưa bao giờ để nàng ra đi và tôi đã ngụp lặn trong hạnh phúc tuyệt vời với Roma, người vợ yêu dấu và cũng là thiên thần xếp đôi cánh trắng để ở lại bên chồng./.
Câu chuyện này đang được dựng thành phim có tên là Hàng Rào. Email này dự định sẽ tiếp cận 40 triệu người trên toàn thế giới.
Xin hãy tham gia với chúng tôi để tạo thành một liên kết trong chuỗi tưởng niệm và giúp chúng tôi phổ biến trên khắp thế giới.
Xin đừng xóa bỏ. Bạn sẽ chỉ mất một phút để vượt qua điều này.
Cảm ơn!